Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 58

17/03/2023

TRUYỀN KHỐI
Bài giảng Chương 7

Sấy
Thiều Quang Quốc Việt
tqqviet@ctu.edu.vn
0943.61 00 77

1/114
1

Nội dung
7.1 Khái niệm
7.2 Không khí ẩm
7.3 CBVC và NL cho thiết bị sấy bằng không khí
7.4 Các phương thức sấy
7.5 Quá trình bay hơi ẩm của vật liệu
7.6 Tốc độ sấy
7.7 Thiết bị sấy
7.8 Các phương pháp sấy khác
7.9 So sánh và lựa chọn thiết bị sấy
7.10 Bài tập
2/114
2

1
17/03/2023

7.1 Khái niệm:


Làm khô vật liệu: quá trình tách nước ra khỏi vật liệu
Các phương pháp tách nước: tùy vào tính chất, độ ẩm và mức độ làm
khô của vật liệu mà chọn phương pháp tách nước ra khỏi vật liệu:
 Cơ học: dùng máy ép, lọc, ly tâm, …
 Hóa lý: dùng hóa chất (CaCl2, H2SO4, …) để hút nước
 Nhiệt: dùng nhiệt để bốc hơi nước trong vật liệu

3/114
3

7.1 Khái niệm:


Sấy (drying): quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu ẩm bằng nhiệt.
Các phương pháp cấp nhiệt cho vật liệu ẩm:
o Dẫn nhiệt
o Đối lưu
o Bức xạ hoặc năng lượng điện trường có tần số cao
Mục đích của quá trình sấy:
 Giảm khối lượng của vật liệu
 Tăng độ bền
 Bảo quản vật liệu
Động lực của quá trình sấy: hơi nước bên trong vật liệu được bay hơi ở
nhiệt độ bất kỳ là do:
• Sự chênh lệch độ ẩm ở bề mặt và bên trong vật liệu tạo nên sự
khuếch tán hơi nước;
• Sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và
môi trường xung quanh.

4/114
4

2
17/03/2023

7.1 Khái niệm:


Đặc trưng của quá trình sấy:
o Không ổn định
o Độ ẩm của vật liệu thay đổi theo không gian và thời gian
Khảo sát quá trình sấy:
Tĩnh học: xác định mối quan hệ giữa các thông số đầu và cuối của vật
liệu sấy và tác nhân sấy dựa trên CBVC và NL.
 Xác định được thành phần vật liệu, lượng tác nhân sấy và lượng nhiệt
cần thiết.
Động lực học: khảo sát mối quan hệ giữa sự biết thiên của độ ẩm vật
liệu và thời gian và các thông số của quá trình:
 Tính chất và cấu trúc của vật liệu
 Kích thước vật liệu
 Các điều kiện thủy động lực học của tác nhân sấy
 Xác định:
o Chế độ sấy
o Tốc độ sấy
o Thời gian sấy thích hợp 5/114
5

A-Tĩnh Học Quá Trình Sấy

6/114
6

3
17/03/2023

7.2 Không khí ẩm (kka):


Không khí ẩm: hỗn hợp của không khí khô (kkk) + hơi nước
Thuật ngữ và thông số đặc trưng của hỗn hợp kka:
1. Độ ẩm tuyệt đối (hàm ẩm) của không khí (absolute humidity), 𝑌:
lượng hơi nước chứa trong 1 kg kkk.
𝑘𝑔 ℎơ𝑖 𝑛ướ𝑐
𝑌=
𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑘
2. Độ ẩm tương đối (độ bão hòa hơi nước) (relative humidity), 𝜑:
𝑝∗
𝜑=
𝑃 ,
với𝑝 : áp suất hơi riêng phần của hơi nước trong hỗn hợp kka;

𝑃 , : áp suất hơi bão hòa (saturated vapor pressure) của nước ở cùng
nhiệt độ bầu khô.
𝜑=1=𝜑 : khi lượng hơi nước trong không khí tăng lên đến khi
bão hòa (𝑝 = 𝑃 , ).

,
𝑌 𝑣𝑠. 𝜑: 𝑌 = 0,622
,
với 𝑃 : áp suất tổng. 7/114
7

7.2 Không khí ẩm:


3. Nhiệt độ bầu khô (dry bulb tempera-
ture), 𝑡𝑘 : nhiệt độ của hỗn hợp khí được
xác định bằng nhiệt kế thông thường.
4. Nhiệt độ bầu ướt (wet bulb tempera-
ture), 𝑡ư: nhiệt độ ổn định đạt được khi
một lượng nhỏ nước bốc hơi vào hỗn hợp
khí chưa bão hòa hơi nước ở điều kiện
đoạn nhiệt.
𝑡ư: thông số đặc trưng khả năng cấp nhiệt
của không khí để làm bay hơi nước từ vật
liệu ẩm cho đến khi không khí bão hòa
hơi nước.
Cách đo 𝑡ư: bằng nhiệt kế thông thường
có bọc vải ướt ở bầu thủy ngân.

8/114
8

4
17/03/2023

7.2 Không khí ẩm: Đo nhiệt độ bầu khô và bầu ướt

Dickson Multipurpose Temperature


& Humidity Chart Recorder - 6 in. -
24 Hour / 7 Day - (0 to 100 ºF) 9/114
9

7.2 Không khí ẩm:


5. Nhiệt độ điểm sương (dew point
temperature), 𝑡𝑠:
Điểmsương: xét hỗn hợp kka chưa bão
hòa hơi nước, làm lạnh hỗn hợp không
khí này với điều kiện hàm ẩm 𝑌 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡.
Nhiệt độ của hỗn hợp khí sẽ giảm
(và𝑃 , ↓) đến một trị số mà ở đó hỗn
hợp đạt trạng thái bão hòa (𝜑 = 1) hay
trạng thái điểm sương.
Nhiệt độ điểm sương: nhiệt
độ ứng với trạng thái bão
hòa khi làm lạnh, là nhiệt độ
giới hạn của quá trình làm
lạnh kka với hàm ẩm không
đổi.

10/114
10

5
17/03/2023

7.2 Không khí ẩm:


6. Thể tích riêng của hỗn hợp kka (specific volume of moist air):
6.1 Thể tích riêng của hỗn hợp kka trên một đơn vị khối lượng kkk (specific volume
of moist air per mass unit of dry air), 𝑣 : thể tích tổng (V) của hỗn hợp kka trên khối
lượng kkk (𝑚𝑑𝑎) ở nhiệt độ và áp suất đã định.
𝑉 𝑅𝑇 𝑚
𝑣 = = ,
𝑚 𝑃 − 𝜑𝑃 , 𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑘
Khi kkk và hơi nước với cùng nhiệt độ, chiếm cùng thể tích thì áp dụng phương trình
trạng thái khí lý tưởng: 𝑝 𝑉 = 𝑚 𝑅𝑇 ; với𝑝 : áp suất riêng phần của kkk,
𝑝 = 𝑃 − 𝑝 ∗ = 𝑃 − 𝜑𝑃 , ; R: hằng số khí lý tưởng của kkk, R = 287 J/kgK; T: nhiệt
độ tuyệt đối của không khí, K; 𝑃 : áp suất tổng, N/m2; 𝜑𝑃 , = 𝑝∗ , N/m2.
6.2 Thể tích riêng của hỗn hợp kka trên một đơn vị khối lượng kka (specific volume
of moist air per mass unit of dry air and water vapor), 𝑣 : thể tích tổng (V) của hỗn
hợp kka trên khối lượng của kka (𝑚𝑚𝑎) ở nhiệt độ và áp suất đã định.
𝑉 𝑉 𝑅𝑇 𝑚
𝑣 = = = ,
𝑚𝑚𝑎 𝑚 +𝑚 𝑃 𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑎
Với 𝑚 : khối lượng của hơi nước và khi đó 𝑣 ≡𝜌 : khối lượng riêng của kka
(density of moist air/humid air).

11/114
11

7.2 Không khí ẩm:


7. Enthalpy của hỗn hợp kka, H: tổng enthalpy của kkk và hơi nước có
trong hỗn hợp.  Enthalpy của hỗn hợp kka chứa 1 kg kkk:
𝐽
𝐻 = 𝐶 𝑡 + 𝑌𝐻 ,
𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑘
với 𝐶 : nhiệt dung riêng của kkk, J/kg.oC; 𝑡: nhiệt độ, oC; 𝐻 : enthalpy
của hơi nước ở nhiệt độ t, J/kg.
𝐻 =𝑟 +𝐶 𝑡
với 𝑟 = 2493𝑥103 : enthalpy của hơi nước ở 0 oC, J/kg; 𝐶 =
1,97𝑥10 : nhiệt dung riêng của hơi nước, J/kg.oC.
Khi lấy 𝐶 = 1000J/kg.oC:
𝐽
𝐻 = 1000𝑡 + 𝑌 2493 + 1,97𝑡 10 ,
𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑘
hay 𝐻 = 1000 + 1,97 × 10 𝑌 𝑡 + 2493 × 10 𝑌,
với (1000 + 1,97 × 10 𝑌): nhiệt dung riêng của kka có hàm ẩm 𝑌.

12/114
12

6
17/03/2023

7.2 Không khí ẩm: Giản đồ H-


Giản đồ kka (Psychrometric Chart) H-Y do GS. L. K. Ramzin(Nga) xây dựng năm 1918 và
sau đó được GS. Mollier (Đức) bổ sung 1923 (Moiller diagram). Giản đồ biểu diễn mối
quan hệ các thông số: t, , H, Yvà𝑝∗ . Trạng thái của kka hay các thông số còn lại sẽ
được xác định khi biết hai thông số bất kỳ. Tên gọi khác: giản đồ I(H)-d(Y), giản đồ I-d
thường được sử dụng ở các nước Đông Âu. Các giản đồ khác: d-t hay t-d được Carrier
xây dựng 1919, thường được sử dụng ở các nước Anh, Mỹ, …

𝒀 13/114
13

7.2 Không khí ẩm: Giản đồ H-

Đồ thị I-d của không khí ẩm

14/114 Đồ thị t-d của không khí ẩm


14

7
17/03/2023

15/114
15

16/114
16

8
17/03/2023

7.2 Không khí ẩm: Giản đồ H-


a) Xác định trạng thái kka:
Trạng thái kka được đặc
trưng bởi giao điểm của 185

bốn đường trên giản đồ


H-Y: đường t, , H, và Y.
Chỉ cần biết 2/4 thông số
này sẽ xác định các thông số
còn lại của hỗn hợp kka.
Vd: hỗn hợp kka có t = 50 oC =0,6

và hàm ẩmY=0,05 kg/kg kkk


được biểu diễn bởi giao
điểm của hai đường t và Y.
Từ đây, xác định được hai
thông số còn lại là H = 185
kJ/kg kkk và =0,6.

17/114
17

7.2 Không khí ẩm: Giản đồ H-


b) Xác định tư: trong quá trình sấy cần biết tư để chọn nhiệt độ sấy thích hợp.
Cách xác định: hỗn hợp kka có trạng thái ban đầu tại A (t,Y). Từ A, theo đường
𝐻 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 đến đường  = 1, giao điểm của đường H và  = 1 là B. Nhiệt độ bầu ướt
được xác định bởi đường nhiệt độ không đổi đi qua B.

tk

tư B
Y=const

18/114
18

9
17/03/2023

7.2 Không khí ẩm: Giản đồ H-


c) Xác định ts: trong quá trình sấy cần biết
ts vì là giới hạn làm nguội hỗn hợp kka.
Ý nghĩa: nhiệt độ cuối quá trình sấy không
được gần ts để tránh hiện tượng ngưng tụ hơi
nước trên bề mặt vật liệu.
Đặc điểm: khi kka đạt đến nhiệt độ điểm
sương ts thì hỗn hợp được bão hòa hơi nước
tk
( = 1).
Cách xác định: hỗn hợp kka có trạng thái ban
đầu tại A (t, Y ). Từ A, theo đường tư B
Y = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡hạ xuống đường  = 1, giao điểm
của đườngYvà  = 1 là C. Điểm C là điểm ts C
sương của hỗn hợp kka tại A. Nhiệt độ điểm

Y=const
sương được xác định bởi đường nhiệt độ
không đổi đi qua C.

19/114
19

7.2 Không khí ẩm: Thay đổi trạng thái kka


Các quá trình đun nóng, làm lạnh, làm ẩm,
trộn hai hỗn hợp kka có trạng thái khác
nhau,… sẽ làm thay đổi trạng thái kka một
phần hoặc toàn bộ các thông số.
Hỗn hợp kka: chỉ phụ thuộc vào trạng thái
đầu (điểm A) và trạng thái cuối (điểm B),
không phụ thuộc vào trạng thái trung
gian. Giả sử: quá trình thay đổi trạng thái
theo đường AB, khi đó quá trình sẽ được
đặc trưng bởi:
∆𝐻 𝐻 − 𝐻 𝐽
𝑞 = = ,
∆Y 𝑌 − 𝑌 𝑘𝑔 ẩ𝑚

Đặc trưng: Hình 9.2: Quá trình thay đổi trạng thái của kka
 𝑞 sẽ không đổi khi kéo dài hay rút ngắn đoạn AB, chỉ phụ thuộc vào phương chiều
của AB.
 Tất cả các quá trình thay đổi trạng thái kka xảy ra theo những đường song song
nhau trên giản đồ H-Y đều có cùng trị số 𝑞 .
 Dấu của 𝑞 phụ thuộc vào chiều biến đổi của quá trình.
20/114
20

10
17/03/2023

7.2 Không khí ẩm: Trộn hai hỗn hợp kka


Khi trộn hai lượng kka có trạng thái khác
nhau biểu diễn bởi hai điểm M và N sẽ hình
thành hỗn hợp mới tại K trên đường MN,
đ ạ
được xác định: =
đ ạ
với 𝐺 , 𝐺 : lượng kkk ở N và M.
Cân bằn gẩm:
𝑌 𝐺 +𝑌 𝐺 = 𝐺 +𝐺 𝑌
Cân bằng nhiệt:
𝐻 𝐺 +𝐻 𝐺 = 𝐺 +𝐺 𝐻
Phương trình đường thẳng đi qua M, N và K
(𝑌 ,𝐻 ):
𝐻 −𝐻 𝐻 −𝐻
→ =
𝑌 −𝑌 𝑌 −𝑌
Hình 9.3: Trộn hai lượng kka có trạng thái khác nhau
Nếu trạng thái của hỗn hợp trộn tại điểm K’ nằm trong vùng quá bão hòa thì điểm đặc
trưng cho trạng thái kka bão hòa của hỗn hợp này là K’’ sẽ nằm trên đường  = 1 (K’’:
giao điểm của đường t không đổi và đường  = 1).
Đặc điểm của hỗn hợp trộn này:
 Một phần hơi nước sẽ ngưng tụ lại
 Nhiệt độ của không khí bão hòa hơi nước và của nước ngưng là bằng nhau. 21/114
21

7.2 Không khí ẩm: Làm lạnh, làm khô và đun nóng kka
Làm lạnh: hỗn hợp kka ở điểm A được làm lạnh thì quá trình sẽ xảy ra theo đường Y
không đổi đến điểm B trên đường  = 1 (điểm sương). Đoạn AB: quá trình làm lạnh.
Làm khô: nếu tiếp tục làm lạnh hỗn hợp tại B thì một phần hơi nước sẽ ngưng tụ để
hàm ẩm giảm dần đến điểm C. Đoạn BC: quá trình làm khô.
Đun nóng: hỗn hợp tại C được đun nóng đến điểm D có cùng nhiệt độ t1 ban đầu
nhưng hỗn hợp lúc này có kkk hơn (𝑌 < 𝑌 ). Đoạn CD: quá trình đun nóng.

Hình 9.4: Quá trình làm lanh, làm khô và đun nóng kka. 22/114
22

11
17/03/2023

7.2 Không khí ẩm: ví dụ

60oC, =0,3

0,0415 23/114
23

50oC, H=150

42

24/114
24

12
17/03/2023

25/114
25

40oC, =0,8

36o

0,039 26/114
26

13
17/03/2023

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng


Sơ đồ và nguyên lý hoạt động (Working principle and Diagram)

Chất tải nhiệt: chất lấy nhiệt từ nguồn nhiệt và truyền cho vật liệu cần sấy.
Sấy bằng không khí (kk): dùng kk làm chất tải nhiệt.
Nguyên tắc:
 Tiếp xúc và cung cấp năng lượng: giữa kk nóng (hàm ẩm thấp) và vật liệu ẩm.
 Bốc hơi ẩm: ẩm trong vật liệu được bốc hơi vào dòng khí và đi ra ngoài.
27/114
27

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng


Quá trình sấy bằng kk:
Vật liệu cần sấy ban đầu có độ ẩm cao được
đưa vào thiết bị sấy. Vật liệu được sấy khô
trong phòng sấy rồi đi ra ngoài. Không khí
bên ngoài được đưa qua bộ phận đốt nóng
để gia nhiệt lên đến nhiệt độ sấy cần thiết,
sau đó được đưa vào phòng sấy để tiếp xúc
với vật liệu sấy, cấp nhiệt cho nước trong vật
liệu để bốc hơi. Trong quá trình sấy, nếu cần
có thể bổ sung bộ phận đốt nóng trong
phòng sấy.

Tác nhân sấy: chất mang nhiệt, cung cấp nhiệt cho vật liệu và lấy ẩm tách từ vật liệu ra
khỏi phòng sấy. Chất tải nhiệt mà có thêm nhiệm vụ lấy ẩm tách từ vật liệu thì cũng
được xem là tác nhân sấy. Vd: kk, khói lò, hơi nước quá nhiệt, …
Trường hợp vật liệu cần sấy không yêu cầu về độ sạch, hình thức và màu sắc thì có thể
dùng tác nhân sấy là khói lò. Khi đó, không cần bộ phận đốt nóng mà chỉ cần lò đốt
nhiên liệu và phòng trộn khói lò với kk lạnh để giảm nhiệt độ khói lò trước khi vào
phòng sấy. 28/114
28

14
17/03/2023

Spray Drying using Flue Gas

29/114
29

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
CBVC
Độẩmvậtliệu: trong kỹ thuật sấy có hai khái niệm về độ ẩm vật liệu
𝑥: độ ẩm vật liệu trên căn bản vật liệu ướt, kg ẩm/kg vật liệu ướt
𝑋: độ ẩm vật liệu trên căn bản vật liệu khô, kg ẩm/kg vật liệu khô
𝑥=

Vật liệu khô tuyệt đối (𝐿𝑘 ): trong quá trình sấy, giả sử không có tổn thất
vật liệu sấy  𝐿𝑘 : không đổi trong suốt quá trình sấy.
𝐿 =𝐿 1−𝑥 =𝐿 1−𝑥
1−𝑥 1−𝑥
→𝐿 =𝐿 ℎ𝑎𝑦 𝐿 = 𝐿
1−𝑥 1−𝑥
với: 𝐿 ,𝐿 : lượng vật liệu trước và sau khi sấy, kg (sấy gián đoạn) hay
kg/s (sấy liên tục); 𝑥 , 𝑥 : độ ẩm vật liệu trước và sau khi sấy.
Lượng ẩm tách ra khỏi vật liệu, 𝑊 (kg hay kg/s):
𝑊 =𝐿 −𝐿
𝑥 −𝑥 𝑥 −𝑥
ℎ𝑎𝑦 𝑊 = 𝐿 =𝐿
1−𝑥 1−𝑥 30/114
30

15
17/03/2023

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
CBVC
Lượng kkk cần thiết, G (kg/s): giả sử không có tổn thất kkk trong suốt
quá trình sấy.
Lượng ẩm do kkk mang vào phòng sấy: 𝐺𝑌
Lượng ẩm kkk nhận thêm do bốc hơi từ vật liệu: 𝑊
Lượng ẩm do kkk mang ra phòng sấy: 𝐺𝑌
𝐺𝑌 = 𝐺𝑌 + 𝑊
𝑊
→𝐺=
𝑌 −𝑌
Lượng kkk cần thiết để bốc hơi 1 kg ẩm:
𝐺 1 𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑘
𝑔= = ,
𝑊 𝑌 − 𝑌 𝑘𝑔 ẩ𝑚
Vì kkk đi qua bộ phận đốt nóng chỉ thay đổi nhiệt độ, không thay đổi
hàm ẩm nên 𝑌 = 𝑌 .
1 𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑘
→𝑔= ,
𝑌 − 𝑌 𝑘𝑔 ẩ𝑚
31/114
31

Vật liệu có độ ẩm 30% trên căn bản vật liệu khô được
đem sấy có khối lượng vật liệu sau khi sấy là 1200 kg và
độ ẩm 5% trên căn bản vật liệu khô. Cho biết không khí
ban đầu có nhiệt độ 25oC và độ ẩm 30%; không khí sau
khi sấy có nhiệt độ 40oC và độ ẩm là 50%. Xác định:
a. Khối lượng vật liệu ban đầu đem sấy và lượng vật
liệu khô
b. Lượng ẩm của vật liệu bốc ra trong quá trình sấy
c. Lượng kkk cần thiết cho quá trình sấy
d. Lượng kkk cần thiết để bốc hơi 1 kg ẩm

32

16
17/03/2023

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
CBNL
𝐻𝑜, 𝐻1, 𝐻2: enthalpy của dòng khí trước khi vào bộ phận đốt nóng, trước khi vào và sau
khi ra phòng sấy, J/kg kkk.
𝑟𝑜, 𝑟1, 𝑟2: nhiệt lượng riêng của hơi nước trong không khí ứng với các nhiệt độ 𝑡𝑜, 𝑡1, 𝑡2:
nhiệt độ của dòng khí trước khi vào bộ phận đốt nóng, trước khi vào và sau khi ra
phòng sấy, oC.
𝑡𝑣đ , 𝑡𝑣𝑐: nhiệt độ của vật liệu trước và sau khi ra khỏi phòng sấy, oC.
𝑡𝑚𝑣đ , 𝑡𝑚𝑣𝑐: nhiệt độ đầu và cuối của bộ phận mang vật liệu, oC.
Nhiệt lượng mang vào, do:
− Dòng khí: 𝐺𝐻
− Vật liệu: 𝐿 𝐶 𝑡 đ + 𝑊𝐶𝑡 đ
− Bộ phận mang vật liệu: 𝑚𝐶 𝑡 đ
− Bộ phận đốt nóng: 𝑄đ
− Bộ phận đốt nóng bổ sung trong phòng sấy: 𝑄
Nhiệt lượng mang ra, do:
− Dòng khí: 𝐺𝐻
− Vật liệu: 𝐿 𝐶 𝑡
− Bộ phận mang vật liệu: 𝑚𝐶 𝑡
− Tổn thất nhiệt: 𝑄
32/114
33

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
CBNL
Tổng nhiệt lượng cung cấp:
𝑄 = 𝑄đ + 𝑄 = 𝐺 𝐻 −𝐻 + 𝐿 𝐶 𝑡 − 𝑡 đ + 𝑚𝐶 𝑡 − 𝑡 đ + 𝑄 − 𝑊𝐶𝑡 đ
Đặt:
𝑄 = 𝐿 𝐶 𝑡 − 𝑡 đ : nhiệt lượng đun nóng vật liệu
𝑄 = 𝑚𝐶 𝑡 − 𝑡 đ : nhiệt lượng đun nóng bộ phận mang vật liệu
∑ 𝑄 = 𝑄 + 𝑄 + 𝑄 : nhiệt tổn thất chung vì nhiệt lượng này không làm bốc hơi
nước trong vật liệu sấy.
→ 𝑄 = 𝑄đ + 𝑄 = 𝐺 𝐻 −𝐻 + 𝑄 − 𝑊𝐶𝑡 đ

Nhiệt lượng để bốc hơi 1 kg ẩm:


𝑄 𝑄đ + 𝑄 𝐺 ∑𝑄
𝑞= = = 𝐻 −𝐻 + − 𝐶𝑡 đ
𝑊 𝑊 𝑊 𝑊
Thay = 𝑔 = thì
𝐻 −𝐻
𝑞 = 𝑞đ + 𝑞 = + 𝑞 − 𝐶𝑡 đ
𝑌 −𝑌

33/114
34

17
17/03/2023

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
CBNL
Nhiệt lượng cung cấp cho bộ phận đốt nóng:
𝐻 −𝐻
𝑞đ = + 𝑞 − 𝑞 − 𝐶𝑡 đ
𝑌 −𝑌
Đặt: ∆= 𝑞 + 𝐶𝑡 đ − ∑ 𝑞: nhiệt bổ sung thực trong thiết bị sấy bằng
nhiệt bổ sung chung 𝑞 + 𝐶𝑡 đ trừ cho nhiệt lượng tổn thất chung
∑ 𝑞.
𝐻 −𝐻
→ 𝑞đ = − ∆= 𝑔 𝐻 −𝐻 − ∆
𝑌 −𝑌

34/114
35

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
Sấy lý thuyết
∆= 0
tức là nhiệt bổ sung bằng nhiệt tổn thất chung:
𝑞 + 𝐶𝑡 đ = 𝑞

→ 𝑞đ = 𝑔 𝐻 −𝐻
Ngoài ra, khi qua bộ phận đốt nóng, kk được gia nhiệt từ 𝑡 → 𝑡 . Do đó,
enthalpy của kk cũng tăng lên từ 𝐻 → 𝐻 . Phương trình CBNL cho bộ
phận đốt nóng:
𝑞đ = 𝑔 𝐻 −𝐻
→𝐻 =𝐻
 Trong quá trình sấy lý thuyết: 𝐻 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡, hay một phần nhiệt lượng
của kk nếu bị mất đi chỉ để làm bốc hơi lượng nước trong vật liệu và hơi
nước bốc ra sẽ mang nhiệt lượng đó trả lại cho dòng khí.

35/114
36

18
17/03/2023

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
Sấy lý thuyết
Sự biến đổi trạng thái của kk:
Cần biết 2/4 thông số trạng thái của kk
sẽ xác định được các điểm:
• 𝐴 𝑡 , 𝜑 , 𝐻 , 𝑌 : trạng thái ban đầu
• 𝐵 𝑡 , 𝜑 , 𝐻 , 𝑌 : trạng thái ra khỏi
bộ phận đốt nóng
• 𝐶 𝑡 , 𝜑 , 𝐻 , 𝑌 : trạng thái sau khi
sấy
Đường ABC biểu diễn quá trình sấy lý
thuyết với:
 AB: giai đoạn đốt nóng kk
 BC: giai đoạn sấy lý thuyết

36/114
37

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
Sấy thực
∆≠ 0
CBNL cho bộ phận đốt nóng:
𝑔 𝐻 −𝐻 − ∆= 𝑔 𝐻 −𝐻

→ 𝐻 −𝐻 =
𝑔
Các trường hợp xảy ra đối với quá trình sấy
thực tùy vào :
a) ∆> 0: nhiệt bổ sung chung lớn hơn nhiệt tổn
thất chung. Đường ABC1 biểu diễn quá trình
sấy thực với 𝐻 > 𝐻 .
b) ∆= 0: nhiệt bổ sung chung đủ bù cho nhiệt
tổn thất chung. Đường ABC biểu diễn quá
trình sấy lý thuyết với 𝐻 = 𝐻 .
c) ∆< 0: nhiệt bổ sung chung không đủ bù cho
nhiệt tổn thất chung. Đường ABC2 biểu diễn
quá trình sấy thực với 𝐻 < 𝐻 .

37/114
38

19
17/03/2023

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk

38/114
39

7.3 Cân bằng vật chất và năng lượng cho thiết bị sấy bằng kk
Ví dụ 9.5 tiếp

39/114
40

20
17/03/2023

7.4 Phương thức sấy: a) Có bổ sung nhiệt trong phòng sấy


Nhiệt lượng cung cấp cho quá trình sấy: 𝑞 = 𝑞đ + 𝑞
Tùy vào sự phân phối giữa 𝑞đ và 𝑞𝑏 mà có các trường hợp sấy sau:
Đường AB1C: biểu diễn quá trình
sấy không bổ sung nhiệt nên
𝑞 = 𝑞đ. 𝑡1: nhiệt độ lớn nhất của
dòng khí khi bắt đầu sấy.
Đường AB2C: biểu diễn quá trình
sấy có bổ sung nhiệt. Bộ phận
đốt nóng: làm tăng enthalpy của
dòng khí từ𝐻 → 𝐻 . Phòng sấy
có bổ sung nhiệt: enthalpy của
dòng khí tăng từ 𝐻 → 𝐻 :
enthalpy sau khi ra khỏi phòng
sấy. 𝑡2<𝑡1: nhiệt độ lớn nhất của
dòng khí khi bắt đầu sấy.
40/114
41

7.4 Phương thức sấy: a) Có bổ sung nhiệt trong phòng sấy


Đường AB3C: biểu diễn quá trình sấy có bổ
sung nhiệt và 𝑡 = 𝑡 : nhiệt độ của dòng khí
được giữ không đổi trong suốt quá trình
sấy.
Đường AC: biểu diễn quá trình sấy không
có bộ phận đốt nóng. Toàn bộ nhiệt lượng q
được cung cấp ngay phòng sấy. Nhiệt độ
dòng khí thấp nhất và tăng dần từ 𝑡 → 𝑡 .
Ý nghĩa:
 Khi trạng thái đầu và cuối của kk sấy đã
định trước thì nhiệt lượng cần thiết
chung cho quá trình là không đổi.

 Nếu cần nhiệt độ sấy thấp thì phải giảm nhiệt lượng cung cấp ở bộ phận đốt nóng
và tăng nhiệt lượng bổ sung trong phòng sấy.
 Nhiệt độ kk cao nhất khi không có bổ sung nhiệt và thấp nhất khi không có bộ phận
đốt nóng.
Ứng dụng: phương thức sấy có bổ sung nhiệt ở phòng sấy được dùng trong trường
hợp vật liệu sấy không chịu được nhiệt độ cao.
41/114
42

21
17/03/2023

7.4 Phương thức sấy: b) Có đốt nóng kk giữa chừng


Mục đích và ứng dụng: giảm nhiệt độ sấy để sấy các vật liệu không chịu nhiệt độ cao.
Giải pháp: chia phòng sấy ra làm nhiều khu vực sấy và trước mỗi khu vực có đặt một
bộ phận đốt nóng.
Mô tả: Không khí ban đầu ở
điểm𝐴(𝐻 , 𝑡 , 𝑌 , 𝜑 ) qua bộ phận
đốt nóng 1 được gia nhiệt lên đến
t1, điểm B1, rồi vào phòng sấy 1. Sau
khi sấy xong, nhiệt độ dòng khí hạ
xuống t2, điểm C1, không khí lại
được tiếp tục qua bộ phận đốt nóng
2 để được gia nhiệt lên đến nhiệt độ
t1, điểm B2, rồi vào phòng sấy 2…
Quá trình tiếp tục cho đến trạng thái
cuối, điểm C.
Đường gấp khúc AB1C1B2C2B3C biểu
diễn quá trình sấy có đốt nóng kk
giữa chừng.
So sánh: nếu các điểm A và C đã xác định trước mà sấy bằng phương pháp đôt nóng dòng khí
môt lần ban đầu thì nhiệt độ dòng khí lên rất cao (điểm B’: giao điểm của AB1 và B3C kéo dài).
Nhưng nếu sấy có đốt nóng dòng khí giữa chừng thì nhiệt độ tối đa sẽ nhỏ hơn nhiều tùy vào số
giai đoạn đốt nóng giữa chừng. 42/114
43

7.4 Phương thức sấy: c) Có tuần hoàn khí thải


Mục đích: giảm nhiệt độ sấy và điều chỉnh độ ẩm của không khí.
Giải pháp: không khí sau khi sấy xong chỉ thải ra ngoài một phần, phần còn lại thì cho
hoàn lưu và trộn lẫn với không khí mới bổ sung vào.
Mô tả: Không khí ra khỏi
phòng sấy tại
điểmC(𝐻 , 𝑡 , 𝑌 , 𝜑 ), thải
đi một phần, còn một
phần được quay lại để
trộn lẫn với kk ban đầu ở
C
điểm 𝐴(𝐻 , 𝑡 , 𝑌 , 𝜑 )tạo M

thành hỗn hợp mới


tại 𝑀(𝐻 , 𝑡 , 𝑌 , 𝜑 ) .
Hỗn hợp tại M được gia
nhiệt lên đến B1rồi đi vào
phòng sấy.
Trên giản đồ𝐻 − 𝑌, đường ABB1C biểu diễn quá trình sấy có tuần hoàn khí thải với
nhiệt độ tối đa của dòng khí là𝑡 < 𝑡 : nhiệt độ của dòng khí khi sấy đốt nóng dòng
khí một lần.
Đặc trưng: lượng không khí tuần hoàn càng nhiều thì 𝑡 càng thấp.
43/114
44

22
17/03/2023

7.4 Phương thức sấy: c) Có tuần hoàn khí thải


CBVC và NL cho dòng không khí: trên căn bản 1 kg kkk ban đầu được
trộn với n kg kkk tuần hoàn.
 Enthalpy của hỗn hợp tại M: 𝐻 = ,
 Hàm ẩm của hỗn hợp tại M:
𝑌 + 𝑛𝑌 𝑘𝑔 ẩ𝑚
𝑌 = ,
1 + 𝑛 𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑘
𝐻 −𝐻 𝑌 −𝑌
→𝑛= =
𝐻 −𝐻 𝑌 −𝑌
Từ PT này xác định được điểm M trên đoạn AC.
C
 Lượng kkk ban đầu, điểm A: 𝑔 = ,

M

 Lượng kkk đi vào thiết bị sấy, điểm M:


1 𝑘𝑔 𝑘𝑘𝑘
𝑔 = ,
𝑌 − 𝑌 𝑘𝑔 ẩ𝑚
ℎ𝑎𝑦 𝑔 = 𝑔(1 + 𝑛)
 Nhiệt lượngcungcấp ở bộ phận đốt nóng:
𝐻 −𝐻 𝐽
𝑞=𝑔 𝐻 −𝐻 =𝑔 𝐻 −𝐻 = ,
𝑌 − 𝑌 𝑘𝑔 ẩ𝑚
44/114
45

7.4 Phương thức sấy: c) Có tuần hoàn khí thải


CBVC và NL cho dòng không khí:

C
M

Ưu điểm và ứng dụng:


 Điểu chỉnh được độ ẩm của không khí  ứng dụng để sấy các vật liệu
không chịu được điều kiện độ ẩm không khí thấp và nhiệt độ cao như
sấy gỗ.
 Tốc độ không khí qua phòng sấy lớn.
45/114
46

23
17/03/2023

7.4 Phương thức sấy:

46/114
47

7.4 Phương thức sấy: Ví dụ 9.6 tiếp

47/114
48

24
17/03/2023

7.4 Phương thức sấy: Ví dụ 9.6 tiếp

48/114 nhau.
49

7.4 Phương thức sấy: Ví dụ 9.6 tiếp

g’

49/114
50

25
17/03/2023

7.4 Phương thức sấy: Ví dụ 9.6 tiếp

50/114
51

B-Động Lực Quá Trình Sấy

51/114
52

26
17/03/2023

7.5 Quá trình bay hơi ẩm của vật liệu


Ẩm (moisture/water vapor): hơi nước
Hút ẩm và nhả ẩm: vật liệu rắn ẩm đều có khả năng hút và nhả ẩm từ
môi trường. Sự chuyển động của ẩm theo chiều nào (hút hay nhả) là
phụ thuộc vào trạng thái của môi trường và tính chất của vật liệu.
Môi trường xung quanh: hơi nước hoặc hỗn hợp của hơi nước + kk.
Áp suất hơi của nước trên bề mặt vật liệu, 𝑃 :
𝑃 = f độ ẩm vật liệu − 𝑋, t, dạng liên kết ẩm với vật liệu
 𝑋 và t ↑: → 𝑃 ↑
 Lực liên kết ẩm với vật liệu lớn → 𝑃 ↓
Điều kiện nhả ẩm: hơi nước từ vật liệu bay hơi vào môi trường xung
quanh là áp suất hơi của nước trên bề mặt vật liệu phải lớn hơn áp suất
riêng phần của hơi nước trong môi trường.
𝑃 > 𝑝∗
Trạng thái cân bằng ẩm: 𝑃 = 𝑝∗ , quá trình bay hơi ngừng lại, độ ẩm
của vật liệu tại điều kiện này là độ ẩm cân bằng, 𝑋 ∗ .

52/114
53

7.5 Quá trình bay hơi ẩm của vật liệu


Đường cân bằng ẩm: trình bày mối quan hệ giữa độ ẩm của vật liệu (𝑋)
và độ ẩm tương đối của không khí (𝜑).

53/114
54

27
17/03/2023

7.5 Quá trình bay hơi ẩm của vật liệu


Phân loại ẩm: trên đường cân bằng ẩm, điểm B (𝜑 = 1), khi đó: 𝑝∗ = 𝑃 = 𝑃 ,
ứng với điểm hút nước, và độ ẩm của vật liệu tại B được gọi là độ ẩm hút nước.
• Ẩm không liên kết: lượng ẩm ứng với vật liệu có độ ẩm > độ ẩm hút nước
• Ẩm liên kết: lượng ẩm ứng với vật liệu có độ ẩm < độ ẩm hút nước.
• Ẩm tự do: lượng ẩm bốc hơi
 Quá trình sấy: chỉ bốc hơi được ẩm không liên kết và một phần ẩm liên kết.
B

54/114
55

7.5 Quá trình bay hơi ẩm của vật liệu


Quá trình ẩm bay hơi từ vật liệu: 2 giai đoạn khuếch tán ẩm
1. Giai đoạn ẩm khuếch tán từ trong ra bề mặt vật liệu: khi có chênh
lệch ẩm giữa bề mặt và bên trong vật liệu, nước sẽ khuếch tán từ
bên trong ra bề mặt vật liệu. Đồng thời, khi có chênh lệch nhiệt độ
trong vật liệu thì nước sẽ di chuyển từ nơi có nhiệt độ cao đến nơi có
nhiệt độ thấp.
 Tốc độ của giai đoạn này phụ thuộc vào trạng thái vật liệu: nhiệt độ,
tính chất của vật liệu và dạng liên kết của ẩm với vật liệu.
2. Giai đoạn ẩm khuếch tán từ bề mặt vật liệu ra môi trường: ẩm trên
bề mặt vật liệu bay hơi vào môi trường xung quanh.
 Tốc độ của giai đoạn này phụ thuộc vào trạng thái của môi trường:
𝑝∗ , 𝑃 , t và tốc độ chuyển động của môi trường.
Tốc độ của hai giai đoạn này thường không bằng nhau và có ảnh hưởng
đến tốc độ sấy.

55/114
56

28
17/03/2023

7.6 Tốc độ sấy: a) Khái niệm


Thiết kế quá trình sấy:
 Thiết lập qui trình sấy
 Tính kích thước thiết bị sấy
Các thông số cần thiết:
• Độ ẩm ban đầu và độ ẩm cuối cho trước tính thời gian sấy
• Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sấy
Để tính thời gian sấy  cần tính tốc độ sấy
Tốc độ sấy, 𝑁: lượng ẩm (W) bay hơi trên 1 m2 bề mặt vật liệu sấy (S)
trong một đơn vị thời gian (𝜃).
𝑑𝑊 𝑘𝑔 ẩ𝑚
𝑁= ,
𝑆𝑑𝜃 𝑚 ℎ
Thời gian sấy: 𝜃 = , ℎ
Tuy nhiên, 𝑁biến đổi theo thời gian sấy, cụ thể là giảm dần theo mức độ
giảm hàm ẩm trong vật liệu sấy. Vì vậy, để xác định thời gian sấy chính
xác phải làm thí nghiệm để xây dựng 2 đường cong thực nghiệm: đường
cong sấy và đường cong tốc độ sấy.
56/114
57

7.6 Tốc độ sấy: b) Thí nghiệm sấy


Quy trình: Treo mẫu vào một cái cân và đưa vào phòng sấy. Ghi nhận
khối lượng mẫu theo thời gian và cuối cùng xác định khối lượng vật liệu
khô.
Điều kiện:
o Mẫu không nên quá nhỏ
o Thực hiện sấy với các mẫu có bề dày khác nhau
o Mẫu và vật mang phai tương tự với thực tế
o Phải có cùng tỉ số giữa bề mặt sấy và bệ mặt không được sấy giữa các
mẫu
o Điều kiện truyền nhiệt do bức xạ phải giống nhau
o Không khí phai có cùng điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc (cả phương
và chiều so với mẫu)

57/114
58

29
17/03/2023

7.6 Tốc độ sấy: c) Giản đồ sấy


Đường cong sấy: biểu diễn độ ẩm của vật liệu theo thời gian sấy
Đường cong tốc độ sấy: biểu diễn tốc độ sấy theo độ ẩm của vật liệu

Hình 9.16: Đường cong sấy, sấy gián đoạn,


điều kiện sấy không đổi
58/114
59

7.6 Tốc độ sấy: c) Giản đồ sấy


Các giai đoạn sấy theo đường cong sấy
Đoạn AB: đốt nóng vật liệu, giai đoạn khởi động này rất nhanh và có thể bỏ qua
- Nhiệt độ của vật liệu tăng dần lên đến tư tương ứng với trạng thái của không khí lúc
bắt đầu sấy
- Độ ẩm của vật liệu giảm không đáng kể
- Tốc độ sấy tăng nhanh đến tốc độ cực đại.
Đoạn BC:
o Tốc độ sấy không đổi (đẳng tốc)
o Độ ẩm vật liệu giảm nhanh và đều theo đường thẳng
o Nhiệt độ của vật liệu không đổi và bằng tư.
Đoạn CE: CD + DE
 Tốc độ sấy giảm dần (nét đứt trên đường cong tốc độ sấy là đường lý thuyết)
 Độ ẩm tới hạn: 𝑋𝐶
 Đoạn CD: sấy bề mặt
 Đoạn DE: sấy bên trong vật liệu
• Nhiệt độ của vật liệu tăng dần
• Độ ẩm vật liệu giảm chậm đến độ ẩm cân bằng𝑋 ∗ , điểm E, nhiệt độ của vật liệu
sẽ bằng nhiệt độ không khí sấy.

59/114
60

30
17/03/2023

7.6 Tốc độ sấy: c) Giản đồ sấy


Hai giai đoạn sấy theo đường cong tốc độ sấy
1. Giai đoạn sấy đẳng tốc
 Vật liệu ban đầu còn nhiều nước, tốc độ khuếch tán nước bên trong
vật liệu lớn hơn tốc độ bay hơi nước trên bề mặt vật liệu.
 Vì thế, tốc độ sấy trong giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ
bay hơi nước trên bề mặt vật liệu, không phụ thuộc vào các yếu tố
bên trong vật liệu (bề dày, độ ẩm ban đầu,…), phụ thuộc vào các yếu
tố bên ngoài (t, độ ẩm, tốc độ dòng khí,…). Khi các yếu tố bên ngoài
không đổi thì N cũng không đổi. Muốn tăng N thì cần thay đổi các yếu
tố bên ngoài.
 Nhiệt độ sấy giai đoạn này có thể cao hơn nhiệt độ cho phép của vật
liệu vì bề mặt vật liệu còn ướt nên nhiệt độ vật liệu gần bằng 𝑡ư.
Lưu ý: 𝑡ư < 𝑡 cho phép của vật liệu.

60/114
61

7.6 Tốc độ sấy: c) Giản đồ sấy


Hai giai đoạn sấy theo đường cong tốc đô sấy
2. Giai đoạn sấy giảm tốc
• Vật liệu tương đối khô, lượng nước trong vật liệu còn ít nên tốc độ khuếch tán
nước trong vật liệu giảm xuống nhỏ hơn tốc độ bay hơi của nước trên bề mặt vật
liệu.
• Tốc độ sấy chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của nước bên trong vật liệu
hay phụ thuộc vào các yếu tố bên trong vật liệu. Vì vậy, muốn tăng N phải khắc
phục trở lực khuếch tán của nước ở bên trong vật liệu.
• Lượng ẩm khuếch tán giảm dần nên lượng ẩm bay hơi cũng giảm và tốc độ sấy
cũng giảm.
• Nhiệt độ của vật liệu sấy tăng dần nên phải giữ nhiệt độ của dòng khí sấy không lớn
hơn nhiệt độ cho phép của vật liệu.
Ý nghĩa: cần xác định hai giai đoạn sấy của quá trình sấy để thiết lập chế độ sấy thích
hợp với từng giai đoạn sấy nhằm đảm bảo:
 Chất lượng của sản phẩm sấy
 Tiết kiệm năng lượng
 Rút ngắn thời gian sấy

61/114
62

31
17/03/2023

7.6 Tốc độ sấy: d) Các yếu tố ảnh hưởng


 Bản chất vật liệu: cấu trúc, thành phần hóa học, đặc tính liên kết
ẩm,…
 Hình dạng vật liệu: kích thước mẫu sấy, bề dày lớp vật liệu,… Diện tích
bề mặt riêng của vật liệu càng lớn thì tốc độ sấy càng lớn.
 Độ ẩm: đầu, cuối và tới hạn của vật liệu.
 Độ ẩm, nhiệt độ và tốc độ của không khí.
 Chênh lệch giữa nhiệt độ đầu và cuối của không khí sấy. Nhiệt độ cuối
cao thì nhiệt độ trung bình của không khí càng cao và tốc độ sấy tăng.
Nhưng nếu nhiệt độ cuối quá cao thì không sử dụng triệt để nhiệt.
 Cấu tạo thiết bị sấy, phương thức và chế độ sấy.

62/114
63

7.6 Tốc độ sấy: e) Tính tốc độ sấy


Tốc độ sấy trong mỗi giai đoạn thay đổi khác nhau vì vậy phải tính tốc độ sấy riêng cho
từng giai đoạn.
Giai đoạn đẳng tốc: N phụ thuộc vào tốc độ truyền nhiệt đến vật liệu.
Xét một phần vật liệu đặt trong dòng khí sấy. Bề mặt vật liệu nhận nhiệt từ những
nguồn sau:
1. 𝑞𝑐𝑣: đối lưu từ dòng khí
2. 𝑞𝑐𝑑: dẫn nhiệt qua vật liệu
3. 𝑞𝑟: bức xạ trực tiếp từ bề mặt nóng có nhiệt độ 𝑡𝑟, W/m2.
Tất cả nhiệt lượng bề mặt vật liệu
sấy nhận được sẽ làm bốc hơi
nước để giữ nhiệt độ bề mặt vật
liệu không đổi, 𝑡𝑠 = 𝑡ư.
Tổng nhiệt lượng bề mặt nhận
được: 𝑞 = 𝑞 + 𝑞 + 𝑞 .
Bỏ qua nhiệt lượng làm quá nhiệt
hơi nước bốc hơi vào dòng khí và
chỉ xét ẩn nhiệt hóa hơi 𝑟𝑤 của
nước. Mối quan hệ giữa tốc độ
bay hơi nước và tốc độ truyền
nhiệt: 𝑁 𝑟 = 𝑞. 63/114
64

32
17/03/2023

7.6 Tốc độ sấy: e) Tính tốc độ sấy


𝑞 ℎ +𝑈 𝑡 +𝑡 +ℎ 𝑡 −𝑡
→𝑁 = =
𝑟 𝑟
với 𝑞 = ℎ (𝑡 − 𝑡 ): nhiệt lượng đối lưu; 𝑞 = 𝑈 (𝑡 − 𝑡 ): nhiệt lượng dẫn
nhiệt; 𝑞 = ℎ (𝑡 − 𝑡 ): nhiệt lượng bức xạ; ℎ , 𝑈 , ℎ : hệ số cấp nhiệt do đối lưu,
dẫn nhiệt, bức xạ, W/m2.độ.
Mặt khác, tốc độ sấy cũng bằng tốc độ truyền khối của hơi nước từ bề mặt vật liệu vào
dòng khí: 𝑁 = 𝑘 𝑌 − 𝑌
với𝑌 : hàm ẩm bão hòa của dòng khí tại 𝑡𝑆 khi bốc hơi ẩm không liên kết trên bề mặt
vật liệu, được xác định trên giản đồ Ramzin.
Nếu quá trình dẫn nhiệt và bức xạ là không đáng kể thì nhiệt độ bề mặt vật liệu = tư.
Nhiệt độ bề mặt = tư khi vật liệu được sấy từ mọi phía và không có bức xạ nhiệt.
,
Với dòng khí thổi song song bề mặt vật liệu: 𝑃𝑟 / = 𝑆𝑐 / = 0,036𝑅𝑒
với CP: nhiệt dung riêng của dòng khí; G: lưu lượng tổng dòng khí, kg/m2.s; 𝐺 : lưu
lượng kkk, kg kkk/m2.s; 𝑅𝑒 = 𝑥𝐺/𝜇, với𝑥: chiều dài bề mặt sấy theo chiều chuyển
động của dòng khí.
 Nếu dòng khí thổi song song với bề mặt vật liệu với 𝐺 = 2500 − 30.000 . ℎ và
𝑣 = 0,6 − 4,5 𝑚/𝑠: → ℎ = 3,445𝐺 ,
 Nếu dòng khí thổi thẳng góc với bề mặt vật liệu với 𝐺 = 4000 − 20.000 . ℎ và
𝑣 = 0,9 − 4,5 𝑚/𝑠: → ℎ = 20,19𝐺 , 64/114
65

7.6 Tốc độ sấy: f) Tính thời gian sấy


Thời gian sấy từ độ ẩm đầu 𝑋1 đến độ ẩm
cuối 𝑋2:
1 𝑑𝑊
𝜃= 𝑑𝜃 =
𝑆 𝑁
với𝑑𝑊 = −𝐿 𝑑𝑋; 𝐿 : lượng vật liệu khô
tuyệt đối; 𝑋 biến đổi từ 𝑋1 – 𝑋2:
𝐿 𝑑𝑋
→𝜃=
𝑆 𝑁
1. Giai đoạn đẳng tốc:
Thời gian sấy từ độ ẩm ban đầu đến độ ẩm
tới hạn vớ i𝑁 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝐿
𝜃= 𝑋 −𝑋
𝑆𝑁
2. Giai đoạn giảm tốc:
Nếu sấy từ độ ẩm đầu đến độ ẩm cuối𝑋𝑐 < 𝑋2, thời gian sấy cho giai đoạn giảm tốc
từ 𝑋𝑐 – 𝑋2:
 Trường hợp tổng quát: đường cong tốc độ sấy giảm bất kỳ, thời gian sấy giai đoạn
này được tính bằng phương pháp tích phân đồ thị để xác định diện tích bên dưới
đường cong 1/𝑁 theo 𝑋, dữ kiện lấy từ thực nghiệm.
65/114
66

33
17/03/2023

7.6 Tốc độ sấy: f) Tính thời gian sấy


2. Giai đoạn giảm tốc:
 Trường hợp đặc biệt: N tuyến tính theo
X (đoạn DC): 𝑁 = 𝑚𝑋 + 𝑏
𝐿 𝑚𝑋 + 𝑏
→𝜃= 𝑙𝑛
𝑚𝑆 𝑚𝑋 + 𝑏
Vì 𝑁 = 𝑚𝑋 + 𝑏, 𝑁 = 𝑚𝑋 + 𝑏 và
𝑁 −𝑁
𝑚=
𝑋 −𝑋
𝐿 𝑋 −𝑋 𝑁 𝐿 𝑋 −𝑋
→𝜃= 𝑙𝑛 =
𝑆 𝑁 −𝑁 𝑁 𝑆𝑁
với𝑁 : trung bình logarit của tốc độ 𝑁 tại
độ ẩm 𝑋 và 𝑁 tại 𝑋 .
Thường thì đoạn CE là đường thẳng, nên tốc độ sấy giảm tốc:
𝑁
𝑁 = 𝑚 𝑋 − 𝑋∗ = 𝑋 − 𝑋∗
𝑋 − 𝑋∗
𝐿 𝑋 − 𝑋∗ 𝑋 − 𝑋∗
→𝜃= 𝑙𝑛
𝑆𝑁 𝑋 − 𝑋∗
Thực tế, các quá trình sấy cụ thể sẽ có thể gồm hai giai đoạn sấy hoặc chỉ gồm một giai
đoạn nên phải chọn các phương trình và giới hạn thích hợp. 66/114
67

7.6 Tốc độ sấy: f) Tính thời gian sấy

67/114
68

34
17/03/2023

7.6 Tốc độ sấy: f) Tính thời gian sấy: Ví dụ 9.7 tiếp

68/114
69

C-Thiết Bị Sấy

69/114
70

35
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Phân loại


Dựa vào tác nhân sấy: Dựa vào cấu tạo thiết bị:
 Không khí  Phòng sấy
 Khói lò  Hầm sấy
 Thăng hoa  Băng tải
 Tia hồng ngoại  Trục
 Điện cao tầng  Thùng quay
Dựa vào áp suất làm việc:  Phun
 Chân không  Tầng sôi
 Áp suất thường Dựa vào chiều chuyển động của
Dựa vào phương thức làm việc: tác nhân và vật liệu sấy:
 Liên tục  Cùng chiều
 Gián đoạn  Nghịch chiều
Dựa vào phương pháp cấp nhiệt:  Giao chiều
 Tiếp xúc
 Đối lưu
 Bức xạ
70/114
71

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu (convection dryer)


a) Phòng sấy (chamber/cabinet dryer)
Mô tả: vật liệu được sấy gián đoạn ở áp suất khí quyển hoặc chân không, được xếp
trên những khay hoặc xe đẩy. Nạp liệu và tháo liệu ở ngoài phòng sấy.
Nhược điểm:
 Thời gian sấy dài vì vật liệu không được đảo trộn
 Sấy không đều
 Khi nạp và tháo liệu sẽ bị mất nhiệt qua cửa
 Khó kiểm tra quá trình sấy

71/114
72

36
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu (convection dryer)


a) Phòng sấy

Vacuum Tray Dryer Convection Chamber Dryer

72/114
73

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


b) Hầm sấy (tunnel dryer)
Mô tả: làm việc ở áp suất khí quyển và dùng tác nhân sấy là không khí
hay khói lò. Vật liệu được xếp trên các khay đặt trên xe goòng đi chuyển
dọc theo chiều dài hầm. Có thể cho tác nhân sấy tuần hoàn để tăng tốc
độ và độ ẩm của tác nhân sấy. Chiều dài hầm có thể lên đến 60 m và
không nên lớn hơn vì trở lực của hệ thống tăng nhiều. Vận tốc chuyển
động của không khí trong hầm từ 2-3 m/s.
Nhược điểm:
Sấy không đều do sự phân lớp không khí nóng và lạnh theo chiều cao
của hầm; khi tốc độ dòng khí nhỏ, vật liệu không được xáo trộn đều.
Ưu điểm:
Dễ sử dụng và chuyển đổi các phương thức sấy khác nhau: dòng khí và
vật liệu có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều hoặc đặt các
quạt dọc tường hầm để thổi thẳng góc với dòng nhập liệu.

73/114
74

37
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


b) Hầm sấy

Tunnel Drying Machine


74/114
75

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


b) Hầm sấy

Tunnel Dryer

74/114
76

38
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


c) Sấy thùng quay (rotary dryer)
Ứng dụng: rộng rãi, quan trọng trong công nghiệp hóa, thực phẩm, môi trường,… để
sấy các vật liệu rời có khả năng kết dính như hóa chất, phân đạm, ngũ cốc, đường,
rác,…

Thiết bị sấy thùng quay trong


đó vật liệu và tác nhân sấy
chuyển động nghịch chiều.

76/114
77

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


c) Sấy thùng quay
Mô tả: gồm một thùng hình trụ đặt hơi dốc so với mặt nằm ngang từ
1/15 – 1/150, có hai vành đai khi thùng quay thì trượt trên con lăn
tựa/đỡ. Khoảng cách giữa các con lăn đỡ này có thể điều chỉnh được để
thay đổi góc nghiêng của thùng. Thùng quay được nhờ bánh răng truyền
động nối với bộ phận dẫn động từ động cơ. Thùng làm việc ở áp suất khí
quyển, tác nhân sấy là không khí hoặc khói lò.

Drying Machinery for Rotary Dryer 77/114


78

39
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


c) Sấy thùng quay
Nguyên tắc sấy: vật liệu ướt vào thùng ở đầu cao và được đảo trộn, di
chuyển trong thùng nhờ những cánh đảo và vì vậy vật liệu tiếp xúc với
không khí sấy tốt hơn. Vận tốc chuyển động của tác nhân sấy trong
thùng từ 2-3 m/s, thùng quay với tốc độ 1-8 vòng/phút. Vật liệu khô
được tháo ra ở đầu thấp của thùng. Khí thải ra khỏi thùng được dẫn qua
cyclone để thu hồi các hạt vật liệu rắn bị dòng khí lôi cuốn theo.

78/114
79

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


c) Sấy thùng quay
Ưu điểm:
Sấy đều và mãnh liệt nhờ có sự tiếp xúc tốt giữa vật liệu và tác nhân sấy
Cường độ sấy tính theo lượng ẩm đạt được cao
Nhược điểm:
Vật liệu dễ bị gãy vụn do đảo trộn nhiều, gây bụi
Giảm chất lượng sản phẩm

Cánh nâng bên trong thùng quay 79/114


80

40
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


c) Sấy thùng quay: Tính thời gian lưu của vật liệu
Thời gian lưu phải bằng thời gian sấy
Thời gian lưu của từng hạt vật liệu có thể khác với thời gian lưu trung bình  chất
lượng sản phẩm không đều.
Sự chuyển động của vật liệu trong thùng:
 Chuyển động nâng lên và rớt xuống: do những cánh đảo. Khi không có dòng khí,
mỗi lần vật liệu được nâng lên và rớt xuống nó sẽ di chuyển được một khoảng cách
bằng tích số của chiều cao rơi với độ dốc của thùng.
 Các hạt có chuyển động tịnh tiến sau khi rơi, chuyển động này bị giảm khi có dòng
khí thổi ngược chiều hoặc tăng thêm khi dòng khí thổi cùng chiều.

80/114
81

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


c) Sấy thùng quay: Tính thời gian lưu của vật liệu
Thời gian lưu trung bình () được tính bằng cách chia thể tích chứa vật liệu trong
thùng sấy cho lưu lượng nhập liệu:
𝑍𝜋𝑑 /4
𝜃=
𝐿 /𝜌
Với : hệ số chứa của thùng sấy; 𝑍: chiều dài thùng sấy, m; 𝑑: đường kính thùng, m;
𝐿𝐾: lưu lượng khối lượng vật liệu khô tuyệt đối, kg/s; 𝜌𝐾: khối lượng riêng biểu kiến
của vật liệu khô, kg/m3.

81/114
82

41
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


c) Sấy thùng quay: Hệ số chứa
Hệ số chứa của thùng sấy theo Friedman và Marshall thay đổi theo điều kiện làm việc:
 =  ± 𝐾𝐺
Với  : hệ số chứa khi không có dòng khí; K: hệ số hiệu chỉnh do ảnh hưởng của tốc
độ khí G’. Dấu ‘+’: khi dòng khí và vật liệu chuyển động nghịch chiều, dấu‘–’ khi chuyển
động cùng chiều.
Điều kiện vật liệu được đảo trộn bình thường và  < 0,08 thì:
0,3344𝐿
 =
𝜌 𝑠𝑛 , 𝑑
với𝐿 : lưu lượng vật liệu khô cho đơn vị tiết diện thùng sấy, kg/m2.h; s: độ dốc thùng
sấy m/m; n: số vòng quay, vòng/phút; 𝑑: đường kính thùng, m.
Hằng số 𝐾 phụ thuộc trên tính chất vật liệu:
0,6085
𝐾= /
𝜌 𝑑
Với dp: đường kính trung bình của hạt, m.
Hệ số chứa tốt nhất:  = 0,05 − 0,15, hệ số chứa lớn thì sự tiếp xúc giữa vật liệu và
dòng khí kém và công suất để thùng quay sẽ lớn.

82/114
83

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


c) Sấy thùng quay: Kích thước và Thông số chế tạo
 = 4 − 10
 Chiều cao cánh trộn: 8-12% 𝑑
 Với vận tốc dài từ 12-30 m/s
 Độ dốc thùng: 0-0,08 m/m, cũng có thể âm cho trường hợp sấy cùng
chiều

83/114
84

42
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


e) Sấy phun (spray dryer)
Ứng dụng: để sấy các loại vật liệu lỏng như sữa, trứng, dung dịch đậu
nành, cà phê, …

Nguyên tắc sấy: dung dịch lỏng được phun thành dạng sương đi vào
phòng sấy, quá trình sấy diễn ra rất nhanh đến mức không kịp đốt nóng
vật liệu lên quá giới hạn cho phép. Do đó, có thể sử dụng tác nhân sấy ở
nhiệt độ cao. Sản phẩm thu được ở dạng bột mịn. 84/114
85

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


e) Sấy phun

85/114
86

43
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


e) Sấy phun
Cường độ sấy (kg ẩm bốc hơi/h.m3 phòng sấy): tăng theo sự tăng của bề
mặt tiếp xúc giữa chất lỏng với tác nhân sấy hay phụ thuộc vào độ phân
tán của chất lỏng được phun thành sương với đường kính giọt sương từ
10-60 m.

A Nozzle

86/114
87

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


e) Sấy phun
Nhiệt độ dòng khí: phụ thuộc vào khả năng chịu nhiệt của vật liệu sấy,
có thể lên đến 750oC. Dòng khí ra khỏi thiết bị sấy phải qua hệ thống
cyclone để thu hồi bụi sản phẩm bị lôi cuốn theo. Không cần tuần hoàn
khí thải để tiết kiệm năng lượng vì quá trình thu hồi bụi sẽ bị mất nhiều
nhiệt.

87/114
88

44
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


e) Sấy phun
Ưu điểm:
 Sấy nhanh
 Sản phẩm ở dạng bột mịn
 Nhiệt độ vật liệu không cao nhờ sấy
nhanh nên có thể sử dụng để sấy loại
vật liệu không chịu nhiệt cao
 Chi phí vận hành thấp
 Năng suất lớn
Nhược điểm:
 Kích thước phòng sấy lớn
 Tốc độ tác nhân sấy nhỏ
 Cường độ sấy nhỏ: 2-25 kg/m3.h
 Tiêu tốn năng lượng
Spray drier
 Thiết bị phức tạp ở cơ cấu phun
sương và hệ thống thu hồi bụi sản
phẩm 88/114
89

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


e) Sấy phun

High Speed Centrifugal Spray Dryer (LPG)

89/114
90

45
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


f) Sấy băng tải (belt dryer)

90/114
91

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


f) Sấy băng tải

Low-temperature belt dryer for sawdust, pellets, wood chips and other
biomass products
91/114
92

46
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


g) Sấy tầng sôi (fluid/fluidized bed dryer)

Vertical dryer

92/114
93

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


g) Sấy tầng sôi

Horizontal dryer

93/114
94

47
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


g) Sấy tầng sôi

Fluidized bed dryer

94/114
95

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


g) Sấy khí động (pneumatic/flash dryer)

95/114
96

48
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Đối lưu


g) Sấy khí động

96/114
97

Convection Dryers

97/114
98

49
17/03/2023

Convection Dryers

98/114
99

7.7 Thiết bị sấy: Tiếp xúc (Indirect or contact drying)


Mô tả: nhiệt lượng được truyền đến vật liệu bằng cách tiếp xúc trực tiếp
với bề mặt được đốt nóng (heating through a hot wall).
Phân loại:
Sấy chân không (vacuum dryer): cường độ sấy tính trên một đơn vị diện
tích bề mặt đốt nóng: 1-2 kg nước bốc hơi/m2.h.
Ưu điểm: cấu tạo đơn giản, hoạt động gián đoạn, có thể sấy nhiều loại
vật liệu khác nhau.
Nhược điểm: năng suất thấp, truyền nhiệt kém.

99/114 Rotary Vacuum Dryer Double Cone Rotary Vacuum Drier

100

50
17/03/2023

7.7 Thiết bị sấy: Tiếp xúc


Sấy tiếp xúc chân không (vacuum contact dryer):

Vacuum Contact Dryer with Fully Heated Agitator 100/114


101

7.7 Thiết bị sấy: Tiếp xúc


Trống sấy (drum dryer): làm việc liên tục

Hình 9.24: Thiết bị sấy trống

101/114
102

51
17/03/2023

7.8 Các phương pháp sấy khác


Sấy bức xạ hồng ngoại (infrared radiation drying): năng lượng do tia bức
xạ hồng ngoại phát ra lớn hơn năng lượng các tia trông thấy (: 0,4-0,8
m). Vì vậy, khi dùng các tia hồng ngoại (: 0,8-1000 m) có thể truyền
cho vật liệu một nhiệt lượng lớn và đạt được tốc độ bay hơi ẩm cao hơn
nhiều so với sấy đối lưu hay tiếp xúc.

102/114
103

7.8 Các phương pháp sấy khác


Sấy bức xạ hồng ngoại
Ứng dụng: sấy các bề mặt sơn trong công nghệ chế tạo máy, điện kỹ thuật, sấy các sản
phẩm dệt, vật liệu sợi, giấy, chất dẻo, thực phẩm,…
Nguyên tắc sấy: các tia bức xạ nhiệt xuyên sâu vào bên trong các vật liệu có cấu tạo
mao quản xốp và được hấp thu hoàn toàn do phản xạ nhiệu lần của thành mao quản,
vì vậy làm tăng nhanh tốc độ sấy. Hệ số truyền nhiệt trong quá trình này lớn và nhiệt
lượng truyền tính trên đơn vị diện tích bề mặt vật liệu trong đơn vị thời gian sẽ cao
hơn nhiều so với sấy tiếp xúc hay đối lưu.

Infrared Heating Technologies


Delivers Infrared/Convection
Combination Conveyor Belt
Oven

103/114
104

52
17/03/2023

7.8 Các phương pháp sấy khác


Sấy bức xạ hồng ngoại
Ưu điểm:
 Sấy các vật liệu mỏng (bề mặt
sơn)
 Nhanh
 Thiết bị gọn
 Dễ điều chỉnh nhiệt độ
 Tổn thất nhiệt ít
Nhược điểm:
o Tiêu tốn năng lượng: 1,5-5
kWh/1 kg ẩm bốc hơi
o Vật liệu được đốt nóng không
đều do sấy nhanh bề mặt
o Nhiệt truyền sâu vào trong vật
liệu chậm nên không áp dụng
cho sấy vật liệu dày
Wood drying 104/114
105

7.8 Các phương pháp sấy khác


Sấy bức xạ hồng ngoại

Infrared dryer: Drying for variety of screen


printing, pad printing and spraying
thermosetting ink processing such as heat
press, electric products, (silicon, electric
membrane film key press, window glass,…)

Infrared dryer for large format digital printer

105/114
106

53
17/03/2023

7.8 Các phương pháp sấy khác


Sấy thăng hoa (freeze drying)
Sự thăng hoa (sublimation): quá trình chuyển ẩm thẳng từ trạng thái
rắn sang trạng thái hơi không qua trạng thái lỏng.

106/114
107

7.8 Các phương pháp sấy khác


Sấy thăng hoa
Nguyên tắc sấy: phải tạo được hiệu số nhiệt độ lớn giữa vật liệu và nguồn nhiệt bên
ngoài. Yêu cầu là vật liệu phải được sấy ở trạng thái đóng rắn tại độ chân không cao
(p=0,1-1,0 mmHg), ở áp suất này có thể tiến hành sấy ở nhiệt độ dưới 0 oC.
Các bước vận hành cơ bản:
refrigerator
 Xếp vật liệu cần sấy chưa đóng
băng vào các ngăn, đóng kín
phòng sấy
 Chạy máy nén lạnh để hạ thấp
nhiệt độ trong phòng sấy và vật
liệu sẽ được đóng rắn, khi đó
nước được tách khỏi những thứ
xung quanh nó ở mức độ phân tử
rắn (băng)
 Mở bơm chân không để tạo áp
suất thấp trong phòng sấy
 Bật gia nhiệt để cung cấp nhiệt lượng nhỏ ở các ngăn chứa vật liệu làm cho nước
đóng băng chuyển thẳng thành hơi nước
 Hơi nước di chuyển ra khỏi phòng sấy thăng hoa đi qua và ngưng tụ trên giàn lạnh ở
dạng băng đá 107/114
108

54
17/03/2023

7.8 Các phương pháp sấy khác


Sấy thăng hoa
Ưu điểm:
 Chất lượng sản phẩm cao
 Sản phẩm không bị biến chất
 Không xảy ra các quá trình vi sinh
 Bảo vệ nguyên vẹn các vitamin trong thực phẩm lúc tươi
 Giữ nguyên thể tích ban đầu của vật liệu nhưng xốp hơn nên dễ hấp phụ nước (hút
ẩm) để trở lại dạng ban đầu
Nhược điểm: phức tạp và đắt

108/114
109

7.8 Các phương pháp sấy khác


Sấy thăng hoa
Ứng dụng: rộng rãi trong sản xuất dược phẩm để sấy kháng sinh và thực
phẩm chất lượng cao

109/114
110

55
17/03/2023

7.9 So sánh và lựa chọn thiết bị sấy bằng kk


Thiết bị sấy hoạt động
Gián đoạn Liên tục
 Năng suất thấp • Năng suất cao
 Cồng kềnh • Thời gian sấy ngắn
 Không đáp ứng được yêu cầu • Chất lượng sản phẩm cao
qui mô công nghiệp • Dễ vận hành
 Bố trí vật liệu: tĩnh (tủ sấy,
phòng sấy) hay đảo trộn (tủ
sấy có gắn cánh khuấy)
 Vận hành cần nhiều lao động

 Yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc chọn thiết bị sấy: đặc trưng
của vật liệu dạng: rời, cục hay tơi xốp, bột nhão hay dung dịch.

110/114
111

7.9 So sánh và lựa chọn thiết bị sấy bằng kk


Dạng vật liệu
Rời, cục chịu nhiệt độ cao Bột nhão, lỏng nhão Dung dịch
 Thiết bị sấy thùng quay  Thiết bị sấy trục hay  Thiết bị sấy phun: năng
 Thiết bị sấy tầng sôi: có trống, làm việc liên tục: vì suất cao, sản phẩm thu
hiệu suất cao hơn và kích vật liệu dễ bị kết dính lên được dạng bột mịn không
thước thiết bị nhỏ hơn so thành thiết bị và tạo cần nghiền.
với thùng quay có cùng thành lớp vỏ khô trên bề  Thiết bị sấy trục: cho
năng suất nếu vật liệu tơi mặt vật liệu nên làm tăng dung dịch đặc, cơ cấu gọn
được nghiền nhỏ. thời gian sấy hơn sấy phun, dễ điều
Thời gian lưu lại của vật  Thiết bị sấy chân chỉnh nhiệt độ và năng
liệu trong khu vực sấy lâu không: phức tạp và đắt suất.
hơn nên quá trình sấy đều nên chỉ sử dụng khi không
hơn khi vật liệu có kích dùng được thiết bị sấy ở
thước khác nhau. áp suất thường như sấy
Thiết bị tầng sôi nhiều với chất dễ bị oxy hóa,
bậc, mỗi bậc vật liệu và chất nổ hay chất có dung
tác nhân sấy đi ngược môi độc
chiều nhau sẽ cho quá
trình sấy mãnh liệt hơn. 111/114
112

56
17/03/2023

7.10 Bài tập


7.1 Thực hiện quá trình sấy 1000 kg/h vật liệu ẩm từ 50% đến 4% khối lượng (theo vật
liệu ẩm) trong một thiết bị sấy tuần hoàn 90% khí thải theo sấy lý thuyết.
a) Vẽ đồ thị H – Y biểu diễn quá trình: Nêu cách xác định điểm đầu, cuối, quá trình
trộn khí thải và khí mới, đun nóng trong calorifer và sấy?
b) Xác định lượng sản phẩm thu được sau khi sấy, lượng không khí khô và công
suất nhiệt cần thiết? Cho biết trạng thái không khí trước khi vào calorifer và sau khi
sấy: t0=30 oC, 𝑌 = 0,01 và t2= 60 oC, 𝑌 =0,04.
7.2 Lưu lượng sản phẩm 2000 kg/h sau khi sấy vật liệu có độ ẩm 6% khối lượng (vật
liệu ướt) từ vật liệu ban đầu chứa 40% khối lượng ẩm (vật liệu ướt) bằng quá trình sấy
lý thuyết với không khí ban đầu có hàm ẩm 0,012 kg ẩm/kg kkk, nhiệt độ 25 oC; sau khi
qua calorifer không khí được tăng lên nhiệt độ 110 oC, khi ra khỏi máy sấy có nhiệt độ
40 oC. Quá trình sấy lý thuyết. Xác định:
a) Lưu lượng vật liệu đưa vào thiết bị sấy?
b) Lưu lượng không khí khô và công suất nhiệt tại calorifer?
7.3 Thiết bị sấy có tuần hoàn 25 % khí thải để sấy 2000 kg/h nguyên liệu ban đầu có độ
ẩm 40% khối lượng (vật liệu ướt) còn7 % khối lượng (vật liệu ướt). Không khí ban đầu
có nhiệt độ 30 oC, hàm ẩm 0,02 kg ẩm/kg kkk; sau khi ra khỏi thiết bị sấy không khí có
hàm ẩm bằng 0,04 kg ẩm/kg kkk, nhiệt độ 50 oC. Xác định:
a) Lượng sản phẩm thu được?
b) Lưu lượng không khí khô và công suất nhiệt cần cấp cho thiết bị sấy? 112/114

113

7.10 Bài tập


7.4 Cho 1500 kg/h vật liệu có độ ẩm 40% (vật liệu ẩm) với dòng không khí nóng vào
phòng sấy có nhiệt độ 110 oC, hàm ẩm 0,01 kg ẩm/kg kkk; nhiệt độ trước khi vào
calorifer của không khí là 25 oC; sau khi sấy không khí có hàm ẩm 0,03 kg/kg kkk.
Vật liệu sau khi sấy có độ ẩm là 6% (vật liệu ẩm). Quá trình xảy ra theo sấy lý thuyết.
Xác định:
a) Lượng sản phẩm thu được?
b) Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt của calorifer và lượng hơi sử dụng?
Cho biết: Sử dụng hơi nước bảo hoà ở 2,0 atm (ẩn nhiệt ngưng tụ 2.250 kJ/kg, nhiệt độ
120 oC), hệ số truyền nhiệt K = 45 W/m2.K.
7.5 Một thiết bị sấy được sử dụng để sấy vật liệu dạng hạt theo phương thức sấy
ngược chiều. Dòng khí ban đầu có nhiệt độ 30 oC và đi vào thiết bị sấy có nhiệt độ
120 oC, hàm ẩm 0,01 kg nước/kg kkk và đi ra khỏi thiết bị sấy là 60 oC. Vật liệu đi vào
thiết bị sấy có độ ẩm là 10 % và đi ra có độ ẩm 0,3% khối lượng nước và năng suất là
1000 kg/h sản phẩm sấy. Giả sử quá trình là sấy lý thuyết. Cho biết vật liệu sấy qua hai
giai đoạn, giai đoạn giảm tốc là tuyến tính và có độ ẩm tới hạn là 10%, độ ẩm cân bằng
là 0,2% khối lượng nước; tốc độ sấy không đổi là 0,6 kg/h.m2; diện tích bề mặt vật liệu
sấy là 10 m2. Xác định:
a) Các thông số cho hai giai đoạn của quá trình sấy?
b) Thời gian sấy cho vật liệu dạng hạt trên?
113/114
114

57
17/03/2023

7.10 Bài tập


7.6 a) Mô tả quá trình biến đổi trạng thái từ điểm A (tK= 50 oC, 𝑌 = 0,05 kg ẩm/kg kkk)
sang điểm B (tK= 60 oC,𝑌 = 0,02 kg ẩm/kg kkk) và các đại lượng có liên quan.
b) Tính công suất nhiệt và lượng nước ngưng tụ khi 1500 kg kkk/h biến đổi từ
trạng thái A sang B?
7.7 Cho 2000 kg/h nguyên liệu có độ ẩm 40% khối lượng (vật liệu ướt) vào thiết bị sấy
đối lưu để sấy còn 10% khối lượng ẩm (vật liệu ướt) để thực hiện quá trình sấy lý
thuyết bằng không khí ban đầu có hàm ẩm 0,02 kg ẩm/kg kkk, độ ẩm tương đối 80%;
không khí ra khỏi thiết bị sấy có hàm ẩm bằng 0,04 kg ẩm/kg kkk, nhiệt độ 50 oC.
Xác định:
a) Lượng vật liệu sau khi sấy thu được?
b) Lưu lượng không khí khô và công suất nhiệt cần thiết?

114/114
115

58

You might also like