V I Vàng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

VỘI VÀNG

Nếu Huy Cận được mệnh danh là chủ soái dòng Đường, Nguyễn Bính là chủ soái
dòng quê thì nhà thơ Xuân Diệu được mệnh danh là chủ soái dòng Tây. XD con có
bút danh là Thảo Nha, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Quê ở Hà Tĩnh, la thanh
viên Tự lực văn đoàn. Cả cuộc đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc, XD là nha
thơ mới “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ
ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm súc mới, một quan niệm sống
mới mẻ cùng với những cách tân vê nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của
tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời
thắm thiết. XD là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt dôi dào, bền bỉ, xứng
đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. ‘Vội
vàng’ được in trong tập Thơ thơ tiêu biểu nhất của XD trước cách mạng Tháng
Tám. Bai thơ là lời giục giã thế hệ trẻ sống vội vàng, sống cuống quýt để hưởng
thụ hết những gì đẹp đẽ nhất trên cuộc đời. Nội dung khổ thơ đầu sẽ cho ta thấy
khao khát cháy bóng ngông cuồng, muốn đoạt quyền của tạo hóa để giữ bản sắc
cuộc đời.
Nhan đề ‘Vội vàng’ cho ta thấy rõ ràng về sự dịch chuyển của thời gian. Nó là một
quan niệm sống XD vô cùng mới mẻ. Sống toàn tâm bằng tất cả giác quan con
người yêu trần thế sống có ý nghĩa hơn.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Từ “của” được lặp lại nhiêu lân cho thấy sở hữu, lặp lại mang sắc thái biểu cảm
đặc sắc, khiến câu thơ trở nên mới lạ.Điệp ngữ ‘này đây’ được lặp lại 5 lần kết hợp
với hình ảnh liệt kê khiến đoạn thơ tựa như ngàn lời mời gọi, diễn tả sự giàu có
phong phú bất tận của thiên nhiên, thể hiện cảm xúc hân hoan vui sướng của tác
giả. “Này đây” không xa xôi mà ở gần ngay trước mắt không phải ở kiếp khác hay
quá khứ mà ngay trong lúc này. Mùa xuân xuất hiện hình ảnh “ong ,bướm’ và ong
bướm có đôi có cặp cho thấy vạn vật phong phú. Mùa xuân đẹp là nhờ ong bướm
vì nói đến ong là nói đến sự chắm chỉ, nó hút mật làm đẹp cho đời còn bướm xuất
hiện với dáng vẻ đầy màu sắc như những cánh hoa ngày xuân. “tuần tháng mật” là
tuần mật ngọt của ong bướm và đó là khoảng thời gian đẹp nhất của chúng.nhìn
trong góc độ của tình yêu “tuần tháng mật “ ta liên tưởng đến tuần trăng mật của
các đôi lứa yếu nhau. Nếu như tuần tháng mật là giai đoạn đẹp nhất của ong bướm
chiềm đắm trong mật ngọt thì tuần trăng mật là giai đoạn đẹp nhất của đôi lứa vi đó
là khi đoi lứa chiêm đắm trong tình yêu. “ đông nội” llà một cánh đồng rộng mệnh
mông, gơi cảm giác “ xanh rì” là tính từ khác họa màu sắc của cánh đồng nội đó.
“xanh” là gam màu lạnh, gợi cảm giác tươi tốt đầy sức sống của sự vật. Ông miêu
tả cảnh sắc của đồng nội nhưng qua tính từ “xanh rì’ ta không chỉ nhìn thấy mau
sắc của cánh đồng mà còn thấy được sức sống tựa bên trong nó, ngập tràn từ bên
trong. Trong bức tranh thiên nhiên đó có cánh đồng trên phông nền xanh của thiên
nhiên thì ông XD đã mô tả thêm với sự xuất hiện của hình ảnh “hoa” để tô thêm
bữa tiệc trần gian trở nên phong phú hơn. “hoa” đã góp mặt trong bữa tiệc trần gian
mang đến bữa tiệc trần gian hai dấu hiệu của sức sống. một là màu sắc vì trên một
bức tranh phông nền xanh có nhiều những bông hoa nhiều màu sắc sẽ tạo thành
một điểm nhấn cho bức tranh thiên nhiên,thứ hai “hoa” không chỉ mang đến cho
bữa tiệc trần gian một sắc màu mà nó còn mang đến mùi hương. Trong câu thơ thứ
hai có thêm hình ảnh và đã làm hoàn thiện bức tranh thiên nhiên, ở trên có ong
bướm, ở dưới có hoa có đồng nội có màu sắc hương thơm. Bức tranh thiên nhiên
nay không chỉ cảm nhận bằng thị giác mà còn được cảm nhận bằng khứu giác. “lá”
của ‘cành tơ” cho thấy đây là giai đoạn mới đầu, khởi đầu sức sống. “tơ” gợi lên
đường nét mảnh mai, mềm mại. “cành tơ” không chỉ diễn tả cành lá mơn mởn lúc
ban đầu mà nó còn cho thấy sự mềm mại như tơ. “phất phơ” là từ láy khắc họa
dáng vẻ của cành lá của mùa xuân, những cành lá không chỉ có sức sống mà nó
còn đung đưa uyển chuyển làm cho bức tranh thiên nhiên càng trở nên quyến rũ
biết bao.
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Đến “yến anh” là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi, bởi chúng vốn là cặp tình
nhân chung thủy bao đời nay người ta vẫn thường hay ca ngợi. “yến anh” còn
mang đến cho búc tranh thiên nhiên một “ khúc tình si” khúc hát về tình yên đôi
lứa được cảm nhận bằng thính giác. Vẻ đẹp của mùa xuân ta thấy có màu sắc và có
âm thanh thì “ánh sáng” có nhiệm vụ chiếu sáng vạn vật. không có anh sáng thì
không có sự sống và cũng nhờ có ánh sáng mà mùa xuân trở nên rõ hơn và đẹp
hơn,. Tình yêu trong thơ của XD không chỉ hữu hạn trong tình yêu đôi lứa mà nó
còn là tình yêu với thiên nhiên.

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;


Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Tác giả tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị, hết sức độc đáo. Hình ảnh ‘thần vui hằng gõ
cửa’ gợi liên tưởng đến hình ảnh mặt trời trong thần thoại Hy Lạp xưa là vị thần
mang niềm vui ban tặng đến cho trần gian vào mỗi sớm mai, đánh thức mọi người
dậy để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với XD mỗi ngày được sống,
được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng hương sắc của vạn vật là một
ngày hân hoan vui sướng.
Nếu thi sĩ Hàn Mạc Tử vẽ ra cả một “Mùa xuân chin” với hình sắc mơ màng
Trong làn nắng ửng:khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt giá kêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang
Thì XD lại vẽ lên mùa xuân của mình không chỉ bằng sắc hương mà còn bằng vị
giác, tâm hồn.
“tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa
xuân vô cùng độc đáo. Một năm có 4 mùa xuân-hạ-thu-đông, tuần tự của thời gian,
vạn vật. Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Tứ thơ về mùa xuân tràn ngập
niềm trên thi đàn từ thuở xa xưa đến hiện tại, tháng giêng được xem là tháng đjep
của mùa xuân, là lúc vạn vật đang lên hương, lên hoa. Có thể nói trước XD chưa
từng có ai tỏ tình với thiên nhiên như vậy. nhà thơ cảm nhận thiên nhiên bằng tình
lứa đôi, bằng thể xác, tâm hồn. sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra với”cặp môi
gần”, căng tràn tươi trẻ mê đắm và quyến rũ. Câu thơ ngắt nhị 3/5 nên trọng tâm
rơi vào chữ ngon. Từ “ngon” được thốt lên đầy khát khao, tác giả dùng mọi giác
quan từ thị giác, thinh giác, vị giác đến xúc giác đẻ tận hưởng thiên nhiên. Phép ẩn
dụ chuyển đổi cảm giác khiến tháng giêng-một phạm trù trừu tượng trở nên cụ thể
hơn. Phép so sánh đã đưa đôi môi của người thiếu nữ làm trung tâm vũ trụ, trở
thành chuẩn mực cho cái đẹp là thước đo của tạo hóa. Tác giả sử dụng từ “ngon”
để thể hiện sự khát khao, một cảm nhận riêng đến lạ lùng mà ta chỉ có thể bắt gặp ở
XD. Tính từ “gần” nhấn mạnh cảm giác cận kề, như một sự chào mời đầy cám dỗ.
Với cách so sánh đầy táo bạo mang màu sắc nhục cảm đó phần nào chứng minh sự
cách tân độc đáo về nghệ thuật của thi sĩ XD. Ngoài ra còn đem đến sự cảm nhận
về bức tranh thiên nhiên mùa xuân rất đỗi quyến, tất cả đều ở trong tầm tay.
Thơ ca cổ điển thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp. mọi cái đẹp
trong vũ trụ phải đem so sánh với cái đẹp của thiên nhiên. Bởi vậy khi miêu tả nét
đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã đưa vào biết bao nhiêu cẻ đẹp của thiên nhiên.
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Còn XD đưa ra một tiêu chuẩn khác, con người mới là chuẩn mực của cái đép
trong vũ trụ này. Bởi con người là tp kì diệu nhất của tạo hóa. Nên mọi vẻ đẹp
trong vũ trụ phải đem so sánh với con người. quan niệm nghệ thuật nay là một
đóng góp mới mẻ của XD trong pphong trào thơ mới Đương thời.
Đoạn thơ khép lại mang dấu ấn tâm trạng của nhân vật trữ tình:
“tôi sung sướng.Nnhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
Nhịp 3/5 và dấu chấm ở giữa câu như một nốt lặng đột ngột, đã phân tích nhà thơ
thành hai nửa: một nửa “sung sướng” và một nửa “vội vàng” của sự hoài nghi lo
âu, làm mạch cảm xúc bị đứt đoạn. nhà thơ nhận ra rằng điều vui sướng ấy thật
ngắn ngủi biết bao. Hai chữ “hoài xuân” cho thấy rõ cảm giác tiếc, lo sợ của tâm
hồn thi sĩ với niềm yêu, niềm trân trọng tha thiết cuộc đời trần thế. Chính dự cảm
mơ hồ về sự mong manh và ngắn ngửi của kiếp người đã khiến cho thi nhân phải
sống tận hưởng một cách vội vàng. Thời gian chảy trôi là một tuyến tính một đi
không trở lại. trước sự chảy trôi của thời gian, có được bao nhiêu lâu để đắm chìm
hân hoan cho giây phút hiện tại. và trong thơ ông mùa xuân trở thành người bạn tri
ân tri kỉ, đây là mùa để ấp ủ gieo mầm gặp gỡ, giao hòa của vạn vật. nhà thơ đã
nhận ra được bước đi vô tình mà tàn nhẫn của thời gian nên ông không chờ một
điều gì đó qua đi mới cảm thấy hối tiếc, ông không đợi mùa xuân đi hết chặng
đường của mình rồi mới nhớ thương, tiếc nuối.

You might also like