i nhân vật kể lại truyện cổ tích thuộc loại văn nào?

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BỔ TRỢ TUẦN 24

KỂ LẠI MỘT TRUYỆN CỔ TÍCH BẰNG LỜI CỦA NHÂN VẬT


I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật được hiểu là:
A. Dùng ngôn ngữ của mình để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã biết.
B. Dùng sơ đồ tư duy trình bày câu chuyện.
C. Đóng vai một nhân vật trong truyện để kể lại một phần hay toàn bộ câu chuyện cổ
tích mà mình đã được học, được đọc.
D. Đóng vai một nhân vật trong truyện để kể lại câu chuyện cổ tích mà mình đã học
trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2.
Câu 2: Bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích thuộc loại văn nào?
A. Miêu tả C. Kể chuyện
B. Biểu cảm D. Thuyết minh
Câu 3: Khi đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích, người kể sử dụng ngôi thứ
mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ 3
Câu 4: Khi kể lại một truyện cổ tích bằng lời nhân vật, người kể cần:
A. Ghi nhớ chính xác các sự việc và trình tự các sự việc của truyện; lựa chọn cách
xưng hô phù hợp với vị trí của nhân vật.
B. Chỉ cần bám sát một sự việc trong truyện, người kể thoải mái tưởng tượng càng
theo ý mình.
C. Khi kể, dựa trên các sự việc cơ bản để sáng tạo, không làm thay đổi cốt truyện.
D. Cả A, B, C đều đúng
E. Chỉ có A và C đúng
Câu 5: Khi kể truyện cổ tích bằng lời của nhân vật, người kể có thể sáng tạo bằng
những cách nào sau đây?
A. Tả khung cảnh diễn ra sự việc, tả hành động và ngoại hình của nhân vật.
B. Nêu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong hoàn cảnh hay trong sự việc cụ thể.
C. Kể thêm thật nhiều sự việc làm nhân vật có tính cách, đặc điểm khác xa truyện
cổ tích
D. Chỉ có A và B đúng.
E. Cả A, B, C đều đúng
II. Tự luận:
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Thật không may, công chúa chưa kịp tung quả cầu thì bỗng đâu một con đại
bàng to lớn, hung dữ lao tới quắp nàng đi. Con đại bàng bay vút lên không trung
trước sự ngỡ ngàng của nhà vua, quần thần và những trai tráng trong thiên hạ.
Nó sải cánh bay về hướng túp lều của Thạch Sanh. Thạch Sanh đang ngồi trước
gốc đa lòng thả hồn vào bầu trời cao rộng mênh mông. Bỗng đâu, quét ngang
trên bầu trời là một con quái vật khổng lồ. Hình như là con đại bàng. Nhưng kìa,
dường như nó đang mang theo một vật gì. Khoảng cách không quá xa để chàng
nhận ra đó là một con người. Thôi chết! Ai lại bị nó quắp đi thế kia? Nhanh như
cắt, chàng bèn lấy bộ cung tên vàng bên hông giương lên nhằm vào con chim dữ.
Vút! Mũi tên lao đi rồi cắm trúng cánh đại bàng làm nó bị thương. Con chim mất
thăng bằng đảo cánh chực đâm bổ xuống nhưng nó đã gượng được và tiếp tục
bay về hang trong núi sâu. Vết máu của đại bàng dẫn Thạch Sanh vào rừng. Cỏ
cây xung quanh um tùm khiến chàng bị mất dấu. Phải chăng đã đến hang ổ của
đại bàng? Thạch Sanh muốn tìm đường vào hang nhưng đã muộn. Ánh sáng hiu
hắt in lên nền trời những khoảng mây sẫm màu. Chàng đành trở về túp lều mà
trong lòng trĩu nặng nỗi buồn.
a. Đoạn văn kể về sự việc gì? Trong truyện cổ tích nào?
b. Trong đoạn, người viết đã sáng tạo bằng cách thêm các yếu tố miêu tả và
biểu cảm. Những yếu tố miêu tả, biểu cảm được thể hiện qua từ (cụm từ,
câu) nào?
c. Đây có thể coi là đoạn văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích được
không? Vì sao? Nếu chưa, con hãy chỉnh sửa để thành đoạn văn được kể
theo ngôi thứ nhất.
Bài 2: Cho đề bài: “Đóng vai nhân vật cô bé quàng khăn đỏ để kể lại truyện cổ tích
cùng tên”. Nếu một bạn học sinh sử dụng đoạn văn sau trong bài của mình thì có hợp
lý không? Vì sao? Từ đó, con hãy cho biết khi kể lại một truyện cổ tích bằng lời một
nhân vật, ta cần đặc biệt lưu ý điều gì?
Khi sói giả làm cô bé quàng khăn đỏ đến gõ cửa nhà bà ngoại thì bà ngoại không
mở cửa và nói vọng ra:
- Thôi khỏi! Cháu về đi! Tối qua cày games ác quá nên bây giờ bà buồn ngủ lắm
rồi. Cháu về đi cho bà ngủ!
Con sói hốt hoảng vì biết gặp phải “thanh niên cứng” nên cúp đuôi chạy mất. 
Bài 3: Từ kinh nghiệm được rút ra ở hai bài tập trên, con hãy đóng vai nhân vật trong
một truyện cổ mà con yêu thích để kể lại một sự việc trong truyện.

You might also like