Nói Đi Đôi V I Làm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH: NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM

"Nói đi đôi với làm" là nguyên tắc quan trọng nhất trong đạo đức truyền thống của
dân tộc, được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới và là nền tảng triết lý sống
của Người.
Người coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng nền đạo đức mới.
Nguyên tắc cơ bản này là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nó đã trở thành phương
pháp luận trong cuộc sống và là nền tảng triết lý sống hết sức bình dị mà vô cùng sâu sắc
của Người.
Hồ Chí Minh yêu cầu các đảng viên và cán bộ phải hành động thích hợp với lời nói
của mình. Nguyên tắc này đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói nhiều làm ít,
thậm chí nói mà không làm.
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, khi đề cập tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí
Minh yêu cầu: “Nói thì phải làm”. Trong bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân, Người viết: “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Trong suốt cuộc đời
mình, Hồ Chí Minh đã giáo dục mọi người và chính Người đã thực hiện điều đó một cách
nghiêm túc và đầy đủ nhất. Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời về lời nói đi
đôi với việc làm.
Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ trích thói đạo đức giả và coi thường quần chúng của
một số cán bộ. Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải làm gương, gắng làm gương
trong anh em và trước nhân dân, gương về tinh thần, vật chất và văn hóa.
“Nói đi đôi với làm” là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nói đi đôi
với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, nói nhiều làm
ít, thậm chí nói mà không làm. Ngay sau thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, Hồ Chí
Minh đã chỉ ra những biểu hiện của thói đạo đức giả ở một số cán bộ “vác mặt làm quan
cách mạng”. Sau này, Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi
thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc
thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái
ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm, chính sách của Đảng và
Chính phủ”, làm tổn hại đến uy tín của Đảng và Chính phủ trước nhân dân.
Lời nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức, và đây là một nét đẹp
của truyền thống văn hóa phương Đông. Hồ Chí Minh tin rằng, để đạo đức cách
mạng thấm sâu và trở thành nền tảng tinh thần của nhân dân, cán bộ, đảng viên
phải làm gương và đứng đầu trong việc thực hiện nguyên tắc "nói đi đôi với làm".
Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên: “Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm
gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba
mặt: Tinh thần, vật chất và văn hóa”.
Sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong lời nói và việc làm không chỉ là cách
thức để giáo dục đạo đức cho quần chúng, mà còn là một phương pháp để tự giáo
dục bản thân mình.
Lời nói đi đôi với việc làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh đã viết:
“Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm
gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Với ý nghĩa đó, Hồ
Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách
mạng tiền phong mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng cần chú trọng vào "đạo làm gương", tức là
lấy người tốt, việc tốt làm mẫu gương để hướng dẫn nhân dân.
Đối với cán bộ, đảng viên, Người nêu luận điểm quan trọng: “Trước mặt quần chúng,
không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.Quầnchúng chỉ quý
mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực
thước cho người ta bắt chước”. Người nói: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày
giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ
chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Muốn làm được như vậy,
phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình “người tốt, việc tốt” rất gần gũi trong đời
thường, trong các lĩnh vực lao động, sản xuất, chiến đấu, học tập, nghiên cứu… bởi vì,
theo Người: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối,
thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả”. Không nhận thức
được điều này là “chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc”. Theo Hồ Chí Minh, “Người tốt, việc
tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”.
Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững
chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng ngày của mỗi
người và của toàn xã hội.

You might also like