Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 34

Chương 4:

Trung gian tài chính


1. Khái niệm:
Dòng luân chuyển vốn trong nền ktế:

Có 2 vòng luân chuyển vốn trong nền kinh tế


- Kênh TC trực tiếp (dẫn vốn trực tiếp): Vốn đi từ (chuyển từ) các
chủ thể thặng dư sang các chủ thể thâm hụt thông qua TT tài chính
bằng cách mua bán các CK trên TTTC
- Kênh TC gián tiếp (dẫn vốn gián tiếp): Vốn đi từ (dẫn/chuyển từ)
các chủ thể thặng dư sang các chủ thể thâm hụt vốn thông qua các
trung gian TC
+ Vốn được dẫn chủ yếu thông qua kênh TC gián tiếp (thông qua
các trung gian TC). Các chủ thể kinh tế trong nền ktế mà dẫn vốn
thông qua các trung gian TC là các NHTM .
+ Đây cũng là kênh dẫn vốn chủ yếu từ bên cho vay sang bên đi vay
(thặng dư sang thâm hụt)
+ Một minh chứng trong số liệu cụ thể: Việc các DN huy động vốn
chủ yếu là từ Bank Loans (tín dụng NH), tức là từ việc DN đi vay
NH -> Thông qua các TGTC. Các TGTC, loại hình TGTC mà ta
dùng dvụ của nó nhiều nhất là NHTM, vốn cũng dc dẫn chủ yếu
qua các NHTM từ chủ thể thặng dư sang chủ thể thâm hụt. Tuy
nhiên, NHTM chỉ là một trong những loại hình TGTC. Trong nền
ktế, ta có các cty TC cũng là một loại hình của TGTC, trung gian
đầu tư, NH đầu tư (ở VN chưa có loại hình NH đầu tư cụ thể nào
nhưng ở trên TG có những NH đầu tư – gọi là định chế đầu tư cũng
là một loại hình TGTC), các công ty bảo hiểm cũng là một loại
hình TGTC.
• Các chứng chỉ chưa chắc là CK. Ví dụ chứng chỉ tiền gửi của NH
không phải là CK, NH phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động tiền
gửi vào, dùng tiền gửi ấy làm vốn kinh doanh cho mình, khi ta mua
chứng chỉ tiền gửi, nghĩa là ta gửi tiền vào NH và cam kết giữ lại
theo kỳ hạn và được trả lãi suất trên chứng chỉ tiền gửi. Chứng chỉ
tiền gửi các NH phát hành ra không phải là CK -> Việc ta mua chứng
chỉ tiền gửi và việc NH phát hành chứng chỉ tiền gửi từ đó vốn được
dẫn từ lượng tiền tiết kiệm vào NH không thuộc kênh dẫn vốn trực
tiếp (kênh TC trực tiếp)
- Sự trung gian tài chính (Financial Intermediation): Qúa trình
tài trợ gián tiếp thông qua việc sd trung gian tài chính
- Đây là kênh dẫn vốn chủ yếu để chuyển vốn từ người cho vay sang
người đi vay.
- Định chế tài chính trung gian (gọi tắt là trung gian TC) là những
tổ chức chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền
tệ, có chức năng chủ yếu là chuyển các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
đến những chủ thể thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh
+ Những chủ thể có vốn tạm thời nhàn rỗi: Cá nhân và hộ gđ
+ Những chủ thể chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những chủ thế thâm
hụt vốn chính trong nền ktế:
- Đặc trưng của trung gian TC?
- Chức năng: Làm cầu nối trung gian giữa chủ thể thừa (thặng
dư) vốn và chủ thể thiếu hụt (thâm hụt) vốn -> Sự tồn tại của
TGTC có vai trò:
+ Đáp ứng nhu cầu về vốn trong nền kinh tế
Từ đó,
+ Tăng hiệu quả sử dụng vốn
Qua đó (việc luân chuyển vốn),
+ Tham gia kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế
2. Vai trò của trung gian tài chính: Như ta đã thấy, có 2 kênh dẫn vốn
trong nền kinh tế (kênh dẫn vốn trực tiếp, kênh dẫn vốn gián tiếp), vậy có bao giờ
ta tự đặt câu hỏi: Rõ ràng ta đã có kênh dẫn vốn trực tiếp (vốn từ chủ thể thặng
dư có thể chuyển thẳng qua các chủ thể thâm hụt bằng cách mua bán CK), vậy thì
tại sao ta cần tồn tại 1 kênh gọi là kênh TC gián tiếp (vốn từ chủ thể thặng dư có
thể chuyển thẳng qua các chủ thể thâm hụt thông qua các TGTC) nữa?
 Trả lời: Đó là bởi vì ở trên kênh dẫn TC gián tiếp thì sự tồn tại của TC gián tiếp
sẽ làm giảm thiểu những chi phí mà nó phát sinh trên kênh TC trực tiếp, làm cản
trở việc luân chuyển vốn hiệu quả. Vậy chi phí này phát sinh từ :
- Chi phí giao dịch
- Chi phí thông tin (Thông tin bất cân xứng – Assymmetric
information)
+ Lựa chọn đối nghịch (Adverse selection)
+ Rủi ro đạo đức (Moral Hazard)
 Sự tồn tại của TGTC làm giảm thiểu chi phí giao dịch và giảm các rủi
ro phát sinh từ thông tin bất cân xứng, và giúp phân tán rủi ro cho
các NĐT
CỤ THỂ:
2.1. Giảm thiểu chi phí giao dịch
- Chi phí giao dịch
+ Là thời gian và tiền bạc được chi ra để thực hiện một giao dịch tài chính
+ Ví dụ: Ta muốn đầu tư vào CK thì trước khi đầu tư vào TTCK mà ta muốn
mua cổ phiếu, để chọn được cổ phiếu để đầu tư và làm ăn có lời, thì ta cần ra
một công ty CK, lập một tài khoản và phí đầu tiên ta mất là phí duy trì tài
khoản, thứ hai, để tìm được 1 cổ phiếu, ta cần đọc rất nhiều báo cáo TC của các
cty để chọn được cổ phiếu của một cty làm ăn hiệu quả; thứ ba, ta đơn giản chỉ
là lập một tài khoản, chưa giao dịch mà chỉ tìm cổ phiếu, thì ta cần sự tư vấn
của bên môi giới -> mất một chi phí gọi là phí môi giới
➔ Chưa kể đến đầu tư vào cổ phiếu nào, làm ăn có lời hay không. Tất cả các
chi phí mà ta bỏ ra để có thể đầu tư vào một cổ phiếu được gọi là chi phí giao
dịch (tiền mất cho các phí như phí duy trì tài khoản, phí môi giới, phí giao dịch
một lệnh mua hoặc bán trên TT, ngoài ra còn chính là phí thời gian ta bỏ ra để
tìm thông tin về các cty CK)
+ Chi phí giao dịch cao làm giảm lợi tức của các NĐT -> khiến cho người đi
vay gặp khó khăn trong việc huy động vốn -> Tìm đến các TGTC để làm cầu
nối giữa chủ thể dư thừa (người cho vay) vốn và chủ thể thiếu hụt vốn (người đi
vay)
+ TGTC làm giảm thiểu chi phí giao dịch bằng: Lợi thế ktế nhờ quy mô
(Economies of scale) và tính chuyên môn hóa (Expertise), ngoài ra còn có
tính ktế nhờ phạm vi:
✓ Lợi thế ktế nhờ quy mô (Economies of scale): Chi phí giao dịch sẽ giảm cho
mỗi đô la đầu tư do quy mô (lượng vốn) giao dịch tăng lên -> Nghĩa là quy mô giao
dịch càng lớn thì chi phí giao dịch càng nhỏ
Ví dụ 1: chi phí trung bình dàn xếp mua một vụ 10 000 cổ phiếu sẽ nhỏ hơn chi phí
dàn xếp mua một vụ 50 cổ phiếu.
Ví dụ 2: Cùng một lượng nhân sự, ngân hàng tăng khối lượng hợp đồng tín dụng,
chi phí trung bình để thực hiện một giao dịch cho vay sẽ giảm đi
✓ Tính chuyên môn hóa (Expertise): Các TGTC có thể phát triển các nghiệp vụ
chuyên nghiệp, cung cấp các dvụ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch hơn.
Ta có thể thấy tính chuyên môn hóa của NH ngày càng cao.
Ví dụ mấy năm trước, ta muốn chuyển tiền từ HN vào TPHCM, sẽ không có internet banking như
bây giờ mà ta phải ra quầy giao dịch ở NH, làm việc với giao dịch viên và người ấy sẽ đưa cho ta
một tờ đơn – đơn xác nhận chuyển tiền với số tiền bao nhiêu và đưa tiền mặt cho nvien NH và
người ta sẽ giải quyết giao dịch này. Đến hiện tại bây giờ, để chuyên môn hóa những giao dịch của
mình, các NH đã phát triển công nghệ, ta đang sống trong thời đại NH số và các dịch vụ của KH
qua internet banking, ta chỉ cần giao dịch với một click qua tài khoản trên app NH trực tuyến trên
điện thoại, và không cần mất tgian ra NH, điền phiếu nữa. Hiện tại NH còn cung cấp đa dạng dịch
vụ để đáp ứng nhu cầu của KH tốt hơn, thì ta sẽ thấy việc nạp tiền đtdd, ngày trước ta phải mua ở
quầy bán hàng, mua tấm thẻ cào thì bây giờ ta có thể hoàn toàn trả tiền đtdd qua app mobile
banking của NH.
-> Như vậy, NH đang chuyên môn hóa về all dịch vụ của nó để cung cấp những sp tốt hơn đến KH
của mình bằng cách áp dụng những tiến bộ về mặt Cnghệ
Tuy nhiên ta sẽ thấy, hiện tại ngoài lợi thế ktế nhờ quy mô, các NH còn giảm thiểu
chi phí giao dịch nhờ lợi thế ktế nhờ phạm vi (Economies of scope)
✓ Lợi thế kinh tế nhờ phạm vi (Economies of scope):
+ Tính kinh tế của phạm vi đề cập đến việc giảm chi phí trung bình trên mỗi
đơn vị, bằng cách tăng sự đa dạng của các sản phẩm được sản xuất. Trong kỹ
thuật này, tổng chi phí sản xuất hai sản phẩm (liên quan hoặc không liên quan)
thấp hơn chi phí sản xuất từng mặt hàng riêng lẻ.
+ Các nền kinh tế của phạm vi tập trung vào việc sử dụng tốt hơn các nguồn lực
và tài sản chung của công ty. Theo cách này, việc sử dụng tài sản được trải đều
trên hai hoặc nhiều sản phẩm, tức là được chia sẻ bởi nhiều sản phẩm để giảm
chi phí sản xuất chung. Vì chi phí được trải trên một số sản phẩm dẫn đến giảm
chi phí trung bình trên mỗi đơn vị của mỗi sản phẩm.

*Phân biệt Economies of Scale (lợi thế ktế nhờ quy mô) với Economies of scope (lợi
thế ktế nhờ phạm vi):

✓ Với lợi thế ktế nhờ quy mô: đối với 1 khối lượng của 1 loại hình giao dịch tăng
lên (quy mô tăng lên) thì chi phí trung bình cho 1 giao dịch là giảm (như những ví
dụ kể trên)
✓ Lợi thế ktế nhờ phạm vi: Chủ thể TGTC chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền ktế
chính là các NHTM.
Ví dụ: Khi NH huy động tiền gửi, các KH ra các quầy giao dịch của NH để có thể
làm 1 cái thẻ để gửi tiền vào, lúc này nvien NH sẽ tận dụng việc cung cấp giao dịch
về sản phẩm tiền gửi cho KH, họ cũng sẽ cung cấp kèm theo những gói bảo hiểm,
nghĩa là mời chào KH mua những gói bảo hiểm -> việc mà NH bán bảo hiểm cùng
đồng thời với các loại dvụ mà mình cung cấp thì gọi theo thuật ngữ là “bán tráo bảo
hiểm”; bằng cách đó, NH đã tận dụng được lượng nhân viên, lần giao dịch, tiếp xúc
với tập khách hàng thì sẽ có cơ hội cung cấp được giao dịch tiền gửi cho KH và có
cơ hội cung cấp thêm cả dịch vụ bảo hiểm. -> Chi phí giao dịch lúc này giảm đi
(Ví dụ ta có 3 DN là KFC, Mc Donald và Lotteria, cả 3 DN đều bán những sp lquan đến fast food,
nhưng đối với KFC thì KFC chỉ bán mỗi kem tươi, với Mc Donald chỉ bán mỗi cheese sticks, đối với
Lotteria, họ sẽ bán cả 2 (kem tươi và phô mai chiên). Vậy trong 3 DN này, DN nào sẽ có chi phí trung
bình sản xuất ra một đơn vị sp bé nhất? Trả lời: Là Lotteria. Lí do: Khi Lotteria sản xuất cả kem tươi
và phô mai chiên, tức nghĩa là nó sẽ đa dạng hóa sản phẩm của mình -> Sẽ làm cho chi phí trung bình
để sản xuất 1 đvị sản phẩm lại giảm đi (Vì tận dụng được: cùng là một nguồn nguyên liệu, 1 lượng
nhân viên) -> Cũng là một lượng sữa, lượng kem đã sản xuất ra được cả 2 loại kem tươi và phô mai
chiên -> Vậy thì chi phí trung bình để sx cho 1 đvị sản phẩm giảm đi, đáp ứng được nhiều nhu cầu, yêu
cầu về sản phẩm của KH hơn, thu hút được tập KH lớn hơn so với 2 DN còn lại chỉ tập trung vào sx 1
loại, tức nghĩa là KFC chỉ tập trung sx cho một lượng KH có nhu cầu ăn kem tươi, nghĩa là chỉ phục vụ
cho KH có nhu cầu về ăn kem tươi và tương tự cho Mc Donald, chỉ bán mình phô mai chiên, nghĩa là
chỉ tập trung phục vụ KH có nhu cầu về phô mai chiên, khác với Lotteria, ở đây nó tận dụng nguồn
nhân sự, nguồn office building, cũng là trụ sở cơ quan làm việc như vậy, nguồn nguyên liệu, dây
chuyền máy móc thì Lotteria chi phí trung bình sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm của nó sẽ giảm đi. ->
Chính là tận dụng, khai thác tính kinh tế nhờ phạm vi)

Cơ sở để so sánh Quy mô kinh tế Tính kinh tế của phạm vi
Kinh tế phạm vi có nghĩa là tiết kiệm
Tính kinh tế theo quy mô đề cập
chi phí do sản xuất hai hoặc nhiều
Ý nghĩa đến tiết kiệm chi phí do tăng sản
sản phẩm khác biệt, sử dụng cùng
lượng sản xuất.
một hoạt động.
Chi phí trung bình để sản xuất một Chi phí trung bình để sản xuất nhiều
Giảm trong
sản phẩm. sản phẩm.
Lợi thế chi phí Do khối lượng Do sự đa dạng
Chiến lược Cũ Tương đối mới
Liên quan Tiêu chuẩn hóa sản phẩm Đa dạng hóa sản phẩm
Sử dụng Lượng tài nguyên lớn Tài nguyên chung
Có sự khác biệt này là do:
✓ Một chiến lược được sử dụng để cắt giảm chi phí bằng cách tăng khối lượng đơn
vị sản xuất được gọi là Tính kinh tế theo quy mô. Tính kinh tế của Phạm vi ngụ ý
một kỹ thuật để giảm chi phí bằng cách sản xuất nhiều sản phẩm có cùng hoạt
động hoặc đầu vào.
✓ Trong quy mô kinh tế được thực hiện, chi phí trung bình để sản xuất một sản
phẩm được giảm. Mặt khác, tính kinh tế của phạm vi ngụ ý tiết kiệm tương xứng
trong chi phí sản xuất nhiều sản phẩm.
✓ Trong các nền kinh tế có quy mô, công ty đạt được hiệu quả chi phí do khối
lượng, trong khi hiệu quả chi phí trong phạm vi kinh tế là do các giống được cung
cấp.
✓ Kinh tế của chiến lược quy mô được sử dụng bởi các tổ chức từ một thời gian dài.
Ngược lại, economies of Scope là một chiến lược tương đối mới.
✓ Tính kinh tế theo quy mô liên quan đến tiêu chuẩn hóa sản phẩm trong khi tính
kinh tế theo phạm vi liên quan đến đa dạng hóa sản phẩm, sử dụng cùng một quy
mô của nhà máy.
✓ Trong quy mô kinh tế, một nhà máy lớn hơn được sử dụng để sản xuất khối lượng
sản lượng lớn. Trái ngược với tính kinh tế của phạm vi, trong đó cùng một nhà
máy được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác biệt.
2.2. Giảm thiểu chi phí thông tin
- Thông tin không cân xứng (Asymmetric information) là tình huống phát sinh
khi một bên không có đầy đủ thông tin về đối tác của mình trong một giao dịch tài
chính
Từ đó phát sinh hai loại vấn đề:
❖ Lựa chọn đối nghịch (Adverse selection): Những người đi vay tiềm ẩn rủi
ro cao trở thành một bên trong giao dịch và được lựa chọn để cho vay thay
vì những người đi vay có khả năng hoàn trả được khoản vay.
❖ Rủi ro đạo đức (Moral Hazard): Những người cho vay có thể gặp rủi ro
nếu người đi vay sử dụng vốn vào các hoạt động khác không được mong
đợi
CỤ THỂ:
2.2.1. Giảm thiểu lựa chọn đối nghịch:
- George Akerlof (1970) là nhà kinh tế học đầu tiên chứng minh rằng thông
tin không cân xứng có thể gây ra sự lựa chọn đối nghịch trên thị trường
Nghiên cứu trên thị trường xe cũ ➔ Vấn đề quả chanh
Thị trường xe cũ gặp phải vấn đề về sự lựa chọn đối nghịch:
- Người mua không có khả năng đánh giá chính xác chất lượng những chiếc
xe hơi đã qua sử dụng được bày bán trên thị trường.
Trong khi,
- Người bán biết rất rõ chiếc xe của mình đem bán là còn tốt hay đã kém
chất lượng.
Dẫn đến: Người mua không có khả năng đánh giá chính xác chất lượng
những chiếc xe hơi đã qua sử dụng thì họ sẽ trả một cái giá trung bình và
với giá tbinh đó, người bán lại bán những chiếc xe cũ mà mình có để bán
cho người mua thì đa phần:
➔ Những chiếc xe được đem ra bán có chất lượng không tốt
Dẫn đến việc người mua không muốn mua nữa vì khi mua họ toàn gặp
phải những chiếc xe không tốt:
➔ Gỉam số lượng giao dịch xe trên thị trường
Từ đó:
➔ Gỉam hiệu quả hoạt động của thị trường
*Lựa chọn đối nghịch: Thay vì lựa chọn những chiếc ip cũ đã qua sd mà còn tốt
thì người mua lại mua phải những cái ip cũ qua sd nhưng lại không tốt. Tương tự
với TT xe hơi cũ, ng mua ko có khả năng đánh giá chính xác những chất lượng
của xe hơi qua sd, còn ng bán biết rất rõ chiếc xe như thế nào, còn tốt hay kém
chất lượng, khi đó, người mua sẽ đưa ra mức giá tbinh, nếu như giao dịch được
thực hiện, những chiếc xe mà người mua đã mua sẽ là mua phải những chiếc xe
có chất lượng không tốt -> Số lượng giao dịch xe qua sd giảm -> Hiệu quả hđ
của TT giảm
*Vấn đề quả chanh (quả chanh chỉ cái gì?)
Quả chanh ở đây là những chiếc xe cũ đã qua sử dụng có chất lượng không
tốt
- Các biện pháp giảm thiểu sự lựa chọn đối nghịch:
+ Hình thành các cty thu nhập và bán thông tin -> Free – Rider problem
(người ăn theo) (Giải pháp về sự lựa chọn đối nghịch trên TTTC là gỉam thiểu
được thông tin bất cân xứng bằng cách cung cấp cho người cung cấp vốn đầy
đủ về thông tin, về cả cá nhân và công ty cần vốn vì thông tin mất cân xứng xảy
ra trong THợp lượng thông tin không đầy đủ cho hai bên giao dịch_ từ thông
tin không cân xứng ấy dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức -> để
giảm thiểu lựa chọn đối nghịch thì phải làm đầy đủ thông tin cho cả hai bên
trong cả một giao dịch -> trên TT, có biện pháp giảm thiểu sự lựa chọn đối
nghịch đó là việc hình thành các cty thu thập và bán thông tin -> Ở trên TT sẽ
có sự thành lập của các cty tư nhân họ sẽ chuyên thu thập và sx và bán các
thông tin để pbiệt dc cty nào là cty tốt và cty nào là cty xấu cho các NĐT. Nói
đến việc sx và bán các cty thì ta có cty nổi tiếng tồn tại trên TT là Moody,…..
Tuy nhiên hệ thống các công ty tư nhân dc hình thành là cty thu thập và bán
thông tin làm đầy đủ thông tin hơn cho cả hai bên trong một giao dịch ->
Không giải quyết triệt để được lựa chọn đối nghịch trên TT vì sẽ phát sinh vđề
Free -Rider problem- ng ăn theo. Vđề ng ăn theo này xuất hiện khi nhiều ng có
dc thông tin mà không phải trả tiền -> Những ng ăn theo sẽ có lợi hơn so với
những ng bỏ tiền ra mua -> Học thuyết Free – Rider problem này cho rằng việc
tư nhân bán thông tin hay sự hình thành của các cty thu thập và bán thông tin
chỉ là một phần giải pháp để giải quyết vđề về lựa chọn đối nghịch mà thôi, mà
không giải quyết triệt để được => Lí do: Ví dụ ta đã mua thông tin để pbiệt dc
đâu là cty tốt đâu là cty xấu và ta nghĩ rằng những thông tin ấy rất có giá trị và
ta quyết định mua CK của 1 cty dc khuyến nghị là FPT nhưng đang được định
giá thấp. Tuy nhiên những người bạn, họ hàng của bạn của ta – những nhà đầu
tư khác, họ quan sát hành động ta mua CK của FPT, và ngay lập tức họ mua
theo ta, câu chuyện sẽ không tiêu cực đến mức độ một nhóm người hành động
theo ta, nhưng nếu như nhóm người ấy lên đến số lượng lớn, nghĩa là tất cả
những người mà NĐT cá nhân nhỏ lẻ đều ăn theo hành động của ta là mua CK
FPT vì họ biết rằng ta mua dc thông tin và họ cũng nghĩa là thông tin này có
gtrị này và họ cũng mua theo CP ta đang mua. Tóm lại, họ đã mua theo ta. Và
như vậy, nếu lượng người hành động theo quyết định đầu tư của ta, khiến cho
cầu về một loại CK tăng lên, cầu đang mua tăng -> khiến cho giá CK tăng lên
sát với gtrị thực của nó -> Cơ hội mua dc CK với giá rẻ của ta lúc này không
còn và giảm lợi tức mong đợi kỳ vọng của ta
 Việc ta bỏ tiền ra mua thông tin và để biết được cty này có tốt hay không không
có lợi ích gì cả
 Ta qđ kbh mua những thông tin khuyến nghị nữa và ta quan sát ng khác rồi mua
theo
 Nếu như all NĐT đều nhận biết như vậy, thì các cty tư nhân chuyên sx và bán
thông tin sẽ phải đóng cửa -> Vì vậy, vđề lựa chọn đối nghịch trên TT vẫn còn
tồn tại, nó phần nào làm giảm hiệu quả hoạt động của TT CK
+ Quy định của chính phủ tăng cường cung cấp thông tin: Nếu TTTC có sự
can thiệp từ Cphủ – nghĩa là Cphủ để giảm thiểu sự lựa chọn đối nghịch thì
Cphủ có thể sx thông tin và cung cấp miễn phí cho người dân, để trợ giúp các
NĐT đặc biệt là các NĐT cá nhân phân biệt được đâu là cty đang làm ăn tốt và
cty nào đang có tình hình TC không tốt. Tuy nhiên, với những giải pháp này
(quy định của Cphủ tăng cường cung cấp thông tin) thì nếu Cphủ can thiệp vào
việc cung cấp thông tin thì đôi khi Cphủ sẽ phải công bố các thông tin phản
ánh mặt trái về tình hình kinh doanh của các cty -> việc này sẽ vấp phải cản trở
về các quan điểm chính trị. Thứ 2, việc chính phủ tăng cường cung cấp thông
tin là việc phản ánh ở chỗ chính phủ điều tiết TTCK bằng biện pháp khuyến
khích các công ty công bố những thông tin trung thực của cty mình. Ví dụ: Ở
tất cả các nước, sở giao dịch CK đều yêu cầu các cty phát hành CK phải có
kiểm toán độc lập, được cty kiểm toán xác nhận là đã tuân thủ nghiêm chỉnh
các chuẩn mực kế toán, các thông tin về tài sản, doanh số bán hàng và thu nhập
phải minh bạch hàng năm, và hiện tại ta thấy, các báo cáo tài chính - các cty
niêm yết trên sàn HOSE, HNX (Không nói đến upcom), các cty đều phải công
bố báo cáo TC theo quý, và cuối năm phải công bố báo cáo TC hợp nhất và
phải có thuyết minh báo cáo TC, thuyết minh từng khoản mục của báo cáo TC
+ Các trung gian tài chính: TGTC tồn tại cũng giúp làm giảm thiểu sự lựa
chọn đối nghịch trên TT. Câu chuyện TGTC có thể giảm thiểu, sự tồn tại của
TGTC có thể giảm thiểu sự lựa chọn đối nghịch trên TT như thế nào? Ta quay
lại TT xe hơi cũ đã qua sd (ở trên), một điểm qtrong ở trên TT xe hơi cũ đã qua
sd là hầu hết các chiếc xe hơi cũ đã qua sd không dc mua bán trực tiếp giữa
những cá nhân với nhau, mà nếu như một cá nhân nào đó cân nhắc một chiếc xe
cũ thì anh ta có thể sd nguồn thông tin bằng cách là anh ta bỏ tiền mua một tờ
báo hoặc gg search để tìm kiếm một chiếc xe có nhãn hiệu ưng nhưng mà việc
anh ta tự tìm kiếm thông tin từ những nguồn thông tin có sẵn thì nó vẫn không
giải quyết được lựa chọn đối nghịch, tức nghĩa là anh ta dễ dàng chọn được một
chiếc xe hơi cũ đã qua sd và có chất lượng không tốt vì rõ ràng những chiếc xe
đem ra bán có thể có chất lượng dưới chuẩn. Vậy ng mua những người mau
chiếc xe này đem chiếc xe đến thợ ô tô để ktra, tuy nhiên ng mua chiếc xe đấy
cũng không thể biết được người thợ trung thực hay không và với những rào cản
nvay thì từng cá nhân riêng lẻ khi mua xe hơi đã qua sd, họ sẽ rất khó có đầy đủ
thông tin về những chiếc xe đc đem ra rao bán và đó cũng chính là lí do tsao
những chiếc xe hơi đã qua sd ít dc mua bán trực tiếp giữa các cá nhân với nhau
và thay vào đó sẽ được mua bán qua các trung gian là người kinh doanh. Tại
sao vtrò người kinh doanh ở trên TT xe hơi cũ đã qua sd này lại quan trọng? Vì
người kinh doanh sẽ mua những chiếc xe hơi đã qua sd từ các cá nhân và bán
lại cho các cá nhân khác có nhu cầu. Thông qua việc xử lí thông tin, người kinh
doanh sẽ trở thành chuyên gia trong việc xđ xem chiếc xe còn tốt mức độ nào,
và khi chiếc xe được xđ là còn tốt, thì người kinh doanh có thể bán nó kèm theo
bảo lãnh nhất định ví dụ như cấp giấy bảo hành, hoặc bảo hành uy tín của ng
kinh doanh đấy. Và vì người mua được bảo lãnh bằng giấy bảo hành hoặc uy
tín, cho nên xu hướng mua xe tại những nhà kinh doanh mới phổ biến và lúc
này TT xe hơi đã qua sd sẽ hoạt động, trở lại bthg
 Vtrò của TGTC trong TTTC cũng giống như vtrò của người kinh doanh ở
trên TT xe hơi đã qua sd là nvay. Thông qua việc sx thông tin cxác về chất
lượng xe đã qua sd thì các nhà kinh doanh trung gian ở giữa sẽ có cơ sở chắc
chắn để định giá mua vào và bán ra một cách hợp lý. Và ng kinh doanh ở giữa
sẽ nhận được lợi nhuận ở chênh lệnh giá mua và giá bán. Sự xuất hiện, vtrò của
nhà kinh doanh ở trên TT xe hơi cũ đã qua sd thì họ có thể giảm thiểu và giải
quyết vđề lựa chọn đối nghịch –> Các TGTC cũng có vtrò tương tự như vậy –
như các nhà kinh doanh trên TTTC. Mỗi một TGTC đều trở thành chuyên gia
trong việc sx thông tin về các công ty để pbiệt đâu là cty làm ăn tốt, đâu là cty
làm ăn không còn tốt nữa (có tình hình TC không tốt). Trên cơ sở đó, vốn sẽ dc
huy động hay vốn huy động được dùng để cho những cty có skhoe tốt, tình hình
TC tốt vay và chênh lệch giữa lãi suất mà đầu tư - lợi tức thu dc khi mà đầu tư
vào các cty làm ăn tốt và lãi suất huy động được vào chính là thu nhập gộp của
các TGTC và vì sao các TGTC có thể tránh được vđề người ăn theo (Free –
rider problem) ? Trả lời: Đó là vì các TGTC chủ yếu là cấp các khoản tín dụng
cá nhân và DN hơn là việc dùng tiền đó để đầu tư vào các CK mua bán trên TT
và bởi vì các khoản tín dụng không được giao dịch, mua bán nên những NĐT
khác không thể quan sát được các NH đã làm gì, định giá các khoản tín dụng
ntnào để có thể bù đắp chi phí sx thông tin và sinh lợi -> TGTC đã có một lợi
thế của mình: Là vừa sx được thông tin mà vừa tránh được vđề người ăn theo
(tránh được bằng cách cấp các khoản cho vay riêng, nhất là đối với các NH) từ
đấy mà vừa giảm thiểu được lựa chọn đối nghịch mà vừa tránh được vđề người
ăn theo ở trên TTTC
+ Tài sản thế chấp và vốn chủ sở hữu: Gỉam thiểu được sự lựa chọn đối
nghịch vì với tài sản thế chấp, ta đi vay một khoản vay và ta cần phải thế chấp,
vdụ một căn nhà, trong trường hợp đến kì đáo hạn, ta không trả được khoản vay
thì bên cho ta vay (Ngân hàng) sẽ có toàn quyền quyết định như là bán căn nhà
để có thể có tiền để bù khoản vay mà ta nợ -> Gỉam thiểu được sự lựa chọn đối
nghịch. Còn với vốn chủ SH (là chênh lệch giữa tài sản có và nợ phải trả) là nó
có một chức năng tương tự như tài sản thế chấp, vì nvay nên nó có thể giảm
thiểu được sự lựa chọn đối nghịch.
2.2.2. Gỉam thiểu rủi ro đạo đức:

Moral Hazard – Rủi ro đạo đức: Xảy ra sau khi giao dịch TC được thực hiện,
khi người đi vay có động cơ giấu thông tin và thực hiện những hành vi mà người
cho vay không mong muốn.

- Rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn (Equity contracts)_ Một vđề
nổi trội về loại hình trong rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn chính
là thể hiện bởi Vấn đề người ủy thác – đại lý
+ Vấn đề người ủy thác – đại lý (agent-pricipals): Được thể hiện:
• Bên đại lý (agents): Là những người quản lý và họ chỉ nắm
giữ một tỷ lệ nhỏ cổ phần của cty, hoặc họ chỉ là những người
làm thuê (thực tế là CEO) và họ không nắm giữ tỷ lệ cổ phần
nào trong cty
• Bên ủy thác: Là những cổ đông – những người ủy thác. Họ
nắm giữ chủ yếu vốn cổ phần của 1 cty.
➔ Tại sao có vấn đề giữa người ủy thác (cổ đông) và đại lý (những
nhà quản lý): Vì sự tách biệt giữa quyền sở hữu và công việc
quản lý của cty giữa bên ủy thác (những cổ đông và bên những
người quản lý), từ đó sẽ làm phát sinh một cái gọi là “Rủi ro đạo
đức”, nghĩa là nhà quản lý cty có thiên hướng dùng dòng tiền
của cty hành động có lợi cho riêng mình, hơn là vì quyền lợi của
các cổ đông -> Mâu thuẫn với mục tiêu cuối cùng của các cổ
đông – đó là tối đa hóa lợi ích của các cổ đông. Các cổ đông
luôn muốn mục tiêu cuối cùng khi mà họ góp vốn vào các công
ty cổ phần là maximize their holders well – tối đa hóa lợi ích của
mình. Trong khi những nhà quản lý cty, có thể có thiên hướng,
xu hướng là có thể dùng dòng tiền của cty để có những hành
động có lợi cho riêng mình hơn là vì quyền lợi của các cổ đông
➔ Sự mâu thuẫn giữa người ủy thác (cổ đông) và đại lí (các nhà
quản lý)
Để hiểu đuọc vấn đề giữa người ủy thác (cổ đông) và đại lí (các nhà quản lý), ta có vdụ: Bạn
A và B cùng cộng tác với nhau để mở 1 cửa hàng bán đồ decor home với số vốn đầu tư tối
thiểu là 300tr, trong khi đó bạn B họ chỉ mới có 1 số tiền 150tr, số còn lại, bạn A mua hết dưới
dạng cổ phiếu -> Số vốn 300tr để có thể hình thành nên cty, cửa hàng đó thì bạn A sở hữu
50% cty còn bạn B sở hữu 50%. Nếu bạn B là 1 nhà quản lý chăm chỉ và bạn ấy biết cách
marketing cho cửa hàng, biết cách cập nhật xu hướng decor, trang trí nột thất theo xu hướng
đó là như xu hướng hiện đại hoặc cận cổ điển hoặc nắm bắt những mùa thời vụ như sắp Giáng
sinh để update những sản phẩm mới cho cửa hàng -> Cửa hàng của bạn A và B làm ăn có lời.
Hết 1 năm tài chính, sau khi trừ đi mọi chi phí, kể cả lương của bạn B, lãi thu được là 200tr
hàng năm -> Phần của bạn A sẽ là chia đôi 200tr vì mỗi người 50% cổ phần, phần của bạn A
là 100tr và phần của bạn B là 100tr.

Nhưng nếu như trong THợp bạn B không chú tâm vào việc quản lý cửa hàng cũng như không
đưa ra những kế hoạch để tiếp cận thị trường và cung cấp những sản phẩm để pvụ cho thị
trường thiết kế và nội thất nhà cửa thì cửa hàng décor home không làm ra một đồng lời nào cả
=> Ta thấy rằng, nếu không làm ra 1 đồng lời nào cả, tuy nhiên để có một cửa hàng và mặt
bằng thu hút khách hàng thì bạn A vẫn phải tốn những chi phí phát sinh như chi phí điện, chi
phí thuê nhân viên, chi phí thuê mặt bằng,…. -> Thay vì có 1 lượng lời hàng năm, lợi tức nhận
về hàng năm là 100tr đồng chưa trừ đi thuế thu nhập cá nhân, thì hiện tại k có 1 đồng lời nào
cả mà chi phí lại phát sinh thêm, ta sẽ thấy đó là 1 vđề về người ủy thác và đại lý, khi bạn A
là chủ cửa hàng còn bạn B cũng góp vốn đầu tư như bạn A những bạn B là không có tiền thì
bạn ấy sẽ là người quản lý cho bạn B thì sẽ phát sinh những vđề nvậy. Còn tiếp theo, kể cả cửa
hàng décor home làm ăn có lời nhưng nếu như tiếp tục làm ăn có lời qua các năm thì người
quản lý trực tiếp – bạn B ấy sẽ có thể có xu hướng dùng dòng tiền lời của cty cho những cái
hành vi đầu tư có lợi cho riêng bản thân bạn B chứ kphải tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông
cuối cùng của cty là chủ công ty là bạn A.

Ở trên thị trường tài chính thì các nhà quản lý còn bộc lộ cái việc mà vđề ng ủy thác - đại lý
còn gay gắt hơn khi mà trên TTTC thì các nhà quản lý còn bộc lộ cái việc mà họ sẵn sàng gian
lận, dùng dòng tiền lời của cty và họ gian lận để cho những khoản đầu tư riêng cá nhân ví dụ
như là các vụ scandals của androy – một trong những cty về năng lượng đã từng có thị phần
chiểm 1/3 của một quốc gia, tuy nhiên sau đó androy đã sụp đổ và những nhà quản lý của
công ty này đã bị cáo buộc trước tòa là biển thủ tiền của công ty.

➢ Vấn đề người ủy thác – đại lí sẽ không phát sinh nếu như các cổ đông
(ngời chủ công ty) họ có đc đầy đủ và chính xác các thông tin về những gì
người quản lý làm. Từ việc các cổ đông có được thông tin chính xác về
những gì người quản lý làm, sẽ ngăn ngừa được khoản chi phí lãng phí và
sự gian lận của bên phía đại lý – các nhà quản lý.
➢ Vì sao vđề người ủy thác – đại lý là một vdụ điển hình về rủi ro đạo đức
và nó xuất phát từ thông tin không cân xứng (giữa người ủy thác và đại lý
là gì?
*? – Thông tin không cân xứng ở đây chính là phát sinh giữa bên ủy
thác và bên nhà đại lý đó là
+ Từ phía các nhà quản lý thì họ là người trực tiếp điều hành kinh
doanh, nghiệp vụ kinh doanh của công ty, vậy thì việc nhà quản lý
trực tiếp điều hành nghiệp vụ kinh doanh cũng như các chiến lược
đầu tư của cty thì họ sẽ trực tiếp nắm được không chỉ là về mặt doanh
số và lợi nhuận đó là các nhà quản lý sẽ trực tiếp nắm được tỉ suất
sinh lời 1 cách hiệu quả hơn là việc làm ăn có lời hay ko, mà vđề ở đây
là LÀM ĂN KINH DOANH HIỆU QUẢ. Họ sẽ trực tiếp nắm được
tình hình chi phí, số lượng nhân viên dùng trong một chiến lược kinh
doanh và tỉ suất sinh lời hiệu quả cho một cái dự án kinh doanh là
ntnào? Vì các nhà quản lý là người trực tiếp điều hành những nghiệp
vụ kinh doanh đấy, khác với bên cổ đông – những người đưa vốn vào
và thuê các nhà quản lý để làm
+ Các cổ đông (những người đưa vốn vào và thuê các nhà quản lý để
làm), các cổ đông chỉ có được các bản báo cáo tình hình tài chính
chung thôi
-> Như vậy có một sự không cân xứng về mặt thông tin về tình hình
doanh nghiệp, tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong 1 năm
tài chính giữa bên ủy thác và bên đại lý bởi vì bên các nhà quản lý, họ
có nhiều thông tin hơn các cổ đông về cái việc mà trực tiếp điều hành
các nghiệp vụ kinh doanh của công ty. Nghĩa là về việc làm của chính
bản thân các nhà quản lý, và như vậy sẽ tồn tại sự không cân xứng
thông tin giữa bên cổ đông và bên các nhà quản lý.

Nếu tồn tại vđề giữa cổ đông và các nhà quản lý chính là vấn đề người ủy thác
(Principals) – đại lí (Agents) thì cũng sẽ có những biện pháp để giảm thiểu
vđề này:

- Các biện pháp giảm thiểu vấn đề người ủy thác (Principals) –
đại lí (Agents)

+ Gíam sát HOẠT ĐỘNG để tăng thông tin: Qua việc hiểu được vđề
giữa người ủy thác và đại lý cũng như về sự không cân xứng về thông
tin của cả 2 bên giữa cổ đông và nhà quản lý là gì, ta có thể thấy đó là
rõ ràng vđề giữa cổ đông và nhà quản lý phát sinh là bởi vì bên phía
quản lý họ là người trực tiếp điều hành công ty, trực tiếp điều hành
nghiệp vụ kinh doanh của cty và nếu như vậy họ có nhiều thông tin nội
bộ hơn là các cổ đông về hđ kinh doanh cx như những là về phía tỉ lệ
sinh lời, lợi nhuận của cty này, và như vậy thì từ phía cổ đông để giảm
được rủi ro đạo đức thì các cổ đông bắt buộc phải tham gia việc giám
sát hđ của công ty để có thể tăng phần thông tin cho bên phía cổ đông
này. Ví dụ như kiểm toán cty thường xuyên, kiểm tra lại những nghiệp
vụ kinh doanh, những dự án kinh doanh theo các giai đoạn mà các nhà
quản lý đang làm. Chính vì nvay cho nên trong thực tế, các dự án kinh doanh,
các NH ở đây mà ta đi vay vốn NH, NH họ sẽ giải ngân theo các giai đoạn, nhất là các
dự án xây nhà của các chủ thầu, NH sẽ không giải ngân, nghĩa là NH sẽ duyệt cho một
bạn A – chủ thầu của công ty B xây vincom bên Trần Duy Hưng, công ty B sẽ vay tiền
từ NH là 17 tỷ đồng để xây 2 tòa C6 và C7 của vincom Trần Duy Hưng thì lúc này nếu
NH BIDV họ duyệt cho vay, họ không giải ngân 1 lúc 17 tỷ đâu nếu họ chấp nhận
khoản vay này và họ sẽ giải ngân theo từng giai đoạn của dự án vì họ muốn giám sát
hành động của người đi vay – phía công ty B

Cổ đông bây giờ phải giám sát hđ của công ty để có thể tăng cường
thông tin bên phía cổ đông để giảm thiểu được rủi ro đạo đức này ví dụ
như kiểm toán cty thường xuyên, ktra những gì các nhà quản lý đang
làm.

Tuy nhiên thì biện pháp Gíam sát HOẠT ĐỘNG để tăng thông tin này,
nó sẽ có một nhược điểm là nó sẽ phát sinh chi phí nhiều và qtrình
giám sát sẽ rất tốn kém từ góc độ thời gian và tiền bạc bởi vì chính vì
việc giám sát hoạt động để tăng thông tin từ phía cổ đông, nó sẽ phát
sinh sự tốn kém, chi phí tốn kém từ góc độ thời gian và cả tiền bạc.
Cho nên nó giải thích một vấn đề đó là vì sao trong ctrúc tài chính của
1 DN, các hợp đồng vốn nó trở nên kém hấp dẫn. Và nó cũng giải
thích cho một vđề đó là cổ phiếu không là một vđề qtrọng trong một
ctrúc TC của DN. Ở đây các hợp đồng vốn, ví dụ các hợp đồng vốn
(chính là góp vốn bằng cổ phiếu) thường chính là cổ phiếu. Việc giám
sát hoạt động để tăng thông tin nó gây ra việc chi phí tốn kém từ góc
độ thời gian và tiền bạc cho nên nó khiến cho các hợp đồng vốn trong
ctrúc TC của cty trở nên kém hấp dẫn hơn và nó cũng giải thích cho
một vđề đó là cổ phiếu không là một vđề qtrọng trong một ctrúc TC
của DN.
*Cấu trúc TC ở đây là nguồn tiền để mà DN hđ và kinh doanh nó
vào từ đâu

+ Quy định của nhà nước để tăng cường thông tin: Nó thể hiện bằng
việc đưa ra các luật pháp thì chính phủ các quốc gia họ sẽ yêu cầu các
công ty phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán cũng như các quy định về
kiểm soát kiểm toán hoặc là công bố or công khai thông tin và thông
qua đó thì có thể xác minh được các hoạt động của cty được dễ dàng
hơn. Ví dụ có thể đọc về các hđ kinh doanh của cty thông qua cái
Thuyết minh báo cáo TC chứ kp là báo cáo TC. (Thuyết minh báo cáo
TC và báo cáo TC hợp nhất, trong Thuyết minh báo cáo TC sẽ có từng
khoản mục rõ ràng là chi vào hđ nào, thu từ hđ nàp,..?). Việc các cty
phải đưa ra Thuyết minh báo cáo TC đó là nó phải đảm bảo, tuân theo
quy định từ chính phủ của từng quốc gia. Việt Nam cũng vậy. Chính
phủ của các quốc gia cũng sẽ có những biện pháp trừng phạt đối với
những cty mà vi phạm việc cung cấp thông tin sai hoặc che giấu hoặc
biển thủ lợi nhuận cty, nhưng những biện pháp quy định từ luật pháp
của nhà nước thực tế không giảm thiểu triệt để (loại trừ hẳn) được vđề
giữa ng ủy thác và đại lý mà chỉ có td 1 phần, lí do là vì từ phía bên nhà
quản lý họ sẽ luôn có 1 động cơ, 1 khi các nhà quản lý đã muốn gian
lận, họ sẽ luôn luôn có 1 động cơ để gian lận và biển thủ tiền và lợi
nhuận của công ty, và họ sẽ sẵn sàng dùng dòng tiền lời dư của cty để
dành cho những hđ đầu tư của riêng cá nhân mình để tối đa hóa lợi
nhuận cá nhân thay vì tối đa hóa lợi nhuận của toàn bộ cổ đông như
mục đích cổ đông mong muốn.

+ Trung gian tài chính: Giaỉ thích như việc có sự tồn tại của TGTC
trong cái giảm thiểu lựa chọn đối nghịch

+ Sử dụng các hợp đồng nợ: Trong cấu trúc TC của 1 công ty thì sẽ
giảm thiểu vđề giữa ng ủy thác và đại lý. Lí do vì sao? -> Đó là vì các
hợp đồng nợ được thiết kế với những cái điều khoản vay và nếu như
các hợp đồng nợ được thiết kế với những cái điều khoản thì nó mang
tính chất thỏa thuận và nó sẽ chỉ dc dùng khi cả 2 bên cam kết tuân thủ
điều khoản trong hợp đồng ấy. Và theo hợp đồng nợ này, thì nó thể
hiện một cái cam kết của ng đi vay phải trả cho người cho vay một số
tiền nhất định theo như được kí trong hợp đồng và thậm chí các dự án
kinh doanh thì nó phải là theo những định kỳ nhất định
 Khi cty có lợi nhuận cao, thì ng cho vay sẽ nhận được các khoản hoàn trả
theo hợp đồng và k cần biết cxác lợi nhuận của cty là bnhieu. Nếu như
nhà quản lý của cty họ che giấu lợi nhuận hoặc là họ theo đuổi các hđ vì
lợi ích cá nhân chứ không phải là vì lợi nhuận của cty thì ng cho vay lúc
này, quyền lợi của bên ng cho vay vẫn được đảm bảo bởi vì họ k cần để
tâm là khi nào các hđ này nó có cản trở, họ k cần để tâm hđ của cty, các
cái hđ này có cản trở việc hoàn trả vốn vay đúng hạn hay không bởi vì các
hợp đồng nợ có điều khoản quy định. Vậy những ng cho vay sẽ quan tâm
khi nào? Họ chỉ quan tâm khi cty k còn khả năng trả nợ đầy đủ nữa, tức
nghĩa cty đó đang trong tình trạng phá sản thì lúc này bên ng cho vay mới
cần xác minh tình hình kinh doanh của cty mà thôi. Chỉ trong 1 tình huống
như vậy thì bên ng cho vay mới cần biết rõ tình hình hđ của cty.

Bằng việc sd các hợp đồng nợ thì nhu cầu giám sát của cty là giảm, và nếu
như chúng ta không cần phải giám sát cty nữa, cty có làm ăn có hđ, các nhà
quản lý có dùng tiền của cty vào hđ của mình hoặc là vào các dự án không
theo đuổi lợi ích cuối cùng của cty đó là tối đa hóa sự giàu có của cổ đông thì
cty theo định kì vẫn phải hoàn trả một lượng tiền cố định cho ng cho vay và
nvậy, = cách sd các hợp đồng nợ thì nhu cầu giám sát của cty lúc này là giảm,
trừ khi trong THợp công ty làm ăn đến mức độ không thể hoàn trả dc khoản
nợ và có khả năng gặp phải rủi ro là phá sản thì lúc này mới cần đến sự giám
sát của cty. Nếu nthe, đối với việc sd các hợp đồng nợ thì nhu cầu giám sát
của cty nó giảm -> Giảm phí tổn về mặt tgian và tiền bạc.

- Rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ: Do hợp đồng nợ yêu cầu
người vay phải hoàn trả một số tiền cố định, sau đó người đi vay
được giữ lại toàn bộ lợi nhuận còn lại ➔ người vay phát sinh động
cơ thực hiện dự án đầu tư rủi ro hơn mức người cho vay mong
muốn và không như thỏa thuận trong hợp đồng
+ Xảy ra như thế nào? : Trong 1 hợp đồng nợ, thì rõ ràng ng đi
vay họ hoàn toàn có 1 động cơ là sau khi mà được giải ngân, rủi ro
đạo đức xảy ra sau khi mà các hợp đồng được kí kết nó khác với lựa
chọn đối nghịch (xảy ra trc khi hợp đồng được kí kết) trong khi rủi
ro đạo đức xảy ra sau khi các hợp đồng được kí kết. Thì đối với rủi
ro đạo đức (là THợp khi mà ng đi vay sau khi được chấp nhận giải
ngân rồi thì ng đi vay họ hoàn toàn có động cơ hành động theo
hướng họ có thể có động cơ thực hiện những dự án đầu tư rủi ro hơn
mức ng cho vay mong muốn và họ k hành động theo cái như là đã
cam kết trong hợp đồng mà họ sẽ theo đuổi những dự án đầu tư rủi
ro
Ví dụ rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ: Khi ta đi vay NH 1 khoản 300tr để làm 1 quán café,
với 1 quán café để đạt được 1 mức hoàn vốn mà ta hđộng bthg trong đkiện kte bthg ít nhất là
cần khoảng 2 năm, rộng hơn là 2 năm rưỡi – 3 năm thì mới đạt được điểm hòa vốn. Giờ ta vay
NH 300tr để kinh doanh 1 quán café, và NH chấp nhận giải ngân cho ta là 300tr, đồng ý cho
vay 300tr để mở kinh doanh quán café, tuy nhiên sau khi dc chấp nhận cho vay thì ta nhìn ra
được là: “Tội gì cần đến 300tr để mở 1 quán café sau đó còn phải ngồi nghĩ chiến lược kinh
doanh, tung sản phẩm cafe nào ra thị trường trong mùa dịp lễ hội, tung sản phẩm café ra cho
những độ tuổi nào, vị mỗi quán café là khác nhau vậy ta sẽ tập trung cho vị café nào, đóng gói
sp và tiếp thị ntnào,…. Htại TTCK đang cbi leo dốc đến tầm, hướng đến một mục tiêu dài hạn
hơn là 1500 điểm, bởi vì báo cáo TC của quý 4 của các cty chưa tung ra, và thực tế khảo sát
cho thấy lợi nhuận trên TTCK, nếu như ta biết chơi thì đạt hơn 30% lợi nhuận 1 năm. Thay vì
300tr đầu tư hết vào quán café, thuê nvien, nhà quản lý, snghi buôn bán gì, 2 năm sau mới đạt
được điểm hòa vốn, sau 2 năm ta mới hoàn dc vốn ban đầu ta bỏ ra thì tính từ năm thứ 3 ta
mới có lời, thì htại ta chỉ cần cho hết 300tr vào sàn CK, khi mà các cty chưa mở Báo cáo TC
quý IV ra, ta hoàn toàn có thể ăn được 1 lần lợi nhuận nữa từ giờ cho đến hết năm, ta nhìn ra
dc cơ hội đầu tư như vậy, ta cho 300tr hết vào sàn, vừa lấy lại được vốn, vừa có đc lợi tức cao
-> Hoàn trả all vốn vay và lợi suất cho NH luôn và lãi suất đi vay cho NH luôn mà không phải
đợi đến năm thứ 3 mới hoàn trả được khoản tiền này” Và như vậy thì nó hoàn toàn đi ngược
lại với mục đích đi vay ban đầu với NH là kinh doanh 1 quán café
- Biện pháp giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ:
+ Gía trị ròng và tài sản đảm bảo: Khi ng đi vay có bảo đảm bằng
tài sản đảm bảo có gtrị lớn thì rủi ro đạo đức sẽ giảm đáng kể vì nếu
như ng đi vay này chấp nhận 1 rủi ro cao, chấp nhận rủi ro đầu tư
vào các dự án có mức sinh lời cao thì ng đi vay có thể bị tổn thất lớn
về mặt gtrị tài sản của chính mình.
Vdụ ta đi vay đi 300tr, và tài sản đảm bảo của ta cho khoản vay 300tr từ phía
NH chính là căn nhà của ta – 1 căn chung cư. Vậy nếu ta dùng 300tr để cho vào
sàn CK và giả sử là ta mất hết 300tr tiền vay và ta không có khả năng hoàn trả
khoản nợ này nữa thì bên chủ nợ – tức là các NH, họ hoàn toàn có knăng bán
tài sản đảm bảo của ta đi, tức nghĩa là tài sản bảo đảm của người đi vay, ở đây
chính là căn nhà để có thể thu hồi được cái khoản ta đi vay NH và khoản lãi
suất mà ta phải trả cho NH nữa. Nếu như mà việc ta ném 300tr vào sàn và ta bị
mất hết, thì ta phải mất căn nhà, chi phí cơ hội mà ta phải chấp nhận chính là ta
mất căn nhà mà ta thế chấp, ta không còn nhà để ở
➔ Gía trị ròng và tài sản đảm bảo là một biện pháp giảm thiểu rủi
ro đạo đức trong hợp đồng nợ. Đó là cái để ngăn ngừa động cơ là
thực hiện những dự án đầu tư rủi ro cao, từ phía người đi vay.
+ Điều hành và thực thi các điều khoản vay: Việc có các điều
khoản vay ở trong một hợp đồng nợ, và việc điều hành và thực thi
các điều khoản này thì nó sẽ giúp làm giảm thiểu rủi ro đạo đức, nó
làm giảm thiểu động cơ phát sinh từ bên phía người đi vay khi mà
thực hiện: Họ sẵn sàng dùng tiền đi vay để thực hiện những dự án
đầu tư rủi ro cao và không đúng theo như hợp đồng đã cam kết bởi
vì các điều khoản này sẽ gồm những điều khoản sau: đó là điều
khoản ngăn cấm những hành vi không mong muốn từ phía người
cho vay này. Các điều khoản này còn có điều khoản khuyến khích
hành vi mong muốn từ phía người cho vay, ví dụ như là bên phía
người cho vay
Ví dụ thực tế: Bên phía NH họ sẽ yêu cầu người đi vay phải có 1 khoản bảo
hiểm vdụ là bảo hiểm nhân thọ là nguồn trả cho các khoản vay từ phía người đi
vay và như vậy
+ Trung gian tài chính: Sự tồn tại của TGTC có thể giảm thiểu dc
rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ vì TGTC có chuyên môn và họ
sẵn sàng giám sát được hành vi của người đi vay sau khi đc chấp
nhận, tức nghĩa là các NH, họ sẵn sàng giám sát được hành vi của
người đi vay sau khi đc chấp nhận cho vay và dc chấp nhận giải
ngân theo từng giai đoạn của dự án. Hơn nữa, các TGTC, vdụ các
TGTC chiếm tỷ trọng lớn nhất và luân chuyển vốn hiệu quả nhất
trong nền kinh tế ở VN chúng ta, không chỉ là Việt Nam mà các
nước phát triển cũng vậy, sơ đồ ở luân chuyển TGTC. Sự tồn tại của
TGTC có thể giảm thiểu dc rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ vì
TGTC có chuyên môn và họ sẵn sàng giám sát việc thực thi các
điều khoản vay trong hợp đồng nợ từ phía người đi vay.
Thực tế thì các NH, thông qua việc các NH họ có thể giám sát hành
vi của người đi vay bằng cách họ chỉ cần nhìn từ biến động số dư
trong tài khoản thanh toán hàng tháng của bên người đi vay họ có
thể suy đoán ra được tình hình TC, khả năng trả nợ của người đi vay
trung bình là trả nợ được cả tiền gốc và lãi là bao nhiêu 1 tháng.

2.3. Phân tán rủi ro


− TGTC tạo ra và bán các tài sản với mức độ rủi ro khác nhau, phù
hợp với nhu cầu của tất cả mọi người, tất cả dân chúng, sau đó dùng
nguồn vốn huy động được để mua các tài sản khác với mức rủi ro
cao hơn rất nhiều.
-> Như vậy thì:
− TGTC giúp các nhà đầu tư cá nhân phân tán rủi ro bằng cách tập
hợp một danh mục tài sản vào một tài sản vào một tài sản mới và
sau đó bán ngược lại cho các nhà đầu tư khác. Và họ thực hiện điều
này, quá trình họ thực hiện tập hợp một danh mục tài sản vào một tài
sản vào một tài sản mới và sau đó bán ngược lại cho các nhà đầu tư
khác, ta nói họ đang thực hiện “Biến đổi tài sản”
− Biến đổi tài sản: gồm Biến đổi khối lượng, biến đổi kỳ hạn, biến đổi
rủi ro
3. Các loại trung gian tài chính:
- Các tổ chức nhận tiền gửi (Depository institutions): Ngân hàng
- Các tổ chức phi tiền gửi (Non-depository institutions): Những
nhóm TGTC thuộc tổ chức phi tiền gửi sẽ không nhận tiền gửi, bao
gồm: Các cty TC, cty bảo hiểm
+ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (Contractual savings
institutions)
+ Các tổ chức đầu tư
là các tổ chức "đi vay để chotổvay":
+ Các chức huy
hỗ trợ động tiền tiết kiêmj/tiền gửi từ những người dư
trên TTTC
thừa vốn, dùng số tiền huy động được đó để cho vay, kiếm lợi nhuận chênh lệch giữa lãi
CỤ THỂ:
suất tiền gửi phải trả cho người gửi và lãi suất nhận được từ những người đi vay
- Các tổ chức nhận tiền gửi (Depository institutions)
➢ NHTM:
• Là hoại hình NH xuất hiện đầu tiên trong các loại hình về TGTC và nó
là loại hình TGTC hđ phổ biến nhất bây giờ.
• Nguồn gốc của từ “Bank”của NHTM là xuất phát từ từ “Banka” trong
tiếng Ý nó có ý nghĩa là ghế băng – ghế băng ấy là nơi mà những người
đổi tiền họ ngồi để tiến hành các hđ kinh doanh
• NHTM họ sẽ kinh doanh chủ yếu ở trong, đối với loại hình NHTM thì
học sẽ kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng -> MH hđ của
NHTM ngày trước.
• Bây giờ, NHTM ngoài việc cung cấp những khoản cho vay ra, nghĩa là
cung cấp các khoản tín dụng ra cho cả DN và cả các cá nhân và hộ gđ
thì nó còn cung cấp các dịch vụ khác bên ngoài cái dịch vụ cung cấp tín
dụng. NHTM hiện tại còn cung cấp các dịch vụ ví dụ: thanh toán hoặc
trợ giúp, hỗ trợ, buôn bán ngoại tệ.
Cho dù ở quốc gia đang phát triển hay phát triển thì NHTM cũng là
nhóm TGTC lớn nhất và có những chức năng sau:
✓ Chức năng trung gian tín dụng: Ta nên hiểu khi nhắc đến 1 TGTC là nó
có chức năng trung gian nghĩa là nó đóng vai trò về trung gian, nó đóng
vai trò là trung gian, trung gian giữa những chủ thể nào trong nền ktế?
• Với NHTM có chức năng là trung gian tín dụng, nghĩa là nó đứng vai
trò ở giữa là trung gian, cấp tín dụng. Như vậy nếu NHTM đã là đứng
ở vai trò đứng ở giữa là trung gian rồi, thì nó sẽ là trung gian giữa
NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay ➔ ĐI VAY ĐỂ CHO VAY
➔ đi vay ngắn hạn cho vay trung dài hạn
• Trung gian tín dụng: NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay
• Hoạt động của nó là ĐI VAY ĐỂ CHO VAY
• Nó phản ánh bản chất của các NHTM là đi vay ngắn hạn và cho vay trung,
dài hạn.
• Lợi nhuận chủ yếu của NH lúc này sẽ là sự chênh lệch giữa lãi suất cho
vay và lãi suất huy động
• Đối với chức năng trung gian tín dụng ta sẽ hình dung, NHTM đứng giữa
các chủ thể ktế, có chức năng làm trung gian tín dụng, nó nhận tiền gửi
của những chủ thể thặng dư vốn trong nền ktế và sau đấy nó gom số tiền
nhỏ lẻ đấy thành những khoản lớn và đem đi cho vay ra đối với những chủ
thể thâm hụt vốn trong nền kinh tế.
• NHTM đứng giữa, nó nhận tiền gửi của những chủ thể thặng dư vốn trong
nền ktế và những khoản tiền gửi nhỏ lẻ sau đấy nó gom lại thành khoản
tiền lớn và cho các DN cho vay
➔ NHTM đứng giữa 1 nền ktế, nó vừa là người đi vay, vừa là người
cho vay
Rõ ràng, đối với các DN là những chủ thể thâm hụt vốn chính trong 1 nền ktế thì
NHTM là người đem tiền đi cho vay, nhưng tiền để NHTM có để đi cho vay là
tiền chủ yếu xuất phát từ nguồn tiền gửi nó nhận được từ những chủ thể thặng dư
vốn.
➔ Đối với những chủ thể thặng dư vốn chính là cá nhân và hộ gđ (là
chúng ta), ta gửi tiền vào trong NHTM, thì NHTM là người đi vay
chúng ta, khi ta có yêu cầu rút lượng tiền gửi của ta ra bất cứ khi nào
NHTM đều phải đáp ứng điều đó.
 NHƯ VẬY, NHTM có vai trò vừa đi vay vừa để cho vay là vì như vậy.
Nó phản ánh bản chất cốt lõi của NHTM trong hđ kinh doanh của nó
là đi vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn bởi vì những khoản tiền
gửi đầu vào thì thường nhỏ lẻ và ngắn hạn – ngắn hạn ở đây là chỉ
việc khi người gửi tiền mong muốn có nhu cầu rút tiền gửi ra thì
NHTM đều phải đáp ứng điều đấy, và kỳ hạn của những lượng tiền
gửi vào so với những khoản cho vay DN – cho vay ra từ phía NHTM
thì nó luôn luôn có kỳ hạn ngắn hơn
Những khoản cho vay DN để các DN đầu tư, mở rộng sx, kinh doanh
hoặc là đầu tư vào phân xưởng, nhà máy và máy móc thì là những
khoản cho vay theo kỳ hạn trung và dài hạn để cuối mỗi một năm tài
chính thì các DN lúc đấy họ làm ăn có lời, họ bắt đầu sẽ trả dần dần
những khoản vay cho các NH.
 NHƯ VẬY THÌ, lãi suất mà NHTM trả cho những người gửi tiền vào
thì đối với NHTM thì nó là chi phí, lãi suất ấy phải trả cho những ng
gửi tiền, những ng gửi tiền nhận được lãi suất ấy thì nó là lợi nhuận,
lợi tức của người gửi tiền
Lãi suất mà NHTM nó đánh vào các khoản cho vay đối với các DN ở
bên phải, thì nó là chi phí mà DN phải bỏ ra để có quyền sd vốn đi vay
từ NHTM (Đã học trong phần lãi suất). Nhưng đối với phía NHTM, nó
lại là phần lợi tức của NHTM, và như vậy, lợi nhuận của NHTM ở đây,
chính là:
Sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay đầu ra và (trừ) đi lãi suất (NHTM đi vay
đầu vào từ phía những người gửi tiền) huy động chính là lợi nhuận của ngân
hàng

Chủ thể thặng dư Ngân hàng thương Chủ thể thâm hụt
vốn (cá nhân, hộ gđ) mại vốn (các DN)

*Chủ thể chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền ktế mà thặng dư vốn chính là chủ thể
cá nhân và hộ gđ.
*Chủ thể thâm hụt vốn lớn nhất trong nền kinh tế chính là cách DN – các DN thì
luôn luôn thiếu hụt vốn.
-> ? Vì sao các DN họ luôn báo lãi tài chính theo báo cáo tài chính hàng năm
nhưng các DN luôn luôn đi vay tiền? Cho dù báo lãi nhưng luôn đi vay tiền ->
Trở thành chủ thể thâm hụt vốn lớn nhất trong một nền kinh tế?
-> Trả lời: Rõ ràng là các DN có lợi nhuận tuy nhiên lợi nhuận ấy là không đủ
để cho họ mở rộng sx, kinh doanh mà nhất là mở rộng sx, kinh doanh nhưng có 2
cái mà DN cần đổ vào đó là máy móc, dây chuyền sx và thứ 2 là chân rất của
DN, những chi nhánh của mình từ đấy có thể mở rộng thị phần mà từ đó ta thấy
nguồn vốn là rất lớn mà lợi nhuận sau khi nộp nghĩa vụ thuế cho nhà nước, làm
ăn sau 1 năm thì lợi nhuận không đủ để thực hiện tham vọng, tái đầu tư là không
đủ. Vậy thì phải vay NH, trong ngành NH, có 1 từ là “người càng đi vay thì càng
có lời”, lời ở đây là khi các DN, mà họ càng tức là các DN làm ăn có lời, họ càng
đi vay NH, thì họ càng tạo được MQH lâu dài với NH, NH sẽ dựa trên lịch sử tín
dụng của DN, dựa trên những lần mà DN từng đi vay NH trước đó để tiếp tục tái
đầu tư sx, kinh doanh dựa trên những cái dự án kinh doanh, sx trc đó, đánh giá
lại tín dụng của con nợ này và tiếp tục cho họ vay với lãi suất ưu đãi hơn. Nvậy,
đứng từ phía các DN, họ lại tiếp tục tiếp cận nguồn vốn NH thì họ có 2 cái lợi
thế: thứ 1, uy tín, thứ 2, hệ thống NH, hệ thống TC có 1 cái hệ thống họ ghi lại
all lịch sử tín dụng của ta và điểm tín dụng của ta được đánh, nghĩa là nếu giả sử
ở đây ta là cá nhân, chúng ta đi vay NH với mục đích tiêu dùng, vdụ 100tr trả
góp trong 1 năm, 12 tháng hoặc 10 tháng mỗi tháng 10tr. Nếu ta trả đúng nợ,
đúng hạn cả lãi gốc thì điểm tín dụng rất cao, sau này ta quay lại NH ấy để tiếp
tục đi vay cho 1 khoản vay với mục đích khác thì ta sẽ rất dễ tiếp cận khoản vay.
Các DN cũng vậy, khi họ đã tạo đc MQH lâu dài với NH và họ có lịch sử tín
dụng với điểm tín dụng cao, thì họ sẽ dễ dàng tiếp cận khoản vay trong mục đích
tài trợ cho các dự án tái đầu tư của mình và thậm chí với 1 mức lãi suất ưu đãi
hơn và như vậy, từ phía NH, họ vừa có uy tín, vừa có chi phí họ sẽ bỏ ra để có
thể tiếp cận nguồn vốn của NH, có vốn để tiếp tục tái đầu tư là rẻ hơn.
Cái thứ 2, câu chuyện NH có lợi nhuận nhưng tiếp cận các Shark, các nguồn vốn
từ các NĐT thì câu chuyện đối với những bạn trẻ khởi nghiệp, và với DN khi đi
đki ctrinh đó thì cái thực sự mà các DN muốn tiếp cận các shark đó không phải
là vốn, vốn chỉ là 1 phần vì họ có thể đi vay NH, cái mà họ muốn tiếp cận là
nguồn lực, vậy DN có nguồn lực nó giúp đảm bảo cho DN: chi phí all ngliệu đầu
vào tính từ chi phí nhân sự và CMôn, từ chi phí máy móc; cái thứ 2, khi họ có
chi phí đầu vào rẻ và giá thành sp cung cấp 1 sp của họ rẻ thì chi phí đầu ra của
họ cx sẽ rẻ và họ sẽ có khả năng cạnh tranh trên TT. Nguồn lực này không chỉ là
từ cái việc chi phí đầu vào và TT đầu ra đâu, mà việc các DN thường họ muốn
tiếp cận hệ thống sinh thái từ các NĐT ví dụ như Sand Land của shark Hưng, là
BĐS, ngoài BĐS ra thì họ còn tiếp cận các dvụ sp Cnghệ khác và họ có hệ thống
vdụ như đồ thiết kế nội thất và họ mở rộng hệ sinh thái của họ ra. Nvậy nếu các
DN join in tgia vào hệ thống sinh thái đấy thì gần như họ đã có 2 thứ là chi phí
của nguồn ngliệu đầu vào tính từ nhân sự, Cmôn, đầu vào sx và cái thứ 2 là TT
đầu ra và điều này giúp DN tồn tại trên TT ngoài vốn

Ngoài ra, NHTM đứng giữa 1 nền ktế, nó là 1 TGTC và nó có vai trò là luân
chuyển vốn trong nền ktế thì khi mà NHTM đứng giữa trong 1 nền ktế, nó thuộc
các TGTC và nó có vai trò luân chuyển vốn như vậy, nó còn có chức năng:
✓ Chức năng trung gian thanh toán:
• NHTM sẽ cung cấp cho all khách hàng kể cả những khách hàng có
or không có tài khoản mở tại NH những dvụ thanh toán khác nhau
để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các KH
• NHTM sẽ thực hiện chức năng trung gian thanh toán dựa trên cơ
sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng
✓ Chức năng tạo tiền: Chức năng tạo tiền với hệ thống NHTM này, ta học
chức năng tạo tiền ở MH giản đơn:
• Vì sao gọi là tạo tiền?
+ Ta có các ngân hàng A, B, C, D, E, F
+ Ta có thể thấy một món tiền gửi đầu
vào của NH A là 100, nhưng cuối cùng
qua các NH A, B, C, D, E, F, thì tổng
tiền gửi cuối cùng là đã được tạo nên
trong 1 hệ thống NHTM đó là lên đến
1000
+ Những khoản tín dụng được tạo ra từ
đầu là 90 -> giờ cũng đã tăng lên 1 con
số là 900tr
+ Các khoản dự trữ bắt buộc cũng đã
tăng lên
+ Có thể thấy, cái đentaD=1000, tổng tiền gửi đc tạo ra sau này với món
tiền gửi đầu vào của NH A là 100 thì đã gấp 10 lần
 Ta nói là hệ thống NHTM có chức năng tạo tiền. 1 NHTM không thể tạo
được tiền, hệ thống NHTM có chức năng tạo tiền và MH này là MH giản
đơn, ta sẽ thấy số 1000 (1 tỷ) tạo xong, so với 100 (tr) là nó gấp 10 lần và
nó đúng bằng cái tỷ lệ nghịch đảo của dự trữ bắt buộc là 10% (1/0,1)
 Giaỉ thích MH tạo tiền giản đơn trong hệ thống NHTM?
Ví dụ, 1 bạn có nhu cầu gửi tiền vào 1 NH B với số tiền là 100tr, vậy thì NH B lúc
này, ta giả sử bạn A có nhu cầu gửi tiền vào NH B với số tiền 100tr, thì NH B lúc
này sẽ ghi bên có (có số tiền gửi) 100tr từ bạn A, NH B sau khi có 100tr tiền gửi từ
bạn A này thì NH B có để nguyên như vậy không? Rõ ràng là không rồi =)))))) Các
NHTM, lợi nhuận của NHTM là đến từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất
huy động, vậy thì khi có tiền thì NHTM sẽ làm gì? Nó sẽ đem đi cho vay, giả sử tỷ
lệ trích lập dự trữ bắt buộc của all các NHTM phải tuân theo luật định của NH Nhà
nước là 10%, thì sau khi có món tiền gửi là 100tr này, NH B sẽ phải trích lập 10tr
cho các khoản theo việc tuân theo điều lệ về dự trữ bắt buộc. Vậy thì, lúc này NH B
sẽ chỉ có knăng đem đi cho vay ra là 90tr để tạo lợi nhuận mà thôi. Vậy 90tr này có
ở yên trong NH B không? Không, NH B đem ra cho vay 90tr, NH B sẽ ghi nhận là
có đem đi cho vay ra 90tr, nhưng 90tr này NH B cho 1 khách hàng vay thì khách
hàng đấy vay, họ lại gửi tiền vào NH C, cho hết 90tr vào NH C để thanh toán tiền
hàng cho bạn hàng của mình tại NH C -> Nvậy, việc khách hàng đấy đi vay 90tr từ
NH B sau đó họ dùng 90tr đấy để thanh toán tiền hàng cho bạn hàng tại NH C thì
lúc này NH C sẽ có một món tiền gửi mới là 90tr. Và NH C sau khi có 1 món tiền
gửi mới là 90tr rồi, dĩ nhiên nó cũng k để yên số tiền 90tr trong Tk của mình làm
gì, nó sẽ lại trích lập dự trữ bắt buộc theo luật định mà NH Nhà nước 10% của 90tr
là 9tr, và sau đấy số tiền còn lại nó lại đem đi cho vay ra là 81tr, NH C đem đi cho
vay ra 81tr nó ghi nhận việc có đem đi cho vay 81tr, nó cho khách hàng của nó vay
81tr, và khách hàng mà đi vay 81tr từ NH C này thì nó lại dùng để thanh toán tiền
hàng cho bạn hàng của mình tại NH D, hoặc là dùng để gửi tiền vào NH D để làm
những dịch vụ thanh toán theo nhu cầu của mình thì lúc này, NH D lại có một số
tiền gửi thanh toán mới đó là 81tr, NHD lại tiếp tục trích lập dự trữ bắt buộc theo
luật định của NH Nhà nước là 8,1tr, số tiền còn lại lại cho đem vay ra. Cứ như vậy,
qua các 1 hệ thống NH nữa D, E, F, G, H ,… cuối cùng trong 1 tổng cả hệ thống
NH từ A -> H,.. tổng tiền gửi cuối cùng nó đã nâng lên 1000tr, nó đã nâng lên gấp
10 lần vứi 100tr ban đầu mà bạn A gửi vào NH B
 Ta nói hệ thống NH có chức năng tạo tiền
Tuy nhiên, ta sẽ thấy 1 cái khá thú vị ở đây là tổng 1000tr được tạo ra trong hệ
thống NHTM sau này nó sẽ gấp 10 lần 100tr ban đầu. Và 1000/100 = 10 – con
số 10 này là tỷ lệ nghịch đảo của tỷ lệ % dự trữ bắt buộc theo luật định của NH
Nhà nước, nó chính là tỷ lệ nghịch đảo theo tỷ lệ % dự trữ bắt buộc bởi vì nó
chính bằng 1/0,1.
Từ đó, ta rút ra được công thức tổng quát:
Tổng tiền gửi được tạo ra sau này:
Tuy nhiên, đây là cái việc mà cái hệ số nhân tiền tệ này, số 10, tổng tiền gửi
1000 này chia cho 100 = 10 này thì số 10 này gọi là cái số nhân tiền. Nma số
nhân tiền trong MH mà chức năng tạo tiền của hệ thống NHTM này là chức năng
tạo tiền được phổ quát qua MH tạo tiền giản đơn.
Gọi là tạo tiền giản đơn vì ở đây ta có thể thấy: khách hàng bắt đầu từ NH A,
NH A đem đi cho vay ra 90tr sau khi trích lập dự trữ bắt buộc, khách hàng đi
vay NH A sẽ dùng để đi thanh toán tiền hàng cho bạn hàng của mình tại NH
B và như vậy NH B sẽ hoàn toàn có 90tr tiền gửi thêm, nhưng ở đây không có
một giả sử là thực tế dân chúng cta khi rút hoặc đi vay từ NH ra, thì họ còn có
1 nhu cầu là dân chúng có nhu cầu là khi ta đi rút tiền từ ATM ra, ta có nhu
cầu nắm giữ 1 phần tiền mặt để chi tiêu -> Ở đây, không tính đến cái thực tế
đó là dân chúng có nhu cầu nắm giữ tiền mặt. Cái thứ 2 là các NHTM bthg
ngoài việct trích lập dự trữ bắt buộc thì họ còn trích lập 1 cái nữa là dự trữ
vượt mức vì ở trong MH tạo tiền giản đơn không tính đến giả định này
 Nvậy, việc chúng ta tính ra số nhân tiền tệ 1000/100=10 và 10 = tỷ lệ
nghịch đảo của dự trữ bắt buộc thì mà 1/0,1 thì nó là MH tạo tiền giản
đơn mà thôi, nghĩa là toàn bộ tiền khách hàng đi vay từ NH A thì học sẽ
dùng để thanh toán tiền hàng ở NH B chứ họ không rút ra để nắm giữ
or để chi tiêu 1 phần nào đấy. Nếu như trong MH tạo tiền thực tế, nếu
dân chúng có nhu cầu nắm giữ tiền mặt, hoặc họ rút ra để phục vụ cho
nhu cầu chi tiêu thì ở đây nó sẽ không còn khoản tiền gửi thanh toán
vào NH B ở đây, thì nó cũng không còn là 90tr nữa, nó sẽ là 1 con số
nào đấy bé hơn 90tr
 Tổng tiền gửi trong MH này về cuối cùng không còn là 1000 và cũng k
bằng tỷ lệ nghịch đảo dự trữ bắt buộc nữa -> đó là trong MH tạo tiền
thực tế
 Công thức: 1000/100=10=1/0,1 nghĩa là= tỷ lệ nghịch đảo dự trữ bắt
buộc thì nó là điều tồn tại trong MH giản đơn
Ở MH thực tế cta có:

Cung tiền = C + D MS (cung tiền)

MS = m. MB

MB = R + C = RR + ER + C
➢ Các tổ chức tiết kiệm (Contractual savings institutions _ Thrift
institutions):
+ Các loại hình tổ chức tiết kiệm: Quỹ tiết kiệm và cho vay (Saving and
Loan Associatons), Ngân hàng tiết kiệm (Savings bank)
Ngoài NHTM ra ta còn có:
• NH tiết kiệm (Savings Bank)
Ví dụ thực tế của các TGTC nó là gì? Ví dụ: NHTM và các dvụ NHTM
cung cấp là Techcombank và các dvụ Tech cung cấp qua việc nâng cao
Cnghệ và đáp ứng nhu cầu KH thì ngoài vụ nhận tiền gửi và cung cấp dvụ
cho vay ra thì Techcombank còn cung cấp rất nhiều dịch vụ thanh toán
khác để hỗ trợ cho KH và đều được tích hợp qua S-Mobile Banking.
Vietcombank cũng là 1 loại hình thương mại
+ Mục đích hđ: NHTM được thành lập với mục đích : Huy động các
khoản tiền tiết kiệm của người lao động và hỗ trợ họ vay vốn trong XH
+ Nguồn vốn từ đâu, sd cho hđ gì: Chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, vốn
đóng góp của các nhà hảo tâm, chính quyền….
+ Sử dụng vốn: Cho vay thận trọng ( tiêu chuẩn hàng đầu là an toàn ), đối
tượng cho vay chủ yếu là các khoản vay cầm cố, thế chấp; hoặc đầu tư vào
CK ; hoặc cho NHTM vay
Khi có vốn thì các NH tiết kiệm họ sẽ sd vốn làm gì? Các NH tiết kiệm thì
nó cũng sd vốn và nó khác với các NHTM ở đây là NHTM hđ vì mục tiêu
lợi nhuận, rõ ràng. Còn các NH tiết kiệm họ cũng sd vốn, họ cũng dùng
lượng tiền gửi đấy để đem cho vay ra tuy nhiên đặc điểm sd vốn của NH
tiết kiệm là việc họ cho vay ra rất thận trọng, và tiêu chuẩn của những món
cho vay ra của các NH tiết kiệm là an toán. Tiêu chuẩn hàng đầu của họ là
AN TOÀN. Và đối tượng cho vay chủ yếu, bởi vì tiêu chuẩn hàng đầu của
các món cho vay ra là an toàn và họ đi theo nguyên tắc cho vay thận trọng
cho nên đối tượng cho vay chủ yếu từ phía NH tiết kiệm nó sẽ là các khoản
vay cầm cố và thế chấp hoặc là đầu tư vào CK nhưng có tính thanh khoản
cao. Các NH tiết kiệm họ cũng có thể dùng vốn của mình để cho các
NHTM vay.
+ Từ 1980s: từ năm 1980 về trước, các NHTK chỉ cung cấp cho vay chủ
yếu là các khoản vay cầm cố và thế chấp mà thôi chứ nó không mở rộng
vào việc cho vay vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên thì sau năm
1980, bắt đầu các NHTK nó cũng cho vay ở nhiều lĩnh vực khác nhau rồi
chứ không chỉ là giới hạn ở việc cho vay cầm cố và thế chấp, nó cũng được
phép mở TK thanh toán, được phép thực hiện hàng loạt các hoạt động khác
mà trước đây chỉ giới hạn ở NHTM. Tuy nhiên thì tiêu chí, đặc điểm trong
việc sd vốn từ NHTK đó chính là
việc cho vay của nó rất thận trọng.
 Đối với NHTK, nhìn chung những cái người nói đến việc đặc điểm cho
vay ở phía NHTK rất hay là thường những ng được vay tiền từ NHTK
cũng chính là những người gửi tiền tiết kiệm vào NH này. Và lãi suất cho
vay từ phía NHTK thường là rất thấp vì nó mang tính tương trợ nhiều hơn
đó là kinh doanh, nó khác với các NHTM là như vậy
• Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&L_ savings and loan
associations): Lúc đầu xuất hiện khá phổ biến ở Mỹ, bđầu từ
những năm 1950, nguồn vốn của các hiệp hội tiết kiệm và cho vay
(S&L_ savings and loan associations) này chủ yếu là những khoản
tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn.
+ Nguồn vốn:
✓ Chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ
hạn là phần lớn ( phần hùn vốn – cổ phần)
Phần còn lại đến từ:
✓ Vốn đóng góp cho vay của các nhà hảo tâm, chính quyền
Sau khi S&L thu được vốn, họ sẽ chủ yếu:
+ Sử dụng vốn:
✓ Thời kỳ đầu, các hiệp hội S&L này bị giới hạn trong các khoản cho
vay thế chấp mua nhà ở với thời hạn dài và không được cung cấp các
tài khoản thanh toán. Nhưng cũng bắt đầu từ năm 1980 trở đi, các hiệp
hội S&L cũng được phép cung cấp những tài khoản thanh toán or là
cho vay tiêu dùng và họ được phép kinh doanh, hđ những hđ mà trước
đây chỉ các NHTM mới được phép hđ thôi và hiện tại, thực tế ngày
nay, sự khác biệt về phạm vi hđ giữa S&L, với các Commercial Banks
(NHTM) thì gần như là cái ranh giới gần như không đáng kể. Chính vì
là ranh giới phạm vi hđ giữa S&L và Commercial Banks gần như
không đáng kể cho nên nó bắt đầu có sự cạnh tranh, nó trở thành đối
thủ cạnh tranh của nhau trên nhiều lĩnh vực
✓ Gía trị cho vay thế chấp chiếm tới 85% tổng giá trị tài sản; phần còn
lại được đặt tại các NHTM
? SỰ KHÁC NHAU GIỮA SAVING BANKS (SB) VÀ SAVINGS AND
LOAN ASSOCIATIONS (S&L)?
SB và S&L có nhiều điểm giống nhau tuy nhiên thì nó cũng có điểm khác nhau.
➢ Quỹ tín dụng (Credit Unions)_ Ở VN, quỹ tín dụng có tồn tại
Ví dụ: Co –op Bank
+ Qũy tín dụng được thành lập theo hình thức góp vốn cổ phần và hoạt
động theo những nguyên tắc sau: Tập thể, tự nguyện, hợp tác và bình
đẳng.
+ Hình thức góp vốn của quỹ tín dụng: Các thành viên của quỹ tín dụng,
nó sẽ góp tiền vào quỹ tín dụng này dưới hình thức là mua các thẻ thành
viên, tương tự như việc ta góp vốn cho các cty hđ để mở, để hđ và kinh
doanh và tái đầu tư vào những dự án mới khi mà ta mua cổ phiếu để góp
vốn cho cty. Các thành viên của quỹ tín dụng họ cũng góp tiền vào quỹ
dưới cái việc mua các thẻ thành viên và các thẻ thành viên này có mệnh
giá bằng nhau và sau đó thì những cái, họ sẽ cùng nhau bầu ra người quản
lý và các thành viên của quỹ họ sẽ đc hưởng quyền vay tiền của quỹ khi
cần, các thành viên của quỹ sau khi góp tiền quỹ rồi, họ sẽ bầu ra những
người quản lý và sau đấy các tvien này họ sẽ được hưởng quyền được vay
tiền từ quỹ khi họ có nhu cầu (khi cần). Nếu như trong THợp quỹ tín dụng
này trong THợp quỹ tín dụng họ cần thêm vốn thì họ sẽ lại phát hành thêm
những thẻ thành viên, tiếp nhận thêm những thành viên mới và thông
thường, các quỹ tín dụng họ không cho người ngoài vay tiền đâu, và ngoài
việc hđ của các quỹ tín dụng, ngoài việc họ cho những thành viên của quỹ,
trong quỹ của mình vay, thì họ cũng dùng tiền để đầu tư vào các loại CK
+ Mục đích: Huy động sự đóng góp của các thành viên để tương trợ giữa
các thành viên trong quỹ để giúp các tvien cùng phát triển kinh doanh và
đời sống
+ Đặc điểm: dc quyền hưởng lãi từ cổ phần họ mua nưax
+ Nguồn vốn
+ Sd vốn
- Các tổ chức phi tiền gửi (Non-Depository institutions)
➢ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng (Contractual savings institutions):
Gồm các cty bảo hiểm và các quỹ trợ cấp hưu trí
• Các cty bảo hiểm:
+ Dịch vụ bảo hiểm
+ Chức năng chủ yếu: Cty BH có chức năng chủ yếu là nó sẽ
cung cấp phương tiện để bảo vệ các hộ gđ, các cá nhân hoặc các
hãng kinh doanh trc những cái tổn thất về TC do rủi ro nhất định
gây ra thông qua việc nó sẽ cung cấp, cty BH sẽ cung cấp các hợp
đồng BH, cam kết trong hợp đồng BH bồi thường cho người mua 1
khoản tiền nhất định trong THợp xảy ra rủi ro bất kì. Các rủi ro
được BH sẽ bao gồm: Các tai nạn, mất trộm, cháy, BH về tài sản,
tai nạn, ốm đau or kể cả là BH về skhỏe và thương tật hoặc BH về
tính mạng -> BH nhân thọ ấy =)))))))
+ Phí bảo hiểm: Các cty bảo hiểm, họ sẽ thu phí bảo hiểm, phí bảo
hiểm, cty này dĩ nhiên phí BH thì từ phía cta là người đóng hợp
đồng BH, cam kết tgia vào hợp HĐ và đóng phí BH trong THợp ta
có rủi ro ta ốm, ta đi viện thì cty BH sẽ phải trả tiền nằm viện theo
ngày cho ta, ở bất kì viện nào cũng vậy, sẽ trả cho ta theo ngày
luôn.
ví dụ: BH thì bthg ta có thể thấy có 2 loại phổ biến, thông thường
chúng ta chia thành 2 loại phổ biển: BH nhân thọ, BH phi nhân
thọ:
✓ BH nhân thọ: BH liên quan đến mạng sống, thương tật, đau ốm
Phí bảo hiểm ở đây, nếu ta tgia BH, kí 1 hợp đồng BH thì ta phải đóng phí BH
hàng năm hoặc là tùy theo hợp đồng hàng quý hoặc hàng năm, thường là hàng
năm. Để BH trong THợp nếu trong năm đấy, ta vào viện hoặc là ta đi mổ hoặc là
ta đi khám ta có vđề gì về skhỏe và ta cần nhập viện thì cty BH sẽ trả phí nhập
viện, phí đau ốm thương tật cho ta. Để được cty BH trả cho điều đấy thì ta phải
tgia hợp đồng BH và ta phải đóng phí BH hàng năm để BH cho việc mà ta bị
thương tật, đau ốm đấy
✓ BH phi nhân thọ: Liên quan đến xe cộ (có xe cá nhân, xe riêng, ở
đây là xe ô tô, xe máy cũng cần bảo hiểm nhưng đa phần ít ai mua
BH_ khi mua xe ô tô thì gần như đều phải mua bảo hiểm kể cả xe ô
tô cho cty thì cty đấy cũng phải mua BH cho xe ô tô đấy)
+ Qũy bảo hiểm: Từ phía các cty BH, nó sẽ thu phí BH này để
thành lập nên 1 quỹ gọi là quỹ BH để phục vụ cho mục đích để bồi
thường cho những người đã cam kết tham gia hợp đồng BH trong
THợp rủi ro xảy ra
Rất ít khi công ty BH cho vay các DN. Các DN thường họ đi vay họ cũng ít đi
vay cty BH, chủ thể mà họ muốn vay là NH. Góp vốn liên doanh là góp vốn với
các tổ chức khác chứ không phải các cá nhân
➢ Các tổ chức đầu tư
➢ Các tổ chức hỗ trợ trên TTTC
Trung gian tài chính đầu tư:
Là những trung gian chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và có nhiệm vụ giúp cho chủ
thể thiếu vốn huy động được vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư và giúp các nhà đầu tư
nhỏ có thể đầu tư trực tiếp vào thị trường tài chính
A/ CÔNG TY TÀI CHÍNH (Finance company)
Là những định chế tài chính trung gian cung cấp dịch vụ cho vay ngắn và trung hạn, dịch
vụ tư vấn về tiền tệ và các dịch vụ khác. Công ty tài chính thường là do các công ty kinh
doanh lớn lập ra hoặc dưới dạng công ty độc lập
Nguồn vốn: phát hành thương phiếu và vay ngân hàng/nhận tiền gửi của tổ chức/ Cách
sử dụng vốn: cho vay cho SMEs và ng tiêu dùng. Cty tài chính khác nghang thương mại:
vay những khoản tiền lớn cho vay khoản tiền nhỏ và ko bị kiểm soát chặt chẽ như ngân
hàng
Phân loại: Consumer/Business/Sale finance company.
B/ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ (investment bank)
Chức năng: Giúp các DN, chính phủ huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán/Hỗ
trợ cho việc hợp nhất và mua lại giữa các công ty (M&A)
Nghiệp vụ: Tư vấn và hỗ trợ/Bảo lãnh (Underwrite)/Môi giới
C/ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (Securitíe companies)
Chức năng: Tự doanh/Môi giới
Ở vn thì cty ck kiêm nhiệm luôn cả các chức năng cơ bản của ngân hàng đầu tư
D/ QUỸ ĐẦU TƯ TƯƠNG HỖ (Mutual funds)
Khái niệm: là định chế TCTG thực hiện huy động vốn của người tiết kiệm thông qua việc
bán các chứng chỉ quỹ
Nguồn vốn huy động: từ tiền bán các chứng chỉ quỹ
Sử dụng vốn: đầu tư trên thị trường chứng khoán
Quản lý: được đặt dưới sự quản lý chuyên nghiệp của các chuyên gia quản lý quỹ
2 hình thức: Quỹ mở (open-ended fund): liên tụuc phát hành thêm chứng chỉ quỹ mới khi
có ng muốn đầu tư
Quỹ đóng (close-ended fund): chỉ huy động vốn một lần từ các nđt trong lần phát hành
chứng chỉ quỹ ra công chúng lúc thành lập

You might also like