Macro L5

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

KINH TẾ VĨ MÔ

Huỳnh Ngọc Chương


CHƯƠNG 4: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
VÀ HỖN HỢP CHÍNH SÁCH TÀI
KHÓA – TIỀN TỆ
4_1: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Mục tiêu

▪ Tìm hiểu cách thức tạo ra tiền của ngân hàng


▪ Tìm hiểu cách thức vận hành, kiểm soát khối lượng tiền giao dịch
trong nền kinh tế của NHTW
▪ Các chính sách tiền tệ mà NHTW vận dụng để kiểm soát khối lượng
tiền tệ trong nền kinh tế
Kết cấu

1. Tiền tệ
2. Ngân hàng
3. Tiền ngân hàng và số nhân tiền tệ
4. Thị trường tiền tệ
5. Chính sách tiền tệ
1. Tiền tệ

▪ 1.1. Khái niệm

▪ Quan điểm của phái Trọng Thương:

Tiền đồng nghĩa với sự giàu có

▪ Quan điểm của phái Trọng Nông:

Tiền là một thứ hư tưởng (fiction). Tiền chỉ có tác dụng làm chất dầu nhờn bôi trơn guồng máy
kinh tế, bản thân guồng máy đó không hề chịu bất kỳ tác dụng nào của tiền tệ

▪ Quan điểm của N.G. Mankiw

Tiền là một khối tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành các giao dịch

Tiền tệ như một chiếc máy bay, thật kỳ diệu khi nó hoạt động tốt, gây
nên thiệt hại khi nó bị bất động và thảm hại khi nó sụp đổ.

Tiền là bất cứ một phương tiện nào đuợc thừa nhận chung
dể làm trung gian cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
Chức năng của tiền tệ

▪ Phương tiện trao đổi


Tiền là một vật được mọi người chấp nhận trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
▪ Thước đo giá trị
Tiền là thước đo được mọi người chấp nhận để đo lường giá trị hàng hoá và
dịch vụ.
▪ Phương tiện cất trữ giá trị
Tiền rút ra khỏi lưu thông và được sử dụng để trao đổi sau đó.Tiền giúp
chuyển sức mua từ hiện tại sang tương lai
▪ Phương tiện thanh toán
Vay mượn hôm nay, thanh toán về sau.
Ai là người giữ tiền?

▪ Chính phủ
▪ Các công ty tài chính
▪ Chính quyền trung ương, địa phương
▪ Các công ty công cộng phi tài chính
▪ Các doanh nghiệp phi tài chính
▪ Các khu vực cư dân
▪ Không phải cư dân
Hình thái của tiền tệ Hàng không phải kim
loại
Hóa tệ: tiền tương đương với
vật dùng làm tiền
Hàng kim loại

Hình thái của Tiền quy ước: giá trị của nó hoàn Tiền kim loại
toàn mang tính chất tượng trưng, Tiền giấy khả
tiền hoán
theo sự quy ước của xã hội
Tiền giấy
Tiền giấy bất
khả hoán

Tiền qua ngân hàng: tiền gửi ở


ngân hàng thương mại, hay các
tổ chức tài chính khác. Là những Hình thái số hóa:
con số mà ngân hàng ghi nợ tiền mật mã???
khách hàng dưới dạng tài khoản
sec: hay tài khoản giao dịch
2. Ngân hàng

Hệ thống ngân hàng hiện đại

Ngân hàng TW (central bank) Ngân hàng trung gian (intermediate banks)
Ngân hàng Trung Ương

Là cơ quan của Chính phủ có chức năng giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng và
có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo chính sách tiền tệ.
Bản chất
▪ Là cơ quan ngang Bộ, thuộc về bộ máy nhà nước.
▪ Là cơ quan giám sát hoạt động rất nhạy cảm trong nền kinh tế (tiền tệ), một mặt phải
có sự độc lập tương đối với Chính phủ, nhưng mặt khác lại giữ chức năng là ngân
hàng của Chính phủ.
▪ Trên thực tế, có 2 mô hình về ngân hàng trung ương tồn tại trên thế giới: ngân hàng
trung ương trực thuộc Chính phủ và ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
▪ Theo Luật NHNN năm 2010, Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện CSTT quốc gia,
bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện
pháp khác theo quy định của Chính phủ.
▪ - Tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương
tiện thanh toán cho TCTD. NHNN quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho TCTD theo các hình thức như
cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá; các hình thức tái cấp vốn khác.
▪ - Lãi suất: NHNN công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành CSTT,
chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NHNN quy định cơ chế
điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các TCTD với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng
khác.(Xem Bảng lãi suất của NHNN)
▪ - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều
hành tỷ giá. (Xem Bảng số liệu tỷ giá trung tâm của NHNN)
▪ - Dự trữ bắt buộc: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà TCTD phải gửi tại NHNN để thực hiện CSTT quốc gia.
NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi tại TCTD nhằm thực
hiện CSTT quốc gia. NHNN quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt
buộc của từng loại hình TCTD đối với từng loại tiền gửi. (Xem Bảng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN)
▪ - Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có
giá đối với TCTD; quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Nguồn: sbv.gov.vn
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)

▪ Top level: There is 1 U.S. Central Bank: the Federal Reserve System.
▪ Second level: The 3 Key Entities of the Federal Reserve System: Federal Reserve Board of
Governors, 12 Federal Reserve Banks, and the Federal Open Market Committee.
▪ Third level: The 5 Key Functions of the Federal Reserve System: conducting the nation's
monetary policy, helping maintain the stability of the financial system, supervising and
regulating financial institutions, fostering payment and settlement system safety and efficiency,
and promoting consumer protection and community development.
▪ Within the System, certain responsibilities are shared between the Board of Governors in
Washington, D.C., whose members are appointed by the President with the advice and consent
of the Senate, and the Federal Reserve Banks and Branches, which constitute the System's
operating presence around the country. While the Federal Reserve has frequent communication
with executive branch and congressional officials, its decisions are made
independently.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)

It performs five general functions to promote the effective operation of the U.S. economy and, more
generally, the public interest. The Federal Reserve
• conducts the nation's monetary policy to promote maximum employment, stable prices, and
moderate long-term interest rates in the U.S. economy;
• promotes the stability of the financial system and seeks to minimize and contain systemic risks
through active monitoring and engagement in the U.S. and abroad;
• promotes the safety and soundness of individual financial institutions and monitors their impact on
the financial system as a whole;
• fosters payment and settlement system safety and efficiency through services to the banking industry
and the U.S. government that facilitate U.S.-dollar transactions and payments; and
• promotes consumer protection and community development through consumer-focused supervision
and examination, research and analysis of emerging consumer issues and trends, community
economic development activities, and the administration of consumer laws and regulations.
Ngân hàng trung ương Châu Âu

https://www.ecb.europa.eu/ecb/html/index.en.html
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương trên nguyên tắc chỉ hoạt động với ngân hàng trung gian và Chính phủ.

Đối với Chính phủ: là ngân hàng của Chính Đối với ngân hàng thương mại: được quyết định việc
phủ, nhưng nó cũng phải là 1 định chế độc thành lập hay giải thể các ngân hàng trung gian, có
lập với Chính phủ ở một mức độ nhất định. trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của
Về nghiệp vụ, ngân hàng TW thực hiện các các ngân hàng thương mại.
công việc chính với Chính phủ: Các ngân hàng trung gian phải trích 1 phần nhất định
- Như 1 ngân hàng thường với khách hàng trên các khoản tiền gửi vào ngân hàng trung ương (tỷ
là Chính phủ: mở tài khoản, thu tiền, trả lệ dự trữ bắt buộc).
tiền…
Đóng vai trò là ngân hàng của ngân hàng trung gian:
- Ứng trước tiền cho Chính phủ nhằm bù có thể cho các ngân hàng trung gian vay với lãi suất
đắp thâm hụt ngân sách, cho Chính phủ chiết khấu, và đặc biệt quan trọng với vai trò người
vay khi cần thiết. cho vay cuối cùng.
- Cố vấn cho Chính phủ về các vấn đề tiền
tệ trong nền kinh tế
Chức năng của Ngân hàng Trung ương
2.2. Ngân hàng trung gian

▪ Trung gian tài chính là những định chế tài chính có chức năng chu chuyển vốn trong
nền kinh tế; là cầu nối giữa chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn.
▪ Ngân hàng trung gian là định chế tài chính thực hiện các hoạt động ngân hàng và
cung cấp các dịch vụ tài chính có liên quan.
▪ Nội dung hoạt động chủ yếu của NHTG là nhận tiền gửi và cấp tín dụng.

Ngân hàng
thương mại
Ngân hàng
trung gian Định chế tài
Ngân hàng đầu
chính ngoài ngân
tư, phát triển
hàng

Ngân hàng đặc


biệt
Hoạt động kinh doanh và dự trữ của ngân hàng

▪ Các ngân hàng nhận tiền gửi từ các cá nhân dưới dạng gửi sử dụng séc, tiền tiết kiệm
không kỳ hạn, có kỳ hạn hoặc các loại tiền ký gửi khác.
▪ Ngân hàng trung gian có thể sử dụng tiền gửi từ cá nhân để kinh doanh: cho vay, đầu
tư.
▪ Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu rút tiền của khách hàng, ngân hàng trung gian phải để
lại 1 khoản tiền nhất định → dự trữ tùy ý: là lượng tiền giấy mà các ngân hàng trung
gian giữ tại quỹ tiền mặt của mình.
▪ Ngoài ra ngân hàng trung gian cũng phải nộp vào quỹ dự trữ của ngân hàng trung
ương 1 tỷ lệ nhất định so với tiền gửi → dự trữ bắt buộc (dbb): là lượng tiền giấy mà
các ngân hàng trung gian phải ký gửi vào quỹ dự trữ của ngân hàng trung ương.
Dự trữ của ngân hàng

▪ Tỷ lệ dự trữ là tỷ số giữ lượng tiền trong toàn bộ hệ thống ngân hàng so với tổng
lượng tiền ngân hàng được tạo ra bởi các ngân hàng trung gian.
▪ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: dbb
▪ Tỷ lệ dự trữ tùy ý: dty
▪ Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng: d
▪ Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng trung gian: d= dty + dbb
▪ dty = dự trữ tùy ý/ Tiền ngân hàng
▪ dbb= dự trữ bắt buộc/ Tiền ngân hàng
▪ d = (dự trự tùy ý + dự trữ bắt buộc)/ Tiền ngân hàng
III. Tiền ngân hàng và số nhân tiền tệ

▪ Khối lượng tiền tệ (mức cung tiền tệ): là lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Để
đo khối lượng tiền tệ, cần phân loại tiền theo tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi
thành phương tiện trao đổi).
Theo định nghĩa hẹp
▪ Tiền giao dịch: các khoản tiền có thể sử dụng ngay lập tức, không bị hạn chế trong
việc mua bán hàng hóa hay thanh toán nợ nần với nhau.
▪ M1= Tiền mặt (ngoài ngân hàng) + Tiền ngân hàng
▪ M1 = CM+DM
CM: tiền mặt ngoài ngân hàng(tiền giấy hoặc tiền xu lưu hành).
DM: tiền gửi không kỳ hạn/ sử dụng sec/ tiền gửi thanh toán.
Möùc cung tieàn theo nghóa roäng
M1 = Tiền trong lưu thông + Séc du lịch + Tiền gửi thanh toán + Tiền gửi có thể phát hành séc
khác.
Bên cạnh tiền giao dịch, tùy từng quốc gia, khái niệm về khối tiền cũng được mở rộng hơn tùy
từng mức độ thanh khoản của từng khối tiền tệ:
▪ M2= M1+ Những khoản gửi có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt mà hầu như không bị
mất mát (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi giá trị nhỏ)
▪ M3= M2 + Những khoản gửi có thể chuyển thành tiền mặt nhưng tương đối chậm hoặc phải
chịu mất mát (Tiền gửi khác)
▪ M4= M3 + Những loại tài sản khác có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt (Trái phiếu, cổ
phiếu…)
OECD: Narrow money - M1: currency i.e. banknotes and coins, plus overnight deposits; M2: the sum
of M1, deposits with an agreed maturity of up to two years and deposits redeemable at notice of up to
three months.Broad money - M3: the sum of M2, repurchase agreements, money market fund
shares/units and debt securities up to two years.
Link
Cách tạo tiền của ngân hàng

▪ Giả định:
▪ Tỷ lệ dự trữ chung cho mọi ngân hàng: d= 0,1=10%
▪ Cá nhân có thể đồng thời giữ tiền mặt hoặc gửi tiền vào ngân hàng sử dụng séc
▪ Ngân hàng kinh doanh bằng cách cho vay tiền ký gửi sau khi trừ đi tiền dự trữ
▪ Tình huống:
▪ Người A có 1000, giữ lại 200 tiền mặt và đưa 800 gửi vào ngân hàng 1.
▪ Ngân hàng này nhận tiền gửi và cho B vay 720. B lại giữ lại 20 tiền mặt và lại gửi 700 vào ngân hàng 2
làm tài khoản sec.
▪ Ngân hàng 2 cho người C vay 630. Người C giữ lại 130 tiền mặt và gửi và 500 vào ngân hàng 3.
▪ Ngân hàng 3 cho người D vay 450. Và người D giữ lại hết để chi tiêu.
▪ Lập bảng dòng tiền bắt đầu tư người 1 và từ 1000 ban đầu, qua 3 ngân hàng đã tạo ra được số tiền là
bao nhiêu?
Ngân hàng Khách hàng
Tiền ngân hàng Dự trữ Cho vay Tên Tiền mặt Tài khoản sec
Ban đầu H=1000 A 200 800
Ngân hàng 1 800 80 720 B 20 700
Ngân hàng 2 700 70 630 C 130 500
Ngân hàng 3 500 50 450 D 450 0
Tổng cộng 2000 200 1800 800 2000

Từ lượng tiền ban đầu H= 1000 → thông qua hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng
đã tạo ra tổng số tiền:
M1= Tiền ngoài ngân hàng + Tiền ngân hàng (tiền gửi sử dụng sec)
M1= 800+ 2000 = 2800
→ số nhân tiền: kM= M1/H=2,8
Số nhân tiền tệ
▪ Số nhân tiền tệ (Money multiplier- kM) là hệ số phản ánh khối lượng tiền được tạo ra từ
một đơn vị tiền mạnh. → tính là tỷ lệ giữa tổng khối lượng tiền chia cho khối lượng tiền
mạnh.
▪ Tiền mạnh (cơ số tiền: H): là số tiền giấy và tiền kim loại lưu hành ngoài ngân hàng (tiền
mặt) cộng với số tiền giấy và tiền kim loại do hệ thống ngân hàng nắm giữ dưới dạng dự
trữ. → toàn bộ lượng tiền giấy và tiền kim loại đã được phát hành vào nền kinh tế.
▪ H= tiền mặt ngoài ngân hàng (CM) + tiền dự trữ trong ngân hàng (RM)
Khối lượng tiền M1 gồm tiền ngoài ngân hàng và tiền gửi sử dụng sec:
▪ M1= Tiền mặt ngoài ngân hàng (CM) + Tiền gửi sử dụng sec (tiền gửi thanh toán) (DM)
▪ kM= M1/ H
kM= (CM+DM)/ (CM+RM) = (c+1)/(c+d)
Trong đó: c= CM/ DM: Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hang; d= RM/ DM: tỷ lệ dự trữ của ngân
hàng
kM tỷ lệ nghịch với c và d
4. Thị trường tiền tệ

▪ Cung tiền tệ
Là toàn bộ số tiền được tạo ra trong nền kinh tế.
SM = M1= kM *H
Lượng cung tiền do ngân hàng trung ương quyết định, là hàm hằng.
r (%)
SM

Lượng tiền
0
4. Thị trường tiền tệ

▪ Cầu tiền tệ (Dm)


Cầu tiền tệ là khái niệm để chỉ số lượng tiền mà các chủ thể trong nền kinh tế muốn nắm
giữ để chi tiêu.
Nhu cầu nắm giữ tiền của con người do 3 lý do:
Nhu cầu giao dịch: mua sắm các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa thường ngày.
Nhu cầu dự phòng: đáp ứng nhu cầu chi tiêu bất ngờ, không định trước được.
Nhu cầu đầu cơ: nắm giữ tiền như một dạng tài sản.
4. Thị trường tiền tệ

▪ Các yếu tố tác động đến cầu tiền:


(1) Mức giá: đồng biến
(2) Sản lượng thực tế (Y): đồng biến
(3) Lãi suất: nghịch biến
Hàm cầu tiền:
LM= L0+LY*Y+Lr*r
Trong đó:
L0: cầu tiền tự định, không phụ thuộc vào Y và r
LY>0: hệ số cầu tiền theo Y, phản ánh sự phụ thuộc của cầu tiền với Y, phản ánh khi Y thay đổi 1 đơn vị
thì LM sẽ thay đổi LY đơn vị.
Lr<0 hệ số cầu tiền theo Y, phản ánh sự phụ thuộc của cầu tiền với Y, phản ánh khi r thay đổi 1 % thì LM
sẽ thay đổi Lr đơn vị.
4. Thị trường tiền tệ

▪ Thị trường tiền tệ


r (%)
SM
Hàm tổng quát cầu tiền tệ nghịch biến theo
lãi suất.
Khi lãi suất thực tế thay đổi, sẽ tác động
r1
đến cầu tiền tệ. Tuy nhiên, nó sẽ có xu
hướng điều chỉnh lãi suất thực tế về mức
cân bằng, khi đó: SM= LM LM

Lượng tiền
0
M
4. Thị trường tiền tệ

▪ SM 1 SM 2
r (%) r (%)
SM
r2

r1 r1
r2
LM 2 LM
LM 1

Lượng tiền
Lượng tiền
0 0
M M
Khi cầu tiền tăng lên, đường cầu tiền dịch chuyển Khi cung tiền tăng lên, đường cung tiền dịch
sang phải, đẩy mức lãi suất tăng lên. chuyển sang phải, đẩy mức lãi suất giảm xuống.
5. Chính sách tiền tệ

Mục tiêu của chính sách tiền tệ


▪ Mức sản lượng cân bằng (YE) bằng với sản lượng tiềm năng (YP)
▪ Thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên
▪ Mức độ lạm phát vừa phải
Cơ sở để thực hiện chính sách tiền tệ
Thay đổi lượng cung tiền trên cơ sở: SM= M= kM*H
→ để thay đổi lượng cung tiền ∆SM → NHTW thực hiện bằng cách bổ sung hoặc rút bớt
1 lượng tiền trong lưu thông.
Thực hiện bởi ngân hàng trung ương bằng cách thay đổi H hoặc kM
Các công cụ thực hiện

a. Mua bán chứng khoán của chính phủ (hoạt động của thị trường mở – open market
operations)
▪ Tăng khối lượng tiền:
▪ Ngân hàng TW mua các loại giấy tờ có giá trên thị trường sẽ làm tăng lượng tiền mạnh trong nền
kinh tế

▪ Giảm lượng tiền:


▪ Phát hành các loại giấy tờ có giá → dân chúng mua các loại giấy tờ có giá bằng tiền do vậy sẽ làm
giảm lượng cung tiền trên thị trường
Thay đổi dự trữ bắt buộc

▪ Tỷ lệ dự trữ của Ngân hàng thương mại: d=dbb+dty bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt
buộc → Ngân hàng TW sẽ tác động làm thay đổi kM → thay đổi lượng cung tiền trên
thị trường.
▪ d tỷ lệ nghịch với lượng cung tiền → do vậy NHTW sẽ thay đổi dbb để tác động SM
▪ kM= (CM+DM)/ (CM+RM) = (c+1)/(c+d)= (c+1)/(c+ dty+dbb)

❖ Tăng lượng cung tiền: giảm dbb


❖ Giảm lượng cung tiền: tăng dbb
Chính sách chiết khấu

▪ Là các chính sách chủ yếu mà NHTW áp dụng đối với các ngân hàng TM khi các ngân
hàng TM vay tiền thông qua tỷ suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu) và cửa sổ chiết
khấu với tư cách là người cho vay cuối cùng.
▪ Lãi suất chiết khấu: là mức lãi suất mà trung gian (thương mại) phải trả khi vay tiền
từ NHTW. Việc vay tiền của NHTG từ NHTW được gọi là vay chiết khấu.
▪ Của sổ chiết khấu: những điều kiện thuận lợi mà ngân hàng TW dành cho các ngân
hàng trung gian khi cho vay chiết khấu.
Chính sách chiết khấu

Các CS chiết khấu sẽ tác động đến của H và kM


▪ Tác động đến lượng tiền mạnh H: nếu các chính sách chiết khấu thuận lợi → thúc đẩy
các NHTM đi vay từ các NHTW → tăng lượng tiền trong nền kinh tế. Ngược lại sẽ làm
hạn chế lượng tiền mạnh cho vay từ NHTW đến các NHTM.
▪ Tác động đến số nhân tiền:
kM= (CM+DM)/ (CM+RM) = (c+1)/(c+d)= (c+1)/(c+ dty+dbb)
Nếu các chính sách chiết khấu thuận lợi → NHTM dễ dàng huy động được tiền từ
NHTW → giảm lượng tiền dự trữ → dty giảm → kM tăng.
Và ngược lại: nếu chính sách chiết khấu không thuận lợi → NHTM phải dự trữ nhiều
hơn → dbb tăng lên → kM giảm.
Công cụ kiểm soát trực tiếp

▪ Kiểm soát tín dụng: hạn chế hoặc ưu tiên cho những ngành trong nền kinh tế.
▪ Ấn định lãi suất: NHTW ấn định một mức lãi suất hoặc khung lãi suất nhất định buộc
các NHTG phải theo. Khi muốn tăng hoặc giảm SM, ngân hàng TW sẽ thay đổi theo
hướng thích hợp.
→ kiểm soát trực tiếp, mức độ hiệu quả cao nhưng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động
của các NHTM: huy động tiết kiệm, giảm hiệu quả đầu tư. → trên thế giới đã hạn chế sử
dụng hình thức can thiệp trực tiếp này.
Tác động của chính sách tiền tệ

r SM2 r AD AD2
SM1
DM
I AD1

r1

r2

0 M I Y

Thay đổi lượng cung tiền SM↓↑ → r ↓↑ → I ↓↑ → AD ↓↑ → Y ↓↑


Tổng kết

▪ Tiền ra đời như một nhu cầu tất yếu của con người và được định nghĩa như bất cứ
phương tiện trung gian nào được thừa nhận trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa.
Tiền được thể hiện dưới nhiều hinh thái: tiền bằng hàng hóa, tiền quy ước và tiền
ngân hàng.
▪ Chức năng của tiền bao gồm: (1) phương tiện trao đổi; (2) phương tiện cất trữ; (3)
phương tiện đo lường và (4) phương tiện thanh toán.
▪ Hệ thống ngân hàng hiện đại được tổ chức theo mô hình 2 cấp: ngân hàng trung ương
và các ngân hàng trung gian (ngân hàng thương mại). Ngân hàng trung ương đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nền kinh tế, một mặt nó phải phục vụ cho
mục đích của Chính phủ, mặt khác nó cũng cần có sự độc lập tương đối để có thể điều
hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.
▪ Bốn chức năng chính của NHTW trong nền kinh tế đó là: (1) độc quyền phát hành giấy
bạc ngân hàng; (2) điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế; (3) là ngân hàng
của Nhà nước và (4) là ngân hàng của các ngân hàng
Tổng kết

▪ Ngân hàng trung gian là những định chế tài chính có chức năng chu chuyển vốn trong nền kinh tế; là cầu
nối giữa chủ thể thừa vốn và chủ thể thiếu vốn. Nội dung hoạt động chủ yếu của NHTG là nhận tiền gửi và
cấp tín dụng. Thông qua các NHTG mà nguồn vốn có thể lưu chuyển từ nơi thiếu tới nơi cần.
▪ Ngoài ra, chính nhờ các hoạt động huy động tiền từ người tiêu dùng mà các NHTG đã thực hiện được chức
năng tạo ra một lượng tiền giao dịch lớn hơn số lượng tiền mạnh ban đầu. Tuy nhiên không phải toàn bộ
lượng tiền gửi, NHTG có thể huy động để kinh doanh mà họ buộc phải ký gửi 1 lượng tiền nhất định vào
NHTW và dự trữ tại ngân hàng.
▪ Lượng tiền mạnh (H) dùng để chỉ toàn bộ lượng tiền quy ước đã được phát hành, bao gồm tiền mặt ngoài
ngân hàng và tiền dự trữ của ngân hàng. Lượng tiền giao dịch (M1) dùng để đo lường toàn bộ lượng tiền có
thể mua hàng hóa và dịch vụ bao gồm: tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng. Tiền ngân hàng là loại
tiền ký gửi có thể phát hành sec. Chính nhờ loại tiền này mà mới tạo ra được số nhân của tiền tệ (kM ) phản
ánh khối lượng tiền M1 được tạo ra từ 1 đơn vị tiền mạnh H. Số nhân của tiền tệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dữ trữ
và tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng.
kM= (CM+DM)/(CM+RM)= (c+1)/(c+d)
Trong đó: CM: tiền mặt ngoài ngân hàng; DM: tiền ngân hàng (tiền sử dụng sec); RM: tiền dự trữ trong ngân
hàng.
c= CM/ DM: Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng; d= RM/ DM: tỷ lệ dự trữ của ngân hàng
kM tỷ lệ nghịch với c và d
Tổng kết

▪ Thị trường tiền tệ cũng hoạt động tương tự như các thị trường khác, trong đó cũng có yếu tố từ cung, cầu và mức giá là lãi
suất hay chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền. Từ phía cung, thông thường, lượng cung tiền thường là một lượng cố định
trong một giai đoạn nhất định. Hàm cung tiền tổng quát:

SM= M1= kM*H

▪ Từ phía cầu, lượng cầu tiền từ dân chúng phụ thuộc vào 3 nhu cầu: (1) cầu giao dịch; (2) cầu dự phòng và (3) cầu đầu cơ.
Các yếu tố tác động đến cầu tiền có thể kể đến: (1) mức giá; (2) sản lượng và (3) lãi suất. Trong khi mức giá và sản lượng tác
động cùng chiều với lượng cầu tiền thì lãi suất lại tác động ngược chiều với lượng cầu tiền.

Hàm cầu tiền tổng quát:

LM= L0+LY*Y+Lr*r

Trong đó:

L0: cầu tiền tự định, không phụ thuộc vào Y và r

LY>0: hệ số cầu tiền theo Y, phản ánh sự phụ thuộc của cầu tiền với Y, phản ánh khi Y thay đổi 1 đơn vị thì LM sẽ thay đổi LY
đơn vị.

Lr<0 hệ số cầu tiền theo Y, phản ánh sự phụ thuộc của cầu tiền với Y, phản ánh khi Y thay đổi 1 % thì LM sẽ thay đổi Lr đơn vị.
Tổng kết

▪ Thị trường tiền tệ cũng căn cứ vào cung, và cầu của tiền tệ và lãi suất được coi như mức giá hay chi phí cơ
hội của việc sử dụng tiền. Cầu tiền tệ tác động nghịch biến với lãi suất do vậy khi lãi suất tăng sẽ làm cầu
tiền giảm và ngược lại. Cũng như các thị trường khác, thị trường tiền tệ sẽ điều chỉnh lãi suất theo xu hướng
mà tại đó lượng cung tiền bằng với lượng cầu tiền.
▪ Khi lượng cung tiền tăng lên, sẽ làm lãi suất cân bằng giảm xuống, trong khi nếu lượng cầu tiền tăng lên, sẽ
làm cho lãi suất tăng lên.
▪ Căn cứ và hoạt động của thị trường tiền tệ, NHTW sẽ tác động nhằm thực hiện chính sách tiền tệ nhằm mục
đích: đưa nền kinh tế về sản lượng tiềm năng; giảm thất nghiệp và mức độ lạm phát vừa phải. Các chính
sách vĩ mô về tiền tệ, NHTW sẽ chủ yếu tác động để điều chỉnh lượng cung qua một số công cụ nhất định:
hoạt động trên thị trường mở; tỷ lệ dự trữ bắt buộc; chính sách chiết khấu và một số công cụ điều tiết trực
tiếp (ấn định lãi suất; kiểm soát tín dụng).
▪ Khi sản lượng tiềm năng lớn hơn sản lượng thực tế, NHTW sẽ thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ thông
qua việc tăng thêm lượng cung tiền trong nền kinh tế bằng việc mua vào các loại giấy tờ có giá; hoặc giảm tỷ
lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện chính sách chiết khấu nới lỏng hoặc giảm lãi suất.
▪ Trong khi nếu sản lượng tiềm năng nhỏ hơn sản lượng thực tế, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt,
giảm lượng lưu thông tiền trong nền kinh tế thông qua việc bán ra các loại giấy tờ có giá, tăng tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, thực hiện chính sách thắt chặt chiết khấu và tăng lãi suất.
▪ Cơ chế thực hiện của chính sách tiền tệ đó là điều chỉnh lượng cung tiền, qua đó làm thay lãi suất. Lãi suất
sẽ tác động đến lượng đầu tư từ đó sẽ dẫn đến việc tăng hay giảm sản lượng trong nền kinh tế.

You might also like