Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Định luật Coulomb về tương tác giữa hai điện tích:


1) Nội dung:
a) Phát biểu định luật:
 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ
lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
 Phương của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là đường thẳng nối hai điện tích điểm đó. Hai điện
tích cùng đấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau.
b) Biểu thức của định luật:

{
1 9 2 −2
¿ k= =9 ×10 ( N m C )
F=k ¿ q 1 q 2∨ 2 → 4 π ε0 ¿
r
ε=8.85× 10 ( C N m )
−12 2 −1 −2

 Trong đó F được đo bằng đơn vị niutơn (N), r được đo bằng đơn vị mét (m) và q 1,q2 được đo bằng đơn
vị Culông (Kí hiệu là C).
2) Mức độ nắm kiến thức:
a) Mức biết:
 Thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế, mô tả được sự hút (hoặc đẩy) của một điện tích vào
một điện tích khác.
 Phát biểu được định luật Coulomb và nêu được đơn vị đo điện tích.
b) Mức hiểu:
 Sử dụng biểu thức F = q1q2/4πε0r2 , tính và mô tả được lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong
chân không (hoặc trong không khí).
c) Mức vận dụng linh hoạt:
 Sử dụng được biểu thức F = q1q2/4πε0r2 để giải quyết được câu hỏi tính toán hợp lực liên quan đến hệ
nhiều điện tích.
 …
d) Mức sáng tạo:
 Sử dụng được hiểu biết về định luật để giải thích, chứng minh, đánh giá được một số hiện tượng, ứng
dụng có liên quan đến tĩnh điện trong thực tế: Quần áo dính sát vào người trong những ngày mùa
đông; sử dụng hiện tượng tĩnh điển để sơn các bề mặt, in ấn,…
 …

II. Định luật Ohm cho vật dẫn kim loại:


1) Nội dung:
a) Phát biểu định luật:
 Với một vật dẫn ở nhiệt độ không đổi, cường độ dòng điện qua vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
giữa hai đầu vật dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.
b) Biểu thức của định luật:
U
I=
R
 Trong đó I được đo bằng đơn vị ampe (A), U được đo bằng đơn vị vôn (V) và R được đo bằng đơn vị ôm
(Kí hiệu là ).
2) Mức độ nắm kiến thức:
a) Mức biết:
 Phát biểu được định luật Ohm cho vật dẫn kim loại.
b) Mức hiểu:
 Sử dụng được biểu thức I = U/R để tính toán được cường độ dòng điện đi qua một vật dẫn dưới hiệu
điện thế xác định, ở một nhiệt độ xác định.
 Vẽ phác và thảo luận được về đường đặc trưng I – U của vật dẫn kim loại ở nhiệt độ xác định.
c) Mức vận dụng linh hoạt:
 Mô tả được sơ lược ảnh hưởng của nhiệt độ lên đường đặc trưng I – U của đèn sợi đốt, điện trở nhiệt
(thermistor).
 Sử dụng được biểu thức I = U/R để tính toán được cường độ dòng điện đi qua một mạch điện đơn
giản dưới hiệu điện thế xác định, ở một nhiệt độ xác định.
d) Mức sáng tạo:
 Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được suất điện
động và điện trở trong của pin hoặc acquy (battery hoặc accumulator) bằng dụng cụ thực hành.

III. Định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ:
1) Nội dung:
a) Phát biểu định luật:
 Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ
thông qua mạch kín đó:
 Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng mà nó sinh
ra có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông qua mạch kín đó.
b) Biểu thức của định luật:
−∆
ec=
∆t
 Trong đó ec được đo bằng đơn vị vôn (V), ∆ được đo bằng đơn vị vêbe (Wb) và ∆ t được đo bằng đơn
vị giây (s).
2) Mức độ nắm kiến thức:
a) Mức biết:
 Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện từ.
 Phát biểu được định luật Faraday và định luật Lenz về hiện tượng cảm ứng điện từ.
b) Mức hiểu:
 Sử dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ để tính suất điện động cảm ứng
qua một mạch điện.
 Giải thích được một số ứng dụng đơn giản của hiện tượng cảm ứng điện từ.
c) Mức vận dụng linh hoạt:
 Mô tả được mô hình sóng điện từ và ứng dụng để giải thích sự tạo thành và lan truyền của các sóng
điện từ trong thang sóng điện từ.
 Thảo luận để nêu được một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống, tầm quan trọng
của việc tuân thủ quy tắc an toàn khi sử dụng dòng điện xoay chiều trong cuộc sống.
d) Mức sáng tạo:
 Thảo luận để thiết kế được phương án (hoặc mô tả được phương pháp) tạo ra dòng điện xoay chiều.

You might also like