Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

]2.3.3.

Cấp độ thứ ba:


- Là những quan niệm chung, bao gồm những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình
cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp.
- Trong bất cứ cấp độ văn hóa nào (văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp,…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong
một thời gian dài, chúng ăn sâu vào hầu hết các thành viên trong nền văn hóa đó và
trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
- Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa ( ở bất kì cấp độ
nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống
thực tiễn.
=> Một khi hình thành, các quan niệm sẽ rất khó bị thay đổi.
- Trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp thì đây được xem là cấp độ thể hiện được giá
trị cao nhất của một doanh nghiệp và văn hóa được coi là tài sản của một tổ chức.
- Ngoài ra thì cấp độ này cũng rất khó để nhận ra nhất bởi việc thấu hiểu giá trị nằm
ở bên trong cần rất nhiều thời gian để tiếp xúc và đánh giá.
- Theo Schein (2006) đã nghiên cứu về 6 giả định cơ bản trong môi trường văn hóa
tổ chức:
(1) Các giả định về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: Tổ chức của bạn tự
xác định mình như thế nào trong mối quan hệ với các tổ chức khác trong ngành
nghề, và khát vọng trong tương lai là gì? Liệu tổ chức của bạn xem mình là một tổ
chức chi phối thị trường, hay chỉ phù hợp với một phân khúc thị trường, hay thụ
động chấp nhận những diễn biến của môi trường kinh doanh?
(2) Các giả định về bản chất con người: Những giả định hay”thông điệp” đằng sau
hệ thống các biện pháp động viên, khen thưởng, và kiểm soát trong tổ chức của bạn
là gì? Những hệ thống này truyền đạt sự tin cậy hay ngờ vực của nhân viên? Các đơn
vị của tổ chức có phản ánh những giả định khác không? Bạn có tin rằng nhân viên và
nhà quản lý có thể phát triển được không, hay phải tuyển chọn họ theo một số phẩm
chất? Những phẩm chất nào là phát triển được, và những phẩm chất nào thì không
thể phát triển được?
VD: Văn hóa doanh nghiệp của Google: họ đề cao các ứng cử viên có đạo đức nghề
nghiệp hơn là IQ và thành tựu cao ngất ngưởng. Bởi Google muốn thu hút những
người khiêm tốn, cần cù và không ngại khó khăn bên cạnh sự tài giỏi của họ. Văn hóa
doanh nghiệp tại Google cũng tập trung phát triển nguồn nhân lực. Họ luôn luôn mở
ra các cơ hội để nhân viên phát triển kĩ năng, mở ra cơ chú trọng vào nguồn nhân lực
chất lượng & năng suất lao động cao, được lồng ghép trong các chương trình phát
triển để xây dựng đội ngũ với năng lực xuất sắc. Những chương trình này đều có
chung mục tiêu là thúc đẩy cộng sự liên tục học tập, cải thiện kết quả lao động, mài
giũa thế mạnh của mình.
(3) Các giả định về mối quan hệ với con người: Tổ chức của bạn phản ánh các giả
định nào sâu đậm hơn, chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể? Các hệ thống động
viên, lương thưởng, và kiểm soát được tổ chức như thế nào? Nếu đề cao giá trị làm
việc nhóm, thì nó hoạt động như thế nào trong thực tế? Tổ chức của bạn có mong
đợi bạn phải trung thành hay không? Bạn có mong đợi tổ chức phải trung thành với
bạn và chăm sóc bạn sau khoảng thời gian nào đó hay không?
VD: Văn hóa doanh nghiệp của TwitTer: nhân viên của Twitter ở trụ sợ chính tại San
Francisco còn được cung cấp các bữa ăn miễn phí, các lớp dạy yoga, và các kì nghỉ
không giới hạn.Cùng với các cuộc họp ở tầng áp mái, nhân viên của Twitter còn cho
biết rằng: Ở đây, những hoạt động theo nhóm thường xuyên mang lại hiệu quả tốt.
Các thành viên trong nhóm thường xuyên hỗ trợ nhau, tạo ra một môi trường làm
việc hoàn hảo. Bởi thế mà rất nhiều sáng kiến được đưa ra khi họ cùng làm việc
nhóm.
(4) Các giả định về bản chất của thực tế và chân lý: Cơ sở để tổ chức của bạn đưa ra
các quyết định tối quan trọng là gì? Điều gì được xử lý dựa trên cơ sở bằng chứng
hoặc ý kiến của cá nhân? Nếu dựa vào ý kiến của cá nhân, thì ý kiến đó là của ai? Nếu
phải đánh giá tổ chức của bạn, thì bạn sẽ chấm bao nhiêu điểm (1 là hoàn toàn mang
tính đạo lý, và 10 là hoàn toàn mang tính thực dụng)?
VD: Google luôn dựa trên cơ sở dữ liệu khoa học, được vinh danh là “Nơi làm việc
tốt nhất cho phụ nữ”, chính bởi họ đã từng thực hiện nghiên cứu về thời hạn phù
hợp cho phụ nữ nghỉ thai sản để ra quy định, chính sách hợp lý – một trong những
cách để tạo thiện cảm với nhân viên và giúp nhân viên an tâm với thời gian nghỉ
dưỡng. họ đang xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách nghiêm túc, khoa học dựa
trên số liệu thực tế, đúng đắn.
(5) Các giả định về thời gian: Trong tổ chức của bạn, các chuẩn mực về thời gian
được hiểu như thế nào? Đến trễ hoặc đến sớm, hay về trễ hoặc về sớm có ý nghĩa
gì? Các cuộc họp bắt đầu đúng giờ hay không? Kết thúc đúng giờ không? Khi có hẹn
với 1 ai đó, theo bạn khoản thời gian nào là bình thường? Liệu bạn có phiền khi làm
2 hay nhiều thứ cùng 1 lúc? Tổ chức của bạn phản ứng như thế nào đối với những
mục tiêu không đạt được hay không đúng hạn?
Vd: giờ làm việc theo giờ hành chính (Sáng 7h30-12h, chiều 13h30-17h), các cuộc
họp thường tổ chức trễ từ 5-10ph, kết thúc đúng giờ hay không, khi đi dự đám cưới
thường họ sẽ bắt đầu trễ 15-30ph, ít khách mời đến đúng giờ.
(6) Các giả định về không gian: Kiến trúc ngoại thất và trang trí nội thất của tổ chức
bạn phản ánh phong cách làm việc và địa vị như thế nào? Con người thể hiện địa vị
của mình thông qua cách hành xử về vật lý và không gian như thế nào? Bạn tổ chức
không gian xung quanh bạn như thế nào, và bạn muốn truyền đạt điều gì? Sự riêng
tư được định nghĩa về mặt bố trí nội thất như thế nào?
VD: Google Cho phép nhân viên được tự do khám phá phong cách làm việc của
mình. “Không cần phải ngồi vào bàn làm việc để tìm ra giải pháp” Google đã xây
dựng một nơi làm việc mà mọi cá nhân đều cảm thấy rằng họ được đóng góp cho
mục tiêu chung và tạo ra sự thay đổi. Google tạo điều kiện cho nhân viên khám phá
cách họ muốn làm việc và cho họ quyền tự do trong môi trường để tiếp cận công
việc theo cách phù hợp với họ.
Google đã trao cho họ nền tảng – chính là văn phòng làm việc liên thông với khu
cafe, giải trí,… để các nhân viên lựa chọn địa điểm yêu thích. Vào thứ sáu hàng tuần,
công ty mở cuộc họp nội bộ giữa toàn thể nhân viên trong công ty, song điểm đặc
biệt là họ có thể thoải mái sử dụng bia và rượu vang trong buổi gặp gỡ này. Điều này
chứng tỏ Google rất khuyến khích việc chia sẻ thông tin giữa các nhân viên một cách
cởi mở.
POWERPOINT:
2.3.3. Cấp độ thứ ba:
- Là những quan niệm chung, bao gồm những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình
cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp.
- Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hóa ( ở bất kì cấp độ
nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống
thực tiễn.
=> Một khi hình thành, các quan niệm sẽ rất khó bị thay đổi.
- Là cấp độ thể hiện được giá trị cao nhất của một doanh nghiệp và văn hóa được coi
là tài sản của một tổ chức.
- Cấp độ này cũng rất khó để nhận ra nhất.
- Theo Schein (2006) đã nghiên cứu về 6 giả định cơ bản trong môi trường văn hóa
tổ chức:
1. Các giả định về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên: Tổ chức của bạn tự
xác định mình như thế nào trong mối quan hệ với các tổ chức khác trong ngành
nghề, và khát vọng trong tương lai là gì?,…

2. Các giả định về bản chất con người: Những giả định hay”thông điệp” đằng sau hệ
thống các biện pháp động viên, khen thưởng, và kiểm soát trong tổ chức của bạn là
gì? Bạn có tin rằng nhân viên và nhà quản lý có thể phát triển được không?,…

VD: Văn hóa doanh nghiệp Google


3. Các giả định về mối quan hệ với con người: Tổ chức của bạn phản ánh các giả
định nào sâu đậm hơn, chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể? Các hệ thống động
viên, lương thưởng, và kiểm soát được tổ chức như thế nào? Nếu đề cao giá trị làm
việc nhóm, thì nó hoạt động như thế nào trong thực tế?

VD:
4. Các giả định về bản chất của thực tế và chân lý: Cơ sở để tổ chức của bạn đưa ra
các quyết định tối quan trọng là gì? Điều gì được xử lý dựa trên cơ sở bằng chứng
hoặc ý kiến của cá nhân?
VD:
Google

5. Các giả định về thời gian: Trong tổ chức của bạn, các chuẩn mực về thời gian
được hiểu như thế nào? Các cuộc họp bắt đầu đúng giờ hay không? Kết thúc đúng
giờ không?
Vd:

6. Các giả định về không gian: Kiến trúc ngoại thất và trang trí nội thất của tổ chức
bạn phản ánh phong cách làm việc và địa vị như thế nào? Bạn tổ chức không gian
xung quanh bạn như thế nào, và bạn muốn truyền đạt điều gì?
VD:

 Hình thức: Vô hình


 Các giá trị văn hóa doanh nghiệp khó thay đổi ở cấp độ này
 Thể hiện giá trị cao nhất của doanh nghiệp
 Mức độ văn hóa doanh nghiệp này được coi là “tài sản” của công ty.

You might also like