Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÀI TẬP GIỮA KỲ KHÓA 2020

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ


PHẦN MAY VIỆT TIẾN

Nhóm sinh viên thực hiện Mã sinh viên


Nguyễn Nhật Quang 220001387
Lê Đăng Quang 220001352
Vũ Phương Anh 220001386
Nguyễn Thị Hà 220001303
Nguyễn Hương Giang 220001380

Lớp : 30BUA110_Logistics D2020 N03


Giảng viên hướng dẫn: TS. Đồng Thị Vân Hồng

Hà Nội, tháng 3/2023


1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN...........................3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY................................................................................3
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN......................................................4
1.3. TRIẾT LÍ KINH DOANH, SỨ MỆNH, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN.......................................................5
1.3.1. Triết lí kinh doanh..............................................................................................5
1.3.2. Sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty May Việt Tiến.................6
CHƯƠNG 2.................................................................................................................... 7
PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP MAY VIỆT TIẾN.........7
2.1. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP MAY VIỆT
TIẾN............................................................................................................................ 7
2.3. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG......................9
2.3.1. Hoạch định chiến lược chuỗi cung ứng..............................................................9
2.3.2. Hoạt đồng tìm kiếm nguồn cung......................................................................10
2.3.3. Hoạt động sản xuất thành phẩm.......................................................................11
2.3.4. Hoạt động phân phối sản phẩm........................................................................12
2.4. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG CHUỖI CUNG....14
CHƯƠNG 3..................................................................................................................16
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHUỖI CUNG ỨNG....................16
3.1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC................................................................................16
3.1.1. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt Tiến..............16
3.1.2. Mục tiêu chiến lược chuỗi cung ứng của Công ty may Việt Tiến....................16
3.2. LOẠI CHIẾN LƯỢC VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH........................................18
3.2.1. Loại chiến lược Công ty may Việt Tiến sử dụng.............................................18
3.2.2. Lợi thế cạnh tranh của Việt Tiến......................................................................19
3.3. ĐIỂM OPP CỦA CHUỖI CUNG ỨNG VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỂM OPP ĐỐI
VỚI............................................................................................................................ 20
3.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA CHUỖI VỚI CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG..........21
CHƯƠNG 4..................................................................................................................22

2
MỨC ĐỘ CỘNG TÁC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY MAY CỔ PHẦN VIỆT TIẾN...........................................................22
4.1. MÔ TẢ MINH HỌA SỰ XUẤT HIỆN VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆU
ỨNG BULLWHIP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG...................................................22
4.1.1. Sự xuất hiện hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng của tổng Công ty Cổ
phần May Việt Tiến...................................................................................................22
4.1.2. Nguyên nhân hình thành hiệu ứng Bullwhip tại Công ty Cổ phần May Việt
Tiến............................................................................................................................ 23
4.2. GIẢI THÍCH NHỮNG MỨC ĐỘ CỘNG TÁC PHÙ HỢP CỦA CÁC THÀNH
VIÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
................................................................................................................................... 24
4.3. PHÂN TÍCH SỰ CỘNG TÁC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG ĐỂ TRUY NGUYÊN NGUỒN GỐC XUẤT XỨ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN.................................................................26
CHƯƠNG 5..................................................................................................................27
ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY VIỆT TIẾN.........................................................................................................27
5.1. PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO MÀ VIỆT TIẾN CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI
THIẾT LẬP CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ..........................................................27
5.2. ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG THEO MỘT
TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG.................................31

3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN


1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
- Tên Công ty: Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến.

- Tên tiếng Anh: VIETTIEN GARMENT CORPORATION.

- Tên viết tắt: VTEC.

- Logo của Công ty:

- Vốn điều lệ: 280.000.000.000 VNĐ (Hai trăm tám mươi tỷ đồng).

- Trụ sở chính: 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình, TP HCM.

- Điện thoại: (84-8) 38640800.

- Fax: (84-8) 38645085.

- Người đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Văn Tiến Thành viên HĐQT kiêm Tổng
giám đốc.

- Email: vtec@hcm.vnn.vn

- Website: www.viettien.com.vn

- Giấy chứng nhận ĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008950
do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp cho đăng ký lần đầu ngày 02/01/2008,
đăng ký thay đổi lần thứ 8 số 0300401524 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM
cấp ngày 22/07/2015.

- Ngành nghề kinh doanh:

+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm dệt may các loại.

+ Sản xuất, kinh doanh nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng, Công
cụ ngành dệt may và bao bì.

4
+ Dịch vụ giặt, in, thêu và đào tạo cắt may Công nghiệp.

+ Sản xuất, kinh doanh thiết bị điện lạnh dân dụng và Công nghiệp, thiết bị
điện, âm thanh và ánh sáng.

+ Kinh doanh máy bơm gia dụng và Công nghiệp.

+ Đầu tư, xây dựng kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng, khu Công
nghiệp, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, thiết bị, kho bãi.

+ Dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu.

+ Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


Tiền thân Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là xí nghiệp may tư nhân “Thái
Bình Dương kỹ nghệ Công ty” tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được
thành lập bởi 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Hào Tài một doanh nhân người Hoa làm
Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1.513m2 với 65 máy may gia đình và
khoảng 100 Công nhân.

Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ
Công nghiệp Nhẹ quản lý (nay là Bộ Công Thương).

Tháng 5/1977, doanh nghiệp được Bộ Công Nghiệp Công nhận là xí nghiệp quốc
doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến.

Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy vậy, được sự trợ
giúp từ những đơn vị khác, Công với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp, toàn thể
Công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng
khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên
thành Công ty May Việt Tiến. Sau đó, Công ty được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy
phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT
IMPORT EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày
08/02/1991).

5
Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp Công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT
XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công
Nghiệp, cần phải có một Tổng Công ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh
nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường,
cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật… Chính vì thế, ngày 29/04/1995,
TỔNG Công TY DỆT MAY VIỆT TIẾN ra đời.

- Ngày 11/01/2007, thành lập Tổng Công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại
Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

- Ngày 02/01/2008, Tổng Công ty may Việt Tiến chính thức đi vào hoạt động
Công ty cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103008950 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 02/01/2008
với vốn điều lệ là 230 tỷ đồng.

- Năm 2011, Tổng Công ty tăng vốn điều lệ từ 230 tỷ thành 280 tỷ đồng. Hiện
nay vốn điều lệ của Công ty là 280 tỷ đồng theo giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp Công ty cổ phần số 0300401524 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hồ Chí Minh cấp thay đổi lần thứ 08 ngày 22/07/2015.

1.3. TRIẾT LÍ KINH DOANH, SỨ MỆNH, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA


TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
1.3.1. Triết lí kinh doanh
Triết lý kinh doanh của Công ty tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm chất lượng,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo sự tiến bộ của Công ty.

Công ty cam kết tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý bằng
cách đầu tư vào Công nghệ sản xuất tiên tiến và đào tạo nhân viên với kỹ năng chuyên
môn cao. Điều này giúp Công ty có thể cung cấp sản phẩm chất lượng đến khách hàng
và tạo niềm tin đối với thương hiệu của mình.

Ngoài ra, Tổng Công ty May Việt Tiến luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng bằng cách có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm, luôn sẵn sàng
hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề. Đồng thời, Công ty còn tạo ra những sản phẩm đa
dạng, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
6
Cuối cùng, Tổng Công ty May Việt Tiến luôn đặt mục tiêu tiến bộ và phát triển bền
vững trong hoạt động sản xuất. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường quản lý chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Điều này giúp Công ty củng cố vị thế của mình trong ngành
may mặc và phát triển mạnh mẽ.

1.3.2. Sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty May Việt Tiến
1.3.2.1.Sứ mệnh

Sứ mệnh của Tổng Công ty là: Không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng
và người lao động bằng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất

1.3.2.2.Chức năng
Chức năng chính của Tổng Công ty May Việt Tiến là sản xuất, kinh doanh và xuất
khẩu các sản phẩm may mặc. Các sản phẩm của Viet Tien bao gồm quần áo, giày dép,
túi xách và các sản phẩm dệt may khác.

Ngoài ra, Tổng Công ty cũng có chức năng tư vấn, thiết kế và sản xuất các sản
phẩm may mặc theo yêu cầu của khách hàng. Việc này giúp cho Viet Tien có thể đáp
ứng được nhu cầu của các khách hàng khó tính nhất.

1.3.2.3. Nhiệm vụ
Tổng Công ty May Việt Tiến có nhiệm vụ chính là đưa các sản phẩm may mặc của
Việt Nam ra thị trường quốc tế và đem lại lợi nhuận cho đất nước. Viet Tien luôn
hướng đến các thị trường tiêu thụ khó tính nhất như Châu Âu và Mỹ, và đang dần xây
dựng được mối quan hệ bền vững với các đối tác lớn trên thế giới.

Ngoài ra, Tổng Công ty cũng có nhiệm vụ đóng góp phần vào sự phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước. Việc sản xuất các sản phẩm may mặc của Viet Tien tạo ra hàng
ngàn việc làm cho người lao động Việt Nam và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho
đất nước.

7
CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP MAY VIỆT TIẾN
2.1. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP MAY VIỆT
TIẾN

2.2. PHÂN TÍCH VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG

Chuỗi cung ứng của công ty may Việt Tiến gồm 5 thành viên giữ các vai trò quan
trọng để đưa sản phẩm từ khâu sản xuất cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, 5 thành
viên đó bao gồm:

a) Nhà cung cấp: Ở vị trí thượng nguồn chuỗi cung ứng của doanh nghiệp may
mặc Việt Tiến bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm như:
- Nhà cung cấp nguyên liệu vải: Vinatex; Hanam Textile; Sae-A; ….
- Nhà cung cấp phụ kiện, phụ liệu may mặc: YKK Vietnam Co., Ltd, Tam Phat
Co., Ltd; Texpack Co., Ltd;….

+ Nhà cung cấp phụ kiện giày dép, đai thắt lưng…

+ Nhà cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất.

8
Các nhà cung cấp có vai trò cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho nhà sản xuất
cũng như tìm kiếm các lựa chọn nguyên liệu thô tốt hơn khi thị trường bắt đầu trở nên
bão hòa. Các nhà cung cấp đảm bảo nguyên vật liệu được cung cấp đáp ứng được yêu
cầu về chất lượng và số lượng theo tiêu chuẩn của công ty may Việt Tiến.

b) Nhà sản xuất: Công ty may mặc Việt Tiến giữ vị trí doanh nghiệp trung tâm
trong chuỗi cung ứng có vai trò thực hiện các hoạt động sản xuất, kiểm tra chất
lượng sản phẩm, lưu kho, vận chuyển, bán hàng và dịch vụ hậu mãi cũng như
đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và vận chuyển đến khách hàng một cách
chính xác, đúng thời gian và đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng đem lại
lợi nhuận cho công ty.
c) Nhà phân phối: Các nhà phân phối của công ty may Việt Tiến gồm gần 1400
cửa hàng và đại lý phân phối sản phẩm từ Bắc chí Nam. Các nhà phân phối có
vai trò chính trong việc duy trì và phân phối sản phảm trong chuỗi cung ứng.
Đối với công ty Việt Tiến, các nhà phân phối còn có chức năng điều phối các
dao động về cầu sản phẩm bằng cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều hoạt động
kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ khách hàng.
d) Nhà bán lẻ: Các nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng của công ty Việt Tiến bao gồm
các hệ thống siêu thị như AEON, LOTTE MART, các cửa hàng quần áo nhỏ,
các kênh thương mại điện tử và các đối tác kinh doanh, đại lý bán lẻ tại thị
trường nước ngoài. Các nhà bán lẻ có vị trị tại hạ nguồn của chuỗi cung ứng với
trò chính là phân chia hàng hóa và bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng cũng
như theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
e) Người tiêu dùng cuối cùng: Là thành viên cuối cùng giữ vị trí hạ nguồn chuỗi
cung ứng của công ty may Việt Tiến. Người tiêu dùng cuối cùng hay khách
hàng có vai trò đưa ra quyết định mua sản phẩm của công ty cùng với đó là yêu
cầu, mong muốn về sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin về thị trường và các
xu hướng tiêu dùng. Khách hàng của công ty Việt Tiến thường là khách hàng cá
nhân, các chuỗi cửa hàng thời trang và những công ty thương mại lớn.

9
2.3. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
Gắn với chuỗi cung ứng của công ty may mặc Việt Tiến là các hoạt động cốt lõi,
chủ yếu được thực hiện nhằm mang lại lợi nhuận và doanh thu cho các thành viên tham
gia chuỗi cung ứng dựa trên cơ sở tạo ra giá trị với chi phí thấp nhất cho khách hàng.
Các hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty may mặc Việt Tiến bao gồm:

2.3.1. Hoạt đồng cung ứng nguyên vật liệu


Nhằm tìm và xác định được nhà cung cấp có nguồn hàng chất lượng và giá thành
tối ưu nhất giúp đảm bảo chất lượng và độ uy tín của sản phẩm cũng như sự ổn định
cho hoạt động sản xuất, hoạt động tìm kiếm và thu mua nguyên vật liệu đầu vào của
công ty may Việt Tiến sẽ được tiến hành đầy đủ các quy trình như sau:

- Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp: Sau khi xác định được nhu cầu mua sắm
nguyên vật liệu cụ thể, công ty Việt Tiến sẽ tiến hành tìm kiếm và lựa chọn các
nhà cung cấp nội địa hoặc nước ngoài phù hợp với các tiêu chí của công ty về
thời gian cung cấp, chất lượng, giá cả cùng với đó là độ uy tín của nhà cung cấp.
- Đề nghị mua hàng: Sau khi tìm được nhà cung cấp phù hợp, công ty Việt Tiến
sẽ tiến hành liên lạc và đề nghị mua hàng với nhà cung cấp.
- Đàm phán và kí kết hợp đồng: Sau khi lời đề nghị mua hàng được đồng ý, công
ty Việt Tiến sẽ tiến hành đàm phán với nhà cung cấp về số lượng, giá cả và thời

10
gian cung cấp. Sau khi quá trình đàm phán được hai bên hoàn thành, công ty
Việt Tiến sẽ kí kết hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.
- Thanh toán và vận chuyển: Sau khi hợp đồng mua hàng được kí kết, công ty
Việt Tiến sẽ tiến hành thanh toán trực tiếp hoặc hoặc qua ngân hàng đối với nhà
cung cấp nôi địa và thanh toán LC đối với nhà cung cấp nước ngoài. Sau đó, các
nhà cung cấp sẽ vận chuyển nguyên vật liệu đến cơ sở, nhà máy sản xuất của
công ty.

2.3.2. Hoạt động sản xuất thành phẩm


Công ty Việt Tiến hiện sở hữu quy mô nhà máy sản xuất với tổng diện tích là
55.709.32 m2 với gần 6000 trang thiết bị, máy móc may mặc tân tiến và gần 20.000 lao
động, ngoài ra công ty Việt Tiến còn có 8.959 m2 đất đang sử dụng lại liên doanh và
hợp tác kinh doanh cùng với đó là 21 đơn vị sản xuất trực thuộc, nhiều nhà máy liên
doanh trong nước. Với quy mô này, lượng sản phẩm mà công ty Việt Tiến sản xuất mỗi
năm lên tới hơn 30 triệu sản phẩm.

Quy trình sản xuất của công ty may mặc Việt Tiến như sau:

- Thiết kế mẫu: Tại khâu này, phòng thiết kế của công ty Việt Tiến sẽ tiến hành
nghiên cứu và phân tích xu hướng thời trang mới và phù hợp với thị trường dựa
trên những thông tin phản hồi từ các nhà bán lẻ và khách hàng tại hạ nguồn của
11
chuỗi cung ứng từ đó đưa ra các ý tưởng về mẫu mã của sản phẩm. Sau đó, các
nhân viên thiết kế sẽ phụ trách tạo ra bản vẽ kỹ thuật và mẫu sản phẩm.
- Lựa chọn chất liệu: Sau khi sản phẩm được thiết kế, công ty may Việt Tiến sẽ
tiến hành lựa chọn các nguyên liệu phù hợp để sản xuất sản phẩm, bao gồm vải,
phụ kiện, sợi chỉ, và các vật liệu cấu thành sản phẩm khác.
- Cắt: Công ty sẽ cắt chất liệu theo khuôn mẫu đã thiết kế, cắt sao cho phù hợp
với kích thước và số lượng sản phẩm yêu cầu.
- May: Công ty sẽ bắt đầu may sản phẩm, sử dụng các kỹ thuật may chuyên
nghiệp và máy móc hiện đại để đảm bảo sự chính xác và độ chính xác cao trong
từng sản phẩm.
- Thêu/In: Nếu khách hàng có yêu cầu riêng, công ty may Việt Tiến sẽ thêu hoặc
in các hình ảnh, logo, hoặc thông tin khác lên sản phẩm để tạo nên sự độc đáo
và thương hiệu của sản phẩm.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Sau khi sản phẩm được may xong, đội ngũ nhân
viên kiểm tra chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra sản phẩm để đảm bảo sản phẩm
luôn ở trạng thái tốt nhất và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng của
công ty Việt Tiến. Điều này đảm bảo sản phẩm của công ty luôn an toàn và uy
tín trong mắt người tiêu dùng.
- Đóng gói và vận chuyển sản phẩm: Sau khi quá trình kiểm tra chất lượng hoàn
tất, sản phẩm sẽ được đóng gói cẩn thận và đúng quy cách nhằm đảm bảo sản
phẩm luôn ở trạng thái tốt nhất. Cuối cùng sản phẩm sẽ được vận chuyển đến
các cửa hàng và đại lý phân phối của công ty thông qua các đơn vị vận chuyển,
đối với các đối tác nước ngoài, sản phẩm sẽ được vận chuyển bằng đường bộ
đến các sân bay và cảng để tiếp tục được phân phối đến tay các đối tác nước
ngoài thông qua đường biển và hàng không.
- Giao hàng: Công ty may Việt Tiến sẽ giao hàng đến địa chỉ yêu cầu của khách
hàng, đảm bảo sản phẩm được giao đúng thời gian và địa điểm yêu cầu.
- Bảo hành: Công ty may Việt Tiến cũng cung cấp các dịch vụ bảo hành sau khi
giao hàng để đảm bảo khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm của mình.

12
2.3.3. Hoạt động phân phối sản phẩm

2.4. GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG TẠI CÔNG TY VIỆT TIẾN.

a) Khâu thiết kế sản phẩm

13
Đây là một trong những khâu có tác động khá lớn tới môi trường nếu công ty lựa chọn
các nguyên liệu không thân thiện với môi trường và có tính chất phân hủy lâu và không
có tính tái sử dụng như acrylic, polyester,….Để giảm tác động tới môi trường, công ty
Việt Tiến nên ưu tiên các loại vải thân thiện với môi trường như vải len, vải Hemp, vải
Organic cotton…nhằm tối ưu hóa thiết kế và giảm thiểu năng lượng sử dụng.

b) Khâu sản xuất

Là khâu gây ảnh hưởng chính tới môi trường gây ra hàng loạt các tác động xấu nhưu ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm chất thải rắn. Ví dụ, Thông thường để tạo
ra 1kg sợi, cần tới 200 lít nước, ngoài ra, bản thân cây bông (cotton) cũng tiêu thụ tới
19.000 lít nước để cung cấp đủ nguyên liệu cho việc sản xuất một chiếc áo phông. Năm
2010, Niên giám Thống kê Môi trường Trung Quốc có trích dẫn thông tin nói rằng
ngành dệt may Trung Quốc tạo ra tới 2,5 tỷ tấn nước thải. Để giảm thiểu tác động tới
môi trường trong khâu sản xuất, công ty Việt Tiến cần đầu tư các thiết bị máy móc
công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa lượng năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng
như tìm kiếm các giải pháp năng lượng xanh thân thiện với môi trường.

c) Khâu đóng gói và vận chuyển

Việc đóng gói và vận chuyển sản phẩm cũng gây ra tác động xấu tới môi trường nếu
lựa chọn các nguyên liệu đóng gói không thân thiện với môi trường như nilon…cùng
với đó là quy trình vận chuyển hàng hóa chưa hiệu quả. Công ty Việt Tiến cần chú ý sử
dụng các nguyên liệu đóng gói thân thiện với môi trường cùng với đó là theo dõi và
liên tục cập nhật, đổi mới quy trình vận chuyển sao cho quá trình vận chuyển diễn ra
một cách tối ưu nhất.

d) Khâu xử lý chất thải

Đây là khâu cần được chú trọng đặc biệt để mọi công ty sản xuất nói chung và công ty
may mặc Việt Tiến nói riêng cần quan tâm và chú ý để giảm thiểu tác động tới môi
trường. Công ty Việt Tiến có thể áp dụng các công nghệ, hệ thống xử lý chất thải tân
tiến hiện nay như Công nghệ xử lý nước thải MET, hệ thống quản lý chất thải
Ecolizer…nhằm tái sử dụng tối đa các nguồn năng lượng và nguyên liệu đảm bảo an
toàn cho môi trường.
14
15
CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHUỖI CUNG ỨNG


3.1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
3.1.1. Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần may Việt Tiến
Công ty cổ phần may đặt mục tiêu định hướng trở thành Doanh nghiệp dệt may
hàng đầu Việt Nam. Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty, mở rộng phân phối
trong nước và cả quốc tế. Tạo dựng nên một nền tài chính lành mạnh. Để thực hiện hóa
định hướng này, công ty đã và đang thực hiện những mục tiêu sau:

- Nâng cấp, cải tiến thiết bị và công nghệ sản xuất: Đổi mới công nghệ và thiết bị
sản xuất giúp công ty có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và đạt yêu
cầu để thâm nhập vào thị trường, tạo ra lợi nhuận để phát triển cơ sở hạ tầng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào thiết kế, hiện đại hóa và đa dạng
chủng loại sản phẩm
- Giữ vững vị thế và đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước: Công ty luôn nỗ
lực để tạo ra sự khác biệt và đa dạng hóa kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm, Việt
Tiến đã và đang đáp ứng được xu thế thời trang của thế giới nói chung và thời
trang trong nước nói riêng. Mở rộng các kênh phân phối trên khắp cả nước có
quy mô lớn, thiết kế đẹp và nhiều mẫu mã sản phẩm.
- Mở rộng tệp khách hàng: mở rộng phân khúc khách hàng là những người trẻ
tuổi, nữ giới và trẻ em. Trong tương lai, công ty sẽ đẩy mạnh phát triển sản
phẩm phục vụ cho những người trẻ tuổi trong giai đoạn bắt đầu đi làm và phát
triển sự nghiệp, họ muốn thay đổi phong cách theo hướng công sở nhưng vẫn
thể hiện được sự trẻ trung, năng động và thời trang.

3.1.2. Mục tiêu chiến lược chuỗi cung ứng của Công ty may Việt Tiến
Mục tiêu tối thượng chiến lược chuỗi cung ứng của Việt Tiến là tối đa hóa toàn bộ
giá trị đầu ra của chuỗi cung ứng. Tổng giá trị của chuỗi cung ứng được thể hiện qua
mức độ đáp ứng và hiệu suất của chuỗi cung ứng.

16
Mức độ đáp ứng của Việt Tiến được thể hiện thông qua sự phục vụ và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng. Mục tiêu của Việt Tiến không chỉ cung cấp cho khách hàng sản
phẩm đơn thuần mà còn cung cấp cho khách hàng một giá trị tuyệt đối.

Hiệu suất của chuỗi cung ứng, hiện nay để tối ưu hóa các chi phí, Việt Tiến đang
đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất để giảm thời gian và các khâu dư thừa trong sản
xuất. Trong vận chuyển, Việt Tiến đang dần chuyển sang thuê ngoài vận chuyển để
kiểm soát dễ dàng hơn, chủ động trong quản lý cung ứng nguồn nguyên liệu, sản xuất,
vận chuyển, kiểm soát được thời gian giao nhận hàng, nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí
cho doanh nghiệp

Các yêu cầu cần đảm bảo để để đạt được mục tiêu chiến lược chuỗi cung ứng:

- Có khả năng đáp ứng: Trong thị trường hiện đại, khách hàng đòi hỏi được phục
vụ nhanh hơn, vì vậy Việt Tiến cần phải có khả năng đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng trong thời gian ngắn nhất hay đây còn gọi là sự nhanh nhạy của
doanh nghiệp. Khi thị trường có sự biến động lớn, sự nhanh nhạy quan trọng
hơn những kế hoạch dài hạn. Doanh nghiệp cần phải bám sát khách hàng, lắng
nghe những phản hồi đánh giá của khách hàng và theo dõi sự thay đổi của thị
trường
- Đảm bảo độ tin cậy: Dự trữ hàng hóa là sự đảm bảo tin cậy đối với khách hàng
trong cung ứng hàng hóa, các đại lý của Việt Tiến sẽ phải báo cáo doanh thu của
cửa hàng theo hàng tháng, hàng quý và có sự nghiên cứu thị trường về những dự
báo nhu cầu cho từng sản phẩm rồi báo lại cho cơ sở sản xuất để tiến hành sản
xuất theo đơn đặt hàng. Dự trữ an toàn giúp đáp ứng cam kết giao hàng về thời
gian, chất lượng và số lượng sản phẩm. Ngoài ra, sự đảm bảo tin cậy còn có thể
cải thiện thông qua tái thiết kế các quy trình sản xuất để nâng cao hiệu suất.
- Duy trì các mối quan hệ: Khi quan hệ giữa Việt Tiến và các nhà cung cấp là đối
tác hợp tác, sẽ mang lại thành công lớn hơn nhờ vào các lợi ích chung. Không
những vậy, nó còn là rào cản lớn đối với các đối thủ cạnh tranh vì càng có nhiều
sự ràng buộc giữa hai bên thì càng có nhiều sự phụ thuộc vào nhau, khiến cho
đối thủ cạnh tranh khó có thể đột nhập vào. Chuỗi cung ứng thành công sẽ là

17
chuỗi được quản lý dựa trên sự tin cậy lẫn nhau và tìm kiếm giải pháp có lợi cho
đôi bên.
- Có khả năng phục hồi: Thị trường hiện đại có mức độ bất ổn và biến động cao,
các doanh nghiệp thường phải chịu những gián đoạn và cú sốc không mong đợi,
chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương và gây ra rủi ro cho doanh nghiệp. Khả năng
phục hồi có thể không mang lại chi phí thấp cho chuỗi cung ứng nhưng nó có
thể đối phó với môi trường kinh doanh không chắc chắn. Việt Tiến nên tập trung
vào các lý các điểm nút và các liên kết quan trọng như các nhà cung cấp có mối
quan hệ lâu dài, bên cạnh đó, sử dụng các chiến lược dự trữ cũng có thể tạo ra
các khả năng phục hồi.

3.2. LOẠI CHIẾN LƯỢC VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH.


3.2.1. Loại chiến lược Công ty may Việt Tiến sử dụng
3.2.1.1. Chiến lược chuỗi cung ứng Đẩy Kéo
Việt Tiến luôn giữ những nguyên vật liệu chính ở lượng tồn kho nhất định để tránh
làm gián đoạn, tạo thuận lợi cho công ty trong hoạt động sản xuất. Do đó, tùy theo nhu
cầu dự kiến của khách hàng, công ty sẽ sản xuất một lượng sản phẩm dựa theo dự báo
trước đây từ các nhà bán lẻ, từ đó lưu kho và hàng hóa sẽ được đẩy cho bộ phận bán
hàng liên quan.

Chiến lược chuỗi cung ứng đẩy luôn được thực hiện theo kế hoạch đã lập ra sẵn.
Nhà máy sản xuất luôn có những ràng buộc cụ thể với công ty, phân bổ nguồn lực và
phân công ưu tiên cho từng thứ tự công việc cụ thể. Tại Việt Tiến, quá trình lập kế
hoạch được thực hiện trước một tuần trước khi bước vào khâu sản xuất thực. Sau đó
công ty sẽ tiến hành chiến lược chuỗi cung ứng đẩy sản xuất sản phẩm.

Sau khi sản phẩm được sản xuất xong và đóng gói, hàng hóa sẽ được kéo ra ngoài
thị trường thông qua các đại lý phân phối, nhà bán lẻ để duy trì điểm bán. Khi lượng
tồn kho của các điểm bán ở dưới mức an toàn, họ sẽ báo lại với công ty và lệnh sản
xuất sẽ được phát ra.

18
3.2.1.2 Chiến lược theo định hướng đáp ứng thị trường
Trong nền kinh tế hiện đại, xu hướng thời trang luôn luôn thay đổi và con người có
nhu cầu được mặc đẹp, sang trọng, thể hiện đẳng cấp mỗi người. Đặc biệt là xu hướng
thời trang công sở của các bạn trẻ hiện nay là sang trọng, lịch sự nhưng vẫn giữ được
nét trẻ trung, năng lượng. Vì vậy, Việt Tiến đã đưa chiến lược đáp ứng thị trường vào
trong hoạt động sản xuất để tăng khả năng đáp ứng khách hàng dựa theo nhu cầu đổi
mới và xu hướng thị trường. Công ty luôn muốn đem lại những sản phẩm có chất
lượng tốt và phù hợp với xu hướng thời trang hiện hành. Do đó, công ty đã thành lập ra
những đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể theo dõi xu hướng thị trường và nắm bắt
nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất, từ đó cải tiến sản phẩm và gia tăng lợi nhuận
cho công ty.

3.2.1.3. Chiến lược cung ứng phối hợp theo quy tắc Pareto
Việt Tiến áp dụng quy tắc Pareto trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm
của mình với danh mục đa dạng. Trong đó, các sản phẩm như: áo sơ mi, Smart Casual,
quần tây… chiếm 20% danh mục sản phẩm, và các sản phẩm này sẽ được sản xuất với
sản lượng khoảng 80% để đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc áp dụng quy tắc sẽ giúp
công ty tăng năng suất và kiểm soát tốt lượng hàng hóa của mình và có thể dự đoán
được loại sản phẩm nào có thể đạt kết quả tốt từ đó linh hoạt đưa ra biện pháp phù hợp
với loại sản phẩm còn lại.

3.2.2. Lợi thế cạnh tranh của Việt Tiến


Lợi thế cạnh tranh đầu tiên của Việt Tiến chính là có nhiều dải phân khúc sản
phẩm. Trong khi các đối thủ cạnh tranh như May10, Đức Giang, và Nhà Bè đều là
những thương hiệu mạnh về thời trang công sở và chỉ cung cấp sản phẩm tầm trung, thì
Việt Tiến lại có dải sản phẩm đa dạng hơn, bao gồm các thương hiệu như Sanciaro,
Manhattan, và TT-up (đồ nữ) dành cho khách hàng có thu nhập cao, Viettien Smart
Casual dành cho khách hàng có thu nhập trung bình khá và Việt Long nhắm đến khách
hàng thuộc phân khúc thu nhập trung bình thấp.

19
Lợi thế tiếp theo của Việt Tiến đó là hệ thống phân phối. Việt Tiến sở hữu mạng
lưới phân phối rộng khắp, bao gồm gần 1400 cửa hàng và đại lý trên hầu hết các tỉnh,
thành phố lớn của Việt Nam.

Để sử dụng chiến lược hiệu quả, Việt Tiến cần chú trọng đầu tư vào kho lưu trữ.
Doanh nghiệp cần phải có đủ lượng hàng tồn kho để đảm bảo quy trình sản xuất không
bị gián đoạn.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và kịp thời đưa sản phẩm ra thị
trường, Việt Tiến cần đầu tư vào máy móc, dây chuyền sản xuất, đẩy mạnh tự động
hoá và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngoài 2 yếu tố trên, Việt Tiến cần chú trọng đến việc phát triển thương hiệu và tăng
cường quản lý chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm thời trang của Việt Tiến cần phải
đảm bảo đúng tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã đẹp để thu hút được sự quan tâm
của khách hàng. Đồng thời, Việt Tiến cũng cần chú ý đến việc xây dựng thương hiệu
mạnh mẽ và uy tín, để có thể tạo dựng được lòng tin của khách hàng.

Việc nghiên cứu thị trường và đưa ra các sản phẩm phù hợp với xu hướng và nhu
cầu của khách hàng cũng rất quan trọng. Việt Tiến cần liên tục cập nhật và nghiên cứu
thị trường để đưa ra các sản phẩm mới, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách
hàng. Điều này sẽ giúp Việt Tiến tăng cường sức cạnh tranh và đón đầu được xu hướng
thị trường.

3.3. ĐIỂM OPP CỦA CHUỖI CUNG ỨNG VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐIỂM OPP ĐỐI
VỚI CÁC CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG.

Việt Tiến là một doanh nghiệp sử dụng phương pháp sản xuất MTS (Make to stock)
một phương pháp sản xuất dựa trên những dự báo doanh số hoặc nhu cầu trước đó do
các đại lý và cửa hàng bán lẻ cung cấp. Vì vậy điểm OPP của chuỗi cung ứng của Việt
Tiến sẽ gần với hạ nguồn của chuỗi hay đó còn là thời điểm nhà sản xuất đã sản xuất
xong thành phẩm.

Vị trí OPP của công ty sẽ có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của công ty. Vị trí OPP
đúng sẽ giúp Việt Tiến có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển và lưu kho, giảm thiểu thời

20
gian giao hàng và tăng sự linh hoạt của chuỗi cung ứng. Nếu vị trí OPP không được đặt
đúng, công ty có thể sẽ đối mặt với những vấn đề như lãng phí thời gian, chi phí, tăng
rủi ro về quản lý kho và vận chuyển, ảnh hưởng tới sự tương giác giữa các thành phần
trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, điểm OPP trong chuỗi cung ứng rất quan trọng đối với
các chiến lược chuỗi cung ứng của Việt Tiến. Nó giúp tăng hiệu quả và linh hoạt trong
quản lý và vận hành chuỗi cung ứng, đảm bảo sự tương tác và hài hòa của các thành
phần trong chuỗi cung ứng, từ đó có thể tối ưu hóa chi phí, tăng sự cạnh tranh và đáp
ứng tối nhu cầu của khách hàng

3.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA CHUỖI VỚI CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG
Trong suốt quá trình sản xuất và kinh doanh, Việt Tiến đã đạt được nhiều kết quả
tốt trong quá trình sử dụng chiến lược và hoạt động chuỗi cung ứng.

Khi mô hình kết hợp đẩy kéo và mô hình Pareto trong sản xuất, đã giúp Việt tiến
đạt được nhiều hiệu quả nhất định, điển hình là việc tăng doanh thu, cụ thể vào năm
2022, doanh thu thuần công ty đạt được là hơn 8,4 tỷ đồng tăng 39,8% so với năm
2021. Bên cạnh đó, chiến lược còn giúp công ty duy trì những điểm bán lẻ và mở rộng
điểm phân phối.

Đối với chiến lược đáp ứng thị trường, công ty đã và đang thực hiện rất tốt chiến
lược này thông qua loại sản phẩm Smart Casual một phong cách với sự kết hợp giữa
hai phong cách lịch sự, nghiêm túc, chỉn chu (Smart) và sự thoải mái (Casual) để mang
đến diện mạo, năng động mà vẫn toát ra sự trang trọng, thời thượng khi cần thiết, phù
hợp nhu cầu đi theo xu hướng thời trang công sở hiện nay của khách hàng.

21
CHƯƠNG 4

MỨC ĐỘ CỘNG TÁC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY MAY CỔ PHẦN VIỆT TIẾN
4.1. MÔ TẢ MINH HỌA SỰ XUẤT HIỆN VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY
HIỆU ỨNG BULLWHIP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
4.1.1. Sự xuất hiện hiệu ứng Bullwhip trong chuỗi cung ứng của tổng Công ty
Cổ phần May Việt Tiến
Trong chuỗi cung ứng thường xuất hiện một loại hiện tượng, hiện tượng này cho
thấy lượng hàng hóa được sản xuất ra thường cao hơn so với nhu cầu thực tế, mức sai
lệch này có thể lớn hơn gấp 3-5 lần gọi là hiệu ứng Bullwhip.

Theo giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng Hiệu ứng Bullwhip được hiểu như sau: “là
hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường một sản phẩm bị bóp méo và khuếch đại lên
qua các giai đoạn của chuỗi cung ứng, biến động nhu cầu lan tỏa rộng về phía những
thành viên thượng nguồn chuỗi cung ứng, phản ánh không chính xác nhu cầu thị
trường dẫn đến dư thừa tồn kho, tăng chi phí và giảm mức độ đáp ứng trong chuỗi.”

Mỗi một năm Việt Tiến đều tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm may mặc
mới để phù hợp với thị hiếu của thị trường. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một vài sản
phẩm may mặc cũ được sản xuất lại do nhu cầu của thị trường. Sản phẩm sơ mi nam
cũng như áo polo của Việt Tiến là những sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, phù
hợp với lứa tuổi trung niên cũng như các nhân viên công sở nên lượng mua của người
tiêu dùng tăng cao dẫn đến việc dự đoán nhu cầu bị sai lệch, cũng như việc chiết khấu
về giá thành ổn. Do sản xuất một số lượng lớn tỏa rộng về phía các thành viên thượng
nguồn trong chuỗi cung ứng của Việt Tiến, cũng vào thời điểm đó dịch Covid 19 diễn
ra khiến các sản phẩm đó không thể bán hết và tồn kho một số lượng lớn đã dẫn đến
xuất hiện hiệu ứng Bullwhip. Việc sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu của thị trường
dẫn đến một lượng lớn số hàng tồn kho của các sản phẩm sơ mi và áo polo từ các quý
trước đã làm tăng chi phí và giảm mức độ đáp ứng trong chuỗi cung ứng. Hiệu ứng
Bullwhip xuất khiến Việt Tiến thực hiện các chương trình khuyến mãi như giảm 50%
giá thành sản phẩm, hay mua một tặng một với việc mua một áo sơ mi bạn sẽ được

22
tặng một chiếc kẹp cà vạt. Bên cạnh các chương trình khuyến mãi như vậy, Việt Tiến
phải nghĩ ra các biện pháp giảm thiểu hàng tồn kho bằng cách đưa các sản phẩm tồn
kho xuất khẩu ra nước ngoài từ đó giảm được lượng lớn hàng tồn kho.

4.1.2. Nguyên nhân hình thành hiệu ứng Bullwhip tại Công ty Cổ phần May
Việt Tiến
Hiệu ứng Bullwhip xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có bốn nguyên
nhân chính gây nên hiệu ứng Bullwhip bao gồm: Cập nhật trong dự báo nhu cầu; Đặt
hàng theo đợt; Chính sách xúc tiến và chiết khấu giá của nhà cung cấp; Chính sách
phân bổ hạn chế và thiếu hụt

Trong chuỗi cung ứng của Công ty Cổ Phần May Việt Tiến sự xuất hiện của hiệu
ứng Bullwhip được hình thành từ hai nguyên nhân chính sau: Cập nhật dự báo nhu cầu
và Chính sách xúc tiến và chiết khấu giá của nhà cung cấp.

Cập nhật dự báo nhu cầu: Việt Tiến từ lâu là công ty cung cấp các sản phẩm may
mặc hàng Việt Nam chất lượng sản phẩm tốt trong phân khúc thị trường tiêu dùng
nhóm ngành mặt hàng quần áo công sở dành cho phái nam. Do vậy mà mặt hàng này
được nhiều người mua và trở nên phổ biến. Chính vì sự phổ biến rộng rãi trải dài cả
nước cũng như sự có mặt tại các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việc phổ biến này
khiến người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng cũng như vì chất lượng của sản phẩm
mà các mặt hàng của Việt tiến đã bán chạy và cũng có thời điểm cháy hàng. Do nhu
cầu không thể dự đoán được như vậy khiến cho việc dự đoán về nhu cầu của sản phẩm
của Việt Tiến trở nên sai lệch.

Điển hình về sản phẩm sơ mi kẻ sọc của Việt Tiến tại thời điểm quý 1 năm 2020
được các khách hàng mua lẻ và ưa chuộng dẫn đến bán chạy, và việc này đã dẫn đến
các nhà bán lẻ nhập vào số lượng không đồng đều nhằm đẩy mạnh doanh thu của cửa
hàng nên nhập sơ mi kẻ số lượng nhiều hơn so với mức cầu của khách mua lẻ. Với
những đơn đặt hàng không theo trật tự của nhà bán lẻ đã khiến nhà sản xuất và nhà
cung ứng trong chuỗi có sự dự đoán không đúng về sản phẩm. Từ đây xuất hiện hiệu
ứng Bullwhip. Dự báo sản phẩm thường dựa trên đơn hàng đã mua của khách hàng.
Mỗi khi có đơn hàng từ phía hạ nguồn là nhà bán lẻ thì các nhà phía thượng nguồn lại

23
coi đó là tín hiệu về nhu cầu, ví dụ về việc mua chiếc áo sơ mi đó từ khách hàng mua lẻ
nhiều hơn dẫn đến những tín hiệu sai về sản phẩm từ đến các doanh nghiệp thượng
nguồn, do các doanh nghiệp thường có một lượng hàng hoá dự trữ an toànViệt Tiến
cũng không ngoại lệ.

Chính sách xúc tiến và chiết khấu giá của nhà cung cấp: Chính sách xúc tiến
thường diễn ra ở nhà bán buôn và nhà sản xuất, theo các quý thường có các chương
trình về chiết khấu giá cả, theo số lượng đơn, hoàn tiền,.... Các chương trình xúc tiến
diễn ra gây nên sự biến động về giá cả trên thị trường. Bản chất của chương trình này
nhằm đẩy hàng về phía các khách hàng thượng nguồn bằng cách giảm giá định kỳ theo
số lượng đơn hàng được đặt.

Để thúc đẩy cũng như bán chạy được sản phẩm của mình Việt Tiến cũng đưa ra
chính sách xúc tiến như vậy đối với khách hàng mua một số lượng lớn. Chính sách “
Giá tốt: giảm giá theo số lượng” được Việt Tiến thúc đẩy mạnh mẽ bằng cách. Giảm
giá 5% trên đơn hàng 10 sản phẩm hay giảm giá 10% cho đơn hàng mua 30 sản phẩm.
Và nếu mua số lượng đơn hàng lớn hơn có thể lương lượng để được cái giá tốt nhất cho
cả hai bên. Điều này dẫn đến việc bất chấp nhu cầu bán ra sản phẩm của nhà bán lẻ mà
đã nhập về với số lượng sản phẩm lớn hơn nhu cầu thực. Đây là nguyên nhân dẫn đến
hiệu ứng Bullwhip tại Việt tiến.

4.2. GIẢI THÍCH NHỮNG MỨC ĐỘ CỘNG TÁC PHÙ HỢP CỦA CÁC
THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
VIỆT TIẾN
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững mạnh cho đến ngày nay đều phải dựa
vào mức độ cộng tác của các doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Cộng tác
chuỗi cung ứng là khái niệm gắn liền với toàn bộ chuỗi cung ứng, vậy cộng tác trong
chuỗi cung ứng là gì ?. Theo Anthony năm 2000 thì Cộng tác trong chuỗi cung ứng
được định nghĩa là: “ là hai hoặc nhiều doanh nghiệp chia sẻ trách nhiệm trao đổi thông
tin về lập kế hoạch, quản lý, thực hiện và đo lường hiệu suất chung ”.

24
Để phát triển lớn mạnh cho đến ngày hôm nay hơn 40 phát triển trong thị trường
may mặc. Việt Tiến đã rất thành công trong hoạt động chuỗi cung ứng. Điều này được
phản ánh qua hoạt động cộng tác của các thành viên trong chuỗi.

Mức độ cộng tác phù hợp giữa nhà cung ứng và nhà sản xuất trong công ty Cổ phần
may Việt Tiến là cộng tác đồng bộ. Cộng tác đồng bộ là mức độ cao nhất thể hiện
phạm vi cộng tác mở rộng nhất với số quan hệ ít nhất là quan hệ cộng tác đồng bộ còn
gọi là các liên minh chiến lược. Mối quan hệ này vượt qua khỏi phạm vi các hoạt động
tác nghiệp thông thường. Các bên có thể đầu tư chung vào các dự án nghiên cứu, phát
triển nhà cung cấp và tăng cường quyền sở hữu trí tuệ. Trong Việt Tiến cũng vậy, giữa
nhà cung ứng nguyên liệu vải và các nhà cung ứng phụ kiện may mặc cùng các nhà
cung ứng khác cùng nhau hợp tác chung vào phát triển với nhà sản xuất để đưa ra thị
trường các sản phẩm quần áo sơ mi, polo, các sản phẩm may mặc khác như jacket và
đồ thể thao. Sự hợp tác này nhằm đáp ứng được các nhu cầu của người mua hàng cúng
như phát triển sản phẩm lâu dài trong tương lai.

Giữa nhà sản xuất và nhà phân phối trong chuỗi cung ứng của Việt Tiến mức độ
cộng tác ở đây cho ta thấy được là mức độ cộng tác phối hợp. Mức độ cộng tác phối
hợp chỉ mức quan hệ dài hạn, có kế hoạch, trong đó mỗi bên đều có khả năng đáp ứng
nhu cầu của bên kia. Cả hai bên sẻ chia giá trị, mục tiêu và chiến lược tích hợp cho lợi
ích chung. Mối quan hệ này đòi hỏi các bên phải điều chỉnh mục tiêu và các quy trình
tác nghiệp để có sự tương thích nhịp nhàng và liên tục. Tại Việt Tiến sự phối hợp nhịp
nhàng đầy chặt chẽ giữa hai nhà sản xuất và phân phối cho thấy được cả hai cùng nhau
hợp tác để cùng nhau đáp ứng nhu cầu của nhau. Năm nhà máy sản xuất cùng sản xuất
để phân phối kịp thời sản phẩm cho nhà phân phối những sản phẩm mẫu mã chất lượng
chuẩn các tiêu chuẩn tiêu chí đưa ra từ nhà phân phối, như nhà phân phối cần 500 chiếc
sơ mi kẻ sọc trong bộ sưu tập mới nhất thì đến đúng hạn nhà sản xuất sẽ đưa ra đúng
500 sản phẩm đó. Về phía nhà phân phối sẽ phân phối các sản phẩm này đến thị thị
cũng như đến các nhà bán lẻ bán buôn. Hai bên cùng nhau chia sẻ giá trị vì lợi ích
chung là lợi nhuận.

Mối quan hệ cộng tác giữa nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi của Việt tiến là
mối quan hệ cộng tác hợp tác. Cộng tác hợp tác là chỉ mối quan hệ được xác định cụ

25
thể, rõ ràng, theo hợp đồng và phụ thuộc vào sự thích nghi giữa nhà cung ứng với các
mục tiêu đã định trước của doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ ở mức độ trung hạn, đòi
hỏi sự liên kết tương đối chặt chẽ giữa các bên. Việc này được thấy qua việc sự hợp tác
chặt chẽ giữa 1400 của hàng địa lý lớn và nhỏ phân phối hầu hết các sản phẩm của Việt
Tiến là nguồn cung lớn cho các siêu thị lớn nhỏ trên của nước như Aeon, Lotte Mart,
các kênh thương mại điện tử, các cửa hàng bán buôn trên cả nước. Để các cửa hàng có
thể đưa sản phẩm là hàng Việt Nam chất lượng tốt so với mặt bằng chung trong thị
trường đồ may mặc tại Việt Nam. Sự kết hợp này được thể hiện rõ nhất khi một năm có
khoảng hơn 45 nghìn sản phẩm được phân phối đến các cửa hàng bán lẻ.

4.3. PHÂN TÍCH SỰ CỘNG TÁC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG ĐỂ TRUY NGUYÊN NGUỒN GỐC XUẤT XỨ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
Để sản xuất được các sản phẩm về may mặc tốt và phù hợp với người tiêu dùng tại
Việt Nam. Tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng của Việt Tiến đều cần phải được rõ
ràng từ về nguồn gốc của các sản phẩm.

Trước hết về truy nguyên nguồn gốc giữa hai bên là nhà cung ứng và nhà sản xuất.
Tại Việt Tiến các nhà cung cấp cho nhà máy sản xuất của Việt Tiến cần phải đạt các
quy chuẩn về vải ví dụ như vải làm áo phải làm từ 100 % từ cotton, hay các loại chất
liệu khác như kaki, jean, polyester,..., các nhà cung cấp phụ kiện quần áo phải cung
ứng chất liệu chỉ thêu, cúc áo, cả các loại sợi, ren áo,... tốt nhất đạt quy chuẩn mà Việt
Tiến yêu cầu. Dựa theo những yêu cầu này mà hai bên giữa nhà cung ứng là Vinatex và
Hanam textile,...các nhà cung cấp máy móc và nhà sản xuất là 5 nhà máy sản xuất: Nhà
máy Việt Tiến 1, 2, 3, 4, 5 phải dựa theo hợp đồng lấy đúng mẫu mã vải, phụ kiện từ
đó tiến hành sản xuất.

Hiện tại mua sản phẩm của Việt Tiến rất dễ dàng vì Việt Tiến hiện tại đã phân phối
ở hầu hết các cửa hàng trên cả nước, chính vì vậy mà các sản phẩm của Việt Tiến có
thể bị làm lại và giống với sản phẩm. Để tránh không bị làm lại sản phẩm thì Việt Tiến
cần phối hợp chặt chẽ giữa hai nhà là nhà sản xuất và nhà phân phối để từ đó truy
nguyên được rõ ràng nguồn gốc sản phẩm. Từ 5 nhà máy sản xuất của Việt Tiến đến
được tay của hơn 1400 nhà phân phối cùng với các đối tác kinh doanh tại các thị

26
trường Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,... mỗi bên đều cần có hợp đồng mua bán và
đưa ra được giấy tờ về sản phẩm của mình. Về phía nhà sản xuất cần đưa ra những quy
chuẩn về sản phẩm của cũng như hợp đồng mua bán sản phẩm đến với các đại lý phân
phối trên cả nước. Và các đại lý cần ký hợp đồng về quyền đại lý và cần phải phân phối
đúng các sản phẩm của Việt Tiến.

CHƯƠNG 5

ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ


PHẦN MAY VIỆT TIẾN
5.1. PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO MÀ VIỆT TIẾN CÓ THỂ GẶP PHẢI KHI
THIẾT LẬP CHUỖI CUNG ỨNG QUỐC TẾ.
Công ty May Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp có những bước đi táo bạo
trong việc xâm nhập vào thị trường may mặc mới và cùng với đó công ty cũng sẽ gặp
không ít những khó khăn và thách thức khi thiết lập chuỗi cung ứng quốc tế, cụ thể:

a) Rủi ro do bên cung cấp


Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu đều được nhập khẩu từ
các nước lân cận. Do đó, công ty có thể sẽ rất dễ gặp phải rủi ro về nguồn cung đặc biệt
khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng
giá nguyên vật liệu đầu vào .

Yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro về thị trường chính là sự thay đổi thị hiếu của
người tiêu dùng. Sự thay đổi này buộc công ty phải có những nghiên cứu kịp thời để
thay đổi cũng như tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới, phải đối mặt với những khó
khăn mới trên thị trường, với các đối thủ cạnh tranh.

Công ty may Việt Tiến vừa may gia công, sản xuất hàng FOB xuất khẩu, FOB nội
địa do vậy nguyên phụ liệu khá đa dạng.Đối với các hợp đồng gia công thì nguyên phụ
liệu chủ yếu do bên gia công gửi sang, một phần nhỏ là bên đặt gia công nhờ mua
hộ.Đối với nguyên phụ liệu cho sản xuất FOB xuất khẩu và nội địa thì công ty tự mua
ngoài(cả nội địa lẫn nhập khẩu nước ngoài)

27
Dù có nguồn cung bông sợi nội địa là công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) tuy
nhiên 90% nguyên phụ liệu của doanh nghiệp phải nhập khẩu ở thị trường nước ngoài
dẫn đến chi phí khá cao và thường xuyên chịu tác động của biến động giá cả trên thị
trường và bị áp đặt mức giá.Tại buổi giao ban tháng 5, Bộ Công thương cho biết,
nguồn cung bông xơ trên thế giới khan hiếm thời gian qua đã kéo giá nguyên liệu sản
xuất dệt may trong nước tăng mạnh, do ảnh hưởng từ việc Ấn Độ cấm xuất khẩu bông
xơ và Pakistan đánh thuế xuất khẩu bông sợi. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang
tăng cường mua nguyên liệu từ hầu hết các thị trường trên thế giới, kể cả mua từ Việt
Nam. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan có ưu thế về lực lượng sản xuất và cung
ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất may mặc. Thái Lan, Malaysia có ưu thế hơn về khả
năng thiết kế, chất lượng sản phẩm và năng lực tiếp thị. Bangladesh, Indonesia và
Campuchia hiện có thế mạnh về giá lao động rẻ. Myanmar và Triều Tiên có thể sẽ là
hai nước có nguồn nhân lực cạnh tranh nhất cho sản xuất may mặc trong 5 năm tới.
Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa phát huy được lợi thế ưu việt trong
chuỗi giá trị cung ứng

Thiếu đi sự liên kết chặt chẽ đối với những nhà cung ứng nguyên phụ liệu trong
nước để dẫn đến tình trạng có những thời điểm nhà cung ứng nội địa cũng không mặn
mà trong việc cung ứng nguyên liệu cho Việt Tiến.Có thể thấy may mặc Việt Nam nói
chung và Việt Tiến nói chung chưa thể đạt được tỉ lệ nội địa hóa các nguyên phụ liệu,
thường xuyên chịu áp lực từ nguồn cung nhập khẩu

b) Rủi ro về nguyên vật liệu

Rủi ro về nguồn cung tồn tại khi nguyên liệu thô không được giao hoặc giao không
đúng hạn, dẫn đến sự gián đoạn cho quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm

c) Rủi ro do bên sản xuất

Rủi ro chuỗi cung ứng có thể đến từ việc nhà sản xuất không đủ năng lực đáp ứng
về chất lượng sản phẩm

Rủi ro chuỗi cung ứng do bên sản xuất xuất phát từ các nguyên nhân:

- Năng lực sản xuất không đủ.

28
- Không linh hoạt về công suất.
- Các thủ tục kiểm tra và chấp nhận không rõ ràng.
- Quá trình thu hồi sản phẩm thường xuyên.

d) Rủi ro gián đoạn sản xuất

Nhà cung cấp mắc lỗi về chất lượng sản phẩm/dịch vụ hoặc dịch vụ giao nhận có
sai sót (số lượng, địa điểm, thời gian, lô hàng...) ảnh hưởng đến quy trình sản xuất

Rủi ro mất năng lực cốt lõi do chia sẻ thiết kế, tài liệu với nhà cung cấp:các dịch vụ
thuê ngoài có thể gặp trục trặc mà trong chuỗi các bộ phận phải di chuyển qua nhiều vị
trí có thể gây thất thoát và hư hỏng

Các sản phẩm của Việt Tiến chưa thực sự đa dạng công ty chỉ có vài mẫu có màu
sắc, kẻ sọc được khách hàng ưa chuộng, còn đa phần các thiết kế chưa nhanh nhạy, nếu
có được tính sáng tạo thì nặng về ngẫu hứng không bắt kịp trào lưu tiêu dùng của thế
giới. Công ty xảy ra trường hợp ép các đại lý cửa hàng phải lấy nguyên thùng sản phẩm
hoặc lấy kèm 10 sản phẩm bán chạy với 3-4 sản phẩm bán chậm. Điều này, khiến cho
các khách hàng (người phân phối) cảm thấy không hài lòng

e) Rủi ro nhu cầu

Yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro về thị trường chính là sự thay đổi thị hiếu của
người tiêu dùng. Sự thay đổi này buộc công ty phải có những nghiên cứu kịp thời để
thay đổi cũng như tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới, phải đối mặt với những khó
khăn mới trên thị trường, với các đối thủ cạnh tranh.Rủi ro chuỗi cung ứng do không
dự đoán được nhu cầu khách hàng.

Quá trình mở rộng kênh phân phối của Việt Tiến diễn ra quá ồ ạt với việc gia tăng
nhanh chóng các cửa hàng, đại lý của mình đã gây ra nhiều bất lợi cho Việt Tiến. Sự
cạnh tranh gay gắt giữa chính các cửa hàng đại lý của Việt Tiến bởi mật độ các cửa
hàng ở nhiều tuyến phố lớn quá gần nhau. Với số lượng đại lý, cửa hàng lớn Việt Tiến
rất khó khăn trong quá trình quản lý. Hiện nay, có nhiều cửa hàng đại lý rất ít khách
thậm chí là không có khách vào mua bởi bản thân cửa hàng trong quá trình hoạt động
không chịu tu sửa và không có sự đổi mới về mẫu mã. Điều này đã gây ra sự lãng phí
29
về nguồn lực mà không thu được kết quả khả quan. Việt Tiến chưa có sự kiểm soát gắt
gao nên đã có tình trạng bán hàng giả ngay trong chính cửa hàng chính hãng. Sự việc
này đã gây mất lòng tin trong người tiêu dùng và làm giảm uy tín của công ty. Trong
khi các kênh phân phối tại thành phố lớn quá nhiều thì kênh phân phối tại các vùng ven
đô và nông thôn còn khá thưa thớt. Trong khi đó,đây cũng là một thị trường tiềm năng
nếu biết khai thác đúng cách.

f) Rủi ro thông tin:

Thiếu thông tin nội bộ và giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng dẫn đến các doanh
nghiệp không xử lý kịp thời những tình huống phát sinh. Điều này làm ảnh hưởng đến
chất lượng, tiến độ sản xuất, xuất hàng… gây trở ngại cho các hoạt động hiện tại của
doanh nghiệp.Cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp chưa đáp ứng để kết nối hệ
thống với các khách hàng lớn nên chưa thể tiếp cận được với các đơn hàng của họ.

Hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp chưa thật sự đảm bảo an ninh nên dễ bị tấn
công.

g) Rủi ro tài chính:

Chi phí lưu trữ: Chi phí thuê kho hàng,chi phí sử dụng thiết bị hiện đại,chi phí nhân
lực cho hoạt động giám sát quản lý, thiệt hại do máy móc, hàng tồn kho hỏng hóc…Tất
cả các chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho và phụ thuộc vào mức lưu giữ và thời
gian lưu giữ loại chi phí dự trữ tồn kho

Chi phí đặt hàng: Chi phí tìm kiếm nguồn cung ứng về nguyên liệu, chi phí vận
chuyển, giao nhận, chi phí bốc xếp tháo dỡ hàng, lưu kho.Giá thành sản phẩm tăng do
sự biến động tỷ giá trong các giao dịch thanh toán nhập khẩu nguyên phụ liệu

Chi phí thiếu hụt: khi không đáp ứng được nhu cầu khách hàng vì không đủ hàng
tồn kho.Công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong việc phải duy trì và nâng cao hiệu quả
hoạt động trong sản xuất

Các khoản có khả năng không thể thu (nợ) làm ảnh hưởng đến tài chính của công ty

h) Rủi ro môi trường:

30
Sự kiện bất ngờ, bất khả kháng như: Đình công, hỏa hoạn, bạo loạn, thiên tai điển
hình mới đây dịch bệnh covid-19 đã có những ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc phân
phối hàng hóa của công ty.

5.2. ĐÁNH GIÁ, ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG THEO MỘT
TRONG CÁC MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG.
SCOR (Supply Chain Operations Reference) là một mô hình chuỗi cung ứng được
sử dụng để đo lường hiệu quả và năng suất của chuỗi cung ứng. Để đo lường chuỗi
cung ứng của công ty may Việt Tiến theo mô hình SCOR, ta sẽ phân tích theo các phần
tử cơ bản của mô hình SCOR, gồm:

a) Kế hoạch hóa (Plan)

Là một doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần
may Việt Tiến có nguồn nhân lực khá dồi dào với các nhân viên có kinh nghiệm và
kinh doanh trong phạm vi rộng khắp cả nước và vươn ra cả thế giới.Bởi phạm vi hoạt
động rộng rãi để có thể đảm bảo quá trình sản xuất nhiều ngành hàng diễn ra liên tục,
không bị gián đoạn cũng như để đáp ứng được những đơn hàng vừa và lớn của khách
hàng thì công ty phải rất chú trọng tới việc quản trị chuỗi cung ứng.Và trên thực tế
công ty đã và đang là một trong những doanh nghiệp thực hiện quản lý chặt chẽ các
khâu và hệ thống kiểm soát hàng hóa liên tục.

Công ty may Việt Tiến có kế hoạch sản xuất, kế hoạch dự trữ và kế hoạch phân
phối được xây dựng một cách chặt chẽ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

b) Mua hàng (Source)

Công ty may Việt Tiến đang hợp tác với nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, phụ kiện,
dịch vụ và máy móc để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Việc lựa chọn nhà cung cấp được
thực hiện dựa trên các tiêu chí như chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng.Sản xuất
vải may mặc là một trong các ngành hàng thời trang với xu hướng thị trường liên tục
thay đổi, vòng đời của sản phẩm ngắn.Do vậy, việc kết hợp với các nhà máy sản xuất
lớn như Công ty cổ phần Việt Thịnh,Công ty cổ phần May Vĩnh Tiến, Việt Phát Jtd
Co…sản xuất nhiều mặt hàng mang thương hiệu được bán tại hơn 20 cửa hàng và 300
đại lý trong cả nước với nhiều phong cách đa dạng khác nhau.
31
c) Sản xuất (Make)

Công ty may Việt Tiến sở hữu nhiều nhà máy sản xuất và trang thiết bị sản xuất
hiện đại và có quy trình cụ thể rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Quy trình: Nhận kế hoạch sản xuất → Thiết kế công nghệ → Đặt vật tư→ Nhận vật
tư → Cắt → Kiểm tra phân loại phôi → In thêu nếu có → Kiểm tra phân loại phôi →
May → Thu hóa phân loại → Phúc tra trước,là ,bao → Kiểm tra chất lượng → Phúc tra
sau, là ,bao gói → Kiểm tra tổng → Lưu kho đóng hòm → nhập kho công → xuất cho
khách hàng

Không chỉ chú trọng vào sản xuất, Công ty cũng thường xuyên dành nhiều khóa
đào tạo nhân viên nhằm cải thiện về kỹ năng sản xuất để đảm bảo hiệu suất sản xuất.

d) Vận chuyển (Deliver)

Công ty may Việt Tiến có đội ngũ vận chuyển và nhà kho để đảm bảo sản phẩm
được giao hàng đúng thời gian và đến đúng địa điểm của khách hàng. Công ty cũng sử
dụng công nghệ thông tin để quản lý và theo dõi quá trình vận chuyển.

e) Trả hàng (Return)

Công ty may Việt Tiến có chính sách đổi trả hàng hợp lý để đảm bảo sự hài lòng
của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Công ty cũng thường
xuyên phân tích nguyên nhân của việc trả hàng để cải thiện quy trình sản xuất và phân
phối.

Từ những phần tử cơ bản này, ta có thể đánh giá được hiệu quả và năng suất của
chuỗi cung ứng của công ty may Việt Tiến và đề xuất các cải tiến để nâng cao hiệu quả
và năng suất.

32

You might also like