Untitled

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài 9:

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917


1. Từ cách mạng tháng 2 đến cách mạng tháng 10
a. Cách mạng tháng Hai
Nội dung Cách mạng tháng Hai
Nguyên - Chính trị:
nhân + Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế.
+ Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây hậu quả nghiêm trọng
- Kinh tế: lạc hậu, nông nghiệp, công nghiệp đình đốn
- Xã hội
+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
+ Phong trào phản đối chiến tranh diễn ra khắp nơi.
=>Mâu thuẫn giữa nhân dân Nga và Nga hoàng gay gắt => Cách mạng bùng nổ.
Nhiệm vụ - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
- Chống chiến tranh đế quốc.
Lãnh đạo Đảng Bôn-sê-vích
Động lực Công nhân, nông dân, binh lính
Diễn biến - 2/1917 cách mạng dân chủ tư sản Nga bùng nổ với cuộc biểu tình của 9 vạn công nhân
Pê-tơ-rô-grat.
- Phong trào lan rộng chuyển sang đấu tranh vũ trang.
Kết quả - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế
- Hai chính quyền song song tồn tại:
+ Chính phủ tư sản lâm thời
+ Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính
Tính chất Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Hướng Tiến lên cách mạng XHCN
phát triển
b. Cách mạng tháng Mười
Nội dung Cách mạng tháng Mười
Nguyên - Nga tồn tại 2 chính quyền song song, đại diện cho những lợi ích khác nhau không thể
nhân tồn tại lâu dài.
- Lênin và Đảng Bôn-sê-vích chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ CMDCTS sang
CMXHCN qua luận cương tháng tư (4/1917).
- 10/1917, Lênin về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền.
Nhiệm vụ - Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời
- Tạo điều kiện cho nước Nga đi lên xây dựng CNXH
Lãnh đạo Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích
Động lực Công nhân, nông dân, binh lính
Diễn biến - Đêm 24/10/1917, bắt đầu khởi nghĩa.
- Đêm 25/10 quân cách mạng đã chiếm được cung điện Mùa Đông, toàn bộ chính phủ
lâm thời bị bắt, trừ tướng Kê –ren (Kê-ren-xki).
- Đầu năm 1918 cách mạng giành thắng lợi trên toàn lãnh thổ Nga.
Kết quả - Lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
- Thành lập chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
Tính chất Cách mạng Xã hội chủ nghĩa
Hướng Tiến lên xây dựng CNXH
phát triển
2. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 Nga
* Với nước Nga.
- Cách mạng tháng 10 Nga thành công đập tan ách áp bức, bóc lột của CNTB và chế độ
phong kiến tồn tại lâu đời ở Nga
- Mở ra kỉ nguyên mới, giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giải phóng khỏi ách áp
bức bóc lột.
* Ý nghĩa quốc tế
- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Đánh đổ CNTB ở một khâu quan trọng nhất là nước Nga, làm cho hệ thống CNTB
không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới
- Cổ vũ mạnh mẽ , để lại nhiều bài học quý cho phong trào cách mạng thế giới.
---------------------------------
Bài 10
LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
(1921 - 1941)
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 – 1925)
1. Chính sách kinh tế mới
- Hoàn cảnh
+ Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
+ Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây
bạo loạn ở nhiều nơi
+ Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.
 Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
+ 3/1921, Đảng đảng Bôn xê vích đã quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới trên các
lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tiền tệ.
- Nội dung chính sách kinh tế mới
+ Nông nghiệp: thay trưng thu lương thực bằng thu thuế lương thực
+ Công nghiệp: tập trung khôi phục công nghiệp nặng, nhà nước nắm các ngành kinh tế
quan trọng, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư ở Nga.
+ Thương nghiệp, tiền tệ: khuyến khích buôn bán, phát hành tiền Rúp mới.
- Kết quả nền kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt nhiều ngành tăng trưởng mạnh như
dệt, điện, thép.
 Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần do nhà nước kiểm soát.
- Tác dụng, ý nghĩa:
+ Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn,
hoàn thành khôi phục kinh tế.
+ Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925-1941)
1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên
- Hoàn cảnh: Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế.
- Mục đích: Đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp
chủ chốt.
- Biện pháp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn (1928 - 1932) và (1933 - 1937).
- Thành tựu
+ Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp chiếm 77.4% GDP, từ một nước nông nghiệp trở
thành cường quốc công nghiệp sau 10 năm.
+ Nông nghiệp: xây dựng nền nông nghiệp tập thể hóa
+ Văn hóa – giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, thống nhất hệ thống giáo dục phổ cập tiểu
học cả nước và THCS ở thành phố
+ Xã hội: chỉ còn hai giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí
thức xã hội chủ nghĩa.
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
- Sau cách mạng thiết lập quan hệ với một số nước châu Âu và Á.
- Từng bước phá vỡ thế bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao thiết lập quan hệ với trên
20 nước trong đó Đức, Anh, Ý, Pháp, Nhật và Mĩ.
- Thể hiện uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

Bài 11. TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN


GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
1.Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn
- Hoàn cảnh:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở
Vécxai và Oasinhtơn để ký hòa ước và phân chia quyền lợi.
+ Với những thỏa ước được ký kết tại hai hội nghị này trật tự thế giới mới hình thành gọi
là trât tự Vécxai – Oasinhtơn.
- Đặc trưng
+ Phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản trong đó nước thắng trận như
(Anh, Pháp, Mĩ) xác lập nô dịch, áp đặt nước bại trận. Gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các
nước đế quốc.
+ Quan hệ hòa bình được thiết lập từ trật tự này là tạm thời và mỏng manh.
+ Để duy trì trật tự thế giới các nước đã quyết định thành lập Hội Quốc liên.
- Hệ quả:
+ Làm gây gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa
+ Góp phần làm cho bản đồ chính trị Châu Âu thay đổi căn bản.
2. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó
a. Nguyên nhân
- Sự nảy sinh theo chu kỳ mang tính chất quy luật của bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Sự phát triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các nước tư bản. Hơn nữa sự phát triển kinh
tế mạnh mẽ nhưng thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân
dân.
- Do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt xa
cầu.
b. Diễn biến:
- Tháng 10/1929: khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản,
chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản.
- Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm trầm trọng nhất là năm 1932.
Bắt đấu từ ngành tài chính của nền kinh tế Mĩ. Từ Mĩ cuộc khủng hoảng lan nhanh sang các
nước tư bản chủ nghĩa, bùng nổ trên các lĩnh vực của nền kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp, tài chính.
c. Đặc điểm
- Kéo dài nhất (từ 1929 – 1933).
- Tàn phá nặng nề nhất (có thể nêu một vài dẫn chứng cho thấy sự thiệt hại ở Mĩ, ở Bra-xin).
- Toàn diện nhất (diễn ra ở tất cả ngành kinh tế).
- Phạm vi rộng lớn: ở hầu hết các nước tư bản.
- Gây nên những hậu quả chính trị - xã hội tai hại nhất.
d. Tính chất
- Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.
e. Hậu quả:
+ Chấm dứt thới kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản, gây nên những hậu quả
nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước TBCN
- Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người lao động
vào tình trạng đói khổ.
- Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả
nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
- Con đường thoát khủng hoảng
+ Một số nước như Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục
khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí tổ chức sản xuất.
+ Một số nước như Đức, Ý, Nhật Bản thì thay đổi hình thức thống trị bằng cách thiết lập
chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động
nhất, hiếu chiến nhất.

You might also like