Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN DÂN SỐ HỌC


1. Khái niệm về dân số.
Dân số là một tập hợp nhiều cá thể con người trong xã hội. Dân số là chủ thể
của xã hội nhưng cũng đồng thời là đối tượng quản lý của xã hội.
Nhân khẩu học hay dân số học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng và quy
luật dân số, bao gồm các yếu tố: Qui mô, cơ cấu, phân bố, mật độ dân số cũng như
các quá trình sinh, tử, di dân, tăng trưởng dân số trong sự tác động qua lại với các
yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa.
2. Qui mô dân số.
2.1. Qui mô dân số.
Qui mô dân số là tổng số dân trên một vùng lãnh thổ tại một thời điểm nhất
định. (số dân hoặc dân số của cả nước), một khu vực, một tỉnh, một huyện, một xã
để chỉ quy mô dân số của lãnh thổ đó.
Năm 1987: 5 tỷ người, năm 1999: 6 tỷ người, dự báo năm 2012: 7 tỷ người,
năm 2026: 8 tỷ người, năm 2050: 9 tỷ người. Như vậy, sau hàng triệu năm dân số
thế giới mới đạt 1 tỷ người, sau 130 năm thế giới mới có tỷ người thứ 2. Sau 1930,
thời gian có thêm 1 tỷ người rút ngắn rất nhiều. Theo dự báo, nếu cộng đồng quốc
tế phấn đấu nỗ lực thì dân số thế giới sẽ tăng chậm lại và sẽ đạt mức 9 tỷ vào năm
2050.
Theo số liệu thống kê, qui mô dân số Việt Nam cũng tăng với tốc độ nhanh
trong những năm qua, mặc dù hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài, thiên tai liên
tiếp, kinh tế xã hội kém phát triển.

Năm Dân số/ triệu người


1921 15,5
1930 17,7
1945 23,2
1960 30
1989 64,8
1999 76,3
2009 Dự báo 87,5

Như vậy, sau 90 năm dân số Việt Nam tăng 6 lần. Nếu tính từ năm 1960, sau
50 năm dân số Việt Nam tăng gần 3 lần, với khoảng hơn 86 triệu người, Việt Nam
có dân số đông thứ 14 trong gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
2.2. Dân số trung bình.
- Dân số trung bình là số dân trung bình của tổng dân số đầu kỳ và dân
số cuối kỳ chia đôi.
Dân số trung bình của một năm là tổng số dân của dân số tính tại thời
điểm ngày 1/1 và ngày 31/12 của năm đó cộng lại và chia đôi.
Dân số biến động không ngừng, nên để chỉ dân số của một năm, người ta
tính dân số trung bình của năm đó. Nếu trong số liệu nêu dân số của một năm
nhất định là một số cụ thể thì số đó được hiểu là dân số trung bình của năm đó.
Người ta cũng có thể lấy dân số vào thời điểm ngày 01 tháng 7 hàng năm (thời
điểm giữa năm) là dân số trung bình của năm đó.
Cách tính:
Dân số đầu kỳ + Dân số cuối kỳ
Dân số trung bình =
2
- Ví dụ: Dân số của tỉnh A tại thời điểm 01/01/2007 là 2,65 triệu người và
tại thời điểm 31/12/2007 là 3,25 triệu người. Vậy dân số trung bình của tỉnh A năm
2007 được tính như sau :
Dân số trung bình của tỉnh A 2,65 + 3,25
= = 2,95 ( triệu người)
năm 2007 2

2.3. Tỷ suất tăng trưởng dân số.


- Tỷ suất tăng trưởng dân số (thường quen được gọi là tỷ lệ tăng dân số) là tỷ
suất mà dân số tăng lên hay giảm đi trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm) là do các yếu tố biến động sinh, chết, chuyển đi, chuyển đến. Tỷ suất tăng
trưởng dân số được biểu thị bằng một số phần trăm.
- Cách tính:
Dân số năm sau – Dân số năm trước
Tỷ lệ tăng dân số = X 100
Dân số năm trước
- Ví dụ: Lấy số liệu dân số của địa phương mình phụ trách, tính theo công
thức nêu trên.
2.4. Thời gian dân số tăng gấp đôi.
- Thời gian dân số tăng gấp đôi là số thời gian cần thiết để dân số tăng gấp đôi
nếu tỷ suất tăng dân số cứ giữ nguyên.
Cách tính đơn giản thời gian dân số tăng gấp đôi là lấy 70 chia cho tỷ suất
tăng trưởng dân số biểu thị bằng số phần trăm.
Ví dụ: Nếu năm 2000, dân số xã A là 9.500 người và tỷ lệ tăng dân số hàng
năm liên tục không đổi là 2% hàng năm, thì sau 35 năm, dân số xã A sẽ tăng gấp
đôi, tức là 19.000 người vào năm 2035 (70: 2 = 35)
Hiện nay dân số nước ta là khoảng 86 triệu người, tỷ lệ phát triển dân số là
1,2%. Nếu tỷ lệ phát triển dân số như trên không thay đổi thì 58 năm nữa (vào năm
2057) dân số nước ta sẽ tăng gấp đôi là 172 triệu người. Nói cách khác thời gian
tăng gấp đôi của dân số Việt Nam (với giả định tỷ lệ phát triển dân số không đổi)
là 58 năm.
3. Cơ cấu dân số.
Cơ cấu dân số là tỷ trọng một nhóm dân số theo một đặc trưng nhất định
trong tổng số dân số. Tùy theo cách phân loại và nhu cầu nghiên cứu có thể chia
thành các loại cơ cấu dân số khác nhau như: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, cơ cấu
dân số theo giới tính, cơ cấu dân số theo dân tộc, . . . .
3.1. Cơ cấu theo giới tính.
- Cơ cấu dân số theo giới tính là tỷ trọng số nam trên số nữ của một tập hợp
dân số. Cơ cấu dân số theo giới tính được biểu thị bằng tỷ số giới tính.
Dân số là nam giới
Tỷ số giới tính = X 100
Dân số là nữ giới

- Ví dụ: Năm 2007, xã Ngọc Hiển có 7.500 người, trong đó có 3.675 nam và
3.825 nữ. Vậy, tỷ số giới tính bằng:
3.675
Tỷ số giới tính = X 100 = 96
3.825
Điều này nghĩa là ở xã Ngọc Hiển năm 2007, cứ 100 nữ thì có 96 nam.
- Cơ cấu giới tính khi sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh là một vấn đề
xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây. Tỷ số giới tính khi sinh được đo
bằng số trẻ em là trai sinh ra sống so với số trẻ em là gái sinh ra sống trong cùng
khoảng thời gian trên cùng một địa bàn nhân với 100.
Theo quy luật tự nhiên, tỷ số giới tính khi sinh nằm trong khoảng 103 đến
107 bé trai trên 100 bé gái là mức bình thường. Do tỷ lệ chết của trẻ em trai cao
hơn trẻ em gái (Trong trường hợp không có phân biệt đối xử) nên đến tuổi trưởng
thành số thanh niên nam và nữ là tương đương nhau.
Trong một số năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh của nước ta tăng liên tục
và mất cân bằng: 2005:109, 2006:111, 2007: 112, 2008: 112 Nguyên nhân của tình
trạng này là sự kết hợp 2 yếu tố: Do ảnh hưởng của truyền thống nho giáo, tư
tưởng trọng nam kinh nữ vẫn còn nặng nề và nhờ các kỹ thuật siêu âm hiện đại
giúp phát hiện sớm giới tính thai nhi và loại bỏ thai nhi có giới tính là gái..
Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra, không được khắc phục thì vài chục
năm sau nam sẽ nhiều hơn nữ, dẫn đến nhiều nam giới không có điều kiện lập gia
đình, nạn buôn bán phụ nữ, mại dâm v.v...sẽ phát triển làm mất ổn định xã hội.
3.2. Cơ cấu dân số theo tuổi.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi (nhóm tuổi) là tỷ trọng dân số ở từng độ tuổi
(nhóm tuổi) trên tổng số dân số. Cơ cấu dân số theo độ tuổi (nhóm tuổi) thường
được biểu thị bằng tỷ lệ dân số ở một độ tuổi (nhóm tuổi) so với tổng số dân số,
tính theo phần trăm.
- Công thức:
Tỷ lệ dân số ở một Dân số thuộc một độ tuổi (nhóm tuổi)
= X 100
độ tuổi (nhóm tuổi) Tổng số dân

- Ví dụ: Dân số năm 2006 của xã A là 1,5 triệu người, trong đó dân số
thuộc nhóm tuổi 15 – 49 tuổi là 0,7 triệu người. Tỷ lệ dân số ở nhóm tuổi 15 – 49
là :
0,7
T(15 - 49) = x 100 = 50,3%
1,5
3.3. Cơ cấu dân số theo dân tộc
- Cơ cấu dân số theo dân tộc là tỷ trọng dân số của một hoặc một nhóm dân
tộc trong tổng số dân số.
- Cách tính:
Cơ cấu dân số theo dân tộc được biểu thị bằng tỷ lệ dân số của một nhóm dân
tộc so với tổng số dân số, tính theo phần trăm.
DScủa một(hoặc một nhóm) dân tộc
Tỷ lệ dân số theo dân tộc = X 100
Tổng số dân

- Ví dụ: Dân số năm 2006 của xã A là 15.000 người, trong đó dân số thuộc
nhóm dân tộc kinh là 3 nghìn người. Tỷ lệ dân số theo dân tộc Kinh là:
3.000
Dân tộc Kinh = X 100 = 20%
15.000

3.4. Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân.


Cơ cấu dân số theo tình trạng hôn nhân là sự phân chia số dân từ một nhóm
tuổi nào đó theo tình trạng hôn nhân như:
Chưa bao giờ kết hôn
Đang có vợ (chồng)
Góa
Ly thân
Ly hôn
Tình trạng hôn nhân cũng có thể được xét theo giới tính.
Ví dụ: Dân số của xã A năm 2009 là 12.500 người, trong đó dân số nữ từ 15
tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn nhân như sau:
Chưa bao giờ kết hôn: 26,7%
Đang có chồng: 59,9%
Góa: 11,6%
Ly thân: 0,95%
Ly hôn: 0,85%
Tổng cộng: 100%
Công tác DS-KHHGĐ ở xã A trước hết phải tập trung vào 59,9 % số nữ đang
có chồng. Nhóm chưa kết hôn chủ yếu là thanh niên cần được giáo dục về DS-
SKSS để tránh mang thai ngoài ý muốn. Nhóm phụ nữ góa, ly thân thường là
nhóm có khó khăn về vật chất và tinh thần cần được quan tâm hỗ trợ.
4. Mật độ dân số.
Mật độ dân số được biểu thị bằng bình quân số người trên một đơn vị diện
tích đất đai. Thông thường tính bình quân số người của một quốc gia hoặc một
vùng lãnh thổ trên một Km2.
- Cách tính:
Tổng dân số
MĐDS (người/km2) =
Tổng diện tích (km2)
Diện tích nước ta là hơn 330.000 km2. Nếu lấy số chính thức của Tổng cục
Thống kê, dân số năm 2008 = 86,2 triệu, như vậy mật độ dân số nước ta hiện nay
là 260 người/km2, mật độ dân số Việt Nam gấp 5,3 lần mật độ Thế giới, gấp 2 lần
châu Á và Đông Nam Á.
5. Biến động dân số.
Biến động dân số là sự tăng hoặc giảm về số lượng dân số của một vùng lãnh
thổ trong một khoảng thời gian nhất định. Các yếu tố tác động đến biến động dân
số gồm sinh, chết (biến động tự nhiên) và nhập cư, xuất cư (biến động cơ học)
5.1. Biến động dân số tự nhiên.
5.1.1. Tỷ suất sinh thô ( ký hiệu là CBR), còn gọi là tỷ suất sinh
Tỷ suất sinh là số trẻ sinh ra sống tính trên 1000 người dân trong một năm
nhất định.
Số trẻ sinh ra sống trong năm
Tỷ suất sinh (CBR, %0) = X 1000
Dân số trung bình của năm
Chỉ tiêu tỷ suất sinh thô rất dễ tính toán nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của cơ
cấu tuổi sinh đẻ. Do đó đôi khi tỷ suất sinh thô không phản ánh chính xác mức
sinh. Chẳng hạn xã A có tỷ suất sinh thô là 15% 0, xã B có tỷ suất sinh thô là 13%0,
ta cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định mức sinh của xã A cao hơn xã B nếu chưa
xem xét tỷ trọng dân số trong độ tuổi sinh đẻ của 2 xã này.
5.1.2. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên.
- Mục tiêu của chương trình KHHGĐ Việt Nam là mỗi cặp vợ chồng chỉ nên
có 1 đến 2 con, do vậy thường tính tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên để đánh giá tình
hình thực hiện KHHGĐ của một địa phương, đơn vị.
- Cách tính:
Số sinh là con thứ ba trở lên
Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên (%)= x 100
Tổng số sinh
- Ví dụ: Lấy số liệu của địa phương mình phụ trách, tính theo công thức trên.
5.1.3. Tỷ suất sinh đặc trưng theo từng nhóm tuổi ( ký hiệu là ASFR)
Nhóm tuổi sinh đẻ thường được qui định từ 15 đến 49 tuổi (đối với tuổi của
phụ nữ, tuổi người vợ). Trong nghiên cứu dân số người ta thường chia nhóm tuổi
sinh đẻ ra các nhóm 5 tuổi là: 15-49; 20-24; 25-29; 30-34; 35-39; 40-44 và 45-49.
Trong nhóm tuổi này mức sinh ở các nhóm tuổi rất khác nhau.
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi được xác định như sau:

Số trẻ em do các bà mẹ ở độ
Tỷ suất sinh đặc
tuổi X sinh ra trong năm
trưng của nhóm tuổi = x 1000
Số phụ nữ trong độ tuổi X
(‰)
Phân tích tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi giúp ta biết nhóm tuổi nào có độ
mắn đẻ hơn, nhóm tuổi cao hoặc thấp là nhóm tuổi sinh đẻ không có lợi, có mức
sinh đẻ ra sao...để có định hướng quan tâm trong công tác DS-KHHGĐ.
5.1.4. Tổng tỷ suất sinh (ký hiệu TFR)
Tổng tỷ suất sinh (TFR) là tổng cộng các tỷ suất sinh đặc trưng theo từng
nhóm tuổi và là số con trung bình của một bà mẹ tính đến hết tuổi sinh đẻ.
TFR là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất mức sinh của dân số ở một địa
phương, một khu vực, một nước, vì không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tuổi.
TFR của một số khu vực như sau:

Việt Nam 2008: 2,08


Thế giới 2006: 2,6
Các nước phát triển 2006: 1,6
Các nước trung bình: 2,2
Các nước chậm phát triển: 3,6
Như vậy, so với mặt bằng chung, mức sinh của Việt Nam gần với mức sinh
của nhóm nước trung bình, thấp hơn mức sinh chung của thế giới. Ở trong nước, so
sánh giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn thì mức sinh của thành thị thấp
hơn nhiều so với khu vực nông thôn.
5.1.5. Mức sinh thay thế.
Mức sinh thay thế là mức sinh mà trung bình một phụ nữ trong toàn bộ cuộc
đời sinh đẻ của mình sinh đủ số con gái để thay thế mình thực hiện chức năng sinh
đẻ, duy trì nòi giống.
Hiểu một cách nôm na thì nếu mỗi người mẹ sinh được 2 con là đạt mức sinh
thay thế, vì theo quy luật tự nhiên và tính trên phạm vi rộng thì trong 2 con sẽ có 1
con gái để thay thế mẹ mình thực hiện chức năng sinh đẻ (tái sản xuất dân số). Tuy
nhiên do ảnh hưởng bởi các yếu tố tuổi thọ của phụ nữ, tỷ suất chết trẻ em, tỷ lệ
người độc thân, vô sinh... nên mức sinh thay thế thường là hơn 2 con.
Mức sinh thay thế ( mỗi cặp vợ chồng có 2 con) là mục tiêu quan trọng của
công tác DS-KHHGĐ ở nước ta.
5.1.6 Các tỷ suất chết
- Tỷ suất chết thô (ký hiệu CDR) được tính theo phần nghìn và được xác định
như sau:
Số người chết trong năm
CDR = x 1000
Số dân trung bình của năm

- Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi tính theo phần nghìn và được xác định như
sau:
Số trẻ em dưới 1 tuổi bị
chết trong năm
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi = x 1000
Số trẻ em sinh ra sống trong
năm

- Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi tính theo phần nghìn và được xác định như
sau:
Số trẻ em dưới 5 tuổi bị
chết trong năm
Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi = x 1000
Số trẻ em sinh ra sống
trong năm

- Tỷ số chết mẹ tính theo phần nghìn và được xác định như sau:
Số bà mẹ bị chết liên quan đến chửa đẻ
trong năm
Tỷ số chết mẹ = x 1000
Số trẻ đẻ ra sống trong năm

Trong nghiên cứu người ta còn xem xét nhiều tỷ suất chết nữa, nhưng 4 chỉ số
trên hết sức quan trọng và là những chỉ tiêu phấn đấu trong lĩnh vực dân số, y tế.
Những chỉ số này phản ánh tình trạng dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em, đồng
thời cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của một địa phương, một
nước, một khu vực
6. Biến động dân số cơ học
Biến động dân số cơ học (chuyển cư) là sự thay đổi chỗ ở của dân số, nói
chính xác hơn là sự di chuyển của dân số qua một biên giới xác định của một vùng
lãnh thổ nhằm mục đích thiết lập một nơi ở mới. Cùng với sinh, chết (biến động tự
nhiên dân số), chuyển đi, chuyển đến (biến động cơ học của dân số) cấu thành các
thành phần biến động dân số.
6.1. Tỷ suất nhập cư
Tỷ suất nhập cư (chuyển đến) là số người nhập cư đến một nơi tính trên 1000
người dân ở nơi đó trong một năm nhất định.
Tỷ suất nhập cư Số người nhập cư
= X 1000
(%o phần nghìn ) Tổng số dân ở nơi đến
-
6.2. Tỷ suất xuất cư
Tỷ suất xuất cư (chuyển đi) là số người xuất cư rời khỏi một địa bàn gốc tính
trên 1000 người dân ở địa bàn gốc đó trong một năm nhất định.

Số người xuất cư
Tỷ suất xuất cư = X 1000
(%o phần nghìn ) Tổng số dân ở nơi gốc

7. Phương trình cân bằng dân số


Là công thức cơ bản nhất để tính toán sự biến động dân số bằng số học theo
thời gian gọi là “Phương trình cân bằng dân số”.

Pt = Po + (B - D) + (I - E)

Trong đó : - Pt là dân số thời điểm cuối


- Po dân số thời điểm đầu
- B là số sinh
- D là số chết
- I là số chuyển đến (nhập cư)
- E là số chuyển đi (xuất cư)
Phương trình cân bằng biểu thị sự biến động dân số qua bốn thành tố : Sinh ;
Chết ; Đi ; Đến. Vì trong dân số sinh ra, chết đi, chuyển đi, chuyển đến tạo nên sự
thay đổi số người tại một địa bàn.
- Ví dụ :
Dân số của xã A tại thời điểm 01/01/2007 là 2.650 người, trong năm 2007 số
trẻ sinh ra là 450 người, số người chết là 120 người, số người chuyển đến 150
người và số người chuyển đi là 98 người. Vậy Pt (1/1/2008) là :
Pt = 2.650 + (450 – 120) + (150 – 98) = 3.052 ngư

You might also like