Giao Duc Kinh Te Va Phap Luat

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Kịch bản tổ chức buổi toạ đàm về “Thực trạng nộp thuế hiện nay”

-Thời gian dự kiến: Sáng Thứ 2, trong buổi chào cờ ngày 28/11
-Địa điểm: Nhà đa năng trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
-Thành phần tham gia : các thầy cô giáo và học sinh trong trường.
I. Phần mở đầu của buổi tọa đàm
1. Mục đích của buổi tọa đàm
- Phổ biến pháp luật về thuế đến cho học sinh trong trường.
- Để học sinh hiểu rõ hơn các quy định pháp luật và trách nhiệm của công dân
liên quan đến thuế.
- Để việc tuyên truyền pháp luật về thuế được phổ biến rộng rãi đến học sinh và
người thân.
- Biết những khoản thuế và cách thức nộp thuế.
2. Giới thiệu khách mời
- TS. Trần VA là giảng viên trường B, hiện là tiến sĩ Luật học.
- Th.S Nguyễn TH là giảng viên trường B.
II. Nội dung chi tiết
1.Thuế là gì?
-Trước khi tìm hiểu về việc thực hiện các quy định pháp luật về thuế, ta cần hiểu
thuế là gì.
-Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với
các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi
ích chung. Về cơ bản có thể hiểu, Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà
các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất
định.
2.Vai trò của thuế
Thứ nhất: Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế.
Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông
qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ
nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc
trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.
Thứ hai: Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.
Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và
khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tang. Bên cạnh đó nguồn
thu từ thuế vào ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu
công của Nhà nước, không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân. Nguồn thu từ
thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, đại bộ phận
còn lại được chi cho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục, thể
dục thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học…Cụ thể các cá nhân hay các
công ty khi có thu nhập rồi sẽ nộp một phần thuế vào ngân sách nhà nước. Khi
các đường xá, câu cống cần phải sửa chữa thì sẽ lấy số tiền ấy để sửa,…
Thứ ba: Thuế đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúngđịnh hướng
của nhà nước ổn định và lâu dài.
Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực
hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát
triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo
hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh
các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó thuế còn giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước
sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc
việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.
3.Thực trạng nộp thuế hiện nay
4.Trách nhiệm của mỗi công dân vs việc nộp thuế
5.Học sinh đặt câu hỏi để được khách mời giải đáp
III. Kết thúc buổi toạ đàm
Buổi toạ đàm giúp học sinh hiểu được những hành vi trốn thuế là không nên và
hiểu rõ hơn về các quy định nộp thuế ở Việt Nam. Buổi toạ đàm được học sinh
tham gia tích cực với những câu hỏi ý nghĩa.

You might also like