Bản sách

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Bản sách

Trang 1 : “ “ là trăn trở nhiệt huyết của nhóm nghiên cứu về cong vẹo cột sống và
các vấn đề liên qua. Đây cũng là mong muốn của chúng mình trong việc góp phần
giúp giảm bớt vấn đề về cột sống, giúp cậu hiểu thêm cong vẹo cột sống và các
biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, chúng tớ chỉ là nguồn truyền tải kiến thức, là
động lực để cùng cậu tìm ra hướng đi thích hợp cho bản thân mình, vì chỉ có cậu
mới có thể quyết định mình sẽ làm gì
Mong cậu sẽ rút ra được nhiều điều bổ ích cho bản thân mình
Tiếp, kiến thức

Một số thống kê cho thấy, vẹo cột sống chiếm khoảng 1-4% dân số nước ta,
thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và ảnh hưởng nhiều đến trẻ em từ 10-18 tuổi.
Cùng với các bệnh ở lứa tuổi học đường như tật khúc xạ, rối loạn tâm lý, vẹo cột
sống gia tăng tỷ lệ thuận với gánh nặng học tập trên vai trẻ.

Vẹo cột sống là tình trạng vẹo các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang.
Hình dung đơn giản, nếu quan sát từ sau lưng, người bị vẹo cột sống sẽ có cột sống
bị nghiêng, lệch về một phía, không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình
thường vốn có của nó. 
Cong vẹo cột sống là bệnh lý gặp phải ở nhiều người trong đó có hiện tượng cong của
cột sống sang một bên trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống bị cong sang một
bên hoặc là bị xoay phức tạp. Đường cong thông thường có hình chữ C hoặc chữ S.

Cong vẹo cột sống có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Bệnh này có thể chữa
được nếu phát hiện kịp thời. Nếu để tình trạng nặng mà không điều trị thì sẽ ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng
nguy hiểm.

Cong vẹ o cộ t số ng gây ra nhiề u ả nh hưở ng xấ u đến cơ thể và tâm lý. Nó có thể là


nguyên nhân dẫ n đến tình trạ ng đau đầ u, đau hông, đau lưng, đau chân hoặ c đau đầ u
gố i… Bên cạ nh đó bệ nh lý này còn có thể dẫ n đến tình trạ ng rố i loạ n kinh nguyệ t ở phụ
nữ , rố i loạ n tiêu hóa và mấ t ngủ . Mộ t số trườ ng hợ p nặ ng có thể bị hạ n chế khả nă ng đi
lạ i, vậ n độ ng và còn có nguy cơ bị hiế m muộ n… Vớ i nhữ ng tác độ ng tiêu cự c ả nh
hưở ng đế n sứ c khỏ e và sinh hoạ t hàng ngày làm cho ngườ i bị cong vẹ o cộ t số ng cả m
thấ y mệ t mỏ i, tự ti và chán nả n.

Cột sống tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đứng
thẳng, bảo vệ tủy sống và các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Trẻ nhỏ với khung
xương chưa cốt hóa và phát triển hoàn toàn rất dễ chịu tác động tiêu cực từ tư thế
ngồi học không đúng, mang vác nặng, suy dinh dưỡng, chấn thương. Phần lớn
nguyên nhân gây vẹo cột sống là bẩm sinh, do bệnh lý về cơ, bệnh lý thần kinh, do
những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, bệnh trục chi… Việc cha mẹ
nên làm là quan tâm đến con, phát hiện sớm các dấu hiệu vẹo cột sống, tìm ra
nguyên nhân để có thể can thiệp kịp thời.
Trong gần 3 năm chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, trẻ dành phần lớn thời gian
học trực tuyến tại nhà, đằng sau các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính. Dù
con chỉ có thể tiếp xúc với giáo viên từ xa, nhiều bậc phụ huynh vẫn “phó mặc”
việc rèn tư thế ngồi cho thầy cô giáo. Trong khi đó, việc học sinh phải ngồi học
trong thời gian dài trên những bộ bàn ghế không đúng kích thước có ảnh hưởng
nghiêm trọng tới tư thế và sức khỏe cột sống của các em.

Nguyên nhân

 Yếu tố bẩ m sinh
Trong gia đình nếu bố hoặ c mẹ bị cong hay vẹo cộ t số ng. Khả nă ng cao, em bé khi sinh
ra cũ ng sẽ bị cong hoặ c vẹo cộ t số ng.

 Thờ i kỳ mang thai bị ả nh hưở ng


Trong quá trình mang thai nếu như bào thai phát triển quá nhanh so vớ i tuầ n tuổ i. Đồ ng
thờ i lạ i không thích nghi kịp vớ i sự thay đổ i củ a cơ thể mẹ. Điều này đã vô tình khiến cho
bào thai bị chèn ép. Hậ u quả là xương số ng củ a trẻ sẽ bị cong vẹo ngay khi vẫ n còn
trong bào thai.

Bên cạ nh đó, trẻ còn có thế bị cong cộ t số ng là do: Trong quá trình mang thai, ngườ i mẹ
có tiếp xúc cũ ng như sử dụ ng thứ c ă n có hóa chấ t độ c hạ i. Khiến cho thai nhi bị dị tậ t.

Trong quá trình sinh nở , nếu như tử cung củ a ngườ i mẹ quá hẹp sẽ chèn ép đến cộ t số ng
củ a em bé. Khiến trẻ bị cong vẹo cộ t số ng ngay từ khi sinh ra.

 Do yếu tố chủ quan


Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ bị cong vẹo con do mộ t số nguyên nhân chủ quan
khác đó là:

+ Trẻ ngồ i họ c sai tư thế, thườ ng xuyên ngồ i lệch sang 1 bên

+ Kích thướ c củ a bàn họ c, ghế họ c không phù hợ p vớ i độ tuổ i củ a trẻ

+ Trẻ thườ ng xuyên mang vác vậ t nặ ng trên lưng như đeo cặ p sách quá nặ ng khiến 2
bên vai củ a trẻ không đượ c đều.

+ Trẻ họ c đi quá sớ m

 Do bệnh lý
Đã có nhiều số liệu nghiên cứ u, trẻ mắ c bệnh còi xương thườ ng bị vẹo cộ t số ng hơn so
vớ i trẻ bình thườ ng.
Ngoài ra, trẻ bị mắ c các bệnh liên quan đến cộ t số ng thì khả nă ng cao sẽ bị vẹo cộ t số ng
trong quá trình phát triển.

Vẹo cột sống nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến dạng nặng cột sống,
cản trở sự phát triển của các cơ quan nội tạng khác như phổi, lồng ngực. Trong
trường hợp nhẹ, bệnh vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và tâm sinh
lý của trẻ trong tuổi học đường.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở con, cha mẹ cần đưa con đi khám để được
chẩn đoán, xác định rõ mức độ cong vẹo cột sống. Ngoài những quan sát thông
thường, bác sỹ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp X-quang. Dựa vào phim Xquang,
người ta sẽ xác định được độ lớn của góc Cobb (góc càng lớn thì mức độ vẹo càng
nặng). Tùy theo độ lớn của góc Cobb và khả năng tiến triển, bác sỹ sẽ chỉ định các
bài tập phục hồi chức năng, mang đai nẹp cột sống hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
1.2 Phân loại vẹo cột sống cấu trúc
1.4.1 Vẹo cột sống tự phát
Theo Hiệp hội nghiên cứu vẹo cột sống (Scoliosis Research Society) chia ra các
loại sau:
- VCS tự phát ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi bao gồm:
+ VCS tự khỏi ở trẻ nhỏ: 90 – 95% tự khỏi, không cần điều trị [15].
+ VCS tự phát triển ở trẻ nhỏ tiên lượng rất kém và thường dẫn đến những biến
dạng lớn nếu không được can thiệp PHCN sớm trong giai đoạn đang tiến triển.
Các đường cong VCS tự phát ở trẻ nhỏ hay gặp ở ngực, chiều lồi của đường cong
ở bên trái và trẻ trai thường gặp hơn trẻ gái.
- Vẹo cột sống tự phát tuổi thiếu niên: tuổi từ 4-9 tuổi, chiếm từ 10 đến
20% các loại VCS tự phát ở trẻ em
- Vẹo cột sống tự phát ở tuổi vị thành niên là loại VCS ở lứa tuổi từ 10
tuổi đến khi xương trưởng thành. Đây là loại VCS phổ biến nhất, chiếm
tỷ lệ 85% số bệnh nhi vẹo cột sống cần điều trị, thường gặp ở trẻ gái và
đường cong phổ biến nhất ở ngực phải.

 Nguyên nhân vẹo cột sống tự phát


- Yếu tố di truyền
Người ta nhận thấy VCS tự phát thường gặp ở nhiều thành viên trong cùng một gia
đình. Tuy nhiên nguyên nhân này vẫn chưa được thừa nhận, còn nghiên cứu tiếp.
- Yếu tố nội tiết
Trong thực tế nhiều trẻ VCS tự phát có chiều cao lớn hơn những trẻ cùng tuổi do
vậy người ta cho rằng sự bất thường của hormon tăng trưởng có thể dẫn đến VCS
tự phát. Tuy nhiên đấy chỉ là giả thuyết cần được tiếp tục nghiên cứu để chứng
minh.
- Sự mất cân bằng tư thế
Có tác giả cho rằng sự bất bình thường của thân não liên quan đến hệ thống tiền
đình kiểm soát tư thế.
- Sự thay đổi thành phần chất tạo keo
Có tác giả cho rằng có sự thay đổi thành phần hóa học và đặc tính sinh học của
gân, dây chằng liên mỏm gai, sự co giãn của khớp dẫn đến VCS tự phát ở trẻ. Tuy
nhiên các tác giả đó vẫn chưa chứng minh được sự thay đổi.
- Các yếu tố cấu trúc cột sống
Người ta cho rằng có thể do thay đổi bất thường về cấu trúc của thân đốt sống và
đĩa đệm của cột sống., vai trò của Collagen và proteoglycan của đĩa đệm cột sống
cũng được đề cập đến.
 Ảnh hưởng của vẹo cột sống tự phát
Đối với trẻ VCS đoạn ngực, các xương sườn tiếp khớp với đốt sống, các xương
sườn phía bên lõm quay ra trước, các xương sườn xoay ra sau bị gấp góc tạo thành
bướu sườn, xương ức dịch chuyển sang phía bên lõm. Sự thay đổi của cột sống và
lồng ngực làm biến dạng ở bụng và ngực, làm dịch chuyển các cơ quan trong 2
khoang lớn này của cơ thể, ảnh hưởng rõ nhất đến tim và phổi.
Trẻ bị vẹo cột sống vừa và lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tim, phổi rõ rệt. Chức
năng tim, phổi bị ảnh hưởng là một trong các lý do chỉ định phẫu thuật. VCS vùng
ngực >50º đã làm giảm chức năng hô hấp và khi độ lớn của góc vẹo >90º thì ảnh
hưởng nhiều đến chức năng hô hấp. Mức độ ảnh hưởng có thể được đánh giá thông
qua các chỉ số: dung tích sống (VC), thể tích khí thở ra tối đa trên giây (EFV), thể
tích toàn phổi (TLC), dung tích hít vào (IC), thể tích dự trữ thở ra (ERV)
Cột sống bị uốn cong còn ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh do tủy sống bị kéo
giãn, tỳ đè lên lỗ liên hợp gây đau lưng và các rối loạn do các rễ thần kinh đi từ tủy
sống bị ảnh hưởng.
1.4.2 Vẹo cột sống do biến dạng cột sống bẩm sinh
- Có thể do sự phát triển bất thường của xương, biến dạng bất thường
thân đốt sống.
- Có thể do sự phát triển bất thường của tủy sống như loạn sản tủy.
- Có thể do các nguyên nhân phối hợp như sự bất thường của
xương phối hợp với liệt.
1.4.3. Vẹo cột sống do nguyên nhân thần kinh cơ
- Bệnh lý về thần kinh: bại liệt, bại não, bệnh rỗng tủy sống
- Bệnh lý về cơ: teo cơ tiến triển
1.4.4. Vẹo cột sống do rối loạn của mô giữa
- Bệnh Marfan
- Co rút đa khớp bẩm sinh
1.4.5. Vẹo cột sống do chấn thương
- Tại cột sống: Gẫy cột sống, phẩu thuật cột sống
- Ngoài cột sống: bỏng, tạo hình ngực
1.4.6. Vẹo cột sống do hiện tượng kích thích
- U tủy sống
- Kích thích rễ thần kinh
1.4.7. Vẹo cột sống do các nguyên nhân khác
- Do rối loạn chuyển hóa
- Rối loạn dinh dưỡng
- Rối loạn nội tiết

1.5. Nhận biết cong vẹo cột sống theo độ và các dạng cong vẹo cột sống
thường gặp
1.5.1. Nhận biết cong vẹo cột sống theo độ
Cong vẹo cột sống thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm, phát triển
theo độ tuổi trưởng thành và biểu hiện rõ nhất ở tuổi dậy thì (10-18 tuổi). Tuy
nhiên, hầu hết mọi người đều nhận thấy sự thay đổi trong tư thế của mình khi hội
chứng cong vẹo cột sống hình thành.

Cong vẹo độ 1 (<30°)


 Giai đoạn này thường khó phát hiện bằng mắt thường do không có triệu
chứng ở giai đoạn sớm.
 Khi đứng thẳng, có xoáy vặn cột sống nhưng hình thể vẹo không thấy rõ
ràng.
 Chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Cong vẹo độ 2 (30° – 49°)
 Khi đứng thẳng, nhìn từ phía sau lưng sẽ thấy được hình dáng cong vẹo cột
sống.
 Xuất hiện ụ lồi do cột sống bị xoáy vặn.
 Xương sườn và cột sống nối liền nhau nên khi cột sống bị cong vẹo sẽ làm
xương sườn nhô lên. Tình trạng này có thể đặc biệt thấy rõ khi gập người
xuống.
 Bắt đầu có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Cong vẹo độ 3 (50°+)


 Tư thế lệch rõ ràng.
 Hai vai dốc không đều, bên cao bên thấp.
 Xương bả vai nhô ra, khoảng cách từ 2 mỏm xương bả vai đến gai đốt sống
không bằng nhau.
 Hai tam giác eo tạo ra giữa cánh tay và thân không đều nhau, bên rộng bên
hẹp.
 Biến dạng khung chậu (Mào chậu bên thấp bên cao) gây trở ngại tới việc
sinh con.
 Hai bên thắt lưng mất cân đối.
 Lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu cổ bì gù về phía trước.
 Cột sống bị cong ảnh hưởng rõ tới chức năng hô hấp và hoạt động của các
cơ quan.
(*) Để phát hiện sớm cong vẹo cột sống và điều trị ngăn chặn nay ở giai đoạn
chớm, trẻ em nên được thường xuyên khám tầm soát cột sống 6 tháng 1 lần để đảm
bảo cột sống phát triển bình thường.
1.5.2. Các dạng cong vẹo cột sống thường găp
Cong vẹo cột sống được chia thành 4 dạng, bao gồm:
Vẹo cột sống do bẩm sinh: tình trạng vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng
đầu, hình dáng tổng thể của cơ thể nghiêng về một bên trái hoặc phải.
Vẹo cột sống thần kinh: dấu hiệu vẹo cột sống dễ nhận thấy là sự thay đổi tư thế.
Vẹo cột sống dính khớp: thường gặp các triệu chứng đau nhức hoặc cứng khớp ở
lưng dưới, ngứa ran chân hoặc đau nhức chân khi đi bộ.
Vẹo cột sống triệu chứng: triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc
đau khi ngồi.

1.1. Vẹo cột sống


1.1.1. Vẹo cột sống không cấu trúc
Là cột sống bị vẹo nhưng các đốt sống chưa bị biến đổi cấu trúc,
không bị xoay và được nắn chỉnh thẳng hàng khi bệnh nhân nghiêng cột
sống về phía đỉnh của đường cong trên lâm sàng và X.Quang
1.1.1.1. Nguyên nhân của vẹo cột sống không cấu trúc
- Độ dài 2 chân không bằng nhau
- Tư thế bị lệch do thói quen khi ngồi dồn trọng lượng vào một
bên hông hoặc khi đứng phần lớn trọng lượng dồn vào một bên
chân làm cho cấu trúc ở chân và chậu hông bị mất đối xứng.
- Do trật khớp háng
- Do kích thích rễ thần kinh
- Sự căng cơ do đau (Đau thần kinh tọa )
1.1.2. Vẹo cột sống cấu trúc
Là cột sống bị vẹo kèm theo sự thay đổi về cấu trúc và các đốt sống
bị xoay gây biến dạng và không nắn chỉnh thẳng hàng được khi bệnh
nhân nghiêng cột sống về phía đỉnh của đường cong trên lâm sàng và
XQuang
Vẹo côt sống tự phát là vẹo cốt sống có đường cong lớn hơn 10º
kèm theo sự thay đổi về cấu trúc và sự xoay của các đốt sống

1.2.2.1. Triệu chứng


1.1.2.1.1. Lâm sàng
 Quan sát từ phía sau ở tư thế đứng
- Sự mất cân xứng của 2 vai
- Xương bả vai nhô cao lên một bên
- Khung chậu lệch
- Tam giác eo lưng không cân đối

2 vai không cân đối

Cột sống bị lệch sang


bên

Khung chậu lệch

Các dấu hiệu VCS


Hình 1.4. Sự mất cân xứng của VCS
 Thử nghiệm gập người về phía trước (Forward Bendinh Test) dùng
để phát hiện sự xoắn vặn của cột sống (bướu sườn).
CS bình thường CS xoắn vặn (bướu sườn)

Hình 1.5. Thử nghiệm gập người về phía trước

Các nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống


Di truyền
Một số bệnh nhi bị cong vẹo, lệch cột sống từ lúc bẩm sinh.
Tự phát ở tuổi vị thành niên
85% bệnh nhân có nguy cơ cong vẹo cột sống ở độ tuổi đến trường do phải mang
cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế
học tập sai trong thời gian dài.
Bàn chân bẹt
Khoảng 30% trẻ em châu Á mắc phải tật bàn chân bẹt, tức là tình trạng bàn chân
không có vòm hay lõm, khiến chân bị xoay đổ vào trong. Bàn chân bẹt có thể
khiến xương ở cẳng chân của trẻ bị xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu
gối cũng xoay lệch dẫn đến đau, viêm, thậm chí thoái hóa khớp gối. Nghiêm trọng
hơn, sự lệch trục này còn dẫn đến chứng vẹo cột sống.
Trẻ tập đi sớm
Nhiều trường hợp trẻ em bị chứng vẹo cột sống xuất phát do người lớn cho trẻ tập
đứng, tập đi quá sớm.
Do các bệnh lý xương khớp
Các bệnh lý cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển bất thường.

Dấu hiệu nhận biết Cong vẹo cột sống


Khi bị cong vẹo cột sống thì người bệnh thường có các biểu hiện như sau:
- Gai đốt sống không thẳng hàng.
- Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.
- Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
- Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
- Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp, rộng không giống nhau.
- Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
- Nếu bị gù thì quan sát thấy lưng tròn, vai thấp, bụng nhô, đầu ngả ra phía trước.
Nếu bị ưỡn, phần trên của thân hơi ngả về phía sau, bụng xệ xuống.

 Cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy
nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và
gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng, hạn chế vận động của
hệ thống cơ xương.
Trường hợp bệnh nặng có thể gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, tác động xấu
đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; ảnh hưởng đến chức
năng của tim, phổi (giảm dung tích sống của phổi); gây biến dạng xương chậu, ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ em nữ khi trưởng thành.
Chi phí điều trị cho các bệnh nhân bị cong vẹo cột sống rất tốn kém, đặc biệt là
những bệnh nhân cần phải phẫu thuật chỉnh hình.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa cong vẹo cột sống, trước hết cần phải nâng cao sức khỏe chung của
cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao cho các bắp thịt, các tổ chức liên kết,
dây chằng các khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.
Cần phòng chống suy dinh dưỡng, còi xương ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn cần có đủ
protein, chất khoáng và vitamin.
Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng.
Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở
nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập
cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn. Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao
giữa các tiết học.
Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá
15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có hai quai, khi sử dụng, học sinh đeo đều hai
vai, tránh đeo lệch về một phía.
Học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp
cong vẹo cột sống để có thể có cách xử trí và điều trị kịp thời.
 
Biến chứng thường gặp do Cong vẹo cột sống gây ra
Cong vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, nếu không phát hiện và điều
trị sớm thì sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan nội
tạng của hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, làm giảm các chức năng của tim, phổi… và đặc
biệt là ngoại hình. 
Ngoài ra, các chứng bệnh về đau lưng, đau gai cột sống, đau cổ hoặc đầu, căng cơ
đều là hệ quả của biến chứng cong vẹo cột sống.
Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống, trong đó 90% trường hợp
cong vẹo cột sống là không rõ nguyên nhân. Các nhà khoa học đã xác định
được một số nguyên nhân gây cong vẹo cột sống là do bệnh cơ, do bệnh
thần kinh, do những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, do loạn
dưỡng xương, do chấn thương…

Theo các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ học sinh bị mắc
cong vẹo cột sống khá cao. Một số nước đã triển khai những chương trình
kiểm soát cong vẹo cột sống trong trường học như Mỹ, Singapore. Ở Việt
Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã có nhiều biện pháp nhằm
giảm tỷ lệ cong vẹo cột sống của học sinh. Một trong những nội dung của Dự
án mục tiêu về y tế trường học của Bộ Y tế là phòng chống cong vẹo cột
sống trong trường học.

Cong vẹo cột sống ở trường học thường phát sinh do sự sai lệch tư thế (ngồi
học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách
quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi
đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không
đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi… Ngoài ra,
cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống,
thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương)
hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm.

BS. Lỗ Văn Tùng (Viện Y học lao động

https://suckhoecong.vn/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-ve-cong-veo-cot-song-o-
tuoi-hoc-duong-d81053.html
https://acc.vn/benh-dieu-tri/veo-cot-song/
https://winmedic.vn/dieu-tri-cong-veo-cot-song/

You might also like