I. Giới Thiệu Đề Tài

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

I.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Thời xa xưa, người dân từng trao đổi trực tiếp “hàng hóa lấy hàng hóa” để có
được thứ họ mong muốn, sau đó. Theo thời gian, khi việc trao đổi trở nên lộn xộn và
khó khăn hơn, con người thể hiện các giá trị theo một cách trừu tượng, phát triển từ hệ
thống hàng đổi hàng thông qua các tờ tiền được chứng nhận, séc, lệnh thanh toán, thẻ
ghi nợ và thẻ tín dụng, và ngày nay là hệ thống thanh toán kỹ thuật số (hoặc thanh
toán điện tử). Một số vấn đề được biết đến nhiều trong các phương thức thanh toán
truyền thống như: tiền mặt có thể bị làm giả, séc bị trả lại và chữ ký giả mạo. Ngược
lại, một hệ thống thanh toán kỹ thuật số được thiết kế tốt thực sự có thể mang lại mức
độ bảo mật lý tưởng so với các phương thức thanh toán truyền thống và có lợi thế là
sử dụng linh hoạt hơn. Với việc bổ sung khả năng trao đổi tiền tệ dễ dàng và khả năng
tiếp cận tiền nhanh hơn, an toàn hơn giữa các thành phần khác nhau, các hệ thống
thanh toán kỹ thuật số đã có một bước tiến đáng kể so với các hệ thống dựa trên tiền
mặt. Khi các giao dịch vô hình trở nên hiệu quả hơn trong toàn bộ nền kinh tế và có
thể được phân phối nhanh chóng với chi phí thấp, các hệ thống thanh toán truyền
thống có xu hướng đắt hơn các hệ thống thanh toán truyền thống.
Với sự tham gia to lớn của Internet trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta,
mọi người đã cảm thấy quen với việc trao đổi trực tuyến thương mại điện tử để mua
bán sản phẩm và kinh doanh. Tiền kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi hơn. Hơn nữa, sự
gia tăng của việc kinh doanh dựa trên web đã dẫn đến các nhu cầu mới liên quan đến
tiền mà các phương thức thanh toán truyền thống thường không thể đáp ứng được.
Với xu hướng ngày càng tăng này, các cá nhân liên quan đang nghiên cứu các hệ
thống thanh toán kỹ thuật số khác nhau bao gồm các vấn đề bao gồm hệ thống thanh
toán điện tử và tiền tệ số hóa. Tất cả các giao dịch được thực hiện trực tuyến đều được
xử lý thông qua các cổng thanh toán đóng vai trò là điểm vào của các tổ chức tài
chính. Cổng thanh toán ủy quyền và xác thực chi tiết thanh toán giữa các bên khác
nhau và các tổ chức tài chính khác nhau.
Bài viết này đưa ra mô tả chi tiết nhằm nâng cao nhận thức về hệ thống thanh
toán kỹ thuật số. Bố cục của bài bao gồm: Các định nghĩa khác nhau về hệ thống
thanh toán kỹ thuật số và các khía cạnh liên quan của nó được cung cấp trong Phần II.
Phần III giải thích các yêu cầu và cơ chế bảo mật khác nhau của các phương thức
thanh toán kỹ thuật số. Liên hệ và thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán kỹ
thuật số được đưa ra trong Phần IV. Cuối cùng, bài báo được kết thúc ở Phần V.

II. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANH TOÁN KỸ THUẬT SỐ

Hầu hết mọi hoạt động sống hiện nay của chúng ta đều gắn liền với công nghệ
số vì những thách thức chuyển đổi hóa ngày càng gia tăng. Các phương thức thanh
toán truyền thống không được đánh giá cao, nhưng vẫn tồn tại nhiều hoạt động kinh
doanh qua mạng internet hay nền tảng mua sắm vẫn bị chi phối bởi các cách thức đó.
Tuy nhiên, trước sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, sự xuất hiện của thương mại điện
tử đã thay thế và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả.
Nhờ có sự ra đời của thương mại điện tử và chuyển đổi công nghệ số, nhận
thức được tầm quan trọng nên ngày càng có nhiều nghiên cứu, đổi mới và phát triển
hệ thống thanh toán điện tử, nhằm thúc đẩy việc phát minh ra các công cụ thanh toán
kỹ thuật số mới tạo điều kiện thuận lợi giao dịch kinh doanh qua nền tảng internet.
Khi giao dịch của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đạt thuận lợi trên nền tảng
thương mại điện tử này thì hệ thống thanh toán kỹ thuật số sẽ dần thay thế các phương
thức sử dụng tiền mặt trước kia một cách tự nhiên.

2.1 Các định nghĩa về hệ thống thanh toán kỹ thuật số

Một trong những dịch vụ nổi bật của Fintech - đó chính là thanh toán kỹ thuật
số nhằm mục đích vì nhu cầu thanh toán dễ dàng, nhanh chóng cho khách hàng, mang
tính đổi mới, sáng tạo cùng với đó là cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong lĩnh
vực tài chính-ngân hàng. Qua đó, tạo tiền đề để phát triển phổ biến trên phạm vi rộng
khắp, được gắn liền với các thiết bị di động, trình duyệt cũng như là ứng dụng trên
điện thoại người dùng. Xây dựng được thói quen thanh toán và gây nên hiệu ứng ảnh
hưởng đến người dùng khác vì sự tiện lợi của nó, không bị giới hạn về địa điểm cũng
như là thời gian hoặc là những lúc quên mang theo tiền mặt họ vẫn có thể thanh toán
các sản phẩm và dịch vụ ở bất kỳ đâu.
Hệ thống thanh toán kỹ thuật số qua phân tích được hiểu theo nhiều khía cạnh
khác nhau, tiêu biểu như:
- Hệ thống thanh toán kỹ thuật được coi là một hoạt động trao đổi tiền giữa
người bán và người mua trên nền tảng trực tuyến; hay là một hệ thống thanh
toán kỹ thuật số ám chỉ một phương thức thanh toán điện tử để thực hiện thanh
toán cho hàng hóa trên web hoặc tại các chợ và trung tâm mua sắm.
- Bên cạnh đó thanh toán kỹ thuật số còn được định nghĩa là các khoản thanh
toán được thực hiện thông qua trung tâm thanh toán bù trừ tự động, hệ thống
thẻ thương mại và chuyển khoản điện tử.
- Tương tự thì việc trao đổi, truy cập hay xử lý các tài khoản tài chính của mình
để trao đổi giá trị từ người mua sang người bán thông qua hệ thống thanh toán
điện tử.
- Thanh toán kỹ thuật số cũng có thể được định nghĩa là thanh toán qua các hình
thức bằng cách sử dụng các tín hiệu điện tử được kết nối với các tài khoản ghi
nợ hoặc tín dụng, tín dụng trực tiếp hoặc một số phương tiện điện tử khác ngoài
trừ thanh toán bằng tiền mặt và séc.
Qua các định nghĩa nêu trên, hiểu một cách đơn giản nhất thì hệ thống thanh toán kỹ
thuật số là một quy trình giao dịch có sự tham gia giữa hai hay nhiều bên trao đổi giá
trị tiền thông qua phương tiện điện tử.
2.2 Quy trình thanh toán kỹ thuật số

2.2.1 Các chủ thể tham gia vào quy trình thanh toán kỹ thuật số

Khách hàng (Người mua, người tiêu dùng) là người mua hàng hóa và dịch vụ
và sẵn sàng thanh toán bằng các phương thức thanh toán kỹ thuật số.
Người bán (Doanh nghiệp, Cửa hàng) cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách
hàng và có chấp nhận các phương thức thanh toán kỹ thuật số.
Ngân hàng người mua (ngân hàng phát hành) là đơn vị cung cấp các dịch vụ tài chính
cho người mua và được người mua ủy quyền giao dịch và đảm bảo thanh toán thay
mặt cho họ.
Ngân hàng người bán cung cấp các dịch vụ thanh toán cho người bán và xử lý
thanh toán.
Trung gian thanh toán (bên thứ 3) thường sẽ kết nối tất cả các bên liên quan để
xử lý giao dịch thanh toán dễ dàng và kiểm soát tốt hơn trong giao dịch kỹ thuật số.
Các dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện
tử (chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử, cổng thanh toán điện tử) và dịch vụ hỗ trợ
thanh toán (hỗ trợ thu hộ, chi hộ; hỗ trợ chuyển tiền điện tử và ví điện tử)

2.2.2 Quy trình chung của các phương thức thanh toán kỹ thuật số

Tùy thuộc vào các phương thức thanh toán kỹ thuật số khác nhau mà quy trình
thanh toán có thể thay đổi các bước cũng như các chủ thể tham gia. Sau đây là quy
trình cơ bản của thanh toán kỹ thuật số.

(1) Người mua sau khi lựa chọn các sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ thực hiện
thanh toán cho người bán bằng cách lựa chọn các phương thức thanh toán kỹ
thuật số mà người bán có chấp nhận thanh toán
(2) Người mua cung cấp thông tin thanh toán của mình như là số thẻ, tên, ngày hết
hạn, mã bảo mật hoặc đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, cung cấp thẻ từ để
thực hiện giao dịch thanh toán và người bán sẽ gửi cho trung gian thanh toán.
(3) Các thông tin sẽ được mã hóa và gửi cho ngân hàng của người mua để xác
thực các thông tin thanh toán bằng các công cụ ngăn ngừa rủi ro và gian lận để
đảm bảo giao dịch hợp lệ và an toàn. Đồng thời, ngân hàng của người mua sẽ
đánh giá khả năng thanh toán của người mua tức là kiểm tra số dư trên tài
khoản của người mua có đủ tiền để trả cho giao dịch này hay không.
(4) Ngân hàng người mua xác nhận thanh toán cho trung gian thanh toán.
(5) Người mua và người bán đều nhận được thông báo xác nhận thanh toán thành
công hoặc thất bại. Nếu thành công, người bán phải in hóa đơn hoặc hiển thị
xác nhận để người mua lưu lại để làm bằng chứng sau này. Sau đó, người bán
sẽ tiến hành thực hiện giao hàng.
(6) Sau khi hoàn thành các thủ tục giao hàng đến người mua, quy trình thanh toán
sẽ hoàn tất khi ngân hàng ghi nợ vào tài khoản người mua và ghi có vào tài
khoản người bán.

2.3 Các phương thức thanh toán kỹ thuật số được sử dụng phổ biến

Hầu hết các cơ sở kinh doanh, thương mại điện tử ngày nay đều áp dụng hình thức
thanh toán trực tuyến. Có khá nhiều dịch vụ thanh toán kỹ thuật số được phát triển
trên hệ thống thanh toán toàn cầu. Một trong những hình thức thanh toán phổ biến
nhất là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Bên cạnh đó cũng có những phương thức thanh toán
thay thế như chuyển khoản ngân hàng, thẻ thông minh, ví điện tử hoặc ví bitcoin.

2.3.1 Thanh toán bằng thẻ (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ thông minh)

Thẻ tín dụng

Đây là một hình thức của hệ thống thanh toán kỹ thuật số do tổ chức tín dụng
(tiền tệ) phát hành và được sử dụng để thanh toán các dịch vụ, hàng hóa của người
dùng trên nền tảng trực tuyến hoặc bằng một thiết bị điện tử mà không cần dùng đến
tiền mặt. Hiện nay nhiều nhà cung cấp thẻ được chấp nhận phổ biến là Visa,
MasterCard, American Express và khách hàng sở hữu thẻ tín dụng mang thương hiệu
trên sẽ có thể thanh toán hơn 60 website kết nối với cổng thanh toán OnePay. Việc
chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng của các doanh nghiệp tạo được vị thế trong
lòng khách hàng cũng như là gia tăng lợi nhuận vì đáp ứng được phương thức thanh
toán nhanh chóng, tiện lợi cho người dùng và tiết kiệm cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải đảm bảo các thông tin thanh toán qua giao thức SSL và
SET cùng với tính bảo mật cao qua mạng để được chấp nhận thanh toán qua thẻ tín
dụng. Để được thanh toán trước hết cần phải có tài khoản chấp nhận thanh toán điện
tử (Merchant Account) và cổng thanh toán điện tử (Payment Gateway)
- SSL (Secure Socket Layer) được biết đến là một giao thức hoạt động dựa trên
tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, đảm bảo các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ
và trình duyệt của người dùng được bảo mật an toàn nhằm đảm bảo thông tin
dùng trong thanh toán kỹ thuật số .
- SET (Secure Electronic Transaction) là một tiêu chuẩn kỹ thuật mở dành cho
doanh nghiệp do Master Card và VISA tạo ra bằng chứng chỉ kỹ thuật số, nhằm
đảm bảo an toàn cho các thỏa thuận thanh toán trực tuyến liên quan đến trao
đổi tiền trên web, xác nhận tính hợp pháp của nhà cung cấp và chủ thẻ.
- Merchant Account: là một tài khoản chấp nhận và xử lý thanh toán bằng thẻ tín
dụng. Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng của người dùng buộc doanh nghiệp
phải sử dụng loại tài khoản này, tạo điều kiện hợp tác trong giao dịch thanh
toán kỹ thuật số.
- Payment Gateway: là một phần mềm kết nối trang web của người dùng cho
phép chuyển đổi dữ liệu thanh toán của các giao dịch một cách an toàn sang
trung tâm thanh toán thẻ tín dụng để hợp thức hóa quá trình thanh toán thẻ tín
dụng

Thẻ ghi nợ

Được biết đến là loại thẻ có chức năng tương tự thẻ thanh toán có thể thực hiện
các dịch vụ rút tiền mặt,thanh toán, chuyển khoản,... nhưng khác với thẻ tín dụng quá
trình thanh toán của thẻ ghi nợ được trừ trực tiếp trên số dư tài khoản thẻ hay tài
khoản tiền gửi (đã được khách hàng gửi tiền trước vào ngân hàng và chỉ thị cho ngân
hàng rút tiền ra từ tài khoản của mình bằng phương thức điện tử để thanh toán hàng
hóa hoặc dịch vụ tại thời điểm mua hàng). Phương thức này thuận tiện hơn rất nhiều
khi được nâng cấp bởi Onepay để mang tầm quốc tế, nó có thêm các chức năng thanh
toán hóa đơn trực tuyến, tại quầy giao dịch và truy vấn thông tin được chấp nhận trên
hơn 10.000 POS dễ dàng cho người dùng thanh toán nhanh chóng.

Thẻ thông minh

Thẻ ATM được gắn bộ vi xử lý trên thẻ còn được gọi là thẻ chip có thể nạp
tiền, thực hiện thanh toán hóa đơn và giao dịch ngay trên thẻ, nó có thể lưu trữ dữ liệu
cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như là số dư tài
khoản mà không cần phải lưu trên một tài khoản khác tại ngân hàng. Công nghệ chip
thông minh sử dụng chuỗi mã hóa chỉ có giá trị trên một giao dịch thực hiện tại thiết
bị đọc và có tốc độ xử lý cao hơn. VISA và MasterCard đã phát triển dự án trên nhiều
loại tài khoản khác nhau nhằm thỏa mãn việc sử dụng của người dùng. Với công nghệ
ngày càng tiên tiến thì thẻ thông minh không tiếp xúc gắn với công nghệ NFC
(Near-Field Communications) phổ biến hơn trong ứng dụng thanh toán như thẻ
Mondex (có thể chuyển tiền sang tài khoản khác và lưu tài khoản tiền của 5 loại tiền
khác nhau) và Visa Cash (thẻ trả trước, thanh toán cho những giao dịch có giá trị nhỏ
và chi phí sẽ trừ vào giá trị tiền còn trên thẻ).

2.3.2 Thanh toán qua ví điện tử

Ví điện tử là một dạng tài khoản trả trước lưu trữ dữ liệu tài chính và các thông
tin cá nhân của người dùng ở dạng được mã hóa để cho phép thanh toán an toàn, nó có
thể liên kết với tài khoản ngân hàng để chuyển tiền qua lại và có thể nạp tiền vào ví
bằng cách nộp tiền mặt hoặc là chuyển khoản. Hầu như mọi giao dịch qua ví điện tử
đều không phải tiếp xúc trực tiếp, phí giao dịch chuyển và nhận tiền rất thấp hoặc là
miễn phí. Dễ dàng thực hiện thanh toán ở mọi nơi vì hầu như các cơ sở kinh doanh
bán lẻ, các đại lý, cửa hàng hiện nay đều cho phép thanh toán qua ví điện tử; Bên cạnh
đó còn liên kết với các tổ chức thẻ quốc tế như VISA, MasterCard, AOL, Microsoft.
Hiện có rất nhiều app ví điện tử được sử dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam như:
Momo, Zalo Pay, Moca, Payoo,Viettelpay,...

2.3.3 Thanh toán bằng điện thoại thông minh

Thiết bị Smartphone đã quá quen thuộc với nhiều người dùng hiện nay, ai cũng có thể
dễ dàng sử dụng không riêng gì giới trẻ, thanh toán bằng điện thoại thông minh là một
hình thức được triển khai với mục đích tiện lợi vì chỉ cần một cái điện thoại
Smartphone mang theo trong người mà không cần dùng đến tiền mặt cũng như là thẻ
tín dụng,... thay vào đó là thanh toán QR code qua VNPAY đã được tích hợp trong
dịch vụ Mobile Banking trên điện thoại. Hệ thống thanh toán qua điện thoại được liên
kết với ngân hàng hoặc các nhà mạng viễn thông cụ thể qua các ứng dụng: Samsung
Pay, Apple Pay, và Google Pay, người dùng chỉ cần tải xuống và thêm thẻ bằng cách
nhập thông tin thẻ và đặt điện thoại lên các thiết bị đầu cuối tương thích là hoàn tất
giao dịch.

2.3.4 Sử dụng cổng thanh toán điện tử

Cổng thanh toán đóng vai trò là trung gian của người mua/người phát hành (phía
mạng riêng của ngân hàng) và khách hàng/nhà cung cấp (phía Internet) cho mục đích
thanh toán bù trừ; kết nối giữa khách hàng và người bán với cổng thanh toán được
thiết lập thông qua internet sử dụng các công nghệ truyền thông do nhà điều hành điện
thoại cung cấp. Khách hàng sẽ thanh toán các dịch vụ tại website thương mại điện tử
qua cổng thanh toán, nó hoạt động bằng cách cho phép kết nối tài khoản ngân hàng số
của khách hàng với tài khoản website bán hàng và tiền sẽ được chuyển về trung gian
thanh toán sau đó sẽ được chuyển đến người bán hàng. Việc này có thể dễ dàng cho
khách hàng nếu muốn thanh toán dịch vụ, hóa đơn online, hàng hóa,... thay vì dùng
tiền mặt sẽ sử dụng thẻ quốc tế, thẻ nội địa, hay ví điện tử của mình qua cổng thanh
toán điện tử, cổng thanh toán là nơi tiếp nhận tiền thanh toán của người mua và tự
động chuyển đến cho người bán.

2.3.5 Thanh toán bằng sinh trắc học

Fintech và thương mại điện tử và chủ đề về hệ thống thanh toán kỹ thuật số


ngày càng được các nhà nghiên cứu phát triển. Các chuyên gia cho rằng thanh toán kỹ
thuật số truyền thống qua thẻ tín dụng dựa trên mã PIN hay chip vẫn có thiếu sót trong
bảo vệ an ninh; đã đề xuất thay thế bằng phương thức thanh toán bằng công nghệ cảm
biến sinh trắc học. Sinh trắc học được hiểu là việc sử dụng tự động các đặc điểm sinh
lý (như mống mắt, vân tay, khuôn mặt, bàn tay,...) hoặc hành vi duy nhất của con
người để xác minh danh tính của một người. Mặc dù công nghệ sinh trắc học không
phải là mới, nhưng sự gia tăng trong ứng dụng và nhận thức của nó đã trở nên phổ
biến nhờ việc các nhà sản xuất thiết bị di động đưa công nghệ sinh trắc học dấu vân
tay, khuôn mặt vào thiết bị di động.
Ngoài ra hệ thống thanh toán PayPal đã tích hợp các ứng dụng di động của họ
với xác thực sinh trắc học của nhà sản xuất điện thoại để cho phép xác thực nhanh hơn
khi mua hàng trực tuyến, các bản phát hành của Apple và Samsung cũng đã biến xác
thực sinh trắc học trở thành công nghệ tiêu dùng chủ đạo. Điều này thể hiện một sự
thúc đẩy lớn trong thương mại di động, mang đến cho người dùng khả năng hoàn
thành giao dịch mua hàng trực tuyến qua điện thoại thông minh. Hiện nay một số
ngân hàng ở Việt Nam cũng đã triển khai thành công phương thức này tại các máy
ATM của TPBank, việc tiện lợi ở đây là người dùng có thể dùng vân tay hoặc khuôn
mặt của mình để xác nhận giao dịch mà không cần đến mã PIN cũng như mã OTP gửi
qua điện thoại, và có thể yên tâm khi giao dịch một cách an toàn và nhận diện chính
xác của công nghệ này. Bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và mở rộng toàn cầu nên
thanh toán kỹ thuật số nói chung và sinh trắc học nói riêng sẽ được ứng dụng một cách
triệt để và có thể thay thế cả tiền mặt.

2.4 Ưu điểm và nhược điểm của các phương thức thanh toán kỹ thuật số

2.4.1 Ưu điểm

Tốc độ giao dịch thanh toán kỹ thuật số nhanh và tiện lợi. Thời gian để hoàn
thành một giao dịch thanh toán kỹ thuật số thường rất nhanh chỉ trong vài giây hoặc
vài phút là người gửi và người nhận đã có thông báo. Thanh toán kỹ thuật số hiện
được chấp nhận thanh toán rất nhiều tại các cơ sở kinh doanh lớn, trung tâm thương
mại, thậm chí là các cửa hàng nhỏ, quán ăn, … hoạt động giao dịch trực tuyến có thể
truy cập 24/7 rất tiện lợi cho người dùng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán trực
tuyến mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet. Điều này giúp cho người dùng tiết
kiệm được nhiều thời gian hơn so với việc cầm tiền mặt đến trực tiếp để giao dịch
hoặc là đến ngân hàng xếp hàng chờ đợi để viết séc, ủy nhiệm chi để chuyển tiền.
Một ưu điểm khác của thanh toán kỹ thuật số là tính chính xác. Các lỗi như số
tiền thanh toán hoặc thông tin người nhận không chính xác luôn có thể xảy ra với các
hệ thống thanh toán truyền thống. Các phương thức thanh toán kỹ thuật số có thể làm
giảm khả năng xảy ra những lỗi này, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và những rắc
rối không cần thiết.
Đa dạng lựa chọn thanh toán. Các doanh nghiệp, cửa hàng có thể lựa chọn
nhiều loại hình thanh toán cung cấp cho khách hàng của mình. Vì mỗi khách hàng
thường có sở thích riêng của họ và nếu cung cấp hình thức thanh toán phù hợp thì sẽ
dễ giao dịch hơn.
Thanh toán kỹ thuật số giúp nâng cao năng lực quản lý tài chính. Việc quản lý
và lưu trữ tiền của bạn cũng như các dữ liệu tài chính khác dễ dàng hơn qua các hệ
thống thanh toán kỹ thuật số. Đối với cả khách hàng và người bán, khi giao dịch thanh
toán thành công, số dư tài khoản sẽ phản ánh sự thay đổi ngay lập tức. Do đó, người
dùng có thể theo dõi chi phí và thu nhập của mình và quyết định chi tiêu kinh doanh,
đầu tư và tiết kiệm phù hợp với tình hình tài chính của bản thân mà không phải tính
toán tiền mặt.
Ngoài ra, thanh toán kỹ thuật số có khả năng thanh toán định kỳ. Ngày nay,
việc thanh toán các hóa đơn điện, nước, truyền hình cáp,.. định kỳ đều có thể thanh
toán bằng các phương thức thanh toán kỹ thuật số mà không phải mất công sức đến
địa điểm kinh doanh thực tế để thực hiện hoặc đến tận nhà để thu tiền mặt. Các ứng
dụng thanh toán đều đã có chức năng thanh toán định kỳ và quy trình thanh toán đã
được tự động hóa điều này khiến cho người dùng thuận tiện thanh toán nếu trước đây
khi đến hạn không nhớ để thanh toán thì có thể sẽ bị ngưng cung cấp các dịch vụ.
Điều này đã làm cho việc nhận và chấp nhận thanh toán trở nên dễ dàng hơn cho
người bán và khách hàng.

2.4.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của các phương thức thanh toán kỹ thuật số
được kể trên thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định.
Thanh toán kỹ thuật số phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng viễn thông. Các dịch vụ thanh
toán kỹ thuật số cần phải kết nối mạng để truy cập và thực hiện các giao dịch thanh
toán. Nếu trong quá trình tiến hành thanh toán bị mất kết nối mạng hoặc mạng không
ổn định giữa chừng, giao dịch đó có thể bị trì hoãn hoặc không được thông qua hệ
thống.
Các phương thức thanh toán kỹ thuật số có thể xảy ra sự cố kỹ thuật đột ngột
hoặc bảo trì hệ thống khiến cho người dùng không thể sử dụng được và phải trì hoãn
các giao dịch thanh toán. Điều này sẽ gây bất tiện cho người dùng khi tại thời điểm
đó, người dùng cần sử dụng để thanh toán mà không có các phương thức khác để thay
thế.
Thanh toán kỹ thuật số có thể tạo ra các vấn đề về quyền riêng tư vì phải chia
sẻ tất cả các giao dịch và chi tiết tài khoản của mình với các dịch vụ trung gian. Mặc
dù các giao dịch thanh toán kỹ thuật số đã được bảo mật qua mã hóa để an toàn nhưng
vẫn có khả năng kẻ xấu hack hoặc truy cập vào đánh cắp thông tin thanh toán, mật
khẩu. Nếu người dùng phát hiện có một ai đó đang sử dụng tiền của mình trong hệ
thống thanh toán, có thể gửi khiếu nại tới ngân hàng hoặc bộ xử lý thanh toán trực
tuyến của mình. Tuy nhiên, nếu người dùng không tìm thấy thông tin cá nhân của
người đó thì không thể gửi khiếu nại hoặc nhận tiền hoàn. Với những phương thức
thanh toán không có bảo mật như sinh trắc vân tay, nhận diện khuôn mặt, bọn tội
phạm có thể dễ dàng bỏ trốn mà không điều tra được.
Mất thẻ thông minh cũng sẽ gây ra nhiều rủi ro cho người dùng bởi hầu hết các
tài khoản thanh toán trực tuyến đều có liên kết với thẻ (thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ, thẻ
ATM). Mặc dù hiện nay các ngân hàng đều có chức năng tự khóa thẻ của mình trong
ứng dụng điện tử nhưng có thể lúc mất thẻ không phát hiện, đến lúc phát hiện và khóa
thẻ kẻ lừa đảo đã thực hiện nhiều giao dịch đánh cắp tiền trong khoảng thời gian đó.
Hành lang pháp lý về thanh toán kỹ thuật số còn chưa cụ thể. Hiện nay, pháp
luật chưa có những quy định rõ ràng về các rủi ro trong thanh toán kỹ thuật số. Chính
vì điều này khiến cho một số người dùng mất niềm tin vào hình thức này nếu khi có
sự cố xảy ra thì quá trình giải quyết còn gặp nhiều khó khăn cho cả phía khách hàng
và ngân hàng.
Một trong những nhược điểm chính của thanh toán kỹ thuật số là khả năng tiếp
cận và hạn chế công nghệ. Một số người có thể gặp khó khăn khi sử dụng hệ thống
thanh toán kỹ thuật số vì không có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ, không có đủ kiến
thức về cách sử dụng công nghệ hoặc điện thoại,... đặc biệt là người lớn tuổi hoặc
người không có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ thì thanh toán thông thường sẽ dễ
dàng và thiết thực hơn . Bên cạnh đó, một số người cũng sợ sự phức tạp của nó và sợ
các rủi ro xảy ra nên vẫn tiếp tục sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống.
Nhiều cửa hàng, doanh nghiệp vẫn chưa chấp nhập các phương thức thanh toán kỹ
thuật số đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khiến cho người mua hàng muốn
thanh toán kỹ thuật số và không muốn mang theo tiền mặt có thể gặp khó khăn với
vấn đề này.

III. BẢO MẬT TRONG HỆ THỐNG THANH TOÁN KỸ THUẬT SỐ

Trong tất cả các hệ thống thông tin, việc bảo mật dữ liệu và thông tin có tầm quan
trọng đặc biệt. Bảo mật dữ liệu liên quan đến phương pháp, công nghệ và thực tiễn
đảm bảo rằng dữ liệu được bảo mật khỏi những rủi ro..

Các hệ thống thanh toán kỹ thuật số cần có đầy đủ các tính năng bảo mật. Một
hệ thống thanh toán kỹ thuật số không được bảo mật sẽ không được khách hàng tin
cậy. Và niềm tin là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự chấp nhận từ khách hàng. Như
được chỉ ra bởi các ứng dụng ngân hàng điện tử và thanh toán điện tử có các vấn đề về
bảo mật vì chúng dựa trên các khuôn khổ công nghệ thông tin cơ bản, tạo ra các lỗ
hổng trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và có thể gây hại cho khách hàng.

3.1 Yêu cầu bảo mật trong hệ thống thanh toán kỹ thuật số

Có thể nói rằng bảo mật là vấn đề lớn nhất đối với khách hàng. Khách hàng sẽ
không thể đặt niềm tin vào các phương thức thanh toán mới nếu tính xác thực và bảo
mật của phương thức đó không được đảm bảo. Vì vậy, bảo mật trong các phương thức
thanh toán được coi là tính năng chính chịu trách nhiệm nâng cao việc sử dụng chúng,
từ đó thúc đẩy thương mại điện tử. Nhiều công cụ và kỹ thuật chuyên nghiệp khác
nhau được sử dụng để tăng cường bảo mật cổng thanh toán cho từng phương thức.
Một trao đổi kinh tế điện tử an toàn cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:

3.1.1 Tính toàn vẹn và ủy quyền

Tính toàn vẹn có thể được mô tả là tính hợp lệ, chính xác và đầy đủ của dữ liệu
theo chất lượng và mong muốn của doanh nghiệp. Trong các hệ thống thanh toán, tính
toàn vẹn ngụ ý rằng không có tiền mặt nào được lấy từ khách hàng vì sợ rằng khoản
thanh toán được khách hàng chấp thuận. Ngoài ra, thương nhân không cần chấp nhận
bất kỳ khoản thanh toán nào mà không có sự cho phép tuyệt đối của khách hàng; điều
này thật hấp dẫn khi khách hàng cần tránh hối lộ không mong muốn.
Bảo mật đề cập đến việc ngăn chặn tiết lộ dữ liệu cho những người không được
ủy quyền. Điều này rất quan trọng vì các chi tiết thẻ của khách hàng được truyền qua
cổng thanh toán và do đó tính bảo mật của các chi tiết đó phải được đảm bảo. Tính
toàn vẹn có nghĩa là ngăn chặn sửa đổi dữ liệu có trong kênh truyền thông bằng các
phương tiện trái phép. Do đó, tính toàn vẹn dữ liệu phải được duy trì giữa cổng thanh
toán và người bán bên cạnh cổng thanh toán và khách hàng.

3.1.2 Bảo mật

Tính bảo mật có thể được định nghĩa là sự an toàn của dữ liệu riêng tư hoặc
nhạy cảm khỏi sự tiết lộ không được phê duyệt. Một vài tổ chức bao gồm có thể muốn
có tính bảo mật trong trao đổi của họ. Tính bảo mật trong cài đặt này ngụ ý giới hạn
kiến thức về các đoạn dữ liệu khác nhau có liên quan đến trao đổi; việc xác minh
người trả tiền/người được trả tiền, mua nội dung, số tiền,... Thông thường, các thành
viên được đưa vào muốn đảm bảo rằng các giao dịch là bí mật. Khi tìm kiếm tính
không thể truy xuất nguồn gốc hoặc tính ẩn danh, điều kiện tiên quyết có thể là cung
cấp thông tin này cho chỉ một số tập hợp con cụ thể nhất định trong số những người
tham gia.

3.1.3 Tính khả dụng và độ tin cậy


Tính khả dụng đảm bảo rằng các khung dữ liệu và thông tin được chuẩn bị để
sử dụng khi chúng được yêu cầu; được truyền đạt thường xuyên dưới dạng tốc độ thời
gian mà một khuôn khổ có thể được sử dụng cho công việc có lợi nhuận. Tất cả các
phe phái cần phải có khả năng thực hiện hoặc nhận thanh toán bất cứ khi nào có nhu
cầu.
Việc xác minh danh tính của các thực thể tham gia được gọi là xác thực. Để
đảm bảo độ tin cậy xác thực lẫn nhau giữa những người tham gia và cổng thanh toán
là điều bắt buộc. Hơn nữa, tính năng chống từ chối đảm bảo rằng không có thực thể
nào tham gia vào một giao dịch tuyên bố là không tham gia vào giao dịch đó.

3.2 Cơ chế bảo mật trong hệ thống thanh toán kỹ thuật số

Cơ chế bảo mật là điều cần thiết để bảo vệ thông tin nhạy cảm được truyền qua
cổng thanh toán (như số thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ) khỏi các bên trái phép. Cơ sở hạ tầng
khóa công khai (PKI) là một cơ chế bảo mật khác được sử dụng để tăng cường bảo
mật cho các hệ thống thương mại điện tử bằng cách sử dụng dịch vụ của các cơ quan
cấp chứng chỉ, chứng chỉ kỹ thuật số và nhiều cơ quan đăng ký khác. Dựa trên công
chúng kỹ thuật mã hóa khóa, PKI sử dụng hai khóa - khóa chung và khóa riêng, trong
đó khóa chung được sử dụng để xác minh chữ ký và khóa riêng ẩn được sử dụng để
tạo chữ ký. Việc sử dụng chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn, không thoái thác và tính
xác thực của các giao dịch trực tuyến.

3.2.1 Mã hóa dữ liệu

Đây là một trong những cơ chế bảo mật chính được sử dụng trong các cổng
thanh toán. Cổng thanh toán có trách nhiệm đảm bảo bảo vệ thông tin (chi tiết thẻ tín
dụng/thẻ ghi nợ) do khách hàng cung cấp khỏi các loại kẻ tấn công mạng khác nhau.
Thông tin nhạy cảm này được chuyển tiếp bởi các cổng thanh toán giữa khách hàng và
người bán một cách an toàn với sự trợ giúp của phương pháp này.
Thuật toán được sử dụng để mã hóa dữ liệu và giá trị khóa xác định việc
chuyển đổi dữ liệu. Thông tin thanh toán này khi cổng thanh toán nhận được sẽ được
mã hóa bằng khóa chung của cổng thanh toán của từng phương thức thanh toán kỹ
thuật số. Việc giải mã chỉ có thể thực hiện được với khóa riêng của cổng thanh toán.
Vì vậy, quá trình mã hóa chỉ an toàn khi các khóa được giữ bí mật và điều này ngăn
các bên không được cấp phép giải mã dữ liệu ở dạng mã hóa. Bằng cách này, tính toàn
vẹn dữ liệu được tăng cường giữa cổng thanh toán và người bán cũng như cổng thanh
toán và khách hàng vì không ai có thể thực hiện sửa đổi dữ liệu trong quá trình truyền
dữ liệu qua mạng. Do đó, phương pháp này bảo vệ thông tin chi tiết của khách hàng
khỏi bị sử dụng sai mục đích hoặc bị đánh cắp.

3.2.2 Lớp cổng bảo mật


Một giao thức mạng bảo mật - Lớp cổng bảo mật (hoặc SSL) được sử dụng
trong các máy chủ và trình duyệt web. Nó sử dụng xác thực chứng chỉ để truyền dữ
liệu riêng tư bằng cách tạo một kênh được mã hóa duy nhất. Giao thức này được các
cổng thanh toán sử dụng để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng cũng như người
bán về mặt bảo mật.
Kỹ thuật mã hóa khóa, PKI sử dụng hai khóa - khóa là chung và khóa riêng,
trong đó khóa chung được sử dụng để xác minh chữ ký và khóa riêng ẩn được sử
dụng để tạo chữ ký. Việc sử dụng chữ ký số đảm bảo tính toàn vẹn, không thoái thác
và tính xác thực của các giao dịch trực tuyến.
Do đó, theo mô hình này, cơ quan cấp chứng chỉ cung cấp chứng chỉ kỹ thuật
số cho người dùng tạo yêu cầu ký chứng chỉ sau khi xác minh giống.
Một giao thức tiêu chuẩn khác được sử dụng làm cơ chế bảo mật là Giao dịch điện tử
an toàn (SET) được phát triển bởi MasterCard và Visa với sự cộng tác của các công ty
như VeriSign, Netscape và Microsoft. Bất kỳ giao dịch nào thông qua SET đều liên
quan đến ba thực thể – người bán, cổng thanh toán và khách hàng. Để duy trì một giao
tiếp bảo mật cao, SSL mã hóa toàn bộ phiên.
Các giao thức khác được sử dụng trong SSL bao gồm: Một kênh liên lạc an toàn giữa
mệnh thứ hai. Hạn chế thông tin nhạy cảm cho các bên được ủy quyền. Về cơ bản, các
liên kết điểm-điểm được bảo mật bằng SSL ở lớp phiên sử dụng hai cơ chế mã hóa cốt
lõi – mã hóa đối xứng và bất đối xứng. Đối với mã hóa ric đối xứng, Triple-DES, RC4
(Mật mã Rivest 4), RC2 (Mật mã Rivest 2), DES (Tiêu chuẩn mã hóa dữ liệu), IDEA
(Thuật toán mã hóa dữ liệu quốc tế), AES (Tiêu chuẩn mã hóa Advanced Encryption
Standard) và Camellia được sử dụng. Và để mã hóa bất đối xứng, DSA (Thuật toán
chữ ký số), trao đổi khóa Diffie-Hellman và thuật toán RSA (Rivest-Shamir-Adelman)
được sử dụng.
Để duy trì một giao tiếp bảo mật cao, SSL mã hóa toàn bộ phiên. Các giao thức khác
được sử dụng trong SSL bao gồm:
-Giao thức bản ghi SSL: Nó được sử dụng để đóng gói dữ liệu bằng các giao thức cấp
cao.
-Giao thức bắt tay SSL: Nó được sử dụng để xác thực của máy chủ và máy khách.
Một trong những ưu điểm lớn của SSL là tính độc lập của nó với lớp ứng dụng để nó
có thể được sử dụng để xây dựng các giao thức cấp cao hơn một cách minh bạch. Do
đó, giao thức này được sử dụng bởi phần lớn các cổng thanh toán để truyền dữ liệu
một cách an toàn giữa các thực thể tham gia.

IV. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM

4.1 Thực trạng


Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của Công nghệ thông tin diễn ra trên thế giới đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt
động của con người. Ở lĩnh vực tài chính-ngân hàng cũng không là ngoại lệ, nhiều loại
hình giao dịch thanh toán mới ra đời để đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, cá
nhân. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, thói quen thanh toán kỹ thuật số trên thế giới
nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng đã phát triển rất mạnh mẽ. Và dù dịch bệnh
qua đi, người dùng vẫn tiếp tục tin tưởng và lựa chọn hình thức này như một phương
tiện thanh toán các giao dịch hàng ngày của mình.
Phương thức thanh toán kỹ thuật số là một hình thức thanh toán ứng dụng công
nghệ kỹ thuật vào trong lĩnh vực tiền tệ. Người dùng có thể thực hiện các giao dịch
thanh toán thông qua internet mà không cần thực hiện các phương tiện thanh toán
truyền thống như tiền mặt. Với hình thức thanh toán tiện lợi và đơn giản nên càng
ngày càng có nhiều người sử dụng phương thức này kể cả ở khu vực nông thôn.
Theo Báo cáo Xu hướng số của Cốc Cốc phát hành vào tháng 12/2022, có tới
48% - gần như một nửa số người Việt Nam sử dụng các phương thức thanh toán kỹ
thuật số như thanh toán không tiếp xúc, ví điện tử,mã QR... cho các giao dịch mua
sắm trực tuyến.
Theo Ngân hàng Nhà nước, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong quý
4/2022 tăng 32% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thanh toán
trên Internet tăng 48,4 về số lượng giao dịch. Thanh toán di động đạt tốc độ tăng
trưởng cao nhất, lên đến 97,7% số lượng giao dịch. Và số lượng giao dịch thanh toán
qua quét mã QR cũng tăng tới gần 57%.
Trên thực tế, người dùng Việt ngày càng ưu tiên sử dụng những phương thức
thanh toán kỹ thuật số. Người dân đã hiểu được những lợi ích khi mà sử dụng phương
thức ứng dụng công nghệ kỹ thuật này vào các giao dịch thanh toán. Nếu như trước
đây khi đi ăn uống, mua sắm người dùng phải luôn mang theo tiền mặt nhưng giờ đây
chỉ cần một tấm thẻ hay chiếc điện thoại di động hoặc thậm chí không cần sử dụng bất
kỳ thiết bị vật lý nào mà đã có thể hoàn tất thanh toán. Điều này giúp vừa tiết kiệm
được thời gian và cả chi phí cho cả người mua và người bán. Hiện nay, hơn 60%
người dùng sẽ sử dụng dịch vụ hoặc mua sắm tại các cửa hàng chấp nhận sử dụng các
phương thức kỹ thuật số. Sự sẵn sàng của người dùng Việt Nam chỉ đứng sau
Malaysia trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Điều đặc biệt là không chỉ người dân thành phố có thu nhập cao sử dụng các
phương thức thanh toán kỹ thuật số, mà ngay cả những người có thu nhập thấp và các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang ngày càng tiếp cận gần hơn với các nền tảng
thanh toán dựa trên các ứng dụng công nghệ kỹ thuật. Thậm chí, ngay cả các tiểu
thương buôn bán thực phẩm, rau củ quả ở những khu chợ truyền thống cũng sử dụng
phương thức thanh toán kỹ thuật số như chuyển khoản, ví điện tử hay quét mã QR.
Có thể thấy được, mặc dù thanh toán kỹ thuật số vẫn còn khá mới mẻ tại thị trường
Việt Nam, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn đang tích cực sử dụng các phương thức
thanh toán mới này trong các giao dịch hàng ngày. Điều này góp phần tích cực cho sự
phát triển các phương thức thanh toán kỹ thuật số này nói chung cũng như mở ra kỷ
nguyên cho công nghệ này nói riêng.

4.2 Cơ hội

Theo Báo cáo của PWC Việt Nam, Đông Nam Á được dự đoán là nền kinh tế
lớn thứ tư trên toàn cầu, đây được xem là một vị trí tốt để thúc đẩy sự phát triển của
thanh toán kỹ thuật số trong tương lai. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển
của Đông Nam Á, Việt Nam có nhiều tiềm năng để thanh toán kỹ thuật số phát triển
mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, sự tăng lên về cả số lượng lẫn chất lượng người sử dụng thanh
toán kỹ thuật số của Việt Nam cũng là một trong những cơ hội lớn cho sự phát triển
thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam. Hiện tại, chỉ có khoảng 30% người trưởng thành
tại Việt Nam sử dụng các dịch vụ ngân hàng số, chính vì thế mà thị trường thanh toán
kỹ thuật số ở Việt Nam vẫn còn dư địa để phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Cùng với đó, một số phương thức thanh toán kỹ thuật số như ví điện tử, mã
QRCode, thanh toán không tiếp xúc,... đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Trên thực
tế, Việt Nam đang là một trong những quốc gia trên thế giới có số lượng lớn thanh
toán qua POS di động. Các ứng dụng Fintech có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Momo, Zalopay hay ViettelPay được xem là một trong những sự đánh dấu cho sự số
hóa nhanh chóng cho thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam.
Chưa dừng lại ở, nhờ vào giá thành rẻ, dễ tiếp cận của Internet di động tại Việt
Nam cùng với chất lượng Internet ngày càng được cải thiện sẽ đưa Việt Nam trở thành
một trong những quốc gia có Internet di động phủ sóng rộng rãi và đứng thứ hai ở khu
vực Đông Nam Á về tốc độ Internet di động trong năm 2025. Điều này sẽ là một trong
những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển của các phương thức thanh toán kỹ
thuật số tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều sáng kiến, dự án
khác nhau để thúc đẩy sự phát triển của các phương thức thanh toán kỹ thuật số. Ngày
28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1813/QĐ-TTg phê duyệt “Đề
án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2015”. Đây
được xem là một bước tiến nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của thanh toán kỹ thuật số
tại Việt Nam. Theo Đề án được đưa ra, Chính phủ đề ra mục tiêu đến cuối năm 2025
giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP. Thanh toán không dùng tiền
mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán
của người dân; Tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên
hơn 450.000 điểm. Đồng thời, phấn đấu tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng các phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm.
4.3 Thách thức

Dù Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nhiều triển vọng cho thanh toán
kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với một số thách thức cần
phải được giải quyết.
Thứ nhất, tỷ trọng tiền mặt tại Việt Nam vẫn cao hơn so với kỳ vọng mặc dù
thanh toán kỹ thuật số tăng trưởng vượt bậc. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước,
cụ thể vào tháng 1-2022, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt nằm ở mức 13,3%. Để giải
thích con số này, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt khi có
hơn 70% dân số không có tài khoản ngân hàng, khả năng tiếp cận thông tin tài chính
còn hạn chế ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Thói quen thanh toán bằng
tiền mặt của người dân đã ăn sâu trong tiềm thức từ xưa đến nay. Họ có tâm lý e ngại
khi tiếp cận với một công nghệ thanh toán mới cũng như lo ngại về tính bảo mật, an
ninh khi thực hiện mua sắm trực tuyến mà sử dụng phương thức thanh toán kỹ thuật
số mới này.
Thứ hai, khung pháp lý trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số này vẫn chưa
hoàn thiện. Các chính sách về thanh toán kỹ thuật số được ra đời nhưng chưa có đột
phá đáng kể. Những bất cập về quy định, về hành lang pháp lý chưa được thiết lập cụ
thể. Chưa có những khung pháp lý rõ ràng về các cơ chế bảo vệ cũng như để giải
quyết khi có tranh chấp xảy ra cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán kỹ thuật
số.
Thứ ba. thiếu sự liên kết giữa các ngân hàng với các công ty cung cấp các giải
pháp thanh toán kỹ thuật số. Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù các phương thức thanh
toán kỹ thuật số đa dạng nhưng chưa tạo lập được một hệ thống liên kết để tạo sự tiện
lợi cho khách hàng. Các ngân hàng hay các công ty cung cấp giải pháp kỹ thuật số đều
tự xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán của riêng mình mà chưa có sự liên kết,
chia sẻ hạ tầng thanh toán cho nhau. Điều này làm cho cơ sở hạ tầng phục vụ bị lãng
phí nhưng lại không tận dụng được hạ tầng chung cũng như những điểm mạnh riêng
của từng bên cung cấp. Các hình thức thanh toán mới như sử dụng sinh trắc học hay
thanh toán không tiếp xúc đã bắt đầu được phát triển nhưng chưa được khai thác một
cách triệt để và rộng rãi.
Thứ tư, tỷ lệ tội phạm và lừa đảo từ các phương thức thanh toán kỹ thuật số
đang có xu hướng gia tăng. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi YouGov (Công
ty chuyên phân tích dữ liệu thị trường của Anh) được công bố vào tháng 4/2022. Gần
như tất cả những người được khảo sát tại khu vực Đông Nam Á đều ít nhất một lần bị
đe dọa bởi các nền tảng thanh toán kỹ thuật số. Với số lượng người dùng những
phương thức mới này càng tăng lên, tội phạm thông qua các phương thức thanh toán
kỹ thuật số này ngày càng trở nên tinh vi hơn với nhiều hình thức đánh cắp dữ liệu và
tiền bạc của người dùng. Trong khi các nước châu Âu đã áp dụng công nghệ cao vào
hoạt động thanh toán, tội phạm lừa đảo trong thanh toán kỹ thuật số mới đang có xu
hướng chuyển địa bàn hoạt động từ châu Âu sang châu Á. Đặc biệt là thị trường Việt
Nam được đánh giá là một trong những điểm ngắm của giới tội phạm công nghệ cao
sau khi chúng hoạt động mạnh tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia
(Theo báo cáo Online Payment Fraud: Emerging Threats, Segment Analysis & Market
Forecasts 2021-2025, Jupiter Research)

V. KẾT LUẬN

Tầm quan trọng của các hệ thống thanh toán kỹ thuật số trong thương mại và
thương mại toàn cầu có thể được nhìn thấy từ các xu hướng hiện đại đang thay đổi.
Chúng bao gồm các giao dịch từ một đô la đến hàng triệu đô la. Chúng ta có thể nói
rằng hệ thống thanh toán kỹ thuật số là công nghệ mới nhất cung cấp quy trình thanh
toán ưu việt và thuận tiện. Bài tiểu luận này cung cấp sự hiểu biết toàn diện về các hệ
thống thanh toán kỹ thuật số, cổng thanh toán và những xem xét về tính bảo mật của
chúng. Tuy nhiên, bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng và việc sử dụng rộng rãi của
chúng, các cổng thanh toán vẫn được phát hiện là gây ra một số lo ngại về bảo mật.
Chúng ta cần có những thông tin chi tiết có giá trị về ưu và nhược điểm của chúng,
cũng như các cơ chế bảo mật có sẵn trong các cổng thanh toán. Bên cạnh đó, bài tiểu
luận này cũng cung cấp một cái nhìn tổng quan về xu hướng tài khoản tiền di động, tài
chính toàn diện và giao dịch không dùng tiền mặt tại Việt Nam và xem xét các yếu tố
ảnh hưởng đến những xu hướng này. Nhìn chung, việc sử dụng tiền điện tử và tài
khoản trung gian tài chính vẫn còn thấp ở Việt Nam khi các chỉ số khác cho thấy xu
hướng giao dịch không dùng tiền mặt thấp hơn so với các nước thu nhập trung bình và
thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu. Tuy nhiên, điều này, cùng với xu hướng thúc
đẩy tài chính toàn diện và thương mại, mang đến cơ hội lớn cho các giao dịch không
dùng tiền mặt tại Việt Nam (do thực tế là Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng) so
với các nước ở phân khúc đang phát triển vượt bậc trong khu vực và toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. K.M Salman Rahman (2019). “Study on Digital Payment System”, Academi


<https://www.academia.edu/38378603/Study_on_Digital_Payment_System>
truy cập ngày 4/4/2023
2. Vũ Văn Điệp (2017). “Tổng quan về thanh toán điện tử tại Việt Nam”, Tạp chí
công thương
<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan-ve-thanh-toan-dien-tu-tai-viet
-nam-51078.htm> truy cập ngày 5/4/2023
3. PayCEC (2021). “Sự khác biệt giữa tài khoản người bán (Merchant account) và
cổng thanh toán là gì?”
<https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tong-quan-ve-thanh-toan-dien-tu-tai-viet
-nam-51078.htm> truy cập ngày 7/4/2023

You might also like