Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Dàn ý chung cho đoạn văn nghị luận

I. Mở đoạn
Nhiệm vụ: Nêu và khẳng định vấn đề nghị luận
II. Thân đoạn
Bước 1. Giải thích khái niệm
 Lời dẫn: <Vấn đề nghị luận> là gì?
 Trả lời: Là … <giải nghĩa>
(viết thành 2 câu)
Bước 2. Tìm ý nghĩa của vấn đề nghị luận (Vì sao lại <VĐNL>?, vì sao cần <VĐNL>?)
 Lời dẫn: Vì sao <Vấn đề nghị luận> lại quan trọng?
 Trả lời: Đưa ra 2-3 lý do hợp lý và phân tích chặt chẽ
Bước 3. Lấy dẫn chứng về những người tiêu biểu
 VD lời dẫn:
 Thật đáng tự hào khi trong cuộc sống có biết bao tấm gương tiêu biểu cho <VĐNL>.
 Từ xưa đến nay, có biết bao tấm gương là minh chứng cho tính đúng đắn của <VĐNL>.
 Dẫn chứng cần tiêu biểu, toàn diện, điển hình, nổi tiếng, … (Lấy 1-2 tùy thuộc theo tình
hình số câu và ý tưởng)
 Một số ví dụ:
 Các nhà bác học, nhà phát minh nổi tiếng trong và ngoài nước: Edison, Nguyễn Ngọc
Ký, Võ Quốc Bá Cẩn, Cao Văn Dũng, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Tiến Lâm, …
 Các vận động viên nổi tiếng: L. Messi, C. Ronaldo, Quang Hải, …
 Nếu quá bí thì chiến thuật đơn giản: Bác Hồ
 Cần phân tích rõ dẫn chứng xoay quanh vấn đề nghị luận
Bước 4. Phản đề
 Thật đáng buồn khi trong cuộc sống hôm nay có nhiều người <ngược lại vấn đề nghị
luận>
Bước 5. Bài học, thông điệp
 Lời dẫn: “Vậy cần làm gì?” hoặc “Vậy cần làm gì để rèn luyện …?” hoặc “Vậy cần làm gì
để phát huy …?”
 Nêu ra 2 vấn đề:
 Về nhận thức: Rèn luyện <xoay quanh vấn đề nghị luận>
 Về hành động: Nêu một số hành động cụ thể, từ bé đến lớn
III. Kết đoạn (Bước 6. Liên hệ bản thân)
 Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ không ngừng <nêu một số cách
rèn luyện, …>

1. Nghị luận về ý nghĩa của lòng yêu nước

I. Mở đoạn
Nhiệm vụ: Nêu và khẳng định vấn đề nghị luận
Lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
II. Thân đoạn
Bước 1. Giải thích khái niệm
 Lời dẫn: “Trước hết, lòng yêu nước là gì?”
 Trả lời: “ Lòng yêu nước là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách
nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người trên đất nước đó.”
Bước 2. Tìm ý nghĩa của vấn đề nghị luận (Vì sao lại <VĐNL>?, vì sao cần <VĐNL>?)
 Lời dẫn: “Vì sao lòng yêu nước lại quan trọng đối với mỗi con người?”
 Trả lời:
 Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết
cống hiến nhiều hơn cho đất nước.
 Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực
xã hội.
 Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó
được nâng cao hơn.
Bước 3. Lấy dẫn chứng về những người tiêu biểu
 VD lời dẫn:
 Thật đáng tự hào khi trong cuộc sống có biết bao tấm gương tiêu biểu cho ý chí, nghị lực
trong cuộc sống.
 Từ xưa đến nay, có biết bao tấm gương là minh chứng cho tầm quan trọng của ý chí,
nghị lực.
 Dẫn chứng:
 Dân tộc Việt Nam nói chung: Với lòng yêu nước tràn trề trong cơ thể, tổ tiên ông cha ta
đã xây dựng và giữ gìn được đất nước cho đến ngày nay dù cho bao khó khăn trước
những thế lực lớn mạnh hơn lăm le xâm lược bờ cõi
 Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan
Đình Giót,…  quyết không khuất phục thực dân chứ)
 Bác Hồ: Với lòng yêu nước vô bờ bến và mong muốn giành lại độc lập, Bác đã ra đi tìm
đường cứu nước, bôn ba trên không biết bao nhiêu nước để học hỏi từ họ và lãnh đạo
đất nước đến kháng chiến thắng lợi
Bước 4. Phản đề
 Thật đáng buồn khi trong cuộc sống hôm nay có nhiều người chưa có nhận thức đúng
đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Họ có
hành vi chống phá nhà nước, khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây là những suy
nghĩ, hành vi lệch lạc mà chúng ta cần tẩy chay, loại bỏ.
Bước 5. Bài học, thông điệp
 Lời dẫn: “Vậy cần làm gì để rèn luyện lòng yêu nước trong cuộc sống?”
 Nêu ra 2 vấn đề:
 Về nhận thức: Tiếp nối truyền thống yêu nước của ông cha ta, cần có nhận thức đúng
đắn về đất nước, loại trừ những suy nghĩ phản quốc
 Về hành động: Cống hiến cho đất nước, giúp đỡ cho đồng bào, đoàn kết và góp phần
xây dựng đất nước phát triển
III. Kết đoạn (Bước 6. Liên hệ bản thân)
 Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập thật tốt, nghe lời
ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô, có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ Tổ
quốc và luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

2. Nghị luận về ý nghĩa của ý chí nghị lực

I. Mở đoạn
Nhiệm vụ: Nêu và khẳng định vấn đề nghị luận
Ý chí, nghị lực là tính nết quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người. 
II. Thân đoạn
Bước 1. Giải thích khái niệm
 Lời dẫn: “Trước hết, ý chí nghị lực là gì?”
 Trả lời: “Ý chí, nghị lực là quyết tâm, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt tới
mục tiêu.”
Bước 2. Tìm ý nghĩa của vấn đề nghị luận (Vì sao lại <VĐNL>?, vì sao cần <VĐNL>?)
 Lời dẫn: “Vì sao ý chí, quyết tâm lại quan trọng?”
 Trả lời:
 Cuộc đời luôn có nhiều chông gai, để vượt qua chúng cần nhất là ý chí.
 Người có ý chí sẽ tôi luyện được bản lĩnh.
 Ý chí sẽ giúp con người không ngừng hoàn thiện bản thân để đạt tới ước mơ.
Bước 3. Lấy dẫn chứng về những người tiêu biểu
 VD lời dẫn:
 Thật đáng tự hào khi trong cuộc sống có biết bao tấm gương tiêu biểu cho ý chí, nghị lực
trong cuộc sống.
 Từ xưa đến nay, có biết bao tấm gương là minh chứng cho tầm quan trọng của ý chí,
nghị lực.
 Dẫn chứng:
 Nhà bác học Edison: Dù thí nghiệm thất bại hàng trăm, hàng nghìn lần nhưng vẫn luôn
có ý chí quyết tâm cố gắng và cuối cùng đã thành công phát minh ra bóng đèn
 Nguyễn Ngọc Ký: Dù mất đi đôi bàn tay nhưng thầy luôn tràn đầy ý chí quyết tâm cố
gắng, từ việc học viết bằng chân, đến nay thầy đã đạt được nhiều thành công
 Bác Hồ: Với ý chí quyết tâm muốn giành lại độc lập cho nước nhà, Bác đã bôn ba ở
nước ngoài và sau này đã lãnh đạo đất nước đến cách mạng thành công.
Bước 4. Phản đề
 Thật đáng buồn khi trong cuộc sống hôm nay có nhiều người (muốn tiếp cận thành công
dễ dàng, nhanh chóng, ngoài ra còn những con người) dễ nản lòng, ngự chí trước thất
bại.
Bước 5. Bài học, thông điệp
 Lời dẫn: “Vậy cần làm gì để rèn luyện ý chí nghị lực trong cuộc sống?”
 Nêu ra 2 vấn đề:
 Về nhận thức: Luôn kiên trì, lạc quan, cố gắng không ngừng
 Về hành động: Rèn ý chí từ những việc nhỏ nhất như dậy sớm học bài và dọn nhà, đến
những việc lớn hơn như đặt ra những mục tiêu, kế hoạch cho tương lai.
III.  Kết đoạn (Bước 6. Liên hệ bản thân)
 Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ không ngừng rèn luyện ý chí vươn
lên mỗi ngày để phấn đấu trở thành công dân tốt, học sinh giỏi.

3. Nghị luận về trách nhiệm với đất nước

I. Mở đoạn
Nhiệm vụ: Nêu và khẳng định vấn đề nghị luận
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, mỗi con người công dân chúng ta cần phải có trách nhiệm xây
dựng, giữ gìn đất nước.
II. Thân đoạn
Bước 1. Giải thích khái niệm
 Lời dẫn: “Đầu tiên ta sẽ bàn về khái niệm của trách nhiệm với đất nước. Khái niệm với
đất nước là gì?”
 Trả lời: “Trách nhiệm với đất nước là công việc hoặc nghĩa vụ của mỗi người cần phải
thực hiện để bảo đảm sự thuận lợi cho phát triển của vùng lãnh thổ hoặc đất nước ấy.”
Bước 2. Tìm ý nghĩa của vấn đề nghị luận (Vì sao lại <VĐNL>?, vì sao cần <VĐNL>?)
 Lời dẫn: “Trách nhiệm với đất nước luôn là một trong những thứ quan trọng nhất mà
công dân nào của đất nước ấy phải có. ”
 Trả lời:
 Lý do đầu tiên, trách nhiệm với đất nước là một trách nhiệm cao cả, một cộng đồng có
trách nhiệm sẽ tạo nên một đất nước có trách nhiệm, thuận lợi cho sự phát triển của đất
nước ấy.
 Hơn nữa, trách nhiệm với đất nước giúp con người có quy định của bản thân, luôn đề ra
quy tắc riêng để tuân theo luật lệ đã ban hành để tăng tính hiệu quả trong việc làm và
tính chính xác với mỗi công việc phục vụ đất nước.
 Cuối cùng, trách nhiệm với đất nước giúp con người nhận ra rằng mình đang sống và
làm việc theo lý tưởng và đạo đức của đất nước ấy, góp phần làm cho một xã hội của
thế giới hội nhập và rộng mở hơn.
Bước 3. Lấy dẫn chứng về những người tiêu biểu
 VD lời dẫn:
 Thật đáng tự hào khi trong cuộc sống có biết bao tấm gương tiêu biểu cho sự trách
nhiệm với đất nước.
Dẫn chứng:
 Bác Hồ: Bác đã dũng cảm bôn ba ra nước ngoài tự kiếm sống cho mình để có thể tìm
con đường cứu nước.
 Những người chiến sĩ, người lính đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến cứu
nước  vì độc lập Tổ quốc (VD: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Kim Đồng
tuổi nhỏ chí lớn…)
 Ngoài ra còn có những vị tướng tài, vị thần chiến tranh, vị vua kiệt xuất (trước đó là
người cầm cờ khởi nghĩa gây dựng đội quân) đứng lên để chống lại ách áp bức của
vương triều hoạn lạc thời bấy giờ (tự kể tên)
 Mỗi công dân của đất nước luôn tuân thủ pháp luật và kỷ luật mà đất nước, vùng lãnh
thổ đề ra, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống thiên tai, bão lũ, dịch bệnh mà quốc
hội chỉ đạo, đề xuất -> trách nhiệm với đất nước, cộng đồng.
Bước 4. Phản đề
 Thật đáng lên án xã hội hiện nay khi có những người vẫn hiên ngang dỡ bỏ trách nhiệm
của mình với đất nước khi con người ấy vẫn đang đặt chân trên đất nước, lãnh thổ ấy.
Bước 5. Bài học, thông điệp
 Lời dẫn: “Vậy cần làm gì để rèn luyện trách nhiệm với đất nước trong cuộc sống?”
 Nêu ra 2 vấn đề:
 Về nhận thức: Luôn tự giác đề cao trách nhiệm của mình với xã hội và đất nước mình
đang sinh sống.
 Về hành động: Luôn có những hành động từ nhỏ cho đến lớn thể hiện trách nhiệm của
mình với đất nước, từ học tập chăm chỉ cho đến bảo vệ đất nước khỏi quân xâm lược;
thực dân đế quốc, dù là việc nhỏ hay lớn nhưng trách nhiệm với đất nước luôn hiện diện
và đóng góp một phần không nhỏ để xây dựng đất nước có những công dân có tinh thần
trách nhiệm cao.
Kết đoạn (Bước 6. Liên hệ bản thân)
 Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ không ngừng đề cao và thực hiện
trách nhiệm và bổn phận với đất nước, góp phần củng cố tinh thần trách nhiệm của xã
hội và cộng đồng với vùng lãnh thổ và đất nước đang sinh sống.

4. Nghị luận về ý nghĩa của tinh thần dũng cảm

I. Mở đoạn
Nhiệm vụ: Nêu và khẳng định vấn đề nghị luận
Tinh thần dũng cảm là tính nết quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người. 
II. Thân đoạn
Bước 1. Giải thích khái niệm
 Lời dẫn: “Trước hết, lòng dũng cảm là gì?”
 Trả lời: “Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây
cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ.”
Bước 2. Tìm ý nghĩa của vấn đề nghị luận (Vì sao lại <VĐNL>?, vì sao cần <VĐNL>?)
 Lời dẫn: “Vì sao lòng anh dũng lại quan trọng?”
 Trả lời:
 Trong cuộc sống có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng
dũng cảm sẽ giúp con người có hành động thiết thực để giúp họ thoát khỏi tình huống
đó.
 Lòng dũng cảm đem đến cho cuộc sống thêm nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo
nên một cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn.
 Lòng dũng cảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy
khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã
hội đào thải.
Bước 3. Lấy dẫn chứng về những người tiêu biểu
 VD lời dẫn:
 Thật đáng tự hào khi trong cuộc sống có biết bao tấm gương tiêu biểu cho ý chí, nghị lực
trong cuộc sống.
 Từ xưa đến nay, có biết bao tấm gương là minh chứng cho tầm quan trọng của ý chí,
nghị lực.
 Dẫn chứng:
 Nhà bác học Edison: Dũng cảm đối mặt với nhiều khó khăn, hiểm nguy để có thể miệt
mài nghiên cứu về điện và phát minh ra bóng đèn điện
 Bác Hồ: Bác đã dũng cảm bôn ba ra nước ngoài tự kiếm sống cho mình để có thể tìm
con đường cứu nước.
 Những người chiến sĩ, người lính đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến cứu
nước  vì độc lập Tổ quốc (VD: Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Kim Đồng
tuổi nhỏ chí lớn…)
 Những người lính cứu hỏa, cảnh sát hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ … (tên cụ thể tự tìm
nhé =)))
Bước 4. Phản đề
 Thật đáng buồn khi trong xã hội hiện nay có nhiều người hèn nhát, yếu đuối, thấy một
chút nguy hiểm mà đã sợ hãi trốn chạy.
 Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn giữa dũng cảm và liều lĩnh mù quáng
+ Liều lĩnh mù quáng là những hành động thiếu suy nghĩ, thường gây hậu quả tiêu cực
+ Nhiều người lầm tưởng rằng cái những hành động dại dột như tham gia các thử thách
nguy hiểm trên mạng xã hội hay nghe lời bạn bè khích bác mà sử dụng chất kích thích… là một
cách thể hiện bản thân là người dũng cảm, gan dạ, dám làm. Đây là tư tưởng hoàn toàn sai lầm,
cần bị phê phán nghiêm khắc và loại trừ.

Bước 5. Bài học, thông điệp


 Lời dẫn: “Vậy cần làm gì để rèn luyện tinh thần dũng cảm trong cuộc sống?”
 Nêu ra 2 vấn đề:
 Về nhận thức: Luôn mạnh mẽ, kiên trì, cố gắng vượt qua từng thử thách, khó khăn
 Về hành động: Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người đang gặp hoạn nạn, không vì lợi ích
riêng mình mà trốn chạy hay nhắm mắt làm ngơ (ví dụ cứu người đuối nước…)
III. Kết đoạn (Bước 6. Liên hệ bản thân)
 Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ không ngừng rèn luyện lòng anh
dũng và cố gắng vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống.

You might also like