Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bệnh alzheimer

1.Ảnh hưởng của bệnh đến đời sống


Bệnh alzheimer không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống người
bệnh mà còn ảnh hưởng tới những người thân của họ.
Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s có những triệu chứng khác nhau và mức độ tiến
triển của bệnh ở mỗi bệnh nhân cũng khác nhau. Khả năng sinh hoạt của người
bệnh cũng mỗi ngày mỗi khác và ngay cả trong cùng một ngày người bệnh cũng
khi vầy khi khác. Nhưng nói chung một điều chắc chắn là tình trạng của những
người mắc bệnh Alzheimer’s hay các hình thức bệnh mất trí nhớ khác đều ngày
càng tệ hơn. Nhiều khi bệnh trở nên trầm trọng nhanh chóng trong vòng chỉ vài
tháng, trong khi đó có nhiều trường hợp sau vài năm bệnh mới trở nặng. Các giai
đoạn phát triển của bệnh
Giai đoạn mất trí nhớ nhẹ- Giai đoạn hay quên ( Giai đoạn này thường kéo dài
khoảng từ 2 đến 4 năm.
Người bệnh sẽ quên những việc vừa làm, quên đi những chi tiết về những sự kiện
vừa diễn ra, không sẵn sàng làm điều gì mới, giảm sự tập trung, dễ cáu kỉnh buồn
bực khi không làm được việc nào đó. Họ vẫn có thể tự sinh hoạt những gặp rất
nhiều vấn đề khó khăn khi bị suy giảm trí nhớ.
Giai đoạn mất trí nhớ vừa phải- Giai đoạn lẫn lộn
Thường giai đoạn này là giai đoạn dài nhất của bệnh và có thể kéo dài từ 2 đến 10
năm.
Người bệnh cần người khác giúp đỡ hay giám sát khi phải làm việc gì đó, hay quên
những sự kiện mới diễn ra gần đây,không nhớ rõ thời gian địa điểm.Quên tên bạn
bè hay người thân trong gia đình hoặc lẫn lộn giữa người này với người kia trong
gia đình.Có các hành động bất thường như ra đường vào ban đêm, ăn rồi nhưng lại
bảo chưa ăn, mặc đồ ngủ ra đường,...
Giai đoạn mất trí nhớ trầm trọng
Đây là giai đoạn cuối và đưa đến tử vong. Giai đoan này thường kéo dài từ 3 năm
trở lên. Trong giai đoạn này, bệnh nhân trở nên bất lực trầm trọng và hoàn toàn
dựa vào sự chăm sóc của người khác (gây ra sự đảo lộn trong cuộc sống, sinh hoạt
và công việc thường ngày của người thân trong gia đình).
Không kiểm soát được hành vi tiểu tiện,không kiểm soát được cử động, không còn
hiểu được hay diễn tả bằng lời nói được, cần có người giúp đỡ các sinh hoạt trọng
cuộc sống, đi lại khó khăn. Có thái độ hung hăng nhất là khi cảm thấy bị đe dọa
hay tù túng. Bệnh nhân vĩnh viễn không thể cử động được và trong những tuần
cuối hay trong vòng vài tháng cuối bệnh nhân phải nằm liệt giường. • Cuối cùng
bệnh nhân bất tỉnh, có thể lúc đầu bệnh nhân ở trong tình trạng bất tỉnh nhẹ nhưng
sau đó thì hôn mê sâu.

2. Những thói quen tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh


Lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc và sử dụng
chất kích thích; tham gia vào các hoạt động vận động trí não như đọc sách, học
ngôn ngữ, chơi cờ, chơi các loại nhạc cụ,...
Tránh các tổn thương vùng đầu và giảm căng thẳng, kiểm soát tăng huyết áp, giảm
mức cholesterol, dùng chế độ ăn uống giàu axit béo omega-3 và ít chất béo no

Một thực đơn cân bằng nhóm chất dinh dưỡng gồm nhiều rau và trái cây tươi, ngũ
cốc nguyên hạt, dầu oliu, đậu phộng, cá, gà, trứng, các chế phẩm từ sữa… giúp
tăng cường sức khỏe não bộ.
Những người về hưu nên làm những việc mà họ thấy thích thú như tham gia các
lớp học hay các hoạt động xã hội ở địa phương. Điều này rất tốt cho sức khỏe thể
chất lẫn tinh thần của họ.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc và cải thiện giấc ngủ: ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và có giấc
ngủ sâu là “liều thuốc” phòng bệnh hữu hiệu. Cố gắng xây dựng thời gian cố định
cho giấc ngủ: Ngủ và dậy đúng giờ. Ngoài ra, để cải thiện giấc ngủ, nên tránh sử
dụng trà hoặc cà phê gần giờ ngủ, tắt các thiết bị điện tử cách 2 tiếng trước giờ
ngủ… 

You might also like