Lịch sử 9 - lần 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN ĐỀ ĐỀ XUẤT KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG

TRƯỜNG THCS NGỌC THANH B NĂM HỌC 2022 – 2023


MÔN: Lịch Sử 9

ĐỀ BÀI
Câu 1: Nội dung của Hội nghị thành lập Đảng:
A. Thông qua Luận cương Chính trị của Đảng.
B. Thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng và chỉ định Ban
Chấp hành Trung ương Lâm thời.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời
D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp:
A. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào dân tộc, dân chủ.
B. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân,
C. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước,
D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
Câu 3: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương là ai?
A. Nguyễn Ái Quốc. B. Hồ Tùng Mậu. C. Trịnh Đình Cửu. D. Trần Phú.
Câu 4. Điểm giống nhau về ý nghĩa của 3 sự kiện: Khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì
và binh biến Đô Lương là gì?
A. Các lực lượng vũ trang cách mạng ra đời phát triển từ 3 cuộc khởi nghĩa.
B. Giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo phát xít Nhật, là những phát súng đầu tiên
báo hiệu một cao trào cách mạng mới.
C. Để lại những bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng về khởi nghĩa vũ trang.
D. Mở ra một thời kỳ đấu tranh mới.
Câu 5. Qua 3 cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, binh biến Đô Lương đã để lại những bài
học kinh nghiệm gì?
A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến
tranh du kích.
B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.
D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.
Câu 6: Từ cách mạng tháng 8, Đảng ta đã vận dụng bài học nào trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
A.Giữ vững vai trò sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết toàn dân
B. Liên minh công nông
C.Xây dựng hậu phương vững chắc
D.Tăng cường hợp tác và hội nhập QT

Câu 7: Từ việc ký hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) nguyên tắc ngoại giao nào được Đảng ta
vận dụng trong chính sách đối ngoại hiện nay.
A.Lợi dụng sự ủng hộ của tổ chức quốc tế
B.Kiên trì đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia
C.Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp
D.Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược
Câu 8: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950?
A. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng
cố căn cứ địa cách mạng tạo điều kiện đẩy mạnh cách mạng.
B. Để đánh bại kế hoạch Rơve.
C. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước
dân chủ thế giới.
D. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
Câu 9: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa
như thế nào?
A. Đại hội kháng chiến thắng lợi. B. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
C. Đại hội kháng chiến toàn dân. D. Đại hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Câu 10: Kết quả lớn nhất của ta trong chiến dịch Biên giới 1950 là gì?
A. Bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc. Kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.
B. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 quân địch.
C. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35
vạn dân
D. Hành lang Đông-Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình
Câu 11: Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu đông
(1950) của Trung ương Đảng và Chính phủ VNDCCH?
A. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
B. Khai thông biên giới Việt-Trung.
C. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.
D. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
Câu 12: Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông (1947) so với chiến dịch
Biên giới thu-đông (1950) của quân dân Việt Nam là
A. Địa hình tác chiến. B. Đối tượng tác chiến.
C. Loại hình chiến dịch. D. Lực lượng chủ yếu.
Câu 13: Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp có ý
nghĩa bước ngoặt mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động chiến lược trên chiến
trường chính?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
B. Chiến dịch Biên Giới 1950
C. Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954
D. Chiến dịch ĐBP 1954
Câu 14: Ý nghĩa nào sau đây không phản ánh đúng về hiệp định Giơ ne Vơ 1954 về Đông
Dương
A. Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương
B. Là văn bản Pháp lí ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương
C. Pháp phải rút quân vê nước, Làm thất bại âm mưu trong vệc kéo dài, mở rộng, quốc tế
hoá cuộc chiến tranh xâm lược ĐD
D. Đất nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 15: Tính chất toàn dân của đường lối kháng chiến toàn quốc được thể hiện là:
A. Toàn dân dân tộc tham gia trực tiếp kháng chiến
B. Toàn dân ủng hộ kháng chiến
C. Toàn dân tham gia kháng chiến với nhiều hình thức
D. Toàn dân tăng gia sản xuất

You might also like