Đề Cương Ôn Tập Cuối Kì Ii, Lớp 11 Năm Học 2022-2023 I. Trắc nghiệm (4 quốc gia khu vực)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II, LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023

I. Trắc nghiệm (4 quốc gia khu vực)


2.3. Liên hang Nga
Câu 1. LB Nga giáp hai đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
C. Bắc Băng Dương và Ẩn Độ Dương.
D. Dại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 2. Ranh giới tự nhiên phân chia phần phía tây và phần phía đông của LB Nga là
A. sông Ô-bi. B. dãy U-ran. C. sông Lê-na. D. sông Ê-nit-xây.
Câu 3. Ranh giới tự nhiên phân chia phần lãnh thổ thuộc châu Á và phần lãnh thổ
thuộc châu Âu của LB Nga là
A. sông Ê-nit-xây. B. sông Lê-na. C. Dãy U-ran. D. sông Ô-bi.
Câu 4. Dạng địa hình chủ yếuở phần lãnh thổ phía tây của LB Nga là
A. sơn nguyên. B. đồng bằng. C. bồn địa. D. núi cao.
Câu 5. Khoáng sản có trữ lượng lớn ở đồng bằng Tây Xi-bia là
A. than. B. dầu khí. C. quặng sắt D. kim cương.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng Đông Âu là
A. chủ yếuđồi thấp và đầm lày.
B. thấp và nhiều ô trũng ngập nước.
C. nhiều đầm lày và vùng trũng thấp.
D. tương đối cao, xen lẫn nhiều đồi thấp.
Câu 7. Địa Hình chủ yếuở phần lãnh thổ phía đông của LB Nga là
A. núi và cao nguyên. B. đồng bằng và cao nguyên
C. đồng bằng và bồn địa. D. cao nguyên và sơn nguyên.
Câu 8. Thế mạnh tự nhiên nổi bật ở phần lãnh thổ phía đông của LB Nga là
A. chăn nuôi gia súc. B. sản xuất lương thực.
C. trồng cây công nghiệp. D. phát triển thủy điện.
Câu 9. Ý nào sau đây không phải là thế mạnh ở phần lãnh thổ phía đông của LBNga?
A. Phát triển thủy điện. B. Chăn nuôi gia súc.
C. Khai thác khoảng sản. D. Tài nguyên lâm sản.
Câu 10. Đại bộ phận lãnh thổ LB Nga thuộc khí hậu nào?
A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Cận cực. D. Ôn đới.
Câu 11. Kiểu khí hậu cận nhiệt đới xuất hiện chủ yếuở phần lãnh thổ nào của LB
Nga?
A. Phía Tây. B. PhíaBắc. C. Phía nam. D. Vùng Trung tâm.
Câu 12. Phần lãnh thổ phía bắc của LB Nga có khí hậu
A. cận cực. B. ôn đới. C.nhiệt đới. D. cận nhiệt đới.
Câu 13. Phần lãnh thổ phía nam của LB Nga có khí hậu
A. ôn đới. B. cận cực. C.nhiệt đới. D. cận nhiệt đới.
Câu 14. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế của LB Nga là
A. bão và áp thấp nhiệt đới. B. bão tuyết, núi lửa, động đất.
C. khí hậu bang giá, khắc nghiệt. D. ngập lụt, hạn hán, lũ quét.
Câu 15. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm cư, dân tộc của LB Nga?
A. Dân số tăng nhanh. B. Dân số đông.
C. Tỉ lệ dân thành thị cao. D. Nhiều dân tộc.
Câu 16. Vấn đề dân cư mà Nhà nước LB Nga quan tâm nhất hiện nay là
A. đô thị hoá tự phát. B. mật độ dân sốthấp.
C. nhiều dân tộc. D. dân số giảm và già hoá dân số.
Câu 17. Biết diện tích của LB Nga là 17098,3 nghìn km2, dân số thời điểm giữa năm
2015 là 144,3 triệu người, vậy mật độ dân số nước này là hơn
A. 84 người/km2. B. 84 người/km.
C. 8 người/km2. D. 8 người/km.
Câu 18. Vào thập niên 90 của thế kỉ XX, dân số của LB Nga có xu hướng giảm chủ
yếudo nguyên nhân nào sau đây?
A. Tỉ suất tử thô cao. B. Gia tăng tự nhiên giảm.
C. Tỉ suất xuất cư cao. D. Tỉ suất sinh cao.
Câu 19. LB Nga là nước đầu tiên trên thế giới
A. đưa người lên Mặt Trăng. B. phát hiện hố đen vũ trụ.
C. phóng tàu thăm dò Sao Hoả. D. đưa con người lên vũ trụ.
Câu 20. Yếu tố tạo thuận lợi để LB Nga tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật của thế
giới là
A. lực lượng lao động dồi dào. B. nền kinh tế năng động.
C. trình độ dân trí cao. D. tỉ lệ dân thành thị cao.
Câu 21. Trình độ học vấn của người dân cao tạo thuận lợi cho LB Nga
A. mở rộng thị trưởng xuất khẩu.
B. thu hút đầu tư nước ngoài
C. hội nhập kinh tế thế giới.
D. xuất khẩu lao động ra các nước.
Câu 22. Dân cư của LB Nga phân bố đông đúc ở
A. đồng bằng Đông Âu. B. cao nguyên Trung Xi-bia.
C. dãy núi U-ran. D. đồng bằng Tây Xi-bia.
Câu 23. LB Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên bang Xô viết?
A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.
C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.
D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.
Câu 24. Nền kinh tế Liên Xô những năm 80 của thế kỉ XX ngày càng
A. tăng trưởng vững mạnh. B. bộc lộ nhiều yếu kém.
C. phát triển năng động. D. phát triển gắn với thị trường.
Câu 25. Nền kinh tế Liên Xô những năm 80 của thế kỉ XX ngày càng bộc lộ nhiều yếu
kém là do
A. sự cạnh tranh của các nước khác.
B. cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp.
C. các nước cộng hoà thành viên tách ra thành quốc gia độc iập.
D. khan hiếm tài nguyên, nguyên nhiên liệu và lao động.
Câu 26. Thời kì đầy khó khăn, biến động về kinh tế - chính trị của LB Nga là
A. thập niên 90 của thế kỉ XX. B. thập niên 80 của thế kỉ XX.
C. giai đoạn sau năm 2000. D. giai đoạn trước năm 1980.

Câu 27. Ý nào sau đây không biểu hiện khó khăn của LB Nga sau khi Liên bang Xô
viết tan rã (đầu thập niên 1990 và những năm tiếp theo)?
A. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
B. Vị trí, vai trò của LB Nga trên trường quốc tế suy giảm
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
D. Đời sống của nhân dân ổn định.
Câu 28. Ý nào sau đây không phải nội dung trong chiến lược kinh tế mới của LB Nga
sau năm 2000?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường.
B. Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
C. Nâng cao đời sống nhân dân.
D. Khôi phục lại Liên bang Xô viết.
Câu 29. Nội dung trọng tâm trong chiến lược kinh tế mới của LB Nga sau năm 2000

A. chấm dứt ngoại giao với Hoa Kì.
B. tăng cường xuất khẩu dầu mỏ.
C. xây dựng nền kinh tế thị trường.
D. khôi phục lại Liên bang Xô viết.
Câu 30. Ý nào sau đây không phải thành tựu về kinh tế của LB.Nga sau năm 2000?
A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
B. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết
C. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
D. Đời sống nhân dân được nâng cao.
Câu 31. Thành tựu nổi bật về mặt xã hội của LB Nga sau năm 2000 là
A. thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết.
B. đời sống nhân dân được cải thiện
C. giá trị xuất siêu ngày càng tăng.
D. sản lượng các ngành kinh tế tăng.
Câu 32. Nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000, nền kinh tế của LB
Nga đã
A. vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và tăng trưởng.
B. tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.
C. đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.
D. phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.
Câu 33. Ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế LB Nga là
A. năng lượng. B. công nghiệp C. nông nghiệp. D. dịch vụ.
Câu 34. Ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai
thác khoáng sản, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô được gọi là các ngành
công nghiệp
A. mới. B. thủ công. C. hiện đại. D. truyền thống.
Câu 35. Ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Nga hiện nay là
A. chế tạo máy. B. luyện kim màu.
C. khai thác dầu khí. D. sản xuất giấy.
Câu 36. Ngành công nghiệp mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga hằng năm là
A. luyện kim màu. B. khai thác dầu khí.
C. đóng tàu biển. D. vật liệu xây dựng.
Câu 37. Cho đến hiện nay, LB Nga vẫn được mệnh danh là cường quốc hàng đầu thế
giới về
A. công nghiệp dệt, may. B. điện tử - tin học.
C. cơ khí, chế tạo máy. D. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử.
Câu 38. Ngành công nghiệp nào được xem là thế mạnh khẳng định vị trí cường quốc
của LB Nga?
A. Quốc phòng. B. Chế tạo máy.
C. Năng lượng D. Điện tử - tin học,
Câu 39. Các trung tâm công nghiệp của LB Nga phần lớn đều tập trung ở
A. ven Bắc Băng Dương. B. cao nguyên Trung Xi-bia.
C. vùng Viễn Đông rộng lớn. D. đồng bằng Đông Âu.
Câu 40. Ngành trồng trọt và chăn nuôi của LB Nga phát triển thuận lợi là nhờ có
A. quỹ đất nông nghiệp lớn. B. đồng bằng chiếm ưu thế.
C. khí hậu ôn đới ôn hoà. D. đất phù sa màu mỡ, ít thiên tai.
Câu 41. Các cây công nghiệp chủ yếucủa LB Nga là
A. hướng dương, bông. B. củ cải đường, đỗ tương.
C. mía, ca cao, cao su. D. củ cải đường, hướng dương.
Câu 42. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của
vùng Đông Xi-bia?
A. Hàng không. B. Đường sắt.
C. Đường biển. D. Đường sông.
Câu 43. Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài, LB
Nga chú động đầu tư giao thông vận tải theo hướng
A. tăng số lượng phương tiện vận tải.
B. hiện đại hoá đường xe điện ngầm
C. xây dựng nhiều hải cảng mới.
D. nâng cấp và mở rộng hệ thống đường.
Câu 44. Nhờ có dải đất đen phì nhiêu, vùng Trung tâm đất đen của LB Nga thuận lợi
để phát triển
A. sản xuất nông nghiệp. B. khai thác khoáng sản.
C. đánh bắt thủy sản. D. chế biến lâm sản.
Câu 45. Vùng kinh tế nào sau đây của LB Nga sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực
châu Á - Thái Bình Dương?
A. Vùng U-ran. B. Vùng Trung ương.
C. Vùng Viễn Đông. D. Vùng Trung tâm đất đen.
2.4. Nhật Bản
Câu 1. Quần đảo Nhật Bản nằm ở khu vực nào sau đây của châu Á?
A. Bắc Á. B. Nam Á. C. Tây Á. D. Đông Á.
Câu 2. Quần đảo Nhật Bản nằm trên đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương.
C. Thái Bình Dương. D. Ấn Độ Dương.
Câu 3. Đảo có diện tích lớn nhất của Nhật Bản là
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Kiu-xiu. C. Xi-cô-cư.
Câu 4. Đảo nào sau đây nằm ở phía bắc Nhật Bản?
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cu. D. Kiu-xiu.
Câu 5. Dòng biển chảy sát ven bờ phía đông Nhật Bản là
A. Gơn-xtrim. B. Pê-ru. C.Cư-rô-xi-vô. D. Ben-guê-la.
Câu 6. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản nơi các dòng biển nóng và lạnh
gặp nhau tạo nên
A. ngư trường lớn. B. sóng thân, triều cường.
C. vực biển sâu. D. vùng xoáy nguy hiểm.
Câu 7. Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu
A. cận nhiệt, ít mưa. B. gió mùa, mưa nhiều.
C. nóng ẩm, mưa nhiều. D. lạnh khô, ít mưa.
Câu 8. Thiên tai thường xuyên xảy ra trên lãnh thổ Nhật Bản là
A. núi lửa. B. động đất. C. hạn hán. D. ngập lụt.
Câu 9. Trên lãnh thổ Nhật Bản có hàng chục núi lửa đang hoạt động là do
A. Nhật Bản nằm trên “vành đai núi lửa” Thái Bình Dương.
B. Nhật Bản không biết cách bảo vệ môi trường.
C. Nhật Bản nằm ở vị trí tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
D. lãnh thổ Nhật Bản là một quần đảo.

Câu 10. Dạng địa hình chủ yếu trên lãnh thổ Nhật Bản là
A. cao nguyên. B. đồi núi. C. đồng bằng. D. núi
cao.
Câu 11. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm bờ biển Nhật Bản?
A. Bờ biển dài, toàn lãnh thổ có tới gần 34 000km.
B. Phía bắc bị đóng băng vào mùa đông.
C. Khúc khủyu, có nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền.
D. Có nhiều bãi cát, cồn cát.
Câu 12. Nhật Bản nằm trong khu vực hoạt động chủ yếucủa gió nào sau đây?
A. Gió mùa. B. Gió Tây. C. Tín phong. D. Gió phơn.
Câu 13. Khí hậu chủ yếucủa Nhật Bản là
A. cận cực và ôn đới. B. cận nhiệt và ôn đới.
C. nhiệt đới và cận nhiệt. D. cận cực và cực.
Câu 14. Vào mùa hạ, phần lãnh thổ phía nam Nhật Bản có thời tiết nổi bật là
A. nóng, khô và hiếm mưa. B. dịu mát, ẩm ướt và mưa nhiều.
C. ấm, gió Đông Nam mạnh. D. nóng, có mưa to và bão.
Câu 15. Khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn ở Nhật Bản là
A. dầu khí. B. than đá. C. quặng sắt. D. kim cương.
Câu 16. về mặt tài nguyên, Nhật Bản là nước
A. nghèo khoáng sản. B. có trữ lượng khoáng sản lớn.
C. có nguồn dầu khí dồi dào. D. giàu tài nguyên.
Câu 17. Biết diện tích là 378 nghìn km2, dân số giữa năm 2014 là 127,1 triệu người,
vậy mật độ dân số Nhật Bản là
A. 336 người/km2. B. 336 người/km.
C. 326 người/km2. D. 236 người/km2.
Câu 18. Ý nào sau đây không thể hiện đúng sự biến động về cơ cấu dân số của Nhật
Bản theo nhóm tuổi?
A. Nhóm 65 tuổi trở lên tăng. B Nhóm 15 - 64 tuổi có biến động.
C. Nhóm 65 tuổi trở lên giảm. D. Nhóm dưới 15 tuổi giảm.

Câu 19. Cơ cấu dân số Nhật Bản đang biến động theo xu hướng
A. già hoá. B. bùng nổ dân số.
C. trẻ hoá. D. tỉ lệ người già thấp.
Câu 20. Ý nào sau đây là không phải là hậu quả của xu hướng già hoá dân số ở Nhật
Bản?
A. Thiếu lao động bổ sung.
B. Chi phí phúc lợi xã hội nhiều.
C. Chiến lược kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng.
D. Lao động có nhiều kinh nghiệm.
Câu 21. Nước Nhật đã đạt được sự phát triển thần kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai
là nhờ một phần quan trọng từ đặc điểm của người lao động. Đặc điểm đó không phải

A. cần cù, chịu khó. B. kỉ luật lao động cao.
C. tỉnh thần trách nhiệm cao. D. lực lượng đông đảo.
Câu 22. Phần lớn dân cư Nhật Bản phân bố tập trung ở
A. khu vực ven biển phía tây. B. các thành phố ven biển.
C. vùng nông thôn đảo Hôn-su. D. vùng núi thấp đảo Hô-cai-đô.
Câu 23. Người dân Nhật Bản có trình độ dân trí cao là do
A. Chú trọng đầu tư cho giáo dục. B. chính sách thu hút nhân tài.
C. chất lượng cuộc sống tốt. D. phổ cập giáo dục, xoá mù chữ.
Câu 24. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản
A. bị suy sụp nghiêm trọng.
B. trở thành cường quốc hàng đầu.
C. tăng trưởng và phát triển nhanh.
D. được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 25. Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1950 - 1973 không
phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tập trung cao độ phát triển các ngành then chốt theo từng giai đoạn.
B. Đẩy mạnh buôn bán vũ khí, thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ.
C. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, gồm cả xí nghiệp lớn, nhỏ, thủ công.
D. Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, áp dụng kĩ thuật mới.
Câu 26. Vào những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế của
Nhật Bản giảm mạnh do nguyên nhân nào?
A. Xung đột sắc tộc. B. Khủng hoảng dầu mỏ.
C. Mĩ cấm vận kinh tế. D. Khủng hoảng với Nga.
Câu 27. Những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP của Nhật Bản được phục hồi là
nhờ
A. tăng cường hợp tác quốc tế.
B. điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế.
C. mở rộng quy mô các xí nghiệp lớn.
D. đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Câu 28. Hãng ô tô nổi tiếng nào sau đây không phải của Nhật Bản?
A. Huynđai. B. Suzuki. C. Nissan. D. Toyota.
Câu 29. Hãng điện tử nổi tiếng nào sau đây không phải của Nhật Bản?
A. Toshiba. B. Samsung. C. Sony. D. Hitachi.
Câu 30. Hai hoạt động dịch vụ có vai trò quan trọng hàng đầu ở Nhật Bản là
A. giao thông vận tải và thương mạỉ.
B. du lịch và giao thông vận tải.
C. thương mại và tài chính.
D. tài chính và du lịch.
Câu 31. Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
nhằm
A. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.
B. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao.
C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước.
D. tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Câu 32. Cây lương thực chính và có diện tích lớn nhất ở Nhật Bản là
A. lúa mì. B. ngô. C. lúa gạo. D. lúa mạch.
Câu 33. Các cây công nghiệp được trồng phổ biến ở Nhật Bản là
A. cao su, bông, ngô. B. chè, thuốc lá, dâu tằm.
C. ngô, thuốc lá, chè. D. cao su, bông, dâu tằm.
Câu 34. Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản nào sau đây?
A. Tơ tằm. B. Đỗ tương. C. Lúa mì. D. Lúa gạo.
Câu 35. Các vật nuôi chính ở Nhật Bản được nuôi theo các phương pháp tiên tiến và
theo hình thức
A. tự nhiên. B. bán tự nhiên C. chuồng trại. D. trang trại.
Câu 36. Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất của Nhật Bản là
A. chè. B. cao su. C. hồ tiêu. D. cà phê.
Câu 37. Chè ở Nhật Bản được trồng nhiều nhất trên đảo
A. Hô-cai-đô. B. Kiu-xiu. C. Hôn-su. D. Xi-cô-cư.
Câu 38. Sản lượng hải sản đánh bắt hàng năm của Nhật Bản lớn chủ yếulà nhờ có
A. vùng biển rộng lớn. B. nhiều ngư trường lớn.
C. nhiều sông suối, ao hồ. D. biển không đóng băng.
Câu 39. Trên đảo nào của Nhật Bản có các ngành công nghiệp khai thác than và luyện
thép phát triển mạnh?
A. Hôn-su. B. Hô-cai-đô. C. Kiuxiu. D. Xi-cô-cư.
Câu 40. Trên đảo nào của Nhật Bản nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động
kinh tế?
A. Hôn-su. B. Xi-cô-cư. C. Hô-cai-đô. D. Kiu-xiu.
Câu 41. Đảo Hô-cai-đô chủ yếuphát triển những ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Công nghiệp nặng, sản xuất ô tô, đóng tàư biển.
B. Khai thác quặng đồng, than đá, luyện thép.
C. Khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột xenlulô.
D. Sản xuất điện tử, tơ sợi, vi mạch và chất bán dẫn.

Câu 42. Nhờ chính sách tận dụng và khai thác triệt để thành tựu khoa học - kĩ thuật và
vốn đầu tư nên Nhật Bản đã nhanh chóng
A. vươn lên dẫn đầu thế giới trong nhiều ngành kinh tế.
B. thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn từ các nước phát triển
C. chuyển giao công nghệ lỗi thời sang các nước khác.
D. mở rộng hoạt động của các công ty trên khắp thế giới.
Câu 43. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là
A. tàu biển, ô tô và máy bay.
B. sản phẩm tin học hàng không và lương thực.
C. nông sản, năng lượng và nguyên liệu công nghiệp.
D. than đá, dầu mỏ và sản phẩm công nghiệp.
Câu 44. Các nông sản mà Nhật Bản nhập khẩu chủ yếulà
A. cao su, hạt điều, cà phê, lúa mì.
B. lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả.
C. hạt hướng dương, lạc, ngô, hồ tiêu.
D. củ cải đường, bông, thuốc lá, chè.
Câu 45. Tàu biển, ô tô, xe gắn máy, sản phẩm điện tử - tin học... là các mặt hàng như
thế nào của Nhật Bản?
A. Xuất khẩu chú lực. B. Nhập khẩu chính,
C. Chất lượng chưa cao. D. Bền, đẹp, giá rẻ.
2.5. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)
Câu 1. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực
A. Đông Á. B. Bắc Á. C. Tây Nam Á. D. Đông Nam Á.
Câu 2. Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?
A. Phía tây. B. Phía đông. C. Phía bắc. D. Phía
nam.
Câu 3. Ý nào nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm vị trí và lãnh thổ
Trung Quốc?
A. Nằm ở khu vực Đông Á, tiếp giáp với 14 quốc gia.
B. Có diện tích lớn sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì.
C. Các bộ phận lãnh thổ ven biển gồm đặc khu hành chính Hàng Công, Ma Cao và
đảo Đài Loan.
D. Phía đông giáp Biển Đỏ với đường bờ biển dài khoảng 9000km.
Câu 4. Dãy núi được coi là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ là
A. Hy-ma-lay-a. B. Hoàng Liên Sơn.
C. Côn Luân. D. Thiên Sơn.
Câu 5. Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới
135°Đ, giáp 14 nước , Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là
A. có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
B. có nhiều tài nguyên thiên nhiên
C. có thể giao lưu với nhiều quốc gia.
D. phân chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị.
Câu 6. Với đặc điểm "Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới
135°Đ, giáp 14 nước”, Trung Quốc có khó khăn cơ bản trong việc
A. quản lí xuất, nhập khẩu. B. quản lí xuất, nhập cảnh.
C. đảm bảo an ninh, quốc phòng. D. quản lí hành chính, chính quyền.
Câu 7. Ranh giới giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc thường được phân định
theo kinh tuyến
A. 105° Đông. B. 105° Tây. C. 115° Tây. D. :115° Đông.
Câu 8. Miền tự nhiên có nhiều thuận lợi hơn để phát triển kinh tế - xã hội của Trung
Quốc là
A. miền Đông. B. miền Tây. C. miền Tây Bắc. D. miền Tây Nam.
Câu 9. Miền nào của Trung Quốc có đặc điểm tự nhiên sau: “gồm các dãy núi cao, các
sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt...”?
A. Miền Đông. B. Miền Bắc. C. Miền Tây. D. Miền Nam.
Câu 10. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nằm ở vùng đồng bằng
A. Hoa Trung. B. Hoa Bắc. C. Đông Bắc. D. Hoa Nam.
Câu 11. Các đồng bằng phía đông của Trung Quốc lần lượt từ Bắc xuống Nam là
A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung
C. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
D. Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc.
Câu 12. Đồng bằng ở Trung Quốc được tạo nên bởi sông Hoàng Hà là
A. Hoa Bắc. B. Đông Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
Câu 13. Đồng bằng do sông Trường Giang bồi đắp là
A. Hoa Bắc. B. Đông Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.

Câu 14. Địa hình núi cao nhất của Trung Quốc tập trung ở khu vực
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Bắc. D. Tây Nam.
Câu 15. Biết diện tích Trung Quốc là 9562,9 nghìn km 2, dân số giữa năm 2015 là
1371,9 triệu người, vậy mật độ dân số của nước này là
A. 144 người/km2. B. 144 người/km.
C. 8191 người/km .
2
D. 10 934 người/km2.
Câu 16. Năm 2015, dân số Trung Quốc là 1371,9 triệu người, trong đó số dân thành
thị là 740 826 nghìn người, vậy tỉ lệ dân thành thị của Trung Quốc năm 2015 là
A. 54%o . B. 45%. C. 54%. D. 54 triệu người.
Câu 17. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội hiện nay ở Trung
Quốc?
A. Mức gia tăng dân số tự nhiên cao.
B. Các khu tự tộ tập trung chủ yếuở vùng núi và biên giới
C. Các thành phố lớn tập trung chủ yếutại miền Đông.
D. Tỉ lệ dân nông thôn khoảng 46%.
Câu 18. Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính
sách dân số với nội dung
A. mỗi gia đình có 1 đến 2 con. B. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai
C. mỗi gia đình chỉ có 2 con. D. mỗi gia đình chỉ có 1 con.
Câu 19. Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.
D. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 20. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?
A. Dân cư phân bố đều, tập trung chủ yếuở nông thôn.
B. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếuở miền núi.
C. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếuở miền Tây.
D. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếuở miền Đông.
Câu 21. Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung
đông chủ yếudo
A. nền kinh tế phát triển.
B. gần biển, khí hậu mát mẻ.
C. đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.
D. nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.
Câu 22. Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếudo
A. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ,
B. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
C. ít tài nguyên khoảng sản và đất trồng.
D. nhiều hoang mạc, bồn địa.
Câu 23. Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dần (chủ yếucó mật độ dưới 1
người/km2) nhưng lại có một dải có mật độ đông hơn với mật độ 1 - 50 người/km 2 là
do
A. gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
B. gắn với tuyến đường sắt Đông - Tây mới xây dựng
C. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
Câu 24. Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở Trung Quốc là
A. thấp. B cao. C. trung bình. D. rất cao.
Câu 25. Về mặt giáo dục, ý nào sau đây không phải là giải pháp Trung Quốc đã làm
để chuẩn bị và bổ sung liên tục lực lượng lao động có chất lượng cho công cuộc hiện
đại hoá đất nước?
A. Cử người đi đào tạo ở nước ngoài.
B. Thuê chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài.
C. Nhập khẩu nhiều lao động phổ thông nước ngoài.
D. Cải cách giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường trong nước.
Câu 26. Trung Quốc tiến hành hiện đại hoá và cải cách mở cửa từ năm
A. 1978. B. 2008. C. 1949 D. 1987.
Câu 27. Từ năm 1978, Trung Quốc đã có quyết sách gì quan trọng?
A. Thực hiện chính sách dân số triệt để và phân bố lại dân cư.
B. Tiến hành hiện đại hóa và cải cách mở cửa.
C. Tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
D. Thực hiện cách mạng văn hoá và đại nhảy vọt.
Câu 28. Ý nào sau đây không phải là kết quả của công cuộc cải cách mở cửa của
Trung Quốc được thực hiện là năm 1978?
A. Tốc độ tăng trưởng GDP cao.
B. Thu nhập bình quân đầu người tăng
C. Gia tăng dân số giảm
D. Đời sống nhân dân được cải thiện.
Câu 29. “Các nhà máy, xí nghiệp được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất
và tìm thị trường tiêu thụ...” là nội dung của chính sách nào ở Trung Quốc?
A. Cách mạng trắng.
B. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. Cách mạng xanh.
D. Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
Câu 30. Khu công nghiệp duy nhất ở miền Tây (Urumsi) có cơ cấu ngành gồm
A. hoá chất, luyện kim đen. B. luyện kim đen, luyện kim màu.
C. hoá chất, đóng tàu biển. D. luyện kim đen, hóa dầu.
Câu 31. về quy mô và vị trí, hai trung tâm công nghiệp của Trung Quốc là Thượng
Hải và Quảng Châu đều giống nhau ở chỗ
A. có quy mô lớn và ở ven biển.
B. có quy mô rất lớn và ở ven biển.
C. có cơ cấu ngành đa dạng và đều có đóng tàu, hoá dầu.
D. có cơ cấu ngành đa dạng và đều có ngành đóng tàu.
Câu 32. Ý nào sau dây không phải là biện pháp để Trung Quốc khuyến khích phát
triển nông nghiệp?
A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
B. Tăng cường nhập khẩu lương thực - thực phẩm
C. Áp dụng tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
D. Cải thiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Câu 33. Các nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu của Trung Quốc là
A. lương thực, bông, cừu. B. lương thực, bông, thịt lợn.
C. lương thực, bò, cừu. D. lương thực, bông, bò.
Câu 34. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Trung Quốc
A. trồng trọt và chăn nuôi tương đương nhau.
B. chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt.
C. trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.
D. chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm ưu thế.
Câu 35. Loại cây chiếm vị trí quan trọng nhất trong số các cây trồng ở Trung Quốc là
A. cây lương thực. B. cây công nghiệp
C. cây ăn quả. D. cây rau, đậu.
Câu 36. Lúa mì, ngô, củ cải đường là các sản phẩm nông nghiệp được trồng nhiều ở
vùng nào của Trung Quốc?
A. Vùng duyên hải phía đông.
B. Các cao nguyên, bồn địa phía tây.
C. Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc.
D. Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam.
Câu 37. Lúa gạo, mía, chè, bông là các sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc được
trồng nhiều ở vùng
A. đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc.
B. đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam.
C. vùng duyên hải phía đông.
D. các cao nguyên, bồn địa phía tây.
Câu 38. Cừu là vật nuôi có nhiều ở vùng nào của Trung Quốc?
A. Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc.
B. Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Duyên hải phía đông.
D. Các cao nguyên, vùng núi phía tây.

Câu 39. Lợn là vật nuôi của Trung Quốc có nhiều ở


A. các đồng bằng phía đông.
B. đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam.
C. các cao nguyên, vùng núi phía tây.
D. đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc.
Câu 40. “16 chữ vàng”, “4 tốt”... là những phương châm quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam với
A. LB Nga. B. Cu-ba. C. Lào. D. Trung Quốc.
2.6. Khu vực Đông Nam Á
Câu 1. Hiện nay khu vực Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu quốc gia?
A. 13. B. 12. C. 11. D. 10.
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa các lục địa Á - Âu , Ô-xtrây-li-a.
B. Nằm ở phía đông nam của châu Á.
C. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn
D. Nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Câu 3. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội ở Đông Nam Á?
A. Giao thương buôn bán dễ dàng.
B. Mang đến nhiều bão và áp thấp nhiệt đới.
C. Giao lưu văn hoá, xã hội thuận lợi.
D. Mang lại nguồn khoáng sản và hải sản khổng lồ.
Câu 4. Eo biển có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Đông Nam Á và thế giới
trên đường hàng hải quốc tế nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương là eo
A. Ma-lắc-ca. B. Ma-ca-xa.
C. Ba-si. D.Xun-đa.

Câu 5. Các quốc gia Đông Nam Á lục địa gồm có


A. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam
B. Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Phi-líp-pin.
C. Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chía, Ma-lai-xi-a, Bm-nây.
D. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin, Đông Ti-mo, Xin-ga-po.
Câu 6. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, tạo thuận lợi để phát triển
A. giao thông vận tải biển. B. khai thác khoáng sản biển
C. du lịch biển. D. Tổng hợp kinh tế biển.
Câu 7. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây không có biên giới trên đất liền với các
quốc gia láng giềng?
A. Lào. B. Phi-líp-pin. C. Thái Lan. D. Cam-pu-chia.
Câu 8. Việc phát triển giao thông ở Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây không
thuận lợi là do
A. biển ngăn cách.
B. phải phá nhiều rừng đặc dụng.
C. không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
D. các dãy núi và sông ngòi có hướng bắc - nam hoặc tây bắc - đông nam;
Câu 9. Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây tuy
không thuận lợi nhưng rất cần thiết để thúc đẩy
A. phát triển kinh tế - xã hội trong một nước và giữa các nước.
B. giao lưu văn hoá giữa các nước
C. giao thương kinh tế giữa các nước.
D. phát triển du lịch trong vùng.
Câu 10. Phần lãnh thổ có khí hậu lạnh về mùa đông ở Đông Nam Á thuộc
A. Mi-an-ma và Việt Nam. B. Phi-líp-pin và Đông Ti-mo.
C. Thái Lan và Lào. D. bắc Mi-an-ma và bắc Việt Nam.
Câu 11. Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ do
A. có lớp phù thực vật phong phú.
B. được phù sa của các con sông bồi đắp.
C. con người thường xuyên cải tạo hợp lí.
D. được phủ bởi các sản phẩm phong hoá từ dung nham núi lửa.
Câu 12. Các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á lục địa thường màu mỡ và đặc biệt
thuận lợi với
A. trồng cây công nghiệp B. trồng lúa nước
C. trồng cây rau, đậu D. trồng cây ăn quả
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không phải của Đông Nam Á biển đảo?
A. Nhiều khoáng sản dầu mỏ và khí đốt
B. ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa.
C. Các đồng bằng ít màu mỡ do chủ yếulà đất cát pha.
D. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
Câu 14. Nguyên nhân khiến “Vấn đề khai thác và sử đụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, phòng tránh, khắc phục các thiên tai là nhiệm vụ quan trong của mỗi quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á” không phải là
A. nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhưng đang có nguy cơ bị cạn kiệt.
B. điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
C. nhiều thiên tai như núi lửa, sóng thần, bão lụt...
D. để tham gia các công ước quốc tế về môi trường.
Câu 15. Với diện tích 4494047 km2 và dân số 612,7 triệu người (năm 2014), mật độ
dân số của Đông Nam Á là
A. 136 người/km. B. 136 người/km2.
C. 608 người/km2. D. 7335 ngườì/km2.
Câu 16. Xu hướng biến động tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở Đông Nam Á hiện nay

A. giảm. B. tăng. C. ổn định. D. không ổn định.
Câu 17. Đông Nam Á hiện nay có cơ cấu dân số
A. vàng. B. trẻ. C. già. D. không rõ ràng.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư Đông Nam Á?
A. Mức gia tăng dân số tự nhiên cao và đang có xu hướng giảm.
B. Dân số đông và mật độ dân số cao hơn mật độ trung bình của thế giới
C. Phân bố dân cư đồng đều và tập trung đông ở đồng bằng châu thổ.
D. Nguồn lao động dồi dào nhưng hạn chế về tay nghề và chuyên môn.
Câu 19. Đặc điểm xã hội nào sau đây không phải là của Đông Nam Á?
A. Tỉ lệ dân số mù chữ cao.
B. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân có nhiều nét tương đồng.
C. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới.
D. Các quốc gia trong khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
Câu 20. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân có nhiều nét tương
đồng là một trong những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á
A. hợp tác cùng phát triển. B. phát triển du lịch
C. ổn định chính trị. D. hội nhập quốc tế.
Câu 21. Đông Nam Á đã tiếp nhận được nhiều giá trị văn hoá, tôn giáo là do
A. có cả biển, hải đảo lẫn đất liền.
B. có lịch sử hình thành lâu đời.
C. cơ cấu dân số trẻ, người dân năng động.
D. nằm ở nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn.
Câu 22. Khó khăn nào sau đây về dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế không
phải là của Đông Nam Á?
A. Vấn đề tôn giáo và li khai dân tộc.
B. Vấn đề nhập cư của người tị nạn chính trị.
C. Phân bố dân cư không đều, mật độ dân số cao.
D. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
Câu 23. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nước Đông Nam Á kể từ sau
những năm 1990 là từ chủ yếudựa vào
A. nông nghiệp sang công nghiệp.
B. nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
C. nông nghiệp sang dịch vụ.
D. công nghiệp sang dịch vụ.
Câu 24. Sản phẩm công nghiệp của ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy; thiết bị
điện tử đã trở thành thế mạnh của các nước Đông Nam Á là do
A. đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học - kĩ thuật.
B. trình độ người lao động được nâng cao.
C. nguồn tài nguyên phong phú.
D. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.
Câu 25. Ý nào sau đây không chính xác về ngành dịch vụ ở Đông Nam Á?
A. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện và hiện đại.
B. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp.
C. Hệ thống giao thông được mở rộng và hiện đại.
D. Hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và được hiện đại hoá.
Câu 26. Nền nông nghiệp Đông Nam Á là nền nông nghiệp
A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. Cận nhiệt đới. D. hàn đới.
Câu 27. Cây lương thực truyền thống và quan trọng bậc nhất ở Đông Nam Á là
A. lúa mì. B. ngô (bắp). C. lúa nước. D. sắn (khoai mì).
Câu 28. Cây lúa nước ở Đông Nam Á được trồng tập trung tại các đồng bằng
A. giữa núi. B. ven biển
C. ven sông. D. châu thổ các sông lớn.
Câu 29. Cây lúa nước ở Đông Nam Á được trồng nhiều hơn tại các đồng bằng thuộc
Đông Nam Á lục địa do ở đây
A. có thị trường xuất khẩu rộng lớn.
B. ít bị thiên tai, bão lụt hơn.
C. lao động có kinh nghiệm hơn.
D. có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và thị trường tiêu thụ.
Câu 30. Các cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Á là do
A. đất đai và khí hậu phù hợp. B. ít thiên tai, bão lụt.
C. trước đây đã có các đồn điền. D. nhu cầu thị trường lớn.
Câu 31. Sản phẩm từ cây công nghiệp ở Đông Nam Á chủ yếuđể
A. phục vụ công nghiệp chế biến.
B. xuất khẩu thu ngoại tệ.
C. phục vụ người dân tiêu dùng tại chỗ.
D. phục vụ hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường.
Câu 32. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở Đông Nam Á?
A. Chăn nuôi đã trở thành ngành chính.
B. Là khu vực nuôi nhiều gia cầm.
C. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan và In-đô-nê xi-a.
D. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt Nam.
Câu 33. Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang
phát triển ở Đông Nam Á do
A. có hệ thống sông ngòi, kênh rạch nhiều.
B. có lợi thế cả về sông, biển và thị trường tiêu thụ.
C. có biển rộng lớn bao quanh và không đóng băng.
D. có trang thiết bị ngày càng hiện đại.
Câu 34. Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập năm nào và ở đâu?
A. Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan).
B. Năm 1867, tại Băng Cốc (Thái Lan).
C. Năm 1995, tại Hà Nội (Việt Nam).
D. Năm 1976, tại Băng Cốc (Thái Lan).
Câu 35. Sau bao nhiêu năm kể từ ngày Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập thì
Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này?
A. 38 năm. B. 28 năm. C. 25 năm. D. 45 năm.
Câu 36. Mục tiêu của ASEAN được thể hiện khái quát nhất trong ý nào sau đây?
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước
thành viên.
C. Giải quyết những khác biệt nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với
các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
D. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vục hoà bình, ổn định, có nền kinh tế,
văn hoá, xã hội phát triển.
Câu 37. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASBAN?
A. Thông qua các diễn đàn, các hiệp ước và tổ chức hội nghị.
B. Thông qua các cuộc tập trận chung trên Biển Đông.
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển và xây dựng khu vực thương mại
tự do.
D. Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao chung.
Câu 38. Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm
A. đa dạng hoá các mặt của đời sống xã hội của khu vực.
B. phát triển cả kinh tế - chính trị và xã hội của khu vực.
C. đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.
D. tập trung phát triển kinh tế của khu vực.
Câu 39. Đại hội thể thao Đóng Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác
nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
C. Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao.
D. Thông qua các hiệp ước.
Câu 40. Ý nào sau đây không phải là thành tựu của ASEAN?
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc.
B.Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng
hiện đại hoá.
C. Có 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên.
D. Tạo dựng được một môi trường hoà bình ổn định.
Câu 41. Ý nào sau đây là thành tựu lớn nhất của ASEAN?
A. Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định.
B.Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng
hiện đại hóa.
C. Có 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên.
D. Trình độ đô thị hoá ngày càng được nâng cao.
Câu 42. Việc tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực Đông Nam
Á có ý nghĩa chính trị-xã hội hết sức quan trọng bởi vì đó là
A. điều kiện cần thiết để thu hút khách du lịch thế giới.
B. tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài
C. điều kiện để thực hiện mục tiêu ASEAN.
D. cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu
vực.
Câu 43. Thách thức nào sau đây không phải của ASEAN hiện nay?
A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
B. Vấn đề người nhập cư.
C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hoá tự phát.
D. Các vấn đề tôn giáo và hoà hợp dân tộc.
Câu 44. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của
ASEAN?
A. Kinh tế, văn hoá, thể thao. B. Trật tự - an toàn xã hội.
C. Khoa học - công nghệ. D. Tất cả các lĩnh vực.
Câu 45. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia
ASEAN là
A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
D. các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.
II. Tự Luận

- Câu 1*. Cho bảng số liệu:


Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (Đơn vị; tỉ USD)
Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2014
Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 565,7 833,7 815,5

Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 454,5 768,0 958,4


- A, xử lí số liệu
- Tính tổng Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Tính cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Tính cơ cấu Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
- B, vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tổng Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các
năm
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện Giá trị xuất khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện Giá trị nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể cơ cấu Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
2000 và 2014
- C, nhận xét
- Nhận xét tổng Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Nhận xét cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Nhận xét Giá trị xuất khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Nhận xét Giá trị nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
- Nhận xét cơ cấu Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
Câu 2;
Phân tích điều kiện tự nhiên hoặc kinh tế xã hội của Đông Nam Á với phát triển và phân
bố
- Cây lúa gạo
- Cây công nghiệp
- Chăn nuôi gia súc
- Khai thác hoặc nuôi trồng thủy sản
- Công nghiệp khai thác khoáng sản hoặc chế biến lương thực thực phẩm

You might also like