Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đề cương chi tiết học phần


TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
[GENERAL PSYCHOLOGY]

I. THÔNG TIN NHÓM BIÊN SOẠN ĐỀ CƯƠNG


- Họ và tên: Nguyễn Văn Lượt
- Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS
- Địa chỉ liên hệ: Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 0912.229.910
- Email: nguyenvanluot@gmail.com
II. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN
1. Mã học phần: PSY1051
2. Số tín chỉ: 3
- Số giờ tín chỉ: 45 (40/5)
- Số tiết học: 140 (40/10/90)
3. Học phần tiên quyết: Không
- Loại học phần: Bắt buộc
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. Danh sách giảng viên:
+ Họ và tên: Nguyễn Văn Lượt
Chức danh, học hàm, học vị: PGS.TS
Địa chỉ liên hệ: Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0912.229.910
Email: nguyenvanluot@gmail.com
+ Họ và tên: Đào Thị Diệu Linh
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ
Địa chỉ liên hệ: Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0912 170 182 ; Email: linhdtd@vnu.edu.vn

III. MỤC TIÊU HỌC PHẦN


Học phần trang bị cho sinh viên nhận thức khoa học về các yếu tố tạo nên bản
chất tâm lí người, các quá trình hình thành, phát triển mang tính quy luật của các
hiện tượng tâm lí, các phẩm chất và thuộc tính tâm lí nổi bật, các con đường hình
thành và phát triển nhân cách và các yếu tố tác động đến quá trình lệch chuẩn ở mỗi
người; hình thành cho sinh viên thái độ sống tích cực, chủ động, sáng tạo. Trên cơ sở
kiến thức, thái độ đó, sinh viên có năng lực làm chủ cảm xúc của bản thân, có năng
lực phân tích, đánh giá các hiện tượng tâm lí người trong từng hoàn cảnh cụ thể.
IV. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN
Học phần cung cấp cho người học những kiến thức khái quát về bản chất của
các hiện tượng tâm lí người; sự hình thành phát triển tâm lí, ý thức; các quá trình
nhận thức; trí nhớ; ngôn ngữ; các phẩm chất và thuộc tính tâm lí điển hình của nhân
cách; các con đường hình thành và phát triển tâm lí và hiện tượng lệch chuẩn trong
nhân cách.
V. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN
5.1. Về kiến thức
- Có nhận thức khoa học về các hiện tượng tâm lí người
- Nhận thức khoa học về sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức
- Nhận thức khoa học về các quá trình nhận thức
- Nhận thức khoa học về các phẩm chất và thuộc tính tâm lí
- Nhận thức khoa học về các con đường hình thành và phát triển tâm lí, cũng
như các yếu tố tác động đến việc lệch chuẩn cá nhân.
5.2. Về kỹ năng
- Có năng lực tìm kiếm và lựa chọn kiến thức đã học nhằm vận dụng để giải
quyết các tình huống cụ thể trong đời sống tâm lí của con người.
- Thực hiện các quá trình quan sát, tư duy, tưởng tượng hiệu quả
- Phân tích được những biểu hiện của tâm lí con người và lí giải nó trong từng
tình huống cụ thể và kỹ năng xử lí các tình huống khéo léo.
- Có năng lực làm chủ, thích ứng và quản lí cảm xúc của bản thân để thực hiện
tốt hoạt động học tập và nghề nghiệp.
5.3. Về thái độ
- Có thái độ học tập tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức cho bản thân và nghề
nghiệp tương lai.
- Có lối sống tích cực, lành mạnh.
- Có thái độ chân thành, hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ người khác.
VI. NỘI DUNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Chương 1. Bản chất của hiện tượng tâm lí người (9 tiết – tuần 1,2,3)
1.1. Khái niệm và phân loại
1.2. Các yếu tố tạo nên bản chất tâm lí người
1.3. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người
Chương 2. Sự hình thành, phát triển tâm lí, ý thức (3 tiết – tuần 4)
2.1. Sự hình thành, phát triển tâm lí
2.2. Sự hình thành, phát triển ý thức
2.3. Các cấp độ của ý thức
Chương 3. Các quá trình nhận thức (9 tiết – tuần 5,6,7)
3.1. Cảm giác và các quy luật của cảm giác
3.2. Tri giác và các quy luật của tri giác
3.3. Tư duy và tưởng tượng
Chương 4. Trí nhớ (3 tiết – tuần 8)
4.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của trí nhớ
4.2. Các quá trình của trí nhớ
4.3. Các kiểu trí nhớ
Chương 5. Ngôn ngữ (3 tiết – tuần 9)
5.1. Khái niệm, chức năng, vai trò của ngôn ngữ
5.2. Các loại ngôn ngữ
5.3. Cơ chế sản sinh và tiếp nhận lời nói bên ngoài
Chương 6. Các phẩm chất và thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách (9 tiết –
tuần 10,11,12)
6.1. Tình cảm và các quy luật của tình cảm
6.2. Ý chí và hành động ý chí
6.3. Các thuộc tính tâm lí
Chương 7. Các con đường hình thành và phát triển nhân cách (9 tiết – tuần
13,14,15)
7.1. Giáo dục
7.2. Hoạt động
7.3. Giao tiếp
7.4. Môi trường
7.5. Khái niệm chuẩn mực và các loại chuẩn mực
7.6. Lệch chuẩn và các loại lệch chuẩn
7.7. Hậu quả của lệch chuẩn, GD sửa chữa các hành vi sai lệch
VII. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
 Kiểm tra giữa kỳ: hệ số 0,3 theo hình thức kiểm tra là viết tiểu luận theo chủ
đề lựa chọn
 Đánh giá thường xuyên: hệ số 0,1 theo sổ theo dõi lên lớp và trao đổi thảo
luận trên lớp
 Thi cuối kỳ: hệ số 06 theo hình thức thi viết hoặc thi vấn đáp.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu bắt buộc
1. Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội
 Tài liệu tham khảo
1. Học viện hành chính quốc gia (2004), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB
ĐHQGHN
2. Nguyễn Thị Huệ, Lê Thị Minh Nguyệt (2009), Hỏi đáp môn Tâm lý học đại
cương, NXB ĐHQGHN

You might also like