Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội

Khoa Luật Thương mại Quốc tế

TIỂU LUẬN : SỰ SỤP ĐỔ CỦA LEHMAN BROTHERS VÀ


LỜI KHUYÊN CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM

Môn học : Pháp luật Tài chính – Ngân hàng


Giáo viên hướng dẫn: Thầy Hà Công Anh Bảo
Lời dẫn

Khủng hoảng kinh tế Mỹ 2007-2009 vẫn luôn là đề tài được quan tâm trên các phương tiện
truyền thông, báo chí, bởi nó là khởi nguồn của bùng nổ khủng hoảng toàn cầu 2008-2010,
mà hiện nay nhiều nước vẫn phải giải quyết hậu quả của nó. Sự sụp đổ của nền kinh tế toàn
cầu đã làm phá sản những “người khổng lồ” , những “đế chế tài chính” bằng những món nợ tỷ
đô , đẩy hàng triệu lao động vào cảnh thất nghiệp.

Các ngân hàng lớn là một trong những tổ chức bị ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc suy thoái
kinh tế này. Một số tổ chức may mắn được cho vay những khoản tiền khẩn cấp, như AIG,
Freddie Mac và Fannie Mae,… đã vượt qua khủng hoảng một cách chậm chạp và mới chỉ có
lãi trở lại trong thời gian gần đây. Một số khác thì không may mắn như vậy. Northern Rock
(ngân hàng cho vay thế chấp lớn thứ 5 tại Anh) vỡ nợ bất động sản, và bị quốc hữu hóa, bán
lại chỉ với giá 1,2 tỷ USD. Bear Sterns( tập đoàn môi giới chứng khoán và ngân hàng đầu tư
hàng đầu của Phố Wall) thì đã đầu tư những khoản tiền “không bao giờ trở lại” vào nhà đất,
thu về một khoản nợ gần 4 tỷ USD. Cổ phiếu trở nên rẻ hơn bao giờ hết, và cái tên Bear
Sterns hoàn toàn bị xóa sổ vào năm 2010.

Rất nhiều ngân hàng khác cũng nằm trong danh sách kiệt quệ sau suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tuy vậy, Lehman Brothers lại là một trong những cái tên đáng nói đến nhất trong chuỗi sụp
đổ dồn dập tưởng chừng không có điểm dừng của các đế chế tài chính. Sự đáng chú ý thể hiện
rõ ở những quyết định đầu tư vội vã, rủi ro đầy liều lĩnh của những người đứng đầu ngân hàng
này, ở khoản nợ khổng lồ 768 tỷ USD(bao gồm cả nợ ngân hàng và nợ trái phiếu) làm khiếp
sợ những nhà phân tích tài chính. Từ vị trí là ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ, Lehman
Brothers con nợ lớn nhất trong các vụ phá sản ngân hàng trên toàn thế giới, và là bài học để
đời cho tất cả những ngân hàng thương mại và tập đoàn chứng khoán trên toàn thế giới. Đó
cũng là lý do chúng tôi đã chọn Lehman Brothers để phân tích rõ ràng hơn.

Bài viết gồm 4 phần cụ thể như sau:

Phần 1: Từ khi ra đời đến hoàng kim của Lehman Brothers


Phần 2: Thời kỳ khủng hoảng đến sụp đổ
Phần 3: Nguyên nhân sụp đổ
- Khách quan : Từ nền kinh tế Mỹ và thế giới
- Chủ quan: Từ chính các quyết định của ngân hàng
Phần 4: Bài học để lại cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nguồn tham khảo

- History of Lehman Brothers (library.hbs.edu)

- The Bankruptcy of Lehman Brothers: Causes of Failure & Recommendations Going


Forward (Amirsaleh Azadinamin)

- Chân tướng về sự sụp đổ của Lehman Brothers (vics.vn)

- 2008 - năm bi tráng của kinh tế thế giới (vnexpress.net)


- Bài học mang tên Lehman Brothers (vietbao.vn)

-
I. Tiểu sử ra đời và phát triển của Lehman Brothers

Khi nhắc đến tập đoàn các ngân hàng đầu tư lớn của Hoa Kỳ chúng ta không thể nào không
nhắc đến Lehman Brothers. Ngân hàng thương mại này được thành lập bởi ba anh em nhà
Lehman: Henry, Emanuel và Mayer vào năm 1850 tại Hoa Kỳ. Được thành lập bởi những con
người tài năng, Lehman chủ yếu phát triển trong lĩnh vực buôn bán cổ phiếu, trái phiếu, ngân
hàng đầu tư, nghiên cứu thị trường và chứng khoán bất động sản, tín dụng. Trụ sở chính của
ngân hàng được đặt tại New York, nó đã từng đưa nền tài chính Hoa Kỳ phát triển thinh
vượng đến mức độ không thể tin nổi nhưng sau đó, chính tập đoàn tài chính này là nguyên
nhân khiến cho Hoa kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng tưởng chừng như không thể vực dậy nổi
con số thua lỗ lên đến 768 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử Hoa kỳ.

Sự nghiệp của anh em nhà Lehman bắt đầu từ công ty hoa bông được Henry thành lập tại
New York. Sau khi Henry qua đời, Emanuel và Mayer đã tiếp quản và phát triển công ty đó,
dùng nguồn vốn tài chính ít ỏi của mình để vực dậy Hoa Kỳ lúc bất giờ đang là đất nước bị
tàn phá kinh tế tài chính nặng nề sau cuộc nội chiến. Sự đầu tư và giúp đỡ ấy của họ đã đem
lại cho họ một khoản lời khá lớn. Chẳng bao lâu sau, Sở giao dịch hoa bông New York được
thành lập với sự giúp đỡ của hai anh em nhà Lehman vào năm 1870. Chẳng bao lâu sau đó,
công ty Lehman Brothers bắt đầu hoạt động tư vấn đầu tư và tham gia vào thị trường trái
phiếu đường sắt. Họ đã bước những bước đi đầu tiên vào việc đầu tư tài chính và lĩnh vực
ngân hàng đầu tư một cách thành công và dễ dàng.

Từng bước đi lên trên con đường tài chính, đến năm 1884, sở giao dịch hoa bông ngày nào đã
trở thành hội viên của Sở chứng khoán New York, đây là một bước ngoặt quan trọng của
Lehman Brothers. Để rồi sau đó, khi liên kết với Goldman Sachs cũng là một ngân hàng đầu
tư rất lớn của phố Wall lúc bấy giờ, liên doanh này đã cùng nhau phát hành hàng nghìn trái
phiếu của các doanh nghiệp khác nhau, đây là một thành công lớn của một tập đoàn đầu tư
mới chập chững bước đi trên con đường trái phiếu . Những con người tài năng của dòng họ
nhà Lehman đã góp phần to lớn vào việc đưa Lehman Brothers đi lên trong khi cuộc đại
khủng hoảng xảy ra và khiến cho hàng trăm doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tập đoàn tài
chính phải sụp đổ. Sau đó, họ cũng đã giúp đỡ các doanh nghiệp tư nhân và hỗ trợ tài chính
cho họ. Việc làm này vừa tạo được uy tín cho họ như những nhà đầu tư khôn ngoan, giúp đỡ
hàng xóm của mình cùng đi lên vừa nhấn mạnh được vai trò vị thế của họ trên thương trường
lúc bấy giờ. Xử lý công việc khôn ngoan cùng cách quản lý tốt như hai tiêu chí quan trọng
hàng đầu để tạo nên Lehman Brothers lớn mạnh như thế trong lịch sử tài chính Hoa Kỳ.

Lehman là một ngân hàng tham gia rất sâu vào hoạt động chứng khoán bất động sản tín dụng.
Họ đã có trong tay rất nhiều chứng khoán bất động sản nhà ở, bất động sản thương mại,…Có
thể nói họ đã nắm giữ trong tay rất nhiều các danh mục lớn của một ngân hàng đầu tư lớn của
thế giới. Sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “ Long – term Management” không làm cho ngân hàng
này phá sản mà hơn nữa còn đem lại cho họ uy tín, khả năng chống chọi với những biến cố
bất ngờ để trở thành ngân hàng có sự đầu tư khôn ngoan nhất phố Wall. Có thể nói, Lehman
Brothers đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế tài chính Hoa Kỳ vào thời điểm bấy giờ. Sau
cuộc nội chiến, nền kinh tế bị suy thoái đã từng bước đi lên vượt qua khó khăn. Sự phát triển
ấy còn ảnh hưởng đến nền kinh tế trên toàn thế giới, với quy mô hoạt động là phạm vi toàn
cầu nên nó đã góp phần rất lớn vào việc đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi thời kỳ suy thoái
hậu nội chiến. Cho dù Lehman Brothers đã phá sản, nhưng không thể không nhìn nhận một
thời đại hoàng kim của anh em Lehman và đế quốc khổng lồ của họ.

Trong quãng thời gian hoạt động của mình, tập đoàn này đã đem lại ảnh hưởng không nhỏ
cho nền kinh tế Hoa kỳ. Họ đã tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho người dân, đưa lượng trái
phiếu của Hoa kỳ tăng vọt đáng kể, hơn nữa nền kinh tế lúc đó cũng đang trong giao đoạn
phát triển thịnh vượng trong lịch sử. Với doanh thu 56,003 tỷ USD ( thống kê năm 2007 ),
ngân hàng đã đạt mức lợi nhuận kinh doanh là 6,013 tỷ USD ( 2007 ), lãi thực là 6,7 tỷ USD (
2007 ). Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, tổng số tài sản của ngân hàng này lên đến
91,063 tỷ USD trong đó tài sản cổ phần là 22,490 tỷ USD ( 2007 ). Đó là thời hoàng kim của
Lehman Brothers.

II. Khủng hoảng dẫn đến sụp đổ

1. Hoàn cảnh nền kinh tế thế giới

Năm 2000, bong bóng Dot-com vỡ, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã hạ lại suất liên ngân hàng
nhằm hi vọng cứu vớt nền kinh tế. Tuy vậy, ngành kinh doanh bất động sản vẫn ngày một
thua lỗ, hàng loạt các tổ chức cho vay dưới chuẩn phá sản (Công ty Mortage Lenders Network
USA , Freddie Mac, …) Đến năm 2005-2006, nước Mỹ chìm trong bong bóng bất động sản:
gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Đây là tiền
đề cho khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới.

Từ đó, Nước Mỹ có nhiều động thái nhằm xử lý khủng hoảng ngày một nghiêm trọng. Cục dự
trữ liên bang liên tục hạ lãi suất quỹ liên bang đồng thời bơm tiền cho các ngân hàng vay với
lãi suất thấp. Tháng 12/2007, Tổng thống Bush tuyên bố kế hoạch giúp đỡ cho thêm 1,2 triệu
chủ sở hữu bất động sản trong việc thanh toán các khoản nợ tại ngân hàng. Năm 2008 Freddie
Mac và Fannie Mae ( 2 nhà cho vay cầm cố nước Mỹ) buộc phải được Chính phủ tiếp quản để
tránh khỏi nguy cơ phá sản. Sự kiện này châm ngòi cho hàng loạt những vụ đổ vỡ của các tên
tuổi lớn nước Mỹ, mà không thể không kể đến Lehman Brothers.

2. Khủng hoảng bên trong Lehman Brothers

Nhắc đến Lehman Brothers và đoạn đường đầy gai góc của ngân hàng này, Dick Fuld là cái
tên gây ra nhiều tranh cãi nhất. Ông là người đã chèo lái Lehman vượt qua cuộc khủng hoảng
1998 với sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “Long- Term Capital Management. Tuy vậy, qua thời
gian, từ một người vốn cẩn thận trong mọi cuộc đầu tư, Fuld trở thành CEO liều lĩnh.

Năm 2006, trong khi các ngân hàng đều thận trọng với mọi quyết định tại thời điểm nhạy
cảm, Lehman Brothers lại quyết định một đường lối phát triển mạnh mẽ nhưng đầy rủi ro: vay
thêm quá nhiều vốn và dùng phần lớn khoản tiền này vào những vụ đầu tư các loại tài sản có
chất lượng đáng ngờ. Tuy thực tế ngân hàng này đang sa lầy trầm trọng với những quyết định
tài chính của mình, họ vẫn tỏ ra lạc quan cho rằng không phải vậy.

Năm 2007, khi khủng hoảng về sub‐prime vay mượn địa ốc bùng nổ, Fuld khẳng định, đó chỉ
là những rắc rối ngắn hạn và những công ty dám chấp nhận rủi ro lớn sẽ là những người thu
lợi lớn một khi khủng hoảng chấm dứt. Tiếp tục sa lầy, Lehman đã tăng gấp đôi số tiền đầu tư
vào các loại chứng khoán phái sinh phát hành dựa trên nợ cầm cố. 10/2007, Lehman đã chi tới
22,2 tỷ USD để mua lại một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn là Archstone – một vụ
đầu tư thua lỗ được báo trước.

Từ đó trở đi, Lehman Brothers liên tục thua lỗ đậm. Giá cổ phiếu sụt giảm, các khoản thua lỗ
ngày một tăng cao. Các số liệu được tính toán chỉ ra rằng: Riêng trong quý 3 năm 2008,
Lehman đã chịu khoản thua lỗ 3,93 tỷ USD, nặng nhất trong lịch sử của tập đoàn. Mọi nỗ lực
đàm phán với KDB đi vào bế tắc, giá cổ phiếu của Lehman kết thúc phiên giao dịch đầu tuần
này giảm 94,25%, chỉ còn 0,21 USD/cổ phiếu.

Ngày 15 tháng 9 năm 2008, tập đoàn tuyên bố phá sản với khoản nợ tiền mặt lên đến 613 tỷ
đôla Mỹ sau khi không có công ty nào chấp nhận mua lại. Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn
nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lehman Brothers đã liều mình tham gia một cuộc chơi sống còn:
mang lại lãi suất cực lớn hoặc một khoản nợ khổng lồ. Và họ đã thua cuộc.

III. Nguyên nhân của sự thất bại

1. Nguyên nhân khách quan

Không thể phủ nhận rằng, sự thất bại của Lehman Brothers có một phần do sự tác động của
các yếu tố bên ngoài.

Đầu tiên, nền kinh tế Mỹ & thế giới đang ở thời điểm bất ổn lúc bấy giờ. 2005: Bong bóng
nhà đất vỡ tan. Thị trường bất động sản ngày một suy giảm. Cuối năm 2007, những báo cáo
cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính. Tình
trạng đói tín dụng trờ nên rõ ràng. Nhiều động thái của FED được đưa ra để dập tắt khủng
hoảng nhưng không đem lại hiệu quả mong đợi. Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng. Các tổ
chức tín dụng bị ảnh hưởng nặng nề, các đại gia lớn lần lượt ngã ngựa.

Về phía chính phủ mỹ: nhiều người sẽ hỏi tại sao FED cứu Bear Stearns bằng cách cung cấp
29 tỷ USD cho JP Morgan để mua, cứu Freddie Mac và Fannie Mae bằng cách tiếp quản trực
tiếp, cứu AIG bằng việc tung ra 85 tỷ USD để mua 80% cổ phần. Và tại sao FED không làm
như vậy với Lehman, để Bank of America hoặc Barclays mua lại Lehman, mà để Lehman lại
chết thảm như vậy? Rất nhiều lý do được đưa ra, như việc cứu Bears mà không cứu Lehman
có lẽ do vấn đề thời điểm; hay Lehman nguy kịch đúng lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng
cùng Merrill Lynch, Wamu và AIG, và nếu cứu tất cả sẽ tạo ra một tiền lệ xấu khuyến khích
các tập đoàn tham gia thêm các hoạt động rủi ro. Chính phủ muốn khối tư nhân hiểu rằng họ
phải tự giải quyết vấn đề của chính họ. Không chỉ vậy, cuộc bầu cử đang đến gần, và việc
dùng tiền của thuế để giải cứu các tập đoàn tài chính cần một lời giải thích có sức thuyết phục
cao. Sự hi sinh của Lehman Brothers là cần thiết.

Yếu tố tác động tiếp theo phải kể đến đó là những đòi hỏi quá đáng của những đại gia tham
lam phố Wall. Theo báo cáo mới nhất dài 2200 trang của thanh tra Anton R. Valukas về
những nguyên nhân dẫn đến phá sản của Lehman Brothers, hai ngân hàng của Mỹ là
CitiGroup và JPMorgan Chase (đồng thời là hai tổ chức cho vay ngắn hạn chính của Lehman)
đã bị cáo buộc đưa ra những đòi hỏi quá đáng đối với các khoản vay. Bản báo cáo cho rằng,
Lehman Brothers đã bị đẩy vào tình trạng tê liệt thanh khoản chịu tác động trực tiếp từ những
yêu cầu đặt cọc để đổi lấy các khoản vay của hai tổ chức nói trên.

Ngoài 3 nhân tố trên, cái chết của Lehman còn do một phần sự tàn nhẫn của thị trường. Cổ
phiếu Lehman đã bị bán khống, góp phần tạo ra những tin đồn sai sự thật làm mất lòng tin của
thị trường vào Lehman, đẩy ngân hàng vào thế bất lợi. Cổ phiếu liên tục suy giảm tới mức
không thể cứu vớt được. Ảnh hưởng của việc bán khống này không chỉ ảnh hưởng đến
Lehman mà còn đến cả thị trường tài chính: bởi khủng hoảng niềm tin sẽ đóng bang thị
trường tín dụng và thị trường chứng khoán hóa, gây khó khan trong việc huy động vốn.

2. Những nguyên nhân từ chính ngân hàng

Nguyên nhân phá sản đầu tiên không thể không nói đến: đó là các rủi ro khi tham gia các hoạt
động bất động sản đầy liều lĩnh. Lehman - cũng như các ngân hàng đầu tư khác - đã sử dụng
nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản
thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Sự dính líu
sâu của Lehman vào lĩnh vực này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết cục
ngày hôm nay. Lehman đã lường trước được vấn đề và cố gắng không dính nhiều vào tín
dụng bất động sản dưới chuẩn.

Trong số danh mục liên quan đến bất động sản khoảng 60 tỷ USD thì tín dụng bất động sản
dưới chuẩn chiếm dưới 2 tỷ USD. Tuy nhiên, với sự lan rộng của khủng hoảng tín dụng mà
tín dụng dưới chuẩn chỉ là mồi lửa ban đầu thì Lehman đã không kịp thoát. Ngoài ra, Lehman
còn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất động sản thương mại. Khi thị trường bất động sản
có chiều hướng giảm mạnh thì các giá trị bất động sản thương mại này cũng giảm theo. Tại
thời điểm cuối tháng 8, Lehman nắm danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động
sản, trong đó 24 tỷ USD chứng khoán bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khoán bất động
sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tương quan tổng tài sản khoảng 600 tỷ USD
và vốn chủ khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục lớn.

Thứ 2, Lehman sụp đổ còn do sự thiếu quyết đoán của những người nắm quyền. Lehman gặp
các vấn đề kinh doanh trong một thời gian dài, với những khoản đầu tư thua lỗ rõ ràng có thể
tránh được và các cơ hội kinh doanh khởi sắc, nhưng ngân hàng này lại ngày càng sa lầy vào
lối đi của sự sụp đổ.

- Cơ hội 1: Từ chối cơ hội tăng vốn. Lehman đã chuẩn bị kỹ càng việc phát hành cổ
phiếu ưu đãi để huy động 4 tỷ USD sau khi Bear Steans thất thủ để chuẩn bị cho cuộc
chiến. Tuy các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu rất đông, vượt xa con số 4 tỷ nhưng
Lehman từ chối huy động thêm vốn, cho rằng đã đủ.

- Cơ hội 2: Sau khi bị lỗ 2,8 tỷ USD trong quý 2, Lehman tiếp tục phát hành cổ phiếu để
huy động thêm 6 tỷ USD, và cũng từ chối cơ hội phát hành thêm dù số người đăng ký
mua cổ phiếu cũng rất cao.

Cơ hội cuối cùng: khi kết quả quý 3 sắp được công bố, Lehman bị đồn đoán là lỗ 4 tỷ
USD. Lúc bấy giờ ngân hàng mới nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề và có ý định
bán 25% công ty mình, đồng thời tái cơ cấu lại. Có một vài ngân hàng quan tâm đến
việc mua lại Lehman Brothers, và cuộc đàm phán với KDB đáng lẽ có thể thành công
nhưng đến phút cuối lại kết thúc do sự bất đồng về giá.

Cuối cùng, Lehman còn bị cáo buộc có những gian lận kế toán từ những năm 2001, trước khi
khủng hoảng xảy ra rất lâu (gọi là Repo 105). Các giao dịch Repo 105 được sử dụng rất nhiều
trong giai đoạn cuối năm tài chính 2007 và 2008 nhằm cố tình tạo ra sự sai lệch trọng yếu
trong bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của Lehman. Trong giai đoạn này, Lehman, với
sự "trợ giúp" của Repo 105, đã "hô biến" tạm thời gần 50 tỷ đô la giá trị tài sản tại thời điểm
cuối quý I và quý II năm 2008, thời điểm mà thị trường tài chính đang lo lắng trước tình trạng
sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao của các ngân hàng. Lehman đã lợi dụng kẽ hở trong quy
định chuẩn mực kế toán số 140 (“SFAS 140”) để thực hiện hành vi gian lận kế toán nhằm
giảm bớt hệ số nợ của mình, duy trì hệ số tín nhệm S&P. Đồng thời, Repo 105 được coi là
cứu cánh cho Lehman khi tài sản họ đang nắm giữ mất dần tính thanh khoản và không thể bán
được. Dù việc che giấu tài chính trong nhiều năm khiến cho chính những người đứng đầu
ngày một lấn sâu vào vũng lầy,không ý thức được sự nghiêm trọng của vấn đề, tiền lỗ tăng
cao, khiến cho tình hình của ngân hàng này trở nên ngày càng tồi tệ và không thể cứu vãn
được.
IV. Lời khuyên cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Từ sự sụp đổ của Lehman Brothers, chúng ta rút ra được nhiều bài học quý giá

1. Thận trọng

Trước khi kể đến những bài học sâu xa, kinh tế, bài học đầu tiên từ Lehman Brothers là sự
thận trọng, mà ở đây là sự thận trọng của người đứng đầu. Lehman đã vô cùng liều lĩnh khi
lao đầu vào các khoản đầu tư bất động sản ở thời điểm bong bóng bất động sản vỡ tan và các
nhà đầu tư khác đều e dè. Lehman cũng quá liều lĩnh khi xem thường các con số phân tích về
tình trạng của thị trường, cũng như tình trạng của tập đoàn mình, không ý thức được hết sự
nghiêm trọng của vấn đề. Phải chăng, sự thành công vượt bậc sau khi quỹ Long term sụp đổ
đã làm những người đứng đầu của ngân hàng này trở nên ngạo nghễ? Bởi vậy mới nói, thận
trọng là đức tính cần thiết của những nhà đầu tư, đặc biệt là những “ông lớn”.

2. Phải lập quỹ dự phòng rủi ro và các phương án đối phó với rủi ro

Các ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo nguyên tắc
tính đúng và tính đủ. Để quản lý được việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng
thì ngân hàng Nhà nước phải có biện pháp xử lý thật nghiêm đối với các ngân hàng báo cáo
không trung thực tình hình nợ xấu của ngân hàng mình.
Ngoài ra, khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế- tức là khoản nợ xấu và triển vọng tồi tề,
những ngân hàng còn tồn tại thậm chí còn trở lên bảo thủ hơn trong việc cho vay. Ngân hàng
xây dựng quỹ dự trữ và cho vay ít hơn, điều này càng làm cho áp lực giảm lạm phát tồi tệ
hơn. Việc thanh toán được nợ không thể bù lại được sự sụt giảm giá cả mà nó gây ra. Để ngăn
ngừa đột biến rút tiền gửi, thì biện pháp cơ bản là giám sát chặt chẽ và tăng cường sự ổn định
của các tổ chức tín dụng, chẳng hạn như quy định mức dụ trữ tiền mặt đối với các tổ chức
này. Ngoài ra, ngân hàng trung ương có thể đứng ra làm người cho vay cuối cùng, nghĩa là
đảm bảo rằng sẽ cho vay ngắn hạn đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn để họ có thể thanh
toán cho người rút tiền. Việc đánh một khoản phí đối với việc rút tiền gửi có kỳ hạn trước kỳ
hạn là một biện pháp điều chỉnh hành vi của người gửi tiền để hạn chế ý định rút tiền của họ.
Việc thành lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi với mục tiêu bù đắp một phần cho người gửi tiền bị
mất mát cũng có tác dụng điều chỉnh hành vi của người gửi tiền. Các ngân hàng cũng cần cân
nhắc trong từng bước đi của mình, hạn chế những sự cố đáng tiếc xảy ra gây mất lòng tin
trong nhân dân. Để làm được điều đó, các ngân hàng cần đề ra chiến lược, mục tiêu rõ ràng
sao cho thu được lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3. Quản lý bộ máy nhân sự chặt chẽ, công tâm, trọng người tài

Có hai trưởng hợp điển hình sau đây. Ở Việt Nam, Lê thi Huyền Như, nguyên phó phòng rủi
ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4
ngân hàng, 3 cá nhân. Hay một trường hợp khác, Nicholas Leeson, Một nhân viên ngân hàng
Baring Bank đã làm tiêu tan trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số tiền mà ngân hàng này
tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm thành lập đến nay. Đây là một trong nhiều bằng
chứng của sự lỏng lẻo, thiếu chuyên nghiệp trong quản lý ngân hàng, khiến cho một thành
viên nào đó trong ngân hàng có thể qua mặt ban quản trị, ban giám đốc và toàn thể nhân viên,
lợi dụng uy tín lâu năm của ngân hàng để thu về số tiền khổng lồ đút túi riêng.
Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để kiếm soát được hệ thống nhân sự quản lý ngân hàng?
Qua đó, phải có quy trình rà soát chặt chẽ ở mọi khâu, cắt giảm, thay đổi bộ máy nhân sự đã
cồng kềnh, kém lỗi thời và tỏ ra thiếu hiệu quả. Ngoài ra, các ngân hàng phải thường xuyên
làm việc với các cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa tội phạm lừa đảo và cnghiếm đoạt
tài sản. Các ngân hàng cũng cần nâng cao đạo đức và phẩm chất cho đội ngũ nhân viên, tạo
điều kiện cho họ hết lòng phục vụ và duy trì mối quan hệ tốt trong đội ngũ nhân sự, đồng thời
cũng nghiêm khắc trừng trị những cá nhân có biểu hiện hay hành vi sai phạm gây tổn thất cho
ngân hàng.

4. Giảm nợ xấu

Các ngân hàng cần nỗ lực trong việc không để tồn đọng nợ xấu, biết phân loại nợ xấu, đưa ra
các biện pháp xử lý cho từng khoản nợ chứ không để tồn đọng, dồn dập. Một trong những
biện pháp được nhà nước khuyến khích với các ngân hàng là chuyển nợ thành vốn góp, thành
cổ phần của các doanh nghiệp vay. Khi đó, các ngân hàng chuyển từ chủ nợ sang thành cổ
đông của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực thanh toán nợ, giảm được
chi phí lãi vay, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.

Cách thứ hai cũng được áp dụng đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới để giải quyết
vấn đề nợ xấu, đó là sát nhập hay hợp nhất các ngân hàng thương mại nhỏ. Nhà nước cần
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại nhỏ, yếu kém hợp nhất,
sáp nhập với các ngân hàng lớn, cần cho phép các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính
mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. Đây không phải là biện pháp mới ở Việt Nam.Một
số vụ sáp nhập được biết đến như vụ sát nhập Sacom Bank với Southern Bank hay MDB vào
Maritime Bank. Cách làm này tỏ ra hiệu quả trong tình trạng hiện nay các ngân hàng yếu kém
không có đủ khả năng giao dịch hay tiềm lực tài chính yếu.

Tóm lại, ba biện pháp chính từ phía ngân hàng thương mại để tránh rơi vào tình trạng nợ ngập
đầu và sụp đổ như Lehman Brothers là: dự phòng rủi ro, quản lý nhân sự, giảm nợ xấu. Ngoài
ra, việc sát sao theo dõi các diễn biến của tình hình tài chính thế giới là rất quan trọng. Bởi sau
khủng hoảng 2008, không cần phải phân tích dài dòng cũng có thể hiểu được tầm quan trọng
của kinh tế thế giới ảnh hưởng đến nước nhà. Các ngân hàng cũng nên theo dõi động thái của
chính phủ, cùng những chính sách mới để tìm thêm cơ hội, giảm rủi ro trong lĩnh vực đầy
thách thức này.

You might also like