Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KÌ II- GDCD 7( 2022-2023)

Phần I: Trắc nghiệm


Câu 1.Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập người khác thuộc hành vi
A. bạo lực về tinh thần.
B. bạo lực về thể chất.
C. chiếm đoạt, hủy hoại, gây tổn thất tài sản của người khác.
D. bạo lực trực tuyến.
Câu 2. Độ tuổi có thể chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của Luật xử phạm hành chính
được xác định là bao nhiêu tuổi?
A.Từ 14 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
B. Từ 15 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
C. Từ 16 tuổi trở lên vi phạm do cố ý.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 3. Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây không thể hiện nguyên tắc quản lí tiền
hiệu quả?
A. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.
B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.
C. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
D. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.
Câu 4 . Quản lí tiền giúp chúng ta điều gì?
A. Làm giàu.
B. Không thua kém bạn bè.
C. Chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định về tương lai.
D. Có tiền để đi du lịch.
Câu 5. Các hành vi đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?
A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.
C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
Câu 6. Các hành động thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là?
A. Nuôi dạy con trở thành công dân có ích.
B. Đáp ứng tất cả các yêu cầu của con.
C. Yêu cầu con làm mọi việc theo ý mình.
D. Bảo vệ con trong mọi trường hợp, tình huống.
Câu 7. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ nhất tại đâu?
A. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
B. Luật Trẻ em.
C. Luật lao động.
D. Luật Hôn nhân và Gia đình.
Câu 8. Trong các tệ nạn sau, những loại tệ nạn xã hội nào là nguy hiểm và phổ biến nhất?
A.Vứt rác bừa bãi, đánh nhau, đánh ghen.
B. Ma túy, cờ bạc, mại dâm.
C. Mê tín dị đoan, đua xe, đua đòi.
D.Trộm cắp, đua xe, ma túy, buôn lậu.
Câu 9. Hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và
pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là
A. Tệ nạn xã hội.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Vi phạm đạo đức.
D. Vi phạm quy chế.
Câu 10. Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Triệt phá cây thuốc phiện.
B. Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh.
C. Bán hoặc cho trẻ em sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của
trẻ.
D. Lười nhác, ham chơi, đua đòi.
Câu 11. Theo em tình huống nào dưới đây không xuất hiện dấu hiệu của tâm lý căng thẳng?
A. Ăn cơm tối xong T sắp xếp thời gian để học bài, làm bài tập đúng giờ.
B. Vì bố mẹ thường xuyên cãi nhau nên A luôn cảm thấy tổn thương, thiếu thốn tình cảm.
C. Bị điểm kém trong giờ kiểm tra H không muốn về nhà mà đi lang thang mãi tối mới dám về
nhà.
D. A bị cả lớp xa lánh, cô lập vì không có bố, nên lúc nào A cũng thấy mặc cảm.
Câu 12. Trong những biểu hiện sau, biểu hiện nào là biều hiện của căng thẳng về thể chất?
A. Giảm tập trung và giảm trí nhớ.
B. Lo âu, căng thẳng.
C. Mệt mỏi, đau đầu.
B. Đập phá, ném đồ.
Câu 13: Bạo lực học đường là gì?
A.Là những biểu hiện bạo lực của học sinh, sinh viên trong giờ học, trong khuôn viên nhà trường.
B.Là một tệ nạn xã hội cần được xử lí một cách cứng rắn.
C.Là hiện tượng học sinh , sinh viên dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
D. Là một trào lưu của học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.
Câu 14. Hành vi nào là bạo lực học đường?
A.Lăng mạ, ngược đãi, đánh đập.
B.Quan tâm, chia sẻ.
C.Động viên, giúp đỡ
D.Cảm thông, hỗ trợ.
Câu 15: Việc phòng chống bạo lực học đường cần có sự chung tay, góp sức của những ai?
A. Của gia đình và người giám hộ.
B. Của nhà trường và thầy cô giáo.
C. Của lực lượng công an.
D. Của toàn xã hội .
Câu 16: Việc phòng chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật
nào dưới đây?
A.Luật hôn nhân và gia đình.
B.Luật bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
C.Bộ luật Hình sư, Bộ luật Dân sự.
D.Luật phòng cháy chữa cháy.

Phần II: Tự luận


Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì? Nguyên nhân của các tện nạn xã hội? Em hãy chỉ ra các tệ nạn xã hội
mà em biết?
Câu 2.
Tệ nạn xã hội giống như những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta
đang xây dựng. Vậy theo em: Tệ nạn xã hội có tác hại như thế nào đối với bản thân, gia đình và
xã hội? Để phòng chống tệ nạn xã hội pháp luật nước ta đã có những qui định gì? Bản thân em có
trách nhiệm gì trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?

Câu 3. Tình huống


Khu tập thể nhà em có gia đình bác Thành. Bác là bộ đội về hưu, vợ là giáo viên, hai con trai
bác đang học trung học phổ thông. Ngoài giờ học hai anh em thường đi chơi không giúp đỡ bố
mẹ. Về nhà thì thường cãi nhau, đánh nhau nên không khí gia đình luôn căng thẳng.
a, Em hãy nhận xét về việc làm của hai con bác Thành?
b, Nếu em là bạn của hai con bác Thành em sẽ có lời khuyên gì để hai con bác thực hiện tốt
quyền và nghĩa vụ của con cái trong gia đình?
ĐÁP ÁN

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp B C D C B A D B A C A C A A D C
án

Câu 1 - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức
pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống
- Có nhiều tệ nạn xã hội nhưng phổ biến nhất là cờ bạc, ma túy, mại dâm

- Các nguyên nhân tệ nạn xã hội:


Nguyên nhân khách quan: mặt trái của nền kinh tế thị trường, môi
trường sống không lành mạnh, do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con
cái của cha mẹ ...
Nguyên nhân chủ quan: tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu
biết và thiếu tự chủ

- Hậu quả của tệ nạn xã hội


Đối với bản thân: ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tha hóa về nhân cách,
rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật
Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình
Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi, rối loạn trật tự, ảnh hưởng xấu đến sự
phát triến kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội
Câu 2 -Tác hại của tệ nạn xã hội:
+ Tệ nạn xã hội gây ra những hiệu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lí, tính
mạng, kinh tế của bản thân và gia đình.
+ Gây rối loạn về trật tự xã hội.
+ Cản trở sự phát triển của đất nước.
-Những qui định của pháp luật:
+ Nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức vào các tệ nạn xã hội ma yuys,
mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan…
+ Hành vi vi phạm qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội sẽ bị
xử lí theo nhiều hình thức như: cảnh cáo, xử phạt hành chính, phạt tù, tử
hình…tùy thuộc vào mức độ và tính chất vi phạm
-Trách nhiệm của bản thân:
+ Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây
dựng lối sống giản dị, lành mạnh.
+ Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các qui định của pháp luật về phòng,
chống tệ nạn xã hội.
+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm qui định của pháp luật về phòng,
chống tệ nạn xã hội.
+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường
và địa phương.
Câu 3 HS tự làm

You might also like