Kiến Trúc Hy Lạp Cổ Đại

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 98

KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI

• BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI


• KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI
Vai trò lịch sử của nền văn minh Hy lạp.
• Hy lạp cổ đại bắt đầu từ giai đọan khỏang 1100 TCN, kết thúc khi người La mã
(Roman) tấn công năm 100 TCN
• Văn minh Hy lạp cổ đại là nền tảng của nền văn minh phương Tây và tác
động hình thành các nền văn minh tại các khu vực ở Tây Nam Á, Bắc Phi.
• Văn minh Hy lạp bằng tạo cảm hứng thúc đẩy cho thời kì Vàng của đạo Hồi (thế
kỉ 7-13), chủ nghĩa Phục Hưng Tây Âu (thế kỉ 14-17) chủ nghĩa Tân Cổ điển ở
châu Âu và châu Mỹ thế kỉ 18-19
Sơ lược quá trình phát triển.
1.Thời kì tiền Hy lạp (Archaic Period)
• Văn hóa đồ đồng, (khỏang 3000 năm trước CN)
• Văn minh đảo Crete, (khỏang 2000 -1600 năm trước CN)
• Văn minh của người Minoan (khỏang 1500 trước CN)
2.Thời kì Hy lạp cổ điển (Greek classic).
• Thời kì Homer (1200 năm trước CN)
• Thời kì Viễn cổ (thế kỉ 8 đến thế kỉ 6 trước CN)
• Thời kì Cổ điển hay thời kì Vàng (thế kỉ 5-4 trước CN)
3.Giai đọan Hy lạp chính thống (Hellenistic) từ năm 300 TCN đến năm 100 TCN
KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI
Bối cảnh lịch sử
• Trong các thời kì tiền Hy lạp, các cộng đồng dân cư Hy lạp sống tản mạn tại duyên
hải miền nam bán đảo Hy lạp, do thiếu đất đai canh tác đã phải mở rộng bành
trước lãnh thổ của mình ra phía đông Địa Trung Hải, Tiểu Á, và vùng Sicily để
hình thành các thuộc địa Hy lạp.
• Chủ yếu sống dựa vào vùng duyên hải hoặc các hòn đảo lân cận.
• Trao đổi thương mại với vùng Địa Trung Hải và vùng biển Aegaen phát triển
mạnh.
Tổ chức xã hội
• Hy lạp được tạo thành từ hằng trăm
thành bang nhỏ độc lập được gọi
là polis.
• Công dân trong mỗi thành bang
thường có mối quan hệ huyết thống
với nhau. Thứ tự cao nhất là công
dân, dân ngụ cư và nô lệ.
• Tất cả các công dân của thành bang
đều có quyền tham gia vào tất cả các
họat động xã hội.
• Các thành bang sử dụng ngôn ngữ
chung, nổi tiếng và hùng mạnh nhất
trong số các polis là Athens
Tôn giáo
• Người Hy lạp theo tôn giáo đa thần
bao trùm mọi khía cạnh của cuộc
sống.
• Các vị thần được xem là hùng mạnh
và bất tử, tuy nhiên tương tự như
con người ở tình cảm, suy nghĩ và
khẩu vị
• Đền thờ là nơi tập trung mọi họat
động tôn giáo của thành phố gọi là
Acropolis.
• Đây được xem như ngôi nhà của các
vị thần, ngôi đền không có chức
năng đặc biệt ngòai việc tập trung
hành lễ.
• Người Hy lạp cho rằng bí ẩn của vẻ đẹp
nằm ở tỉ lệ và tỉ lệ đẹp nhất là tỉ lệ của
con người, được xem như thước đo của
vạn vật.
• Xây dựng một hệ thống tỉ lệ dựa trên tỉ lệ
của con người và áp dụng vào tất cả các
công trình kiến trúc.
• Dựa trên các khái niệm về tỉ lệ này, họ xây
dựng nên các thức cột cổ điển.
Kouroi

Kore
Sokrates: Sự thật quan Plato: Vạn vật chỉ là Aristote: Thầy là giá
trọng hơn cái chết bản sao của cái tuyệt trị, nhưng chân lý còn
đối. giá trị hơn thầy,
• Kiến trúc và kết cấu gắn bó chặt
chẽ với nhau trên con đường đi tìm
về một vẻ đẹp lí tưởng.
• Kiến trúc Hy lạp dựa trên một hệ
thống kết cấu đơn giản và logic,
dựa trên đặc tính chịu lực của các
lọai vật liệu thành phần.
• Xuất hiện các kết cấu mới như
vòm cuốn, dẫn đến việc tham gia
của các nghiên cứu kỹ thuật
khác vào kiến trúc như hình học,
tóan học, thủy động lực học. cơ
học.
• Bắt đầu có sự phân tách giữa kết
cấu công trình và trang trí bên
ngòai.
• Mặt bằng công trình kiến trúc đơn
giản, thường là các hình vuông.
• Công trình xây dựng được đo đạc
trực tiếp trên địa hình trước khi tiến
hành xây dựng.
• Lọai hình kiến trúc cơ bản gồm.
• Công trình tôn giáo
• Công trình công cộng.
• Nhà ở
• Lăng mộ
• Các công trình giải trí khác.
Kiến trúc và tôn giáo
• Ngừoi Hy lạp xem vẻ đẹp như một thuộc tính cơ bản của các vị thần và
mục đích tìm kiếm, theo đuổi vẻ đẹp là nhiệm vụ cơ bản của tôn giáo
• Nhiệm vụ quan trọng nhất của kiến trúc là tìm kiếm và xây dựng vẻ đẹp
cho các ngôi đền.
• Hy lạp là nền văn minh đầu tiên xây dựng những khái niệm, định nghĩa về vẻ
đẹp.
• Đặc điểm của đền đài Hy lạp là các
bàn thờ đặt ngòai trời hoặc trong
các miếu ngay trước Đền đài. Các
phòng bên trong đền thờ chủ yếu là
Naos Pronaos
các phòng kho.
• Đền đài Hy lạp hàng cột chạy bên
ngòai khác với các đền đài Ai cập.
• Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại
(naos) được tạo thành bởi ba
thành phần chính: pronaos (tiền Cella Adyton

sảnh), cella (gian thờ chính) và


adyton (phòng để châu báu). Ngoài
ra, trong một số đền còn có thêm
opisthodomos (hậu sảnh).

Opisthodomos
• Đền thờ của người Hy lạp xuất
phát từ megaron của người
Mycenaena.
• Mặt chính của ngôi đền luôn
hướng về phía đông để mặt
trời có thể soi sáng các bức
tượng.
• Ngôi đền được thiết kế cho các
mục đích họat động ngòai
trời hơn là bên trong công
trình
• A và B Mặt bằng đền thờ
dạng Distyle.
• C và D Mặt bằng đền thờ
dạng Prostyle và Amphi
prostyle.
• E Mặt bằng đền thờ dạng
Peripteral
• F và G Mặt bằng dạng
Dipteral và Pseudodipteral
• H Mặt bằng dạng Tholos
Vật liệu.
• Sử dụng vật liệu đa dạng trong
công trình kiến trúc.
1. Gỗ, gạch, gạch gốm
2. Đá vôi
3. Gạch gốm
4. Đá mabre.
5. Đồng
• Điêu khắc đóng một vai trò
quan trọng trong kiến trúc.
• Màu sắc sống động.
• Đền đài là các công trình
chung và nổi tiếng nhất
của Kiến trúc Hy lạp cổ
đại.
• Vẻ đẹp của đền đài Hy
Lạp cổ đại gắn liền với sự
ra đời và phát triển của
các loại thức cột.
Hệ thống thức cột Hy lạp
• Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại
tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng.
• Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột
Corinth.
• Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức
sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong
sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển.
• Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển.
Đền Doric dựa trên thức cột Doric với Đền Ionic dựa trên thức cột Ionic với
9 cột phía trước và 18 cột hiên 36 cột phía trước đặt trên một bệ cao
khỏang 2-3m
• Các thức cột được xem như sự
mô phỏng lại cơ thể con
người
• Đế là chân, cột là thân người và
đầu cột là đầu người
• Mỗi thức cột lại có 1 nguyên tắc
thiết kế của phần diềm mái
• Tất cả các tỉ lệ của cột được xây
dựng trên đường kính của
thân cột,
• Thông thường phần diềm mái
được chia làm 3 phần khác
nhau.
1. Thức cột Doric thức cột cổ nhất và
đơn giản nhất trong hệ thống các
thức cột cổ điển.
2. Thức này được hình thành từ một trụ
thẳng đứng phình to ở đáy.
3. Thức cột này không có phần đế cột
(base) và phần đầu cột (capital).
4. Vẻ đẹp thức cột này thường được so
sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của
người đàn ông cường tráng.
5. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao
cột khoảng 1:5-1:6.
Phần diềm mái được chia thành 3
phần khác nhau là Cornice, Frieze
và Architrave
• Một đặc điểm quan trong của thức Doric là sự
sử dụng hiệu ứng chỉnh sửa phối cảnh

• Tất cả các tòa nhà được bố cục theo hình


cong nhẹ sẽ tạo ra sự hiệu chỉnh ảo giác
quang học khi quan sát

• Thân cột sẽ được thiết kế hơi lồi ở giữa và


nghiêng vào trong để tạo ảo giác
Đền thờ Hepaetheus, Hy lap, dùng cột Doric
Đền thờ Hera, Italia, dùng cột Doric
• Thức Ionic xuất hiện từ vùng Ionia
thuộc Tiểu Á, thuộc địa của Hy lạp
• Đầu cột Ionic có đặc điểm gồm hai
vòng cuốn xoắn ốc (volute) được gắn
trên đầu cột được trang trí gờ chỉ.
Đầu cột được trang trí với các họa tiết
khắc chìm.
• Khởi đầu, phần cuốn ốc này thường
nằm trên một mặt phẳng, sau này
được uốn cong ra ngoài ở các góc.
• Thức Ionic được thiết kế chỉ để nhìn
từ phía trước
Thức cột Ionic đặt trên phần đế và
có phần bệ đỡ cột (stylobate) nằm
giữa thân cột và đế cột.
• Tỉ lệ chiều cao của thức này vào khỏang 1;9 -
1;10 đường kính bệ cột
• Thân cột có khỏang 24 đường rãnh.
• Cột Ionic thanh mảnh được biểu trưng cho vẻ
đẹp dịu dàng và mềm mại của người phụ
nữ
• Thức cột này không áp dụng nguyên tắc chỉnh
sửa phối cảnh
Đền thờ Nike Apteros ở Acropolis, Athens
Mô hình đền thờ thần Artemis, tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
1. Thức cột Corinth là thức cột hoa
mỹ nhất với những rãnh nhỏ và đầu
cột được trang trí cầu kỳ với
những lá và đường xoắn ốc.
2. Thức cột này xuất hiện cuối thời kì
Hy lạp cổ điển
3. Tên của thức cột xuất phát từ 1
thành phố ở Hi Lạp là Corinth, mặc
dù lần đầu được xuất hiện và sử
dụng rộng rãi là ở Athens.
4. Mặc dù có nguồn gốc từ Hi Lạp, cột
Corinth thực sự hiếm khi được sử
dụng tại Hi Lạp
Đền Apollo ở Epicurius, công trình cổ nhất sử dụng cột Corinth
Đền Olympian Zeus ở Athens
• Thức cột này có cùng tỉ lệ với cột Ionic nhưng có phần đầu cột diêm dúa
hơn nhiều.
• Phần đầu cột được thiết kế để có thể quan sát từ mọi hướng,
• Thức Corinthian được coi như tượng trưng cho vẻ đẹp của người thiếu nữ.
Nguyên tắc cấu tạo của cột
• Cột Hy lạp được xếp từ các phiến đá
mable tròn đục thủng ở giữa.
• Sau khi xếp chồng lên nhau, một
chốt bằng đá được chèn giữa
thân cột
• Phần đầu cột và diềm mái được thi
công theo nguyên tắc tương tự.
• Các đường rãnh cột được chạm khắc
sau cùng
Quần thể Acropole
1. Acropole (thành phố cao) ở Athen xây dựng khỏang 50 năm nửa sau thế kỉ 5
trước CN.
2. Cụm công trình có kích thức dài 300m, rộng 130m, đặt trên một khu vực bằng
phải trên đỉnh núi cao giữa thành phố.
3. Công trình thể hiện khát vọng DÂN CHỦ của người dân Athens
Cổng vào Propylées
Cổng Propylae.
• Đường lên duy nhất cho quần
thể Acropole.
• Bên ngoài là cột Doric, bên
trong là cột Ionic thanh mảnh
hơn.
• Không gian hai bên là thư
viện, trưng bày tranh ảnh.
• Ngôi đền có hành lang cột bao quanh, hai mặt chính có tám cột, dùng thức cột
Dorich
• Hai mặt chính có 8 cột, hai mặt bên có 17 cột.
• Công trình dùng loại đá cẩm thạch trắng, mái vì kèo gỗ.
• Tổng giá trị xây
dựng của dự án
Acropole khoảng 30
triệu drama (tương
đương 2 tỉ USD hiện
nay)
• 30.000 tấn đá cẩm
thạch được lấy từ
mỏ đá cách đó 16
km.
Chỉnh sửa phối
cảnh ở đền
Parthenon khoảng
6cm
• Cái đẹp mẫu mực mà các điêu khắc của Phidias đạt được là sự hài hòa giữa thể
chất và tinh thần của con người, mang tính chất nhân văn cao.
• Đền Partenon được xem như chuẩn mực về kiến trúc và điêu khắc cho nghệ
thuật phương Tây suốt hàng chục thế kỷ sau.
Đền Parthenon tại thành phố Nashville, bang Tenenssee. Mỹ
• Đền Erechtheion dành để
thờ hai Thần Athèna và
Poseidon. Đây là đền duy
nhất có mặt bằng không
đối xứng.
• Erechtheion thì nhỏ hơn
duyên dáng với thức cột
Ionic, và hàng cột Caryait
(những cô gái nô lệ xứ Caria).
Công trình hòan tòan đối lập
với Partheon
Đền thờ Nike Athena.
• Nằm cạnh cổng.
• Sử dụng thức cột Ionic.
• Hai mặt đối xứng.
• Phổ biến trong kiến trúc đô thị thời bấy giờ là các Agora (quảng trường công
cộng) và các Acropolis (quần thể đền đài xây dựng trên cao).
• Các Agora là trung tâm chính trị kinh tế của thành phố. Đây là một không
gian mở dành cho các công dân tự do của thành phố tập trung trao đổi hàng
hóa, luận bàn chính sự, lắng nghe các tuyên cáo của nhà nước.
• Bố cục 1 Agora thường
có đền thờ, hành lang có
mái che (stoa), nhà của
hội đồng nhân dân
(boule)
• Các Agora thời kì đầu có
hình dáng bất quy tắc, bố
cục tự do.
• Từ cuối thế kỉ 4, có tổ
chức hình học nghiêm
ngặt với các hàng cột 2
tầng .

Quần thể Agora ở Athens


Hàng lang có mái che (Stoa) Athens
Hội đồng thành phố (Boube)
Đường hầm dẫn nước Eupalinos
(Tunnel of Eupalinos)
• Dài 1036m, được xây dựng năm 600
TCN.
• Một trong số những hầm đầu tiên
trên thế giới đào từ 2 phía.
• Gồm một hệ thống đường dẫn và
hầm dẫn nước.
• Nhà hát được xây dựng ngoài trời,
khu vực khán giả dựa theo thế
núi, ôm lấy sân khấu hình tròn, các
lối đi tán xạ.
• Giai đoạn đầu sân khấu chỉ là khoảng
đất trống.
• Từ thế kỉ 3 TCN, nhà hát được thiết
kế hoàn thiện hơn, nhất là sân khấu
đã được bô trí thêm phòng hoá trang
và để đạo cụ và phòng nhạc công.
Nhà hát trong quần thể Delphi
• Nhà hát ngoài trời ở Epidaure (năm
350 TCN), sân khấu là một hình tròn
đường kính 20,4m; đường kính khu
vực khán đài 118m với 34 hàng ghế
ngồi.
• Nhà hát ngoai trời ở Megalopolis,
đường kính khu vực khán đài 140m.
phía sau có nhà hội trường lớn (xây
dựng khoảng 370-360 tr.cn) với mẳt
bằng hình chữ nhật 66mx52m. Chỗ
ngồi bố trí hinh chu U với sưc chứa 1
vạn người.
• Lăng mộ nhà vua Mausol ở Halicarnasse
(năm 335-334 trước Công nguyên)
• Công trinh được chia làm 3 phần: phần
đế thứ nhất để thi hài nhà vua được xây
bằng đá, phần tầng 2 bố trí phong tế lễ,
bên ngoài có hàng cột thức chạy bao
quanh. Phần thứ 3 trên cùng có dạng kim
tụ tháp, trên đỉnh đặt một cụm tượng.
• Lăng mộ cao 43,55m, là một loại lăng mộ
kiểu tập trung, kết hợp cả phong cách kiến
trúc Tiểu á và phong cách kiến trúc Ai cập
Đấu trường ở Olympia

Đấu trường (Palaestra) là nơi thi đấu, tập luyện thể thao, có dạng mặt bằng tiêu
chuẩn hình chữ nhật
NHÀ Ở
• Mặt bằng nhà ở thường có sân trong
• Vật liệu gạch đất sét khô, khung gỗ chứa
rơm hoặc rong biển trát bằng đất sét hoặc
thạch cao. Các nhà ở lớn được xây bằng
đá.
• Nhà được xây trên nền đá để bảo vệ các
thành phần khỏi ẩm.
• Tầng 2 dành cho phụ nữ.
• Phố phường và nhà ở Hy lạp cổ đại
được xây dựng phụ thuộc vào
điều kiện địa hinh.
• Quy họach đô thị chú trọng tới việc
tạo ra các không gian công cộng
lớn
• O khu vực Tiểu á, địa hình bằng
phẳng nên phố phường quy hoạch
theo kiểu ô cờ, khu đất xây dựng
nhà ở gần giống nhau. Mỗi khu
phố có kích thước 30x40m.
• Hippodamos ở Miletus được xem
như cha đẻ của quy họach đô thị.
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
• Công trình có mục đích rõ ràng để tìm kiếm vẻ đẹp, nhiều nhất là đền thờ.
• Kiến trúc phục vụ tôn giáo.
• Vẻ đẹp nằm trong tỉ lệ toán học.
• Đóng góp quan trọng nhất là hệ thức cột, phát sinh từ sự nghiên cứu cơ
thể con người.
• Thể loại công trình đa dạng, phục vụ cho xã hội Dân chủ.
• Sử dụng vật liệu tự nhiên (gạch gỗ đá, thạch cao), nhiều nhất là đá Mabre.
• Kết cấu dầm cột, không sử dụng vật liệu liên kết mà dùng trọng lượng của
vật liệu để ổn định kết cấu.
• Quy hoạch đô thị đa dạng.

You might also like