Quan hệ giai cấp quyết định khuynh hướng phát triển và tính chất của dân tộc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Quan hệ giai cấp quyết định khuynh hướng phát triển và tính chất của

dân tộc.
Trong một thời đại lịch sử, mỗi dân tộc đều do một giai cấp làm đại diện.
Giai cấp đó quy định tính chất dân tộc. Giai cấp thống trị trong xã hội cũng là
giai cấp thống trị đối với dân tộc. Những giai cấp đang lên trong lịch sử đại biểu
cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội cũng là giai cấp đại biểu cho
lợi ích chân chính của dân tộc. Trong một thời đại lịch sử mỗi dân tộc đều do
một giai cấp làm đại diện giai cấp đó quy định tính chất dân tộc giai cấp thống
trị trong xã hội cũng là giai cấp thống trị đối với dân tộc.
Nhưng khi mà giai cấp thống trị trở nên tụt hậu, bảo thủ thì lợi ích của giai
cấp đó trở nên quan trọng hơn lợi ích của cả một dân tộc. Giai cấp thống trị đó
sẵn sàng từ bỏ lợi ích của dân tộc đổi lấy lợi ích của bản thân. Lúc ấy, giai cấp
thống trị sẵn sàng bóc lột những giai cấp khác vì những ham muốn của chúng.
Từ đó gây ra những mâu thuẫn xã hội gay gắt kéo theo hàng nghìn hệ lụy. Kinh
tế thì trì trệ, bộ máy nhà nước thì sa đọa, quan liêu thì tham nhũng, người dân
thì luôn sống trong nghèo đói. Yêu cầu tất yếu lúc này sẽ là phản động để lật đổ
giai cấp cầm quyền, giải phóng dân tộc.
Thực tiễn đã chứng minh ở các nước Châu Âu từ thế kỷ thứ XV, XVI giai
cấp tư sản là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất mới (phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa), bởi vậy nó là giai cấp tiến bộ và cách mạng. Lợi ích
của giai cấp tư sản lúc đó có sự phù hợp với lợi ích của các giai cấp có lợi ích
gắn liền với việc thủ tiêu chế độ phong kiến. Giai cấp tư sản đã trở thành giai
cấp lãnh đạo phong trào cách mạng tư sản, thủ tiêu chế độ phong kiến và đưa tới
sự hình thành các quốc gia, dân tộc tư sản. Và khi giai cấp tư sản đã trở nên lớn
mạnh để tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận chúng đã bắt đầu đi xâm chiếm các dân tộc
khác. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mâu thuẫn dân tộc sâu sắc và đồng thời
chủ nghĩa tư bản cũng là cội nguồn, nguyên nhân căn bản của áp bức dân tộc.
Chính vì thế đánh đổ chủ nghĩa tư sản chính là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ giai
cấp vô sản và dân tộc.
Vấn đề dân tộc ảnh hưởng lớn đến vấn đề giai cấp
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, dân tộc có vai trò quan trọng đối với vận
đề giai cấp. Sự hình thành dân tộc mở ra những điều kiện thuận lợi hơn cho
cuộc đấu tranh giai cấp. Sự hình thành các dân tộc tư sản đã mở ra một không
gian rộng lớn cho sự phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhưng giai
cấp tư sản càng phát triển thì kèm theo với nó là sự lớn mạnh của giai cấp vô
sản. Giai cấp vô sản đã tận dụng được những điều kiện thuận lợi do dân tộc
mang lại để tập hợp lực lượng đầu tranh lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản,
giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ rõ, trong
cuộc đấu tranh của mình, giai cấp vô sản “Trước hết phải thanh toán xong giai
cấp tư sản nước mình “ và “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy
chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân
tộc”.

Đấu tranh giải phóng dân tộc là điều kiện, tiền đề cho đấu tranh giải phóng
giai cấp.
Thực tiễn lịch sử khẳng định, trong điều kiện chưa có độc lập dân tộc thì
giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới muốn trở thành “giai cấp dân
tộc” phải đi đầu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, phải thực hiện
trước tiên nhiệm vụ khôi phục độc lập dân tộc. Trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có vai trò hết sức to lớn đối với sự
nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. V.Lênin đưa ra
khẩu hiệu kêu gọi giai cấp vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn
kết lại để chống lại chủ nghĩa tư bản. Đồng thời đánh giá đúng đắn vai trò có ý
nghĩa thời đại của cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong năm ngọn cờ dân tộc để lãnh đạo quần chúng làm cách
mạng. VI Lênin chỉ rõ, nhiệm vụ của giai cấp công nhân các nước tư bản, đế
quốc là phải ra sức ủng hộ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Muốn đưa
phong trào cách mạng tiến lên, giai cấp công nhân mỗi nước và chính đáng của
nó phải tự mình chứng tỏ là người đại biểu chân chính của dân tộc, phải kết hợp
chặt chẽ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc; đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân
tộc.
Và trong thời đại mới ngày nay sự phát triển của khoa học công nghệ đã
làm lực lượng sản xuất trưởng thành hơn, thế giới đang dần nhận thức được sự
bi đát mà chiến tranh mang lại nên ngày càng có nhiều cuộc biểu tình nhằm
khích lệ một thế giới hòa bình tạo ra xu hướng toàn cầu hóa làm tăng quan hệ
giao lưu giữa các dân tộc, các nước tạo nên sự gắn kết bền chặt giữa các quốc
gia. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp,
dân tộc ngày nay.

You might also like