Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 81

LỜI NÓI ĐẦU

Tài chính – Tiền tệ là môn học cung cấp những kiến thức nền tảng mở đầu về
lĩnh vực tài chính. Từ đó, người học có thể có cơ sở để đi sâu hơn vào các môn học
chuyên ngành Tài chính – Kế toán – Ngân hàng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, trên cơ sở thiết kế mục
tiêu chương trình đào tạo vừa đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và phù hợp với
yêu cầu đổi mới của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Lao động –
Xã hội (CS2) tổ chức biên soạn tập giáo trình “Lý thuyết Tài chính – tiền tệ” dành cho
hệ Đại học.
Giáo trình Tài chính – Tiền tệ dành cho hệ Đại học sẽ cung cấp những phần lý
thuyết nền tảng về tài chính, tiền tệ, và những vấn đề có liên quan đến hoạt động tài
chính – tiền tệ trong nền kinh tế. Sau mỗi chương là phần tóm tắt nội dung và câu hỏi
ôn tập để người đọc khái quát hóa vấn đề một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, giáo trình
cũng có kèm bộ câu hỏi trắc nghiệm để sinh viên có thể áp dụng nhanh chóng phần
kiến thức của từng chương.
Giáo trình này vừa sử dụng làm tài liệu chính trong giảng dạy và học tập của
giảng viên và sinh viên, vừa có thể làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực tài chính –
ngân hàng.
Mặc dù nhóm tác giả đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song
khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ
sung để giáo trình ngày càng được hoàn chỉnh hơn.

Nhóm tác giả

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 1


CHƯƠNG 1: TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Tài chính và thị trường tài chính vẫn luôn là hai phạm trù gắn liền với nhau. Việc
tìm hiểu những vấn đề cơ bản về tài chính và thị trường tài chính cũng là một trong
những nền tảng để nghiên cứu sâu hơn các hoạt động về tài chính – tiền tệ. Chương
này cung cấp cho người đọc những kiến thức như:
 Lịch sử ra đời, khái niệm, chức năng của tài chính.
 Hệ thống tài chính.
 Khái niệm và chức năng của tài chính.
 Cấu trúc thị trường tài chính.
 Thị trường chứng khoán.

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH


1.1.1 Lịch sử ra đời của tài chính
Tài chính là một phạm trù kinh tế - lịch sử. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nó
gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
Từ toàn bộ lịch sử phát sinh, phát triển của tài chính chúng ta thấy: Tài chính chỉ
ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện
tượng kinh tế - xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại. Có thể xem những
hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan đó là những tiền đề khách quan quyết định sự
ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính.
Đề cập đến sự ra đời của tài chính, có thể đúc kết lại đó là cả một quá trình lâu
dài, dựa trên hai tiền đề nền tảng1.
• Tiền đề thứ nhất - sự ra đời và tồn tại của Nhà nước.
Trong các hình thái xã hội có Nhà nước, tài chính đã từng tồn tại với tư cách là
một công cụ trong tay Nhà nước để phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân, bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước.
Nhà nước đầu tiên trong xã hội loài người, là Nhà nước chủ nô, cùng với sự xuất
hiện và tồn tại của nó, những hình thức sớm của tài chính như thuế cũng bắt đầu
xuất hiện.
Khi một hình thái xã hội mới thay thế một hình thái xã hội cũ, thì một nền tài
chính mới ra đời phù hợp với hình thái Nhà nước mới. F.Ăngghen viết: “Để duy
trì quyền lực công cộng đó, cần phải có những sự đóng góp của những người
công dân của Nhà nước, đó là thuế má. Với những bước tiến của văn minh thì
bản thân thuế má cũng không đủ nữa; Nhà nước còn phát hành hối phiếu vay nợ,
tức là phát hành công trái”.
Trong các chế độ xã hội phát triển, các Nhà nước với chức năng quản lý xã hội
trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng… đều tăng cường tài
chính của mình.
Có thể nói rằng trong điều kiện lịch sử nhất định, khi có sự xuất hiện, tồn tại và
hoạt động của Nhà nuớc (thuế), đã tác động đến quá trình chu chuyển và phân

1
Karl Marx đưa ra hai tiền đề cho sự ra đời của tài chính trong các tác phẩm nghiên cứu Kinh tế chính
trị học đó là sự ra đời và tồn tại của Nhà nước cùng sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 2


phối nguồn tài chính của xã hôi và từ đó dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại và vận động
của tài chính.
• Tiền đề thứ hai - sự phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ.
Lịch sử phát triển của tài chính cho thấy rằng, khi những hình thức tài chính đầu
tiên xuất hiện theo sự xuất hiện của Nhà nước (thuế) thì đã có sự xuất hiện và tồn
tại của sản xuất hàng hoá - tiền tệ, và hình thức tiền tệ đã được sử dụng trong lĩnh
vực của các quan hệ tài chính như một tất yếu.
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, thuế bằng tiền đã được áp dụng (như thế quan,
thuế gián thu, thuế chợ, thuế tài sản…)
Trong chế độ phong kiến, theo với sự mở rộng các quan hệ thị trường, sản xuất
hàng hoá và tiền tệ, lĩnh vực của các quan hệ thuế bằng tiền được mở rộng và tiến
hành thường xuyên hơn (như: thuế đất, thuế gián thu với vật phẩm tiêu dùng,
thuế hộ gia đình…) tín dụng Nhà nước cũng bắt đầu phát triển.
Với sự phát triển vượt bậc của kinh tế hàng hoá - tiền tệ, thu nhập bằng tiền qua
thuế và công trái đã trở thành nguồn thu chủ yếu của Nhà nước. Theo với thu
nhập bằng tiền, chi tiêu bằng tiền đã làm phong phú các hình thức chi tiêu và linh
hoạt trong sử dụng vốn.
Chính trong thời kỳ phát triển kinh tế tư bản, ngân sách Nhà nước - một loại quỹ
tiền tệ tập trung đã hình thành và ngày càng có tính hệ thống chặt chẽ, ngày càng
đóng vai trò quan trọng phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị
Nền kinh tế tư bản ra đời và phát triển, thì hình thức của các quan hệ tài chính đã
là một yếu tố bản chất của tài chính.
Như vậy, sự tồn tại và phát triển của kinh tế - tiền tệ là một tiền đề khách quan
quyết định sự ra đời và phát triển của tài chính.
Khi nói đến tiền đề của tài chính, một số nhà lý luận kinh tế nhấn mạnh nhấn
mạnh đến tiền đề thứ nhất. Những nhà kinh tế học theo quan điểm này, đặc biệt
nhấn mạnh đến sự ra đời và tồn tại của tiền tệ và cho rằng đây là tiền đề có tính
chất quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính. Các nhà lý luận này dẫn chứng
bằng thời kỳ kinh tế xã hội chủ nghĩa, khi đó Nhà nước XHCN không thừa nhận
nền kinh tế hàng hoá, nhưng tồn tại tiền tệ nên vẫn tồn tại nền tài chính.
Những nhà lý luận kinh tế khác lại nhất trí đến tiền đề thứ hai - tức là nhấn mạnh
đến sự tồn tại của Nhà nước; nhưng một số nhà kinh tế khác không tán thành
quan điểm đó; các nhà kinh tế này đưa ra ví dụ về một Nhà nước Khơ-me không
thừa nhận nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, do đó không có nền tài chính.
Tóm lại, những phân tích trên cho thấy: sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước
chính là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính.
1.1.2 Khái niệm và chức năng của tài chính
1.1.2.1 Khái niệm
Các nhà lý luận kinh tế ở các thời kỳ khác nhau và chế độ xã hội khác nhau, nhận
thức về bản tài chính không có sự nhất quán hoàn toàn. Cho đến nay, đã có nhiều quan
điểm đưa ra về phạm trù tài chính.
• Dựa vào quan điểm của P. J. Drake, theo nghĩa hẹp, tài chính đơn thuần phản
ánh hoạt động thu chi tiền tệ của chính phủ, còn theo nghĩa rộng hơn tài chính
phản ánh các khoản vay và cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 3


• K.Marx khi nghiên cứu về nền kinh tế tư bản cũng đã nghiên cứu về tài chính
tín dụng xã hội chủ nghĩa2.
Xét biểu hiện bên ngoài, tài chính là các khoản chi trả chuyển từ doanh nghiệp
này thành các khoản thu của doanh nghiệp khác, các khoản nộp (chi) chuyển từ các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, dân cư thành các khoản thu của Ngân sách Nhà
nước, các khoản chi chuyển từ ngân sách Nhà nước thành các khoản thu của các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, dân cư…
Từ các hiện tượng tài chính trên, có thể thấy hình thức biểu hiện bên ngoài của tài
chính là sự vận động của vốn tiền tệ. Ở đây, tiền tệ đại diện cho một lượng giá trị, một
thế năng về sức mua nhất định và được gọi là nguồn tài chính.
Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai
thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Sự vận động của các nguồn tài
chính phản ánh sự vận động của những bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
Kết quả của quá trình phân phối các nguồn tài chính là sự hình thành và sử dụng các
quỹ tiền tệ nhất định. Các quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính được
dùng cho một mục đích nhất định.
Các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế có thể chia thành 5 nhóm chính:
+ Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Đây
là quỹ tiền tệ của khâu trực tiếp sản xuất kinh doanh.
+ Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính kinh doanh.
+ Quỹ tiền tệ của nhà nước, trong đó quỹ ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn
nhất và quan trọng nhất của nhà nước. Đây là quỹ tiền tệ mà nhà nước sử dụng
một cách tập trung để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội.
+ Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư.
+ Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị, xã hội.
Như vậy, có thể hiểu:
Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Tài
chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các
nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng
các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Tài chính là một phạm trù được khái quát lên từ sự vận động của tiền tệ gắn liền
với hoạt động của con người.
Tài chính biểu thị vốn dưới các dạng tiền tệ, nghĩa là ở dạng các khoản có thể vay
mượn hay đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính hay các định chế tài chính. Nói
cách khác, tài chính phản ánh các hoạt động mà các cá nhân, công ty và tổ chức tạo lập
tiền tệ và sử dụng nguồn tiền tệ để đáp ứng những nhu cầu phát triển khác nhau.
Qua đó, tài chính có những đặc điểm sau:
• Tài chính không chỉ bao gồm các nguồn lực dưới dạng tiền mặt hay các
khoản tiền gởi mà còn dưới các dạng tài sản tài chính như cổ phiếu, trái

2
Lý thuết về tài chính, tín dụng, tiền tệ và ngân hàng của K.Marx tuy có hạn chế vì điều kiện lịch sử
(Marx nghiên cứu vấn đề này từ cuối TK 19), nhưng giá trị của nó hiện nay nhiều nhà kinh tế học
hiện đại vẫn phải thừa nhận.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 4


phiếu, các công cụ nợ miễn là các loại tài sản này được chấp nhận trên thị
trường như là các công cụ trao đổi hay chuyển tải giá trị.
• Tài chính liên quan đến việc chuyển giao các nguồn tài chính giữa các chủ
thể với nhau, từ các chủ thể có nguồn vốn tiết kiệm đến các chủ thể cần
vốn. Xét ở mức độ vĩ mô, mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư biểu thị sự
chuyển giao nguồn lực giữa các chủ thể như cá nhân, doanh nghiệp, chính
phủ… trong tổng thể nền kinh tế.
1.1.2.2 Các chức năng của tài chính
1.1.2.2.1 Chức năng phân phối
Chức năng phân phối của tài chính là chức năng phân chia nguồn tài chính, nhờ
vào đó, các nguồn tài lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các
quỹ tiền tệ khác nhau để sử dụng cho những mục đích khác nhau và những lợi ích khác
nhau của đời sống kinh tế - xã hội.
Đối tượng của phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các
nguồn tài chính có trong xã hội. Bao gồm bộ phận của cải xã hội mới được sáng tạo ra
trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm trong nước (GDP); bộ phận của cải xã hội còn lại từ
thời kỳ trước. Đó là phần tích luỹ quá khứ của xã hội; bộ phận của cải được chuyển từ
nước ngoài vào và bộ phận của cải từ trong nước chuyển ra nước ngoài; bộ phận tài
sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn.
Chủ thể của phân phối, đó là Nhà nước (các tổ chức, cơ quan Nhà Nước), các
doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân dân cư.
Kết quả của phân phối, hình thành (tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các
chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích đã định.
Đặc điểm phân phối:
+ Một là, phân phối của tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thức giá
trị, không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị.
Thông qua chức năng phân phối của tài chính, các quỹ tiền tệ nhất định được
hình thành và sử dụng, nhưng chính trong việc hình thành và sử dụng các quỹ, đặc
điểm của tài chính - phân phối dưới hình thức giá trị - vẫn không thay đổi.
+ Hai là, phân phối của tài chính là sự phân phối luôn luôn gắn liền với sự hình
thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.
Phân phối của tài chính luôn làm chuyển dịch giá trị, biểu hiện bằng sự vận động
của các nguồn tài chính từ quỹ tiền tệ này sang quỹ tiền tệ khác. Điều này liên quan
đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau.
+ Ba là, phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường
xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại, trong đó phân phối lại
có phạm vi rộng lớn và mang tính chất chủ yếu.
• Phân phối lần đầu: là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất
cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc
thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ.
Qua phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội mới chỉ được chia thành
những phần thu nhập cơ bản như:
. Phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất hay
cung cấp dịch vụ.
. Phần hình thành quỹ tiền lương để trả cho người lao động.
ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 5
. Phần đóng góp vào các quỹ bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thương mại.
. Phần thu nhập của các chủ sở hữu về vốn hay tài nguyên ban đầu để góp
phần hình thành nên giá trị sản phẩm.
• Phân phối lại: là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ
tiền tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc
theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ.
Thông qua phân phối lại hình thành thu nhập của các khu vực không sản
xuất, dưới hình thức các loại thuế, phí và lệ phí, các khoản đầu tư tiếp tục từ
thu nhập cơ bản của cá nhân và tổ chức đã được hình thành trong phân phối
lần đầu, …
1.1.2.2.2 Chức năng giám đốc
Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra
bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để
tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình vận động của các nguồn tài chính,
quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Chủ thể của giám đốc tài chính cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì, để
cho các quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả; bản
thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra xem xét các quá trình phân phối đó.
Phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó giúp
tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá
trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của
việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền, nhưng nó không đồng nhất với
mọi loại giám đốc bằng đồng tiền khác trong xã hội. Giám đốc tài chính được thực
hiện đối với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong khi đó, giá cả là một
phạm trù giá trị có khả năng giám đốc bằng đồng tiền nhưng khác biệt với phạm trù tài
chính. Trong quan hệ trao đổi, mua bán; khả năng giám đốc của giá cả trước hết nhờ
vào chức năng thước đo giá trị của tiền tệ để đo lường giá trị của hàng hoá nhằm đảm
bảo nguyên tắc ngang giá. Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn diện, thường
xuyên, liên tục và rộng rãi.
Chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối quan hệ chặt
chẽ, hữu cơ gắn bó với nhau, làm tiền đề và bổ sung cho nhau. Chức năng phân phối là
tiền đề cho chức năng giám đốc vì phân phối tạo ra nhu cầu và khả năng kiểm tra,
giám sát bằng đồng tiền đối với toàn bộ quá trình phân phối. Ngược lại, chức năng
giám đốc được thực hiện đảm bảo cho việc thực hiện chức năng phân phối phù hợp với
các quy luật kinh tế khách quan, nâng cao tính hiệu quả của phân phối.
1.1.3 Hệ thống tài chính
1.1.3.1 Khái niệm hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính là tổng hợp những khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt động
khác nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính.
1.1.3.2 Cơ cấu hệ thống tài chính

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 6


Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan
xen nhau trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế. Tuy
nhiên, đó không phải là những hoạt động hỗn loạn, mà ngược lại chúng tuân thủ những
nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tài chính có tính chất
đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng. Giữa các bộ phận này luôn có
mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau và tạo thành hệ thống tài chính.
Theo mối quan hệ, thì hệ thống tài chính thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa các
chủ thể cung, cầu về vốn thông qua thị trường tài chính và các định chế tài chính trung
gian.
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu thị trường tài chính

Tài chính doanh Tài chính nhà


nghiệp nước

Thị trường tài chính

Tài chính dân cư, Tài chính quốc tế


tổ chức xã hội

Trong đó:
Bộ phận tài chính

Tài chính Tài chính Tài chính dân cư và


nhà nước doanh nghiệp các tổ chức xã hội

Tài chính Tài chính Tài Tài chính


các doanh các tổ chức chính các tổ chức
nghiệp sản tài chính của dân xã hội
xuất và cư
dịch vụ

Theo hoạt động của các chủ thể tài chính, cơ cấu hệ thống tài chính bao gồm thị
trường tài chính cùng với tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư
(cá nhân, hộ gia đình) và các tổ chức xã hội.
 Tài chính nhà nước
Tài chính nhà nước là khâu tài chính quan trọng, hoạt động gắn liền với việc tạo
lập và sử dụng các quỹ tiền tệ chung của nhà nước, đó là phục vụ cho việc thực hiện
ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 7
các chức năng kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng của nhà nước. Tài chính nhà
nước tác động đến sự hoạt động và phtas triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Điều
này được thể hiện bằng quá trình phân phối và phân phối lại của ngân sách nhà nước –
khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Đây là một “tụ điểm” của các nguồn
tài chính gắn với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước với
mục đích phục vụ cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước các cấp và thực hiện các
chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội.
 Tài chính doanh nghiệp
Chính tại đây nguồn tài chính xuất hiện, đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại
phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Trong hệ thống tài chính, tài
chính doanh nghiệp được coi như những tế bào có khả năng tái tạo ra các nguồn tài
chính. Do vậy, nó có tác động rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy
thoái của nền sản xuất. Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết đến tất cả các bộ
phận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn có nội dung
khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, đặc trưng cơ bản của bộ phận tài chính doanh
nghiệp thể hiện ở chỗ, nó bao gồm những quan hệ tài chính vận hành theo cơ chế kinh
doanh hướng tới lợi nhuận cao. Chính nhờ cơ chế này mà nguồn tài chính được tăng
cường và mở rộng không ngừng đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Có thể chia tài chính doanh nghiệp thành tài chính các doanh nghiệp sản xuất –
dịch vụ và tài chính các tổ chức tài chính.
 Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội
• Tài chính dân cư
Hoạt động tài chính của các nước có nền kinh tế phát triển và hoạt động tài
chính ở nước ta những năm gần đây đã chỉ ra rằng nếu có những biện pháp
thích hợp, chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể từ
các hộ gia đình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn
góp phần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hướng tích lũy và
tiêu dùng của Nhà nước.
Đặc trưng cho bộ phận này là sự tồn tại của các quỹ tiền tệ trong các hộ gia
đình và cá nhân. Nguồn hình thành quỹ tiền tệ trong khu vực dân cư là: thu
nhập từ lao động (tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm
việc khác,…); thu nhập từ góp vốn đầu tư; thu nhập từ tài sản sản thừa kế và
quà tặng; thu nhập từ trúng thưởng; … Các quỹ tiền tệ này được sử dụng
chủ yếu cho tiêu dùng, phần còn lại được tiết kiệm hay tái phân phối dưới
hình thức đầu tư.
Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, tính chất phân tán và đa dạng là đặc
điểm nổi bậc của tài chính hộ gia đình. Nguồn lực tài chính không quy tụ
vào những tụ điểm lớn mà phân bố rải rác, không đồng đều trong hàng triệu
tế bào nhỏ của nền kinh tế, đó là các hộ gia đình. Nhưng tổng quy mô của
nguồn vốn tiềm tàng trong các hộ gia đình thì rất lớn và cần phải có các biện
pháp lưu tâm thích đáng.
Tài chính hộ gia đình có thể có quan hệ thường xuyên với tất cả các tụ điểm
vốn và các bộ phận trong hệ thống tài chính.
• Tài chính các tổ chức xã hội

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 8


Ở các nước khác trên thế giới hay Việt Nam đều có sự thành lập và hoạt
động của các tổ chức xã hội. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển, các tổ
chức xã hội cũng cần có các quỹ tiền tệ độc lập và hoạt động tài chính của
các quỹ tiền tệ đó.
Thu của các quỹ tiền tệ trong các tổ chức xã hội được hình thành bằng kinh
phí đóng góp của các hội viên, bằng tiền quyên góp, ủng hộ của các tầng lớp
dân cư trong và ngoài nước, của các tổ chức phi chính phủ,…
Quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội được sử dụng cho các mục đích chính
(thường mang tính phi lợi nhuận) khi thành lập hội và chi tiêu cơ bản để duy
trì hoạt động. Khi tạm thời nhàn rỗi, nguồn tài chính của các tổ chức xã hội
cũng được đưa vào thị trường tài chính để cung ứng cho các chủ thể cần
vốn.
 Tài chính quốc tế
Trong nền kinh tế thị trường, khi các quan hệ kinh tế đã quốc tế hóa thì hệ thống
tài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại hết sức
phong phú. Trên thực tế, những quan hệ này không tập trung vào một tụ điểm
nhất định mà chúng phân tán, đan xen vào các quan hệ tài chính khác. Tuy nhiên,
do tính chất đặc thù và vị trí đặc biệt quan trọng của các quan hệ tài chính quốc tế
cho nên người ta thừa nhận nó hình thành một bộ phận tài chính có tính chất độc
lập tương đối.
Những kênh vận động của tài chính quốc tế gồm:
• Quan hệ nhận viện trợ hoặc vay vốn nước ngoài cho quỹ NSNN hoặc cho các
doanh nghiệp, thậm chí cho cả dân cư.
• Quan hệ về tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài giữa các tổ chức kinh tế trong
nước và nước ngoài.
• Quá trình thanh toán xuất - nhập khẩu giữa các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế trong và ngoài nước.
• Việc thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm và thanh toán
bảo hiểm đối với các pháp nhân nước ngoài hoặc ngược lại, thu nhận phí bảo
hiểm và nhận bồi thường từ các tổ chức nước ngoài.
• Quá trình chuyển tiền và tài sản giữa các cá nhân ngoài nước cho thân nhân
trong nước và ngược lại.
 Thị trường tài chính
Sự ra đời của thị trường tài chính đã giúp nguồn vốn trong nền kinh tế được khơi
thông dễ dàng hơn. Thông quan hoạt động của thị trường tài chính, những luồng vốn
từ những chủ thể thừa vốn đã được chuyển sang những chủ thể thiếu vốn thông qua
hoạt động tài chính trực tiếp. Việc dẫn vốn trực tiếp được thực hiện bằng cách những
chủ thể cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu hoặc thực hiện các món
vay thế chấp. Những chủ thể có vốn sẽ sử dụng tiền vốn của mình để mua vào các
công cụ nợ hoặc các cổ phiếu đó, như vậy vốn đã được chuyển từ chủ thể có vốn sang
chủ thể cần vốn một cách trực tiếp.
Từ đây, mọi nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế được khơi thông,
làm nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế và cải thiện mức sống của người
tiêu dùng ngay cả khi khả năng thực tế về tài chính của họ chưa cho phép.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 9


1.2 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.2.1 Khái niệm thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn được chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế
xã hội, là nơi gặp gỡ giữa những bên có nguồn vốn dư thừa với những bên có nhu cầu
sử dụng vốn.
Để hiểu rõ hơn về thì trường tài chính thì không thể không đề cập đến ba yếu tố
cơ bản của thị trường tài chính đó là đối tượng, công cụ và chủ thể của thị trường tài
chính.
 Đối tượng của thị trường tài chính:
Là những nguồn cung cầu về vốn trong xã hội của các chủ thể kinh tế như
Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các định chế tài chính trung gian
và công chúng. Thực chất của việc mua bán trên thị trường tài chính là mua
bán quyền sử dụng vốn.
 Công cụ của thị trường tài chính
Là các loại giấy tờ có giá, được xem là nguồn sống cho hoạt động của thị
trường. Đây là loại giấy xác nhận quyền sở hữu một phần vốn hay tài sản và
được hưởng một lợi ích nhất định của người chủ sở hữu giấy tờ có giá đối với
một phần tài sản hay vốn của tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành có nghĩa
vụ thực hiện các điều khoản đã cam kết ngày từ lúc bắt đầu phát hành giấy tờ
có giá đó.
Với các loại giấy tờ có giá như: công trái nhà nước, chứng khoán do doanh
nghiệp phát hành, trái phiếu công ty, trái phiếu của các định chế tài chính
trung gian và các dạng kỳ phiếu, séc ...
 Chủ thể của thị trường tài chính
Là những pháp nhân và thể nhân đại diện cho những nguồn cung về vốn và
cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính cụ thể là chính phủ, các doanh
nghiệp, dân cư, các định chế tài chính trung gian,… Trong đó, các định chế tài
chính đóng vai trò trung gian chi phối khá lớn đến dòng chảy vốn của thị
trường.
Như vậy, thị trường tài chính là nơi gặp gỡ của các nguồn cung và nguồn cầu về
vốn, nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá, qua đó hình thành nên
giá mua và bán các loại công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín
phiếu,… hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm lãi suất, lãi suất cho vay,
lãi suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
1.2.2 Phân loại thị trường tài chính
Thị trường tài chính rất phong phú, đa dạng, tùy theo tiêu chí mà có thể chia thành
nhiều loại khác nhau.
1.2.2.1 Căn cứ vào kỳ hạn của các chứng từ mua bán trên thị trường.
Có thế phân chia thị trường tài chính thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
1.2.2.1.1 Thị trường tiền tệ (Money Market)
 Khái niệm
Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng từ nợ ngắn hạn có thể chuyển
nhượng được trong vòng một năm. Cũng có thể hiểu thị trường tiền tệ là thị

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 10


trường mà ở đó người ta chuyển nhượng các khoản vốn ngắn hạn giữa các chủ
thể nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh khoản và đầu tư ngắn hạn.
Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của ngân
hàng và các tổ chức tín dụng, vì các ngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng
nhất trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn.
 Đặc điểm của thị trường tiền tệ
• Luân chuyển vốn ngắn hạn không quá 1 năm. Công cụ của thị trường tiền
tệ là các khoản vay hay các chứng khoán đáo hạn trong vòng 1 năm.
• Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính gián tiếp, với các ngân
hàng thương mại đóng vai trò trung gian tài chính giữa người đi vay và
người cho vay.
• Các công cụ của thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao, cung cấp lợi
tức tiết kiệm cho các nhà đầu tư.
 Thị trường tiền tệ được phân thành
• Thị trường cho vay ngắn hạn của các định chế tài chính trung gian: Các tổ
chức này sẽ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá
nhân bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm và đem cho các tổ chức
kinh tế, cá nhân khác vay lại nếu cần.
• Thị trường hối đoái (thị trường ngoại hối): là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán và vay mượn ngoại tệ giữa các chủ thể có liên quan. Thành viên
tham gia thị trường hối đoái chủ yếu là ngân hàng thương mại, doanh
nghiệp, các nhà môi giới ngoại hối, các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn, các
nhà kinh doanh, ngân hàng trung ương.
• Thị trường liên ngân hàng: đây là thị trường hoạt động phục vụ cho các
khách hàng là các ngân hàng thương mại. Đây là thị trường vốn ngắn hạn
giữa các ngân hàng với nhau do ngân hàng trung ương tổ chức để giải
quyết nhu cầu vốn giữa các ngân hàng thương mại về bù đắp thiếu hụt
trong thanh toán bù trừ, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng…
• Thị trường mở: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán giấy tờ có giá ngắn
hạn. Thị trường này được sự tham gia của rất nhiều chủ thể trong nền kinh
tế, trong đó chủ thể đóng vai trò chi phối đối với thị trường này là nhà
nước.
1.2.2.1.2 Thị trường vốn (Capital market)
 Khái niệm
Thị trường vốn là thị trường dành cho các khoản vốn dài hạn. Thị trường này
cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, các doanh nghiệp
và các hộ gia đình.
Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị
trường tiền tệ nên các công cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và tất
nhiên mức lợi tức của nó cũng sẽ cao hơn.
 Có thể chia thị trường vốn thành thị trường vay nợ dài hạn và thị trường
chứng khoán.
• Thị trường vay nợ dài hạn, bao gồm:

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 11


- Thị trường thế chấp: là thị trường cung cấp tín dụng trung và dài hạn
cho các chủ thể trong nền kinh tế, thường đòi hỏi phải có tài sản thế
chấp. Hoạt động trên thị trường này là các ngân hàng thương mại và
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Thị trường chuyên cho vay các
món nợ dài hạn dùng để tài trợ mua bán địa ốc, nhà xưởng
- Thị trường cho thuê tài chính: cho thuê tài chính là hình thức tín dụng
trung và dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê tài sản như
máy móc, thiết bị, động sản và bất động sản khác trên cơ sở hợp đồng
cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê.
Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển
và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sỡ
hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và
thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê và được hai bên thỏa
thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền mua lại tài sản
thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp
đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản
đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Trong điều kiện mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp để đáp
ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh mà vẫn có thể giữ
nguồn vốn lớn để hoạt động thì cho thuê tài chính là một lựa chọn khả
thi mà doanh nghiệp nên hướng tới.
• Thị trường chứng khoán
Là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán trung
và dài hạn. Cụ thể là cổ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá trung, dài
hạn khác.
Thị trường chứng khoán giữ vai trò nòng cốt trong thị trường tài chính của
một quốc gia.
Thông qua hoạt động của thị trường chứng khoán đã giúp gia tăng tính
thanh khoản cho các loại chứng khoán; đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài
chính của các chủ thể trong nền kinh tế; và là công cụ trợ giúp chính phủ
thực hiện mục tiêu chính sách quốc gia.
Các chủ thể tham gia trị trường chứng khoán gồm: chủ thể phát hành
chứng khoán; nhà đầu tư (tổ chức, cá nhân); công ty chứng khoán; ủy ban
chứng khoán nha nước; sở giao dịch, trung tâm giao dịch chứng khoán;
trung tâm lưu ký chứng khoán.
Hoạt động của thị trường chứng khoán được xem là hàn thử biểu của nền
kinh tế. Vì từ đó có thể phần nào đánh giá hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, cũng cho thấy động thái phát triển của nền kinh tế, để chính
phủ có thể điều chính kịp thời chính sách kinh tế vĩ mô.
Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tài
chính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó các
nghiệp vụ hoạt động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động hỗ
tương.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 12


Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán
chứng khoán trên thị trường vốn. Mặt khác, các biến đổi về giá cả và lãi suất trên thị
trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn như quan hệ
cung cầu và giá của cổ phiếu và trái phiếu.
Ngược lại, các thay đổi về chỉ số giá cổ phiếu của thị trường vốn cũng phản ảnh
các hiện tượng tốt hay xấu, đã đang hoặc sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ. Đối với thị
trường vốn, việc duy trì một lãi suất ổn định là cần thiết cho sự ổn định của thị trường.
1.2.2.2 Căn cứ vào mục đích hoạt động của thị trường.
Thị trường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
1.2.2.2.1 Thị trường sơ cấp (Primary Market)
 Khái niệm
Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này,
vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu
tư mua các chứng khoán mới phát hành.
 Vai trò của thị trường sơ cấp
• Chứng khoán hóa nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy
động qua việc phát hành chứng khoán.
• Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp bằng cách đưa các
khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang
dạng vốn dài hạn.
 Đặc điểm của thị trường sơ cấp
• Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho
người phát hành. Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời
tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch.
• Những chủ thể bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp được xác định
thường là chủ thể phát hành, chủ thể được ủy quyền đại diện phát hành
hoặc chủ thể bảo lãnh phát hành như Kho bạc, ngân hàng nhà nước, công
ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành…
• Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định.
1.2.2.2.2 Thị trường thứ cấp (Secondary Market)
 Khái niệm
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên
thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các
chứng khoán đã phát hành.
 Vai trò của thị trường thứ cấp
• Cung cấp thị trường, tạo ra những điều kiện dễ dàng để bán những công cụ
tài chính trên thị trường sơ cấp nhằm thu tiền mặt, tức là tạo cho các công
cụ tài chính tăng cao tính thanh khoản.
• Thị trường thứ cấp xác định giá của mỗi chứng khoán mà công ty phát
hành bán ở thị trường sơ cấp.
 Đặc điểm thị trường thứ cấp
• Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán
thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không
thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác các luồng vốn không chảy vào
ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 13
những người phát hành chứng khoán mà chuyển vận giữa những người
đầu tư chứng khoán trên thị trường.
• Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do,
giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.
• Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể
mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
Tóm lại, giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong đó thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và
phát triển của thị trường thứ cấp, thị trường thứ cấp là động lực, là điều kiện cho sự
phát triển của thị trường sơ cấp.
Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ không có chứng khoán cho thị trường thứ
cấp hoạt động; và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó
có thể hoạt động một cách trôi chảy được. Vì khi đó các loại chứng khoán rất khó khăn
khi phát hành, không ai dám đầu tư vào chứng khoán vì chứng khoán không thể
chuyển đổi thành tiền tệ khi cần, vốn của họ bị ứ đọng.
1.2.2.3 Căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường.
Có thể phân chia thị trường tài chính thành thị trường tập trung và thị trường phi
tập trung.
1.2.2.3.1 Thị trường tập trung
 Khái niệm
Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán
được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một điểm nhất định. Ở Việt Nam
hiện nay là sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Đặc điểm
• Hoạt động mua bán chứng khoán tại sở giao dịch bắt buộc phải thông qua
các trung gian môi giới gọi là các nhà môi giới chứng khoán.
• Sở giao dịch cung cấp cho những người mua và bán chứng khoán các
phương tiện và dịch vụ cần thiết để tiến hành giao dịch như: dịch vụ thanh
toán, lưu ký chứng khoán, hệ thống máy tính nối mạng…
• Chỉ có những loại chứng khoán đã được đăng ký niêm yết giá mới được
mua bán trên thị trường.
1.2.2.3.2 Thị trường phi tập trung (OTC)
 Khái niệm
Là thị trường mà các hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện phân
tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định.
Trên thế giới thị trường phi tập trung được tổ chức dưới hình thức một thị
trường giao dịch qua quầy.
 Đặc điểm
• Thị trường phi tập trung không có địa điểm giao dịch chính thức, thay vào
đó là các nhà môi giới kết nối các giao dịch qua mạng máy tính diện rộng
giữa các công ty chứng khoán và trung tâm quản lý hệ thống.
• Cơ chế xác lập giá trên thị trường này là thương lượng giữa bên mua và
bên bán chứ không phải khớp lệnh như sở giao dịch.
 Mục tiêu của thị trường phi tập trung.
ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 14
• Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận thị trường thuận tiện, nhanh
chóng qua hệ thống giao dịch máy tính điện tử.
• Tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện giao dịch với thông tin thị trường
tối đa.
• Tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán bất kỳ lúc nào,
ở đâu.
• Tạo điều kiện cho các nhà quản lý thị trường có thể giám sát tốt thị trường
và các nhà môi giới, giao dịch chứng khoán có thể hoạt động thuận tiện.
1.2.3 Các công cụ tài chính
Để thực hiện việc chuyển giao vốn trên thị trường tài chính, cần thiết phải có sự
xuất hiện của các công cụ tài chính. Thị trường tài chính càng phát triển thì các công
cụ tài chính càng trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. Có rất nhiều công cụ tài chính ra
đời và tồn tại đã tạo đà thúc đẩy thị trường tài chính các nước phát triển. Trong phạm
vi tài liệu này, căn cứ vào thời hạn chuyển giao vốn, có thể phân chia các công cụ tài
chính thành các công cụ trên thị trường tiền tệ và các công cụ trên thị trường vốn.
1.2.3.1 Các công cụ trên thị trường tiền tệ.
Với tính chất nguồn vốn luân chuyển thời hạn ngắn, trên thị trường tiền tệ lưu
hành các công cụ tài chính chủ yếu như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, thương
phiếu, chấp phiếu ngân hàng, hợp đồng mua…
1.2.3.1.1 Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ, do kho bạc nhà
nước phát hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước.
Tín phiếu kho bạc thuộc loại chứng khoán chiết khấu, có độ rủi ro thấp nhất trên
thị trường tiền tệ, và mức lãi suất của nó cũng thường thấp hơn các công cụ khác lưu
thông trên thị trường tiền tệ.
Tín phiếu kho bạc thường được phát hành theo từng lô bằng phương pháp đấu
thầu, khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc được hình thành qua kết quả đấu thầu.
1.2.3.1.2 Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được
Chứng chỉ tiền gửi là công cụ nợ do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định
kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc cho người gởi tiền khi đến ngày đáo hạn.
Giai đoạn đầu khi mới ra đời, các chứng chỉ tiền gửi không được phép bán lại
hoặc không được hoàn trả trước kỳ hạn, nếu không sẽ phải chịu một khoản phạt.
Nhưng về sau để tăng tính hấp dẫn của các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn được
phép bán lại trước hạn với một mức giá khấu trừ, khi đó được gọi là chứng chỉ tiền gửi
có thể chuyển nhượng được.
1.2.3.1.3 Thương phiếu
Thương phiếu là những giấy nợ do các công ty có uy tín phát hành.
Trước đây, để vay vốn đáp ứng nhu cầu tức thời trong ngắn hạn, các công ty luôn
tìm đến ngân hàng thương mại. Sau này, ngoài hình thức vay vốn ngắn hạn từ ngân
hàng, các công ty cũng có thể vay thông qua bán thương phiếu cho các trung gian tài
chính và các công ty khác.
Thương phiếu được chuyển nhượng theo hình thức chiết khấu, có mức độ rủi ro
cao hơn trái phiếu kho bạc nên lãi suất chiết khấu cao hơn.
Việc chuyển nhượng thương phiếu được thực hiện bằng hình thức ký hậu.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 15


1.2.3.1.4 Chấp phiếu ngân hàng
Chấp phiếu ngân hàng, còn gọi là hối phiếu được ngân hàng chấp nhận, là các hối
phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách
đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu. Nghĩa là nếu công ty không có khả năng
thanh toán thì ngân hàng buộc phải thanh toán theo số tiền đã ghi trên hối phiếu.
Vì vậy, đây là công cụ nợ có độ an toàn khá cao, nhất là khi ngân hàng chấp nhận
là các ngân hàng lớn, có uy tín. Những người sỡ hữu chấp phiếu có thể đem bán chúng
trên thị trường tiền tệ với giá chiết khấu để thu tiền mặt ngay khi cần vốn gấp.
1.2.3.1.5 Hợp đồng mua lại
Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó ngân hàng bán một số lượng tín
phiếu kho bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại các tín phiếu đó sau
vài ngày hay vài tuần với mức giá cao hơn.
Có thể xem đây là món vay ngắn hạn, với tài sản đảm bảo là các tín phiếu kho
bạc mà chủ thể cho vay nhận được nếu chủ thể đi vay không thanh toán được nợ.
Hợp đồng mua lại là hình thức cung cấp vốn tức thời hữu hiệu cho các ngân hàng
thương mại và chủ thể cho vay ở thị trường này thường là các công ty lớn hay các định
chế tài chính khác.
1.2.3.2 Các công cụ trên thị trường vốn.
Trong giới hạn tài liệu này, xin đề cập đến hai công cụ lưu hành phổ biến nhất
trên thị trường vốn là trái phiếu và cổ phiếu.
1.2.3.2.1 Trái phiếu
Trái phiếu là một chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền là lợi ích hợp
pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tổ chức phát hành. Hay trái phiếu là giấy
chứng nhận nợ của của tổ chức phát hành đối với người cho vay.
Bản chất của trái phiếu là một công cụ nợ những đặc điểm như mệnh giá trái
phiểu, thời gian của trái phiếu, lãi trả cho trái phiếu, người sở hữu trái phiếu.
 Mệnh giá của trái phiếu là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên
tờ trái phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm
đáo hạn. Luật các nước có thể quy định mệnh giá tối thiểu của trái phiếu.
Ví dụ: Nghị định 144/CP qui định mệnh giá tối thiểu của trái phiếu phát hành
ra công chúng tại Việt Nam là 100.000 đ và bội số của 100.000 đ.
 Thời gian của trái phiếu là thời hạn vay vốn của tổ chức phát hành, được ghi
rõ trên tờ hối phiếu. Thời hạn của trái phiếu thường từ 2 năm trở lên, từ 2 đến
5 năm là trung hạn, trên 5 năm là dài hạn.
 Lãi trả cho trái phiếu: Tùy loại trái phiếu mà mới xác định có trả lãi cho người
sở hữu trái phiếu trong thời hạn lưu hành hay không. Theo cách thức trả lãi
tồn tại hai loại trái phiếu là trái phiếu trả lãi định kỳ và trái phiếu không trả lãi
định kỳ. Đối với, trái phiếu được hưởng lãi định kỳ, tỷ suất lãi trái phiếu
không cao nhưng ổn định, không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh,
ít rủi ro. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá
của trái phiếu, lãi trái phiếu có thể được quy định trả hàng năm hay thanh toán
nửa năm một lần. Trái phiếu không được hưởng lãi định kỳ thì trong suốt quá
trình nắm giữ người mua trái phiếu vì được mua với giá đã chiết khấu nên
không được hưởng lãi định kỳ.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 16


 Người sở hữu trái phiếu: tên của người chủ sỡ hữu trái phiếu có thể được ghi
trên tờ trái phiếu hay không cũng tùy loại trái phiếu. Chẳng hạn, trái phiếu
ký danh thì có ghi tên người sở hữu ở mặt sau, còn trái phiếu vô danh thì
người sở hữu không có tên trên trái phiếu.
Có nhiều loại trái phiếu tồn tại trên thị trường. Căn cứ vào chủ thể phát hành có
thể chia thành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp.
• Trái phiếu chính phủ, thường dưới dạng trái phiếu kho bạc hoặc trái triếu
chính quyền địa phương.
- Trái phiếu kho bạc là các trái phiếu do kho bạc nhà nước phát hành để bù
đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hàng năm.
- Trái phiếu chính quyền địa phương thì do chính quyền địa phương được
sự cho phép của chính phủ phát hành để phục vụ mục tiêu phát triển của
từng địa phương.
- Ngoài ra ở nhiều nước còn có trái phiếu do các cơ quan trực thuộc chính
phủ phát hành
Các trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu mua bán mạnh nhất trên thị
trường vốn các nước nên được xem là công cụ nợ lỏng nhất trên thị
trường vốn.
• Trái phiếu doanh nghiệp hay trái phiếu công ty, là loại trái phiếu do các
công ty hoặc doanh nghiệp đang hoạt động phát hành nhằm mục đích bổ
sung vốn kinh doanh (như phát hành trái phiếu công ty nhằm mục đích đầu
tư dài hạn, mở rông quy mô phát triển sản xuất kinh doanh,…).
Những người nắm giữ trái phiếu nếu có nhận lãi thì không phụ thuộc vào
tình hình lợi nhuận của công ty nên không được tham dự, can thiệp vào hoạt
động công ty, nhưng lại được ưu tiên trước khi thanh toán lãi trong trường
hợp công ty giải thể hay phá sản.
Các trái phiếu công ty nhìn chung có qui mô giao dịch nhỏ hơn so với các
trái phiếu chính phủ, do vậy mà chúng kém lỏng hơn.
1.2.3.2.2 Cổ phiếu
Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần, xác nhận quyền sở hữu của cổ đông về vốn
đối với thu nhập và tài sản ròng của công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu được gọi là
cổ đông, nhận giấy chứng nhận cổ phần được gọi là cổ phiếu. Trên giấy này có ấn định
mệnh giá của cổ phiếu.
Cổ phiếu có bản chất là một công cụ góp vốn và chỉ do các công ty cổ phần phát
hành. Vốn mà công ty cổ phần huy động được từ việc phát hành cổ phiếu được xem là
vốn thuộc sỡ hữu của công ty.
Chủ thể mua và sở hữu cổ phiểu có những quyền lợi như quyền tham gia quản lý
công ty và quyền sở hữu tài sản ròng của công ty.
• Quyền tham gia quản lý công ty: các cổ đông bầu ra một Hội đồng quản trị
để thay mặt mình quản lý, điều hành công ty.
• Quyền sở hữu tài sản ròng của công ty: khi tài sản ròng của công ty tăng
lên do làm ăn có lãi, giá trị các cổ phần mà cổ đông nắm giữ cũng tăng lên
theo. Khi công ty cổ phần ngừng hoạt động, cổ đông được tham gia phân
chia tài sản còn lại của công ty.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 17


Ví dụ: Tổng tài sản ban đầu của một công ty cổ phần là 10 tỷ VNĐ. Một
cổ đông nắm 20% cổ phần của công ty cho nên tổng giá trị tài sản công ty
mà anh sở hữu theo cổ phần là 2 tỷ VNĐ. Sau 5 năm làm ăn có lãi, tổng tài
sản ròng của công ty tăng lên 15 tỷ VNĐ, khi đó tổng giá trị cổ phần mà
anh ta sở hữu lên tới 3 tỷ VNĐ.
• Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng: cổ đông được quyền hưởng một
phần lợi nhuận ròng của công ty tỷ lệ với số cổ phần đang nắm giữ. Phần
lãi trả cho mỗi cổ đông được gọi là cổ tức.
 Đặc điểm của cổ phiếu
• Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn, do đó không có kỳ hạn và không hoàn
vốn. Trên thực tế trừ trường hợp phá sản hoặc kết quả kinh doanh quá tồi
tệ, còn nói chung thì các công ty vẫn cứ duy trì hoạt động mãi mãi, cho
nên có thể nói thời hạn của trái phiếu là vô hạn. Các cổ đông được phép
chuyển nhượng cổ phần mà mình nắm giữ cho người khác để rút lại
khoản vốn mà mình đã đầu tư vào công ty cổ phần.
• Cổ tức của cổ phiếu thường không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp, do đó không cố định. Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt
cổ đông cũng được hưởng lợi nhuận cao hơn nhiều so với các loại chứng
khoán khác có lãi suất cố định nhưng ngược lại lãi suất có thể rất thấp
hoặc hoàn toàn không có khi làm ăn thua lỗ.
 Các loại giá cổ phiếu.
- Mệnh giá: là số tiền ghi trên bề mặt, mệnh giá thường được ghi bằng nội
tệ. Mệnh giá bằng bao nhiêu là do luật chứng khoán hoặc điều lệ của
công ty cổ phần quy định.
Ví dụ: ở Việt Nam theo NĐ144/CP, mệnh giá cổ phiếu của các doanh
nghiệp Việt nam thống nhất là 10.000 VNĐ.
Khi công ty mới thành lập, mệnh giá cổ phiếu được tính như sau:

Vốn điều lệ của công ty cổ phần


Mệnh giá cổ phiếu =
mới phát hành
Tổng số cổ phiếu đăng ký phát hành

Ví dụ: Năm 2010, công ty A thành lập với mức vốn điều lệ là 30 tỷ đồng,
số cổ phần đăng ký phát hành là 3.000.000. Ta có:

30 tỷ đồng
Mệnh giá cổ phiếu = = 10.000đ/ CP
mới phát hành
3.000.000

- Giá trị ghi sổ (Book value): là giá trị của mỗi cổ phần căn cứ vào giá trị
tài sản ròng của công ty trên bảng tổng kết tài sản.
Ví dụ: Năm 2011 công ty A quyết định tăng thêm vốn bằng cách phát
hành thêm 1.000.000 cổ phiếu, mệnh giá mỗi cổ phiếu vẫn là 10.000đ,

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 18


nhưng giá bán cổ phiếu trên thị trường là 25.000đ. Biết rằng quỹ tích lũy
dùng cho đầu tư còn lại tính đến cuối năm 2011 là 10 tỷ đồng.
- Trên sổ sách kế toán ngày 31/12/2011 như sau:
Vốn cổ phần theo mệnh giá:
4 triệu x 10.000 = 40 tỷ đồng
Vốn thặng dư:
(25.000 – 10.000) x 1 triệu = 15 tỷ đồng
Quỹ tích lũy: 10 tỷ đồng
Tổng số vốn cổ phần: 65 tỷ đồng
Thư giá cổ phiếu = 65 tỷ đồng = 16.250đ
4 triệu
- Giá trị thị trường (Market value): là giá cả của cổ phiếu trên thị trường
tại một thời điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể
thấp hơn, cao hơn, hoặc bằng giá trị thực của nó tại thời điểm mua bán.
 Cổ phiếu có 2 loại cơ bản là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
• Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu có đầy đủ những đặc trưng đã nêu trên
của cổ phiếu.
- Cổ phiếu thường có mức cổ tức phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Chỉ được chia lãi sau khi công ty đã thanh toán lãi phải trả cho những
người nắm trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi.
- Thời hạn cổ phiếu là vô hạn, trừ trường hợp công ty bị giải thể hay
phá sản.
• Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu cho phép người nắm giữ cổ phiếu được
hưởng một số ưu đãi hơn so với cổ đông cổ phiếu thường:
- Cổ phiếu ưu đãi có mức cổ tức cố định hàng năm.
- Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường.
- Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại trước cổ đông sở hữu cổ phiếu
thường khi công ty giải thể hay phá sản.
Hạn chế so với cổ phần thường:
- Không được quyền tham gia quản lý công ty.
- Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức của cổ phiếu ưu đãi vẫn
giữ nguyên.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 19


TÓM TẮT CHƯƠNG 1
 Đề cập đến sự ra đời của tài chính, có thể đúc kết lại đó là cả một quá trình
lâu dài, dựa trên hai tiền đề nền tảng: sự phát triển của nền kinh tế hàng
hóa – tiền tệ và sự ra đời của nhà nước.
 Bản chất của tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở
mọi chủ thể trong xã hội. Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh
tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hay
sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ
thể trong xã hội.
 Các chức năng của tài chính gồm có hai chức năng chủ yếu là chức năng
phân phối của tài chính và chức năng giám đốc.
 Hệ thống tài chính là tổng hợp những khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt
động khác nhau, nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong
quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính.
 Theo hoạt động của các chủ thể tài chính, cơ cấu hệ thống tài chính bao
gồm thị trường tài chính cùng với tài chính nhà nước, tài chính doanh
nghiệp, tài chính dân cư (cá nhân, hộ gia đình) và các tổ chức xã hội.
 Thị trường tài chính là thị trường trong đó các loại vốn ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn được chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu để đáp ứng nhu cầu phát
triển nền kinh tế xã hội, là nơi gặp gỡ giữa những bên có nguồn vốn dư thừa
với những bên có nhu cầu sử dụng vốn.
 Thị trường tài chính có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế: đẩy mạnh khơi
thông vốn cho nền kinh tế; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; hỗ trợ nhà nước
thực hiện chính sách tiền tệ.
 Có nhiều loại thị trường tài chính căn cứ vào từng tiêu chí cụ thể.
- Căn cứ kỳ hạn chuyển giao vốn gồm có thị trường tiền tệ (với thị trường
cho vay ngắn hạn, thị trường hối đoái, thị trường liên ngân hàng, thị
trường mở) và thị trường vốn (với thị trường vay nợ dài hạn, thị trường
chứng khoán).
- Căn cứ mục đích hoạt động có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Căn cứ phương thức tổ chức và giao dịch của thị trường gồm có thị
trường tập trung và thị trường phi tập trung.
 Công cụ trên thị trường tiền tệ có tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi,
thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng, hợp đồng mua lại,…
 Công cụ trên thị trường vốn chủ yếu là cổ phiếu (cổ phiếu thường, cổ phiếu
ưu đãi) và trái phiếu.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 20


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày tiền đề cho sự ra đời của tài chính?
2. Nêu các chức năng của tài chính? Chức năng nào được xem là chức năng
quan trọng của tài chính? Giải thích?
3. Phân tích bản chất của tài chính?
4. Phân biệt quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại trong chức
năng phân phối của tài chính?
5. Hệ thống tài chính là gì? Trình bày cơ cấu của hệ thống tài chính?
6. Thị trường tài chính là gì? Nêu đối tượng, chủ thể, công cụ của thị trường tài
chính?
7. Phân loại thị trường tài chính căn cứ vào thời hạn chuyển giao vốn; căn cứ
vào mục đích hoạt động; căn cứ vào phương thức tổ chức và giao dịch của
thị trường?
8. Có các công cụ nào phổ biến trên thị trường vốn? Hãy phân biệt các công cụ
đó?
9. Trình bày mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp? Có thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trên thị trường tiền tệ hay không? Hãy
chứng minh?

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 21


CHƯƠNG 2: TIỀN TỆ, LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Có thể nói tiền là một phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa, làm nảy sinh các quan hệ tài chính. Nền kinh tế cùng những chuyển
biến thăng trầm thường bắt nguồn và xoay quanh những hoạt động liên quan đến tiền
t, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Nội dung chương 2 sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn những
kiến thức về:
 Sự ra đời, các chức năng và cung cầu của tiền tệ
 Khái niệm, phân loại, tác động, nguyên nhân, biện pháp kiểm soát lạm phát
 Khái niệm, phân loại và vai trò của tín dụng.
 Khái niệm, phân loại lãi suất và giá trị tiền tệ theo thời gian.
 Khái niệm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng, biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN TỆ


2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ
2.1.1.1 Sự ra đời của tiền tệ
Nói đến nguồn gốc ra đời của tiền tệ K. Marx viết “Một khi người ta hiểu rằng
nguồn gốc của tiền tệ ở ngay trong hàng hoá, thì người ta đã khắc phục được các khó
khăn chính trong sự phân tích tiền tệ”.3
Sự ra đời của tiền tệ là kết quả tất yếu của một quá trình lịch sử xuất phát từ nhu
cầu trao đổi hàng hóa của các cá nhân trong xã hội. Cho nên, nghiên cứu sự ra đời của
tiền tệ cần gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Trao đổi xuất hiện từ khi chế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Hình thức
trao đổi lúc này là trao đổi trực tiếp, mang tính chất ngẫu nhiên nên còn gọi là hình
thái trao đổi giản đơn4, với quy luật H – H’ - …, người ta sử dụng trực tiếp một hàng
hóa này để đo lường giá trị một hàng hóa khác.
Theo thời gian, cùng sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội, số lượng sản phẩm được sản xuất và đưa ra trao đổi cũng nhiều hơn. Lúc đó, để
thuận tiện hơn trong việc trao đổi, một hàng hóa được sử dụng như vật ngang giá
chung để có thể làm cơ sở trao đổi các hàng hóa khác, đây chính là hình thái trao đổi
mở rộng5.
Sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển. Trao đổi đã vượt khỏi cái
khung nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phương. Và cùng với trao
đổi ngày càng nhiều hơn đó giữa các hàng hoá đòi hỏi phải có một hàng hoá có tính
đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi
trong trao đổi, và bảo tồn giá trị. Và khi vật ngang giá chung được chấp nhận ở một
phạm vi rộng, thì vật ngang giá chung đó trở thành tiền tệ, hay lúc đó hình thái tiền tệ6
manh nha được hình thành.

3
Tác phẩm “Góp phần phê phán kinh tế chính trị”, Mac-Ăngghen, Toàn tập- tập 13, NXB Chính trị quốc gia Hà
Nội, năm 1993.
4
Hay hình thái ngẫu nhiên của giá trị.
5
Hình tháy đầy đủ của giá trị
6
Hình thái chung của giá trị

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 22


Từ hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên đến hình thái tiền tệ là cả một quá trình lịch
sử lâu dài, nhằm giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong bản thân hàng hóa. Tiền tệ ra
đời nhằm làm cho việc trao đổi hàng hóa dịch vụ được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Như vậy, sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và
trao đổi hàng hóa, hay nói cách khác chỉ khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển
đến một bước nhất định thì mới dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
2.1.1.2 Sự phát triển của các hình thái tiền tệ
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại đã có nhiều hình thái tiền tệ
xuất hiện và cũng dần hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng
hóa. Nhiều nghiên cứu đề cập đến các hình thái tiền tệ với những tên gọi khác nhau.
Trong phạm vi tài liệu này, xin đề cập đến hóa tệ, tín tệ, bút tệ, tiền điện tử.
2.1.1.2.1 Hóa tệ7
Là tiền tệ dưới dạng hàng hóa, nghĩa là một hàng hoá nào đó giữ vai trò làm vật
trung gian cho quá trình trao đổi. Có thể phân chia hoá tệ thành hóa tệ phi kim loại và
hoá tệ kim loại.
 Hoá tệ không kim loại.
Sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển. Sự trao đổi không còn ngẫu
nhiên, không còn trên cơ sở của định giá giản đơn. Trao đổi đã vượt khỏi cái khung
nhỏ hẹp một vài hàng hoá, giới hạn trong một vài địa phương. Sự trao đổi ngày càng
nhiều hơn đó giữa các hàng hoá đòi hỏi phải có một hàng hoá có tính đồng nhất, tiện
dụng trong vai trò của vật ngang giá, có thể tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi, và
bảo tồn giá trị.
Những hình thái tiền tệ đầu tiên thường được chọn từ một loại hàng hóa đơn
thuần có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, khác nhau tùy theo từng địa
phương, có thể là những vật trang sức, những vật có thể ăn, … Trong cuốn “Primitive
money’’ của Paul Einzig viết năm 1966, ông đã đưa ra những thống kê khá thú vị sau
về những loại tiền cổ xưa mà theo ông, nhiều số trong đó vẫn còn được sử dụng cho
đến cả ngày nay. Đó là:
 Lụa ở Trung Quốc

 Bơ ở Na Uy

 Da ở Pháp và Ý

 Rượu Rum ở Australia

 Bộ lông vẹt đỏ ở quần đảo Santa Cruz

 Gạo ở Philippines

 Hạt tiêu ở Barbados

 Nô lệ ở Châu Phi xích đạo, Nigeria, Ailen

 Những chuỗi vỏ sò của những thổ dân da đỏ Bắc Mỹ

 Bò, cừu ở Hy Lạp và La Mã

 Răng cá voi ở đảo Fiji

 Gỗ đàn hương ở Hawaii

 Lưỡi câu (cá) ở quần đảo Gilbert

 Mai rùa ở đảo Marianas

7
Tiền tệ hàng hóa (Commodity money)

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 23


Tuần lộc ở nhiều nơi thuộc Nga

 Muối ở nhiều nơi.

… và đến nay một số dân tộc Châu Phi vẫn dùng cá khô, thuốc lá là vật ngang giá
trong trao đổi.
Tuy vậy, trong quá trình phục vụ trao đổi, tiền tệ bằng hàng hoá có những bất tiện
nhất định như : tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó
bảo quản cũng như vận chuyển, và chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa
phương, … do đó cần có vật ngang giá chung có thể khắc phục dần những nhược điểm
trên.
 Hoá tệ bằng kim loại8.
Sự mở rộng phân công lao động xã hội đi kèm với sản xuất và trao đổi hàng hoá
phát triển, đồng thời với sự xuất hiện của Nhà nước và giao dịch quốc tế thường xuyên
thì kim loại ngày càng có những ưu điểm nổi bật trong vai trò của vật ngang giá bởi
những thuộc tính như chất lượng, trọng lượng có thể xác định chính xác, dễ dàng hơn,
thêm vào đó, nó lại bền hơn, dễ bị chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi, … hơn so với
hóa tệ không kim loại. Tiền bằng hợp kim vàng và bạc xuất hiện đầu tiên vào những
năm 685 – 652 trước Công nguyên ở vùng Tiểu Á và Hy Lạp có đóng dấu in hình nổi
để đảm bảo giá trị. Ở Trung Quốc, tiền bằng chì xuất hiện đầu tiên dưới dạng một thỏi
dài có lỗ ở một đầu để có thể xâu thành chuỗi. Tiền kim loại đầu tiên ở Anh làm bằng
thiếc, ở Thụy Sĩ và Nga bằng đồng, …
Như vây, hóa tệ bằng kim loại là tiền xuất phát từ hàng hóa nhưng ở đây hàng
hóa là kim loại hay đây là tiền tệ dưới dạng kim loại.
Nếu so với các loại tiền tệ trước đó, tiền bằng kim loại, bên cạnh những ưu điểm
nhất định cũng đưa đến những bất tiện trong quá trình phát triển trao đổi như: cồng
kềnh, khó cất giữ, khó chuyên chở… Dần dần trong các kim loại quý9 như vàng, bạc,..
có giá trị nội tại lớn trở nên thông dụng trong một khoảng thời gian khá lâu, và cho
đến cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, vàng dần chiếm vị thế trong vai trò vật
ngang giá, được sử dụng phổ biến và lâu dài nhất. Bạc, rồi đến đồng chỉ được sử dụng
thay thế khi thiếu vàng. Chính vì quá trình tồn tại lâu dài và khả năng bảo tồn giá trị
mà ngày nay, mặc dù tiền vàng không còn tồn tại trong lưu thông, nhưng các quốc gia
cũng như nhiều người vẫn coi vàng là một tài sản cất trữ có giá trị.

Lý do để vàng được chấp nhận rộng rãi trở thành tiền tệ:
 Dễ chia nhỏ, dễ mang theo
 Không bị tác động bởi sự thay đổi năng suất lao động xã hội
 Có độ bền vật lý tốt và dễ nhận biết
 Thuận tiện trong chức năng dự trữ giá trị.

Những đặc điểm trên của vàng rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ, nhưng tiền
vàng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền sản xuất và trao
đổi hàng hóa phát triển đến mức cao. Một loạt lý do sau đây đã khiến cho việc sử dụng
tiền vàng ngày càng trở nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ nữa:

8
Còn gọi là kim tệ
9
Hay quý kim

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 24


• Quy mô và trình độ sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, khối lượng và
chủng loại hàng hóa đưa ra trao đổi ngày càng tăng và đa dạng; trong khi đó
lượng vàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ (nhu cầu về
phương tiện trao đổi) của nền kinh tế.
• Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hóa khác tăng lên do năng suất lao
động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao động
chung của các ngành sản xuất hàng hóa khác. Điều đó dẫn đến việc giá trị của
vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu về tiền tệ, không thể đáp
ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số lĩnh vực, có lượng giá trị
trao đổi mỗi lần nhỏ, như mua bán dịch vụ hoặc hàng hóa tiêu dùng …
• Ngược lại, trong những giao dịch với giá trị lớn thì tiền vàng lại trở nên cồng
kềnh.
• Việc sử dụng tiền tệ hàng hóa bị các nhà kinh tế xem như là một sự lãng phí
những nguồn tài nguyên vốn đã có hạn. Để dùng một loại tiền hàng hóa, xã
hội sẽ phải cắt bớt các công dụng khác của hàng hóa đó hoặc dùng các nguồn
lực khan hiếm để sản xuất bổ sung. Rõ ràng là với việc dùng vàng làm tiền tệ,
con người đã phải giảm bớt các nhu cầu dùng vàng làm đồ trang sức hoặc
trong các ngành có sử dụng vàng làm nguyên liệu, vì xã hội phải dành một
phần số lượng vàng hiện có để làm tiền tệ.
Với những lý do như vậy mà xã hội đã phải đi tìm cho mình một dạng tiền tệ mới
phù hợp hơn.
2.1.1.2.2 Tín tệ10
Sau một thời gian dài tồn tại, thời đại hóa tệ đã nhường chỗ cho thời đại tín tệ.
Tín tệ được hiểu là thứ tiền tự nó không có giá trị nhưng do sự tín nhiệm của mọi
người mà nó được lưu dụng. Tín tệ bao gồm tín tệ kim loại và tiền giấy.
• Tín tệ kim loại khác với hóa tệ kim loại, ở hình thái này giá trị nội tại của kim
loại thường không phù hợp với giá trị danh nghĩa.
• Tiền giấy trở nên phổ biến do: dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ, dễ chấp nhận, dễ
bảo quản – giữ được giá trị và thuận tiện cho cất trữ.
Về nguồn gốc, từ thời nhà Đường (thế kỷ VII) và nhà Tống (960 – 1279) ở Trung
Quốc, đã xuất hiện tiền giấy. Ở Việt Nam vào cuối đời Trần (1400 – 1407), Hồ Quý
Ly đã thí nghiệm cho phát hành tiền giấy.
Nguồn gốc của tiền giấy còn được hiểu rõ hơn khi xem xét lịch sử tiền tệ các
nước Châu Âu. Từ đầu thế kỷ XVII, ở Hà Lan ngân hàng Amsterdam đã cung cấp cho
những thân chủ gởi vàng vào ngân hàng những giấy chứng nhận bao gồm nhiều tờ
nhỏ. Các giấy chứng nhận có khả năng đổi ra bạc hoặc vàng do các ngân hàng thương
mại phát hành (gold certificate, silver certificate). Đây là các cam kết, cho phép người
nắm giữ giấy này có thể đến ngân hàng rút ra số lượng vàng hay bạc ghi trên giấy, nên
các giấy chứng nhận này cũng được sử dụng trong thanh toán như vàng và bạc. Sự ra
đời những giấy chứng nhận như vậy đã giúp cho việc giao dịch với những khoản tiền
lớn cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Dần dần các giấy chứng nhận nói trên được chuẩn hóa thành các tờ tiền giấy có
in mệnh giá và mọi người có thể đem đổi lấy vàng hay bạc ký thác tại ngân hàng với
giá trị tương đương. Do vậy, có thể gọi đây là thời kỳ tiền giấy khả hoán (convertible

10
Tiền dấu hiệu

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 25


paper money). Thời gian sau đó, có ngân hàng đã mạnh dạn phát hành tiền giấy để cho
vay, từ đó có khả năng cho vay nhiều hơn vốn tự có. Dẫn đến nhiều loại tiền giấy được
phát hành, lưu thông tiền tệ bị rối loại vì nhiều nhà ngân hàng lạm dụng gây nhiều
thiệt hại cho dân chúng. Do đó, nhà nước bắt đầu can thiệp và cuối cùng thừa nhận chỉ
một ngân hàng có quyền phát hành tiền giấy với những điều kiện nhất định:
- Điều kiện khả hoán: có thể đổi lấy bất cứ lúc nào tại ngân hàng phát hành
- Điều kiện dự trữ vàng làm đảm bảo: ban đầu là 100% sau còn 40%
- Điều kiện phải cho Nhà nước vay không tính lãi khi cần thiết.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ I xảy ra đã làm cho các quốc gia tham chiến
không còn đủ vàng để đổi cho dân chúng. Từ đó, bắt đầu thời kỳ tiền giấy bất khả
hoán (inconvertible paper money), tức là tiền giấy cũng được lưu hành, nhưng không
thể đem tiền giấy này đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc như trước đây. Tiền giấy
được phát hành đối với ngân hàng trung ương lại là một khoản nợ về giá trị (hay về
sức mua) của lượng tiền đã phát hành ra. Chính vì vậy, khi phát hành ra một lượng tiền
bao giờ lượng tiền này cũng được ghi vào mục tài sản nợ trong bảng tổng kết tài sản
của ngân hàng trung ương.
Chính phủ các nước hoặc nhóm các nước chỉ công nhận loại tiền giấy được ngân
hàng trung ương phát hành. Nhưng loại tiền giấy đó có thể được sử dụng phổ biến
nhiều hay không, ở phạm vi rộng hay hẹp hơn, thì còn được quyết định tùy thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó có cả sự tín nhiệm của người dân. Thế nhưng một khi mất lòng
tin vào cơ quan phát hành, không còn tin rằng NHTW có thể đảm bảo cho giá trị danh
nghĩa của tiền giấy được ổn định thì người ta sẽ không sử dụng tiền giấy nữa.
Có thể thấy, việc dùng tiền giấy đã đem lại lợi ích vì dễ dàng cất trữ và vận
chuyển hơn. Tiền giấy cũng có đủ các mệnh giá từ nhỏ tới lớn phù hợp với qui mô
nhiều loại giao dịch. Về phía chính phủ, lợi ích thấy rõ nhất của tiền giấy là việc in tiền
giấy tốn chi phí nhỏ hơn nhiều so với những giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành
không phụ thuộc vào số lượng các hàng hóa dùng làm tiền tệ như trước đây. Ngoài ra,
chính phủ luôn nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị mà tiền giấy đại diện với chi
phí in ấn khi phát hành tiền giấy.
Bên cạnh những ưu điểm để được sử dụng đến ngày nay, tiền giấy vẫn có những
nhược điểm như: không bền (dễ rách); chi phí lưu thông vẫn còn lớn; khi trao đổi hàng
hóa diễn ra trên phạm vi rộng (chẳng hạn giữa các quốc gia hay giữa các vùng xa
nhau), đòi hỏi tốc độ thanh toán nhanh và an toàn, thì tiền giấy vẫn tỏ ra cồng kềnh,
không an toàn khi vận chuyển; có thể bị làm giả; dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do
không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được số lượng tiền giấy trong lưu
thông như tiền vàng). Vì thế nên ngoài thanh toán tiền mặt, hiện nay còn có thêm
những hình thức thanh toán khác…
2.1.1.2.3 Bút tệ11
Việc thực hiện trả tiền hàng hóa và dịch vụ bằng hình thức ghi chép trong sổ sách
kế toán của ngân hàng được gọi là bút tệ hay tiền ghi sổ. Bút tệ xuất hiện lần đầu tại
nước Anh, vào giữa thế kỷ XIX. Cùng với các bước tiến trong hoạt động ngân hàng,
bút tệ giữ vai trò ngày càng quan trọng, là phương tiện sử dụng trong thanh toán tiện
dụng của cá nhân và tổ chức, đặc biệt ở những quốc gia có nền kinh tế và hệ thống
ngân hàng phát triển.

11
Còn gọi là tiền ghi sổ hay tiền tín dụng

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 26


Bút tệ ra đời đã góp phần làm đa dạng hóa phương tiện thanh toán bên cạnh tiền
mặt với những ưu điểm vốn có như: nhanh chóng, thuận tiện, cho các chủ thể tham gia
thanh toán; an toàn hơn sử dụng tiền mặt; giúp giảm bớt chi phí lưu thông tiền mặt; …
cho nên đưa bút tệ vào lưu thông là xu hướng tất yếu của nền kinh tế hiện đại.
Bút tệ được hình thành trên cơ sở các khoản tiền gởi vào ngân hàng. Khi khách
hàng gởi một khoản tiền giấy vào ngân hàng, ngân hàng sẽ mở một tài khoản và ghi có
số tiền đó. Đây thực chất là cam kết của ngân hàng cho phép người sở hữu tài khoản
tiền gởi được rút ra một lượng tiền giấy bằng số dư có ghi trong tài khoản. Do cam kết
này được mọi người tin tưởng, nên họ có thể sử dụng luôn các cam kết ấy như tiền, mà
không phải đổi ra tiền giấy trong các hoạt động thanh toán. Tuy nhiên, các hoạt động
thanh toán bằng bút tệ phải thông qua hệ thống ngân hàng làm trung gian. Cũng vì vậy
mà bút tệ còn có một tên gọi khác là tiền ngân hàng (bank money). Bút tệ như thế chỉ
là những con số ghi trên tài khoản tại ngân hàng cho nên có thể nói tiền tín dụng là
đồng tiền phi vật chất và nó cũng là loại tiền mang dấu hiệu giá trị như tiền giấy.
Để thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng, các ngân hàng sẽ ký kết
với nhau các hợp đồng đại lý, mà theo đó các ngân hàng sẽ mở cho nhau các tài khoản
để ghi chép các khoản tiền di chuyển giữa họ. Khi đó, thay vì phải chuyển giao tiền
một cách thực sự giữa các ngân hàng, họ chỉ việc ghi có hoặc nợ vào các tài khoản
này.
Hoạt động chuyển tiền thực sự chỉ xảy ra định kỳ, theo thỏa thuận giữa các ngân
hàng. Cơ chế hoạt động này làm tăng rất nhanh tốc độ thanh toán. Chính vì vậy hoạt
động thanh toán qua ngân hàng rất được ưa chuộng do tính nhanh gọn và an toàn của
nó.
Để sử dụng bút tệ, những người chủ sở hữu phải sử dụng các lệnh thanh toán để
ra lệnh cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản, thanh toán hộ mình. Có nhiều loại lệnh
thanh toán khác nhau như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, … Trên thực tế, các ngân
hàng căn cứ vào quy định chung của ngân hàng nhà nước để đưa ra những mẫu bút tệ
riêng nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng.
2.1.1.2.4 Tiền điện tử
Cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của mạng
lưới thông tin viễn thông đã cho phép các ngân hàng thay thế phương thức thanh toán
truyền thống với các chứng từ giấy bằng phương thức thanh toán điện tử (Electronic
means of payment - EMOP) – phương thức thanh toán trong đó các giao dịch chuyển
tiền thanh toán, được thực hiện nhờ hệ thống viễn thông điện tử dựa trên cơ sở mạng
máy tính kết nối giữa các ngân hàng. Bằng phương pháp mới này, tốc độ chuyển tiền
tăng lên rất nhanh, giảm bớt được chi phí về giấy tờ so với lưu thông tiền mặt và séc.
Khi sử dụng các hình thức thanh toán mà việc ghi nhận được tiến hành thông qua
hệ thống máy tính điện tử trong ngân hàng thì được gọi là tiền điện tử.
Khi chuyển sang phương thức thanh toán điện tử, tiền trong các tài khoản được
lưu trữ trong hệ thống máy tính của ngân hàng dưới hình thức điện tử (số hóa). Đồng
tiền trong hệ thống như vậy được gọi là tiền điện tử (E-money) hoặc tiền kỹ thuật số
(Digital - cash). Như vậy, tiền điện tử là tiền tệ tồn tại dưới hình thức điện tử (số hóa).
Hai hệ thống thanh toán điện tử lớn nhất hiện nay là CHIPS (Clearing House
Interbank Payment System – Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng) và SWIFT
(Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Các hệ thống này
cho phép thực hiện các hoạt động thanh toán điện tử giữa các ngân hàng không chỉ

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 27


trong một quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế. Ngoài ngân hàng ra, các quỹ đầu tư
trên thị trường tiền tệ và chứng khoán, các công ty chứng khoán và cả các công ty kinh
doanh, ngày nay cũng rất tích cực sử dụng hệ thống này trong các hoạt động thanh
toán, chuyển tiền của mình.
Các hoạt động thanh toán điện tử thường có giá trị rất lớn (giá trị mỗi lần chuyển
tiền thanh toán có thể lên tới trên 1 triệu USD). Chính vì vậy, theo thống kê ở Mỹ, mặc
dù chỉ chiếm hơn 1% tổng số các giao dịch thanh toán, các giao dịch thanh toán điện
tử lại chiếm hơn 80% tổng giá trị các hoạt động thanh toán. Gần đây, các giao dịch
thanh toán có giá trị nhỏ cũng có thể sử dụng phương thức thanh toán điện tử thông
qua một hệ thống bù trừ tự động (Automatic clearing houses – ACHs).
Các công ty có thể sử dụng hệ thống này để trả lương, còn các cá nhân, bằng việc
sử dụng các tài khoản điện tử, có thể ngồi ở nhà sử dụng máy tính nối vào hệ thống
mạng của ngân hàng để thực hiện các hoạt động chuyển khoản hoặc thanh toán, mà
không phải sử dụng tới séc hay tiền mặt cùng các thủ tục giấy tờ phiền phức cho
những công việc đó nữa. Hơn thế, sự xuất hiện loại hình thương mại điện tử (E-
commerce) càng thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng phương thức thanh toán mới này.
Về lý thuyết, có nhiều tên gọi cho thứ tiền này như tiền nhựa, tiền thông minh,…
Trong thực tế, hiện nay mỗi ngân hàng đưa ra khá nhiều loại thẻ để phục vụ cho việc
đáp ứng nhu cầu thanh toán của các cá nhân. Tuy nhiên, việc có xem các loại thẻ này
thực sự là hình thái tiền tệ hay không vẫn còn nhiều tranh cãi.
Thẻ thanh toán là tấm thẻ do ngân hàng hoặc các công ty tài chính phát hành mà
nhờ đó người ta có thể lưu thông những khoản tiền điện tử, có một số dạng thẻ thanh
toán sau:
• Thẻ rút tiền ATM (ATM card – bank card): được dùng để rút tiền hoặc chuyển
khoản thông qua máy rút tiền tự động ATM (Automated teller machine). Việc
sử dụng thẻ chỉ đơn giản là nhét thẻ vào máy, nhập mã số, màn hình ATM sẽ
xin lệnh. Trong nửa phút mọi hoạt động chuyển khoản hoặc rút tiền ngay tại
máy được hoàn thành.
• Thẻ tín dụng (credit card): Là một tấm thẻ bằng nhựa cứng (plastic), hình chữ
nhật với kích thước chuẩn là 96 x 54 x 0,76mm, mặt trước có in các thông tin
về tổ chức phát hành thẻ (tên và logo), thông tin về người sử dụng thẻ (tên công
ty và tên người được ủy quyền sử dụng thẻ - nếu là thẻ cho công ty hoặc tên cá
nhân, đôi khi cả ảnh – nếu là thẻ cho cá nhân), loại thẻ (Standard, Gold), số thẻ,
ngày hiệu lực của thẻ v.v.., mặt sau có một dải băng từ, trong đó lưu các thông
tin cần thiết về thẻ và chủ thẻ (như số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, mã số
định danh PIN, mã để kiểm tra giá trị hiệu lực của thẻ), ngoài ra còn in cả chữ
ký của chủ thẻ ở mặt sau.
Các tổ chức phát hành thẻ tín dụng đảm bảo rằng họ sẽ thanh toán tiền mua
hàng hóa hay dịch vụ cho người bán thay cho người sử dụng thẻ trong hạn mức
tín dụng của thẻ. Số tiền đó sẽ được người mua thanh toán lại cho các tổ chức
này sau một thời gian nhất định. Vì người sử dụng thẻ tín dụng không phải trả
tiền ngay lúc mua hàng, nói cách khác là các tổ chức phát hành thẻ đã cho họ
vay để thanh toán nên thẻ được gọi là thẻ tín dụng. Người sử dụng thẻ tín dụng
cũng có thể dùng thẻ này để rút tiền tại ngân hàng nhưng trong hạn mức của
thẻ. Muốn sử dụng thẻ tín dụng, người đăng ký phải có một tài khoản tiền gởi
mở tại ngân hàng với số dư đủ để đảm bảo khả năng thanh toán của họ cho các
tổ chức phát hành thẻ, khi các tổ chức này trả tiền thay cho họ.
ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 28
Tùy theo hạn mức tín dụng của thẻ mà sẽ có những yêu cầu khác nhau về số dư
đó. Nhiều tổ chức phát hành thẻ còn yêu cầu cung cấp thông tin về khả năng tài
chính của người sử dụng thẻ. Hằng năm người sử dụng thẻ tín dụng sẽ phải trả
cho tổ chức phát hành một khoản phí sử dụng, ngoài ra còn phải trả phí thanh
toán hộ cho mỗi lần thanh toán bằng thẻ. Thẻ tín dụng ngày nay được sử dụng ở
các nước phát triển cũng phổ biến không kém séc. Có nhiều loại thẻ, chỉ riêng ở
Mỹ đã có trên 3.000 loại khác nhau lưu hành. Sở dĩ có nhiều như vậy vì tổ chức
phát hành thẻ không chỉ giới hạn ở các ngân hàng hoặc các công ty tài chính,
mà còn mở rộng ra cho các công ty, các câu lạc bộ cũng có thể phát hành thẻ,
nhưng tất nhiên là phạm vi sử dụng sẽ khác nhau. Phổ biến nhất trên thế giới
hiện nay là các thẻ Master card, Visa card và AMEX.
• Thẻ ghi nợ (debit card). Về hình thức thẻ ghi nợ tương tự như thẻ tín dụng. Tuy
nhiên, khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ không phải là công cụ để vay tiền, mà
để tiêu tiền trong tài khoản. Khi thanh toán, người thu tiền sẽ quẹt (cà) thẻ qua
một máy đọc thẻ (card reader), sau đó yêu cầu chủ thẻ ký xác nhận vào hóa đơn
mua hàng. Sau đó một số ngày nhất định (thường là 2 ngày), tiền sẽ được
chuyển từ tài khoản chủ thẻ sang tài khoản người bán hàng.
• Gần đây người ta nhắc nhiều đến một loại thẻ cao cấp hơn gọi là thẻ thông
minh (smart card). Thẻ thông minh thực chất chính là dạng thẻ ghi nợ, chỉ có
khác là trên thẻ còn gắn thêm một bộ mạch xử lý (con chip máy tính) cho phép
lưu trữ ngay trên thẻ một lượng tiền số (digital - cash). Tiền số này có thể nạp
từ tài khoản ở ngân hàng vào thẻ thông qua các máy ATM, máy tính cá nhân
hoặc các điện thoại có trang bị bộ phận nạp tiền. Các thẻ thông minh cao cấp
hơn gọi là Super smart card còn cho phép ghi lại các giao dịch của người sử
dụng thẻ và có màn hình hiển thị, thậm chí cả bàn phím. Các thẻ thông minh
còn tiến xa hơn, gần giống với những cái ví điện tử nhờ khả năng có thể chuyển
tiền trực tiếp từ thẻ thông minh này sang thẻ thông minh khác qua một thiết bị
không dây cầm tay. Ngoài tính năng dùng làm phương tiện thanh toán, có thể
dùng nó như thẻ gọi điện thoại, thẻ căn cước trong đó lưu trữ các thông tin (qua
một con chip điện tử) về người dùng thẻ, thậm chí cả nhóm máu của người đó.
Tiền mặt điện tử (Electronic cash/E-cash): Đây là một dạng tiền điện tử được
sử dụng để mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ trên Internet. Những người sử dụng loại
tiền này có thể tải tiền từ tài khoản của mình ở ngân hàng về máy tính cá nhân, rồi khi
duyệt Web mua sắm, có thể chuyển tiền từ máy tính của mình đến máy tính người bán
để thanh toán. Hiện nay, dạng tiền này đang được một công ty Hà Lan là Digi-cash
cung cấp.
Séc điện tử (Electronic check/E-check): Séc điện tử cho phép người sử dụng
Internet có thể thanh toán các hóa đơn qua Internet mà không cần phải gởi những tờ
séc bằng giấy (paper check) như trước nữa. Những người này có thể viết một tờ séc
điện tử hợp pháp trên máy tính của mình rồi gởi cho người được thanh toán. Người
này lại chuyển tờ séc điện tử đó tới ngân hàng của mình. Ngân hàng sau khi kiểm tra
tính hợp lệ của tờ séc sẽ thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản của người viết séc
sang người được thanh toán. Bởi vì toàn bộ việc thanh toán này được thực hiện dưới
hình thức điện tử, nên rẻ và tiện hơn nhiều so với sử dụng các tờ séc bằng giấy. Các
chuyên gia dự tính rằng, chi phí cho lưu thông séc điện tử sẽ chỉ bằng 1/3 chi phí lưu
thông séc giấy.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 29


Những lợi thế về tiền điện tử nêu trên dẫn đến một quan điểm có thể nền kinh tế
sẽ mau chóng tiến tới không dùng đến tiền giấy hoặc séc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều
lý do khiến cho điều này không thể diễn ra trong ngày một ngày hai.
o Thứ nhất, việc thiết lập một hệ thống các máy tính, các máy đọc thẻ, mạng
truyền thống cần thiết cho phương thức thanh toán điện tử là rất tốn kém.
o Thứ hai, việc sử dụng các tờ séc bằng giấy có lợi thế là chúng cung cấp các
chứng từ xác nhận việc thanh toán, trong khi tiền điện tử không có được
điều này.
o Thứ ba, việc sử dụng séc bằng giấy để thanh toán luôn mất một khoảng thời
gian xử lý từ lúc ký séc đến lúc người nhận séc rút tiền. Người chủ tài khoản
séc rất thích điều này vì họ vẫn được hưởng lãi đối với số tiền mà mình đã
thanh toán nhưng chưa bị trừ khỏi tài khoản. Với tiền điện tử, họ không có
được khoảng thời gian này.
o Thứ tư, việc sử dụng tiền điện tử gặp phải nguy cơ đe dọa tính an toàn do
các hoạt động ăn trộm tiền qua mạng máy tính. Đối phó đối với điều này
không phải là một công việc dễ dàng và mất khá nhiều thời gian.
2.1.2 Khái niệm và chức năng của tiền tệ
2.1.2.1 Khái niệm tiền tệ
Cùng với tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại nói chung và nền kinh
tế hàng hóa nói riêng, tiền tệ ra đời là một tất yếu khách quan. Thế nhưng, việc đưa ra
một định nghĩa về tiền tệ được tất cả các nhà kinh tế học thống nhất và chấp nhận vẫn
là một vấn đề nan giải. Tùy giác độ tiếp cận mà các nhà kinh tế học đưa ra những quan
niệm về tiền riêng. Trước đây, có nhiều ý kiến cho tiền tệ là phương tiện trung gian
trao đổi. Điều này có lẽ chỉ phù hợp với giai đoạn đầu khi con người bắt đầu sử dụng
công cụ tiền tệ.
Quá trình phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ không chỉ có vai trò trung gian
trao đổi mà nó còn giúp thực hiện các hoạt động đầu tư tín dụng…
Lại có luận điểm về tiền như:
• Tiền là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá
trị của các hàng hóa khác và là phương tiện cần thiết để thực hiện mọi quan hệ
trao đổi.
• Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch
vụ.
Đúc kết lại, nhiều nhà kinh tế học thống nhất với quan điểm của Frederic
S.Mishkin – trường Đại học Columbia (Mỹ - năm 1992) thì “Tiền là bất cứ cái gì được
chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa, dịch vụ hoặc để hoàn trả các
khoản nợ”. Thế nhưng, định nghĩa trên chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có
phải là tiền tệ hay không, chứ chưa giải thích tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ.
Để phân tích được điều này phải tìm hiểu bản chất, mà cụ thể là các thuộc tính của tiền
tệ, bao gồm giá trị và giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu
cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy, chừng nào xã hội còn thừa
nhận vật đó thực hiện tốt vai trò trung gian, thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư
cách là tiền tệ tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất
của các dạng tiền tệ trong lịch sử.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 30


Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ’’, đó là khả năng
đổi được nhiều hay ít hàng hóa khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền
tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hóa nhất định, mà xét
trên phương diện toàn thể các hàng hóa trên thị trường.
Đề cập đến việc một đồng tiền được đánh giá là mạnh hay không phụ thuộc vào
việc có sử dụng được nó để mua được nhiều thứ hay không, những thứ đó ở đây bao
gồm hàng hóa, dịch vụ, và kể cả những đồng tiền khác. Cho nên sức mạnh của tiền tệ
được thể hiện qua sức mua (purchasing parity) của tiền.
Việc đo lường sức mua của tiền tệ lại dựa trên việc đánh giá khả năng mua được
một giỏ những hàng hoá và dịch vụ đã được chọn trước. Sức mua của đồng tiền được
chia thành sức mua đối nội và sức mua đối ngoại, trong đó sức mua đối ngoại thể hiện
khả năng sử dụng tiền để mua một hàng hóa của quốc gia khác. Cũng có nghĩa, sức
mua đối ngoại bao hàm cả sức mua đối nội và tương quan so sánh giữa sức mua đối
nội của hai đồng tiền (tỷ giá hối đoái). Vì vậy sức mua đối ngoại có tính phức tạp cao
hơn so với sức mua đối nội.
2.1.2.2 Các chức năng của tiền tệ
Nếu trong thời kỳ sơ khai của nền kinh tế hàng hóa, người ta chỉ sử dụng hàng
hóa như một công cụ trao đổi thì cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng
hóa, tiền tệ đã thể hiện ngày càng đa dạng hơn các chức năng vốn có của mình.
Chế độ lưu thông hóa tệ đã dần nhường chỗ cho thế độ lưu thông tiền giấy không
chuyển đổi ra vàng đang được các nước áp dụng, và mặc dù vàng vẫn được thừa nhận
là thước đo giá trị, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới nhưng người ta đã hạn chế
dùng vàng trực tiếp làm phương tiện trao đổi ở phạm vi lưu thông hàng hóa trong nước
cũng như mậu dịch quốc tế.
Với sự đa dạng về các hình thức tiền tệ được sử dụng trong điều kiện kinh tế hiện
nay, thì để hiểu đầy đủ hơn bản chất của tiền, các nhà kinh tế đã xem xét các chức
năng của tiền tệ dưới một góc độ tổng quát hơn, thông qua việc phân tích các chức
năng cơ bản của tiền tệ12 như thước đo giá trị , phương tiện trao đổi, phương tiện cất
trữ.
2.1.2.2.1 Chức năng thước đo giá trị (Standard of Value)
Nền kinh tế phát triển, nếu không có một đơn vị chung thì sẽ tốn quá nhiều thời
gian để xác định quan hệ tỷ lệ giữa tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ. Với một đơn vị
thanh toán chung, sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định giá cả hiện tại và ước tính cả các
mức giá trong tương lai.
Thực hiện chức năng này, tiền tệ được sử dụng làm đơn vị để đo lường và so
sánh giá trị của các hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế. Qua đó, giá trị của các hàng
hoá, dịch vụ được biểu hiện ra bằng tiền, giống như việc đo khối lượng bằng kilôgam,
đo chiều dài bằng mét…nhờ vậy mà việc trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi hơn.
Tiền đã chuyển giá trị hàng hóa thành giá cả hàng hóa hay giá cả hàng hóa được xác
lập trên quan hệ so sánh giữa giá trị của hàng hóa đó với giá trị của tiền. Để hiểu rõ
hơn chức năng này, hãy thử so sánh quá trình trao đổi hiện vật với trao đổi hàng hóa
có tiền làm môi giới.

12
Học thuyết K.Mars (nảy sinh trong thời kỳ vàng được xem là tiền tệ) cho rằng tiền có năm chức năng, đó là:
thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và chức năng tiền tệ thế giới.
Nhưng ngày nay, với sự đa dạng của các hình thái tiền tệ, các nhà kinh tế học hiện đại nêu ra ba chức năng đó là
thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 31


Giả sử quá trình trao đổi trực tiếp có 3 hàng hóa được đưa ra trao đổi là X, Y, Z
thì chúng ta chỉ cần biết các 3 loại giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau, đó
là:
 Giá của hàng hóa X được tính bằng bao nhiêu giá của hàng hóa Y.
 Giá của hàng hóa Y được tính bằng bao nhiêu giá của hàng hóa Z.
 Giá của hàng hóa Z được tính bằng bao nhiêu giá của hàng hóa X.
Tương tự, nếu nền kinh tế trao đổi trực tiếp có 9 mặt hàng, thì chúng ta cần biết
có 36 giá để có thể trao đổi hàng này lấy hàng hóa khác, với 90 mặt hàng thì cần tới
4.005 giá, và với 900 mặt hàng thì lại cần 404.550 giá, …13
Thế mới thấy giá trị hàng hoá không có đơn vị đo chung là tiền, mỗi hàng hoá sẽ
được định giá bằng tất cả các hàng hoá còn lại, và như vậy số lượng giá các mặt hàng
trong nền kinh tế ngày nay sẽ nhiều đến mức người ta không còn thời gian cho việc
tiêu dùng hàng hoá, do phần lớn thời gian đã dành cho việc đọc giá hàng hoá.
Trong nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới, thì đơn vị tiền tệ được dùng để định
giá cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do đó, có bao nhiêu hàng hóa
đưa ra trao đổi thì có bấy nhiêu giá cả. Nghĩa là, có 3 hàng hóa đem ra trao đổi thì có 3
giá, có 9 hàng hóa trao đổi thì có 9 giá, có 90 hàng hóa thì có 90 giá và với 900 mặt
hàng trao đổi thì có 900 giá,… vậy là khi sử dụng đơn vị đánh giá là tiền sẽ thuận lợi
hơn nhiều cho trao đổi hàng hóa, giảm được chi phí trong quá trình trao đổi do giảm
được số giá cả cần xem xét. Nói chung, khi quy tất cả các giá trị đó ra tiền tệ thì công
việc thật đơn giản. Vì thế ngày nay việc định lượng và đánh giá GDP, thu nhập, thuế
khóa, chi phí sản xuất, vay nợ, trả nợ, giá trị hàng hóa, dịch vụ cho đến sở hữu… đều
có thể thực hiện được dễ dàng .
Cho nên, muốn đo lường giá trị trước hết phải gán cho tiền tệ một giá trị để nó
thể hiện được giá trị, sau đó phải tiêu chuẩn hóa giá trị của tiền thông qua việc định
nghĩa đơn vị tiền tệ của quốc gia. Thường thì Chính phủ lựa chọn thước đo giá trị và
dân chúng sẽ sử dụng thước đo giá trị đã được lựa chọn, cũng có khi người dân tự
chọn thước đo mà họ cho là phù hợp. Đó là trong thời kỳ đầu lúc đơn vị tiền tệ chưa
được sử dụng thống nhất, và cũng đã gây không ít khó khăn cho quá trình trao đổi.
Sau này khi Chính phủ đã lựa chọn và công bố đơn vị tiền tệ thống nhất thì cũng
lại có trường hợp dân chúng lại sử dụng đơn vị khác để đo lường giá trị hàng hóa, vì
người dân mất niềm tin và từ chối sử dụng đồng tiền ấy với tư cách là một công cụ để
đo lường giá trị hàng hóa, trong trường hợp lạm phát, giá trị đồng tiền bị sụt giảm.
Cơ sở cho việc tiền biểu hiện giá trị các hàng hoá khác chính là tiền cũng có giá
trị sử dụng, nhưng khác các với các hàng hóa thông thường, giá trị sử dụng của tiền là
đo lường giá trị của các hàng hóa khác.

Điều kiện để đơn vị tiền tệ của một quốc gia thực hiện tốt chức năng thước đo giá trị là:
 Đơn vị tiền tệ đó phải có giá trị nội tại.
 Sức mua của đồng tiền đó phải ổn định hoặc có thay đổi thì vẫn không thay đổi
nhiều qua thời gian.

13
Theo công thức tổng quát tính số cặp khi có N phân tử = N(N-1)/2

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 32


Cho nên trong thời đại ngày nay, mặc dù các phương tiện được sử dụng là tiền
không còn có giá trị như các hàng hoá khác nhưng nó vẫn được mọi người chấp nhận
trong lưu thông. Trong nền kinh tế tiền tệ nào, việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường
giá trị đều mang tính chất trừu tượng, vừa có tính pháp lý, vừa có tính quy ước.
2.1.2.2.2 Chức năng phương tiện trao đổi (Medium of Exchange)
Từ chức năng thước đo đánh giá, đã tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng tiền làm
phương tiện trao đổi, nhưng cũng chính trong quá trình trao đổi dùng tiền làm trung
gian, các tỉ lệ trao đổi được hình thành theo tập quán - tức là ngay khi mới ra đời, việc
sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi đã dẫn tới việc dùng tiền làm đơn vị đánh giá.
Có thể nói, chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện trao đổi là hai chức
năng song hành quan trọng của tiền tệ.
Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử dụng như một vật môi giới trung
gian trong việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ. Đây là chức năng của tiền tệ phản ánh
lý do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá .
Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai dịch vụ
bán và mua với một người khác. Điều này là đơn giản trong trường hợp chỉ có ít người
tham gia trao đổi, bởi vì người mua và người bán phải tìm được những người trùng
hợp với mình về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ diễn ra khi
có sự phù hợp đó. Nhưng trong điều kiện nền kinh tế phát triển, các chi phí để tìm
kiếm như vậy quá cao. Nên người ta cần sử dụng tiền làm môi giới trong quá trình
này, tức là người ta trước hết sẽ đổi hàng hoá của mình lấy tiền sau đó dùng tiền mua
thứ hàng hoá mình cần.
Từ đó, khắc phục những hạn chế của trao đổi hàng hóa trực tiếp như: hạn chế về
nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu cầu phù hợp), hạn chế
về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian (việc
mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm). Đồng thời, việc đưa tiền vào lưu
thông, đã tránh được những chi phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi
hàng hóa. Bởi vậy, tiền được xem như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạt
động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động.

Tiêu chuẩn để tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi:
- Được chấp nhận rộng rãi. - Dễ nhận biết.
- Có thể chia nhỏ. - Dễ vận chuyển.
- Được tạo ra một cách dễ dàng. - Có tính đồng nhất.

Đối với từng chủ thể trong nền kinh tế, tiền tệ có giá trị vì nó mang giá trị trao
đổi, nhưng xét trên phương tiện toàn bộ nền kinh tế thì tiền tệ không có giá trị gì cả.
Sự giàu có của một quốc gia được đo lường bằng tổng số sản phẩm mà nó sản xuất ra
chứ không phải là số tiền tệ mà nó nắm giữ. Vì xét trên phương diện đó, tiền tệ chỉ
xuất hiện trong nền kinh tế để thực hiện chức năng môi giới, giúp cho trao đổi dễ dàng
hơn chứ không tạo thêm một giá trị vật chất nào cho xã hội, tiền đóng vai trò bôi trơn
cho guồng máy kinh tế chứ không phải là yếu tố đầu vào của guồng máy đó.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 33


2.1.2.2.3 Chức năng phương tiện cất trữ (Store of Value)
Có thể nói, bất kỳ một chủ thể nào (cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ, ...) trong
nền kinh tế xuyên suốt quá trình hoạt động để tạo ra thu nhập và chi tiêu từ khoản thu
nhập đó cũng nảy sinh việc cất trữ nhằm một mục đích hay dự định ở tương lai. Khi
thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thời
gian.
Khi người ta nhận được thu nhập mà chưa muốn chi tiêu nó hoặc chưa có điều
kiện để sử dụng ngay, tiền là một phương tiện để cho việc cất giữ sức mua trong
những trường hợp này.
Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện ngoài tiện như cổ
phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa…, một số loại tài sản như vậy đem lại một mức lãi
cao hơn cho người giữ hoặc có thể chống đỡ lại sự tăng cao về giá so với việc giữ tiền
mặt. Cho nên, so với cất trữ bằng tiền thì chọn lựa cất trữ dưới những hình thức khác,
ít nhiều cũng đem lại mức sinh lời cao hơn.
Tuy nhiên, người ta luôn nắm giữ một lượng tiền mặt với mục đích dự trữ giá trị
bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài sản
khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển đổi nó
sang tiền. Nói khác đi, thì tiền có tính lỏng hay tính thanh khoản14 cao hơn so với
những loại tài sản khác. Chính vì lý do này, tiền vẫn là một phương tiện dự trữ giá trị
bên cạnh các loại tài sản khác. Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của
tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được
xác định theo khối lượng hàng hoá mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị
của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta
ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy để tiền thực hiện tốt
chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định.
2.1.3 Cung cầu tiền tệ
2.1.3.1 Khối tiền tệ
Tiền tệ được định nghĩa một cách cụ thể hơn thông các phép đo về các khối tiền
tệ trong lưu thông, vì việc định nghĩa tiền tệ là một phương tiện trao đổi mới chỉ đưa ra
một cách hiểu khái quát về tiền, mà không cho biết rõ trong nền kinh tế hiện tại những
phương tiện cụ thể nào được coi là tiền, số lượng của nó là nhiều hay ít.
Lưu thông hàng hóa quyết định lưu thông tiền tệ là nguyên lý cơ bản, nên khối
lượng và phạm vi lưu thông hàng hóa tăng lên và mở rộng thì lưu thông tiền cũng thay
đổi tương ứng. Các khối tiền tệ trong lưu thông, được phân chia tuỳ theo tính lỏng hay
tính thanh khoản của tập hợp các phương tiện trao đổi trong một khoảng thời gian nhất
định của một quốc gia. Các phép đo khối tiền tệ được đưa ra tuỳ thuộc vào các phương
tiện được hệ thống tài chính cung cấp và thường xuyên có sự thay đổi cho phù hợp. Có
thể khẳng định, khối tiền trong lưu thông (Ms)15 là tổng các phương tiện, được chấp
nhận làm trung gian trong trao đổi với mọi hàng hóa, tại một thị trường nhất định và
trong một thời gian nhất định.
Nhìn chung các khối tiền tệ trong lưu thông bao gồm:
 Khối tiền giao dịch (M1) với những phương tiện được sử dụng rộng rãi trong
thanh toán chi trả về hàng hoá dịch vụ, có tính lỏng cao nhất như:

14
Tính lỏng hay tính thanh khoản của tiền là khả năng chuyển đổi những loại tài sản khác thành tiền.
15
Money Supply

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 34


• Tiền mặt đang lưu hành16 là lượng tiền do Ngân hàng Trung ương phát
hành và đang nằm trong lưu thông.
• Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán tại các tổ chức tín dụng.
 Khối tiền mở rộng (M2) gồm:
• M1
• Tiền gửi có kỳ hạn: mặc dù không trực tiếp sử dụng làm phương tiện trao
đổi, nhưng cũng có thể được chuyển đổi ra tiền giao dịch một cách nhanh
chóng, với phí tổn thấp. Bộ phận này còn có thể được chia ra theo kỳ hạn
hoặc số lượng.
 Khối tiền tài sản (M3) bao gồm:
• M2
• Chứng từ có tính lỏng cao như: Hối phiếu, tín phiếu kho bạc… Bộ phận
giấy tờ có giá này là tài sản nhưng vẫn có thể được chuyển đổi ra tiền giao
dịch tương đối nhanh chóng.
Quy mô khối lượng tiền trong lưu thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có
số lượng các phương tiện được phát hành từ ngân hàng; từ các tổ chức không phải
ngân hàng; từ các doanh nghiệp và từ chính phủ. Phân chia tổng khối tiền thành M1,
M2, M3 dựa trên cơ sở tính thanh khoản của từng nhóm, càng về sau tính thanh khoản
càng cao. Mặc dù số liệu về các khối tiền tệ được công bố và sử dụng vào những mục
đích nhất định, nhưng việc đưa ra các phép đo lượng tiền chỉ có ý nghĩa khi nó vừa tập
hợp được các phương tiện trao đổi trong nền kinh tế, vừa tạo cơ sở dự báo lạm phát và
chu kỳ kinh doanh. Vì vậy, hiện nay một số nước đang nghiên cứu để đưa ra phép đo
tổng lượng tiền trong đó mỗi loại tài sản có một tỷ trọng khác nhau tuỳ theo tính lỏng.
Việc lựa chọn phép đo nào phụ thuộc vào nhận thức và khả năng của Ngân hàng
Trung ương trong điều hành chính sách thực tế, nhưng trong các giao dịch làm phương
tiện trao đổi chủ yếu là khối tiền M1, nên định nghĩa M1 được sử dụng thường xuyên
khi nói tới cung-cầu tiền tệ.
2.1.3.2 Cung tiền tệ (Moneytary Supply)
Xác định khối tiền tệ ở trên là một bước đệm cho việc đề cập đến cung tiền tệ
trong nền kinh tế vì cung tiền tệ chính là khối lượng tiền tệ cung ứng cho lưu thông
(Ms) để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền tệ trong nền kinh tế, với sự tham gia của các
tác nhân như ngân hàng Trung ương (NHTW), các ngân hàng thương mại và tổ chức
tín dụng, cùng các chủ thể khác.
2.1.3.2.1 Cung ứng tiền của Ngân hàng Trung ương
Hoạt động phát hành vào kiểm soát lưu thông tiền mặt được chính phủ giao độc
quyền thực hiện bởi các ngân hàng trung ương (NHTW). Khối lượng tiền phát hành
của NHTW được gọi là tiền mạnh hay cơ số tiền (MB) bao gồm hai bộ phận đó là tiền
mặt trong lưu hành (C) và tiền dự trữ của các ngân hàng kinh doanh (R), trong đó chỉ
có bộ phận tiền mặt ngoài ngân hàng mới được sử dụng đáp ứng cho nhu cầu về tiền.
Toàn bộ khối lượng tiền cung ứng được xác định theo hệ số tạo tiền so với lượng
tiền cơ bản do NHTW phát hành theo công thức:

MS = MB × m

16
Tiền pháp định

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 35


Trong đó: MS: Mức cung tiền giao dịch
MB: Cơ số tiền
m: hệ số tạo tiền
Trong trường hợp số nhân tiền tệ không đổi, thay đổi của tổng lượng cung tiền
phụ thuộc vào thay đổi trong cơ số tiền. Khi số nhân tiền tệ bằng 1, mức thay đổi
lượng cung tiền đúng bằng mức thay đổi cơ số tiền.

Với C/D: Tỷ lệ tiền mặt trong lưu hành so với tiền gửi không kỳ hạn
rD: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
rE: Tỷ lệ dự trữ dư thừa của các ngân hàng thương mại
Mô hình đơn giản để mô tả sự thay đổi của tiền cơ sở xuất phát từ khái niệm về
tiền cơ sở với đẳng thức:
MB = C + R
Trong đó C là lượng tiền mặt trong lưu thông và R là dự trữ bắt buộc. Những
nhân tố làm thay đổi lượng tiền mặt trong lưu thông hoặc, và thay đổi dự trữ bắt buộc
của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương đều có thể làm thay đổi lượng
tiền cơ sở. Vì mức dự trữ bắt buộc bằng lượng tiền gửi trong các ngân hàng thương
mại nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nên ta có tiếp đẳng thức:
MB = C + D×r
Với D là lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại, còn r là tỷ lệ dự
trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương kiểm soát.
Giả dụ các nhân tố còn lại không đổi, mỗi thay đổi của một trong ba nhân tố trên
đều làm cơ số tiền thay đổi cùng chiều. Vì vậy, để tăng lượng tiền cơ sở, ngân hàng
trung ương có thể:
• Tăng lượng tiền mặt trong lưu thông, chẳng hạn bằng nghiệp vụ thị trường mở
mua vào (ngân hàng trung ương mua công trái vào để bơm tiền mặt ra lưu
thông), hay đơn giản là in thêm tiền giấy, đúc thêm tiền kim loại và đưa vào
lưu thông.
• Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
• Can thiệp để điều chỉnh lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng thương
mại bằng cách như điều chỉnh lãi suất chiết khấu.
Mặc dù có rất nhiều chủ thể có tác động tới mức cung ứng tiền nhưng NHTW
vẫn có thể sử dụng các công cụ của mình để điều chỉnh mức cung tiền theo ý muốn
chủ quan để thực hiện chính sách tiền tệ.
Quá trình đưa tiền ra lưu thông được NHTW thực hiện thông qua các cơ chế:
• Cung ứng tiền đối với Ngân sách nhà nước.
• Cho vay đối với các tổ chức tín dụng.
• Mua chứng khoán trong nghiệp vụ thị trường mở.
• Mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Những nghiệp vụ nêu trên thuộc nhóm ‘nghiệp vụ chi’ của NHTW và làm tăng
thêm khối lượng tiền trong lưu thông, còn ‘nghiệp vụ thu’ thì ngược lại. Tuy nhiên, về
tổng thể thì khối lượng tiền trong lưu thông luôn có xu hướng gia tăng.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 36


2.1.3.2.2 Cung ứng tiền của NHTM và các tổ chức tín dụng
NHTW với chức năng là ngân hàng phát hành thực hiện việc kiểm soát và điều
tiết khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường, nó
trực tiếp điều chỉnh khối lượng tiền mặt đang tồn tại và kiểm soát gián tiếp việc tạo ra
các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng thương mại. Cho nên, việc cung
ứng tiền tệ của ngân hàng thương mại ít nhiều chịu sự điều tiết của ngân hàng trung
ương.
Các NHTM và các tổ chức tín dụng khác tạo tiền chuyển khoản (D) theo cơ chế
tạo tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và góp phần tích cực vào việc làm gia tăng
khối tiền hiện có. Khối lượng tiền do các tổ chức này cung ứng được tạo ra trên cơ sở
các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống
ngân hàng.
Thực tiễn cho thấy, các NHTM khi thực hiện nghiệp vụ thông thường sử dụng
lượng vốn lớn hơn lượng vốn thực có, chẳng hạn: Cho khách hàng vay quá nguồn vốn
huy động được; cho khách hàng chi (ứng tiền trả trước người bán, phát hành séc,…)
vượt quá số dư tiền gửi;… Hoặc thông qua cơ chế tín dụng tạo tiền, NHTM đã cung
ứng bút tệ cho nền kinh tế. Như vậy từ lượng tiền ban đầu, hệ thống ngân hàng thông
qua các nghiệp vụ của mình có thể làm hình thành lượng tiền rất lớn đáp ứng kịp quy
mô phát triển của nền kinh tế. Số tiền này được các doanh nghiệp, dân cư sử dụng để
thanh toán qua ngân hàng, vì vậy nó được tính là một bộ phận của khối tiền giao dịch
trong nền kinh tế và được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về tiền.
Kết hợp lại, có thể thấy khối lượng tiền giao dịch do NHTW và các tổ chức tín
dụng cung ứng cho nền kinh tế đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tiền bao gồm hai bộ phận
chính là tiền mặt trong lưu hành (C) và tiền gửi không kỳ hạn (D). Tiền dự trữ của các
ngân hàng kinh doanh (R). Mối quan hệ giữa mức cung tiền giao dịch (MS) và cơ số
tiền (MB)17 thể hiện qua hình 1.

Hình 1. Mối quan hệ giữa MS và MB


2.1.3.2.3 Các chủ thể khác
Một khi các chứng từ có giá có tính thanh khoản cao cũng được sử dụng là trung
gian cho trao đổi trong thị trường tài chính phát triển thì những chủ thể phát hành ra
chúng (như chính phủ, các định chế tài chính, các doanh nghiệp, …) cũng được xem là
chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế. Các phương tiện như trái phiếu, tín phiếu,
…làm cho thành phần tiền trong lưu thông trở nên phong phú, nhưng so với các thành
phần khác của tiền thì ‘tính lỏng’ của các phương tiện này vẫn kém hơn. Ngoài ra, với
các quốc gia có tình trạng ngoại tệ hóa18, tùy theo mức độ, trong khối tiền cất trữ có cả
một lượng ngoạt tệ mạnh. Lúc ấy, ngân hàng trung ương của các nước và nhóm nước
có đồng tiền mạnh cũng là chủ thể cung ứng tiền cho các quốc gia có tình trạng ngoại
tệ hóa, nên chính phủ những quốc gia này khó khăn hơn trong việc kiểm soát tình hình
lưu thông tiền tệ.

17
Còn gọi là tiền cơ sở.
18
Thường gọi là tình trạng đô la hóa.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 37


2.1.3.2 Cầu tiền tệ (Moneytary Demand)
Bên cạnh việc đề cập đến cung tiền tệ (Ms) thì cũng cần tìm hiểu về thuật ngữ
cầu tiền tệ (Mn)19 – là khối lượng tiền do tổng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong
một thời kỳ quyết định. Nghiên cứu cầu tiền tệ luôn được các nhà kinh tế quan tâm, và
có thể cho những gợi ý về hoạch định chính sách của những người chịu trách nhiệm
điều hành nền kinh tế.
Qua thời gian, những học thuyết về cầu tiền tệ đã cho thấy sự tranh luận không
ngừng của các nhà kinh tế về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến cầu tiền tệ, và sự tác
động của tiền tệ đối với hoạt động kinh tế. Một trong những quy luật kinh điển thường
được đề cập đến là quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx.
• Quy luật lưu thông tiền tệ của Karl Marx.
Khi đề cập đến các chức năng của tiền tệ, Karl Marx đưa ra 5 chức năng, đó là
chức năng thước đo giá trị, chức năng phương tiện lưu thông, chức năng phương tiện
cất giữ, chức năng phương tiện thanh toán và chức năng tiền tệ thế giới. Trong việc
nghiên cứu chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ, Marx đã đưa ra quy luật lưu
thông tiền tệ hay quy luật về số lượng tiền cần thiết cho lưu thông với nội dung:
Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỉ lệ thuận với
tổng số giá cả hàng hoá trong lưu thông và tỉ lệ nghịch với tốc độ lưu thông bình quân
của các đồng tiền cùng loại.

Trong đó: Mn : Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông


PQ : Tổng số giá cả hàng hóa trong lưu thông
V : Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ
Đến chức năng phương tiện thanh toán, quy luật này được phát hiện đầy đủ:

Tổng giá Tổng giá Giá cả hàng Giá cả hàng


Khối lượng tiền cả hàng - cả hàng + hóa đến - hóa thực
cần thiết thực hóa trong hóa bán hạn thanh hiện thanh
hiện chức năng lưu thông chịu toán toán bù trừ
phương tiện lưu =
thông và phương Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ
Bằng việc đưa
tiện thanh toán ra quy luật về số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, Karl Marx đã
chỉ ra rằng nền kinh tế cần một lượng tiền nhất định cho việc thực hiện các giao dịch
về hàng hoá dịch vụ, số lượng tiền này chịu ảnh hưởng của hai yếu tố cơ bản là tổng
giá cả hàng hoá trong lưu thông và tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ. Yêu cầu của
quy luật lưu thông tiền tệ cần thiết cho lưu thông, tức là đòi hỏi lượng tiền cung ứng
phải cân đối với lượng tiền cần cho việc thực hiện các giao dịch của nền kinh tế.
Tổng nhu cầu tiền được xác định bởi nhu cầu tiền cho giao dịch; nhu cầu tiền cho
tích lũy; nhu cầu tiền cho dự phòng; nhu cầu tiền cho cất trữ.
2.1.3.3 Cân đối cung cầu tiền tệ
Thị trường tiền tệ luôn hướng về điểm cân bằng khi mức cung tiền tệ bằng mức
cầu tiền tệ. Nếu gọi MS là mức cung tiền tệ thực tế và MD là mức cầu tiền tệ thực tế
thì điều kiện cho sự cân bằng của thị trường tiền tệ là MS = MD.
19
Necessary Money hay còn gọi là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 38


Khi mức giá P và thu nhập thực tế (Y) cho trước, sự cân bằng cung và cầu tiền
thực tế sẽ tạo ra mức lãi suất cân bằng (i) trên thị trường.
Mức cầu tiền thực tế có liên hệ dương với thu nhập thực tế và liên hệ âm với lãi
suất vì vậy trên đồ thị phản ánh thị trường tiền tệ, đường cầu tiền thực tế (MD/P) có độ
nghiêng xuống dưới. Mức cung tiền được điều chỉnh bởi NHTW, do NHTW ấn định
không phụ thuộc vào lãi suất vì vậy đường cung tiền thực tế thẳng đứng. Giao điểm
giữa đường cung tiền thực tế và đường cầu tiền thực tế như đồ thị xác định lãi suất cân
bằng của thị trường (i) tương ướng với khối lượng tiền thực tế trong lưu thông (Q), nó
phản ánh trạng thái mà thị trường tiền tệ luôn hướng tới. Nếu thị trường tiền tệ ở tại
điểm 2, lượng cầu tiền thực tế thấp hơn lượng cung về tiền thực tế một khoảng Q1 –
Q2 tức là có sự dư cung về tiền. Nếu các tổ chức và cá nhân đang giữ nhiều tiền hơn
họ muốn ở mức lãi suất i2 cao hơn mức lãi suất cân bằng i1, họ sẽ cố gắng giảm lượng
tiền bằng cách mua các tài sản sinh lãi, tức là đem cho vay. Tuy nhiên khi có ít người
muốn vay với lãi suất i2 do vậy lãi suất thị trường sẽ bị áp lực làm giảm xuống tới
điểm cân bằng i1.
Nếu lãi suất thị trường ban đầu ở điểm i3 thấp hơn lãi suất cân bằng i1, sẽ có
lượng dư cầu tiền thực tế Q3 – Q1. Các tổ chức cá nhân giữ ít tiền hơn họ sẽ muốn
nâng số tiền họ giữ bằng cách bán các trái phiếu lấy tiền, đẩy lãi suất tăng lên tới mức
lãi suất i1, khi đó thị trường cân bằng lãi suất không tăng nữa. Như vậy thị trường luôn
chuyển động tới một mức lãi suất cân bằng tại đó mức cung tiền thực tế bằng mức cầu
tiền thực tế. Sự cân đối này cho thấy trong ngắn hạn khi mức giá và sản lượng chưa
kịp điều chỉnh; nếu NHTW tăng mức cung ứng tiền, lãi suất thị trường sẽ được điều
chỉnh giảm, ngược lại khi mức cung tiền giảm xuống sẽ đẩy lãi suất thị trường tăng
lên. Chính vì vậy, khi NHTW tìm cách kiểm soát cả mức cung tiền và mức lãi suất của
thị trường đều dẫn tới nguy cơ mất cân đối thị trường.
2.1.3.4 Tác động của cung, cầu tiền tệ đối với hoạt động kinh tế
Sự phân tích cung cầu tiền tệ cho thấy, trong cơ chế thị trường bất kỳ sự thay đổi
nào của mức cung tiền tệ cũng sẽ được thị trường điều tiết để có sự cân đối giữa mức
cung tiền tệ và mức cầu tiền. Sự điều chỉnh đó không chỉ đơn thuần gây ra những thay
đổi trong mức giá chung mà còn có tác động tới nhiều các hoạt động của nền kinh tế.
Để thấy rõ hơn vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế chúng ta đi vào xem xét tác động
của tiền tệ tới các hoạt động kinh tế.
Lãi MD/P MS/P
suất, i

2
i2
1
i1
3
i3
Khối lượng tiền
Theo mô hình tổng cung - tổng cầu (AS-AD); sự thay đổi của thực
ADtế,dẫn
M1/P
đến sự
Q Q Q
thay đổi của sản lượng và giá cả. Khi tổng cầu tăng sẽ làm tăng sản lượng và mức giá
2 1 3

cả, ngược lại việc giảm AD có thể dẫn tới sự sụt giảm sản lượng và làm lạm phát
giảm. Phân tích của trường phái Keynes chỉ rõ tổng cầu bao gồm 4 bộ phận cấu thành:
chi tiêu tiêu dùng (C), tức tổng cầu về hàng tiêu dùng và dịch vụ, chi tiêu đầu tư có kế
hoạch (I), tức tổng chi tiêu theo kế hoạch của các hãng kinh doanh về nhà xưởng, máy
ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 39
móc và những đầu vào khác của sản xuất; chi tiêu của Chính phủ (G) và xuất khẩu
ròng (NX) tức chi tiêu của nước ngoài ròng về hàng hoá dịch vụ trong nước.
AD = C + I + G + NX
Sự tác động của tiền tệ tới hoạt động kinh tế được thể hiện thông qua sự tác động
tới các bộ phận của tổng cầu bao gồm những tác động tới chi tiêu đầu tư, chi tiêu tiêu
dùng và buôn bán quốc tế.
2.1.3.4.1 Chi tiêu đầu tư
Sự thay đổi của MS tác động tới I thông qua:
- Chi phí đầu tư. Việc thu hẹp mức cung tiền tệ của NHTW sẽ đẩy lãi suất tăng
lên, chi phí tài trợ cho các hoạt động đầu tư có thể tăng lên dẫn tới giảm lượng đầu tư,
AD suy giảm làm giảm sản lượng và giá cả. Ngược lại khi NHTW mở rộng tiền tệ, lãi
suất cân bằng của thị trường giảm đi, chi phí đầu tư rẻ hơn có thể mở rộng đầu tư, tổng
cầu tăng làm tăng sản lượng và giá cả. Tuy nhiên lãi suất không thể đại diện đầy đủ
cho chi phí đầu tư nên những tác động này có thể không rõ ràng.
- Sự sẵn có của các nguồn vốn
Khi chính sách tiền tệ là thắt chặt, mức cung tiền giảm, mặc dù lãi suất có thể
thay đổi rất ít nhưng khả năng cho vay của các ngân hàng có thể giảm (rD tăng). Việc
hạn chế tín dụng của các ngân hàng thương mại làm cho chi tiêu đầu tư giảm xuống
dẫn tới AD giảm. Khi NHTW mở rộng tiền tệ có thể làm tăng khả năng cho vay của
các ngân hàng thương mại, làm cho chi tiêu đầu tư tăng lên. Sự tác động này được thể
hiện theo quy trình:
MS  khả năng cho vay   I   AD   thu nhập và giá cả
Tuy nhiên khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại được mở rộng không
đồng nghĩa với việc nguồn vốn này sẽ được tận dụng ngay, nó còn tuỳ thuộc vào khả
năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Việc hạn chế khả năng cho vay của hệ thống ngân
hàng có tác dụng tốt hay không còn tuỳ thuộc giới hạn của việc kiểm soát vốn quốc tế.
Ngoài ra, sự thay đổi của cung tiền tệ có tác dụng đến giá cổ phiếu, khi dân chúng giữ
nhiều tiền hơn họ muốn chẳng hạn, chi tiêu vào thị trường cổ phiếu có thể tăng lên làm
tăng giá cổ phiếu; giá trị ròng của các hãng tăng lên có nghĩa là những người cho vay
sẽ được đảm bảo nhiều hơn cho các khoản vay của mình, như vậy khuyến khích cho
vay để tài trợ cho chi tiêu đầu tư, tổng cầu tăng thúc đẩy sự gia tăng sản lượng và giá
cả.
2.1.3.4.2 Chi tiêu tiêu dùng
- Ảnh hưởng đối với lãi suất
Do chi tiêu tiêu dùng hàng lâu bền thường được tài trợ một phần bằng đi vay, do
vậy lãi suất thấp hơn sẽ khuyến khích người tiêu dùng tăng chi tiêu tiêu dùng lâu bền.
Sự ảnh hưởng của tiền tệ tới tổng cầu như sau:
MS  i   chi tiêu tiêu dùng lâu bền   AD   thu nhập và giá cả
Cũng tương tự như đối với ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư, sự ảnh hưởng của lãi
suất đến chi tiêu tiêu dùng lâu bền có thể là nhỏ.
- Ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu
Chi tiêu tiêu dùng cho hàng hoá lâu bền và dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn
vào thu nhập cả đời của họ chứ không phải chỉ là thu nhập hiện tại. Khi giá cổ phiếu
tăng lên, giá trị tài sản tài chính tăng lên làm thu nhập cả đời của người tiêu dùng và
tiêu dùng sẽ tăng. Cơ chế tác động này như sau:

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 40


MS  giá cổ phiếu   thu nhập cả đời   tiêu dùng   AD  Y, P
Mặt khác, khi giá cổ phiếu tăng, giá trị các tài sản tài chính tăng, người tiêu dùng
có khả năng tài chính đảm bảo hơn sẽ đánh giá những khó khăn tài chính ít xảy ra hơn.
Việc chi tiêu về hàng hoá lâu bền của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi những khó
khăn tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Khi những khó khăn này xảy ra, họ sẽ
phải bán các tài sản của mình để tăng thêm tiền mặt, việc bán các tài sản tài chính như
cổ phiếu sẽ thuận lợi cho việc bán các hàng hoá tiêu dùng lâu bền như vật dụng tiêu
dùng, phương tiện đi lại, nhà ở…Do vậy giá cổ phiếu tăng có thể khuyến khích người
tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho hàng tiêu dùng lâu bền. Cơ chế tác động sẽ là:
MS  giá cổ phiếu   giá trị tài sản tài chính   khả năng khó khăn
tài chính   chi tiêu nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bền   AD  Y, P
2.1.3.4.3 Xuất khẩu ròng
Trong bối cảnh nền kinh tế mở của các quốc gia và việc áp dụng chế độ tỷ giá thả
nổi, sự ảnh hưởng này thông qua tác động vào tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước
giảm (lạm phát chưa thay đổi) tiền gửi bằng nội tệ sẽ kém hấp dẫn hơn so với tiền gửi
ngoại tệ, nhu cầu về ngoại tệ cao hơn so với nội tệ làm cho giá đồng nội tệ giảm so với
ngoại tệ và làm cho hàng nội địa rẻ hơn so với hang ngoại, xuất khẩu ròng tăng lên và
vì vậy tổng cầu tăng lên. Cơ chế tác động này được tóm tắt:
MS  i   E   NX   AD  Y, P
Như vậy, sự thay đổi của mức cung tiền tệ có tác động tới các hoạt động kinh tế
thông qua các tác động tới những bộ phận của tổng cầu như chi tiêu đầu tư, chi tiêu
tiêu dùng, xuất khẩu ròng. Tuy nhiên sự tác động này mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc vào
phản ứng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và linh hoạt
thì chính sách tiền tệ có hiệu quả lớn hơn. Trong trường hợp nền kinh tế trì trệ, các
nguồn tài chính được tạo ra có thể không được tận dụng đầy đủ và chính sách tiền tệ ít
có hiệu lực hơn.
2.1.4 Những nội dung cơ bản về chế độ lưu thông tiền tệ
2.1.4.1 Khái niệm và các yếu tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ
2.1.4.1.1 Khái niệm
Tiền là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, nhưng chế độ lưu thông tiền
tệ lại là sản phẩm của pháp quyền. Sự phát triển của chế độ lưu thông tiền tệ không
những tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia, mà còn được quyết định bởi trình
độ tổ chức của nhà nước. Trong quá trình phát triển, chế độ lưu thông tiền tệ được
hoàn thiện dần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế trong nước và giao lưu quốc tế.
Chế độ lưu thông tiền tệ là tập hợp có hệ thống các đạo luật, quy định và những
văn bản của quốc gia hay tổ chức quốc tế về quản lý và lưu thông tiền trong phạm vi
không gian và thời gian nhất định. Hay chế độ lưu thông tiền tệ là hình thức tổ chức
lưu thông tiền tệ của một quốc gia được quy định bằng luật pháp.
2.1.4.1.2 Các yếu tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ
Chế độ lưu thông tiền tệ được pháp luật mỗi nước quy định để áp dụng trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhưng nếu xét nội dung cấu thành thị mỗi chế độ lưu thông
tiền tệ đều được hợp thành bởi các yếu tố như bản vị tiền tệ, đơn vị tiền tệ và quy định
về việc đúc tiền.
- Bản vị tiền tệ. Là cơ sở để định giá đồng tiền quốc gia, là tiêu chuẩn chung mà
mỗi nước lựa chọn làm cơ sở cho chế độ tiền tệ của nước mình.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 41


Theo tiến trình lịch sử, đầu tiên các quốc gia lựa chọn hàng hóa làm cơ sở cho
tiền tệ của nước mình, tiếp đến là kim loại đủ giá như bạc, vàng. Hiện nay, hầu hết các
nước đều sử dụng ”bản vị tiền giấy”. Bản vị tiền tệ là nhân tố quan trọng hàng đầu vì
nó là cơ sở của toàn bộ hệ thống tiền tệ.
- Đơn vị tiền tệ. Là tiêu chuẩn giá cả cho đồng tiền của một quốc gia, được quy
định bằng pháp luật, bao gồm tên gọi đồng tiền, ký hiệu và tiêu chuẩn giá cả (tiêu
chuẩn đo lường). Nhân tố này cho thấy rõ sự khác nhau về yếu tố kỹ thuật giữa các
đồng tiền.
• Tên gọi: mỗi nước đặt tên riêng cho đồng tiền của nước mình, cũng có nhiều
nước có tên gọi đồng tiền được nhiều nước khác sử dụng.
• Ký hiệu: thống nhất theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ cho phép tiết kiệm thông tin
trong các giao dịch hối đoái giữa các nước. Chẳng hạn, đơn vị tiền tệ của Việt
Nam là ”đồng”, ký hiệu quốc tế là “VND”; đơn vị tiền tệ của Mỹ là “dollar”;
ký hiệu quốc tế là “USD”; đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là “yên”, ký hiệu quốc
tế là “JPY”; ...
• Tiêu chuẩn đo lường: các nước đều quy định tiêu chuẩn tiền tệ và tiêu chuẩn
giá cả của đồng tiền. Có nước quy định hàm lượng vàng, có nước quy định
gián tiếp thông qua tỷ giá hối đoái với một đồng tiền hoặc một nhóm các
đồng tiền, có nước thì lấy “sức mua” của hàng hóa, dịch vụ.
- Quy định việc đúc tiền và lưu thông tiền đúc.
Xem xét lịch sử tiền đúc, thường có hai loại tiền được lưu hành song song là tiền
đúc không đủ giá và tiền đúc không đủ giá trong lưu thông.
• Tiền đúc đủ giá là tiền đúc bằng vàng, bạc. Nhà nước giữ độc quyền đúc tiền,
nhưng có thể cho phép quý tộc, thương nhân đưa kim loại đến sở đúc tiền của
Nhà nước, để đúc những đồng tiền theo mệnh giá quy định. Sở đúc tiền có thể
thu phí hoặc miễn phí.
• Tiền kém giá là tiền đúc bằng kim loại thường. Nhà nước giữ độc quyền đúc
tiền và phát hành vào lưu thông.
- Quy định việc phát hành và tổ chức lưu thông tiền dấu hiệu. Là thừa nhận
những dấu hiệu hay công cụ nào là phương tiện trao đổi chính thức. Trước đây, khi các
nước đang áp dụng chế độ bản vị vàng các nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ,... đưa ra
những quy định cho việc phát hành và lưu thông tiền dấu hiệu qua đạo luật ngân hàng.
Tuy nhiên, đến nay các nước đều dùng tiền dấu hiệu thay cho tiền đúc bằng vàng, thì
mỗi nước có luật ngân hàng riêng không quy định chi tiết mà đưa ra những vấn đề có
tính nguyên tắc phát hành và lưu thông tiền dấu hiệu.
2.1.4.2 Các chế độ lưu thông tiền tệ
2.1.4.2.1 Chế độ đơn bản vị
Là chế độ tiền tệ sử dụng một thứ kim loại làm vật ngang giá chung. Nếu chế độ
đơn bản vị với kẽm hay đồng làm bản vị tiền thì gọi là hệ thống tiền kém giá, nếu chế
độ đơn bản vị với vật ngang giá là bạc hay vàng thì gọi là hệ thống tiền đủ giá.
2.1.4.2.2 Chế độ song bản vị
Là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc cùng được chọn làm vật ngang giá. Trong thực
tế, chế độ này được phân biệt thành hai loại:

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 42


- Bản vị song song: là bản vị mà tiền vàng và tiền bạc được lưu thông trên thị
trường theo giá trị thực của chúng, nhà nước không can thiệp. Như vậy trong lưu thông
có hai thước đo giá trị và dẫn đến có hai hệ thống giá cả.
- Bản vị kép: là chế độ song bản vị, mà nhà nước quy định tỷ giá giữa tiền vàng
và tiền bạc thống nhất trong phạm vi cả nước.
Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ năm 1792, quy định tỷ giá pháp định vàng/ bạc bằng
1/15. Chế độ song bản vị tồn tại ở một số nước trong thời gian khá dài như ở Anh từ
năm 1717 đến 1821, ở Đức đến 1871, ở Áo đến 1892, Hoa kỳ đến 1900,...
2.1.4.2.3 Chế độ bản vị vàng
Là chế độ tiền tệ trong đó vàng được sử dụng làm thước đo giá trị và phương tiện
lưu thông. Những nhân tố cần thiết của chế độ bản vị tiền vàng gồm:
- Tiền vàng được đúc tự do.
- Tiền vàng được lưu thông không hạn chế.
- Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định bằng một lượng vàng nhất định và
được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đã định.
Chế độ bản vị vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong những năm cuối thế
kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
2.1.4.2.4 Chế độ bản vị vàng thỏi
Cũng quy định một trọng lượng vàng cố định cho một đơn vị tiền tệ quốc gia,
nhưng vàng được đúc thành thỏi chứ không đúc thành tiền.
Vàng chỉ dự trữ để làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra
nước ngoài. Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định, nhưng phải có một số
lượng tiền giấy nhất định, ít nhất tương đương một thỏi vàng.
Chế độ bản vị thỏi vàng được áp dụng ở Anh năm 1925 và quy định muốn đổi
tiền giấy lấy vàng phải có 1.500 Bảng Anh, ở Pháp năm 1928 với số tiền giấy phải đổi
ít nhất là 225.000 Francs, ...
2.1.4.2.5 Chế độ bản vị vàng hối đoái
Là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia, không được trực tiếp chuyển đổi ra
vàng, mà phải thông qua một ngoại tệ mà ngoại tệ này phải được tự do chuyển đổi ra
vàng. Được áp dụng ở Ấn Độ năm 1898, Đức năm 1924, Hà Lan năm 1928, ...
2.1.4.2.6 Chế độ bản vị ngoại tệ
Là chế độ tiền tệ mà đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ
nước ngoài (ngoại tệ). Đó là các ngoại tệ mạnh, được tự do chuyển đổi trên thị trường
quốc tế. Chế độ bản vị này được sử dụng phổ biến ở các nước thiếu vàng hoặc chính
trị bị lệ thuộc vào quốc gia khác.
Chế độ bản ngoại tệ thịnh hành từ năm 1944, khi các nước khác duy trì một tỷ giá
cố định đồng tiền của nước mình so với đô la Mỹ, đến năm 1960 cơ chế này bắt đầu
suy yếu và sụp đổ vào năm 1971.
2.1.4.2.7 Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng
Là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một nước không thể tự do chuyến đổi
ra kim loại quý.
Đầu những năm 1930, vàng lúc này được rút ra khỏi lưu thông trong nước, không
được làm tiền tệ, chỉ được dùng để thanh toán các khoản nợ quốc tế và không được đổi
tiền giấy ra vàng. Giá trị thực tế tiền tệ các nước phụ thuộc vào sức mua, tức số lượng

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 43


hàng hóa dịch vụ mà nó có thể mua được và được đo lường bằng nghịch đảo của mức
giá cả chung. Nên mức giá cả chung càng cao thì giá trị hay sức mua của một đơn vị
tiền tệ càng thấp và ngược lại.
2.2 LẠM PHÁT
2.2.1 Khái niệm và phân loại lạm phát
2.2.1.1 Khái niệm lạm phát
Đã có nhiều nhà kinh tế học đưa ra những quan điểm về lạm phát, nhưng đến nay
vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn.
Có quan điểm cho rằng lạm phát là việc phát hành tiền giấy vượt quá mức đảm
bảo bằng vàng, bạc, ngoại tệ, ... của quốc gia. Vì vậy, gây ra sự mất giá của tiền giấy
làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao.
Có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá cả.
Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và
hàng trong nền kinh tế, khiến cho giá cả tăng liên tục ở mọi lúc mọi nơi.
Việc nhìn nhận về lạm phát có thể khác nhau, nhưng vẫn thể hiện qua những đặc
trưng cơ bản sau:
- Hiện tượng thừa tiền trong lưu thông do cung cấp tiền tệ tăng quá mức.
- Mức giá chung tăng đồng bộ và liên tục.
- Sự phân phối lại giá cả.
- Sự bất ổn về kinh tế - xã hội.
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần
thiết của lưu thông hàng hoá làm cho tiền giấy bị mất giá và giá cả hàng hoá được biểu
hiện bằng đồng tiền mất giá không ngừng tăng lên. Khi nói đến lạm phát thì cũng nên
nói đến giảm phát. Giảm phát là một hiện tượng trái ngược lại hiện tượng lạm phát.
Trong tình trạng đó dẫn đến một loạt các doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp gia
tăng, sức sản xuất giảm, nền kinh tế bị khủng hoảng.
2.2.1.1 Phân loại lạm phát
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa nên căn
cứ chỉ số giá cả có thể chia lạm phát thành ba loại:
- Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát thấp, biểu hiện chỉ số giá cả tăng chậm ở
mức một con số (dưới 10% một năm). Do đó, đồng tiền mất giá không nhiều,
không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Thường được các nước phát triển áp
dụng và xem đó là chất xúc tác cho nền kinh tế.
- Lạm phát cao: xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số (từ 10% đến
dưới 100% một năm), còn gọi lạm phát phi mã. Khi lạm phát này xuất hiện thì
gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội.
- Siêu lạm phát: là lạm pháp mà giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số trở lên.
Lạm phát này ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế xã hội, phá vỡ hầu hết mọi quan hệ
cân đối của nền kinh tế quốc dân.
2.2.2 Tác động của lạm phát
Tùy theo mức độ mà lạm phát có những tác động nhất định đến sự phát triển kinh
tế - xã hội. Cụ thể, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, giá cả hàng hoá, nguyên
liệu tăng làm cho việc sản xuất kinh doanh và kết quả cuối cùng ngày càng giảm sút và
không chính xác, dẫn đến sự phát triển không đồng đều, mất cân đối giữa các ngành

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 44


(ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài ngày càng bị thua lỗ nặng nề, trong khi
ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn thì có thể trụ được nhưng vẫn gặp không ít
khó khăn.
Đối với lĩnh vực lưu thông buôn bán, giá cả hàng hoá tăng dẫn đến tình trạng tích
đầu cơ tích trữ hàng hoá, gây hỗn loạn quan hệ cung cầu, tạo sự mất cân đối giả tạo
làm cho lĩnh vực lưu thông cũng bị rối loạn. Tuy nhiên, với mức lạm phát cao cũng là
một điều kiện để thực hiện khuyến khích xuất khẩu.
Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, lạm phát làm cho sức mua của đồng tiền giảm,
tốc độ lưu thông của thị trường tăng lên càng làm cho sức mua của đồng tiền giảm
xuống nhanh chóng. Hoạt động của hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng khủng
hoảng do lượng tiền gởi vào ngân hàng giảm mạnh làm cho nhiều ngân hàng bị phá
sản do mất khả năng thanh toán, thu lỗ trong kinh doanh. Tình hình đó làm cho hệ
thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm soát nổi.
Ở lĩnh vực tài chính nhà nước, tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho ngân
sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại thu nhập và kể cả qua cơ chế phát hành.
Nhưng ảnh hưởng nặng nề và lâu dài của lạm phát lại làm giảm nguồn thu của ngân
sách, chủ yếu là thuế do sản xuất bị sút kém, nhiều doanh nghiệp, công ty bị phá sản,
giải thể,…. Trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề.
Có thể nói, lạm phát gây hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của một
nước, làm cho quá trình phân hoá giàu nghèo nghiêm trọng hơn, nhóm này kiếm được
lợi lộc nhưng lại làm cho nhóm khác thiệt hại nặng nề, nhất là đối với người lao động.
2.2.3 Nguyên nhân lạm phát
Với nhiều quan điểm nhìn nhận về lạm phát, có nhiều cách lý giải nguyên nhân
gây ra lạm phát nhưng cơ bản bao gồm:
- Lạm phát do cầu kéo: Các hiện tượng kinh tế làm tăng tổng cầu tiền, dẫn đến
tăng tổng cung tiền, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế không tương ứng đã dẫn
đến lạm phát.
Tăng cầu tiền chủ yếu do thâm hụt ngân sách nên ngân hàng trung ương phải hỗ
trợ để cân bằng ngân sách hoặc cũng có thể bởi nhu cầu về hàng hóa tăng đã dẫn
đến tăng cầu tiền, từ đó gây ra lạm phát.
- Lạm phát do chi phí tăng: Chi phí tăng lên khiến cung tiền vượt quá nhu cầu
cũng gây ra lạm phát. Có nhiều lý giải cho vấn đề chi phí tăng lên như tiền lương
tăng; đầu tư cơ bản kém; sự lãng phí quá mức trong tiêu dùng xã hội; các cuộc
khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên vật liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép; ... đẩy
chi phí tăng lến dẫn đến sức ép tăng giá.
- Nguyên nhân khác: Lạm phát còn xảy ra do sự thiếu hụt mức cung trong điều
kiện nền kinh tế đạt đến mức toàn dụng; hệ thống chính trị không ổn định dẫn
đến việc điều hành kinh tế không hiệu quả, làm uy tín, sức mua đồng tiền bị giảm
sút và tiền bị thừa trong lưu thông; nhà nước chủ động sử dụng lạm phát như là
một công cụ để thực thi chính sách kinh tế.
Từ những phân tích trên có thể nói rằng lạm phát vừa là một phạm trù kinh tế
khách quan, vừa là một công cụ kinh tế được nhà nước sử dụng để phát triển kinh tế.
Như vậy lạm phát mang bản chất kinh tế – xã hội sâu sắc chứ không phải là một hiện
tượng tự nhiên của nền kinh tế.
2.2.4 Các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện có lạm phát

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 45


Chống lạm phát vừa là giải pháp mang tính chiến lược, vừa là giải pháp tình thế
của nhà nước. Tùy theo mức độ lạm phát, điều kiện của mỗi quốc gia trong từng thời
kỳ, chính phủ có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau đển kiểm soát lạm phát.
2.2.4.1 Những biện pháp cấp bách
Là những giải pháp tình thế, được sử dụng với mục đích giảm tức thời cơn sốt
lạm phát khi chỉ số giả cả tiêu dùng của nền kinh tế ở mức hai, ba con số trở lên.
- Thực hiện chính sách “đóng băng tiền tệ”, nghĩa là ngân hàng phát hành tạm
thời không thực hiện các nghiệp vụ đưa thêm tiền vào lưu thông qua tái chiết
khấu, tái cầm cố, ... Đối với chính chủ, số bội chi cũng không được bù đắp bằng
nguồn phát hành.
- Những khoản chi của ngân sách nhà nước cần được xem xét đảm bảo tiết kiệm,
nếu chưa cần thiết thì cắt giảm, hoãn chi. Xử lý tốt biện pháp này sẽ góp phần
làm dịu bớt tình trạng lạm phát.
- Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm có tác dụng thu hút tiền mặt
của dân cư, doanh nghiệp, ..., làm giảm sức ép đối với hàng hóa trên thị trường.
- Bán ngoại tệ và vàng để thu hút bớt tiền mặt từ lưu thông vào ngân hàng.
- Giảm thuế nhập khẩu, khuyến khích tự do hóa mậu dịch nhằm tăng quỹ hàng
hóa tiêu dùng, góp phần cân đối tiền hàng.
- Vay và xin viện trợ từ bên ngoài.
- Cải cách tiền tệ là xóa bỏ một phần hay toàn bộ tiền cũ, phát hành tiền mới vào
lưu thông, tuy có khôi phục lại tình trạng lưu thông tiền tệ, nhưng cũng làm giảm
lòng tin của người dân vào chính phủ và mất uy tín đối với giấy bạc ngân hàng.
2.2.4.2 Những biện pháp cơ bản, chiến lược
Là những biện pháp có tác động dài hạn, tạo thế phát triển bền vững của nền kinh
tế quốc dân. Tổng thể những biện pháp này sẽ tạo ra sức mạnh kinh tế của đất nước, là
cơ sở để ổn định lưu thông tiền tệ.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là
tiền đề vững chắc để ổn định lưu thông tiền tệ. Thực tiễn cho thấy những quốc
gia có nền kinh tế thị trường phát triển là những nước có đồng tiền khá ổn định.
- Xây dựng ngành sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ “mũi nhọn” của nền kinh tế
quốc dân nhằm mục tiêu xuất khẩu. Những sản phẩm, dịch vụ này vừa mang tính
đặc thù dân tộc, vừa phù hợp với trình độ tiêu dùng quốc tế, đồng thời có tính
cạnh tranh cao.
- Chi cho biên chế trong bộ máy hành chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi
thường xuyên của NSNN. Nếu tinh giảm và kiện toàn bộ máy này, để chuyển
sang chi cho đầu tư phát triển thì sẽ mang lại hiệu quả thiết thực góp phần ổn
định tiền tệ.
- Kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ các chính sách thu, chi của Chính phủ. Mục
tiêu là không bỏ sót nguồn thu, đảm bảo đúng, tăng thêm số thu và chi có hiệu
quả cho NSNN. Coi tiết kiệm trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội là quốc sách.
Đồng thời, các sai phạm về thu, chi; lãng phí của cải, nhân lực, tài chính; về
quyết định đầu tư sai; ... cần được xử lý đúng pháp luật.
- Khi đất nước còn nhiều tiềm năng về lao động, tài nguyên, đất đai, tri thức, ...
nhưng chưa được khai thác, chính phủ có thể phát hành để đầu tư mạo hiểm một
số lĩnh vực. Nếu đầu tư đúng hướng và khả thi, thì lúc đầu nền kinh tế có thể bị

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 46


lạm phát, nhưng sau đó hiệu quả mang lại là chắc chắn. Đây được xem là biện
pháp dùng lạm phát chống lạm phát.

2.3 TÍN DỤNG


2.3.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng
2.3.1.1 Khái niệm tín dụng
Lịch sử ra đời và tồn tại của tín dụng gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của
tiền tệ. Bắt nguồn từ niềm tin để định hình nên quan hệ tín dụng, cũng đã có nhiều
quan điểm đưa ra khi đề cập đến thuật ngữ này.
Hiểu một cách đơn giản, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng
một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hoặc tiền tệ từ người sở hữu sang người sử
dụng, sau một thời gian nhất định và được hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng
lớn hơn.
Hay tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả lãi và vốn vay sau
một thời gian nhất định. Tín dụng biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình
phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả có kèm thêm một khoản lợi tức sau
thời hạn nhất định.
Dù có nhiều khái niệm đưa ra khi cùng đề cập đến vấn đề tín dụng, nhưng những
quan điểm này đều cho thấy tín dụng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng vốn.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời, đó là thời gian sử dụng vốn. Đây
là kết quả của sự thỏa thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển
nhượng để đảm bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử
dụng lượng vốn đó.
- Người đi vay phải hoàn trả đúng hạn cho người cho vay cả vốn gốc và lãi.
2.3.1.2 Đặc điểm của tín dụng
- Phân phối tín dụng mang tính hoàn trả.
Khi người sở hữu vốn vay (người cho vay) chuyển vốn vay cho người đi vay,
người đi vay không được quyền sở hữu mà chỉ được quyền sử dụng vốn vay trong một
thời gian nhất đinh, sau đó hoàn trả lại số vốn cho người cho vay. Vì vậy quyền sở hữu
luôn nằm lại ở người cho vay. Người cho vay là chủ thể cung cấp tín dụng, phải có
tiền vốn hoặc hàng hóa tạm thời nhàn rỗi và nguồn vốn để cho vay đó có thể là vốn tự
có do tích lũy hoặc lợi nhuận, thu nhập, có thể là tài sản, hàng hóa hay tiền mược của
các chủ thể khác.
- Phải có sự chuyển nhượng vốn vay từ người cho vay sang người đi vay.
Sau khi nhận được vốn vay, người đi vay được quyền sử dụng vốn vay theo mục
đích nhất định để sản xuất hoặc tiêu dùng. Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở
hữu vốn vay mà chỉ được quyền sử dụng trong một khoản thời gian nhất định. Khi
người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay số vốn ban đầu, quyền sử dụng và quyền
sở hữu cùng thuộc về người cho vay thì kết thúc vòng tuần hoàn của tín dụng.
- Trong hoạt động tín dụng có sự vận động đặc biệt của giá cả.
Tiền tệ - vốn là một loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng được mua bán trên
thị trường vốn. Nhưng khác với hàng hóa thông thường, giá cả phản ánh và xoay quan
giá trị của hàng hóa. Giá cả của vốn tín dụng là lãi suất thì phản ánh giá trị sử dụng của

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 47


vốn trong một khoản thời gian nhất định. Bởi vậy, giá cả của vốn tín dụng được coi là
là giá cả đặc biệt.
2.3.2 Vai trò tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường với cơ chế mở cửa và hội nhập, điều kiện tiên quyết
để phát triển là nguồn vốn phải được lưu thông nhịp nhàng thì tín dụng ngày càng có
vai trò quan trọng. Trong đó, không thể không thừa nhận vai trò của tín dụng.
• Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục
đồng thời góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế.
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn nền kinh tế,
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục và đáp ứng kịp thời nhu cầu
ngày càng cao.
- Đối với doanh nghiệp: tín dụng là 1 trong những nguồn hình thành vốn lưu
động và vốn cố định của các doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần
động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ
thuật đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
- Đối với dân chúng: tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
- Đối với toàn xã hội: tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.
Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế - xã hội, khiến tạo ra động
lực phát triển mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thế
được.
• Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
Thông qua hoạt động tín dụng góp phần tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ,
từ đó đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc
biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ
vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho
nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất
ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính
nhờ đó mà tín dụng góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước..
• Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật
tự xã hội.
Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất
hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng có thể thõa mãn nhu cầu đời sống của
người lao động.
Đồng thời, do có vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng khai thác các tiềm
năng sẵn có trong xã hội và tài nguyên thiên nhiên, qua đó thu hút lực lượng
lạo động, nâng cao lực lượng sản suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
• Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành 1 trong những phương tiện
nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. Sự phát triển của tín dụng không
những ở phạm vi quốc nội mà còn mở rộng cả ra phạm vi quốc tế, nhờ vậy nó
thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu
cầu vốn trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, làm cho các quốc gia có
điều kiện xích lại gần nhau và cùng nhau tăng trưởng.
2.3.3 Phân loại tín dụng

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 48


Có rất nhiều loại hình tín dụng trong nền kinh tế, muốn nhận biết rõ các hình thức
tín dụng thì cần căn cứ vào những tiêu thức cụ thể như thời hạn tín dụng, mục đích sử
dụng vốn, đối tượng tín dụng, tính chất đảm bảo tín dụng, lãnh thổ hoạt động hay chủ
thể tham gia để phân chia các loại hình tín dụng.
 Căn cứ vào thời hạn tín dụng, gồm có:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng,
thường được dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp
và nhu cầu thanh toán cho tiêu dùng của dân cư.
- Tín dụng trung hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60
tháng, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới
kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình quy mô nhỏ của các doanh
nghiệp và cho vat xây dựng nhà ở hoặc mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị
tương đối lớn của dân cư.
- Tín dụng dài hạn: là loại hình tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sử
dụng để cho vay dự án đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rống sản xuất
có quy mô lớn.
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, gồm có:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại hình tín dụng cấp cho các
doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại hình tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng.
 Căn cứ vào đối tượng tín dụng, gồm có:
- Tín dụng vốn lưu động: là loại hình tín dụng được cấp nhằm hình thành
vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc các chủ thể khác.
- Tín dụng vốn cố định: là loại hình tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn
cố định của các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh khác. Loại hình tín
dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.
 Căn cứ vào tính chất đảm bảo tín dụng, gồm có:
- Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: là loại hình tín dụng được đảm bảo bằng
các loại tài sản của khách hàng, bên bảo lãnh hoặc hình thành từ vốn vay.
- Tín dụng không đảm bảo bằng tài sản: là loại hình tín dụng được đảm bảo
dưới hình thức tín chấp, cho vay đối với các chủ thể có uy tín hoặc theo
chỉ định của Chính phủ.
 Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động, gồm có:
- Tín dụng nội địa: là quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia.
- Tín dụng quốc tế: là quan hệ tín dụng phát sinh giữ các quốc gia với nhau
hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tài chính – tín dụng quốc tế.
 Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng, gồm có:
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được
thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi
nhận hàng hóa.
Nội dung tín dụng thương mại có những đặc điểm sau:

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 49


• Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa, đây là một bộ phận
vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền.
• Chủ thể của tín dụng thương mại là những chủ thể sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ. Trong quan hệ này, người cho vay là người bán chịu,
còn người đi vay là người mua chịu. Sự tồn tại và phát triển của tín
dụng thương mại dựa trên sự tín nhiệm cũng như mối quan hệ về cũng
cấp hàng hóa dịch vụ giữa những người sản xuất kinh doanh.
• Quá trình vận động và phát triển của tín dụng thương mại bao giờ cũng
phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa. Khi
sản xuất hàng hóa được phát triển mở rộng thì tín dụng thương mại
cũng được mở rộng và ngược lại.
Hình thức mua bán chịu hàng hóa làm nảy sinh một công cụ đó là thương
phiếu. Thương phiếu là giấy nợ xác nhận quyền đòi nợ của người sở hữu
thương phiết và nghĩa vụ phải hoàn trả của người mua khi đến hạn.
Thương phiếu có tính bắt buộc, tính trừu tượng và tính lưu thông.
Tính trừu tượng nghĩa là trên thương phiếu không nêu rõ nguyên nhân
dẫn đến quan hệ tín dụng mà chỉ có yếu tố số tiền nợ, người trả nợ, người
thụ hưởng (tuy loại thương phiếu) và kỳ hạn thanh toán.
Tính bắt buộc là đến hạn thanh toán, người mắc nợ bắt buộc phải hoàn trả
đầy đủ số tiền ghi trên thương phiếu cho người thụ hưởng (chủ nợ) mà
không được từ chối hoặc trì hoãn vì bất cứ lý do gì.
Tính lưu thông tức là trong phạm vi thời gian hiệu lực, thương phiếu được
sử dụng như một phương tiện thanh toán. Thương phiếu có thể được
chuyển nhượng từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng phương thức ký
hậu chuyển nhượng, bán ra trên thị trường tiền tệ, chiết khấu tại các ngân
hàng thương mại.
Thương phiếu có thể do người mua chịu hoặc người bán chịu lập. Thương
phiếu do người mua chịu hàng hóa lập nên gọi là lệnh phiếu hay kỳ phiếu
thương mại, là cam kết sau một thời gian sẽ thanh toán toàn bộ số nợ cho
người bán chịu hay người cầm nợ. Thương phiếu do người bán chịu lập
nên gọi là hối phiếu, là yêu cầu người mua chịu khi đến hạn phải thanh
toán tiền ngày cho người bán chịu hay người xuất trình tờ hối phiếu này.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã góp phần hoàn thiện quan hệ
tín dụng thương mại về nhiều mặt. Ngược lại, tín dụng thương mại cũng
có tác dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường và các
hình thức tín dụng khác.
- Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể
khác trong nền kinh tế (như tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân,…)
Trong hình thức này ngân hàng vừa là chủ thể đi vay khi tiến hành huy
động vốn bằng tiền, vừa là chủ thể cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối
tượng trên.
Tín dụng ngân hàng có những đặc điểm sau:
• Huy động vốn và cho vay được thực hiện chủ yếu dưới hình thức tiền
tệ.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 50


• Chủ thể của tín dụng ngân hàng gồm một bên là ngân hàng – chủ thể
cho vay và một bên là các chủ thể khác (chủ thể đi vay). Hay ngân hàng
đóng vai trò là tổ chức trung gian tín dụng.
• Tín dụng ngân hàng vừa mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng
tiêu dùng không gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế, quá
trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng độc lập tương đối
với quá trình phát triển của sản xuất kinh doanh.
Trong tín dụng ngân hàng, các công cụ được sử dụng rất đa dạng phong
phú. Trong việc huy động vốn tiền tệ, ngân hàng sử dụng những giấy nợ
như kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, ... Trong việc
cung ứng vốn, ngân hàng chủ yếu là ký kết các hợp đồng tín dụng.
- Tín dụng nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà
nước với các và các chủ thể khác trong nền kinh tế (như tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, cá nhân,…)
Chủ thể trong quan hệ tín dụng Nhà nước bao gồm người đi vay là Nhà
nước Trung ương và Nhà nước địa phương, người cho vay là dân chúng,
các tổ chức kinh tế, ngân hàng và nước ngoài. Mục đích đi vay của tín
Nhà nước là bù đắp khoản thâm hụt ngân sách.
Tín dụng nhà nước có những đặc điểm sau:
• Đối tượng của tín dụng nhà nước là vốn tiền tệ hoặc hiện vật. Tùy thuộc
vào khả năng và tính chất các nguồn vốn, nhu cầu sử dụng vốn của nhà
nước trong các thời kỳ, nhưng hầu như là vốn tiền tệ, còn hình thức
hiện vật chỉ sử dụng trong một số ít trường hợp.
• Tín dụng nhà nước là loại tín dụng mang tính chất tín chấp cả về phía đi
vay cũng như bên cho vay.
Tùy theo nhu cầu vốn ngắn hay dài hạn mà nhà nước sử dụng công cụ như
tín phiếu, trái phiếu. Nếu là khoản vay ngắn hạn để bù đắp các khoản bội
chi tạm thời, thời hạn dưới 1 năm thì Nhà nước phát hành tín phiếu. Nếu là
các khoản vay dài hạn của Nhà nước, từ 1 năm trở lên, thì Nhà nước phát
hành trái phiếu (hay công trái).
Ngày nay, tín dụng nhà nước tốn tại và quy mô ngày càng mở rộng, là
hoạt động hết sức cần thiết của các chính phủ trên thế giới.

2.4 LÃI SUẤT VÀ GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ


2.4.1 Khái niệm, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất
2.4.1.1 Khái niệm lãi suất
Lãi suất là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức giá tín dụng, là một yếu tố
quyết định giá tín dụng, một căn cứ quan trọng tính giá tín dụng.
Để hiểu rõ hơn về lãi suất tín dụng nên bắt đầu từ việc nghiên cứu lợi tức tín
dụng. Lợi tức tín dụng là khoản tiền mà người đi vay phải trả người cho vay ngoài
phần vốn gốc ban đầu, sau một thời gian sử dụng tiền vay. Lợi tức có thể là thu nhập
hoặc chi phí tùy theo góc độ là người đi vay hay người cho vay. Nếu vốn được coi là
một hàng hóa mua bán trên thị trường vốn, thì lợi tức chính là giá cả được hình thành
trong quá trình mua bán vốn và cũng lên, xuống theo quan hệ cung cầu của vốn.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 51


Trên thực tế, nếu chỉ xem xét lợi tức tín dụng thì chưa đủ cơ sở để đánh giá hiệu
quả của việc sử dụng vốn cho vay, mà cần đưa lợi tức so sánh để xác định khả năng
sinh lợi của từng loại vốn, chỉ tiêu đánh giá này được gọi là lãi suất.
Như vậy, lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và khoản vốn vay ban đầu trong
một khoản thời gian xác định. Hiểu rộng hơn, lãi suất là giá cả mà người đi vay phải
trả cho việc sử dụng vốn của người cho vay, là loại giá cơ bản của thị trường tài chính
và có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động kinh tế và tài chính.
Ở tầm kinh tế vi mô, lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân cũng như các doanh
nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế. Ở tầm kinh tế vĩ mô, lãi suất là một công cụ điều
tiết cho vay rất nhạy bén và hiệu quả.
2.4.1.2 Phân loại lãi suất
Có nhiều loại lãi suất trong nền kinh tế, nhưng để nhận biết các loại lãi suất này
thì cần căn cứ vào các tiêu chí cụ thể.
2.4.1.2.1 Căn cứ vào tiêu thức nghiệp vụ tín dụng
Căn cứ vào tiêu thức nghiệp vụ tín dụng, lãi suất được chia thành lãi suất huy
động, lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trên thị
trường liên ngân hàng.
• Lãi suất huy động là lãi suất huy động vốn trên thị trường, dùng để tính lãi
phải trả cho người gửi tiền nếu là lãi suất tiền gửi hay tính lãi phải trả cho
người cho người mua giấy tờ có giá nếu lãi suất của các loại giấy tờ cho giá.
• Lãi suất cho vay là lãi suất được áp dụng để tính lãi tiền vay mà người đi vay
phải trả người cho vay. Về nguyên tắc, mức lãi suất cho vay bình quân trên thị
trường phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân, và có sự phân biệt giữa
các khoản thời hạn cho vay và mức độ rủi ro.
• Lãi suất chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối
với khách hàng dưới hình thức chiết khấu các loại giấy tờ có giá chưa đến hạn
thanh toán.
• Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Trung
ương đối với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tái chiết khấu các loại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán. Lãi
suất tái chiết khấu do Ngân hàng Trung ương ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ
vào mục tiêu của chính sách tiền tệ.
• Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là lãi suất mà các Ngân hàng áp dụng
khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Nó được
hình thành bởi quan hệ cung cầu vốn của các ngân hàng thương mại và tổ
chức tín dụng khác và chịu sự chi phối bởi lãi suất tái chiết khấu.
2.4.1.2.2 Căn cứ vào tiêu thức quản lý vĩ mô
Căn cứ vào tiêu thức quản lý vĩ mô, có thể chia lãi suất thành lãi suất sàn, lãi suất
trần, lãi suất cơ bản.
• Lãi suất sàn và lãi suất trần là lãi suất thấp nhất và lãi suất cao nhất do Ngân
hàng Trung ương ấn định cho các Ngân hàng thương mại, hoặc do ngân hàng
thương mại quy định cho nghiệp vụ huy động vốn và cho vay trong hệ thống
của nó.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 52


Việc ấn định lãi suất sàn và lãi suất trần hình thành khung lãi suất, từ đó các
ngân hàng thương mại xây dựng lãi suất kinh doanh trong phạm vi khung này.
• Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Trung ương công bố làm cơ sở cho
Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác ấn định lãi suất kinh doanh.
Tác dụng của lãi suất quản lý vĩ mô là điều chỉnh và thống nhất các hoạt động
tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.4.1.2.3 Căn cứ vào tiêu thức biến động của giá trị tiền tệ
Trên thực tế, những khoản thu nhập bằng tiền hay thu nhập danh nghĩa thường
không phản ánh đúng giá trị thực của chính khoản thu nhập đó. Vì tiền tệ luôn có sự
biến động giá trên thị trường, trong trường hợp này có thể phân chia thành lãi suất
danh nghĩa và lãi suất thực.
• Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được công bố và áp dụng trong các quan hệ tài
chính – tín dụng.
• Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa sau khi đã loại trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Ngoài các tiêu thức trên, người ta còn có thể căn cứ vào các tiêu thức khác để
phân loại cụ thể hơn, như: thời hạn tín dụng (lãi suất ngắn hạn, lãi suất trung hạn, lãi
suất dài hạn); loại tiền cho vay (lãi suất nội tệ, lãi suất ngoại tệ); mức độ ưu đãi đối với
người cho vay (lãi suất thường, lãi suất ưu đãi); giao động của lãi suất trong thời hạn
cho vay (lãi suất cố định, lãi suất biến đổi); chấp hành kỳ hạn cho vay (lãi suất đúng
hạn, lãi suất quá hạn); …
2.4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, nhà nước đóng vai trò là chủ thể
điều tiết vĩ mô, thì cơ chế hình thành lãi suất là là cơ chế thị trường. Lúc này, lãi suất
thường xuyên biến động bởi sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có các nhân tố
chủ yếu như cung và cầu vốn tín dụng, lạm phát, chính sách tiền tệ của chính phủ, tỷ
suất lợi nhuận bình quân.
2.4.1.3.1 Cung và cầu vốn tín dụng
Lãi suất là giá cả của vốn tín dụng, nên bất kỳ sự thay đổi nào của cung, cầu vốn
tín dụng không cùng một tỷ lệ sẽ làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Tương
quan giữa cung và cầu vốn tín dụng trong một thời kỳ nhất định là nhân tố quyết định
đến mức lãi suất trong nền kinh tế.
Nếu cung vốn tín dụng lớn hơn cầu vốn tín dụng thì lãi suất sẽ hạ xuống, còn
cung vốn tín dụng nhỏ hơn cầu vốn tín dụng thì mức lãi suất sẽ tăng lên.
Có thể nói, quan hệ cung cầu vốn tín dụng tác động và làm thay đổi lãi suất trên
từng loại thị trường tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong toàn bộ nền kinh tế.
Từ điều này cho thấy, có thể tác động vào cung, cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi
suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của từng thời kỳ.
2.4.1.3.2 Lạm phát
Mỗi sự tăng lên hay giảm xuống của lạm phát kéo theo sự biến động của giá trị
tiền tệ, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người cho vay.
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nhất định, dẫn đến
lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này một mặt xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất
thực và lãi suất danh nghĩa, mặt khác các chủ thể trong nền kinh tế chuyển sang tích
trữ bằng những tài sản khác, từ đó làm giảm cung quỹ cho vay, gây áp lực tăng lãi suất

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 53


trên thị trường. Lý luận tương tự cho tình huống giá cả giảm đồng loạt, mặc dù tình
huống này thường ít gặp hơn trong thực tế.
Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất đã giúp xác định được ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối việc ổn định lãi suất và tăng trưởng của
nền kinh tế.
2.4.1.3.3 Chính sách tiền tệ của chính phủ
Bằng các công cụ của chính sách tiền tệ, chính phủ can thiệp vào thị trường tín
dụng nhằm duy trì sự vận động của lãi suất cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội đã đề ra.
Nếu chính phủ muốn sử dụng chính sách nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng sẽ
sử dụng các công cụ thông qua đó tác động đến lãi suất tín dụng trong nền kinh tế để
làm giảm bớt lượng tiền cung ứng. Với chính sách nhằm mở rộng lượng tiền cung ứng,
chính phủ lại sử dụng các công cụ để làm giảm lãi suất tín dụng và từ đó lượng tiền
cung ứng cho nền kinh tế được nâng lên. Còn việc sử dụng chính sách thắt chặt hay
mở rộng tiền tệ lại tùy thuộc vào tình trạng nền kinh tế đất nước trong từng thời kỳ.
2.4.1.3.4 Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Hoạt động của các nhà sản xuất kinh doanh, của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là
các doanh nghiệp vẫn luôn là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt
động tín dụng. Do đó, tỷ suất lợi nhuận bình quân của các chủ thể này trong từng
ngành nói riêng và trong nền kinh tế nói chung cũng được xem là cơ sở quan trọng cho
việc xác định lãi suất tín dụng.
Thông thường, lãi suất tín dụng được đưa ra nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân,
nhưng vẫn lớn hơn tỷ lệ lạm phát để tạo ra sự hài hòa về lợi ích giữa người đi vay và
người cho vay.
Ngoài ra, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đời
sống xã hội, sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gian,
tình hình kinh tế - chính trị trong nước, những biến động tài chính trên thế giới,…
2.4.2 Phương pháp tính lãi
Việc tính toán các thu nhập nhận được, chi phí phải chịu hay các giá trị tiền tệ
khác khi tiến hành một hoạt động đầu tư, gửi tiền, cho vay,… luôn có ý nghĩa quan
trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào. Có nhiều phép toán xoay quanh các vấn đề này,
nhưng tất cả đều bắt nguồn từ hai phương pháp đó là phương pháp tính lãi đơn và
phương pháp tính lãi kép.
Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số
tiền gốc sinh ra.
Công thức tính lãi đơn: I = PV.i.n (2.1)
Trong đó:
+I : là tiền lãi tính theo phương pháp lãi đơn.
+ PV : là vốn gốc hay số tiền bỏ ra (đầu tư) ban đầu.
+i : là lãi suất kỳ hạn (ngày, tháng, quý, năm)
+ n : là số kỳ hạn tính lãi hay thời gian đầu tư.
Công thức xác định giá trị ở tương lai (FV) theo phương pháp tính lãi đơn:
FV = PV(1 + i.n) (2.2)

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 54


Ví dụ: Bạn ký gởi $1.000 vào tài khoản định kỳ tính lãi đơn với lãi suất là
8%/năm. Sau 10 năm số tiền gốc và lãi bạn thu về là bao nhiêu?
Như vậy, có thể thấy cách tích lãi đơn khá đơn giản và thông thường được áp
dụng trong các quan hệ tín dụng hay đầu tư có thời gian ngắn hơn một năm và thời
trùng khít với chu kỳ tính lãi. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng và đầu tư rất đa dạng với
nhiều chu kỳ và thời hạn khác nhau lúc đó áp dụng cách tính lãi kép hay lãi tích hợp.
Lãi kép là số tiền lãi không chỉ tính trên số tiền gốc mà còn tính trên số tiền lãi do
số tiền gốc sinh ra. Đó chính là lãi tính trên lãi, hay còn gọi là ghép lãi (compounding).
Khái niệm lãi kép rất quan trọng vì nó có thể ứng dụng để giải quyết rất nhiều
vấn đề trong tài chính.
Công thức xác định giá trị ở tương lai (FV) theo phương pháp tính lãi kép:
FV = PV(1 + i)n (2.3)
Từ đó xác định tiền lãi thu được theo phương pháp lãi kép:
I = FV – PV = PV[(1 + i)n – 1] (2.4)
Ví dụ: Bạn ký gởi $1.000 vào tài khoản định kỳ với lãi suất là 8%/năm. Sau 10
năm số tiền gốc và lãi bạn thu về là bao nhiêu? Biết lãi nhập vốn hàng năm.
2.4.4 Giá trị thời gian của tiền
Tiền tệ có giá trị theo thời gian nghĩa là một đồng nhận được ngày hôm nay khác
với giá trị một đồng nhận được trong tương lai.
2.4.4.1 Giá trị tương lai và giá trị hiện tại của một số tiền
t
Giá trị tương lai của một số tiền: FV t = PV(1 + k ) (2.5)
FV t
Giá trị hiện tại của một số tiền: PV = t (2.6)
(1 + k)
Trong đó, FVt là giá trị tương lai hay tổng số tiền tích lũy sau t kỳ đầu tư; PV là
giá trị hiện tại của một số tiền, k là lãi suất, t là thời gian đầu tư.
Ví dụ: Đầu năm 20X1, anh A gửi vào ngân hàng 100.000.000 đồng, lãi suất
10%/năm, thời hạn 5 năm. Hãy tính tổng số tiền anh A nhận được sau 5 năm?
2.4.4.2 Giá trị tương lai và giá trị hiện tại của một dòng tiền
Dòng tiền là tập hợp của những số tiền phát sinh ở những khoảng cách thời gian
bằng nhau.
2.4.4.2.1 Giá trị tương lai của một dòng tiền
Giá trị tương lai của một dòng tiền được tính bằng cách quy các khoản tiền phát
sinh ở các thời điểm khác nhau đến cùng một thời điểm xác định trong tương lai với
lãi suất tương ứng.
 Giá trị tương lai của một dòng tiền phát sinh cuối kỳ:
Gọi CFj là số tiền phát sinh ở kỳ thứ j và kỳ khoản đầu tiền phát sinh cuối kỳ
( j = 1.t ) . Công thức tổng quát tính giá trị tương lai của một dòng tiền không đều phát
sinh cuối kỳ:
t
FVt = ∑ CFj (1 + k)t − j (2.7)
j=1

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 55


Trong trường hợp kỳ khoản đầu tiên phát sinh cuối kỳ và số tiền phát sinh ở mỗi
kỳ bằng nhau ( CF1 = CF 2 = ... = CF t = A ) thì dòng tiền được gọi là dòng tiền đều phát
sinh cuối kỳ và giá trị tương lai của dòng tiền đều phát sinh cuối kỳ là:
 (1 + k)t − 1
FVt = A.   (2.8)
 k 
Ví dụ: Cuối mỗi năm chị B gửi vào tài khoản ngân hàng số tiền 100.000.000
trong 4 năm với lãi suất 10%/năm, biết tiền lãi được nhập vào vốn gốc hàng năm. Hãy
tính tổng số tiền tích lũy sau 4 năm?
 Giá trị tương lai của một dòng tiền phát sinh đầu kỳ:
Gọi CFj là số tiền phát sinh ở kỳ thứ j và kỳ khoản đầu tiền phát sinh đầu
( )
kỳ j = 0.t . Công thức tổng quát tính giá trị tương lai của một dòng tiền không đều
phát sinh đầu kỳ:
t
FVt = ∑ CF j(1 + k ) t − j+1 (2.9)
j = 1 

Trong trường hợp kỳ khoản đầu tiên phát sinh cuối kỳ và số tiền phát sinh ở mỗi
kỳ bằng nhau ( CF1 = CF 2 = ... = CF t = A ) thì dòng tiền được gọi là dòng tiền đều phát
sinh cuối kỳ và giá trị tương lai của dòng tiền đều phát sinh đầu kỳ là:
 (1 + k)t − 1
FVt = A.   (1 + k) (2.10)
1

 k 
Ví dụ: Đầu mỗi năm chị B gửi vào tài khoản ngân hàng số tiền 100.000.000 trong
4 năm với lãi suất 10%/năm, biết tiền lãi được nhập vào vốn gốc hàng năm. Hãy tính
tổng số tiền tích lũy sau 4 năm?
2.4.3.2.2 Giá trị hiện tại của một dòng tiền
Giá trị hiện tại của một dòng tiền được tính bằng tổng giá trị hiện tại của các
khoản tiền phát sinh ở các thời điểm khác nhau trong tương lai với lãi suất tương ứng.
 Giá trị hiện tại của một dòng tiền phát sinh cuối kỳ:
Gọi CFj là số tiền phát sinh ở kỳ thứ j và kỳ khoản đầu tiền phát sinh cuối kỳ
. Công thức tổng quát tính giá trị hiện tại của một dòng tiền không đều phát
sinh cuối kỳ:
t CF j
PV = ∑ j
(2.11)
j=1 (1 + k)
Trong trường hợp kỳ khoản đầu tiên phát sinh cuối kỳ và số tiền phát sinh ở mỗi
kỳ bằng nhau ( CF1 = CF 2 = ... = CF t = A ) thì dòng tiền được gọi là dòng tiền đều phát
sinh cuối kỳ và giá trị hiện tại của dòng tiền đều phát sinh cuối kỳ là:
1 − (1 + k)− t 
PV = A.   (2.12)
 k 
 Giá trị hiện tại của một dòng tiền phát sinh đầu kỳ:
Gọi CFj là số tiền phát sinh ở kỳ thứ j và kỳ khoản đầu tiền phát sinh đầu
kỳ . Công thức tổng quát tính giá trị hiện tại của một dòng tiền không đều phát
sinh đầu kỳ:

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 56


t CF j
PV = ∑ j−1
(2.13)
j=1 (1 + k)
Trong trường hợp kỳ khoản đầu tiên phát sinh cuối kỳ và số tiền phát sinh ở mỗi
kỳ bằng nhau ( CF1 = CF 2 = ... = CF t = A ) thì dòng tiền được gọi là dòng tiền đều phát
sinh cuối kỳ và giá trị hiện tại của dòng tiền đều phát sinh đầu kỳ là:
1 − (1 + k)− t 
PV = A.   (1 + k) (2.14)
1

 k 

2.5 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


2.5.1 Khái niệm và phân loại tỷ giá hối đoái
2.5.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Một đồng tiền do
một quốc gia, vùng lãnh thổ phát hành được lưu dụng ở một nước hay lãnh thổ khác
được gọi là ngoại tệ. Quan hệ thương mại giữa các nước dẫn đến việc trao đổi các
đồng tiền khác nhau, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền khác và hình thành nên quan hệ
so sánh giữa các đồng tiền với nhau được gọi là tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi của một đơn vị tiền tệ nước này thành những
đơn vị tiền tệ nước khác. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh giữa các đồng tiền khác nhau
hay là giá cả để mua bán, trao đổi ngoại tệ.
Trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động
thương mại quốc tế, trạng thái cán cân thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc làm
và lạm phát. Điều chỉnh tỷ giá theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân
thanh toán thì trong nó lại chứa đựng nguy cơ lạm phát. Còn trong trường hợp cố định
tỷ giá để kiềm chế lạm phát thì có thể làm cho đồng nội tệ lên giá quá cao, không
khuyến xuất khẩu mà trái lại khuyến khích nhập khẩu, làm cán cân thanh tóan bị thâm
hụt, dự trữ ngoại tệ quốc gia giảm.
2.5.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái
Tùy mục đích sử dụng, tỷ giá có thể được phân chia thành nhiều loại theo các tiêu
thức khác nhau.
Nếu căn cứ vào phương thức mua bán ngoại tệ, gồm có tỷ giá giao nhận giao
ngay và tỷ giá giao nhận kỳ hạn. Tỷ giá giao nhận giao ngay là tỷ giá mua bán ngoại tệ
mà việc giao nhận được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc. Tỷ giá giao nhận
kỳ hạn là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận được thực hiện sau một khoảng
thời gian nhất định.
Nếu căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, gồm tỷ giá mua vào và tỷ giá
bán ra, là tỷ giá dùng để mua vào hay bán ra ngoại tệ giữa chủ thể công bố tỷ giá và
khách hàng.
Nếu căn cứ vào phương diện thanh toán thì tỷ giá hối đoái bao gồm tỷ giá tiền
mặt là tỷ giá áp dụng cho các ngoại tệ dưới dạng tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản là tỷ
giá áp dụng cho các trường hợp thanh toán qua ngân hàng.
Nếu căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ, thì có tỷ giá mở cửa và tỷ giá đóng
cửa, là tỷ giá áp dụng cho việc mua bán khoản ngoại tệ đầu tiên và khoản ngoại tệ cuối
cùng trong ngày làm việc.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 57


Nếu căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá được chia thành tỷ giá hối đoái
chính thức (cố định, thả nổi,...) là tỷ giá do nhà nước công bố và tỷ giá tự do là tỷ giá
được hình thành tự phát và diễn biến theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa tỷ giá với chỉ số lạm phát thì có tỷ giá danh
nghĩa và tỷ giá thực. Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá giao dịch giữa các đồng tiền trên thị
trường. Tỷ giá thực là tỷ giá phản ánh mối tương quan về sức mua giữa hai đồng tiền.
2.5.2 Các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái được công bố theo một trong hai phương pháp là phương pháp
yết giá trực tiếp và phương pháp yết giá gián tiếp.
Phương pháp yết giá trực tiếp là phương pháp biểu hiện một đơn vị ngoại tệ bằng
một số lượng đơn vị nội tệ.
Chẳng hạn, tại thị trường ngoại hối Singapore niêm yết GBP/SGD = 2,6784
Phương pháp yết giá gián tiếp là phương pháp biểu hiện một đơn vị nội tệ bằng
một số lượng đơn vị ngoại tệ.
Chẳng hạn, tại thị trường ngoại hối London công bố GBP/JPY = 197.
Nhưng dù được niêm yết theo phương pháp nào thì trong việc niêm yết tỷ giá với
hai đồng tiền tham gia cũng cần xác định một đồng tiền đóng vai trò là đồng tiền yết
giá, với đặc điểm là đơn vị cố định và một đồng tiền đóng vai trò là đồng tiền định giá
có đặc điểm là một lượng tiền tệ biến đổi.
2.5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm phụ thuộc vào các yếu tố như cung – cầu ngoại tệ,
tình hình lạm phát, lãi suất và các yếu tố khác.
Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá sẽ giảm và ngược lại. Đây là nhân
tố tác động trực tiếp nhất đến tỷ giá. Bên cạnh cung cầu ngoại tệ, vấn đề cán cân thanh
toán cũng có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tỷ giá.
Nhân tố lạm phát cũng tác động đến tỷ giá theo hướng khi lạm phát tăng làm tỷ
giá tăng, hay theo thuyết cân bằng sức mua thì đồng tiền của nước có mức lạm phát
cao sẽ bị giảm giá so với đồng tiền của quốc gia có mức lạm phát thấp hơn.
Tác động của lãi suất đến tỷ giá thể hiện ở việc nếu lãi suất trong nước cao hơn
lãi suất ngoại tệ sẽ làm cung ngoại tệ trên thị trường trong nước tăng, từ đó nội tệ tăng
giá hay ngoại tệ giảm giá và ngược lại.
Bên canh đó, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, tình hình chính trị - xã hội,
yếu tố tâm lý,… cũng tác động đến tỷ giá hối đoái.
Như vậy, tỷ giá hối đoái tại một thời điểm là sự tác động tổng hợp của nhiều nhân
tố, có nhân tố trong và cả ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Điều hành tỷ giá đi đúng
hướng để nền kinh tế phát triển bền vững vẫn luôn là một vấn đề không dễ dàng đối
với các chính phủ.

2.5.4 Chính sách tỷ giá hối đoái


Để thực hiện việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái trong từng thời kỳ, tùy theo chế độ
quản lý tỷ giá, chính phủ các nước có thể trực tiếp hay điều hành các cơ quan chức
năng của chính phủ thực hiện rất nhiều biện pháp.
Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán
ngoại tệ trên thị trường gọi là chính sách hối đoái. Song vấn đề quan trọng ở đây là

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 58


phải có lượng dự trữ ngoại tể đủ lớn, nếu cán cân thanh toán của một quốc gia thiếu
hụt thường xuyên thì khó có đủ lượng ngoại hối để thực hiện biện pháp này.
Chính phủ cũng có thể áp dụng việc phá giá tiền tệ bằng cách chính thức nâng
cao tỷ giá hối đoái hay hạ giá đồng tiền nước mình trong trường hợp muốn cải thiện
cán cân thanh toán. Hoặc nâng cao giá đơn vị tiền tệ nước mình làm chi tỷ giá hối đoái
giảm xuống gọi là biện pháp nâng giá tiền tệ.
Với các nước áp dụng chế độ tỷ giá giới hạn biên độ giao dịch thì ngân hàng
trung ương thực hiện hiện điều chỉnh tăng hoặc giảm biên độ giao dịch theo một tỷ lệ
nhất định so với tỷ giá chính thức.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

 Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi
hàng hóa, hay nói cách khác chỉ khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển
đến một bước nhất định thì mới dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
 Đã có nhiều hình thái tiền tệ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu trao đổi và lưu
thông hàng hóa như: hóa tệ, tín tệ, bút tệ, tiền điện tử.
 Về bản chất, tiền tệ là bất cứ vật gì được chấp nhận chung để đổi lấy hàng
hoá, dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ.
 Các chức năng của tiền tệ, theo kinh tế học hiện đại, gồm có chức năng
phương tiện trao đổi, thước đo giá trị, phương tiện cất trữ.
 Cung, cầu tiền tệ; vấn đề cân đối cung, cầu tiền tệ và tác động của cung, cầu
tiền tệ đến hoạt động kinh tế.
 Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả lãi và vốn vay sau
một thời gian nhất định.
 Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa lợi tức và khoản vốn vay ban đầu
trong một khoản thời gian xác định
 Phân biệt phương pháp cơ bản để áp dụng cho các vấn đề về tính lãi, đó là
phương pháp lãi đơn và phương pháp lãi kép.
 Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi của một đơn vị tiền tệ nước này thành
những đơn vị tiền tệ nước khác

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 59


CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các hình thái của tiền tệ?
2. Tại sao thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là hai chức năng cơ bản
của tiền tệ? Mối quan hệ giữa hai chức năng đó?
3. Nêu cơ sở ra đời của tiền tệ? Trình bày các chức năng của tiền tệ?
4. Trình bày ưu và nhược điểm của việc sử dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam
hiện nay?
5. Trình bày những nguyên nhân gây ra lạm phát và tác động của lạm phát
đối với nền kinh tế?
6. Nêu các biện pháp kiểm soát lạm phát?
7. Dùng “lạm phát để chống lạm phát” có phải làm một biện pháp để chống
lạm phát không? Giải thích?
8. Nêu khái niệm về tín dụng? Tín dụng có các đặc trưng cơ bản nào?
9. Trình bày các loại lãi suất tín dụng theo các cách phân loại khác nhau?
10. Hãy phân loại tín dụng căn cứ vào các yếu tố: thời hạn tín dụng, mục đích
sử dụng vốn, đối tượng tín dụng, tính chất đảm bảo tín dụng, lãnh thổ hoạt
động, chủ thể tham gia quan hệ tín dụng?
11. Công cụ của tín dụng thương mại là gì? Trình bày khái niệm, đặc điểm và
phân loại của công cụ đó?
12. Hãy phân biệt hai hình thức là tín dụng thương mại và tín dụng ngân
hàng?
13. Nêu các hạn chế của hình thức tín dụng thương mại so với tín dụng ngân
hàng, qua đó cho thấy tín dụng thương mại là tiền đề giúp tín dụng ngân
hàng phát triển?
14. Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại tỷ giá hối đoái
15. Hãy nêu và phân biệt các phương pháp niêm yết tỷ giá hối đoái? Việt Nam
đang sử dụng phương pháp yết giá nào?

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 60


CHƯƠNG 3: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế mỗi nước, hệ thống ngân hàng luôn có
bước chuyển mình để bắt kịp và thúc đẩy chu chuyển tiền tệ được nhịp nhàng hơn. Sự
ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại luôn song hành với tiến trình
phát triển của nền kinh tế. Chương ngân hàng thương mãi sẽ cung cấp những kiến
thức cơ bản về:
 Khái niệm, phân loại và chức năng của ngân hàng thương mại
 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại bao gồm hoạt động liên quan đến
quá trình tạo lập nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn.

3.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


3.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín
dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Định nghĩa trên đã khẳng định ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, với hai nhiệm vụ cơ bản:
- Nhận ký thác của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức cơ quan Nhà nước.
- Sử dụng các khoản ký thác đó để cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng…
Ngày nay, hoạt động ngân hàng mang tính tổng hợp và đa năng. Các ngân hàng
không chỉ có quan hệ rộng với mọi đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế
mà còn thực hiện nhiều dịch vụ về tiền tệ - tín dụng và đầu tư.
3.1.2 Phân loại ngân hàng thương mại
3.1.2.1. Dựa vào hình thức sở hữu
• Ngân hàng thương mại Quốc doanh
Là ngân hàng thương mại được mở bằng 100% từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước. Trong xu thế kinh tế hội nhập, để thu hút được nhiều nguồn vốn
thì ngân hàng thương mại Quôc doanh ban hành nhiều hình thức tăng vốn như
phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng.
• Ngân hàng thương mại cổ phần
Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá
nhân hoặc công ty theo cổ phần. Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được
sở hữu một số cổ phần hạn định theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt
nam.
• Ngân hàng liên doanh
Là ngân hàng thương mại được thành lập bằng vốn giữa các ngân hàng với
nhau, một bên là ngân hàng thương mại Việt nam và một bên khác là ngân
hàng thương mại nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt nam, hoạt động như những
ngân hàng ở Việt Nam.
• Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Là ngân hàng thương mại được thành lập do vốn của nước ngoài theo pháp
luật nước ngoài, được phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và hoạt động theo pháp
luật của Việt Nam.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 61


3.1.2.2 Dựa vào chiến lược kinh doanh
• Ngân hàng bán buôn
Là loại ngân hàng chủ yếu giao dịch và cung cấp các dịch vụ cho doanh
nghiệp lớn, các công ty tài chính,.. Nhà nước, rất ít khi giao dịch với khách
hàng là cá nhân.
• Ngân hàng bán lẻ
Là loại ngân hàng các giao dịch và cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng
cá nhân.
• Ngân hàng hỗn hợp
Là loại ngân hàng giao dịch và cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng
doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân.
3.1.2.3 Dựa vào tính chất hoạt động
• Ngân hàng chuyên doanh
Là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định như nông
nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
• Ngân hàng kinh doanh tổng hợp
Là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và thực hiện gần như
tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phép thực hiện theo
quy định của pháp luật.
3.2 CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.2.1 Chức năng trung gian thanh toán
Thông qua chức năng này ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ thanh
toán theo yêu cầu của khách hàng.
Thay cho việc thanh toán trực tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân có thể nhờ ngân
hàng thực hiện công việc này, dựa trên khoản tiền họ đã gửi ở ngân hàng,
bằng cách trích tiền của người trả chuyển cho người được hưởng, dưới nhiều
hình thức khác nhau với kỹ thuật ngày càng tiên tiến và thủ tục ngày càng đơn
giản.
Khi thực hiện chức năng thanh toán, ngân hàng thương mại đã tạo ra lợi ích
cho nhiều bên có liên quan như khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.
Về phía khách hàng của ngân hàng việc thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp
giảm thiểu việc thanh toán bằng tiền mặt, tạo ra sự an toàn, đảm bảo tính
chính xác, lưu lại dấu vết để làm cơ sở kiểm tra việc thanh toán.
Bản thân ngân hàng cũng thu hút được nhiều tiền gửi không kỳ hạn với lãi
suất thấp để chuyển thành các khoản cho vay có kỳ hạn, lợi nhuận cao, đồng
thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng dưới dạng hoa hồng trung gian thanh
toán.
Bên canh đó, hoạt động này cũng giúp nền kinh tế giảm nhu cầu về tiền mặt,
giảm chi phí xã hội và tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương điều hành
chính sách tiền tệ có hiệu quả.
3.2.2 Chức năng trung gian tín dụng
Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền chưa sử dụng và chủ thể có
nhu cầu tiền tệ cần bổ sung gặp phải nhiều hạn chế, vì người có nhu cầu khó

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 62


tìm gặp được người có khả năng cung cấp. Hoạt động ngân hàng thương mại
đã khắc phục được hạn chế trên.
Một mặt, ngân hàng thương mại huy động các khoản tiền nhàn rỗi từ các chủ
thể trong xã hội như các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan nhà
nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác,…để hình thành nguồn
vốn cho vay.
Mặt khác ngân hàng thương mại dùng nguồn vốn này để cho vay lại đối với
những chủ thể có nhu cầu bổ sung nguồn vốn.
Như vậy, ngân hàng thương mại đã trở thành cầu nối giữa chủ thể dư thừa vốn
và chủ thể cần vốn. Những hoạt động trên mang tính chất kinh doanh, bởi khi
cho vay, ngân hàng thương mại đặt ra mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động
vốn. Chênh lệch giữa hai mức lãi suất dùng để bù đắp chi phí hoạt động và tạo
ra lợi nhuận cho ngân hàng thương mại.
Từ chức năng trung gian tín dụng, các dịch vụ ngân hàng ngày càng mở rộng
và phát triển, đem lại nhiều tiện ích cho các chủ thể là khách hàng của ngân
hàng. Qua đó góp phần tiết kiệm nhiều chi phí về lưu thông và giao dịch cho
nền kinh tế.
3.2.3 Chức năng tạo tiền
Việc kết hợp chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh
toán đã dẫn đến quá trình “tạo tiền” trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Tiền ở đây chính là bút tệ - đó là tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền gửi
thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại.
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại sử dụng số
tiền vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay lại được khách hàng sử
dụng để thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở ngân hàng khác và chỉ
khi thực hiện nghiệp vụ cho vay thì ngân hàng mới bắt đầu “tạo tiền”.
Cho nên, có thể kết luận, từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay
bằng chuyển khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại, số tiền gửi đã tăng
lên rất nhiều so với lượng tiền gửi ban đầu.
Khối lượng tiền do các ngân hàng thương mại tạo ra có ý nghĩa hết sức to lớn,
nó mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất,
đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hội bên cạnh lượng tiền do Ngân hàng
Trung ương phát hành.

3.3 NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Về cơ bản thì hoạt động của một ngân hàng thương mại bao gồm nghiệp vụ tạo
lập nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn và hoạt động dịch vụ ngân hàng.
3.3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn
Đây là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của ngân hàng thương
mại, vì qua đó tạo ra nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh, với cơ cấu bao gồm vốn tự
có, vốn huy động từ tiền gửi và vốn đi vay.
 Vốn tự có
Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu riêng của ngân hàng thương mại, gồm
vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân
hàng Trung ương.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 63


• Vốn điều lệ là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới đi vào hoạt động và
được ghi vào bảng điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ có thể điều chỉnh
tăng lên trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng cách phát hành cổ
phiều hoặc từ lợi nhuận giữ lại.
• Các quỹ của ngân hàng được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt
động, quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Hoạt
động của ngân hàng thường có: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư
phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi,…
Nguồn vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ song lại là nguồn vốn khởi đầu tạo uy tín
của ngân hàng đối với khách hàng, dung để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
ngân hàng. Hơn nữa, nguồn vốn này còn có ý nghĩa thiết yếu để thu hút các
nguồn vốn huy động khác và xác định hệ số an toàn trong kinh doanh của ngân
hàng.
 Vốn huy động
Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân
hàng thương mại. Ngân hàng thường huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới
các hình thức nhận tiền gửi và phát hành chứng từ có giá.
• Các khoản tiền gửi có thể được chia thành tiền gửi không kỳ hạn và tiền
gửi có kỳ hạn, trong đó:
- Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất
cứ lúc nào. Đặc trưng của loại vốn này là tính biến động thường xuyên, do
đó cần quản lý chặt chẽ để nâng cao khả năng thanh toán của ngân hàng.
Để tăng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng cần phát triển đa
dạng hóa các dịch vụ thanh toán và tối đa hóa sự tiện lợi để thu hút nhiều
khách hàng thể hiện ở việc ngân hàng mở rộng mạng lưới chi nhánh để
cho khách hàng thuận tiện trong việc gửi tiền…, phát triển công nghệ hiện
đại để khách hàng có thể giao dịch qua điện thoại hoặc internet.
- Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà giữa khách hành và ngân hàng có
thõa thuận về thời hạn rút tiền. Đây là nguồn vốn mang tính ổn định, phù
hợp với cho vay có kỳ hạn của ngân hàng thương mại. Để tăng tỷ lệ huy
động vốn có kỳ hạn ngân hàng có thể sử dụng công cụ lãi suất và các
chính sách khuyến khích lợi ích vật chất như xổ số, bốc thăm trúng
thưởng, quà tặng,… để tạo ra sự quan tâm thu hút từ phía khách hàng.
• Huy động vốn thông qua phát hành chứng từ có giá là việc các ngân hàng
thương mại chủ động phát hành chứng từ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, trái phiếu theo đợt để huy động vốn bổ sung vốn kinh doanh của ngân
hàng.
 Vốn đi vay
Là vốn được hình thành qua việc ngân hàng thương mại tiến hành vay vốn
của ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác hoặc của Ngân hàng
Trung ương. Hoạt động này thường chỉ được thực hiện khi nguồn vốn ngân
hàng tạm thời thiếu hụt và cần phải được bổ sung kịp thời.
• Vay từ ngân hàng Nhà nước thông qua việc ngân hàng Nhà nước cấp tín
dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hình thức:
- Chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 64


Chiết khấu là việc ngân hàng trung ương mua lại lần đầu các giấy tờ có
giá ngắn hạn (tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngân hàng nhà nước…)
chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của ngân hàng thương mại.
Tái chiết khấu là việc ngân hàng nhà nước chiết khấu lại các giấy tờ có
giá mà các ngân hàng thương mại đã chiết khấu nhưng chưa đến hạn
thanh toán, bằng cách trả tiền ngay cho các ngân hàng thương mại sau
khi đã khấu trừ tiền lãi, tiền hoa hồng và các chi phí khác.
Các chứng từ có giá này được ngân hàng thương mại chuyển nhượng
cho ngân hàng nhà nước. Và là những chứng từ đủ điều kiện chiết khấu
do ngân hàng nhà nước quy định.
Các giấy tờ có giá được ngân hàng nhà nước nhận chiết khấu phải thỏa
mãn các điều kiện sau: đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, đảm bảo khả
năng thanh toán khi đáo hạn, đảm bảo khả năng chuyển nhượng.
- Cho vay lại (tái cấp vốn) theo hợp đồng tín dụng.
Là hình thức tái cấp vốn của ngân hàng nhà nước đối với các ngân
hàng thương mại trong trường hợp ngân hàng thương mại bị thiếu vốn
do các khoản tín dụng đã thực hiện với khách hàng chưa đến hạn thu
nợ, nhờ đó giúp cho ngân hàng thương mại có thể duy trì hoạt động
cho vay một cách bình thường.
• Vay từ các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trên thị
trường liên ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động một số ngân hàng có những ngày cho vay quá
nhiều dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước. Trong
khi đó lại có một vài ngân hàng thương mại khác thừa dự trữ.
Để đảm bảo dự trữ theo quy định của ngân hàng nhà nước, ngân hàng
thương mại thiếu hụt dự trữ sẽ vay của ngân hàng thương mại có dự trữ
thừa. Thời gian của loại cho vay này rất ngắn thường không quá một tuần.
• Vốn vay khác.
Tùy theo loại hình hoạt động, ngân hàng thương mại cũng có thể vay vốn
từ công ty mẹ, từ các tổ chức tín dụng quốc tế, từ ủy thác của nhà nước,...
 Vốn khác
Trong quá trình hoạt động của ngân hàng có thể phát sinh các nguồn vốn khác
từ những khoản thu nhập khi ngân hàng làm đại lý, thực hiện dịch vụ thanh
toán cho khách hàng, làm trung gian thanh toán, đầu tư, …
3.3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn
Sử dụng vốn được xem là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng
thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sử dụng vốn ngày càng đa dạng
và được thực hiện dưới nhiều hình thức.
 Nghiệp vụ ngân quỹ
Để đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên cũng như theo quy định của
Ngân hàng Trung ương, ngân hàng thương mại phải luôn giữ một lượng tiền
mặt dưới các dạng sau:
• Tiền mặt tại quỹ. Bao gồm tiền giấy, tiền kim loại có tại kho của ngân
hàng. Ngân hàng phải để tại quỹ của mình một số tiền theo một tỷ lệ nhất

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 65


định trên tiền gởi của khách hàng đế đáp ứng nhu cầu thanh toán hoặc rút
tiền mặt của khách hàng.
• Tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khác. Các ngân hàng có thể mở
tài khoản lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chuyển tiền khác địa
phương của khách hàng.
• Tiền gửi tại ngân hàng trung ương. Gồm 2 phần:
- Phần dự trữ bắt buộc theo qui định của ngân hàng trung ương để bảo
đảm hoàn trả tiền gởi của khách hàng khi ngân hàng bị phá sản.
- Phần còn lại dùng để giao hoán séc và thanh toán nợ với các tổ chức tín
dụng và ngân hàng thương mại khác.
• Tiền mặt trong quá trình hoạt động. Là khoản phát sinh do quan hệ thanh
toán vãng lai giữa các ngân hàng, khi ngân hàng đã ghi vào bên Nợ nhưng
thực chất lại chưa nhận được tiền.
• Ngoài ra ngân hàng còn giữ các chứng khoán có tính lỏng cao như : tín
phiếu, thương phiếu,…
Mặc dù không đem lại khả năng sinh lời nhưng hoạt động ngân quỹ lại rất
quan trọng đối với ngân hàng thương mại bởi nó góp phần tăng cường khả
năng thanh toán và chi trả cho khách hàng, giúp duy trì độ tín nhiệm mà
khách hàng dành cho ngân hàng.
 Nghiệp vụ cho vay
Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho
nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong xã hội. Khi thực hiện nghiệp
vụ này ngân hàng có thể kiểm soát trực tiếp và thường xuyên mục đích sử
dụng tiền vay. Việc cho vay của ngân hàng được thực hiện bằng nhiều hình
thức.
• Cho vay ứng trước: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cung cấp cho
người đi vay một khoản tiền vay nhất định để sử dụng trước. Người đi vay
chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc. Cho vay ứng trước có 2 loại :
- Cho vay ứng trước có bảo đảm bằng các tài sản như: hàng hóa, chứng
từ, bất động sản,… Số tiền cho vay bằng một tỷ lệ phần trăm của giá trị
tài sản đảm bảo, tỷ lệ này cao hay thấp tùy vào quan hệ của ngân hàng
và khách hàng, uy tín của khách hàng. Ngân hàng sẽ quản lý tài sản
trong suốt thời gian vay và chỉ trả lại khi đã thu đủ nợ. Trong trường
hợp người đi vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn, ngân hàng có
quyền thanh lý tài sản cầm cố để thu nợ.
- Cho vay ứng trước không có bảo đảm là cho vay dựa vào uy tín của
khách hàng đối với ngân hàng mà không cần có tài sản cầm cố, thế
chấp hoặc dựa trên bão lãnh của bên thứ ba, còn gọi là cho vay tín
chấp.
• Cho vay thấu chi: là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trong đó
ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt qua số dư trên tài khoản vãng lai
trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng
giữa ngân hàng và khách hàng.
• Cho vay chiết khấu: là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn trong đó ngân hàng
mua những thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 66


thanh toán. Nếu khách hàng là người chủ sỡ hữu các thương phiếu và
chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán, cần phải có tiền ngay thì có thể
đến ngân hàng xin chiết khấu, tức là xin nhận tiền trước theo cách khấu trừ
tiền lãi và phải chuyển quyền sở hữu chứng từ có giá cho ngân hàng chiết
khấu. Khi chứng từ đến hạn ngân hàng sẽ xuất trình cho ngưới trả tiền và
người trả tiền thanh toán toàn bộ số tiền theo chứng từ cho ngân hàng chiết
khấu, phần lãi của ngân hàng chính là khoản chênh lệch giữa giá mua và
số tiền ghi trên thương phiếu.
• Tín dụng ủy thác hay bao thanh toán: là một hình thức cấp tín dụng của
tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải
thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua
hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa.
• Cho vay thuê mua (cho thuê tài chính): là hình thức tín dụng trung và dài
hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị,
động sản và bất động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho
thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương
tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm
giữ quyền sỡ hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản
thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê và được hai bên thỏa
thuận. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền mua lại tài sản
thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
cho thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp
đồng cho thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó
tại thời điểm ký hợp đồng.
• Cho vay tiêu dùng: là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng tài trợ cho
nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng tiêu dùng thường được tiền hành
dưới hình thức cho vay để mua trả góp hoặc cho vay qua việc phát hành
thẻ tín dụng.
 Nghiệp vụ đầu tư
Ngoài việc sử dụng vốn chủ yếu thông qua hình thức tín dụng thì nghiệp vụ
đầu tư cũng giúp ngân hàng khai thác tối đa nguồn vốn huy động để tạo ra lợi
nhuận. Có thể chia hoạt động đầu tư của ngân hàng thành đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp.
• Đầu tư trực tiếp.
Là việc ngân hàng thương mại hùn vốn, mua cổ phần, liên doanh liên kết hay
thành lập công ty trực thuộc,… ngân hàng thương mại có tham gia quản lý
các hoạt động đó. Đối với hình thức này, ngân hàng chỉ được sử dụng vốn tự
có để tiến hành đầu tư.
• Đầu tư gián tiếp
Là hoạt động đầu tư vào các chứng từ có giá để được hưởng lãi trong trường
hợp chênh lệch giá khi chứng khoán đầu tư tăng giá trên thị trường và hưởng
lãi khi các chứng từ có giá này đến hạn.
Chứng từ có giá mà ngân hàng có thể mua là tín phiếu kho bạc, trái phiếu
Chính phủ, cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, …
Đối với hình thức đầu tư này, ngoài vốn tự có ngân hàng có thể sử dụng các
nguồn vốn ổn định khác để đầu tư. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại chỉ được
ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 67
đầu tư chứng khoán ở một giới hạn nhất định theo quy định của pháp luật Nhà
nước.
3.3.3 Hoạt động dịch vụ ngân hàng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh và đưa
lại nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng thương mại.
Hoạt động dịch vụ ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức sau:
 Chuyển tiền – thanh toán hộ là nghiệp vụ mà ngân hàng nhận theo đề nghị
của khách hàng, dùng phương tiện mà khách hàng yêu cầu để chuyển khoản
trả một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm quy định trong
hay ngoài nước.
 Thu hộ khách hàng là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại nhận sự ủy thác
của khách hàng để thu hộ các khoản tiền căn cứ vào chứng từ của khách hàng
giao như: séc, thương phiếu,… Khi tiến hành nghiệp vụ này ngoài việc thu
thủ tục phí của khách hàng, ngân hàng còn có thể sử dụng tiền của khách
hàng.
 Nhận ủy thác là nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại nhận được sự ủy thác
của khách hàng, đứng ra mua bán hộ khách hàng các loại chứng khoán, kim
loại quý, ngoại hối hoặc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức hay cá
nhân,… theo hợp đồng.
 Bảo lãnh là nghiệp vụ trong đó ngân hàng đứng ra cam kết bằng văn bản rằng
sẽ thực hiện một nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh như bảo lãnh chất
lượng hành hóa, bảo lãnh thanh toán hộ,…
 Thu chi hộ là nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại thu chi hộ lẫn nhau
trên cơ sở ngân hàng này mở tài khoản vãng lai tại ngân hàng kia. Việc thanh
toán giữa hai ngân hàng được tiến hành theo định kỳ, sau khi đã bù trừ những
khoản tiền mà hai bên đã thu chi hộ cho nhau trong thời gian của định kỳ đó.
 Chấp nhận trả tiền là nghiệp vụ ngân hàng thương mại cho phép người bán có
quyền ký phát hối phiếu đòi tiền ngân hàng chấp nhận. nghiệp vụ này áp dụng
phổ biến trong phương thức tín dụng chứng từ
 Bảo đảm trả tiền là nghiệp vụ ngân hàng thương mại chỉ đảm bảo khả năng
thanh toán của người vay nợ, còn người có nghĩa vụ trả tiền ghi trên hối phiếu
phải trực tiếp trả tiền cho người hưởng lợi hối phiếu. Chỉ trừ khi người vay nợ
không có khả năng thanh toán thực sự thì ngân hàng chấp nhận mới đứng ra
thanh toán cho người hưởng lợi mà thôi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


 Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín
dụng, với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để
cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
 Các hoạt động của ngân hàng thương mại gồm có hoạt động tạo lập nguồn
vốn và hoạt động sử dụng vốn.
 Các hoạt động của ngân hàng thương mại chủ yếu xoay quanh hoạt động tạo
lập nguồn vốn và hoạt động sử dụng vốn, ngoài ra còn có hoạt động dịch vụ
ngân hàng.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 68


 Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại gồm vốn tự có, vốn huy động, vốn đi
vay và một số nguồn vốn khác.
- Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở hữu riêng của ngân hàng thương mại,
gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác theo quy định
của Ngân hàng Trung ương.
- Vốn huy động dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và
phát hành các loại giấy tờ có giá.
- Vốn vay từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại và tổ chức
tín dụng khác.
 Ngân hàng sử dụng vốn cho hoạt động ngân quỹ, hoạt động cho vay và hoạt
động đầu tư.
- Thiết lập ngân quỹ bằng cách dự trữ tiền mặt tại quỹ (tiền giấy, tiền kim
loại); tiền gửi tại ngân hàng trung ương (dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh
toán); tiền gửi tại các ngân hàng thương mại khác.
- Sử dụng vốn huy động để cho vay là hoạt động chủ chốt, dưới hình thức:
cho vay ứng trước, cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng,…
- Tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp.
 Hoạt động dịch vụ ngân hàng được thực hiện qua hình thức chuyển tiền –
thanh toán hộ; thu hộ; nhận ủy thác của khách hàng; bảo lãnh;….

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nêu khái niệm ngân hàng thương mại?
2. Ngân hàng thương mại có những hoạt động cơ bản nào?
3. Phân biệt chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh
toán của ngân hàng thương mại?
4. Chức năng “tạo tiền” của ngân hàng thương mại có mâu thuẫn với chức
năng độc quyền phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương hay không?
Giải thích?
5. Hãy cho biết những điều kiện cần thiết để thành lập một ngân hàng thương
mại hiện nay?
6. Ngân hàng thương mại có thể cung cấp những dịch vụ ngân hàng gì theo
yêu cầu của khách hàng?
7. Trình bày các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại?
8. Vì sao phải thiết lập ngân quỹ cho ngân hàng thương mại?

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 69


CHƯƠNG 4: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Ngân hàng Trung ương là một tổ chức đóng góp vai trò quan trọng không thể
thiếu trong bất kỳ nền kinh tế nào. Nội dung chương này sẽ củng cố những kiến thức
cơ bản về:
 Lịch sử hình thành và phát triển của các ngân hàng trên thế giới và cả ở
Việt Nam.
 Khái niệm và chức năng của Ngân hàng Trung ương.
 Chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ trong chính sách tiền tệ của
ngân hàng trung ương.

4.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
4.1.1 Khái niệm Ngân hàng Trung ương
Tất cả các quốc gia trên thế giới mỗi quốc gia đều có một Ngân hàng Trung
ương. Mô hình tổ chức và hoạt động của mỗi ngân hàng trung ương có thể khác nhau.
Ngân hàng Trung ương là một định chế quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và
ngân hàng, được độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện
việc tổ chức, điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước với mục tiêu cơ bản là
ổn định giá trị đồng tiền.
Bằng việc ban hành các văn bản pháp lý để hướng dẫn và giám sát hoạt động của
các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung ương đóng vai
trò như một chủ thể dẫn dắt nhằm bình ổn nền kinh tế theo những mục tiêu đã đề ra.
4.1.2 Các chức năng của Ngân hàng Trung ương
Dù có khác nhau về tên gọi, tổ chức và hoạt động nhưng để đảm bảo cho lưu
thông tiền tệ ổn định, hệ thống Ngân hàng Trung ương ở mỗi nước đều hoạt động theo
những chức năng như:
4.1.2.1 Chức năng phát hành tiền và điều tiết lượng tiền trong lưu thông
Nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của quốc
gia, toàn bộ việc phát hành tiền được Nhà nước cho phép tập trung độc quyền
vào Ngân hàng Trung ương. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương trở thành trung
tâm phát hành tiền vào lưu thông,
Giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại do Ngân hàng Trung ương phát hành là
phương tiện thanh toán hợp pháp trong quá trình lưu thông, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ. Cho nên, việc phát hành tiền tệ của Ngân hàng Trung ương có tác
động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước và bình ổn giá trị
đồng tiền, đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc
nghiêm ngặt.
Việc phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương được thực hiện qua 4 kênh:
cho vay đối với chính phủ, phát hành qua thị trường mở, cho vay đối với nền
kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, phát hành tiền để tăng dự
trữ ngoại tệ.
• Tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước:
Ngân hàng Trung ương tạm ứng cho nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời
từ quỹ ngân sách Nhà nước.
• Phát hành thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 70


Khi muốn bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách vay của nhân dân, thì
Chính phủ uỷ nhiệm Ngân hàng Trung ương phát hành các loại phiếu nợ
như công trái, trái phiếu,... Khi đó, nhân dân, các công ty đem tiền mặt
mua phiếu nợ tiền sẽ được Ngân hàng Trung ương thu về và giao lại cho
Chính phủ. Đó là nghiệp vụ bán trên thị trường mở của Ngân hàng Trung
ương. Với nghiệp vụ này Ngân hàng Trung ương thu hẹp cung ứng tiền
mặt ngoài thị trường. Ngược lại, nếu muốn phát hành thêm tiền thông qua
thị trường mở, Ngân hàng Trung ương thực hiện nghiệp vụ mua, tức là
dùng tiền mặt mua các chứng khoán trên thị trường.
• Phát hành qua các Ngân hàng thương mại.
Khi tạm thời thiếu vốn trong quá trình hoạt động, và cần đáp ứng ngay nhu
cầu tiền mặt, Ngân hàng thương mại có thể đến vay Ngân hàng Trung
ương bằng cách mang các giấy tờ có giá tới Ngân hàng Trung ương để
chiết khấu hay cũng có thể mang các hồ sơ đã cho khách hàng vay để thực
hiện tái cấp vốn. Khi đó, khối lượng tiền trong lưu thông cũng thay đổi.
• Phát hành qua thị trường vàng, bạc, kim loại, đá quý.
Ngân hàng Trung ương muốn phát hành thêm tiền vào lưu thông qua cửa
ngõ này chỉ bằng cách phát hành thêm tiền để mua vàng bạc, kim loại đá
quý.
Bên cạnh chức năng là cơ quan độc quyền phát hành tiền vào lưu thông, Ngân
hàng Trung ương còn là đơn vị quản lý và điều tiết khối lượng tiền cung ứng,
thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của
đồng bản tệ. Việc điều tiết lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Trung ương để
kiểm soát lượng tiền cung ứng được thực hiện bằng hai hướng:
• Trực tiếp xác định lượng tiền tăng thêm cần thực hiện như: tăng cho tín
dụng; tăng để tăng trưởng kinh tế; tạm ứng cho ngân sách; tăng cho dự trữ
ngoại tệ, vàng;…
• Kiểm soát quá trình “tạo tiền” của Ngân hàng thương mại. Thực hiện chức
năng này, Ngân hàng trung ương trở thành trung tâm tiền tệ của nền kinh
tế.
4.1.2.2 Chức năng ngân hàng của các ngân hàng
Trên cơ sở nắm độc quyền phát hành tiền, Ngân hàng Trung ương trở thành
ngân hàng của các ngân hàng. Chức năng này được thể hiện ở chỗ Khách
hàng của ngân hàng trung ương trong quan hệ tiền tệ - tín dụng và thanh toán
là ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. Cụ
thể:
• Mở tài khoản, nhận tiền gởi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Trung ương nhận tiền gửi từ các ngân hàng thương mại dưới
hai dạng dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán.
- Dự trữ bắt buộc: là khoản tiền dự trữ mà các ngân hàng trung gian bắt
buộc phải gửi tại ngân hàng trung ương để nhằm đảm bảo khả năng chi
trả của các ngân hàng này trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.
- Tiền gửi thanh toán: ngoài khoản dự trữ bắt buộc, các ngân hàng còn
phải duy trì thường xuyên một lượng tiền gửi trên tài khoản tại ngân

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 71


hàng trung ương cho các nhu cầu chi trả trong thanh toán với các ngân
hàng khác trong cùng hệ thống và đáp ứng các nhu cầu giao dịch với
các ngân hàng trung ương.
• Cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại
Là việc Ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại vay thông
qua các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá ngắn hạn,
… Từ đó, đã làm tăng lượng vốn khả dụng cho hoạt động của các ngân
hàng thương mại, tạo điều kiện cho các ngân hàng này mở rộng các hoạt
động tín dụng.
Theo đó, ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng
đối với các ngân hàng thương mại nhằm mục đích kiểm soát khối tiền
trong lưu thông và hạn chế rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.
• Là trung tâm thanh toán bù trừ cho hệ thống ngân hàng trung gian
Vì các ngân hàng đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữ bắt buộc và
dự trữ vượt mức tại Ngân hàng Trung ương nên các ngân hàng thương mại
có thể thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng Trung
ương thay vì thanh toán trực tiếp với nhau. Khi đó Ngân hàng Trung ương
đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng trung gian.
4.1.2.3 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của Nhà nước
Hầu hết Ngân hàng Trung ương của các quốc gia đều tổ chức theo mô hình sở
hữu Nhà nước, được thành lập và hoạt động theo pháp luật. Như vậy, Ngân
hàng Trung ương vừa thực hiện chức năng quản lý về mặt nhà nước trên lĩnh
vực tiền tệ, tín dụng; vừa thực hiện chức năng là Ngân hàng của Nhà nước.
Với chức năng này, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện những nghiệp vụ chủ
yếu sau:
• Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình
quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này; xây dựng chiến
lược phát triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam;
• Ngân hàng Trung ương là cơ quan duy nhất được cấp, thu hồi giấy phép
thành lập của các tổ chức tín dụng cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân
hàng của các tổ chức khác, quyết định giải thể, chia tách, hợp nhất, sát
nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
• Được đưa ra quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hệ số an toàn và hệ số mở rộng.
• Thanh toán cho kho bạc nhà nước trong quan hệ thanh toán với ngân hàng.
Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của kho bạc Nhà nước; Bảo quản dự trữ
quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá;
• Cho Ngân sách Nhà nước vay khi cần thiết;
• Đại diện cho Nhà nước tham gia vào các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc
tế và thay mặt Nhà nước trong việc ký kết các hiệp định về tiền tệ tín dụng
thanh toán với nước ngoài;
• Quản lý hoạt động ngoại hối và họat động kinh doanh vàng bạc;
• Thanh tra, kiểm tra hoạt động ngân hàng, kiểm soát tín dụng; xử lý các vi
phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 72


4.2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
4.2.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ
4.2.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó ngân hàng trung ương
thông qua các công cụ của mình, thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền
cung ứng ổn định giá trị đồng tiền và đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ được sử dụng như một
công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động của nền kinh tế. Nó được
hoạch định trên cơ sở mục tiêu kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn
phát triển.
4.2.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nước xây dựng
nhằm đạt được mục tiêu sau:
• Ổn định tiền tệ
Bao gồm ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia, thể
hiện thông qua kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái.
Thông qua chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương có thể góp phần quan
trọng vào việc kiểm soát lạm phát. Cùng với kiểm soát được lạm phát trong
nước hay ổn định giá trị đối nội của đồng tiền (sức mua của nó đối với hàng
hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước), là sự ổn định giá trị đối ngoại của
đồng tiền - biểu hiện của tỷ giá hối đoái. Bởi lẽ, một sự tăng lên trong giá trị
đồng bản tệ so với đồng ngoại tệ cũng sẽ hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, hạn chế xuất khẩu. Ngược lại, giá trị đồng bản tệ giảm xuống so với
ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, nhưng khó khăn cho vấn đề nhập khẩu,...
• Tạo việc làm.
Theo cơ chế tác động của chính sách tiền tệ, sự mở rộng khối lượng tiền cung
ứng cũng đồng nghĩa với việc dân cư và các doanh nghiệp có nhiều tiền hơn
để chi tiêu, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất để đáp ứng hàng hóa cung
ứng cho nhu cầu tiêu dùng tăng và lúc này sẽ thu hút nhiều lao động hơn. Tuy
nhiên, thông thường khi kiềm chế được lạm phát, thì tăng trưởng kinh tế có
nguy cơ giảm, dễ dẫn đến thất nghiệp. Ngược lại, khi mở rộng đầu tư, khắc
phục suy thoái, kinh tế tăng trưởng, tạo việc làm thì lạm phát có nguy cơ tăng
cao. Sự đối nghịch giữa các mục tiêu đòi hỏi Nhà nước phải linh hoạt trong
quá trình thực hiện chính sách tiền tệ.
• Tăng trưởng kinh tế
Khi cung ứng tiền tăng lên, trong ngắn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến
khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp có nhu
cầu sử dụng nhiều lao động hơn, làm tăng sản lượng, tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, khi cung tiền giảm, trong ngắn hạn lãi suất tăng lên, sẽ hạn chế đầu
tư, Nhà nước và doanh nghiệp cần ít lao động, làm cho sản lượng ít và tăng
trưởng kinh tế chậm lại.
4.2.2 Công cụ của chính sách tiền tệ
Việc thực hiện chính sách tiền tệ tạo hiệu quả đến đâu phụ thuộc vào cách sử
dụng và kết hợp các công cụ của chính sách tiền tệ. Công cụ của chính sách tiền tệ là

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 73


hệ thống các biện pháp nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới cung và cầu tiền tệ
nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
4.2.2.1 Công cụ trực tiếp
Với việc sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung
ương có thể tác động trực tiếp đến các mục tiêu đã đặt ra mà không phải thông qua một
biến số trung gian nào khác. Nhóm các công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ gồm có
lãi suất, và hạn mức tín dụng. Ở đây, xem xét tác động của việc sử dụng các công cụ này
trong giả định các nhân tố khác không đổi.
• Lãi suất.
Tùy thuộc vào mức độ phát triển của cơ chế quản lý trong từng thời kỳ mà
Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng công cụ lãi suất trên hai phương
diện.
- Ấn định cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, hay một trong hai.
- Ấn định khung lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay dưới hình thức: lãi
suất sàn và lãi suất trần; lãi suất cơ bản có biên độ giao động; …
Với khung lãi suất này, Ngân hàng Trung ương muốn kiểm soát chặt
lãi suất vì lãi suất có ảnh hưởng tới mọi hoạt động, mọi chủ thể của nền
kinh tế. Tuy nhiên, cơ chế này hầu như không còn được sử dụng hiện
nay.
• Hạn mức tín dụng.
Ngân hàng Trung ương khống chế mức cho vay tối đa đối với các tổ chức
tín dụng. Hạn mức tín dụng quy định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc
điểm kinh doanh, nhu cầu tài trợ cho các đối tượng chính sách,…
Đây là một chỉ tiêu về mặt số lượng, vì vậy một khi Ngân hàng trung ương
tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng sẽ trực tiếp làm tăng hoặc giảm khối
lượng tín dụng cho nền kinh tế.
Việc sử dụng những công cụ trực tiếp của chính sách tiền tệ chính là sự
can thiệp hành chính của Nhà nước bằng những công cụ phi thị trường.
4.2.2.2 Công cụ gián tiếp
Khi Ngân hàng Trung ương sử dụng những công cụ gián tiếp của chính sách tiền
tệ thì chỉ tác động đến mục tiêu cuối cùng thông qua ảnh hưởng lan truyền của cơ chế
thị trường. Thông thường, các công cụ gián tiếp sẽ có hiệu quả hơn khi được sử dụng ở
các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, với mối liên hệ chặt chẽ giữa các mức lãi
suất thị trường.
• Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phải duy trì
theo quy định của Ngân hàng Trung ương. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần
trăm nhất định trên tổng số tiền gửi trong một khoảng thời gian xác định.
Tiền dự trữ bắt Tổng số tiền gửi phải Tỷ lệ dự trữ bắt
buộc = tính dự trữ bắt buộc x buộc

Tùy theo điều kiện từng nước, trong từng thời kỳ, có nhiều quy định về việc
xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau. Có thể chung cho tất cả các ngân
hàng thương mại hoặc có thể quy định riêng cho từng ngân hàng.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 74


Bằng công cụ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương tác động đến khối
lượng và “giá cả” tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đây là
công cụ phi thị trường, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng thương mại,
không tạo ra tính kích thích cho các ngân hàng thương mại.
• Tái chiết khấu, tái cấp vốn
Thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn, cụ thể là lãi suất tái chiết
khấu, lãi suất tái cấp vốn quy định khi cho ngân hàng thương mại vay, Ngân
hàng Trung ương đã thay đổi khối lượng tiền trong lưu thông.
Sử dụng công cụ này mang tính chất kinh tế, nhưng Ngân hàng Trung ương có
thể quy định mức lãi suất chiết khấu và điều kiện chiết khấu chứ không thể ép
các ngân hàng thương mại đến chiết khấu.
• Thị trường mở
Công cụ này được sử dụng khi Ngân hàng Trung ương tham gia vào việc mua,
bán các giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu
Ngân hàng Trung ương và các các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị
trường tiền tệ.
Đây là công cụ khá hiện đại và được nhiều nước sử dụng, đặc biệt là khi thị
trường tài chính phát triển. Việc sử dụng công cụ này, sẽ điều tiết mức dự trữ
của các Ngân hàng thương mại và điều tiết mức cung tiền tệ.
• Chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, từ hoạt động
xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi
giá cả của hàng hóa.
Ngân hàng trung ương điều chỉnh ổn định tỷ giá ở một mức độ nào đó hợp lý,
phù hợp với đặc điểm kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn, để tác động
chung của nó đến nền kinh tế là tốt nhất.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4


 Ngân hàng Trung ương có chức năng phát hành tiền và điều tiết lưu thông
tiền tệ, chức năng ngân hàng của các ngân hàng và chức năng ngân hàng của
chính phủ.
 Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó ngân hàng trung ương
thông qua các công cụ của mình, thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối
lượng tiền cung ứng ổn định giá trị đồng tiền và đạt được những mục tiêu
kinh tế xã hội đề ra.
 Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định tiền tệ, tạo việc làm, tăng trưởng
kinh tế.
 Các công cụ của chính sách tiền tệ gồm có: công cụ trực tiếp (lãi suất, hạn
mức tín dụng); công cụ gián tiếp (dự trữ bắt buộc; tái chiết khấu, tái cấp vốn;
thị trường mở; tỷ giá hối đoái.)

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày các chức năng của Ngân hàng Trung ương?

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 75


2. Giải thích nhận định “Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân
hàng”?
3. Nêu các mục tiêu của chính sách tiền tệ? Trong các mục tiêu đó, mục tiêu
nào là quan trọng nhất? Vì sao?
4. Trình bày sự tác động của các công cụ chính sách tiền tệ đối với lượng tiền
trong lưu thông?
5. Trình bày các chức năng của ngân hàng thương mại và các chức năng của
ngân hàng trung ương?

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 76


CHƯƠNG 5: THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại thì hoạt động thanh
toán qua ngân hàng cũng ngày một cải tiến để tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình giao
dịch cho các chủ thể trong nền kinh tế. Nội dung chương này sẽ cung cấp những kiến
thức cơ bản về:
 Đặc điểm, vai trò của thanh toán qua ngân hàng
 Các hình thức thanh toán qua ngân hàng.

5.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG


5.1.1 Đặc điểm thanh toán qua ngân hàng
Thanh toán qua Ngân hàng có ba đặc điểm:
• Thứ nhất, trong thanh toán qua ngân hàng, sự vận động của tiền tệ độc lập với
sự vận động của hàng hóa cả về thời gian lẫn không gian và thường không có
sự ăn khớp nhau.
• Thứ hai, trong thanh toán qua ngân hàng, vật trung gian trao đổi thường không
xuất hiện như trong hình thức thanh toán tiền mặt theo kiểu H-T-H’ mà chỉ
xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trong các
chứng từ sổ sách kế toán.
• Thứ ba, trong thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng vừa là người tổ chức, vừa
là người thực hiện các khoản thanh toán. Chỉ có ngân hàng, người quản lý tài
khoản tiền gửi của khách hàng mới đươc quyền trích chuyển tài khoản này
theo các nguyên tắc chuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình.
Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán với các khách
hàng của mình.
Với những đặc điểm trên, thanh toán qua ngân hàng nếu được tổ chức tốt và thực
hiện tốt sẽ phát huy tác dụng tích cực của mình. Theo đà phát triển của xã hội và theo
nhu cầu của thị trường, thanh toán qua ngân hàng ngày càng giữ vị trí đặc biệt quan
trọng trong lưu chuyển tiền tệ và thanh toán các giá trị trong nền kinh tế.
5.1.2 Vai trò thanh toán qua ngân hàng
• Phục vụ cho sản xuất lưu thông hàng hoá không ngừng phát triển. Mục
tiêu của sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán - tiêu thụ. Thông
qua khâu tiêu thụ các doanh nghiệp sẽ thu hồi lại vốn để tiếp tục chu kì sản
xuất tiếp theo, quá trình đó được thông qua khâu thanh toán. Như vậy khâu
thanh toán có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu
thụ hàng hoá. Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu thông xã
hội
• Công tác thanh toán qua ngân hàng gắn liền với công tác kế hoạch hoá lưu
thông tiền tệ. Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt tức là
tăng nhanh tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong chu chuyển tiền tệ,
sẽ làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm được các chi phí cần thiết
phục vụ cho lưu thông tiền mặt, tác động trực tiếp đến thị trường giá cả, kiềm
chế lạm phát tiến tới ổn định tiền tệ.
• Góp phần tăng nguồn vốn cho ngân hàng thương mại. Công tác thanh toán
không dùng tiền mặt càng phát triển, càng mở rộng thì nguồn vốn Ngân hàng
huy động được từ số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức
kinh tế sẽ tăng lên, tăng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Đồng thời thông

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 77


qua thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng nắm được một cách chính
xác, hợp lý tình hình thiếu vốn của các bên tham gia thanh toán, để kịp thời
cho vay, phát tiền vay đúng mục đích và có vật tư hàng hoá đảm bảo.
• Phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Mở rộng thanh
toán không dùng tiền mặt góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước: việc mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ
giảm được khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông và làm tăng khối lượng
tiền ghi sổ, điều đó giúp cho Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng hữu hiệu
các công cụ của chính sách tiền tệ.

5.2 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG


5.2.1 Thanh toán bằng séc
Séc là một hình thức thanh toán quan trọng không thể thiếu được trong thanh toán
không dùng tiền mặt hiện nay. Mặc dù đã ra đời từ rất sớm và ngày càng có nhiều
công cụ thanh toán hiện đại nhưng thanh toán bằng séc vẫn giữ vị trí quan trọng trong
các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Séc là môt tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu đã quy định sẵn,
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho
người thụ hưởng có tên trên tờ séc hay người cầm tờ séc đó.
Séc là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế
giới, quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Công ước quốc tế.
Séc được sử dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ… hoặc được
dùng để rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng. Tất cả các khách hàng mở tài khoản
tại ngân hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán. Thời hạn hiệu lực của séc, tùy
theo quy định trước, thường là 15 ngày kể từ ngày chủ tài khoản phát hành séc đến
ngày người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng (gồm cả ngày chủ nhật và ngày lễ).
Trường hợp nếu ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của tờ séc là ngày nghỉ, ngày lễ thì
thời hạn đó được lùi vào ngày làm việc kế tiếp.
Có hai loại séc là Séc chuyển khoản và Séc bảo chi.
• Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là một tờ lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân
hàng phục vụ mình về việc trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của
mình để trả cho người được hưởng có tên trong tờ séc.
• Séc bảo chi
Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được ngân hàng đảm bảo khả năng chi
trả bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi của người trả
tiền sang tài khoản " Đảm bảo thanh toán séc " nhằm đảm bảo khả năng thanh
toán của tờ séc đó.
Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn séc chuyển khoản. Ngoài việc sử
dụng để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân
hàng hoặc hai ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn séc
bảo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản tại các
chi nhánh trong cùng hệ thống trong phạm vi cả nước.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 78


5.2.2 Thanh toán bằng ủy nhiệm chi.
Ủy nhiệm chi ra đời từ khá sớm, cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, nó được sử
dụng ngày một rộng rãi với các ưu thế nổi bật: an toàn, hiệu quả và đặc biệt thuận tiện
dưới sự trợ giúp của các thành tựu phát triển trong lĩnh vực công nghệ tin học (ủy
nhiệm chi có thể được xử lý dưới dạng các chứng từ điện tử).
Đơn vị trả tiền sau khi nhận được hàng hoá, dịch vụ cung ứng, trong thời gian
nhất định phải lập các ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng để trích tài khoản chuyển trả
cho đơn vị thụ hưởng. Tuỳ theo phạm vi và tổ chức thanh toán, đơn vị phải lập từ 3-4
liên với đâỳ đủ nội dung và các yếu tố cần thiết. Khi lập và nộp ủy nhiệm chi vào ngân
hàng, đơn vị trả tiền phải đảm bảo đủ số dư trên tài khoản để đảm bảo chi trả. Nếu
chứng từ hợp lệ, tài khoản đủ tiền, trong phạm vi một ngày làm việc, ngân hàng phải
hoàn tất ủy nhiệm chi đó. Nếu chứng từ không hợp lệ, hợp pháp, tài khoản không đủ
số dư thì ngân hàng không thanh toán.
5.2.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu.
Ủy nhiệm thu là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào ngân
hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền theo số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung
ứng.
Ủy nhiệm thu được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳ
cho người cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại … bởi nó thường
được dùng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các Ủy nhiệm thu chiếm tỷ
lệ không đáng kể trong tổng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt.
Ủy nhiệm thu được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong
cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác
hệ thống. Khách hàng mua và bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức ủy nhiệm
thu đối với những điều kiện cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông
báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết làm căn cứ để thực
hiện các ủy nhiệm thu. Sau khi giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ
hưởng lập giấy ủy nhiệm thu theo mẫu của ngân hàng, kèm theo hoá đơn gửi tới ngân
hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ bên trả tiền yêu cầu thu
hộ. Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng bên trả
tiền trích tài khoản của khách hàng mình trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc
thanh toán.
5.2.4 Thanh toán bằng thư tín dụng
Thư tín dung là hình thức thanh toán theo sự thoả thuận giữa hai bên bán và mua
trong điều kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả phù hợp với giá trị
hàng hoá mà bên bán đã giao theo hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký.
Thư tín dụng thường dùng để thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở hai
ngân hàng khác nhau, có thể cùng hoặc khác hệ thống ( trường hợp khác hệ thống thì
nơi ngân hàng bên bán đóng trụ sở phải có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở
thư tín dụng và tham gia thanh toán bù trừ với ngân hàng bên bán). Mỗi thư tín dụng
chỉ được dùng để thanh toán cho một người thụ hưởng. Thời hạn hiệu lực của một thư
tín dụng là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng. Mức tiền tối
thiểu cuả một thư tín dụng là 10 triệu đồng.
5.2.5 Thanh toán bằng thẻ ngân hàng .
Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho
khách hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ hay

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 79


lĩnh tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. ở
một số nước, các hãng hay các công ty kinh doanh lớn cũng phát hành thẻ thanh toán
để thu tiền bán hàng của mình. Thẻ thanh toán có nhiều loại nhưng có một số loại thẻ
sau được sử dụng phổ biến:
- Thẻ ghi Nợ. Người sử dụng loại thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản
" Đảm bảo thanh toán thẻ". Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền
gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do ngân
hàng phát hành thẻ quy định. Hạn mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ
nếu là thẻ điện tử hoặc được ghi vào dải băng từ nếu là thẻ từ.
Loại thẻ này áp dụng cho những khách hàng có quan hệ tốt, thường xuyên và
có tín nhiệm với ngân hàng.
- Thẻ thanh toán. là loại thẻ mà để được sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký
một số tiền nhất định vào tài khoản "Đảm bảo thanh toán thẻ" thông qua việc
tính tiền gửi hoặc nộp tiền mặt. Số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi
vào bộ nhớ của thẻ. Thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng.
- Thẻ tín dụng. áp dụng với những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng
đồng ý cho vay tiền để mua thẻ. Mức tiền cho vay được coi như hạn mức tín
dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền
trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng chấp thuận.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5


 Thanh toán qua ngân hàng có ba đặc điểm cơ bản.
 Vai trò của thanh toán qua ngân hàng.
- Phục vụ cho sản xuất lưu thông hàng hoá không ngừng phát triển.
- Công tác thanh toán qua ngân hàng gắn liền với công tác kế hoạch hoá
lưu thông tiền tệ.
- Góp phần tăng nguồn vốn cho ngân hàng thương mại.
- Phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
 Các hình thức thanh toán qua ngân hàng.
- Thanh toán bằng séc.
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi
- Thanh toán bằng ủy nhiệm thu.
- Thanh toán bằng thư tín dụng.
- Thanh toán bằng thẻ ngân hàng
 Hoạt động dịch vụ ngân hàng được thực hiện qua hình thức chuyển tiền –
thanh toán hộ; thu hộ; nhận ủy thác của khách hàng; bảo lãnh;….

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày đặc điểm của thanh toán qua ngân hàng?
2. Nêu vai trò của thanh toán quan ngân hàng trong nền kinh tế?
3. Có các hình thức thanh toán qua ngân hàng nào trong nền kinh tế?
4. Nêu khái niệm séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán?

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 80


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Anh
1. Ben S. Bernanke (2010), Monetary Policy and the Housing Bubble,
American Economic Association meeting. Atlanta. January 3.
2. Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking, and
Financial Markets.
3. Guido Lorenzoni and Jonathan Parker (2012), Monetary Economics,
Northwestern University, Organizers, November 9.
4. Peter N. Ireland (2008), Monetary transmission mechanism, The New
Palgrave Dictionary of Economics, 2nd Edition.
5. William A. Barnett (2008), Monetary aggregation, The New Palgrave
Dictionary of Economics, 2nd Edition.
* Tiếng Việt
1. TS.Nguyễn Hoàng Giang (2008), Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, Nhà xuất bản
Lao động – Xã hội.
2. GS.TS Dương Thị Bình Minh (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính – tiền
tệ, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính – tiền tệ,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
4. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2012), Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
5. PGS.TS Phan Thị Cúc (2012), Giáo trình Lý thuyết Tài chính – tiền tệ, Nhà
xuất bản Thống Kê.
6. PGS.TS Sử Đình Thành (2012), Nhập môn Tài chính – tiền tệ, Nhà xuất bản
Giáo dục.
7. Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/10/1999, V/v: ban hành
quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.
8. Luật Ngân sách nhà nước (2006) – ban hành theo sắc lệnh số 21/2002/L–
CTN, 27/12/2002 –lệnh của Chủ Tịch nước về công bố Luật, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia.
9. Luật chứng khoán (2006) và Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật chứng khoán
(2010) - Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
chứng khoán số 70/2006/QH11.
* Các website tham khảo:
- http://www.thesaigontimes.vn
- http://www.sbc.gov.vn
- http://www.chinhphu.vn.
- http://www.vietnamnet.vn.

ThS. Bùi Đỗ Phúc Quyên 81

You might also like