Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ÔN TẬP GKII SINH HỌC LỚP 11

I. CẢM ỨNG ĐỘNG VẬT:


- Đặc điểm sự khác biệt cảm ứng động vật và thực vật.
- Sự lan truyền xung thần kinh trên 1 hệ trục xung thần kinh:
+ Có bao miêlin: lan truyền theo lối nhảy cóc vì trên những bao miêlin có pholibit nên
cách điện (không dẫn điện)  Nhanh hơn, ít tốn năng lượng hơn.
+ Không có bao miêlin: truyền từ đầu này sang đầu khác  Chậm hơn, tốn nhiều năng
lượng hơn.
- Khi kích thích ở đầu sợi thần kinh thì xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều vì khi
truyền ở đầu thì ở trạng thái trơ  Không truyền ngược lại.
- Khi kích thích ở giữa sợi thần kinh thì hai đầu (không ở trạng thái trơ) có thể truyền theo 2
chiều.
- Xunap hóa học, đặc điểm của xunap hóa học.
- Vì sao điện hoạt động trên xinap chậm hơn trên hệ trục thần kinh : vì lan truyền qua xinap
hóa học chạy qua nhiều giai đoạn trung gian như xung thần kinh truyền đến, khi đó Ca 2+
sẽ đi vào trong chùy xinap, từ đó làm rõ bóng tính chất trung gian hóa học. Bóng tính chất
trung gian hóa học sẽ đi vào trong khe xinap (khoảng trống chứa dung dịch lỏng), gắn vào
thụ thể rồi mới lan truyền xung TK được. Còn sợi trục chỉ lan vào điểm nó hoạt động.
- Một số hình thức học tập (tập tính): đọc trong sgk.
- Những nhóm động vật nào thuộc hệ thần kinh nào: Ruột khoang,…
- Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
II. SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT:
- Trong sáng, trong tối, xác định tuổi của cây xác định bởi: 1 năm gồm 1 vân sáng và 1 vân
tối.
+ Một cây trải qua 11 năm có 11 vân sáng và 11 vân tối.
+ Cây có 20 vân sáng và 20 vân tối: 20 tuổi.
- Đóng một cây đinh trên thân, sau 5 năm sự thay dổi vị trí cây đinh: không đổi.
- Đóng 2 cây đinh trên một cây tre đang sinh trưởng: cây tre có sinh trưởng thứ cấp và mô
phân sinh lóng  lóng có thể dài ra một khoảng nên có thể chiều cao của cây đinh cách
mặt đất thay đổi.
+ Cây 1 lá mầm, khi tác động vào giữa thân cây thì có thể cao lên vì có sự tác động của mô
phân sinh lóng. Cây 2 lá mầm thì to ra do sự tác động của mô phân sinh bên.
- Cho hai cây: một cây sinh trưởng về chiều ngang và chiểu cao, một cây chỉ sinh trưởng về
chiều cao. Xác định cây 1 lá mầm và 2 lá mầm.
+ Cây 2 lá mầm có MPS bên và ngọn: chiều ngang và chiều cao.
+ Cây 1 lá mầm có MPS ngọn và lóng: chiều cao.
- Sinh trưởng thứ cấp và sơ cấp, phân biệt MPS.
- Sự tương quan các loại hoocmon (Auxin/Xitokinin): không có auxin thì ko ra rễ, ra chồi
 Không sinh trưởng. Vì phải ra rễ cây mới hút chất dinh dưỡng, nước, ion khoáng từ đó
ra chồi.
- Tại sao khi giâm mạ phải nhổ mạ lên rồi giâm lại: vì auxin được sản sinh ở ngọn hoặc
ngọn rễ. Khi rễ bị đứt thì hàm lượng auxin giảm kích thích ra rễ.
- Với những nhóm cây lấy ngọn phải ngắt ngọn để kích thích ra chồi phụ  Ra nhiều chồi
hơn.
- Hiện tượng mọc vống ở cây: ở trong tối thì cây mọc cao nhiều hơn?
- Khi nhân giống vô tính chiết cành phải cạo vỏ cây: để cạo hết phần mạch rây. Hoocmon sinh
trưởng có đặc tính là được sản sinh ở một nơi và được di chuyển đến một nơi khác  Auxin
được sản sinh ở ngọn thì di chuyển xuống dưới. Khi này mạch glibe (mạch rây) bị cạo hết nên
ko di chuyển xuống được  Được tích trữ ở mặt phía trên của vết cắt. Lúc này nồng độ auxin
cao hơn kích thích cây ra rễ  cành chiết ra rễ nhiều hơn.
- Giải thích việc trồng thanh long phải đốt đèn vào ban đêm: Thanh long là cây ngày dài, ra
hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn.
+ Vào thời điểm tháng 10 – 12 có thời gian ngày ngắn, đêm dài nên cây Thanh long sẽ
không ra hoa.
+ Do đó cần thắp đèn vào buổi tối để chia đêm dài thành hai đêm ngắn nhằm để kích thích
cây ra hoa. vì là cây ngày dài nên đốt đèn ở ngày ngắn  Chia đêm kích thích ra hoa.
- Trồng hoa cúc cây ngày ngắn, để kích thích hoa cúc ra hoa: sử dụng màn đen để che.
- Vào mùa đông người ta thường bắn pháo hoa trên các ruộng mía: Cây mía là cây ngày ngắn
nên ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài.
+ Mùa đông nước ta có ngày ngắn, đêm dài nên cây mía sẽ ra hoa làm giảm lượng đường
trong cây.
+ Vì vậy, bắn pháo hoa trên các ruộng mía nhằm mục đích tạo thời gian chiếu sáng dài
hơn, đêm ngắn hơn để ức chế cây ra hoa, làm tăng lượng đường trong cây mía.
- Cho một điều kiện ra hoa “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã
tối”: tháng năm là điều ra hoa của cây ngày dài.
+ Mùa hè là điều kiện ra hoa của cây ngày dài
+ Mùa đông là điều kiện ra hoa của cây ngày ngắn.
+ Xác định điều kiện ra hoa của cây tháng năm: để cây ngày dài ra hoa thì chiếu đèn vào
ban đêm.
- Cho hình trong sgk: xác định cây ngày dài/ngày ngắn, điều kiện ra hoa.
+ Cây tháng 5, tháng 10 đều ra hoa: cây trung tính (ko phụ thuộc quang chu kỳ).
- Ứng dụng về quang chu kì, xử lí nhiệt độ.

You might also like