Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 100

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


--------o0o---------

VŨ THỊ NHUNG

TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM


SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI
(2013-2020)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

VŨ THỊ NHUNG

TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM


SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI
(2013-2020)

Chuyên ngành Kinh tế quốc tế


Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi

Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:


(1) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi;
(2) Số liệu trong Luận văn được điều tra là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng;
(3) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà nội, ngày tháng năm 2015


Học viên

Vũ Thị Nhung
LỜI CẢM ƠN

Để có đƣợc Luận văn này, bản thân tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt
tình và sự quan tâm sâu sắc của Nhà trƣờng, thầy cô, gia đình, bạn bè. Nhân
dịp hoàn thành Luận văn, tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn đến tất cả mọi
ngƣời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới thầy hƣớng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Việt Khôi, ngƣời đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt
một năm qua, để tôi có cơ hội trau dồi kiến thức, hoàn thành tốt luận văn của
mình.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời thân trong
gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.

Hà nội, ngày tháng năm 2015


Học viên

Vũ Thị Nhung
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1


DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... 2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ TỔNG
QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................ 6
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động ....................................................... 6
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động ................................. 10
1.1.3. Bản chất của xuất khẩu lao động ................................................... 12
1.1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu lao động ................ 15
1.1.5. Các hình thức xuất khẩu lao động .................................................. 17
1.1.6. Sự cần thiết của việc xuất khẩu lao động ....................................... 17
1.1.7. Vai trò của việc xuất khẩu lao động ............................................... 18
1.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực về xuất khẩu lao động .. 19
1.3. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................................... 26
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 29
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 29
2.2. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 30
2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu : ............................................................. 30
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp : ............................................................... 30
2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp: ................................................................... 31
2.3.3 Phương pháp xử lý thông tin ........................................................... 31
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI ............................................ 32
3.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt nam sang Nhật
Bản từ năm 1992 đến nay. ........................................................................... 32
3.1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam thời
gian qua .................................................................................................... 32
3.1.2. Thực trạng Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản ...... 38
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn về xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
Nhật Bản trong bối cảnh mới.................................................................... 51
3.1.4. Đánh giá, phân tích kết quả điều tra khảo sát về xuất khẩu lao động
của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới .................................... 58
3.2. Đánh giá cơ hội và thách thức về xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang Nhật Bản trong bối cảnh mới .............. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Những cơ hội................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Những thách thức ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao tận dụng các cơ hội và hạn chế
thách thức về xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối
cảnh mới ...................................................................................................... 64
3.3.1. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động .................................. 64
3.2.2. Một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội, hạn chế các thách thức
để tăng cường hiệu quả xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản
trong bối cảnh mới .................................................................................... 67
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 78
4.1.Kết luận .................................................................................................. 78
4.2.Kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức để tăng cƣờng hiệu
quả về xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới .... 78
4.2.1. Kiến nghị đối với quản lý nhà nước: .............................................. 78
4.2.2. Đối với Doanh nghiệp ..................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa Từ viết tắt


Khoa học công nghệ KHCN
Lao động Lao động
Xuất khẩu lao động XKLĐ

1
DANH MỤC BẢNG

STT Bảng Nội dung Trang

Lƣợng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 1992 -
1 Bảng 3.1 51
2014
Tổng hợp số lao động theo ngành nghề của lao động xuất
2 Bảng 3.2 54
khẩu Việt Nam sang Nhật Bản
Cơ cấu ngành nghề lao động xuất khẩu của Việt Nam
3 Bảng 3.3 55
sang Nhật Bản
Đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam
4 Bảng 3.4 59
sang Nhật Bản

2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Biểu đồ Nội dung Trang

1 Biểu đồ 3.1 Thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới 36

Tốc độ tăng trƣởng quy mô lao động xuất khẩu của Việt
2 Biểu đồ 3.2 53
Nam sang Nhật Bản
Cơ cấu ngành nghề lao động xuất khẩu sang Nhật Bản
3 Biểu đồ 3.3 56
năm 2014
Đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam
4 Biểu đồ 3.4 56
sang Nhật Bản

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của Đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trƣơng của Đảng và
Nhà nƣớc, đƣợc coi là một chiến lƣợc quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết
việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo
nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển
giao công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất
lƣợng và tăng cƣờng các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện
cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế. Khu vực Đông Bắc á
có các nƣớc có trình độ cao về phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công
nghệ, trong đó Nhật Bản là nƣớc công nghệ nguồn, là nƣớc có nhu cầu nhập
khẩu nhiều loại lao động. Vì vậy, XKLĐ sang quốc gia này còn có mục đích
tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ (KHCN), kỹ thuật sản xuất tiên
tiến, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hiện đại , nâng cao tay nghề và rèn
luyện tác phong công nghiệp cho ngƣời lao động. Thực tế, Nhật bản là một thị
trƣờng XKLĐ quan trọng đối với Việt Nam. Từ đầu những năm 1990, hoạt
động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật bản có hạn chế tuy nhiên nó lại có tác
động tích cực đối với ngƣời lao động cũng nhƣƣ đối với sự phát triển chung
của các ngành, địa phƣơng của Việt Nam.
Mối quan hệ Việt Nam – Nhật bản ngày càng ấm dần lên và nó đƣợc
đánh dấu đậm nét trong chuyến thăm Nhật Bản của thủ tƣớng Nguyễn Tấn
Dũng vào tháng 12 năm 2013. Tiếp thêm cho mối quan hệ ngày càng trở nên
tốt đẹp, trong chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch nƣơc Trƣơng Tấn Sang đã
đánh dấu một mốc son lịch sử ngoại giao giữa hai nƣớc vào ngày 20 tháng 3
năm 2014. Kể từ đây, Việt Nam – Nhật bản trở thành ngƣời bạn thân thiết
toàn diện, Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác chiến lƣợc. Hai bên nhất trí hợp
tác toàn diện mọi mặt trong đó có hợp tác nguồn nhân lực.

1
Cơ hội xuất khẩu lao động Việt Nam sang Nhật bản sẽ đƣợc tăng lên cả
về chất và lƣợng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả khả quan, hoạt động
XKLĐ của Việt Nam sang Nhật thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, khó
khăn, có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu cực, rủi ro. Xảy ra hiện
tƣợng lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử về tiền công, về điều kiện làm
việc và sinh hoạt, bị lạm dụng, lao động tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài
làm việc và cƣ trú bất hợp pháp, v.v... Đặc biệt, số lƣợng lao động Việt Nam tự
ý phá hợp đồng, bỏ trốn ngày càng lớn, đến mức nƣớc này đã nhiều lần lên
tiếng sẽ đóng cửa thị trƣờng nếu Việt Nam không tìm cách ngăn chặn và giải
quyết dứt điểm. Những vấn đề đó đã tác động tiêu cực tới quan hệ hợp tác lao
động của Việt Nam với Nhật Bản, là nguyên nhân gây ra nguy cơ bị đóng băng
hoặc mất thị trƣờng XKLĐ vào tay các nƣớc XKLĐ khác, làm phức tạp thêm
tình hình, gây khó khăn cho công tác quản lý lao động Việt Nam. Hơn nữa, xét
về tầm chiến lƣợc, những vấn đề đó nếu không đƣợc giải quyết triệt để sẽ làm
mất uy tín của ngƣời lao động cũng nhƣƣ các doanh nghiệp XKLĐ của Việt
Nam trên thị trƣờng lao động quốc tế, tạo dƣ luận và tâm lý không tốt trong xã
hội đối với hoạt động XKLĐ, ảnh hƣởng xấu tới mục tiêu và hiệu quả của hoạt
động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật bản trong thời gian tới.
Từ tình hình thực tế nêu trên, cần thiết việc nghiên cứu, phân tích, đánh
giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản. để tìm ra
những nguyên nhân của thành công và hạn chế, tận dụng cơ hội trong mối
quan hệ Việt – Nhật ngày càng tốt đẹp, đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế
những phát sinh tiêu cực, tận dụng cơ hội, thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt
Nam sang thị trƣờng khu vực này phát triển là rất có ý nghĩa và cần thiết
trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, vấn đề "Triển vọng xuất khẩu lao động của
Việt Nam sang Nhật bản trong bối cảnh mới (2013-2020)" đƣợc chọn làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu lao
động, luận văn phân tích tình hình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản cũng
nhƣƣ cơ hội xuất khẩu sang Nhật khi quan hệ Việt – Nhật nâng tầm đối tác
chiến lƣợc sâu rộng
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu lao động
- Hệ thống các lý luận cơ bản liên quan đến xuất khẩu lao động.
- Xây dựng khung phân tích các yếu tố liên quan đến xuất khẩu lao động.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động sang
Nhật Bản
- Đƣa ra những cơ hội cũng nhƣ những giải pháp nhằm nắm bắt cơ hội
để nâng cao xuất khẩu lao động sang Nhật Bản trong bối cảnh Việt – Nhật
nâng tầm đối tác chiến lƣợc.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng
xuất khẩu lao động, cơ hội khi nâng tầm mối quan hệ Việt – Nhật cũng nhƣƣ
giải pháp nắm bắt cơ hội đó.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng xuất khẩu lao
động sang Nhật Bản từ năm 1992 đến nay, cơ hội nâng cao xuất khẩu lao
động trong những năm tới khi môi quan hệ Việt – Nhật ngày một nâng cao.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
• Xuất khẩu lao động sang Nhật Bản sẽ gặp những thuận lợi gì khi Việt
Nam – Nhật bản nâng tầm đối tác chiến lƣợc?
• Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam cần phải làm gì để
tận dụng các cơ hội khi Việt Nam – Nhật bản nâng tầm đối tác chiến lƣợc.

3
5. Những đóng góp mới của luận văn
5.1. Đóng góp về lý luận
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động xuất khẩu
lao động.
- Làm rõ nhu cầu tuyển dụng lao động nƣớc ngoài của Nhật Bản và
phƣơng hƣớng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang các nƣớc này.
- Tìm ra một số nguyên nhân của thành công và hạn chế trong hoạt động
xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật bản, rút ra một số kinh
nghiệm về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
- Đánh giá đƣợc những cơ hội và thách thức của xuất khẩu lao động Viêt
Nam trong bối cảnh mới.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế các
phát sinh tiêu cực, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Việt
Nam sang thị trƣờng Nhật Bản phát triển trong thời gian tới.
- Đƣa ra đƣợc một số giải pháp giúp xuất khẩu lao động Việt Nam nắm
bắt đƣợc cơ hội xuất khẩu lao động sang Nhật Bản khi mối quan hệ Việt Nam
– Nhật Bản nâng tầm đối tác chiến lƣợc.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách kinh tế - xã hội, nhất là đối với những ngƣời làm công tác
XKLĐ, các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể tham khảo để đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Cá nhân ngƣời lao động có thể có cái nhìn mới về cơ hội làm việc ở Nhật
bản sẽ dễ dàng hơn trong bối cảnh mới.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và các từ viết tắt,
Luận văn đƣợc kết cấu làm 4 phần có nội dung nhƣ sau:

4
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động và tổng quan tình hình
nghiên cứu.
Chƣơng 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản
trong bối cảnh mới.
Chƣơng 4: Kết luận và khuyến nghị

5
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động


1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về việc làm
Trong nền kinh tế thị trƣờng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh
tế đã hình thành nhiều quan hệ lao động, các quan hệ lao động này ngày càng
trở nên đa dạng và phức tạp, đan xen lẫn vào nhau. Đứng trên các góc độ
nghiên cứu khác nhau, ngƣời ta đã đƣa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng
tỏ: “Việc làm là gì?”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hƣởng của nhiều
yếu tố (nhƣ điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp...) ngƣời ta quan niệm về
việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và
khái quát nhất về việc làm.
Theo Bộ luật lao động: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp
luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm”.
1.1.1.2. Khái niệm nguồn lao động và lao động
Nguồn lao động là một bộ phận của dân cƣ bao gồm những ngƣời trong
độ tuổi lao động (không kể những ngƣời mất khả năng lao động), và những
ngƣời ngoài độ tuổi lao động (trên, dƣới độ tuổi lao động) thực tế có tham gia
lao động.
Ở Việt Nam, độ tuổi lao động theo quy định là từ 15 đến 55 tuổi đối với
nữ giới và từ 15 đến 60 tuổi đối với nam giới. Thực chất những ngƣời dƣới độ
tuổi lao động thực tế có tham gia lao động ở Việt Nam hiện nay hơi khó xác định
về phạm vi. Thông thƣờng trẻ em từ 10 tuổi (thậm chí từ 7 – 8 tuổi) ở nông thôn
đã tham gia vào lao động. Tuy nhiên để thống nhất với các số liệu thống kê đƣợc
công bố thì việc độ tuổi nhóm này chỉ tính ngƣời từ dƣới 15 tuổi.

6
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con ngƣời nhằm thay
đổi những vật thể tự nhiên để phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự
vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội,
là quá trình kết hợp sức lao động và tƣ liệu sản xuất.
Sức lao động là tổng thể lực và trí lực của con ngƣời trong quá trình tạo
ra của cải xã hội, nó phản ánh khả năng lao động của con ngƣời, là điều kiện
đầu tƣiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội. Trên thị trƣờng lao động,
sức lao động đƣợc coi là hàng hóa – đó là loại hàng hóa đặc biệt vì con ngƣời
có tƣ duy, tự làm chủ bản thân mình hay nói cách khác con ngƣời là chủ thể
lao động. Thông qua thị trƣờng lao động, sức lao động đƣợc xác định là giá
cả, hàng hóa lao động cũng tuân theo quy luật cung cầu của thị trƣờng
1.1.1.3. Khái niệm về xuất khẩu lao động
Một trong những thế mạnh của nguồn lao động nƣớc ta là dồi dào, phong
phú, ngƣời lao động cần cù, thông minh, chịu khó, dễ thích nghi với công
việc, nhƣng do dân số nƣớc ta tăng nhanh trong khi đó các nhà máy xí nghiệp
lại quá ít làm cho nguồn lao động của nƣớc ta bị dƣ thừa, tình trạng lao động
ở nông thôn ào ạt lên thành thị tìm việc làm ngày càng nhiều làm cho nạn thất
nghiệp càng cao. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một trong những
chiến lƣợc quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Vậy xuất khẩu lao động là gì?
Dƣới góc độ dân số học, việc di chuyển lao động giữa các quốc gia đã
đƣợc hầu hết các chuyên gia dân số học của thế giới nghiên cứu và đƣa ra
khái niệm “Di dân quốc tế”. Có thể nói hoạt động này vài thập kỷ gần đây đã
diễn ra sôi động và thu hút đƣợc sự chú ý nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế.
Nhƣng đây không phải là một hiện tƣợng kinh tế xã hội có tính mới mẻ mà nó
đã xuất hiện ngay từ cuối thế kỷ 19. Ngày nay, XKLĐ đã trở nên rất phổ biến
và trở thành xu thế chung của thế giới.

7
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1980 đã xuất hiện thuật ngữ “Hợp tác
quốc tế lao động”, lúc đó đƣợc hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia
thông qua các hiệp định đƣợc thỏa thuận và ký kết giữa các quốc gia đó, là sự di
chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức.
Trong hành vi trao đổi này nƣớc đƣa lao động đi đƣợc coi là nƣớc XKLĐ, còn
nƣớc tiếp nhận sử dụng lao động đƣợc coi là nƣớc nhập khẩu lao động.
Có một cách hiểu khác về XKLĐ: XKLĐ là sự hợp tác sử dụng lao động
giữa nƣớc thừa và thiếu lao động, là việc di chuyển lao động có kế hoạch và
có thời hạn từ nƣớc thừa lao động sang nƣớc thiếu lao động. Theo khái niệm
này có thể đƣa ra các dẫn suất nhƣ “nƣớc đƣa lao động đi, nƣớc tiếp nhận lao
động, ngƣời đi hợp tác quốc tế về lao động…”. Trên thực tế cũng có xuất hiện
vai trò của nƣớc thứ ba làm nhiệm vụ trung gian môi giới có tính chất kinh
doanh. Ví dụ nhƣ năm 1980 hai công ty của Nhật Bản thuê lao động của
Trung Quốc đi xây dựng bệnh viện và đƣờng cao tốc tại Irac.
Trƣớc đây, khi nƣớc ta còn mối quan hệ mật thiết với hệ thống các nƣớc
xã hội chủ nghĩa thì khái niệm “hợp tác quốc tế về lao động” có nội dung lớn,
bao hàm nhiều lĩnh vực trong quan hệ quốc tế và lao động. Trong quan hệ đó,
hiệu quả kinh tế chƣa đƣợc coi trọng. Do đó, việc sử dụng khái niệm này ở
nƣớc ta chỉ còn nguyên nghĩa trong phạm vi hợp tác giữa các nƣớc xã hội chủ
nghĩa trƣớc kia. Ngày nay nƣớc ta thống nhất sử dụng thuật ngữ XKLĐ để
nhấn mạnh hơn đến tính hiệu quả kinh tế của hoạt động này.
Vì vậy chúng ta có thể hiểu XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia
thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những
hiệp định hoặc những hợp đồng có tính chất pháp quy đƣợc thống nhất giữa
các quốc gia đƣa và nhận lao động.
Xuất khẩu lao động không những giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất
nghiệp, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nƣớc

8
mà còn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,… giữa Việt
Nam và các nƣớc trên thế giới theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi.
Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một khâu quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế của đất nƣớc.
1.1.1.4. Khái niệm về thị trường lao động
Trong mỗi xã hội, ở nơi nào xuất hiện nhu cầu sử dụng lao động và có
nguồn lao động cung cấp ở đó sẽ hình thành nên thị trƣờng cho lao động. Có
thể hiểu thị trƣờng lao động là một lĩnh vực của nền kinh tế mà ở đó diễn ra
quá trình mua bán, trao đổi, thuê, mƣớn sức lao động.
Khi cung và cầu lao động chỉ nảy sinh trong phạm vi biên giới một quốc
gia thì ta có thị trƣờng lao động nội địa (thị trƣờng lao động trong nƣớc). Khi
cung và cầu lao động nảy sinh ngoài biên giới quốc gia một nƣớc thì có thị
trƣờng lao động quốc tế.
Trên thị trƣờng lao động quốc tế, XKLĐ đƣợc thực hiện chủ yếu trên cơ
sở quan hệ cung cầu lao động. Nó chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật
kinh tế thị trƣờng. Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập khẩu lao
động nên cần phải xác định một cách chặt chẽ số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng
lao động hợp lý. Bên cung có mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động
càng tốt. Do vậy, muốn loại hàng hóa đặc biệt này chiếm đƣợc ƣu thế trên thị
trƣờng bên cung cấp lao động cần phải có sự chuẩn bị và đầu tƣƣ để đƣợc thị
trƣờng chấp nhận, phải đáp ứng kịp thời về số lƣợng lao động có chất lƣợng
cao. Chất lƣợng lao động càng cao càng đem lại hiệu quả kinh tế lớn và càng
đƣợc thị trƣờng nƣớc ngoài dễ chấp nhận.
Chất lƣợng lao động cao đƣợc thể hiện ở trình ðộ tay nghề phù hợp với
công nghệ của nýớc tiếp nhận lao ðộng, thể lực tốt, có ngoại ngữ, ðýợc trang
bị ðầy ðủ kiến thức làm việc theo tác phong công nghiệp, am hiểu luật pháp
và phong tục tập quán của nýớc sử dụng lao ðộng, có thể thích ứng nhanh với
môi trƣờng làm việc mới.

9
Song đối với hàng hóa sức lao động, thị trƣờng thế giới không phải là vô
hạn và có rất nhiều đòi hỏi khắt khe với những quy định riêng.
Thị trƣờng lao động là nơi ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
thực hiện các giao dịch, thỏa thuận về giá cả, sức lao động. Mà tại đây ngƣời
lao động (bên cung) và ngƣời sử dụng lao động (bên cầu) là hai chủ thể của
thị trƣờng lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại.
Thị trƣờng lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị
trƣờng và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trƣờng.
Một thị trƣờng lao động tốt là thị trƣờng mà ở đó lƣợng cầu về lao động
tƣơng ứng với lƣợng cung về lao động.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một loại hoạt động kinh tế và diễn ra gay gắt
Ở nhiều nƣớc trên thế giới, xuất khẩu lao động là một trong những giải
pháp quan trọng thu hút lực lƣợng lao động đang tăng lên của nƣớc họ và thu
ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nƣớc của ngƣời lao động và các lợi ích
khác. Những lợi ích này đã buộc các nƣớc xuất khẩu lao động phải chiếm lĩnh
mức cao nhất thị trƣờng lao động ở nƣớc ngoài, mà việc chiếm lĩnh đƣợc hay
không lại dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động. Nó chịu sự điều tiết, sự tác
động của các quy luật của kinh tế thị trƣờng. Bên cung phải tính toán mọi
hoạt động của mình đẻ làm sao bù đắp đƣợc chi phí và có phần lãi vì vậy cần
phải có cơ chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu
cũng phải tính toán kỹ lƣỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động.
Nhƣ vậy, việc quản lý Nhà nƣớc, sự điều chỉnh pháp luật luôn luôn luôn
bám sát đặc điểm này. Làm sao để mục tiêu kinh tế phải là mục tiêu số 1 của
mọi chính sách pháp luật về xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội
Thực chất, xuất khẩu lao động không tách rời khỏi ngƣời lao động. Do
vậy, mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp

10
với chính sách xã hội: Phải đảm bảo làm sao để ngƣời lao động ở nƣớc ngoài
đƣợc lao động nhƣ cam kết ở trong hợp đồng, cũng nhƣƣ đảm bảo các hoạt
động công đoàn ... hơn nữa, ngƣời lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có
thời hạn do vậy cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng ngƣời lao
động sau khi họ hoàn thành hợp đồng và trở về nƣớc.
Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý vĩ mô của Nhà
nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao
động. Nếu nhƣ trƣớc đây (giai đoạn 1980-1990) Việt Nam tham gia thị trƣờng
lao động quốc tế đã xuất khẩu lao động của mình qua các hiệp định song
phƣơng, trong đó quy định khá chi tiết về điều kiện lƣơng, ăn ở, đi lại, bảo vệ
ngƣời lao động ở nƣớc ngoài. Thì ngày nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị
trƣờng hội nhập quốc tế thì hầu nhƣ toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động đều
do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký. Đồng
thời, các tổ chức xuất khẩu lao động cũng chịu trách nhiệm tổ chức đƣa đi và
quản lý ngƣời lao động. Và nhƣ vậy thì các Hiệp định, các thỏa thuận song
phƣơng chỉ có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nƣớc ở
tầm vĩ mô.
Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà nƣớc chính là
khoản ngoại tệ mà ngƣời lao động gửi về nƣớc và các khoản thuế. Lợi ích của
các tổ chức xuất khẩu lao động là các khoản thu đƣợc chủ yếu từ các loại phí
giải quyết việc làm ngoài nƣớc. Còn lợi ích của ngƣời lao động chính là các
khoản thu nhập. Chính vì chạy theo lợi ích mà các tổ chức xuất khẩu lao động
có quyền đƣa ngƣời lao động và chuyên gia đi làm việc ở nƣớc ngoài rất dễ vi
phạm quy định của nhà nƣớc, nhất là việc thu các loại phí dịch vụ. Từ chỗ các

11
quyền lợi của ngƣời lao động bị vi phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nƣớc
không thật hấp dẫn ngƣời lao động
Ngƣợc lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà ngƣời lao động rất dễ vi
phạm những hợp đồng đã ký kết, bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài... Do
vậy, các chế độ chính sách phải tính toán làm sao cho đảm bảo đƣợc sự hài
hòa lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp của
ngƣời lao động.
Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi
Hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất nhiều vào nƣớc có nhu cầu
nhập khẩu lao động do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở
nƣớc ngoài đang và sẽ đƣợc thực hiện để xây dƣng chính sách và chƣơng
trình đào tạo giáo dục định hƣớng phù hợp và linh hoạt. Chỉ có những nƣớc
nào chuẩn bị đƣợc đội ngũ công nhân với tay nghề thích hợp mới có điều kiện
thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài nƣớc. Và cũng
chỉ có nƣớc nào nhìn xa trông rộng, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình
hình mới không bị động trƣớc sự biến đổi của tình hình từ đó đƣa ra đƣợc
chính sách đón đầu tƣrong hoạt động xuất khẩu lao động.
1.1.3. Bản chất của xuất khẩu lao động
Từ hiện tƣợng di chuyển lao động tự do đến XKLĐ là một quá trình gắn
liền với quá trình phát triển kinh tế của mỗi nƣớc. Đó cũng là một quá trình
nhận thức khách quan về vai trò của ngƣời lao động và sức lao động tiềm ẩn
trong các nƣớc dƣ thừa lao động. Vấn đề di chuyển lao động và XKLĐ về
thực chất là việc đem sức lao động từ một nƣớc này tới một nƣớc khác nhằm
mục đích kinh tế, nhƣng giữa chúng có sự khác nhau về chất. Việc di chuyển
lao động ban đầu mang tính tự phát còn việc di chuyển lao động trong XKLĐ
lại mang tính tự giác, tức là có việc tổ chức đƣa lao động đi và về kèm theo
hạch toán kinh tế, có ý nghĩa chiến lƣợc của một quốc gia. Nhƣ vậy, XKLĐ

12
bản thân nó là một hoạt động nhằm mục đích kinh tế, có liên quan đến nhiều
vấn đề nhạy cảm và phức tạp vì gắn liền với hoạt động của ngƣời lao động.
Từ thực tế nêu trên cùng với tính đặc biệt của hàng hóa sức lao động đã tạo ra
sự phức tạp trong hoạt động XKLĐ, do đó vẫn còn có những điểm khác nhau
trong các khái niệm khi nghiên cứu về hoạt động XKLĐ ở Việt Nam. Dƣới
góc độ chuyên ngành kinh tế và tổ chức lao động, theo tác giả Nguyễn Lƣơng
Trào: "Việc tổ chức đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc đƣợc nhà nƣớc xem
đó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế hợp pháp và cho phép các tổ chức kinh tế
(nhà nƣớc hoặc tƣ nhân) thực hiện thì đó chính là hoạt động xuất khẩu lao
động" [45, tr. 5]. Trên giác độ phân tích một hoạt động nghiệp vụ ngoại
thƣơng, tác giả Nguyễn Phúc Khanh cho rằng: "Xuất khẩu lao động là hoạt
động kinh tế đối ngoại đặc thù của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng lao
động cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, có tính chất
pháp quy đƣợc thống nhất giữa quốc gia đƣa và nhận lao động" [25, tr. 10].
Phân tích XKLĐ dƣới góc độ quản lý kinh tế, XKLĐ đƣợc quan niệm: "Xuất
khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng
lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định, hợp đồng giữa
các nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, pháp nhân, cá nhân của quốc gia xuất khẩu với
các quốc gia nhập khẩu" [44, tr. 5]. Có thể thấy, trong các lĩnh vực chuyên
môn khác nhau, theo cách tiếp cận khác nhau, ngƣời nghiên cứu đƣa ra các
khái niệm khác nhau, hoặc có điểm khác nhau trong quan niệm về XKLĐ.
Các khái niệm này nhìn chung đã phản ánh những biểu hiện cụ thể, mang tính
kỹ thuật của hoạt động XKLĐ: cung ứng lao động cho nƣớc ngoài theo các
hợp đồng đã ký kết. Việc phản ánh bản chất của hoạt động XKLĐ mới ở mức
độ khái quát những biểu hiện chung nhất - đó là một hoạt động nhằm mục
đích kinh tế qua việc đƣa lao động từ nƣớc này sang nƣớc khác, mà chƣa thể
hiện đƣợc đó là việc bán hàng hóa sức lao động trong nƣớc cho chủ sử dụng ở

13
nƣớc ngoài. Trong nền kinh tế thị trƣờng, sức lao động đƣợc coi là hàng hóa,
đƣợc đem ra trao đổi, mua bán trên thị trƣờng. Nhƣng ngƣời lao động là chủ
sở hữu sức lao động, chỉ bán giá trị sử dụng của sức lao động và bán nó trong
một khoảng thời gian nhất định cho ngƣời mua là ngƣời sử dụng lao động,
theo những điều kiện đã đƣợc thỏa thuận giữa hai bên. Ngƣời mua chỉ đƣợc
sử dụng sức lao động trong thời gian đã thỏa thuận để thu giá trị thặng dƣ do
ngƣời lao động tạo ra, hết thời hạn này, sự ràng buộc giữa hai bên chấm dứt.
Hoạt động mua bán này diễn ra dƣới nhiều hình thức khác nhau, có thể ngƣời
lao động trực tiếp tìm đến ngƣời sử dụng hoặc thông qua các môi giới trung
gian theo các hợp đồng cung ứng lao động. Nếu ngƣời lao động bán sức lao
động, đi làm thuê cho ngƣời sử dụng ở ngoài nƣớc thì việc mua bán này diễn
ra trên thị trƣờng lao động quốc tế, khi đó hoạt động này vƣợt ra ngoài phạm
vi biên giới quốc gia và do đó, liên quan tới các quan hệ kinh tế, chính trị, xã
hội,… giữa quốc gia mà ngƣời lao động đi và quốc gia mà ngƣời lao động đến
để làm việc. Để đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động cũng nhƣƣ các lợi ích
khác của quốc gia, nhà nƣớc đã phải tham gia vào hoạt động này. Cho đến
nay, hầu hết sự di chuyển của ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc đều có
sự can thiệp của nhà nƣớc, nhƣng với các mức độ khác nhau ở các nƣớc khác
nhau. Vì thế trên thế giới ngƣời ta thƣờng xếp XKLĐ vào hoạt động kinh tế
đối ngoại hay hoạt động kinh tế quốc tế. Nhƣ vậy có thể thấy, thực chất XKLĐ
là hoạt động xuất khẩu hàng hóa sức lao động - một loại hàng hóa đặc biệt, bản
chất của hoạt động này là việc bán hàng hóa sức lao động trong nƣớc cho nƣớc
ngoài. Ngƣời lao động thông qua các tổ chức môi giới giao dịch hàng hóa sức
lao động, hay các tổ chức XKLĐ, của nhà nƣớc hoặc tƣ nhân, để bán sức lao
động, đi làm thuê cho chủ sử dụng lao động ở ngoài nƣớc. Từ những phân tích
trên, chúng tôi mạnh dạn tóm lƣợc các nội dung trên và đƣa ra một khái niệm
tƣơng đối đầy đủ về XKLĐ nhƣ sau: Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh

14
tế - xã hội đặc thù, thuộc lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế của một quốc gia
nhằm thực hiện việc cung ứng hàng hóa sức lao động cho nhu cầu sử dụng ở
nƣớc ngoài theo các hình thức do nhà nƣớc quy định. Đây là một hình thức
giao dịch hàng hóa sức lao động trên thị trƣờng lao động quốc tế, trong đó
ngƣời chủ bán hàng hóa sức lao động cho ngƣời sử dụng ở nƣớc ngoài thông
qua các tổ chức môi giới trung gian của nhà nƣớc hoặc tƣ nhân.
1.1.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế đối ngoại có tính đặc thù, chịu
ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau, bị tác động của nền kinh tế và chính
sách phát triển của cả nƣớc xuất khẩu lao động và nƣớc nhập khẩu lao động,
đồng thời có tác động trở lại đối với nền kinh tế- xã hội cúa các nƣớc này.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng hoạt động xuất khẩu lao động chịu
tác động của một số yếu tố sau:
- Quan hệ cung cầu về lao động: Một số nƣớc phải nhập khẩu lao động
khi nguồn lao động trong nƣớc không đáp ứng đƣợc cho nhu cầu phát triển
kinh tế của nƣớc đó. Bên cạnh đó do thị trƣờng lao động là một bộ phận
không thể tách rời với chu kỳ kinh tế vì thế sự tăng trƣởng hay suy thoái,
khủng hoảng hay phục hồi của một nền kinh tế cũng có những tác động tới
nhu cầu lao động trong nền kinh tế, có thể tạo ra việc làm cho ngƣời lao động
hay cũng có thế làm giảm bớt số việc làm cho họ. Sự phù hợp giữa nhu cầu
lao động của nƣớc nhập khẩu lao động và khả năng cung ứng lao động của
nƣớc xuất khẩu lao động là yếu tố quyết định đảm bảo cho sự ổn định của
hoạt động xuất khẩu lao động giữa các quốc gia. Trình độ khoa học công nghệ
là yếu tố có tác động mạnh mẽ tới quan hệ cung cầu về lao động giữa các
nƣớc, quyết định loại hình và số lƣợng lao động mà một quốc gia sẽ nhập
khẩu hay xuất khẩu. Các nƣớc phát triển thực hiện chính sách khuyến khích
và ƣu đãi để thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao từ các

15
nƣớc khác, những nƣớc có trình độ kém hơn lại nhập khẩu nhiều loại lao động
đáp ứng các nhu cầu thiếu hụt lao động trong nƣớc, phần lớn là lao động có
trình độ thấp, lao động phổ thông.
- Sự cạnh tranh: Thị trƣờng lao động quốc tế vừa là thị trƣờng tự do cạnh
tranh vừa là thị trƣờng cát cứ quốc gia. Do đó hoạt động xuất khẩu lao động vừa
diễn ra sự hợp tác giữa các nƣớc vừa cạnh tranh nhau mạnh mẽ. Sự cạnh tranh
diễn ra giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của một nƣớc hay của các
nƣớc khác nhau, thậm chí giữa các nhà nƣớc của cac quốc gia xuất khẩu lao
động. Sự cạnh tranh thể hiện qua số lƣợng hợp đồng xuất khẩu lao động, cơ chế
quản lý lao động ở nƣớc ngoài, mức lƣơng, sự đa dạng về ngành nghề, trình độ,
kỹ năng lao động, khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật tại nơi làm việc.
- Chất lƣợng lao động: đƣợc xem xét dƣới góc độ là tổng hòa các yếu tố
tạo ra năng lực lao động của ngƣời lao động nhƣ thể lực, trí lực, các mối quan
hệ xã hội của ngƣời của ngƣời lao động có ảnh hƣởng tới năng lực làm việc
của họ. Chất lƣợng lao động phải đảm bảo đƣợc việc tạo ra giá trị tăng thêm
trong thời gian sử dụng lao động đó, bảo đảm duy trì và tái tạo sức lao động,
phát huy đƣợc khả năng sáng tạo, cƣờng độ lao động, tạo đƣợc nhiều giá trị
thặng dƣ cho ngƣời chủ sử dụng.
- Các chính sách pháp luật: Hoạt động xuất nhập khẩu liên quan đến
nhiều ngƣời, nhiều tổ chức, do đó nó chịu tác động mạnh mẽ của môi trƣờng
chính trị, pháp luật và chính sách của cả nƣớc xuất khẩu lao động và nƣớc
nhập khẩu lao động cũng nhƣƣ luật pháp quốc tế.
- Các yếu tố truyền thống văn hóa và con ngƣời: Các chính sách tuyển
dụng lao động nƣớc ngoài của bất kỳ quốc gia nào cũng hàm chứa sự bảo tồn
và gìn giữ các giá trị truyền thống văn hóa và phù hợp với tôn giáo của quốc
gia đó. Vì vậy một quốc gia sẽ có chủ trƣơng ƣu đãi hơn đối với lao động đến
từ các nƣớc có nền văn hóa tƣơng tự.

16
1.1.5. Các hình thức xuất khẩu lao động
Hình thức xuất khẩu lao động: là cách thức thực hiện việc đƣa ngƣời lao
động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài do nhà nƣớc quy định.
Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau:
Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếu
thông qua các hiệp định liên chính phủ và nghị định thƣ;
Bƣớc sang thời kỳ mới - thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động của thị
trƣờng thì nó bao gồm các hình thức sau:
+ Đƣa lao động đi bồi dƣỡng, học nghề, nâng cao trình độ và làm việc
có thời gian ở nƣớc ngoài.
+ Hợp tác lao động và chuyên gia.
+ Đƣa lao động đi làm tại các công trình doanh nghiệp Việt Nam nhận
thầu khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nƣớc ngoài
hay đầu tƣƣ ra nƣớc ngoài.
+ Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nƣớc ngoài
thông qua các hợp đồng lao động đƣợc ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam
làm dịch vụ cung ứng lao động.
+ Ngƣời lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài nhƣng khi làm
thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động.
+ Xuất khẩu lao động tại chỗ
1.1.6. Sự cần thiết của việc xuất khẩu lao động
Qua thực tế đã cho ta thấy đƣợc Việt Nam là một quốc gia đông dân trên
90 triệu ngƣời. Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu
thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt với nền kinh tế.
Nếu không giải quyết một cách hài hòa và có những bƣớc đi thích hợp giữa
mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội.
Cùng với hƣớng giải quyết việc làm trong nƣớc là chính, xuất khẩu lao động

17
là một định hƣớng chiến lƣợc tích cực quan trọng, lâu dài, cần phải đƣợc phát
triển lên một tầm cao mới.
Để giải quyết đƣợc vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực
cứu cánh cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối
với cả hầu hết các nƣớc xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới.
1.1.7. Vai trò của việc xuất khẩu lao động
Hoạt động xuất khẩu lao động có tác động ảnh hƣởng cả trƣớc mắt và
lâu dài đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc nhập khẩu lao
động và nƣớc xuất khẩu lao động. Luận văn chỉ nghiên cứu vai trò của hoạt
động xuất khẩu lao động đối với các nƣớc xuất khẩu lao động ở môt số khía
cạnh sau:
- Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
của ngƣời lao động. Xuất khẩu lao động là một biện pháp tốt để góp phần giải
quyết một phần lao động dôi dƣ ở nhiều nƣớc nhất là các nƣớc đang và chậm
phát triển, những nƣớc đông dân và chậm phát triển, thiếu việc làm và có thu
nhập thấp, tỷ lệ thất nghiệp lớn trong khi dân số lại tăng nhanh. Xuất khẩu lao
động khi ra nƣớc ngoài có mức lƣơng cao hơn nhiều lần so với mức lƣơng
của những lao động có cùng ngành nghề trong nƣớc, vì vậy ngƣời lao động có
điều kiện tích lũy đƣợc một số lƣợng vốn lớn mà ở trong nƣớc họ rất khó có
cơ hội để có đƣợc. Ngoài ra, từ nguồn thu nhập ở xuất khẩu lao đông, nhiều
lao động sau khi về nƣớc đã đầu tƣƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, trở thành
nhà đầu tƣƣ và các chủ doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho một bộ
phận lao động khác, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
- Góp phần vào việc đào tạo tay nghề cho ngƣời lao động, nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực. Đội ngũ lao động đi xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài
sau thời gian làm việc ở nƣớc ngoài sẽ có đƣợc những kinh nghiệm, tác phong
lao động công nghiệp, thành thạo về chuyên môn kỹ thuật. Những ngƣời này

18
sẽ dễ dàng thích ứng với việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ hay đáp ứng
các nhu cầu lao động của các công ty nƣớc ngoài.
- Tạo nguồn thu quốc gia, tăng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Lƣợng
tiền do ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài tích lũy đƣợc gửi về nƣớc là
nguồn vốn quan trọng cho nhiều quốc gia xuất khẩu lao động
- Góp phần tăng cƣờng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nƣớc xuất khẩu
lao động với nƣớc nhập khẩu lao động. Hoạt động xuất khẩu lao động có diễn
ra sự giao thoa, hòa nhập của các yếu tố lịch sử và tinh thần của ngƣời lao
động xuất khẩu với ngƣời bản địa. Do đó hoạt động xuất khẩu lao động là cầu
nối góp phần tăng cƣờng sự hiểu biết giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác hữu
nghị giữa các nƣớc xuất khẩu lao động và nhập khẩu lao động.
1.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực về xuất khẩu lao động
Nhiều nƣớc trong khu vực nh Thái Lan, Philippine, Indonesia, Trung
Quốc đều là những nƣớc đã tiến hành chƣơng trình XKLĐ từ lâu và đạt đƣợc
nhiều thành tựu quan trọng. Để đạt đƣợc kết quả đó, các nƣớc này có các chủ
trơng, kế hoạch cũng nhƣ các chính sách quản lý khác nhau, tùy thuộc vào
điều kiện và hoàn cảnh kinh tế - xã hội ở mỗi nƣớc.
- Philippine
Philippine thực hiện XKLĐ từ giữa những năm 1970, coi XKLĐ nhƣ
một quốc sách, là một trong những chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc, có sự phối hợp tham gia đồng bộ của tất cả các ngành, các cấp có
liên quan.
Hiện nay, Philippine là một trong những nƣớc XKLĐ lớn nhất trên thế
giới, có khoảng hơn 7,5 triệu lao động đang làm việc ở nƣớc ngoài, bình quân
mỗi năm Philippine xuất khẩu trên 500.000 lao động ra nƣớc ngoài, nếu tính
từ giữa những năm 1970 đến nay đã có hơn 15 triệu lợt ngƣời lao động ra
nƣớc ngoài làm việc. Trong số lao động Philippine ở nƣớc ngoài có 75% làm

19
việc trên đất liền và 25% làm việc trên các tàu biển, 70% làm công nhân, giúp
việc gia đình, làm tại nhà hàng, khách sạn, giải trí, 30% làm quản lý, điều
hành các công ty. Mỗi năm, lao động ở nƣớc ngoài gửi về nƣớc từ 8-10 tỷ USD,
XKLĐ trở thành một trong 4 lĩnh vực có thu nhập ngoại tệ lớn nhất ở Philippine.
Phƣơng châm phát triển XKLĐ của Philippine là phải kết hợp giữa
việc phát triển thị trƣờng XKLĐ với việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao
động, coi giảm chi phí XKLĐ là một trong các biện pháp hữu hiệu để mở
rộng thị trƣờng. Philippine xây dựng một cơ chế quản lý, điều hành hoạt động
XKLĐ hoàn chỉnh từ trung ơng đến địa phƣơng, ở trong và ngoài nƣớc, ban
hành nhiều luật lệ, chính sách ƣu đãi nhằm thúc đẩy XKLĐ và tránh những vụ
việc tiêu cực trong XKLĐ. Hoạt động XKLĐ của Philippine do một cơ quan
nhà nƣớc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành là Bộ Lao động và Việc làm.
Cục quản lý lao động Philippine ở nƣớc ngoài (POEA) và Cục đảm bảo phúc
lợi cho ngƣời lao động Philippine ở nƣớc ngoài (OWWA) trực thuộc Bộ này
chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động XKLĐ.
POEA có nhiệm vụ quản lý việc tuyển dụng, đa ra các chính sách để thúc đẩy
hoạt động XKLĐ, cử cán bộ phụ trách lao động với tƣ cách là Tham tán hay
Tùy viên lao động tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Philippine ở những
nƣớc có đông ngƣời lao động đến làm việc; thẩm định các hợp đồng cung ứng
lao động của các công ty XKLĐ, cấp giấy phép cho ngƣời lao động đi làm việc
ở nƣớc ngoài...
Chính phủ Philippine thực hiện chủ trƣơng vừa quản lý chặt chẽ, vừa
tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động XKLĐ. Việc cấp giấy phép hoạt
động XKLĐ cho các doanh nghiệp tƣ nhân có hạn chế và đƣợc thẩm định
nghiêm ngặt về khả năng tài chính, tƣ cách và khả năng điều hành của ngƣời
đứng đầu doanh nghiệp và tính khả thi của hợp đồng ký kết. Các doanh
nghiệp XKLĐ vi phạm các quy định sẽ bị thu hồi giấy phép, hoặc phải chấm

20
dứt hoạt động XKLĐ, không đƣợc cấp lại giấy phép hoạt động XKLĐ; đồng
thời, có thể bị phạt không dƣới 6 năm tù và 20.000USD đối với hoạt động
tuyển dụng LĐXK bất hợp pháp.
Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế và ngƣời lao động
tham gia hoạt động XKLĐ. Ngƣời lao động Philippine đƣợc tự do tìm việc ở
nƣớc ngoài không cần qua các công ty XKLĐ nhƣng phải ký hợp đồng lao
động với phía tiếp nhận và làm thủ tục XKLĐ thông qua POEA. POEA quy
định mức lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động Philippine ở nƣớc ngoài là 135
USD/tháng và không cấp giấy phép cho ngƣời lao động đi làm các công việc
ở nƣớc ngoài có mức lƣơng thấp dƣới mức lƣơng này; đồng thời yêu cầu phía
tiếp nhận có những điều kiện tối thiểu đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt cho lao
động Philippine.
Để tăng cƣờng sức cạnh tranh của LĐXK, chính phủ Philippine có các
kế hoạch nâng cao tay nghề cho LĐXK cũng nhƣ hợp tác chặt chẽ với các tổ
chức phi chính phủ và ILO trong việc giáo dục, giúp đỡ pháp lý, đào tạo nghề
cho lao động. POEA tổ chức các lớp học giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao
động trƣớc khi đi XKLĐ. Việc tuyển chọn ngƣời đi XKLĐ làm giúp việc gia
đình ở nƣớc ngoài dựa trên tiêu chuẩn sức khỏe tốt và trình độ ngoại ngữ khá,
ngƣời lao động phải trải qua một khóa học về các công việc giúp việc gia
đình, học cách sử dụng các đồ dân dụng hiện đại, cách giao tiếp, ứng xử, sau
đó đƣợc cấp giấy chứng nhận đào tạo để tham gia vào hoạt động XKLĐ.
Philippine thực hiện chính sách hỗ trợ cho lao động trở về tái hòa
nhập cộng đồng nhƣ tuyển dụng lại với mức lƣơng cao hơn, khuyến khích, tạo
điều kiện cho ngƣời lao động dùng vốn của mình để kinh doanh, sản xuất.
Nhà nƣớc không đánh thuế thu nhập và thuế chuyển tiền về nƣớc đối với
ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, khuyến khích ngƣời thân nhận tiền do lao động

21
Philippine ở nƣớc ngoài gửi về sử dụng vào những mục đích thiết thực, có lợi
cho bản thân và xã hội, đặc biệt là đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh.
- Thái Lan
Chính phủ Thái Lan có chính sách lâu dài và rõ ràng về XKLĐ từ
những năm 1970. Với sự hỗ trợ của chính phủ, hoạt động XKLĐ của Thái
Lan đƣợc thực hiện khá thuận lợi thông qua các công ty môi giới. Tính trung
bình từ 1973 - 2002, Thái Lan xuất khẩu khoảng 117.360 lao động và thu về
hơn 3 tỷ USD mỗi năm. LĐXK của Thái Lan hầu hết có nguồn gốc từ vùng
nông thôn, nơi có cuộc sống còn nhiều khó khăn về phát triển kinh tế nhƣ
miền Bắc và Đông Bắc, có trình độ văn hóa thấp và không có nghề chuyên
môn. Năm 2003, 67% LĐXK của Thái Lan từ khu vực Đông Bắc và 19% từ
miền Bắc, trình độ học vấn là 77,70% ở cấp phổ thông cơ sở.
Thái Lan XKLĐ chủ yếu vào thị trƣờng khu vực Đông Á, chiếm
80-88% tổng số LĐXK của Thái Lan, trong đó Đài Loan là thị trƣờng chính,
tiếp nhận khoảng 60% tổng số LĐXK vào khu vực này.
Thái Lan xuất khẩu lao động phổ thông sang các nƣớc làm việc trong
các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, phục vụ và nấu bếp, lao động lành nghề
làm việc trong các ngành điện tử, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm và chủ
yếu xuất khẩu lao động có tay nghề cao sang các nƣớc khu vực châu Âu và
Bắc Mỹ. Khoảng 70% lao động Thái Lan tại Đài Loan làm việc trong các
công ty xây dựng, xí nghiệp may, lắp ráp điện tử và giúp việc gia đình.
Cũng nhƣ Philippine, Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ,
cho phép và khuyến khích các công ty tƣ nhân tham gia hoạt động XKLĐ,
ngƣời dân Thái Lan đƣợc tự do đi lao động ở nƣớc ngoài theo năm kênh khác
nhau: tự đi; đi cùng ngƣời chủ tuyển dụng nƣớc ngoài; đi với tƣ cách là thực
tập sinh đến các nƣớc có chế độ tiếp nhận thực tập sinh làm việc tạm thời nh
ngƣời học việc; thông qua các công ty XKLĐ tƣ nhân và thông qua Bộ Lao

22
động và Phúc lợi xã hội. Có 52% lao động Thái Lan đi XKLĐ thông qua các
công ty XKLĐ tƣ nhân, 41% đi theo cách riêng của cá nhân và chỉ gần 1%
thông qua Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội.
Nhằm tăng cƣờng khả năng XKLĐ, Thái Lan thành lập trung tâm tìm
kiếm việc làm để phục vụ những ngƣời muốn tìm việc làm ngoài nƣớc, trang
bị cho họ những kiến thức và quy trình tuyển dụng nhƣ kiểm tra sức khỏe,
nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng. Trung tâm này là đầu
mối để các công ty XKLĐ và các chủ sử dụng tuyển dụng lao động Thái Lan
ra nƣớc ngoài làm việc; Thành lập các trung tâm đặc biệt nhằm đối phó với
các hành vi lừa đảo và trái phép trong XKLĐ ở 36 tỉnh trên cả nƣớc, nhất là
các khu vực có nhiều LĐXK và tỷ lệ khiếu kiện cao trong các vấn đề tìm việc
làm ở nƣớc ngoài nh miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan.
Để bảo vệ ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, Chính phủ Thái Lan quy định
chỉ XKLĐ tới các thị trƣờng có quy định mức lƣơng tối thiểu đối với lao động
Thái Lan. LĐXK Thái Lan khi đến nƣớc tiếp nhận phải đến khai báo tên và
địa chỉ tại Đại sứ quán Thái Lan ở nƣớc sở tại để đƣợc giúp đỡ và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp; tích cực đàm phán với chính phủ các nƣớc tiếp nhận
nhằm hạn chế những rủi ro, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi của ngƣời lao
động, đền bù cho ngƣời lao động bị chấm dứt hợp đồng trƣớc thời hạn,...
Để hỗ trợ cho ngƣời LĐXK, Thái Lan thành lập Quỹ hỗ trợ cho lao
động ngoài nƣớc nhằm giúp đỡ những lao động gặp rủi ro và không có tiền
trở về cũng nhƣ hỗ trợ những lao động gặp khó khăn trƣớc khi đi. Thái Lan
cũng chỉ định ba ngân hàng chuyên cho những ngƣời muốn đi XKLĐ vay tiền
với lãi suất thấp để giúp họ tránh đƣợc những rủi ro trong tìm kiếm nguồn tài
chính đi XKLĐ. Tuy nhiên, chỉ có 12% số lao động đi XKLĐ vay tiền từ Nhà
nƣớc, khoảng 22,7% vay tiền từ những cơ sở tƣ nhân và 15% vay tiền từ
ngƣời thân.

23
Công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ đƣợc các cơ quan chức
năng của nhà nƣớc (Cục Việc làm - Bộ Lao động Thái Lan) và các công ty
XKLĐ tƣ nhân thực hiện, các cơ hội, thông tin về việc làm ở nƣớc ngoài đƣợc
phổ biến rộng rãi, công khai, đẩy đủ cho tất cả mọi ngƣời lao động.
Thái Lan chú trọng đến việc tăng chất lƣợng nguồn XKLĐ, chính phủ
quy định tất cả lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài trƣớc khi xuất cảnh phải
tham gia khóa học định hƣớng miễn phí của Cục Việc làm - Bộ Lao động
Thái Lan về các kiến thức cơ bản nhƣ văn hóa, điều kiện sống, hợp đồng lao
động, lƣơng và các quy định liên quan đến ngƣời lao động cũng nhƣ quyền
đƣợc hởng các phúc lợi xã hội của họ. Hàng năm chính phủ và các công ty
XKLĐ mở các khóa đào tạo cho lao động nông thôn để chuẩn bị đi XKLĐ,
khoảng 80.000 - 120.000 lao động, tập trung vào các ngành nghề cơ khí, điện
tử, thợ hàn, xây dựng, lái xe, mỹ thuật công nghiệp và dịch vụ.
- Trung Quốc
Trung Quốc hiện là một trong những nƣớc XKLĐ đứng đầu trong khu
vực và trên thế giới. XKLĐ của Trung Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1970
và đã tăng lên một cách đáng kể cùng với tốc độ gia tăng cải cách kinh tế và
chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài trong những năm gần đây.
Trung Quốc chủ yếu XKLĐ thông qua dự án xây dựng ở nƣớc ngoài,
XKLĐ qua các đại lý dịch vụ việc làm có hợp đồng cung ứng lao động và
xuất khẩu thuyền viên. Trung Quốc XKLĐ sang các thị trƣờng chính là Nhật
Bản, Hàn Quốc, một số nƣớc Trung Đông và đặc biệt là Mỹ. Trung Quốc
XKLĐ sang các nƣớc làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, may
mặc, dịch vụ gia đình và giải trí, xuất khẩu thuyền viên, trong đó, xuất khẩu
thuyền viên tàu đánh cá là một phần quan trọng trong XKLĐ của Trung Quốc.
Việc quản lý hoạt động XKLĐ của Trung Quốc cũng đƣợc tập trung
vào một cơ quan nhà nƣớc là Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội Trung Quốc,

24
Bộ này chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và các văn bản liên quan
đến hoạt động XKLĐ. Chính phủ Trung Quốc quy định các đại lý dịch vụ
việc làm phải thực hiện đƣợc đầy đủ các dịch vụ liên quan đến hoạt động
XKLĐ nhƣ thông tin thị trƣờng lao động, giới thiệu việc làm và tuyển lao
động, ký kết hợp đồng lao động, đào tạo ngoại ngữ và tay nghề, trợ giúp xã
hội, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao ðộng. Thực hiện quản lý chặt chẽ hoạt
động của các đại lý này thông qua các điều kiện thành lập, tiêu chuẩn hoạt
động của các đại lý, thực hiện kiểm tra giấy phép hoạt động và đình chỉ những
đại lý không đạt yêu cầu. Đồng thời, tăng cƣờng thông tin cho nhân dân các
chính sách về XKLĐ, các điều kiện của các đại lý dịch vụ việc làm hợp pháp
và các tiêu chuẩn dịch vụ của các đại lý này thông qua hệ thống thông tin đại
chúng nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời lao động đối với hoạt động
XKLĐ, nhất là cảnh giác với hoạt động bất hợp pháp.
Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời
lao động ở nƣớc ngoài, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng quy chế bảo vệ
quyền và quyền lợi của ngƣời lao động Trung Quốc ở nƣớc ngoài để có các
cơ sở hợp pháp về quản lý và thanh tra việc làm nƣớc ngoài. Đặc biệt, chú
trọng tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc khác trong việc đấu tranh ngăn chặn,
các hoạt động XKLĐ bất hợp pháp và di cƣ bất hợp pháp để bảo vệ ngƣời lao
động Trung Quốc ở nƣớc ngoài.
Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động XKLĐ của một số nước
trong khu vực
- Chính phủ các nƣớc đều coi XKLĐ là chiến lƣợc, là quốc sách lâu
dài nên đều có chƣơng trình quốc gia về XKLĐ. Vấn đề hợp tác lao động
thƣờng xuyên đƣợc đề cập đến trong các cuộc trao đổi cấp cao và đƣợc thể
hiện trong các thỏa thuận song phƣơng với nƣớc ngoài; đồng thời, thƣờng

25
xuyên theo dõi diễn biến tình hình của các nƣớc tiếp nhận lao động để chiếm
lĩnh thị trƣờng XKLĐ.
- Vấn đề quản lý nhà nƣớc về XKLĐ đều tập trung vào một cơ quan
của chính phủ, đó là Bộ Lao động. Vai trò của Đại sứ quán tại nƣớc ngoài
đƣợc đặc biệt quan tâm, thông qua phát huy vai trò của Tùy viên lao động tại
các nƣớc đó để thẩm định các hợp đồng và quản lý lao động.
- Công tác bảo vệ quyền lợi của LĐXK ở nƣớc ngoài đƣợc chú trọng;
đồng thời, thành lập các quỹ hỗ trợ cho ngƣời lao động khi đi XKLĐ hay gặp
khó khăn khi đang làm việc ở nƣớc ngoài.
- Chính phủ khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thành phần
kinh tế và ngƣời lao động tham gia tìm việc làm ở ngoài nƣớc. Các ngành
chức năng có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực
hiện có hiệu quả chƣơng trình việc làm ở ngoài nƣớc.
- Công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động trƣớc khi đi đƣợc đặc biệt
chú ý với việc hình thành trung tâm đào tạo quốc gia và quản lý nhà nƣớc về
đào tạo LĐXK.
- Công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ đƣợc chú trọng, có sự tham
gia của cả cơ quan chức năng và các công ty hoạt động XKLĐ, các thông tin
về cơ hội về việc làm ở nƣớc ngoài đƣợc phổ biến công khai, minh bạch.
1.3. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc,
đƣợc coi là một chiến lƣợc quan trọng lâu dài, góp phần giải quyết viêc làm
tăng thu nhập và cải thiện đời sống của một số bộ phận lao động, tạo nguồn
thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Đây cũng là vấn đề đƣợc các nhà lý luận, các tổ
chức và các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay đã có nhiều
công trình nghiên cứu giá trị của các nhà lý luận, các nhà khoa học về xuất
khẩu lao động

26
Nguyễn Lƣơng Trào (1993): Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc đƣa lao
động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài - Luận án tiến sĩ kinh tế; Cao Văn
Sâm (1994): Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế xuất khẩu lao động -
Luận án tiến sĩ kinh tế; Trần Văn Hằng (1995): Các giải pháp nhằm đổi mới
quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-2010 - Luận án
tiến sĩ kinh tế; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề về xuất khẩu lao
động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Luận văn thạc sĩ kinh tế chính
trị; Nguyễn Văn Tiến (2002): Đổi mới cơ chế quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu
lao động - thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế; Nguyễn
Tiễn Dũng – 2010: Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập
kinh tế quốc tế, Nguyễn Phúc Khanh (2004): Xuất khẩu lao động với chƣơng
trình quốc gia về việc làm - Thực trạng và giải pháp - Đề tài khoa học cấp Bộ.
Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các bài nghiên
cứu đăng trên nhiều tạp chí viết về vấn đề này.
Các công trình nghiên cứu này nhìn chung đã tiếp cận vấn đề xuất khẩu
lao đông của Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau, tập trung nhiều vào việc
phân tích đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung,
hoặc về các khía cạnh chính sách, cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu lao
động. Tuy đề cập đến thực trạng và hƣớng phát triển xuất khẩu lao động của
Việt Nam sang các nƣớc thuộc khu vực Đông Bắc á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan, nhƣng các công trình này mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá
chung, tổng quát, chƣa đi sâu vào phân tích, đánh giá đầy đủ về nhu cầu tuyển
dụng lao động nƣớc ngoài của khu vực cũng nhƣ hoạt động xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Hơn nữa, trong
điều kiện nền kinh tế thế giới, khu vực và bản thân Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan cũng luôn hàm chứa những yếu tố có tác động không nhỏ tới việc tuyển
dụng lao động ở từng nƣớc, hoạt động XKLĐ của nƣớc ta còn nhiều tồn tại,

27
khó khăn, có nhiều diễn biến phức tạp chƣa giải quyết đƣợc thì việc nghiên
cứu, làm rõ cả về lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động nói chung, hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản nói riêng cần phải
đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, để từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp
thúc đẩy hoạt động này tăng trƣởng ổn định và phát triển bền vững. Do đó,
tiếp tục nghiên cứu về xuất khẩu lao động nói chung và hoạt động xuất khẩu
lao động của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản nói riêng là cần thiết, có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay khi mà mối quan hệ
Việt Nam – Nhật Bản đang ngày càng ấm lên.

28
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu


Phƣơng pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến
kết quả và thành công của luận văn.
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể gồm có:
- Phương pháp thống kê mô tả: Thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu và
thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tƣơng đối để đánh giá các chỉ tiêu
nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Để đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động giữa
các thời kỳ khác nhau dựa trên mối quan hệ hai nƣớc Việt Nam – Nhật Bản,
từ đó đánh giá đƣợc tiềm năng và thách thức trong bối cảnh mới (2013-2020)
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Để phân tích nhu cầu tuyển dụng lao
động nƣớc ngoài của Nhật Bản qua các thời kỳ, phân tích thực trạng xuất
khẩu lao động Việt Nam vào thị trƣờng Nhật Bản qua các năm để đánh giá
đƣợc những cơ hội và thách thức đặt ra cho xuất khẩu lao động Việt Nam
trong bối cảnh mới.
- Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa: Khảo sát thực tế nhằm lấy
các thông tin về tình hình xuất khẩu lao động diễn ra ở các địa phƣơng, ở các
doanh nghiệp.
- Phương pháp chuyên gia: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu lao
động ra nƣớc ngoài.
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp thu thập thông
tin tài liệu, điều tra khảo sát kết hợp với các phƣơng pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp, đánh giá, trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn.

29
2.2. Thiết kế câu hỏi nghiên cứu
Tác giả đƣa ra 2 bảng câu hỏi nhƣ sau:
+ Một bảng câu hỏi phỏng vấn đối với lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu
lao động: Để tìm hiểu về kế hoạch của doanh nghiệp trƣớc cơ hội đặt ra khi
Nhật Bản coi Việt Nam là đối tác chiến lƣợc toàn diện, dự định của doanh
nghiệp trƣớc cơ hội và thách thức này.
+ Một bảng câu hỏi phỏng vấn đối với ngƣời lao động: Tìm hiểu xem
nhu cầu lao động ra nƣớc ngoài, đặc biệt là xu hƣớng sang Nhật Bản làm việc
khi có cơ hội.
Khi thiết kế câu hỏi tác giả chú trọng bám sát những biểu hiện của doanh
nghiệp trong việc đón nhận cơ hội mới cũng nhƣƣ thái độ của ngƣời lao động
trƣớc cơ hội đặt ra.
Tác giả cũng lựa chọn những doanh nghiệp hiện đang thực hiện kinh
doanh xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài có uy tín, có số lƣợng đƣa ngƣời lao
động ra nƣớc ngoài hàng năm ổn định. Đối với những ngƣời lao động, tác giả
cũng lựa chọn ở nhiều ngành nghề, nhiều lứa tuổi và ở các trình độ khác nhau,
bên cạnh đó sẽ lựa chọn một số lao động đã từng đi xuất khẩu lao động ở
nƣớc ngoài về.
2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu :
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp :
- Các báo cáo/nghiên cứu về tình hình xuất khẩu lao động của các doanh
nghiệp nói chung và xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
- Các nghiên cứu về thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu lao
động.
- Các báo cáo/số liệu về hoạt động xuất khẩu lao động sang Nhật Bản và
thị trƣờng trọng điểm.

30
- Các văn bản pháp luật, các chính sách của Việt Nam có liên quan đến
mối quan hệ Việt – Nhật
2.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp:
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu và nội dung phỏng vấn
nhƣ sau :
- Phỏng vấn sâu các lãnh đạo doanh nghiệp : Nhận định những cơ hội
cho xuất khẩu lao động sang Nhật Bản khi Việt – Nhật thúc đẩy mối quan hệ
tốt đẹp, trở thành đối tác chiến lƣợc sâu rộng.
- Phỏng vấn sâu các cán bộ trực tiếp phụ trách mảng xuất khẩu lao động
sang Nhật Bản: Đánh giá cụ thể việc tận dụng cơ hội mối quan hệ Việt – Nhật
nhằm nâng cao xuất khẩu lao động sang Nhật
- Phỏng vấn sâu - Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế quốc
tế, đặc biệt là các chuyên gia chuyên nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Nhật.
2.3.3 Phương pháp xử lý thông tin
Các thông tin, tài liệu sơ cắp , thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung
nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: lý luận, tổng quan về thực tiễn và tài liệu
của các cơ quan quản lý có liên quan.

31
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT
NAM SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI

3.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt nam sang Nhật
Bản từ năm 1992 đến nay.
3.1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua
Lịch sử hình thành và phát triển của XKLĐ đã chứng minh XKLĐ là một
loại hoạt động kinh tế không thể tách rời khỏi sự phát triển đất nƣớc của nhiều
quốc gia. Có thể nói, trong chƣơng trình việc làm quốc gia, XKLĐ giữ một vị trí
rất quan trọng, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lƣợc giải quyết việc làm.
Điểm mạnh của XKLĐ là ở chỗ đây là một biện pháp xóa đói giảm nghèo có
hiệu quả, đồng thời tạo ra việc làm và vốn cho ngƣời lao động. Đầu tƣ cho
XKLĐ không lớn mà ngƣời lao động lại nhanh chóng có đƣợc việc làm với thu
nhập cao. Ngƣời đi XKLĐ vừa có điều kiện giúp gia đình họ thoát khỏi đói
nghèo, lại vừa có vốn và tay nghề để tự tạo việc làm sau khi về nƣớc.
Điều này đòi hỏi nƣớc ta phải có những chủ trƣơng, chính sách phù hợp
với tình hình kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế xuất hiện cơ chế mới về
hoạt động XKLĐ trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nƣớc và
chức năng thực hiện kinh doanh dich vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp đƣợc
cấp phép.
3.1.1.1. Chủ trương, chính sách xuất khẩu lao động.
Ngày 22/9/1999 chỉ thị số 41-CT/TW đƣợc Đảng và nhà nƣớc coi
XKLĐ là "một hoạt động KT-Xã Hội góp phần phát triển nguồn nhân lực,
giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao
động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc". Đây là một giải pháp giải quyết
vấn đề việc làm "có vai trò quan trọng trƣớc mắt và lâu dài". Tiếp tục công
cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết của Đảng, chủ trƣơng phát triển và mở

32
rộng hợp tác lao động với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động, nƣớc ta
đã và đang đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, hội
nhập với thị trƣờng lao động thế giới. Tại hội nghị tổng kết thực hiện công tác
XKLĐ của Bộ lao động - Thƣơng binh xã hội, đồng chí Bộ Trƣởng đã phát
biểu:"Khi thực hiện đƣờng lối mở cửa, từng bƣớc hội nhập với nên kinh tế thế
giới, lao động Việt Nam có nhiều ƣu thế nhất là trình độ văn hóa, tay nghề
khéo léo và giá cả lao động tƣơng đối rẻ so với các nƣớc trong khu vực. Với
ƣu thế này, khả năng đƣa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc
ngoài, đặc biêt là ở khu vực châu á nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Malaysia,… sẽ ngày càng tăng. Chƣơng trình XKLĐ phải gắn chặt với tạo
việc làm trong nƣớc bằng cách dành ít nhất 50% ngoại tệ thu đƣợc để bổ sung
vào quỹ Quốc gia giải quyết việc làm trong nƣớc và giải quyết việc làm cho
lao động khi trở về nƣớc."
Trong vòng hơn 10 năm qua rất nhiều chỉ thị, văn bản, chính sách, nghị
định, thông tƣ đã đƣợc ban hành mà tiêu biểu là:
Các nghị định 370/HDBT ngày 9/11/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng ban
hành quy chế về việc đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nƣớc ngoài.
Bộ luật lao động nƣớc XHCN Việt Nam ngày 23 tháng 06 năm 1995
quy định một số điều luật về việc XKLĐ . Đây là văn bản pháp lý cao nhất về
vấn đề tạo việc làm cho ngƣời Việt Nam ở ngoài nƣớc.
Nghị định số 07/CP ngày 20 tháng 01 năm 1996 của chính phủ qui định
chi tiết một số điều khoản của bộ luật lao động về đƣa ngƣời lao động Việt
Nam đi làm viêc có thời hạn tại nƣớc ngoài (Đây là nghị định thay thế nghị
định 370/HDBT).
Nghị định số 152/200/ND-CP ngày 20 tháng 09 năm 2006 của chính phủ
quy định việc ngƣời lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm có thời hạn ở

33
nƣớc ngoài. Đây là văn bản pháp lý hiện hành, thay thế nghị định số 07/CP.
Nghị định quy định rõ: "chính phủ khuyến khích các cơ quan, các tổ chức và
ngƣời Việt Nam ở trong nƣớc và ngoài nƣớc thông qua các hoạt động của mình
tham gia tìm kiếm và khai thác việc làm ở nƣớc ngoài phù hợp với pháp luật
quốc tế, pháp luật Việt Nam và pháp luật nƣớc sử dụng lao động Việt Nam".
3.1.1.2. Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam
Bƣớc vào giai đoạn này do trong những năm đầu chuyển đổi sang cơ
chế mới, các doanh nghiệp vừa thoát khỏi sự bao cấp của nhà nƣớc còn gặp
rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong việc tìm kiếm thị trƣờng, đôi khi còn trông
chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan Nhà nƣớc. Giai đoạn 1992-1994 là
một giai đoạn khó khăn và không thuận lợi với nƣớc ta, chỉ có một số ít doanh
nghiệp là ký đƣợc hợp đồng đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với số
lƣợng vào khoảng 5000 lao động.
Ngày 26/11/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Ngƣời lao động Việt
Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Do đó việc xuất khẩu lao động
và chuyên gia đƣợc thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế do các tổ chức
kinh tế đó ký với bên nƣớc ngoài. Nhờ có chủ trƣơng, chính sách và quy định
pháp luật phù hợp, trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt
Nam có những bƣớc tiến dài, khẳng định đƣợc rằng đây là một ngành đem lại
hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Số lƣợng các doanh nghiệp tham gia vào các
hoạt động này cũng tăng đáng kể. Tính đến 30/6/2010 có 167 doanh nghiệp
đang hoạt động dịch vụ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.
Hoạt động XKLĐ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng đến nhiều quốc gia
và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn
lao động của các nƣớc, với đủ các loại hình lao động khác nhau. Hiện có hơn
200 doanh nghiệp đã đƣợc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cấp giấy
phép hoạt hoạt động xuất khẩu đa phần các doanh nghiệp này hoạt động khá

34
hiệu quả. Các doanh nghiệp lớn nhƣ : VINACONEX, LOD,
VIETRACIMEX, SIMCO, SOVILACO ... bình quân hàng năm đƣa đƣợc trên
dƣới 2000 lao động ra nƣớc ngoài làm việc.
Không chỉ dừng lại ở thị trƣờng truyền thống nhƣ Liên Xô, một số
nƣớc XHCN Đông Âu và một số nƣớc Châu Phi, chúng ta đã tập trung nghiên
cứu để mở rộng thị trƣờng nhập khẩu lao động. Cho tới nay, ta đã ổn định và
phát triển các thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, tạo dựng quan hệ
hợp tác lâu dài với thị trƣờng có tiềm năng thu hút lao động nƣớc ngoài với số
lƣợng lớn nhƣ Malaysia, một số nƣớc Trung Đông… Tiếp cận và thí điểm
đƣa lao động sang một số thị trƣờng khác có mức thu nhâp cao nhƣ Úc,
Canada, Hoa Kỳ…
Do có cơ chế mới trong hoạt động xuất khẩu lao động mà số lao động
và chuyên gia đi làm việc ở nƣớc ngoài có thời hạn gia tăng nhanh chóng.
Trong giai đoạn 1992-2002, số lƣợng lao động xuất khẩu tăng nhanh
qua các năm. Năm 1992 có 810 lao động nhƣng tới năm 2002 đạt 46122 lao
động, bình quân mỗi năm đƣa đƣợc 18306 lao động sang nƣớc ngoài làm
việc, có giảm đáng kể vào năm 1998 do ảnh hƣởng cuả cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ Châu Á.
Từ năm 2003-2004, có sự gia tăng đột biến rất nhanh từ 46122 lao
động tới 75000 lao động, tăng gần gấp đôi.
Năm 2005 cho thấy sự sụt giảm tổng số lao động so với năm 2004 từ
75000 ngƣời xuống còn 67447 ngƣời, giảm 10% .
Từ năm 2006 đến 2008, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam lại
xuất hiện những tín hiệu đáng mừng, số lƣợng lao động xuất khẩu lao động
qua các năm tăng một cách đều đặn. Năm 2008 tăng so với năm 2006 là
14848 ngƣời (tƣơng đƣơng với 119%), và so với 2007 tăng 10363 ngƣời
(tƣơng đƣơng với 113%). Đây là kết quả của việc ổn định và phát triển thị

35
trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… trở thành thị trƣờng lâu năm, mở
thêm một số thị trƣờng mới nhƣ Bruney, một số nƣớc Trung Đông, ký kết
thêm nhiều Hiệp định, Thỏa thuận về hợp tác lao động với một số nƣớc nhằm
tạo khung pháp lý để đƣa lao động đi và bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động.
Do chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc
khủng hoảng tài chính của Mỹ năm 2008 – 2009, lƣợng lao động xuất khẩu
năm 2009 giảm đáng kể giảm từ 85000 ngƣời xuống còn 75000 ngƣời, khiến
tốc độ tăng của năm 2008 chậm hơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh tế đình trệ thì con
số trên đã thể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và các ban ngành đối
với sự phát triển ngành xuất khẩu lao động. Mặc dù vậy, năm 2010 chúng ta
đã vƣợt qua khó khăn để đƣa đƣợc 85.546 lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài,
tăng đƣợc 14% so với năm trƣớc.
Hiện nay Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu lao động sang khoảng 40
quốc gia và vùng lãnh thổ tƣơng đƣơng với 21% thị phần của Việt Nam trên
thị trƣờng xuất khẩu lao động

Biểu đồ 3.1. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới
Nguồn: dolap.gov.vn

36
Nếu ta hình dung 193 quốc gia và vùng lãnh thổ là một thị phần lớn
tƣơng đƣơng với 100% thì thị phần của Việt Nam chiếm lĩnh trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động là 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tƣơng đƣơng với 21%.
Hiện Việt Nam đã đƣa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và
vùng lãnh thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trƣờng tiếp nhận lao động Việt Nam
thƣờng xuyên và đều đặn không quá con số 10. Thị trƣờng trọng điểm của ta
là: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia.
Lao động đi xuất khẩu của Việt Nam làm việc trong khoảng 30 ngành
nhóm ngành nghề khác nhau thuộc các lĩnh vực may mặc dệt da, xây dựng
công nghiệp và dân dụng, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, các ngành dịch
vụ, vận tải đƣờng biển và đánh bắt, chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo
dục, nông nghiệp, giúp gia đình với số lƣợng tăng dần qua các năm
Cơ cấu ngành nghề có sự chuyển dịch dần từ khu vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngƣ nghiệp, giúp việc gia đình là nơi công việc nặng nhọc, làm việc
đơn lẻ, có nhiều rủi ro cho ngƣời LĐ sang khu vực ít rủi ro và công việc ổn
định hơn, đó là công nghiệp và dịch vụ. LĐ nhà máy đã tăng cả về giá trị
tuyệt đối và tƣơng đối, từ hơn 137 ngàn ngƣời chiếm 53,58% giai đoạn 2000-
2004 đã tăng lên 223,36 ngàn ngƣời chiếm 56,62% giai đoạn 2005-2010, LĐ
ngành xây dựng đã tăng từ 46,94 ngàn chiếm 8,32% lên 90,42 ngàn chiếm
22,92% và đang có sự dịch chuyển từ khu vực Đông Á, Đông Nam Á sang
khu vực Trung Đông. Libya và Đông Âu, trong khi LĐ nông, lâm nghiệp
giảm từ 2,93% xuống 1,78%, thuyền viên giảm từ 8,52% xuống còn 5,92% và
nhất là LĐ giúp việc gia đình đã giảm mạnh do Đài Loan đóng cửa đối với loại
hình lao động này. Thời gian gần đây đang xuất hiện những ngành nghề mới và
có xu hƣớng tăng nhƣ phục vụ nhà hàng, khách sạn, sân gôn, bảo vệ, quản lý
chung cƣ.

37
3.1.2. Thực trạng Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản
3.1.2.1. Vài nét về thị trường lao động xuất khẩu tại Nhật Bản
a) Vị trí địa lý :
Nhật Bản là một đất nƣớc nằm ở Đông Bắc Á , với sự kết hợp của
nhiều quần đảo tạo thành . Những hòn đảo của Nhật Bản đƣợc sinh ra từ
những dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á đến Alaska . Nhật Bản có bờ
biển dài đến 37.000 km bao gồm 4 đảo lớn theo thứ tự Bắc xuống Nam là
: Hokkaidou, Honshu, Shikoku, Kyushu và rất nhiều đảo nhỏ xung quanh
.Diện tích tự nhiên cả nƣớc của Nhật Bản có 73% là đồi núi và không ít núi
lửa . Ngọn núi cao nhất của Nhật Bản là núi Phú Sĩ (Fujisan) có độ cao 3776
mét .Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nƣớc,
suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nƣớc nóng, là nơi
hàng triệu ngƣời Nhật thƣờng tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
b) Diện tích, dân số, cơ cấu, tỉ lệ dao động thất nghiệp của Nhật Bản
*Diện tích : Nhật Bản có diện tích khoảng 377.829 km², là một quốc
gia nhỏ hẹp, chiều dài từ Bắc tới Nam khoảng 3.500km, do địa hình nhiều đồi
núi nên Nhật Bản chỉ có rất ít đất có thể dùng để trồng trọt. Các cánh đồng
đƣợc canh tác chiếm 12,3%, diện tích trồng cây ăn quả chiếm 1,1% và đất
trồng cỏ chiếm 0,2% diện tích quốc gia. Ngƣợc lại, đất rừng chiếm tỷ lệ lớn
nhất, 66,5% trên tổng diện tích đất.
*Dân số : Năm 2012, Nhật Bản có khoảng 127,37 triệu dân, chiếm
khoảng 1,81% dân số thế giới và đứng thứ 10 trong số các nƣớc đông dân.
Dân cƣ ở Nhật phân bố không đều, phần lớn tập trung ở các trung tâm lớn:
Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe và Kyoto. Thủ đô Tokyo có 12,7
triệu ngƣời và mật độ dân số cao nhất nƣớc khoảng 54.700 ngƣời/ km², trong
khi ở Hokkaido – tỉnh thƣa dân nhất có mật độ 74 ngƣời/ km². Dân số ở các

38
thành phố và các thị trấn chiếm khoảng 4/5 dân số Nhật Bản, chỉ có khoảng
1/5 dân số còn lại sống ở vùng đồng bằng ven biển.
Theo thông tin từ tháp dân số Nhật Bản đang già đi quá nhanh, tỷ lệ
sinh thấp dẫn đến lực lƣợng lao động trong nƣớc đang ngày càng thu hẹp,
thiếu nhân lực ở độ tuổi lao động trầm trọng.
*Tỉ lệ thất nghiệp : Bộ Lao động Nhật Bản vừa cho biết tỷ lệ thất
nghiệp ở nƣớc này trong tháng 5/2014 đã giảm xuống mức 4,4%, thấp hơn
0,2% so với tháng 4. Theo đó, số ngƣời thất nghiệp trong tháng 5/2014 là gần
3 triệu ngƣời, chiếm 3,3% lực lƣợng lao động Nhật Bản; số ngƣời có việc làm
tăng lên gần 63 triệu ngƣời, tức cứ 100 ngƣời tìm việc thì 81 ngƣời có đƣợc
việc làm, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng tại vùng Đông Bắc.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm chứng tỏ nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang hồi
phục sau thảm họa động đất kéo theo sóng thần hồi tháng 3/2011.
*Khí hậu và thời tiết : Khí hậu Nhật Bản thay đổi rõ rệt theo 4 mùa
Xuân – Hạ – Thu – Đông. Mùa Xuấn đến vào đầu tháng 3 đƣợc đánh dấu
bằng đợt không khí lạnh. Vào cuối tháng 4 và tháng 5, vùng đồng bằng của
Nhật Bản có thời tiết đẹp nhất trong năm, nhiệt độ trung bình 120C ở Sapporo,
18,40C ở Tokyo và 19,20C ở Osaka. Cuối mùa xuân, nhiệt độ và độ ẩm tăng
lên và nó đƣợc nhận biết bởi những đám mây dày rộng chừng 300 – 400 km
che phủ mặt trời và làm cho thời tiết bớt đi sự ngột ngạt. Mƣa không liên tục
nhƣng có thể là rất to.
Mùa Hè, mƣa thƣờng từ phía Nam và phía Tây Nhật Bản vào đầu tháng
6 và tiến dần lên phía Bắc vào cuối tháng. Giữa mùa hè có những ngày nóng
và đêm oi bức do đứng gió. Nhiệt độ trung bình tháng 8 ở Tokyo là 26,70C và
280C ở Osaka. Cuối tháng 8 gió mùa nóng ấm, lập lại những trận mƣa đầu
mùa hè, ở Sapporo, Sendai và Tokyo đều có mƣa nhiều vào tháng 9 (mƣa
Shurin).

39
Vào mùa Thu, mƣa Shurin tạo một mùa chuyển tiếp ngắn cuối thu vào
đầu đến giữa tháng 10 tùy theo vĩ độ và kéo dài đến tháng 11, lúc bắt đầu mùa
đông. Mùa thu tiết trời mát mẻ và rất dễ chịu.
Mùa đông đến với Nhật Bản từ đầu tháng 12 đến tháng 2. Hầu hết các
vùng của Nhật Bản có tuyết rơi vào mùa đông. Gió mùa Đông Bắc thổi từ lục
địa châu Á tới bị chặn bởi hệ thống núi đồi chạy dọc nƣớc Nhật gây ra tuyết
rơi nhiều từ Hokkaido đến trung tâm Honshu. Tỉnh Nigata là một trong những
tỉnh có nhiều tuyết nhất thế giới với kỷ lục tuyết dày 8 mét. Nhiệt độ trung
bình hàng tháng vào mùa đông ở Asahikawa là -8,50C và là thành phố giữ kỷ
lục nhiệt độ thấp nhất ở Nhật -410C.
*Ngôn ngữ: Tại Nhật Bản, có 12 ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Nhật
Bản, một ngôn ngữ bản xứ không thuộc ngữ hệ Nhật Bản là tiếng Ainu và vài
ngoại ngữ nhƣ tiếng Anh, tiếng Trung Quốc đƣợc ngƣời Nhật sử dụng.
*Tôn giáo: Ở Nhật có hai tôn giáo chính là Thần đạo (Shinto) và Phật
giáo. Thần đạo không có ngƣời sáng lập, cũng không có các loại kinh kệ riêng
nhƣ kinh Thánh hay kinh Phật. Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ từ thế kỷ thứ 6
trƣớc Công Nguyên. Một nhánh chính của Phật giáo, nhánh Mahayana hay
gọi là Phật giáo Đại thừa đã du nhập vào Nhật Bản. Phật giáo đƣợc du nhập
vào Nhật từ Trung Hoa và Triều Tiên vào thế kỷ thứ 6.
c) Thị trƣờng lao động xuất khẩu tại Nhật Bản
Nhật Bản từ lâu đã đƣợc coi là một quốc gia có chính sách "đóng cửa"
đối với lao động nƣớc ngoài. Trong các qui định của pháp luật Nhật Bản về
vấn đề nhập cƣ, ngƣời nƣớc ngoài chỉ đƣợc vào Nhật làm việc trong một số
rất ít nghề, chủ yếu là các nghề có tính chất chuyên gia. Tuy nhiên vào đầu
những năm 1991, Nhật Bản lại đƣa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các
nƣớc đang phát triển sang Nhật tu nghiệp nâng cao tay nghề. Theo quan điểm
của các nhà hoạch định chiến lƣợc Kinh tế Nhật, đây là một biện pháp chuyển

40
giao công nghệ cho các nƣớc đang phát triển và nằm mục đích giảm số lƣợng
lao động bất hợp pháp tại các nƣớc này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu
lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng.
Đây là một biện pháp đƣợc hoan nghênh đối với các nƣớc XKLĐ. Ngƣời lao
động nƣớc ngoài ở đây chỉ đƣợc hƣởng quy chế "tu nghiệp sinh" là hƣởng
"trợ cấp tu nghiệp" nhƣng mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với
mức lƣơng của ngƣời lao động ở một số thị trƣờng khác. Từ năm 1995 đến
nay, chính sách này lại đƣợc mở rộng thêm một bƣớc: vào năm thứ 2 và năm
thứ 3, tu nghiệp sinh đƣợc hƣởng quy chế gần giống lao động (đƣợc hƣởng
lƣơng thay cho trợ cấp tu nghiệp, đƣợc phép làm thêm giờ,…).
Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu đƣa ngƣời lao động sang tu nghiệp tại Nhật
Bản và từ đó đến nay số lƣợng tu nghiệp sinh ngày càng tăng lên. Nếu nhƣ năm
1993 chúng ta chỉ đƣa đƣợc 17 ngƣời sang Nhật tu nghiệp thì năm 1997 đã có 1312
ngƣời và cho tới nay chúng ta đã đƣa đi đƣợc khoảng 9500 lao động (thông qua
việc cấp giấy phép của Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội, con số thực tế còn
lớn hơn nữa nếu tính cả những ngƣời đi theo các kênh đầu tƣƣ và thƣơng mại).
Nhìn chung, tổng số lao động Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản còn
thấp, trong cả thời kỳ 1993 - 1999 ta chỉ đƣa đƣợc có 7023 ngƣời, chiếm 2,3%
tổng số lao động nƣớc ngoài sang tu nghiệp tại Nhật Bản, nếu so với số lƣợng
lao động Trung Quốc đƣa sang Nhật tu nghiệp thì còn là quá thấp. Từ năm 1993
đến 1999, Trung Quốc đƣa sang Nhật tu nghiệp 123117 ngƣời, chiếm trên 40%
tổng số. Thị trƣờng Nhật Bản là một thị trƣờng tƣơng đối khó tính, họ chỉ nhận
lao động đã có tay nghề (nhiều chủ lao động trực tiếp sang Việt Nam phỏng vấn
và tham gia kiểm tra tay nghề). Lao động sang Nhật Bản tu nghiệp phải đƣợc
học tiếng Nhật trƣớc khi đi và thủ tục xin visa nhập cảnh rất phức tạp, tốn thời
gian. Song bù lại, lao đông Việt Nam tu nghiệp tại Nhật thƣờng đƣợc hƣởng
điều kiện tƣơng đối tốt so với làm việc tại nhiều nƣớc khác.

41
Tuy nhiên, thị trƣờng lao động Nhật Bản lại phát sinh vấn đề ngƣời lao
động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác có mức lƣơng cao hơn.
Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng tính tới thời điểm năm 2001 là 9,75%
cao hơn tất cả các nƣớc khác và cao gấp nhiều lần một số nƣớc (Trung Quốc -
1,04%; Thái Lan - 0,91%; Philippin -2,07%; Indonesia - 2,54%). Đây chính là
nguyên nhân làm cho các chủ sử dụng lao động Nhật Bản không tiếp nhận
nhiều lao động Việt Nam, tuy rất hài lòng về tƣ cách đạo đức cũng nhƣƣ khả
năng làm việc của lao động nƣớc ta.
3.1.2.2. Một số quy định chính sách của Nhật Bản ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu lao động của Nhật Bản
* Luật xuất nhập cảnh
- Ngƣời lao động nƣớc ngoài khi đến Nhật Bản bắt buộc phải có hộ
chiếu và visa hợp lệ. Nếu sử dụng visa không đúng với mục đích nhập cảnh
hoặc visa không hợp lệ, ngƣời lao động sẽ bị xử phạt và trục xuất về
nƣớc.Trong thời gian lao động nƣớc ngoài phải đảm bảo thời gian lƣu trú và
quy định của Nhật Bản.
- Ngƣời lao động đến Nhật Bản không đƣợc tự ý thay đổi nơi làm việc,
chỉ đến khi có lý do chính đáng thì ngƣời lao động phải khai báo nơi ở mới.
- Khi ngƣời lao động có việc đột xuất phải hồi hƣơng thì phải đài thọ
mọi chi phí hồi hƣơng và tái nhập.
- Nếu ngƣời lao động tự ý rời bỏ nơi làm việc, khi bị bắt giữ phải chịu
mọi sự điều tra của cơ quan xuất nhập cảnh và xí nghiệp nơi có lao đôngn làm
việc cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.
- Nếu ngƣời lao động ngoài nƣớc gây rối trật tự công cộng và an ninh
Nhật Bản, phạm tội đang trong thời gian xử lý, không nộp tiền phạt thì sẽ bị
cầm giữ lại Nhật Bản.

42
- Tất cả công dân nƣớc ngoài trên 17 tuổi khi nhập cảnh Nhật Bản bắt
buộc phải cho lấy dấu vân tay và chụp ảnh.
- Thời gian Nhật Bản nhận nhập cảnh từ tháng 1 năm nay cho đến hết
tháng 12 trong năm.
* Luật lao động
- Ngƣời sử dụng lao động không đƣợc sa thải lao động khi có lý do
chính đáng.
- Thời gian làm việc không quá 8 tiếng một ngày và 44 tiếng một tuần,
nếu ngƣời lao động có thể làm thêm giờ thì không quá 4 tiếng một ngày.
- Ngƣời lao động có quyền đƣợc nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút cho mỗi
ca 4 tiếng và 60 phút cho mỗi ca 8 tiếng làm việc.
- Ngƣời lao động đƣợc nghỉ có hƣởng lƣơng ít nhất 1 ngày một tuần.
- Ngƣời sử dụng lao động phải trả tiền ít nhất là 50% lƣơng cơ bản cho
thời gian ngƣời lao động làm thêm giờ.
- Ngƣời sử dụng lao động phải đảm bảo cho ngƣời lao động đƣợc nghỉ
10 ngày có hƣởng lƣơng sau một năm làm việc mà không có ngày vắng mặt.
- Nếu ngƣời lao động bị tai nạn lao động thì ngƣời thuê mƣớn phải bồi
thƣờng.
* Luật hình sự
- Ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Nhật Bản nếu bị phạm tội sẽ
bị trừng trị theo luật hình sự Nhật Bản:
- Tội giết ngƣời bị tử hình hoặc phạt tù từ 5 năm trở lên.
- Tội đánh ngƣời gây thƣơng tích bị phạt tù từ 1 tới 10 năm, ngoài ra có
thể phạt tiền đến 1 triệu Yên.
- Đánh ngƣời với hành động côn đồ phạt tù 2 năm và phạt tiền 1 triệu Yên.
- Tội ăn cắp sẽ bị xử phạt tới 6 năm hoặc bị phạt tiền tới 5 triệu Yên.
- Cƣớp của gây thƣơng tích cho nạn nhân bị phạt tù từ 7 năm trở lên.

43
- Cƣớp của giết ngƣời bị tù chung thân hoặc tử hình.
* Luật Việc làm cho lao động nƣớc ngoài của Nhật Bản
Các doanh nghiệp Nhật Bản khi không tuyển dụng đƣợc lao động trong
nƣớc sẽ đƣợc phép tuyển dụng lao động nƣớc ngoài với số lƣợng nhất định.
Bộ Lao động Nhật Bản đƣợc phép ký Bản ghi nhớ với các nƣớc để phái cử
lao động sang Nhật Bản làm việc.
Hiện nay, Bộ Lao động Nhật Bản đã lựa chọn và ký Bản ghi nhớ với 15
quốc gia, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Mông cổ, Sri
Lanka, Trung Quốc, Campuchia, Nêpal, Uzbekistan, Pakistan, Bangladesh,
Kyrgystan, Mianma, Đông Timo.
Ở Việt Nam, Trung tâm Lao động ngoài nƣớc - Bộ Lao động - Thƣơng
binh và Xã hội đƣợc giao nhiệm vụ tuyển chọn và phái cử lao động sang Nhật
Bản làm việc. Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
và Bộ Lao động Nhật Bản, cơ quan phái cử lao động có trách nhiệm phối hợp
với phía Nhật Bản tổ chức kiểm tra tiếng Nhật cho ngƣời lao động, tiếp nhận
hồ sơ đăng ký dự tuyển của ngƣời lao động qua mạng Internet sang Nhật Bản
và chịu trách nhiệm lập danh sách lao động đăng ký tìm việc làm ngoài nƣớc
đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn nhƣ: độ tuổi, sức khỏe, trình độ tiếng Nhật, kinh
nghiệm làm việc… để giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Nhật Bản lựa chọn
và làm các thủ tục để đƣa lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Cơ quan phát
triển nguồn nhân lực Nhật Bản (thuộc Bộ Lao động Nhật Bản) có nhiệm vụ
tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của ngƣời lao động, giới thiệu cho chủ sử
dụng lao động Nhật Bản và hỗ trợ các thủ tục tiếp nhận lao động.
Ngƣời lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Nhật Bản phải tham dự
và vƣợt qua kỳ kiểm tra tiếng Nhật do Bộ Lao động Nhật Bản phối hợp với
Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tổ chức. Ngƣời lao động đạt yêu cầu
về tiếng Nhật và đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự

44
tuyển về Trung tâm Lao động ngoài nƣớc. Hồ sơ đăng ký dự tuyển đƣợc kiểm
tra và gửi qua mạng Internet sang Nhật Bản để giới thiệu cho chủ sử dụng lao
động Nhật Bản. Ngƣời lao động đƣợc chủ sử dụng lao động Nhật Bản lựa
chọn, sau khi hoàn thiện các thủ tục cần thiết sẽ xuất cảnh sang làm việc tại
Nhật Bản. Pháp luật Nhật Bản bảo vệ ngƣời lao động nƣớc ngoài nhƣ đối với
ngƣời lao động trong nƣớc và đƣợc hƣởng những quyền lợi cơ bản bình đẳng
nhƣ ngƣời lao động Nhật Bản.
Chủ doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận thiếu nhân lực đƣợc chọn
lao động trong danh sách ngƣời lao động nƣớc ngoài tìm việc của Trung tâm
Lao động nƣớc ngoài.
Lao động có tên trong danh sách ngƣời lao động tìm việc không đồng
nghĩa với việc đƣợc đảm bảo làm việc tại Nhật Bản. Thời gian đƣợc phép làm
việc theo hợp đồng tối đa là 3 năm, tuy nhiên, chủ doanh nghiệp và ngƣời lao
động đƣợc quyền có ký tiếp hợp đồng lao động hay không.
Ngƣời lao động nƣớc ngoài làm việc tại Nhật Bản theo chế độ cấp phép
tuyển dụng khi kết thúc hợp đồng về nƣớc phải sau ít nhất một năm mới có
thể quay lại nhập cảnh Nhật Bản làm việc.
Ngƣời lao động sau khi đƣợc tuyển dụng vào làm việc ở Nhật Bản mà
có các hành vi nhƣ không trung thực hoặc bỏ nhà máy ra ngoài cƣ trú bất hợp
pháp thì ngƣời lao động sẽ bị bắt phạt và trục xuất về nƣớc.
Ngay sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản thì ngƣời lao động buộc phải
tham dự một khóa đào tạo về các vấn đề cần thiết liên quan tới tìm việc làm ở
Nhật Bản.
Ngƣời lao động nƣớc ngoài phải tham gia bảo hiểm hoặc tín thác để
đảm bảo có chi phí cần thiết khi hồi hƣơng do hết hạn lƣu trú tại Nhật Bản:
bảo hiểm chi phí về nƣớc, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm đền bù tai nạn lao động,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

45
Ngƣời lao động không đƣợc tự ý thay đổi nơi làm việc của mình, về
nguyên tắc, họ phải làm việc tại nơi làm việc đƣợc thỏa thuận ký trong hợp
đồng lao động đầu tiên.
Điều kiện đƣợc xét đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản là: ngƣời lao
động phải có sức khỏe nằm trong độ tuổi từ 18 tới 40, trình độ văn hóa từ lớp
9 trở lên, không đƣợc có tiền án tiền sự, không thuộc diên bị cấm xuất nhập
cảnh, chƣa vi phạm các quy định của Nhật Bản dẫn tới bị cấm nhập cảnh Nhật
Bản, đã đƣợc kiểm tra và kết luận có đủ sức khỏe học tập và làm việc.
3.1.2.3. Hình thức cung ứng lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối
cảnh mới
a) Tu nghiệp sinh (TNS)
Nghiên cứu thị trƣờng lao động của Nhật Bản hiện nay cho thấy nƣớc
này đang phải đối mặt với thực tế khó giải quyết, đó là trong khi tìm việc ở
trong nƣớc không dễ dàng thì nhiều lĩnh vực lại đang thiếu lao động mà
không tuyển dụng đƣợc. Về mặt chủ trƣơng Nhật Bản thực hiện bảo hộ thị
trƣờng trong nƣớc và chỉ khuyến khích nhập khẩu lao động có trình độ
cao. Luật nhập cư và người di dân năm 1990 quy định rõ: Không sử dụng lao
động nƣớc ngoài chƣa qua đào tạo. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều ngành
nghề, nhất là các ngành khu vực 3D rất cần lao động. Do vậy, Nhật Bản đã
phải tiếp nhận lao động từ các nƣớc đang phát triển sang tu nghiệp nâng cao
tay nghề tại Nhật Bản (gọi tắt là Tu nghiệp sinh TNS). Mục đích đƣợc công
bố về TNS là cách thức để chuyển giao công nghệ cho các nƣớc đang phát
triển, giảm số lƣợng lao động bất hợp pháp, đáp ứng lao động cho các doanh
nghiệp trong nƣớc. Do vậy, với quy chế TNS ngƣời lao động (trainee) đƣợc
hƣởng trợ cấp tu nghiệp (Trainee allowance) và thực tế mức hƣởng cao hơn
tiền lƣơng LĐXK ở một số nƣớc. Hàng năm Nhật Bản tiếp nhận khoảng
45.000 TNS từ các nƣớc và làm việc 2-3 năm.

46
Theo quy định của Nhật Bản, mục đích của TNS là sang học tập trau
dồi nghề nghiệp nên không đƣợc tham gia lao động trả lƣơng và không đƣợc
nhận lƣơng. Sau thời hạn kết thúc khóa tu nghiệp nếu đƣợc đánh giá tốt về kỹ
năng và đạo đức sẽ đƣợc ký hợp đồng đào tạo kỹ thuật với doanh nghiệp tiếp
nhận TNS. Ở giai đoạn này TNS mới đƣợc nhận lƣơng theo thỏa thuận hợp
đồng và đƣợc làm thêm ngoài giờ.
Các hình thức tiếp nhận TNS bao gồm:
- Chƣơng trình do công ty trực tiếp tuyển sinh:
+ Thông qua công ty mẹ ở nƣớc ngoài hoặc đang hoạt động ở đó.
+ Do các công ty thực hiện qua khâu trung gian: các công ty, văn phòng
thƣơng mại, các tổ chức của Nhật Bản...
- Do Cơ quan Hợp tác Tu nghiệp Nhật Bản (JITCO) là tổ chức phi
chính phủ của Nhật hoạt động trong lĩnh vực lao động.
Ngoài ra, còn có nhiều trƣờng hợp khác sang Nhật TNS theo các con
đƣờng khác nhau.
Với những quy định về TNS không chỉ giúp một số lƣợng lớn lao động
của các nƣớc sang Nhật Bản đào tạo tu nghiệp và đƣa lại nhiều lợi ích cho đất
nƣớc và cá nhân ngƣời lao động: nâng cao tay nghề, kỹ năng kỹ thuật và quản
lý, thu nhập...mà về phía Nhật Bản với sự tham gia của TNS đã góp phần giải
quyết tình trạng thiếu lao động, nhất là ở các xí nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên,
với những quy định khá nghiêm ngặt về TNS đã không phù hợp với sự thay
đổi nói chung, thị trƣờng lao động của Nhật Bản nói riêng. Vì vậy, ngày 19/6
Hạ viện và ngày 8/7 năm 2009 Thƣợng viện Nhật Bản đã thông qua Luật xuất
nhập cảnh và các vấn đề liên quan đến TNS. Luật này sẽ có hiệu lực từ ngày
1/7/2010. Nội dung quan trọng sửa đổi lần này là “ Bỏ tư cách lưu trú tu
nghiệp, xác lập tư cách lưu trú kỹ năng”. Quy định này đã tạo lập căn cứ
pháp lý để bảo vệ quyền lợi TNS, theo đó ngƣời lao động sẽ đƣợc cấp Thẻ cƣ

47
trú và đƣợc đối xử nhƣ lao động Nhật Bản với sự đảm bảo đầy đủ bởi các luật
lệ của Nhật Bản có liên quan. Các nội dung cơ bản sửa đổi lần này bao gồm:
- Ngƣời lao động tham gia chƣơng trình này có tƣ cách “Thực tập kỹ năng”
thời gian không quá 3 năm đƣợc gọi là “Thực tập sinh” (TTS). TTS sẽ phải tham
gia khóa học về tay nghề, giáo dục định hƣớng và hiểu biết về Nhật Bản. Sau đó, sẽ
đƣợc ký kết hợp đồng lao động và đƣợc hƣởng quyền lợi nhƣ lao động Nhật Bản.
- Nhật Bản sẽ áp dụng biện pháp xử lý trục xuất nếu TTS vi phạm các
quy định của Nhật: làm giấy tờ giả, giấy chứng nhận giả...
- Nâng cao hoạt động quản lý, giám sát cả TTS và ngƣời giới thiệu,
tuyển dụng, tiếp nhận...
Bổ sung thêm ngành nghề và loại hình TTS sẽ thực hiện: 64 ngành
nghề và 120 loại hình công việc (so với trƣớc đây tƣơng ứng là 63 và 116).
Hiện nay, do ảnh hƣởng bởi suy thoái kinh tế nên số lƣợng lao động
tiếp nhận vào Nhật Bản giảm đi khoảng 15-20%, hơn 40% phải chuyển đổi
địa điểm làm việc và 20% phải về nƣớc... Song, với Luật sửa đổi bổ sung mới
sẽ là cơ hội mở rộng cánh cửa vào Nhật cho lao động nƣớc ngoài nói chung,
Việt Nam nói riêng. Vì vậy, chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lƣợng để mở
rộng thị trƣờng quan trọng này là công việc hết sức cấp thiết hiện nay và trong
thời gian tới đối với chúng ta.
b) Các chƣơng trình hợp tác đƣa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản
* Chương trình hợp tác với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật
Bản (JITCO)
Việt Nam chính thức đƣa thực tập sinh sang tu nghiệp tại Nhật Bản từ
năm 1992 trong khuôn khổ bản ghi nhớ về “Chƣơng trình phái cử và tiếp
nhận thực tập sinh nƣớc ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản” đã đƣợc Bộ Lao
động – Thƣơng binh và Xã hội ký với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế
Nhật Bản (JITCO). Thông qua Chƣơng trình này, Nhật Bản hỗ trợ đào tạo

48
nghề nhằm giúp thanh niên Việt Nam nâng cao tay nghề, tiếp cận với các kỹ
thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại để khi trở về nƣớc góp phần tích cực vào
công cuộc phát triển đất nƣớc.
Cho đến nay, có hơn 120 doanh nghiệp phái cử Việt Nam uy tín, đủ
điều kiện đƣợc JITCO chấp thuận đƣa thực tập sinh sang tu nghiệp tại Nhật
Bản. Hiện, thực tập sinh Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản trong các lĩnh
vực nhƣ điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy sản, xây
dựng, nông nghiệp, đóng tàu biển… tại hầu khắp các tỉnh của Nhật Bản
nhƣng tập trung chủ yếu ở các vùng Gifu, Konto, Kansai, Aichi, Hiroshima…
Theo số liệu thống kê của Tổ chức JITCO, số lƣợng thực tập sinh Việt
Nam sang thực tập tại Nhật Bản ngày càng tăng.
* Chương trình hợp tác với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Nhật
Bản (IM JAPAN)
Trong lĩnh vực phái cử thực tập sinh, bên cạnh quan hệ hợp tác với
JITCO, từ cuối năm 2005, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội đã ký Bản
Thỏa thuận với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM
JAPAN). Thực tập sinh đi tu nghiệp tại Nhật Bản theo chƣơng trình này hầu nhƣ
không phải đóng các chi phí trƣớc khi xuất cảnh, ngoại trừ các khoản chi phí
khám sức khoẻ, lệ phí làm hộ chiếu và visa, chi phí ăn, ở trong thời gian đào tạo
trƣớc phái cử. Sau khi hoàn thành thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ thuật về
nƣớc, tổ chức IM JAPAN sẽ hỗ trợ mỗi thực tập sinh khoản tiền 600.000 Yên
(khoảng trên 7.500 USD) để hỗ trợ việc hoà nhập, tìm việc làm mới hoặc tự tạo
việc làm cho bản thân. Đối với những thực tập sinh có nguyện vọng làm việc
trong các công ty Nhật Bản tại Việt Nam, tổ chức IM Japan sẽ phối hợp cùng Bộ
Lao động – Thƣơng binh và Xã hội liên hệ với các công ty để hỗ trợ việc làm.
Đây là chƣơng trình phù hợp với tinh thần Quyết định số 71/2009/QĐ-
TTg của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm hỗ trợ ngƣời lao động ở các huyện

49
nghèo, vùng sâu vùng xa đi làm việc ở nƣớc ngoài. Cơ quan trực tiếp thực
hiện chƣơng trình này tại Việt Nam là Trung tâm lao động ngoài nƣớc (Bộ
Lao động – Thƣơng binh và Xã hội).
c) Một số chƣơng trình khác:
Bên cạnh việc hợp tác đƣa thực tập sinh và thực tập kỹ năng sang tu
nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, Việt Nam cũng đã cung cấp lao động
kỹ thuật có tay nghề cao, kỹ sƣ công nghệ thông tin, những ngƣời có trình độ đại
học và trên đại học trong các lĩnh vực cho Nhật Bản. Hiện nay, thời gian làm
việc của kỹ sƣ, chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản là ba năm và có thể gia
hạn thêm hai năm, mức lƣơng bình quân khoảng 250.000 yên/tháng (khoảng
3.000 USD), đƣợc cung cấ p nhà ở, điện nƣớc và các tiện nghi sinh hoạt nhƣ bế p
gas, tủ lạnh, lò sƣởi… Mức thu nhập cao cùng môi trƣờng, điều kiện làm việc
tiên tiến tại Nhật Bản là yếu tố hấp dẫn đối với các tân kỹ sƣ. Tuy nhiên, so với
chƣơng trình thực tập sinh, việc tuyển kỹ sƣ và chuyên gia cũng khó khăn hơn,
yêu cầu đào tạo tiếng Nhật dài hơn nhƣng hiệu quả cao gấp nhiều lần, chất lƣợng
lao động đƣợc đảm bảo và ít phát sinh trong quá trình làm việc.
Ngoài ra, từ năm 2012, trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam – Nhật Bản (VJEPA), hai Bên đã thống nhất triển khai Chƣơng trình đƣa
ứng viên điều dƣỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Bộ Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ giao là đơn vị đầu mối
thực hiện Chƣơng trình này. Việt Nam là nƣớc thứ ba, sau Phillipines và
Indonesia, chính thức có thỏa thuận hợp tác đƣa ứng viên điều dƣỡng và hộ lý
sang làm việc và học tập tại Nhật Bản – quốc gia phát triển hàng đầu thế giới
về dịch vụ y tế. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các điều dƣỡng viên, hộ lý Việt
Nam sẽ đƣợc huấn luyện trong môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, nâng cao
trình độ của bản thân trong thời gian làm việc tại Nhật Bản cũng nhƣ có thể
sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích học tập đƣợc khi trở về làm
việc trong nƣớc.

50
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn về xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
Nhật Bản trong bối cảnh mới
3.1.3.1. Về quy mô lao động xuất khẩu
Mặc dù sau năm 1991, số lao động xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc
Đông Âu giảm sút đáng kể, hoạt động XKLĐ của nƣớc ta cũng vẫn đang
ngày một gia tăng với số lƣợng lao động đi sang nƣớc ngoài cao, tốc độ tăng
trƣởng tƣơng đối vững chắc năm sau cao hơn năm trƣớc.
Bảng 3.1. Lƣợng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 1992 - 2014
Đơn vị: người
Năm Nhật Bản Tổng Tỷ lệ
1992 - 810 0,0%
1993 164 396 41,4%
1994 382 1.015 37,6%
1995 286 7.187 4,0%
1996 1.046 12.959 8,1%
1997 2.227 1.847 120,6%
1998 1.896 1.074 176,5%
1999 1.856 2.181 85,1%
2000 1.497 315 475,2%
2001 3.249 36.168 9,0%
2002 2.202 46.122 4,8%
2003 2.256 75.000 3,0%
2004 2.752 67.447 4,1%
2005 2.955 70.594 4,2%
2006 5.360 80.140 6,7%
2007 5.517 84.625 6,5%
2008 5.800 94.988 6,1%
2009 5.300 75.000 7,1%
2010 4.913 85.546 5,7%
2011 5.012 84.567 5,9%
2012 5.321 80.320 6,6%
2013 9.600 88.000 10,9%
2014 20.000 105.000 19,0%
Tổng cộng 89.591 1.101.301 8,1%
(Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước)

51
Nhìn chung số lao động Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản thay đổi rõ
rệt theo từng năm. Số lƣợng lao động xuất khẩu những năm qua tăng rõ rệt,
nhất là vào những năm gần đây. Giai đoạn đầu do còn có nhiều khó khăn về
cơ chế quản lý và kinh nghiêm cùng với việc thị trƣờng bị thu hẹp, số lao
động đƣợc xuất khẩu đi có giảm sút từ năm 1992 đến 1995. Tuy nhiên cho tới
năm 1996 tình hình này đã đƣợc cải thiện, số lƣợng lao động xuất khẩu đi các
nƣớc tăng nhanh trong những năm liên tiếp. Năm 1996 số lƣợng XKLĐ sang
Nhật Bản là 1.046 ngƣời.
Cùng với sự suy giảm kinh tế thế giới, số lƣợng lao động xuất khẩu của
ta lại một lần nữa giảm sút xuống còn 10.740 ngƣời thấp hơn cả giai đoạn
năm 1997 (18.470 ngƣời). Đứng trƣớc tình hình đó, Đảng và Nhà nƣớc đã kịp
thời chấn chỉnh và ban hành những nghị định mới nhằm hỗ trợ việc XKLĐ
điển hình là việc đƣa ra nghị định 152/2000/NĐ-CP, đồng thời mở rộng quan
hệ với các quốc gia khác có nhu cầu sử dụng lao động tạo ra thị trƣờng mới
cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Chính vì vậy mà từ năm 2001, số lao động
xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng một cách rõ rệt, đạt 3,249
ngƣời. Đây cũng là năm thị trƣờng tiếp nhận lao động nƣớc ngoài có những
thay đổi cơ bản về nhu cầu, chất lƣợng và cơ cấu. Đó là sự đòi hỏi ngày càng
cao về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức kỉ luật, sự hiểu biết và tôn trọng
pháp luật, phong tục tập quán cũng nhƣƣ các quy định quốc tế. Điều này trở
thành các tác động tích cực đối với nƣớc ta trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ XKLĐ. Không bỏ lỡ thời cơ, Đảng và nhà nƣớc trong năm qua đã chỉ đạo
sâu sát cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phƣơng và doanh
nghiệp xuất khẩu.

52
Biểu đồ 3.2. Tốc độ tăng trƣởng quy mô lao động xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài
Mặc dù năm 2014 còn nhiều khó khăn nhƣ nhu cầu tiếp nhận lao động của
nhiều thị trƣờng chƣa thực sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới và có
sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia cung ứng lao động. Tuy vậy, số
lƣợng lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài trong năm qua vẫn vƣơ ̣t
kế hoa ̣ch đề ra, ƣớc tính cả nƣớc đƣa đi đƣợc 105.000 lao động, đạt 110 % so
với kế hoạch đề ra trong năm nay là 90.000 lao động.
Trƣớc đây, thực tập sinh Việt Nam đƣợc Nhật Bản tiếp nhận chủ yếu trong
các ngành cơ khí, điện tử, dệt may. Còn hiện nay, Nhật Bản tiếp nhận thực tập
sinh Việt Nam trong hầu hết các ngành nghề từ xây dựng, cơ khí, nông
nghiệp, chế biến thực phẩm, dệt may, trong đó, nhu cầu với các ngành xây
dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm tăng mạnh.
Ngoài ra, để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo 2020, trong 5 năm (từ năm
2015 đến 2020), Nhật Bản dự kiến tiếp nhận số lƣợng lớn thực tập sinh nghề
xây dựng và xem xét việc tiếp nhận lại các thực tập sinh xây dựng đã hoàn

53
thành hợp đồng về nƣớc trƣớc đây. Do đó, trong thời gian tới, các ngành nghề
có nhu cầu tuyển dụng cao của thị trƣờng Nhật Bản dự kiến là xây dựng, cơ
khí chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm.
3.1.3.2. Về cơ cấu xuất khẩu lao động theo ngành nghề.
Để phù hợp với yêu cầu của các quốc gia sử dụng lao động, thập kỷ qua
cơ cấu ngành nghề cũng đã có những sự chuyển đổi phù hợp
Nếu nhƣ trƣớc đây, số lao động Việt Nam đi làm việc tại các nƣớc Đông
Âu và Liên Xô cũ chủ yếu là lao động phổ thông, lao động Việt Nam đều đƣợc
đi theo diện “tình anh em”, “vừa lao động, vừa đào tạo” chính vì vậy nên chất
lƣợng lao động đƣa đi thƣờng là thấp, nhất là trình độ tay nghề và ngoại ngữ.
Bảng 3.2. Tổng hợp số lao động theo ngành nghề của lao động xuất khẩu
Việt Nam sang Nhật Bản
ĐVT: Ngƣời
Năm
Ngành nghề
2010 2011 2012 2013 2014

Công nghiệp
2.038 3.012 3.329 4.032 10.340

Vận tải biển


574 416 743 623 1.211

Xây dựng
345 689 908 900 1.300

Ngành nghề khác


230 250 301 340 420
LĐ Lành nghề, TĐC 1.726 645 40 3.705 6.729

Tổng cộng
4.913 5.012 5.321 9.600 20.000
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài

54
Trong những năm gần đây lao động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật
Bản chủ yếu là ngành nghề Công nghiệp và số lƣợng ngày càng tăng lên, có
thể thấy ở bảng dƣới đây. Năm 2010 số lƣợng ngƣời lao động xuất khẩu
ngành công nghiệp là 2.038 ngƣời, nhƣng sang đến 2014 ngƣời là 10.340 tăng
gần 8000 ngƣời.
Bảng 3.3. Cơ cấu ngành nghề lao động xuất khẩu của Việt Nam sang
Nhật Bản
ĐVT: %
Năm
Ngành nghề
2010 2011 2012 2013 2014
Công nghiệp 41,5% 60,1% 62,6% 42,0% 51,7%
Vận tải biển 11,7% 8,3% 14,0% 6,5% 6,1%
Xây dựng 7,0% 13,7% 17,1% 9,4% 6,5%
Ngành nghề khác 4,7% 5,0% 5,7% 3,5% 2,1%
LĐ Lành nghề,
TĐC 35,1% 12,9% 0,8% 38,6% 33,6%
Tổng cộng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài
Sang tới giai đoạn thực hiện đổi mới cơ chế, do yêu cầu của các nƣớc
tiếp nhận lao động đòi hỏi trong việc tuyển chọn lao động đƣa đi xuất khẩu,
trình độ tay nghề chuyên môn cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ của ngƣời lao
động nƣớc ta đã có những chuyển biến rõ rệt, các ngành nghề đƣợc đào tạo
cũng đa dạng hơn rất nhiều so với thời kỳ trƣớc đây.

55
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu ngành nghề lao động xuất khẩu sang Nhật Bản năm
2014
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài

Biều đồ 3.4. Cơ cấu ngành nghề lao động xuất khẩu Việt Nam sang Nhật
Bản năm 2010
Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài
3.1.3.3. Về thu nhập của người lao động
Hiện tại, mức lƣơng cơ bản mà ngƣời lao động đƣợc ký với xí nghiệp
Nhật dao động trong khoảng 120.000 đến 150.000 Yên/tháng. Mức lƣơng này

56
gần nhƣ không thay đổi tại Nhật trong vài năm nay, mỗi năm vẫn tăng lên
theo tỷ lệ nhất định tại từng vùng, tuy nhiên tỷ lệ thay đổi không cao.
Tính theo tỷ giá cuối năm 2014 - đầu năm 2015, 1 Yên = 180 đồng
(thấp hơn rất nhiều so với thời gian đỉnh điểm năm 2012 là 270 đồng/Yên).
Theo tỷ giá này thì với mức lƣơng nhƣ trên ngƣời lao động nhận đƣợc hàng
tháng từ 21.000.000 – 27.000.000 đ (tƣơng đƣơng 1.000 - 1.270 USD/tháng).
Lƣơng của ngƣời lao động áp theo luật lao động Nhật Bản, mức lƣơng
này tính theo giờ làm việc, mỗi giờ nhận đƣợc từ 650 – 850 Yên/giờ. Yêu cầu
8 tiếng/ngày, mỗi tuần từ 40-44 tiếng.
Thông thƣờng khoản lƣơng thực lĩnh của ngƣời lao động là lƣơng cơ
bản trừ đi 3 mục đầu tiên là: thuế, bảo hiểm, phí nội trú. Tiền ăn thì ngƣời lao
động phải tự túc và làm thế nào để tiết kiệm nhất. Lƣơng thực lĩnh ngƣời lao
động nhận đƣợc từ 80.000 đến 110.000 Yên/tháng.
Mỗi tháng, trung bình làm việc ở Nhật để ra đƣợc 15.000.000 đến
20.000.000 đồng. Đây là khoản thu nhập cao đối với lao động Việt Nam, tuy
nhiên đây là thu nhập không tính làm thêm. Nếu có giờ làm thêm, thu nhập
của ngƣời lao động sẽ rất tốt. Lƣơng làm thêm tôi sẽ nói rõ hơn ở các bài
khác. Do công nhân ngƣời Nhật đƣợc trả lƣơng rất cao, cao hơn nhiều so với
mức lƣơng họ tiếp nhận lao động Việt Nam, vì vậy mức thu nhập thực nhận
của ngƣời lao động cũng khác và có thể đạt mức rất tốt.
Mức thu nhập phổ biến mà ngƣời lao động nhận đƣợc khi đi xuất khẩu
lao động Nhật Bản thông thƣờng khoảng 25-35 triệu đồng/tháng. Thực chất
lƣơng dự tính do công ty môi giới thông báo trƣớc khi ngƣời lao động phỏng
vấn thƣờng thấp hơn mức lƣơng sau khi xí nghiệp tiếp nhận và ký kết. Tâm lý
tuyển chọn của hầu hết các ông chủ xí nghiệp đều là “nếu anh có thể chấp
nhận đƣợc mức lƣơng dự kiến thấp thì các anh sẽ hài lòng và làm tốt hơn nếu
đƣợc trả lƣơng cao hơn, thay vì nói thẳng mức lƣơng sẽ trả họ thƣờng nói

57
mức lƣơng thấp hơn một chút”. Việc tăng lƣơng không có lộ trình cố định,
cũng không có quy định nào về việc tăng lƣơng, tùy thuộc vào chế độ từng
công ty, tùy thuộc vào chất lƣợng ngƣời lao động mà xí nghiệp có xem xét
tăng lƣơng hay không. Có trƣờng hợp ngƣời lao động đƣợc xí nghiệp Nhật
tăng lƣơng trong tháng làm việc thứ 3, nhiều xí nghiệp tăng liên tục theo quý,
theo chất lƣợng công việc hoàn thành, thái độ và tính cảm ngƣời lao động.
Lƣơng cơ bản của ngƣời lao động phụ thuộc vào: Thay đổi theo khu
vực: Các tỉnh khác nhau có mức lƣơng cơ bản thƣờng khác nhau, lƣơng ở
ngoại ô cũng thấp hơn trung tâm thành phố (thƣờng thì lƣơng cao đi kèm với
chi phí ăn ở sinh hoạt lớn); Thay đổi theo đặc thù ngành nghề: Công việc có
mức độ độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc lƣơng sẽ cao hơn. VD: sơn cơ khí,
đúc, hàn, dàn giáo, ... thu nhập thƣờng cao hơn mặt bằng chung; Thay đổi
theo tính chất công việc. Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao
hơn. VD: tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc, ... là những ngành có thu nhập
tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời
trang cũng có thu nhập khác nhau; Thay đổi theo khung lƣơng xí nghiệp:
Nhiều xí nghiệp bảo vệ lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của công
nhân trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa ngƣời Nhật và ngƣời
Việt, gây bất hòa hoặc tâm lý không tốt cho ngƣời lao động. Khi xí nghiệp trả
lƣơng sát với lƣơng công nhân ngƣời Nhật, thu nhập sẽ rất cao.
3.1.4. Đánh giá, phân tích kết quả điều tra khảo sát về xuất khẩu lao động
của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới
Để có đánh giá sâu, một cách nhìn khái quát về thực trạng xuất khẩu
lao động của Việt Nam sang Nhật Bản tác giả đã phỏng vấn sâu các lãnh đạo
của các doanh nghiệp , kết quả nhƣ sau:
Hầu hết các công ty đều có thị trƣờng xuất khẩu lao động là Nhật Bản,
chiếm 100%. Công ty chủ yếu đàm phán bằng cách kết hợp tất cả các hình

58
thức đàm phán trực tiếp, đàm phán qua thƣ và đàm phán qua điện thoại.
Nhƣng trong đó thì hình thức đàm phán trực tiếp đƣợc sử dụng nhiều nhất:
Nhận xét trên xuất phát từ kết quả: 20/25 phiếu chọn đáp án kết hợp tất cả các
hình thức đàm phán, chiếm tỷ lệ 80%. Tuy nhiên trong tổng số phiếu điều tra
thì 25/25 phiếu chiếm tỷ lệ 100% lựa chọn hình thức đàm phán trực tiếp. Điều
này phản ánh khá rõ cách thức đàm phán mà các công ty sử dụng.
Bảng 3.4: Đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
Nhật Bản
Điểm TB, Thứ tự
TT Tìm hiểu thông tin về quy trình XK LĐ
Tỷ lệ theo điểm
Thị trƣờng XKLĐ chính của công ty
Nhật Bản 5.00 1
1 Hàn Quốc 3.20 3
Đài Loan 3.40 2
Malasya 1.80 4
Hình thức đàm phán chủ yếu
Qua thƣ 2.60 3
2 Điện thoại 1.60 4
Trực tiếp 5.00 1
Kết hợp 4.80 2
Điều khoản quan trọng nhất khi đàm phán
Số lƣợng LĐ XK 2.4 4
3 Chất lƣợng LĐ 4.8 1
Thời hạn làm việc 3 3
Mức lƣơng, ĐK làm việc, sinh hoạt của NLĐ 4 2
Nguồn lao động tham gia tuyển dụng đi XKLĐ
4 Qua các công ty cung ứng lao động 0/25
Tuyển dụng trực tiếp 25/25

59
LĐ có sẵn tay nghề 10/25
Công ty tự đào tạo 15/25
Thông báo tuyển dụng qua
Bộ LĐ- TB& XH 25/25
5
Phƣơng tiện truyền thông 25/25
Môi Giới 0/15
6. Đào tạo cho ngƣời lao động
Điểm yếu của NLĐ
ngoại ngữ 5 1
giao tiếp 2.8 2
tay nghề 0.6 3
Trƣờng đào tạo nghề và ngoại ngữ
Có 0/25
Chƣa có 25/25
Liên kết với trung tâm 25/25
Dạy văn hóa Nhật và kỹ năng giao tiếp cho NLĐ
Công ty làm tốt 10/25
Công ty làm chƣa tốt 15/25
7. Quản lý lao động ở Nhật Bản
Công ty có văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài
Có 0/25
Chƣa có 25/25
Số cán bộ quản lý NLĐ ở Nhật
1 Cán bộ 0/25
2 Cán bộ 10/25
Nhiều cán bộ 0/25
Nguồn: Tổng hợp kết quả từ điều tra, khảo sat

60
Các điều khoản mà khi tham gia đàm phán đƣợc công ty quan tâm nhất
là chất lƣợng ngƣời lao động Nhật Bản sau đó mới là các điều khoản về điều
kiện công việc, thời gian làm việc điều kiện sinh hoạt, số lƣợng lao động.
- 20/25 phiếu điều tra tƣơng ứng 80% chọn đáp án điều khoản chất lƣợng
lao động. Khi trực tiếp phỏng vấn tổng giám đốc công ty và trƣởng phòng xuất
khâủ lao động thì cũng nhận đƣợc kết quả tƣơng tự nhƣ vây. Các công ty ở Nhật
đòi hỏi rất cao về chất lƣợng lao động, là yếu tố mấu chốt cho việc hợp tác lâu
dài giữa bên xuất khẩu lao động và bên đối tác. Bất kỳ sai sót nào về chất lƣợng
lao động không đáp ứng đƣợc yêu cầu đối tác thì đối tác có thể hủy bỏ hợp đồng
hoặc bồi thƣờng thiệt hại. Chính vì thế khi đàm phán, ký kết hợp đồng với các
đối tác, công ty ICP không thể không đặc biệt quan tâm đến điều khoản chất
lƣợng lao động để đáp ứng nhu cầu của đối tác, nâng cao uy tín và sức mạnh của
công ty, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho ngƣời đi XKLĐ
Mặc dù khi đàm phán ký kết hợp đồng, hai bên đã rất cẩn trọng trong
từng điều khoản trong hợp đồng XKLĐ nhƣng vẫn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, sơ xuất: 10/25 phiếu điều tra chiếm tỷ lệ 40% đánh giá còn
thiếu sót, 15/25 phiếu đánh giá đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 60% và 20/25 phiếu
đánh giá là rất tốt.
Các hợp đồng nhìn chung có các điều khoản về chất lƣợng lao động,
mức lƣơng, điều kiện sinh hoạt của ngƣời lao động, thời hạn lao động tƣơng
đối tốt. Nhiều hợp đồng rất chặt chẽ nhƣng khi đi vào thực tế lại nảy sinh một
số vấn đề bất cập mà công ty không lƣờng trƣớc đƣợc. Nguyên nhân chủ yếu
do thị trƣờng XKLĐ thƣờng xuyên biến động, các công ty ở Nhật tiếp nhận lao
động cũng rất đa dạng về hình thức: lắp ráp ôtô, điện tử, sản xuất lƣơng thực
thực phẩm, dệt may, dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe ngƣời già…, bên cạnh đó
cùng một thời điểm công ty ký kết hợp đồng với nhiều nƣớc nên sai sót khó
tránh khỏi. Có một số trƣờng hợp, ngƣời lao động sau khi đã kiểm tra về sức

61
khỏe, học ngoại ngữ, đủ điều kiện theo nhƣ trong hợp đồng và đã đặt tiền cọc
chuẩn bị đi nhƣng lại không đạt yêu cầu do đối tác đã thay đổi tiêu chí lựa chọn
hay một số đối tác cắt giảm lao động do khủng hoảng kinh tế hay kinh doanh
không mang lợi nhuận cao. Điều này gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho
ngƣời đi XKLĐ, ảnh hƣởng đến uy tín công ty cũng nhƣ doanh thu.
Theo phiếu điều tra thì sau khi có đơn đơn hàng tuyển dụng lao động,
công ty tiến hành gửi thông báo tuyển quảng cáo trên phƣơng tiện truyền
thông báo trí toàn quốc và các địa phƣơng nhằm lựa chọn ra những ứng viên
phù hợp và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hoặc công ty thƣờng liên hệ
với Bộ lao động và thƣơng binh xã hội nhờ thông báo tuyển dụng tại các địa
phƣơng trong cả nƣớc chứ không qua môi giới vì hầu hết lao động đi xuất
khẩu là những lao động phổ thông, không có điều kiệnvề tài chính.
Các ứng viên khi tham gia dự tuyển lao động sang Nhật Bản cần có
kiến thức cơ bản về toán học thuộc chƣơng trình phổ thông trung học, viết
đƣợc bảng chữ cái tiếng Nhật và một số câu giao tiếp thông thƣờng. Để đáp
ứng các điều kiện trên, công ty đã tổ chức cho các ứng viên học tiếng Nhật,
ôn tập kiến thức về toán học, rèn luyện thể lực trong thời gian 20 ngày trƣớc
khi dự tuyển. Sau khi trúng tuyển ngƣời lao động đƣợc tham gia chƣơng trình
đào tạo trƣớc phái cử (học tiếng Nhật, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết và rèn
luyện thể lực) trong thời gian 4 tháng tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm trƣớc
khi sang tu nghiệp tại Nhật Bản.
Theo phiếu điều tra, 25/25 phiếu cho rằng hiện tại các công ty chƣa có
hệ thống trƣờng đào tạo cho ngƣời lao động mà công ty vẫn phải liên hệ với
các trung tâm ngoại ngữ lớn ở Hà Nội nhƣ trung tâm Núi Trúc, Việt-
SSE…công ty cổ phần đầu tƣ và đào tạo dạy nghề Hanel, các trung tâm đào
tạo y tá, điều dƣỡng viên ở Hà nội để đào tạo ngoại ngữ và nghề cho ngƣời
lao động. Chính vì vậy mà chi phí đào tạo công ty bỏ ra là tƣơng đối lớn.

62
25/25 chiếm tỷ lệ 100% phiếu điều điều tra cho rằng công ty hiện chƣa
có trung tâm đào tạo lao động riêng, phải liên kết với các trung tâm ngoại ngữ
và trung tâm dạy nghề khác, điều này chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của
ngƣời lao động cũng nhƣ chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của công ty, vì vậy
mà chi phí bỏ ra cho việc đào tạo là tƣơng đối lớn. Việc xây dựng một trƣờng
đào tạo lao động xuất khẩu là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.
Đào tạo cho ngƣời lao động hiểu về văn hóa, luật pháp Nhật Bản
Vấn đề quản lý lao động ở thị trƣờng Nhật là một vấn đề rất nan giải
với các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam vì hiện nay vẫn còn hiện
tƣợng ngƣời lao động bỏ trốn ra ngòai làm việc, tự ý hủy hợp đồng. Theo điều
tra thì 15/25 phiếu cho rằng số lao động Việt Nam sang Nhật Bản đi xuất
khẩu lao động tại Nhật Bản bỏ ra ngoài làm đã giảm nhƣng vẫn còn khoảng
3%. Nguyên nhân do các công ty khác có điều kiện về tiền lƣơng cao hơn
hoặc do điều kiện làm việc tại công ty hiện tại không tốt bằng. Điều này gây
ảnh hƣởng tới uy tín của công ty cũng nhƣ đối với đối tác nƣớc ngoài cũng
nhƣ đến doanh thu, lợi nhuận hay chi phí. Tại Nhật Bản mới chỉ có hai cán bộ
đƣợc cử sang quản lý và phụ trách về tình hình lao động ở bên Nhật. Con số
này quá ít so với lƣợng lao động mà công ty đƣa sang, một phần là do nguồn
lực của công ty còn hạn chế, chi phí đi lại rất tốn kém, chi phí ăn ở công tác
của cán bộ công nhân viên tại Nhật Bản cũng khá cao bởi Nhật Bản là một
nƣớc có đời sống kinh tế cao và chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ. Ngoài ra hiện tại
công ty vẫn chƣa có chi nhánh trực tiếp tại Nhật Bản. Điều này khiến cho công
ty khó kiểm soát hết đƣợc ngƣời lao động cũng nhƣ các hoạt động của họ.
Việc tổ chức các hoạt động về công tác tƣ tƣởng cho ngƣời lao động
khi xa quê hƣơng là rất quan trọng. Công ty đã thƣờng xuyên động viên về
mặt tinh thần, thăm hỏi, quan tâm tới họ để giúp họ làm tốt công việc tránh tƣ
tƣởng bỏ trốn ra ngoài hoặc vi phạm luật lao động. Qua kết quả điều tra thấy

63
rằng 25/25 phiếu chiếm tỷ lệ 100% cho rằng việc tổ chức động viên về mặt tƣ
tƣởng cho ngƣời lao động khi họ ở Nhật Bản là rất quan trọng và công ty cần
làm tốt công tác này hơn nữa.
3.2. Một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế thách thức về
xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới
3.2.1. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu lao động
Do hoạt động XKLĐ ở các nƣớc đang phát triển có vai trò quan trọng,
thậm chí một số nƣớc đã voi việc phát triển lĩnh vực này nhƣ là một thế mạnh
kinh tế quốc gia. Vì vậy việc đề ra những định hƣớng và chủ trƣơng cho hoạt
động này là rất cần thiết.
Ở nƣớc ta, chiến lƣợc phát triển KT- XH của Nhà nƣớc đang thu đƣợc
những kết quả khả quan. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần
thứ VIII đã nhấn mạnh chủ trƣơng: “Trong những năm trƣớc mắt, phải giải
quyết tốt một số vấn đề xã hội, tập trung sức tạo việc làm ... Mở rộng kinh tế
đối ngoại, đẩy mạnh XKLĐ, giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và
thiếu việc làm ở nông thôn”. Chủ trƣơng này đã đƣợc Hội nghị Ban chấp
hành Trung ƣơng lần thứ 4 khoá VIII cụ thể hoá nhƣ sau: „Mở rộng XKLĐ
trên thị trƣờng đã có và thị trƣờng mới. Cho phép các thành phần kinh tế tham
gia xuất khẩu và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dƣới sự quản
lý chặt chẽ của nhà nƣớc. Kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ
XKLĐ trái quy định của Nhà nƣớc.
Nhằm cụ thể hoá thêm một bƣớc và đánh giá vai trò của XKLĐ trong
điều kiện hiện nay, ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ chính trị đã ban hành Chỉ
thị số 41- CT/TW khẳng định : “ XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động KT-
XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập và
nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho
đất nƣớc và tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế giữa nƣớc ta với các nƣớc.

64
Sự nỗ lực tạo thêm việc làm trong nƣớc và ngoài nƣớc chỉ mới giải quyết
đƣợc một phần trong khi số lao động không có việc làm ở đô thị còn khá cao.
Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn rất thấp. Hàng năm lại có
hơn một triệu ngƣời đến tuổi lao động. Trƣớc tình hình đó, cùng với giải pháp
giải quyết việc làm trong nƣớc là chính, XKLĐ và chuyên gia còn có vai trò
quan trọng trƣớc mắt và lâu dài.
Từ quan điểm và chủ trƣơng tổng quát mà Đảng đã đề ra, định hƣớng
phát triển của XKLĐ trong thời gian tới sẽ bao gồm:
- XKLĐ là một chiến lƣợc quan trọng, lâu dài, là một nội dung của
Chƣơng trình quốc gia về việc làm, một hoạt động KT- XH góp phần phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, là
một bộ phận của hợp tác quốc tế góp phần tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác lâu
dài giữa Việt Nam với các nƣớc và củng cố cộng đồng ngƣời Việt ở nƣớc ngoài.
- Đẩy mạnh XKLĐ trƣớc hết là trách nhiệm của Nhà nƣớc. Các cơ
quan quản lý Nhà nƣớc từ Trung ƣơng tới địa phƣơng phải có sự phối hợp
đồng bộ trong việc đầu tƣƣ mở rộng thị trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực xuất
khẩu, cụ thể hoá chủ trƣơng, chính sách và chỉ đạo đẩy mạnh XKLĐ.
- Phải có chiến lƣợc về mở rộng thị trƣờng XKLĐ, củng cố thị trƣờng
truyền thống, giữ và phát triển thị trƣờng hiện có, khai thông các thị trƣờng
mới. Mỗi khu vực cần xây dựng đề án riêng cho phù hợp với đặc điểm tình
hình và tình hình của khu vực đó.
- Thực hiện việc XKLĐ theo quan hệ cung - cầu của thị trƣờng lao
động. Đa dạng hoá thị trƣờng XKLĐ, cung cấp lao động cho mọi thị trƣờng
cần lao động Việt Nam nếu ở đó phù hợp với đƣờng lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nƣớc ta, đảm bảo an ninh và quyền lợi kinh tế cho ngƣời lao động.
- Thực hiện việc XKLĐ theo quan hệ cung - cầu của thị trƣờng lao
động. Đa dạng hoá thị trƣờng XKLĐ, cung cấp lao động cho mọi thị trƣờng

65
cần lao động Việt Nam nếu ở đó phù hợp với đƣờng lối đối ngoại của Đảng
và Nhà nƣớc ta, đảm bảo an ninh và quyền lợi kinh tế cho ngƣời lao động.
- Đa dạng hoá ngành nghề, trình độ lao động, cung cấp lao động với
mọi ngành nghề và trình độ tay nghề khác nhau. XKLĐ phải đảm bảo tính
cạnh tranh trên cơ sở tăng cƣờng đào tạo lực lƣợng lao động kỹ thuật và
chuyên gia, nâng dần tỷ trọng lao động xuất khẩu... Mặt khác phải đa dạng
hoá thành phần tham gia XKLĐ, củng cố các doanh nghiệp chuyên XKLĐ,
mở rộng diện các doanh nghiệp Nhà nƣớc có đủ điều kiện trực tiếp để nhận
thầu công trình, đƣa lao động đi làm việc tại các thị trƣờng nƣớc ngoài...
Bên cạnh đó phải đa dạng hoá hình thức đƣa lao động đi nƣớc ngoài
theo các hƣớng ƣu tiên sau:
Đi tập thể, do các doanh nghiệp tổ chức dƣới các hình thức nhận thầu công
trình công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông dân dụng... ở nƣớc ngoài.
Chuyên gia trên một số lĩnh vực mà ta có điều kiện.
Công nhân có tay nghề làm việc theo hợp đồng ký giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nƣớc.
Lao động phổ thông trong một số lĩnh vực theo yêu cầu của phía nƣớc
ngoài và theo quy định của Chính phủ.
- Đầu tƣ để phát triển sự nghiệp XKLĐ, nâng cao năng lực của cơ quan
quản lý Nhà nƣớc, đầu tƣƣ cho các tổ chức XKLĐ và ngƣời lao động. Đầu tƣ
đào tạo về ngoại ngữ, tay nghề và chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng,
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng lao động quốc tế.
Trên thế giới hiện nay, nhìn chung nhu cầu sử dụng lao động không
còn cao nhƣ thời kỳ trƣớc do nhiều nƣớc đang cải cách kinh tế, các tập đoàn
đổi mới sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào
sản xuất để tiết kiệm lao động. Muồn hình thành đƣợc một hệ thống thị
trƣờng lao động quốc tế tiếp nhận và sử dụng lao động Việt Nam đòi hỏi

66
chúng ta phải có những định hƣớng cụ thể cho các năm trƣớc mắt và nỗ lực
thực hiện những chủ trƣơng, định hƣớng đó.
Định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc ta từ nay đến năm 2020 về lĩnh vực
XKLĐ là:
Với chủ trƣơng mở rộng, đa dạng hoá trong XKLĐ, những chính sách
cởi mở tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cho ngƣời lao động nhƣ đã
trình bày ở phần trên, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao và quan hệ hợp tác
giữa kinh tế giữa nƣớc ta với nƣớc ngoài đã có nhiều thuận lợi thì khả năng
đƣa đƣợc một số lƣợng lớn lao động ra nƣớc ngoài làm việc là một hiện thực
trong những năm tới.
Trong thời gian tới nƣớc ta phấn đấu đạt quy mô đƣa lao động ra nƣớc
ngoài nhƣ sau:
- Từ năm 2015 - 2017: Bình quân hàng năm khoảng 50.000 - 100.000 ngƣời.
- Từ năm 2017 - 2020 : Trung bình hàng năm đƣa đi khoảng 100.000 -
150.000 ngƣời, phấn đấu luôn có khoảng 400.000 đến 500.000 lao động làm
việc thƣờng xuyên ở nƣớc ngoài.
3.2.2. Một số giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội, hạn chế các thách thức
để tăng cường hiệu quả xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản
trong bối cảnh mới
3.2.2.1. Giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước
A. Các cơ chế chính sách:
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ
đào tạo nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho ngƣời lao động, tham giao cung
ứng lao động kĩ thuật cho xuất khẩu lao động và có cơ chế nhận lại họ vào
làm việc sau khi hoàn thành hợp đồng về nƣớc.
Các cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu đƣợc ƣu đãi về thuế sử
dụng đất, ƣu đãi tín dụng và đƣợc thu phí theo quy định.

67
Doanh nghiệp XKLĐ đƣợc liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề
trong và ngoài nƣớc hoặc tự đào tạo nguồn lao động có nghề đáp ứng yêu cầu
của các hợp đồng ký kết với đối tác.
Theo đề án quy hoạch dạy nghề lao động xuất khẩu đến năm 2010, các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động đƣợc phép đào tạo trƣớc 30% trong tổng số
lao động đi xuất khẩu lao động hàng năm để tạo nguồn lao động dự trữ. Quy
định này tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động liên kết với các trƣờng
dạy nghề đạo tạo tay nghề cho lao động xuất khẩu.
B. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động xuất khẩu:
Khuyến khích các cơ sở dạy nghề trong đó có các cơ sở dạy nghề của
doanh nghiệp xuất khẩu lao động thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ đào tạo
nhân lực kỹ thuật và các ngành nghề thị trƣờng lao động đang có nhu cầu.
Lựa chọn 10 trƣờng dạy nghề trong số các trƣờng trọng điểm làm nòng
cốt trong việc tạo nguồn, đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,
đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hƣớng cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.
C. Nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động xuất khẩu:
Xây dựng, ban hành chƣơng trình, giáo trình dạy nghề theo model linh
hoạt, thích ứng với trƣờng hợp lao động, tăng thời lƣợng dạy ngoại ngữ và rèn
luyện ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp trong giáo
dục định hƣớng.
Đổi mới phƣơng pháp dạy nghề, ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến,
gắn liền đào tạo tại cơ sở dạy nghề với các cơ sở sản xuất có nhu cầu lao động
để tƣơng thích với yêu cầu của thị trƣờng tiếp nhận lao động Việt Nam.
Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề, đào tạo giáo dục
định hƣớng cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc thực tập, khảo sát
thực tiễn ở các nƣớc tiếp nhận lao động.
D. Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động nước ngoài:

68
Xây dựng và mở rộng các đầu mối thông tin chặt chẽ tại Bộ lao động
thƣơng binh xã hội, các cơ sở dạy nghề chính, các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động, các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện quản lý lao động Việt Nam
ở nƣớc ngoài.... để ngƣời lao động xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu lao
động có thể dễ dàng tiếp cận đƣợc các thông tin cần thiết.
Các đầu mối thông tin này phải đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ:
+ Cập nhật và cung cấp thông tin có liên quan đến cầu lao động thị
trƣờng ngoài nƣớc tới các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các cơ sở đào tạo
và ngƣời lao động.
- Cung cấp thông tin về cơ sở dạy nghề, nội dung chƣơng trình dạy
nghề tới ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.
E. Hợp tác quốc tế:
Mở rộng quan hệ quốc tế với nƣớc ngoài, các tổ chức quốc tế trong lĩnh
vực đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên tham gia công tác đào tạo lao động xuất khẩu.
F. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng
dạy nghề cho lao động xuất khẩu.
Dựa trên tiêu chuẩn về chất lƣợng công tác dạy nghề và những quy
định có liên quan, các cơ quan có trách nhiệm phải thƣờng xuyên thanh tra,
kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để đảm bảo các
doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc, đảm bảo chất
lƣợng về công tác đào tạo, giáo dục định hƣớng.
3.2.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp XKLĐ.
Các doanh nghiệp cần công bố thông tin một cách công khai, minh bạch
về các điều kiện, thủ tục, tiêu chuẩn tuyển chọn, mức lƣơng và nhất là chi phí
đƣa ngƣời lao động đi đối với từng thị trƣờng, chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các

69
chi nhánh, trung tâm hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về phía ngƣời
lao động.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển XKLĐ trong những năm tới, các
doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ nhiều giải pháp, trong đó cần
tập trung các nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, tuyển chọn, đào tạo,
giáo dục định hƣớng. Trong khi chƣa thể bỏ qua việc tuyển chọn một bộ phận
lao động chƣa có nghề hoặc trình độ nghề thấp để đáp ứng yêu cầu của thị
trƣờng cấp thấp và nguyện vọng của ngƣời lao động, doanh nghiệp XKLĐ
cần dồn sức đầu tƣ chuẩn bị tốt nguồn lao động có nghề và trình độ nghề cao.
Đây là bƣớc đột phá, là việc cần làm ngay, không những cho năm 2013 mà
cho cả những năm tới. Chỉ có nhƣ vậy mới tạo chủ động tăng lợi thế trong
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp có trƣờng dạy nghề nên tập trung đào tạo một vài
nghề mà mình có thế mạnh, đủ điều kiện mà thị trƣờng cần. Với những nghề
mà doanh nghiệp chƣa đào tạo đƣợc cần hợp tác chặt chẽ với các tổ chức đào
tạo nghề để tuyển sinh, đào tạo thật sát với yêu cầu trình độ mà đối tác nƣớc
ngoài đòi hỏi. Lựa chọn học sinh, sinh viên của các trƣờng có nguyện vọng đi
làm việc ở nƣớc ngoài để bồi dƣỡng thêm cho đạt yêu cầu của các hợp đồng
cung ứng lao động cũng là cách làm có hiệu quả, rút ngắn đƣợc thời gian xuất
cảnh của ngƣời lao động kể t ừ khi có nguyện vọng và đăng kí với doanh
nghiệp. Lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề, cung cấp
vốn từ vựng sát với công việc ngƣời lao động sẽ đảm nhận. Tổ chức tốt việc
giáo dục định hƣớng cho ngƣời lao động trƣớc khi xuất cảnh. Muốn vậy,
trƣớc hết các trung tâm cần đổi mới nội dung chƣơng trình giảng dạy, cần cụ
thể hoá và chuẩn hoá những nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam, luật
pháp, đất nƣớc, con ngƣời, phong tục tập quán của nƣớc sở tại, quyền và

70
nghĩa vụ của ngƣời lao động đi làm việc theo hợp đồng, nội quy nơi làm việc
(nhà máy, công trƣờng...), nội quy kí túc xá, quy định về vệ sinh an toàn lao
động. Bên cạnh đó, cần có một thời lƣợng thoả đáng trang bị cho ngƣời lao
động nhận thức sâu sắc về vị trí vai trò của họ khi làm việc ở nƣớc ngoài: họ
là ai? nhờ đâu mà họ đƣợc đi nƣớc ngoài? họ cần làm gì và không nên, không
đƣợc làm gì để hoàn thành phận sự của mình? Với tƣ cách một công dân Việt
Nam họ, một nhà ngoại giao nhân dân, họ cần làm gì? ứng xử thế nào để giữ
gìn uy tín, truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam trƣớc bạn bè quốc tế.
Đội ngũ giảng viên cũng cần đƣợc lựa chọn, tập huấn nâng cao trình độ
đổi mới phƣơng pháp truyền đạt, nên có giáo dục trình điện tử, đƣa hình ảnh
minh hoạ để phát triển hiệu quả giảng dạy.
Thứ hai, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của doanh
nghiệp. Để nâng cao chất lƣợng hoạt động, các doanh nghiệp nên có kế hoạch
và cách làm thích hợp để bồi dƣỡng th ƣờng xuyên cho đội ngũ cán bộ của
mình theo những chuyên đề khác nhau, đáng quan tâm là:
Luật pháp liên quan đến xuất khẩu lao động, đặc biệt là luật và các
doanh nghiệp mới ban hành hƣớng dẫn ngƣời Việt Nam đi làm việc ở nƣớc
ngoài theo hợp đồng.
Kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán cho những cán bộ làm công tác thị
trƣờng.
Kỹ năng và kinh nghiệm tƣ vấn cho ngƣời lao động trong tuyển chọn
lao động, quản lý lao động ở nƣớc ngoài.
Thứ ba, tiếp tục phát triển thị trƣờng, phƣơng hƣớng tổng tăng hiệu quả
của công tác phát triển thị trƣờng là: củng cố nâng cao chất lƣợng cung ứng
dịch vụ để tăng thị phần ở các thị trƣờng đã có, làm tốt công tác chuẩn bị để
xúc tiến mở thêm các thị trƣờng mới một cách vững chắc. Từng doanh nghiệp
nên căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn và quyết định đầu tƣ

71
vào những thị trƣờng nào cho thích hợp và có hiệu quả, không nên dàn trải,
“chạy theo bằng mọi giá”. Với thị trƣờng mới “khó tính” cần có sự hợp tác
chặt chẽ của một số doanh nghiệp mạnh với hiệp hội XKLĐ Việt Nam và cục
quản lý lao động nƣớc ngoài để sớm làm rõ quy trình và đạt đƣợc những thoả
thuận có lợi nhất. Sau đây là định hƣớng chung cho một số thị trƣờng để các
doanh nghiệp nghiên cứu, vận dụng.
Song song với việc mở rộng thị trƣờng, đã đến lúc lĩnh vực XKLĐ của
Việt Nam phải tính đến chuyện xây dựng thƣơng hiệu, tạo uy tín bằng cách
nâng cao chất lƣợng, siết chặt quản lý.
Chất lƣợng nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất
cho sự thắng thế trong cạnh tranh trên thị trƣờng lao động quốc tế. Muốn mở
rộng việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn cho lao động Việt Nam ở nƣớc ngoài,
không có cách nào hữu hiệu bằng nâng cao chất lƣợng nguồn lao động đi làm
việc ở nƣớc ngoài. Mặc dù thực tế cho đến nay, thị trƣờng lao động ngoài
nƣớc vẫn cần và chấp nhận một bộ phận lao động giản đơn, chƣa qua đào tạo
nghề hoặc trình độ nghề thấp, nhƣng ở hầu hết các thị trƣờng đều gia tăng
ngày càng mạnh mẽ nhu cầu lao động có nghề, đặc biệt lao động có kiến thức,
kỹ năng nghề ở trình độ cao. Những lao động có nghề thực thụ dễ đƣợc tuyển
chọn hơn trong chƣơng trình cấp phép cho lao động nƣớc ngoài.
Mặt khác, tuyệt đại bộ phận ngƣời lao động khi có nguyện vọng đi làm
việc ở nƣớc ngoài đều muốn đi bằng con đƣờng nhanh nhất. Họ không đủ
kiên trì và kinh phí để theo học một khoá chính quy 12-24 tháng trong điều
kiện phải tự túc kinh phí. Nhƣ vậy, muốn có một nguồn lao động có kỹ năng
nghề cao, phong phú để có thể tuyển chọn đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài,
doanh nghiệp xuất khẩu không thể một mình làm nổi, mà phải trông cậy vào
"sản phẩm đầu ra" của hệ thống dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề (không thuộc
doanh nghiệp xuất khẩu lao động) trong những năm gần đây đã có bƣớc phát

72
triển mạnh mẽ về quy mô và tiến bộ bƣớc đầu về chất lƣợng đào tạo. Tuy
nhiên, ngoài một số trƣờng và trung tâm lớn, phần đông chƣa bắt bén đƣợc
nhu cầu thị trƣờng kể cả về nghề, cấp độ và công nghệ cần đào tạo nên sản
phẩm đầu ra chƣa đáp ứng yêu cầu thị trƣờng ngoài nƣớc. Đào tạo ngoại ngữ
trong trƣờng dạy nghề cũng chƣa đáp ứng yêu cầu cho học sinh ra trƣờng có
đủ trình độ đi làm việc ở nƣớc ngoài theo nghề đƣợc đào tạo. Một trong
những nguyên nhân chính của tình hình trên là do chƣa có sự gắn kết chặt
chẽ, hợp tác chiến lƣợc giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp xuất khẩu lao
động. Sự gắn kết này nếu đƣợc thiết lập tốt sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cả hai
phía. Nhà trƣờng sẽ thực hiện đƣợc định hƣớng thị trƣờng trong đào tạo, có
điều kiện nhanh chóng tiếp thu công nghệ mới vào đào tạo, nâng chất lƣợng
"đầu ra" và tăng sức hấp dẫn "đầu vào" khi học sinh tốt nghiệp đƣợc thị
trƣờng ngoài nƣớc, nhất là thị trƣờng có thu nhập cao, chấp nhận ngày một
tăng. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì khắc phục đƣợc tình trạng tuyển
lao động theo kiểu "ăn đong" không kịp thời, không đáp ứng đƣợc yêu cầu cả
chất lƣợng và số lƣợng, khắc phục đƣợc tình trạng mất cơ hội, thị phần và uy
tín. Sự cần thiết và lợi ích của việc gắn kết giữa "nhà tuyển dụng" (doanh
nghiệp) và "nhà trƣờng" (cơ sở dạy nghề) trong việc chuẩn bị nguồn lao động
có trình độ kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho thị trƣờng ngoài nƣớc là không thể
chối cãi. Tuy nhiên, sự phối hợp này chỉ thực sự có hiệu quả, bền vững và
tháo gỡ khó khăn cho ngƣời lao động khi có sự đóng góp hết sức quan trọng
cua nhà nƣớc.Vai trò "nhà nƣớc" ở đây chính là "bà đỡ" tạo cơ chế và theo
dõi, chỉ đạo sự gắn kết đó đi đúng hƣớng, hiệu quả. Đây cũng chính là sự đầu
tƣ cần thiết và hiệu quả của nhà nƣớc trong phát triển nguồn nhân lực và đem
lại lợi ích to lớn nhiều mặt của xuất khẩu lao động cho xã hội.
- Doanh nghiệp xuất lao động cần bám sát, dự báo đƣợc nhu cầu của thị
trƣờng lao động ngoài nƣớc về ngành nghề, trình độ cần đào tạo. Các cơ quan

73
quản lý nhà nƣớc về dạy nghề, xuất khẩu lao động phối hợp với Hiệp hội
Xuất khẩu Lao động Việt Nam tổng hợp, phân tích, dự báo từ nguồn thông tin
của các doanh nghiệp và các nguồn thông tin khác xác định chỉ tiêu đào tạo
chuẩn bị nguồn cho lao động xuất khẩu.
- Cơ quan quản lý nhà nƣớc về dạy nghề bố trí kinh phí và tổ chức đấu
thầu, giao chỉ tiêu đào tạo cho các trƣờng có năng lực tốt nhất trong đào tạo
nghề tƣơng ứng thực hiện.
- Trƣờng dạy nghề đƣợc giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với doanh
nghiệp xuất khẩu lao động với đối tác nƣớc ngoài cụ thể hóa chƣơng trình đào
tạo nghề và ngoại ngữ phù hợp yêu cầu thị trƣờng để tổ chức thực hiện. Để
làm tốt việc này, cần tranh thủ hợp tác, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của
các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ của các tập đoàn nƣớc ngoài sử dụng lao
động Việt Nam, và giáo viên các trƣờng dạy nghề danh tiếng ở nƣớc mà ta sẽ
gửi lao động đến trong việc xây dựng chƣơng trình đào tạo và trong chuyển
giao công nghệ.
- Lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong quá trình đào tạo nghề theo
chƣơng trình chuẩn cho nghề.
- Tuyển lựa học sinh có nguyện vọng đăng ký học theo chƣơng trình
mục tiêu XKLĐ, tƣ vấn, giáo dục ý thức học tập rèn luyện cho họ.
- Có cơ chế cho vay vốn để chi phí học nghề, ngoại ngữ, chi phí xuất
cảnh đi làm việc ở nƣớc ngoài.
- Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam hợp tác với một số
trƣờng nghề và ngƣợc lại, mỗi trƣờng nghề có quan hệ hợp tác với một số
doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tƣ vấn, tuyển chọn, tạo điều kiện cho số
học sinh có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động đƣợc tham gia tuyển chọn và
nếu cần đƣợc bổ túc thêm nghề ngắn hạn đáp ứng yêu cầu hợp đồng.

74
Đây là quan hệ hợp tác tự nguyện, lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Cơ
quan quản lý nhà nƣớc cần tạo điều kiện về cơ chế vay vốn cho số học sinh đủ
điều kiện xuất cảnh đi làm việc ở nƣớc ngoài, nhà trƣờng có cơ chế bảo lƣu
kết quả cho số học sinh chƣa hoàn thành khóa học mà trúng tuyển. Đồng thời
với các giải pháp nâng cao trình độ kỹ năng nghề và ngoại ngữ, để khắc phục
những điểm yếu của một bộ phận ngƣời lao động Việt Nam, cần phải thực
hiện đồng bộ, kiên trì, liên tục nhiều giải pháp.
3.2.2.3. Giải pháp đối với người lao động
Ngƣời lao động cần tỉnh táo nắm bắt đƣợc các thông tin chính xác. Khi
có nhu cầu XKLĐ, hãy liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động nƣớc ngoài
và Bộ lao động thƣơng binh và xã hội cũng nhƣ cơ quan ban ngành hữu quan
ở địa phƣơng, thông qua ban chỉ đạo xã hội địa phƣơng, các công ty có chức
năng XKLĐ, không đi qua môi giới, cò mồi. Riêng với ngƣời lao động có
nguyện vọng đi làm việc tại Nhật Bản cần lƣu ý rằng hiện trung tâm lao động
ngoài nƣớc (OWC) là cơ quan duy nhất đƣợc Bộ lao động thƣơng binh và xã
hội và Bộ lao động Nhật Bản uỷ quyền việc thực hiện tuyển chọn và đƣa lao
động Việt Nam sang làm việc tại nƣớc này.
Kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa ngƣời lao động và chủ
sử dụng lao động nhằm tránh việc ngƣời lao động bỏ trốn do bất mãn. DN
phải thống nhất việc thu phí dịch vụ, phí phái cử của ngƣời lao động đối với
các DN. Không nên xem việc thu đặt cọc cao là giải pháp chống trốn. Xuất
khẩu lao động (XKLĐ) là lĩnh vực hoạt động nhằm giải quyết việc làm, tạo
thu nhập cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần xóa đói giảm
nghèo, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp... Nghĩa là đối tƣợng đi XKLĐ trƣớc hết,
chủ yếu là những ngƣời có thu nhập thấp, thuộc diện cần xóa đói, giảm nghèo.
Thế nhƣng, việc đƣa ra các biện pháp nhằm đối phó với tình trạng bỏ trốn
hiện nay của các DN lại vô hình trung trở thành việc tạo cơ hội cho những

75
ngƣời giàu có đi XKLĐ, khóa lại cơ hội cho những ngƣời nghèo, ngƣời có thu
nhập thấp.
Ngƣời lao động đƣợc quyền yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp
cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về đƣa ngƣời đi
lao động ở nƣớc ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và
phong tục, tập quán của nƣớc tiếp nhận lao động; đƣợc vay vốn của các tổ
chức tín dụng; đƣợc doanh nghiệp, tổ chức đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài giáo
dục định hƣớng trƣớc khi đi. Ngƣời lao động đƣợc Cơ quan đại diện ngoại
giao, lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài bảo hộ các quyền và lợi ích hợp
pháp; đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền lợi theo hợp đồng lao động;
đƣợc bồi thƣờng thiệt hại trong trong trƣờng hợp doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp vi phạm hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.
Nhằm bảo đảm cho ngƣời lao động thực hiện đúng hợp đồng đi làm việc ở
nƣớc ngoài, dự thảo Luật quy định về việc bảo lănh cho ngƣời lao động đi
làm việc ở nƣớc ngoài để thực hiện các nghĩa vụ vật chất thay cho ngƣời lao
động trong trƣờng hợp ngƣời lao động không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ của mình gây thiệt hại cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp
đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.
Mặt khác, cần nghiên cứu để xây dựng đề án giải quyết việc làm hậu
XKLĐ. Có rất nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng trở về rơi vào tình trạng
thất nghiệp do không tìm đƣợc việc làm. Điều đó tạo ra phản ứng dây chuyền
khiến cho những lao động khác đang làm việc ở nƣớc ngoài không dám trở về
do sợ rơi vào hoàn cảnh nhƣ trên và "hò nhau" bỏ trốn. Để bảo vệ quyền lợi
chính đáng của ngƣời lao động, cần phải tìm hiểu về các văn kiện, cơ chế quốc tế
và khu vực có liên quan cũng nhƣ pháp luật của các nƣớc tiếp nhận lao động
Bên cạnh những giải pháp thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động thì các
cơ quan, các cấp ngành và bộ phận hữu quan cũng cần tìm giải pháp giải

76
quyết việc làm cho ngƣời hoàn thành hợp đồng lao động trở về nƣớc. Bởi vì
vấn đề việc làm cho ngƣời lao động khi về nƣớc hiện nay vẫn còn thiếu một
chiến lƣợc lâu dài, ngƣời lao động khi trở về nƣớc thì việc làm vẫn rất là bấp
bênh. Vì vậy ngƣời lao động hầu nhƣ không yên tâm khi về nƣớc. Đây cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngƣời lao động khi hết
hợp đồng không muốn trở về nƣớc mà sống bất hợp pháp ở nƣớc ngƣời.

77
Chƣơng 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.Kết luận
Xuất khẩu lao động là một trong những ngành góp phần giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho bộ phận lao động và tạo nguồn
thu ngoại tệ cho đất nƣớc. Nghiên cứu đề tài “ Triển vọng xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang Nhật bản trong bối cảnh mới (2013-2020)", luận
văn đã đƣa ra một số kết luận nhƣ sau:
1. Hệ thống hoá một số vấn đề về lý luận liên quan đến xuất khẩu lao động.
Đó là các khái niệm cơ bản có liên quan nhƣ: xuất khẩu lao động, chất lƣợng lao
động xuất khẩu, các tiêu chí đánh giá chất lƣợng lao động xuất khẩu...
2. Đã đánh giá, phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang Nhật Bản giai đoạn 1992 đến nay. Qua phân tích về hình thức cung ứng
lao động, quy mô lao động... đã đƣa ra một số đánh giá về thành công đạt
đƣợc cũng nhƣ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
3. Trên cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động và thực trạng xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang Nhật Bản tác giả đã đƣa ra một số giải pháp cũng
nhƣ kiến nghị nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu lao động trong thời gian tới.
4.2.Kiến nghị nhằm tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức để tăng cƣờng hiệu
quả về xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh mới
4.2.1. Kiến nghị đối với quản lý nhà nước:
4.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động:
Nhà nƣớc cần ban hành, sửa đổi và bổ sung một số cơ chế, chính sách là.
* Cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp:
+ Tái đầu tƣ cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động từ nguồn thuế doanh
thu phải nộp trong 5 năm để đầu tƣ phát triển thị trƣờng và đào tạo nguồn
xuất khẩu lao động.

78
+ Hỗ trợ doanh nghiệp từ quỹ đầu tƣ phát triển cho mở rộng thị trƣờng
mới, đấu thầu các gói thầu lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao
động.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo cán bộ quản lý.
+ Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động áp dụng chi phí môi
giới theo thông lệ quốc tế, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của thị trƣờng tiếp
nhận lao động và doanh nghiệp thoả thuận cùng đóng góp. Nhà nƣớc quy định
và hƣớng dẫn khung, mức tối đa cho từng thị trƣờng, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp chủ động tìm kiếm thị trƣờng.
* Chính sách đối với ngƣời lao động đi xuất khẩu lao động:
+ Ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ đặc biệt cho ngƣời nghèo đi lao
động xuất khẩu. Nhà nƣớc phải có cơ chế cho vay với mức lãi xuất thấp, hoặc
bảo lãnh của cơ quan, chính quyền địa phƣơng, tổ chức chính trị xã hội cho
ngƣời nghèo vay vốn để họ trang trải những chi phí ban đầu.
+ Sửa đổi và bổ sung chính sách và bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động
đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hƣớng dẫn những ngƣời đi tham gia
bảo hiẻm xã hội thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, đối tƣợng còn lại tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận lao
động và chuyên gia hoàn thành hợp đồng về nƣớc hoặc khuyến khích họ đầu
tƣ vào sản xuất kinh doanh dịch vụ.
+ Giảm phí chuyển tiền và miễn thuế đối với những mặt hàng tiểu
ngạch cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng cho ngƣời lao động mang về.
+ Cấp hộ chiếu có ký hiệu riêng cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc
ngoài dƣới mọi hình thức và quản lý theo một quy trình riêng.

79
4.2.1.2. Thống nhất quản lý chặt chẽ trong xuất khẩu lao động:
+ Nhà nƣớc cần phải có những chính sách nhất quán, quản lý chặt chẽ
mọi hình thức xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nâng cao uy
tín của ngƣời lao động Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Đầu tƣ đào tạo bồi
dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý nhà nƣớc để đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ quản lý và mở rộng thị trƣờng trong tình hình mới.
+ Đối với những nƣớc có nhiều lao động Việt Nam đến làm việc, nhất
thiế phải có đạidiện của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nƣớc, để phối
kết hợp quản lý lao động, nghiên cứu, phát triển thị trƣờng.
+ Tích cực thực hiện thí điểm, cho phép một số doanh nghiệp tƣ nhân
đƣợc hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia trong khuôn khổ của pháp
luật, dƣới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc, nhằm đa dạng hoá các thành
phấn kinh tế tham gia xuất khẩu lao động và chuyên gia.
4.2.1.3 Phối kết hợp chặt chẽ trong việc tổ chức, quản lý giữa các bộ, ngành,
đoàn thể và địa phương có doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
+ Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên cơ sở
hoạt động có hiệu quả và khả năng phát triển.
+ Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, thanh tra, nhằm ngăn ngừa và xử lý
kịp thời các hành vi, vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các
doanh nghiệp trực thuộc và tại địa bàn quản lý của mình.
+ Thành lập quỹ phát triển thị trƣờng lao động ngoài nƣớc tại các bộ,
ngành, địa phƣơng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển thị trƣờng
đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia đấu thầu ở
nƣớc ngoài để tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động.
+ Đầu tƣ đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ
đáp ứng mở rộng thị trƣờng và quản lý hoạt động xuất khẩu lao động và
chuyên gia.

80
+ Chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao
động tại các Bộ, ngành, địa phƣơng theo hƣớng rà soát lại hoạt động của các
doanh nghiệp, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật và các quy định về xuất khẩu lao động tiếp tục đƣợc đầu tƣ
phát triển và ngƣợc lại.
+ Từng Bộ, ngành, tỉnh, thành phố, phải sắp xếp lại các đầu mối xuất
khẩu lao động, đồng thời phải có biện pháp, bỏ chế quản lý, xử lý thích đáng,
kịp thời đối với các doanh nghiệp vi phạm và lựa chọn, bổ sung lên bộ có
chuyên môn, nghiệp vụ tốt cho doanh nghiệp.
+ Tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc trong việc ký kết, tổ chức thực
hiện hợp đồng và chấp hành pháp luật, quy định về xuất khẩu lao động để kịp
thời chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm của doanh nghiệp,
nhằm bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động và trật tự an ninh xã hội.
4.2.1.4 Tăng cường pháp chế và quản lý trong xuất khẩu lao động
+ Ban hành cơ chế, chính sách khen thƣởng, xử phạt nghiêm minh đối
với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động, đồng thời
cũng phải xử lý nghiêm khắc, thậm chí buộc phải đƣa về nƣớc đối với các
trƣờng hợp không thực hiện tốt các cam kết hợp đồng và bỏ trốn khỏi doanh
nghiệp ra sống lƣu vong và làm việc bất hợp pháp.
+ Xử lý nghiêm đối với ngƣời lao động có hành vi vi phạm pháp luật:
tự phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài lao động bất hợp pháp, coi thƣờng kỷ
luật lao động,... gây hậu quả đối với doanh nghiệp và nhà nƣớc.
Các trƣờng hợp tự phá vỡ hợp đồng bỏ trốn ra ngoài sống lƣu vong và
lao động bất hợp pháp cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn sau:
- Kết hợp tổng hợp các biẹn pháp răn đe, tuyên truyền pháp luật đối với
ngƣời lao động trƣớc khi đi xuất khẩu lao động.

81
- Phối kết hợp cùng chủ sử dụng lao động quản lý bản gốc hộ chiếu và
các giấy tờ liên quan khác của ngƣời lao động trong thời gian lao động ở nƣớc
sở tại.
- Quản lý chặt chẽ tiền lƣơng của ngƣời lao động bằng cách không trực
tiếp trả lƣơng cho ngƣời lao động mà chuyển thẳng về doanh nghiệp.
- Kết hợp cùng với các cơ quan hữu quan truy tìm đối với những lao
động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài sống lƣu vong và lao động bất hợp
pháp. Khi bắt đƣợc phải đƣa ngay về nƣớc để xử lý kịp thời hoặc xử lý tại
nƣớc sở tại nếu pháp luật nƣớc đó quy định.
- Đối với những trƣờng hợp cố tình vi phạm gây hậu quả xấu, cần phải
cƣơng quyết xử lý bằng pháp luật và biện pháp kinh tế, cấm vĩnh viễn không
đƣợc phép tái xuất khẩu lao động dƣới bất cứ hình thức nào.
+ Ban hành cơ chế, chính sách bồi thƣờng đặc biệt đối với lao động bị
lừa đảo hoặc bị đƣa về nƣớc mà không phải lỗi do ngƣời lao động gây ra.
+ Đối với doanh nghiệp khi có lao động bị trả về nƣớc:
- Trƣớc hết doanh nghiệp cần tìm hiểu, điều tra làm rõ lý do ngƣời lao
động bị buộc phải về nƣớc để có biện pháp xử lý cũng nhƣ bồi thƣờng kịp thời.
4.2.1.5 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về xuất khẩu lao động.
+ Cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính ở cấp địa phƣơng về xác
nhận lý lịch tƣ pháp, phiếu xác nhận làm thủ tục hộ chiếu... trành phiền hà cho
ngƣời lao động.
+ Các thủ tục hồ sơ xuất cảnh của ngƣời lao động phải theo nguyên tắc
“một cửa” thời hạn không kéo dài quá 5 ngày kể từ khi tiếp nhận của ngƣời
lao động.
+ Tổ chức thực hiện việc khám sức khỏe cho ngƣời lao động phải thuận
tiện kịp thời, có cơ chế chịu trách nhiệm về vật chất đối với kết luận sức khoẻ
của ngƣời lao động.

82
4.2.2. Đối với Doanh nghiệp
+ Tích cực đầu tƣ đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên liên tục, nâng cao
trình độ, năng lực và bố trí cán bộ có phẩm chất chuyên tốt, đáp ứng nhiệm vụ
mở rộng thị trƣờng và quản lý xuất khẩu lao động và chuyên cua doanh nghiệp.
+ Tự chủ động nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm thị trƣờng ký kết hợp đồng
với nƣớc ngoài theo điều kiện tiêu chuẩn đối với từng thị trƣờng và khu vực.
+ Yêu cầu ngƣời lao động chủ động khám sức khoẻ nhằm phát hiện kịp
thời bệnh tật trƣớc khi tham gia xét tuyển.
+ Tổ chức tuyển chọn trực tiếp đúng ngƣời, đúng đối tƣợng, đúng tiêu chuẩn.
+ Cƣơng quyết không tuyển chọn lao động qua các trung gian, cò mồi
lao động.
+ Công khai các điều kiện về tuyển chọn, chi phí, đồng thời doanh
nghiệp cần phải phối kết hợp với các chính quyền địa phƣơng và các cơ quan
đoàn thể, các ban ngành ở cơ sở, để tuyển chọn đƣợc những lao động có phẩm
chất đạo đức tốt. Ƣu tiên các đối tƣợng con em, gia đình chính sách, ngƣời
nghèo đủ tiêu chuẩn, góp phần ổn định thƣờng xuyên nguồn cung cấp lao
động cho công tác xuất khẩu không bị gián đoạn do thiếu nguồn.
+ Trú trọng tới việc đầu tƣ, tổ chức đào tạo giáo dục định hƣớng cho
ngƣời lao động trƣớc lúc đi theo đúng nội dung, chƣơng trình mà nhà nƣớc đã
quy định.
+ Tổ chức chặt chẽ lực lƣợng lao động trƣớc khi đƣa ra, đồng thời phải
tăng cƣờng quản lý và xử lý kịp thời các vƣớng mắc, tranh chấp lao động
trong quá trình ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài, đảm bảo quyền lợi cho
ngƣời lao động khi tham gia xuất khẩu lao động.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện
hợp đồng và chế độ thông tin báo cáo.

83
• Đối với ngƣời lao động:
+ Chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khẻo, nhằm
phát hiện kịp thời bệnh tật trƣớc khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền
bạc, thời gian.
+ Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy,
chủ động đầu tƣ, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm
để có trình độ tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật,
chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động
một cách có hiệu quả.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và
của các nƣớc đến làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt
hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động xuất khẩu
Việt Nam với thị trƣờng lao động quốc tế.

84
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Lê Xuân Bá và cộng sự, 2003. Một số vấn đề về phát triển thị trường lao
động ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
2. Ban Chỉ đạo điều tra lao động - việc làm Trung ƣơng, 2004. Báo cáo kết
quả điều tra lao động - việc làm. Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2004.
3. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2003, Báo cáo về tình hình xuất
khẩu lao động và chuyên gia 2001-2003 và phương hướng đến năm 2005.
Hà Nội, năm 2003.
4. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2003. Báo cáo tổng kết và triển
khai Nghị định 81/2003/NĐ-CP của Chính phủ về xuất khẩu lao động và
chuyên gia. Hà Nội, năm 2003.
5. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2003. Báo cáo tình hình và biện
pháp tăng cường quản lý tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Hà Nội,
năm 2003.
6. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2003. Thông tư hướng dẫn số
22/2003/TT-BLĐTB&XH ngày 13/10 về thực hiện một số điều của Nghị
định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động về người lao động Việt Nam
làm việc ở nước ngoài. Hà Nội, tháng 7 năm 2003.
7. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2003. Đánh giá thực trạng và các
giải pháp đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực lao động -
thương binh và xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Hà
Nội , năm 2003.
8. Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, 2003. Thông tư liên
tịch số 107/2003/TTLT-BTC-BLĐTB&XH ngày 07/11 hướng dẫn thực
hiện chế độ tài chính đối với người lao động và doanh nghiệp đưa

85
người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy
định tại Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ. Hà
Nội, tháng 7 năm 2003.
9. Chính phủ, 1999. Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9 của Chính
phủ quy định về việc người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài. Hà Nội, tháng 9 năm 1999.
10. Chính phủ, 2003. Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao
động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Hà Nội, tháng 7 năm 2003.
11. Nguyễn Duy Dũng, 2004.Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở Nhật
Bản những năm gần đây. Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam,1998. Chỉ thị số 41-CT/TƯ của Bộ Chính trị về
xuất khẩu lao động và chuyên gia, Hà Nội, tháng 9 năm 1998.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
16. Đào Công Hải, 2004. Một số nét mới về thị trường lao động Hàn Quốc và
triển vọng đối với lao động Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động và
xã hội, trang 5-7, 15.
17. Trần Văn Hằng, 1995. Các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về xuất
khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2010. Hà Nội: Luận án
tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế học - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân
văn Quốc gia.

86
18. Trần Văn Hằng, 2002. Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ
thuật cho công tác xuất khẩu lao động. Việc làm ngoài nƣớc, trang 3-6.
19. Dƣơng Phú Hiệp và Vũ Văn Hà, 2004. Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật
Bản trong bối cảnh quốc tế mới. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và xã hội.
20. Hội đồng Bộ trƣởng, 1991. Nghị định số 370/HĐBT của Hội đồng Bộ
trường ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có
thời hạn ở nước ngoài. Hà Nội, tháng 11 năm 1991.
Tiếng Anh
21. Cabinet Office and Government of Japan, 2004. Annual Report on the
Japanese Economy and Public Finance 2003 - 2004. http://www5.cao.go.jp.
22. Ames Gross and Rachel Weitraub, 2004. 2004 Human Resources Trends
in Japan. http://www.pacificbridge.com.
23. Soo Kyeong Hwang, 2005. Korea’s Labor Market: Recent Trends and
Outlook for 2005. Korea Labor Institute, e-Labor News No39,
http://www.kli.re.kr.
24. Manolo I. Abella, 2004. Labour Migration in East Asian Economies.
International Labour Organization (ILO).
25. Pacific Bridge Inc, 2003. Human Resource Issue in Asia (Presentation).
http://www.pacificbridge.com.
26. Yoo Kil - Sang, 2004. Migrant Workers’ Labor Market in Korea. Korea
Labor Institute, http://www.kli.re.kr.

87
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………….., ngày…..tháng……năm 2014

Kính gửi quý ông/bà:………………………………………………………


Tôi là học viên cao học ngành: Kinh tế quốc tế
trƣờng Đại học Kinh tế đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Triển vọng xuất khẩu lao

động của Việt Nam sang Nhật bản trong bối cảnh mới (2013-2020)”. Với
mục đích nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích kinh doanh. Kính mong quí ông/ bà
vui lòng dành chút thời gian quý báu của mình để trả lời giúp tôi một số câu hỏi.
Tôi xin cam đoan những thông tin do Quý ông/bà cung cấp sẽ đƣợc bảo mật. Trong trƣờng
hợp Quý ông/bà quan tâm đến kết quả nghiên cứu, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ của tôi
dƣới đây.
PHIẾU XIN Ý KIẾN
1 Rất không tốt 2 Không tốt 3 Trung bình 4 Tôt 5 Rất tốt
Tìm hiểu thông tin về quy Mức độ
TT
trình XK LĐ 1 2 3 4 5
Thị trƣờng XKLĐ chính
1
của công ty
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đài Loan
Malasya
Hình thức đàm phán chủ
2
yếu
Qua thƣ
Điện thoại
Trực tiếp
Kết hợp
Điều khoản quan trọng
3
nhất khi đàm phán
Số lƣợng LĐ XK
Chất lƣợng LĐ
Thời hạn làm việc
Mức lƣơng, ĐK làm việc,
sinh hoạt của NLĐ
Nguồn lao động tham gia
4
tuyển dụng đi XKLĐ
Qua các công ty cung ứng
lao động
Tuyển dụng trực tiếp
LĐ có sẵn tay nghề
Công ty tự đào tạo
5 Thông báo tuyển dụng qua
Bộ LĐ- TB& XH
Phƣơng tiện truyền thông
Môi Giới

Điểm yếu của NLĐ


ngoại ngữ
giao tiếp
tay nghề
Trƣờng đào tạo nghề và
ngoại ngữ

Chƣa có
Liên kết với trung tâm
Dạy văn hóa Nhật và kỹ
năng giao tiếp cho NLĐ
Công ty làm tốt
Công ty làm chƣa tốt

Công ty có văn phòng đại


diện ở nƣớc ngoài

Chƣa có
Số cán bộ quản lý NLĐ ở
Nhật
1 Cán bộ
2 Cán bộ
Nhiều cán bộ
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like