Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

IV.

KẾT LUẬN

IV.1. ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP


 Những giải pháp đó có thể giúp EVN đạt được mục tiêu đã đề ra hay không?

Với sự chuẩn bị và phân bổ về nguồn lực một cách kĩ càng, hợp lí, quá trình
chuyển đổi số này hoàn toàn khả thi đạt được mục tiêu số hóa kinh doanh và nghiệp vụ
quản lý.

Nguồn lực nhân sự được đào tạo kĩ năng để có thể làm chủ công nghệ, sự hiểu rõ
mục tiêu và từng bước phải làm của mỗi cá nhân sẽ góp phần rất lớn vào quá trình
chuyển đổi số doanh nghiệp. Sự thống nhất của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp,
sự vận hành có hiệu quả của các cấp quản lý sẽ hướng doanh nghiệp theo đúng với mục
tiêu chuyển đổi số.

Nguồn lực tài chính được chuẩn bị từ rất sớm và có những khoản dự trù rủi ro hợp
lí, sự vững chắc về tài chính sẽ là nền tảng rất tốt để doanh nghiệp có thể tự tin tiến bước
trong lộ trình chuyển đổi số.

 Vai trò của giải pháp trong tổng thể là gì?

Những giải pháp được đề xuất là vô cùng thiết yếu đối với tổng thể sự vận hành
của doanh nghiệp hiện tại.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý kinh doanh sẽ giúp việc kinh doanh hiệu quả và
những trải nghiệm của khách hàng được đảm bảo. Trải nghiệm dịch vụ của khách hàng là
một trong những yếu tố chủ chốt quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh
nghiệp, giải pháp số hóa nghiệp vụ kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể khảo sát và đặt
ra những chiến lược hoạt động phù hợp.

Đối với số hóa nghiệp vụ quản lý nhân sự sẽ rất hữu ích, khi nhân sự được quản lý
một cách hiệu quả và kỉ luật doanh nghiệp mới có thể vận hành thống nhất hướng đến
mục tiêu chung, chuyển đổi số doanh nghiệp.
 Vấn đề về chi phí đầu tư sẽ như thế nào?

Liệu trình chuyển đổi số tốn chi phí vào việc xây dựng một hệ thống quản lý kinh
doanh và nghiệp vụ quản lý nội bộ, ban đầu sẽ phải đầu tư vào nhân lực cụ thể là đội ngũ
IT xây dựng hệ thống và quá trình đào tạo nhân viên có thể ứng dụng vào công việc.

Chi phí đầu tư sẽ cao, và chủ yếu vào phần xây dựng hệ thống. Tuy nhiên với sự
chuẩn bị kĩ và dự trù hợp lí về tài chính, quá trình chuyển đổi số hoàn toàn có thể đảm
bảo.

 Liệu EVN sẽ chuyển đổi số thành công hay thất bại?

Để có thể chuyển đổi số doanh nghiệp một cách thành công nhất, cần phải có sự
thống nhất nhiều khía cạnh, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, các cấp quản lý kỉ
luật và kinh nghiệm, chiến lược vận hành phù hợp, nguồn lực đầu tư phải đủ lớn và vững
chắc. Đáp ứng được những yếu tố đó, EVN sẽ có tỷ lệ thành công cực kì cao.

 Giá trị của giải pháp mang lại với doanh nghiệp và quá trình chuyển đổi số?

Giải pháp là xây dựng một hệ thống bao gồm quản lý kinh doanh, trải nghiệm của
khách hàng và nghiệp vụ quản lý nội bộ trong doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, giải pháp là sự lựa chọn tối ưu, giải quyết được những vấn
đề cấp bách và cần thiết: quản lý trải nghiệm dịch vụ của khách hàng và sự vận hành hiệu
quả của nội bộ. Khi giải quyết được hai vấn đề này đầu tiên thông qua lộ trình chuyển đổi
số, doanh nghiệp sẽ kinh doanh hiệu quả hơn, nắm bắt được thị hiếu và trải nghiệm của
khách hàng từ đó có những chiến lược phù hợp mà không tốn quá nhiều nguồn lực, chi
phí; sự ổn định trong nội bộ cũng sẽ là một nền tảng vững chắc để doanh nghiệp có thể
vận hành tốt, đạt được thành công.

Đối với lộ trình chuyển đổi số, giải pháp là một trong những vấn đề cần thiết nhất
trong những vấn đề hiện hữu của doanh nghiệp, giải pháp sẽ là một bước đệm vững chắc
cho doanh nghiệp tiến hành những lộ trình chuyển đổi số quy mô lớn hơn trong tương lai.
IV.2. KIỂM SOÁT GIẢI PHÁP
Đối với những rủi ro của các giải pháp đã được đề cập, sau đây là một số biện pháp xử
lý nhằm khắc phục các rủi ro này:

1. Hóa đơn tiền điện tăng nhiều do phần mềm không có chức năng phát hiện và
cảnh báo bất thường trước khi tính toán và xuất hóa đơn

Cách xử lý: Ngay trong phần mềm kiểm soát, quản lý đo xa (đọc chỉ số công tơ từ
xa) phải có chức năng cảnh báo bất thường. Hệ thống phần mềm phải có Modul cảnh
báo, Modul in danh sách khách và tổng hợp các trường hợp sử dụng điện bất thường
trước và sau khi xử lý. Toàn hệ thống kể cả trung tâm chăm sóc khách hàng cần và nên
có chức năng rà soát, cảnh báo cho khách hàng sử dụng điện chứ không thể chỉ "cung cấp
thông tin tự động, gửi tin nhắn cho khách hàng – một chiều" hay "nhận phản ánh khi
khách hàng khi có thắc mắc, sự cố". Chức năng "thông minh" cần phải được ứng dụng và
tích hợp vào hệ thống để nâng cao hiệu quả quản lý và đáp ứng yêu cầu khách hàng ngày
một cao hơn.

2. Đối diện với nguy cơ lộ thông tin nội bộ do hệ thống bảo mật

Cách xử lý: Trước những nguy cơ tiềm ẩn tấn công mạng ngày càng cao vào máy
tính người dung. Nhận thấy sự cần thiết cần phải có những phần mềm bảo vệ để giảm
thiểu tối đa nguy cơ, tác hại của những tấn công mạng có chủ đích thì cần đưa những
phần mềm diệt virus vào sử dụng đồng bộ cho tất cả hệ thống máy tính trong toàn bộ
Công ty. Điều này giúp người dung yên tâm có thể kiểm soát, ngắn chặn sự lây lan của
virus. Người sử dụng cần có ý thức sử dụng mật khẩu có tính bảo mật cao. Đổi mật khẩu
6 tháng 1 lần, để giảm nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

3. Luôn phải áp lực đối mặt vói nguy cơ hệ thống trở nên “lỗi thời”

Cách xử lý: Bên cạnh đó, khi toàn bộ công việc đều thực hiện bằng phần mềm và
phụ thuộc vào máy tính và hệ thống truyền tải mạng dữ liệu ổn định mới đáp ứng được
nhu cầu của công việc. Vì vậy, cần phải xây dựng thêm các phương án dự phòng cho các
tình huống xảy ra ngoài dự đoán, đồng thời ngăn chặn các rủi ro về đường truyền, nguồn
điện. Do đó, cần nhanh chóng nâng cấp hệ thống số hóa giúp công cuộc chuyển đổi số
hoàn thiện nhằm đáp ứng xu hướng hiện nay.

4. Hạn chế khả năng nhân viên làm việc không hết năng suất
Cách xử lý: Để công cuộc Chuyển đổi số của Tập đoàn thu được kết quả cao, cán
bộ công nhân viên hay người lao động cần có tinh thần học hỏi không ngừng trau dồi học
tập, kịp thời tiếp thu những công nghệ mới để áp dụng trong công việc. Qua đó, cũng
giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu
báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối quý. Đề xuất áp dụng các
công nghệ mới để quản lý công việc hiệu quả, nhằm tăng năng suất lao động của cán bộ
công nhân viên.

IV.3. ĐỊNH VỊ
Những giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở tầm nhìn và mục tiêu chiến lược mà
nhóm đề ra trong kế hoạch đã lập trước đó.

Cụ thể giai đoạn 1 với mục tiêu chính nhắm vào khách hàng.Những giải pháp đã
nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các công nghệ AI điều mà họ chưa bao giờ
trải nghiệm trước đó. Những giải pháp giai đoạn này như phần mềm thông báo đã sử
dụng điện quá mức tiêu chuẩn và ứng dụng chuyển đổi việc thu tiền điện tại nhà sang hóa
đơn điện tử hay Phần mềm theo dõi các thiết bị chạy điện ngầm giúp tiết kiệm điện không
chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn tiết kiệm thời gian chi phí cho cả khách hàng và
doanh nghiệp. Tóm lại giai đoạn 1 ENV đi bước đầu CĐS trong mô hình kinh doanh: áp
dụng công nghệ số để mở rộng hệ thống tiếp thị, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Một trong những điểm yếu của ENV là: “Lao động của EVN đã quen với môi
trường thực trong nhiều năm và đã dần hình thành thành thói quen. Để bắt đầu làm quen
với “môi trường số” cần nhiều nỗ lực” chính vì vậy những biện pháp giai đoạn 2 tập
trung giải quyết vấn đề quy trình nghiệp vụ. Thông qua giai đoạn 2 nguồn nhân lực sẽ
được trang bị kiến thức kĩ năng cho quá trình chuyển đổi số không những thế giai đoạn
này còn cải thiện quy trình nghiệp vụ thông qua việc tạo không gian ảo, nhân viên ảo
giúp đào tạo, đánh giá nhân viên. Ở giai đoan này, doah nghiệp đã và đang hoàn thiện
CĐS mô hình quản trị trong quy trình nghiệp vụ.

Cuối cùng giai đoạn 3 Áp dụng CNS kết nối kinh doanh và nghiệp vụ và quản trị.
Đây là giai đoạn kết nối giữa khách hàng công ty ENV: từ mô hình kinh doanh cho đến
mô hình quản trị. Những giải pháp đã giúp cho doanh nghiệp số hoá toàn bộ dữ liệu từ đó
xây dựng một hệ dữ liệu chung trong toàn bộ doanh nghiệp. Giải pháp giai đoạn 3 giúp
ENV tiến gần hơn với đích đến chuyển đổi số toàn diện ngành điện lực.

Những biện pháp tập trung chuyển đổi số trên ba giai đoạn và tập trung vô ba
mảng chính “dữ liệu-nghiệp vụ- khách hàng”. Tuy không thể khẳng định những giải pháp
sẽ đưa ENV chuyển đối số thành công 100 phần trăm vì có những rủi ro nhất định tuy
nhiên với những phương pháp đánh giá và kiểm soát ở trên phần nào giảm đi mức độ rủi
ro vốn có. Nói tóm lại, những giải pháp ba giai đoạn góp phần đưa ENV tiếp tục hoàn
thành sứ mệnh hiện tại:”Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng
và dịch vụ ngày càng tốt hơn.’ mà còn chuyển đối số  toàn diện ngành điện lực Việt Nam
cũng như một trong những nước đi đầu Đông Nam Á trong năm 2030.

You might also like