Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề 2: So sánh dịch vụ vận tải tàu chuyến và định tuyến:

1. Dịch vụ vận tải định tuyến:

Vận tải định tuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển thường xuyên (regularly)
trên các tuyến cố định, giữa các cảng cố định theo một lịch trình chạy tàu đã được lập
và công bố trước. Hình thức vận tải tàu chợ xuất hiện trên thế giới vào đầu thế kỷ 17.
Vận tải tàu chợ là hình thức phát triển cao và tổ chức hoàn thiện hơn. Tổ chức tàu chợ
đầu tiên được thành lập vào tháng 8 năm 1875 hoạt động trên tuyến giữa Vương quốc
Anh và Calcutta của ấn Độ. Tổ chức này đồng ý phải chạy theo một lịch trình cố định
cho dù tàu có đầy hàng hay không.

Người khai thác tàu sẽ tổ chức chạy tàu theo các vòng lặp (Loop) giữa các chuyến đi
trên cùng một tuyến cố định. Một con tàu sẽ chuyên chở nhiều loại hàng cho nhiều chủ
hàng trong cùng một chuyến đi.

Đây là phương thức vận tải mà hàng hoá liên quan được chuyên chở phải mang đến
tàu (hàng tìm tàu). Các tàu (có thể của các chủ tàu độc lập hoặc tàu nằm trong các
công hội hoặc liên minh) sẽ chạy theo lịch trình lập và công bố trước, giữa các cảng
xác định. Dịch vụ vận tải tàu định tuyến cần có đủ một số lượng các tàu nhằm để duy
trì lịch vận hành đã lập sẵn và quảng bá từ trước. Dịch vụ này cần có sự kết nối giữa
các tuyến Gom hàng (Feeder) với các tuyến chính (Line Haul) chạy giữa các cảng
trung chuyển quốc tế (Hub port).

Ngày nay, dịch vụ vận tải định tuyến được xem gần như đồng nghĩa với dịch vụ các
tuyến vận tải container, mặc dù không hẳn hoàn toàn như vậy.

Giá cước trong vận tải tàu chợ tương đối ổn định do chủ tàu hoặc hiệp hội đưa ra, cước
này thường cao hơn so với tàu chuyến, thông thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ.

2. Dịch vụ vận tải tàu chuyến:

Vận tải tàu chuyến là hình thức cung cấp dịch vụ vận chuyển không thường xuyên,
không theo tuyến cố định, không có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu cầu của
người thuê tàu trên cơ sở của các hợp đồng thuê tàu chuyến.

Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay
đối với hầu hết các nước có đội tàu buôn vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Hình
thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có đội tàu còn nhỏ bé, hệ
thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn định.
Số lượng hàng và các loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng ghé
qua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng
chuyến đi.

Vận tải tàu chuyến là kiểu khai thác mà người vận tải phải đưa tàu đến những nơi hàng
hóa cần đến, một tàu thường chở một loại hàng, trong một chuyến thường chỉ phục vụ
cho một chủ hàng theo các hợp đồng từ cảng đến cảng.

Đề 1: Trình bày điểm khác biệt cơ bản giữa dịch vụ vận tải tàu định chuyến và
vận tải tàu chuyến.

a) Tàu định tuyến:

1. Khái niệm

 Tàu định tuyến (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến
đường nhất định, ghé vào các cảng quy định theo lịch trình định trước.

 Thuê tàu định tuyến (Booking Shipping Space) là việc chủ hàng liên hệ với chủ
tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa
từ cảng này đến cảng khác.

2. Đặc điểm

 Là những tàu chở hàng bách hóa, tốc độ tương đối nhanh, 18-20 hải lý/giờ.

 Có trang bị thiết bị xếp dỡ riêng.

 Chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước.

 Quan hệ của chủ tàu và chủ hàng được điều chỉnh bởi Vận đơn đường biển (Bill
of lading).

 Điều kiện, điều khoản chuyên chở được in trên vận đơn.

 Cước phí tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ, được tính theo biểu cước
(Tariff) của hãng tàu.

 Chủ tàu là người chuyên chở, chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình
vận chuyển.

b) Tàu chuyến:

1. Khái niệm
 Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu
của chủa hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu.

 Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu
theo yêu cầu thuê lại toàn bộ con tài chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của
mình.

2. Đặc điểm

 Chạy theo yêu cầu của chủ hàng.

 Thường vận chuyển đầy tàu 1 hoặc vài loại hàng có khối lượng lớn, tính chất
hàng tương đối thuần nhất.

 Tàu thường không có trang thiết bị xếp dỡ riêng.

 Quan hệ của chủ hàng và chủ tàu được điều chỉnh bởi Hợp đồng thuê tàu
chuyến (Voyage charter – C/P).

 Quan hệ giữa người chuyên chở và người cầm vận đơn được điều chỉnh bởi
Vận đơn đường biển (B/L).

 Người thuê tàu có thể thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá
cước trong trường hợp đồng thuê tàu.

 Giá cước bao gồm chi phí xếp dỡ hoặc không do thỏa thuận của hai bên.

 Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu.

You might also like