Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Thị trường hối đoái

Họ và tên : Cao Bảo Thanh


MSSV : 31211025674
Mã LHP : 22C1PUF50402909
Sáng Thứ Tư tại N2-108

BT :
[10] Thực trạng thị trường hối đoái Việt Nam.

1. Khái niệm, chức năng thị trường ngoại hối

1.1 Một số khái niệm thị trường ngoại hối

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình, do
đó trong một hoạt động mua bán quốc tế, ít nhất phải có một bên tham
gia sử dụng ngoại tệ. Neu đồng tiền của các bên tham gia không đổi
với nhau được thì họ thỏa thuận sử dụng đến một ngoại tệ chuyển đổi
tự do để giao dịch, thường là USD. Ngoài ra, các bên có thể sử dụng
các phương tiện thanh toán như giấy tờ có giá hay vàng có tiêu chuẩn
quốc tế. Các phương tiện thanh toán quốc tế này được gọi là ngoại
hối.

Ngoại hối là thuật ngữ dùng để chỉ ngoại tệ và các phương tiện thanh
toán có giá trị như ngoại tệ được dùng để thanh toán giữa các quốc
gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước, khái
niệm ngoại hối có thể có sự khác nhau.

Để thực hiện các giao dịch thanh toán, các bên phải đổi từ tiền tệ này
sang tiền tệ khác. Đe thực hiện việc chuyển đổi đó cần phải có một thị
trường đó là thị trường ngoại hối.

Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động
giao dịch ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại
tệ. Hay nói cách khác, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động
mua bán, hao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có
giá trị như ngoại tệ.

- Thị trường ngoại hối là nơi các nhà kinh doanh tiến hành kinh
doanh ngoại hối để kiếm lời.

- Là nơi mà ở đó xảy ra việc mua bán, trao đổi ngoại hối, trong đó
chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán
quốc tế.

- Là thị trường mua bán, trao đổi ngoại hối. Trong đó 2 đối tượng
chủ yếu là ngoại tệ và phương tiện thanh toán quốc tế. Như vậy, bất cứ
đâu diễn ra việc mua và bán các đồng tiền khác nhau thì ở đó được gọi
là thị trường ngoại hối.

Theo định nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối cũng có thể xem là thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng, do ngân hàng chiếm khoảng 85% tổng
số giao dịch ngoại hối.

1.2 Chức năng của thị trường ngoại hối


Thị trường ngoại hối thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:

- Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua
bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch
vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Thị trường ngoại hối hoạt
động liên tục và mang tính toàn cầu nên đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ
của người mua, người bán.

- Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể
thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu
của chính phủ. Chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu, hạn chế
nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại, chính phủ có thể
yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại
hối bằng cách mua ngoại tệ vào... Mặt khác, nếu ngoại tệ lên giá quá
cao so với nội tệ đến mức có thể tạo áp lực gây ra lạm phát, chính phủ
có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách bán ngoại tệ
ra để nâng giá đồng nội tệ lên.

- Thị trường ngoại hối là công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Ngày
nay, phần lớn các nước trên thế giới áp dụng cơ chế tỉ giá thả nổi nên
tỷ giá hối đoái luôn có những diễn biến linh hoạt. Sự biến động của tỷ
giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể. Các công ty xuất
nhập khẩu, công ty đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu, nguồn
chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến
động của tỷ giá hối đoái. Thông qua các nghiệp vụ mua bán kỳ hạn,
quyền chọn... của thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các công ty, doanh
nghiệp phòng ngừa được rủi ro.

- Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ. Các ngân hàng thương
mại tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho chính
ngân hàng. Các ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh
lệch giá giữa các thị trường để thu lời qua việc mua ở thị trường này
giá rẻ hơn và bán lại ở thị trường kia giá cao hơn. Không chỉ có các
ngân hàng mà các tổ chức kinh tế và cá nhân cũng có thể thu lời thông
qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ.

- Thị trường ngoại hối giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng
quốc tế. Các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư
vào thị trường có mức lãi dự tính cao. Các nhà xuất khẩu cho phép các
nhà nhập khẩu khoảng thời gian thanh toán tối đa là 90 ngày và yêu
cầu nhà nhập khẩu phải thanh toán tại phòng ngoại hối của ngân hàng
thương mại mà nhà xuất khẩu có tài khoản. Kết quả, nhà xuất khẩu
nhận được tiền đúng hạn và ngân hàng sẽ thu được khoản thanh toán
khi đến hạn từ nhà nhập khẩu.

2. Đặc điểm thị trường ngoại hối:


- Đối tượng mua bán là ngoại hối vốn đã mang yếu tố quốc tế.
- Thị trường ngoại hối không nhất thiết có địa điểm giao dịch hiện
hữu tập trung, mà là bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng
tiền khác nhau.

- Xét trên phạm vi quốc tế thì thị trường ngoại hối là thị trường hoạt
động 24/24h do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế
giới. Chẳng hạn, khi thị trường khu vực châu Á đóng cửa thì thị
trường khu vực châu Mỹ bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, xét trên giác
độ thị trường ở mỗi quốc gia thì thị trường ngoại hối hoạt động trong
một khoảng thời gian nhất định trong ngày gọi là ngày làm việc
(working day). Giờ giao dịch thay đổi tuỳ thuộc vào tập quán kinh
doanh ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, thị trường có thể giao dịch từ 9h
sáng đến 3h chiều. Điều này liên quan đến việc tính ngày trong các
giao dịch ngoại hối, từ đó để tính các mốc giao dịch như ngày ký kết
hợp đồng, ngày giao nhận ngoại hối...

- Giá cả hàng hóa trên thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái
được hình thành một cách linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại
hối trên thị trường. Do vậy, thị trường hối đoái có tính nhạy cảm cao
(biến động liên tục).

- Thị trường ngoại hối là thị trường có tính chất toàn cầu. Sự phát
triển của hệ thống thông tin và công nghệ hiện đại giúp các giao dịch
trên thế giới diễn ra nhanh chóng, khối lượng giao dịch lớn dẫn đến
chi phí giao dịch thấp và hoạt động của thị trường trở nên hiệu quả.

- Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng
(interbank) với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại.

- Đồng tiền sử dụng nhiều nhất trong giao dịch của thị trường ngoại
hối là đồng Đô la Mỹ (USD), tiếp đến là các ngoại tệ mạnh khác như
Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP),...
3. Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối:
● Các ngân hàng
● Các nhà môi giới
● Các doanh nghiệp
● Các cá nhân

4. Tỷ giá hối đoái (TGHĐ).

4.1. Khái niệm TGHĐ và phương pháp biểu thị (niêm yết) tỷ giá hối
đoái.
Trong thanh toán quốc tế, để thực hiện việc chuyển tiền nước này sang
tiền nước khác người ta phải dựa vào tỷ giá hối đoái.

4.1.1. Khái niệm.


Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền
với nhau. Phản ánh hệ số quy đổi một đồng tiền nước này sang đồng
tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu
hiện bằng số lượng các đơn vị tiền tệ nước khác.

4.1.2. Phương pháp biểu thị tỷ giá ( TG ).


(1) Phương pháp trực tiếp :
Bằng phương pháp này người ta biểu hiện một đơn vị tiền nước ngoài
( ngoại tệ ) bằng một số lượng biến đổi tiền trong nước ( nội tệ ).

Khi niêm yết TG bao giờ cũng có hai đồng tiền tham gia và trong
phương pháp trực tiếp :
● Ngoại tệ với vai trò là hàng hóa, là đồng tiền đóng vai trò yết giá
- có đặc điểm là một đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị - USD
● Nội tệ - với vai trò tiền tệ, là đồng tiền định giá - có đặc điểm là
một lượng tiền tệ biến đổi và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu
trên thị trường ngoại hối - VND.

Với phương pháp biểu thị trực tiếp :


Nếu số lượng nội tệ trong quan hệ với một đơn vị ngoại tệ tại một thời
điểm nào đó mà nhiều hơn so với tại một thời điểm trước đây thì :
1. Tỷ giá hối đoái tăng lên
2. Nội tệ giảm giá
3. Ngoại tệ tăng giá

• Nội tệ là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định bằng 1 đơn vị.
• Ngoại tệ là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu trên TT ngoại hối.
• Phương pháp biểu thị tỷ giá hối đoái gián tiếp thường được sử dụng
tại các nước có đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thương mại và
các hoạt động trao đổi quốc tế như Anh, Mỹ, Úc…
- Tiền tệ tăng giá (Appreciation): Một đồng tiền tăng giá trị tương ứng
số với một đồng tiền khác.
- Tiền tệ giảm giá (Depreciation): Một đồng tiền giảm giá trị tương
ứng so với một đồng tiền khác.
● Khi đồng tiền của một quốc gia tăng giá thì giá hàng hóa của
quốc gia đó trở nên đắt hơn ở các quốc gia khác; đồng thời giá
hàng hóa của các quốc gia khác rẻ hơn ở quốc gia này.
● Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá thì giá hàng hóa của
quốc gia đó trở nên rẻ hơn ở các quốc gia khác; đồng thời giá
hàng hóa của các quốc gia khác đắt hơn ở quốc gia này.

4.2. Phân loại TGHĐ.

(1) Dựa vào đối tượng xác định TGHĐ:


- TGHĐ chính thức: Do NHTƯ xác định và công bố.
-TGHĐ thị trường: Dựa trên quan hệ cung cầu của TT ngoại hối.

(2) Dựa vào giá trị của tỷ giá:


TGHĐ danh nghĩa: Không tính đến yếu tố lạm phát, thực hiện giao
dịch mua bán giữa các đồng tiền trên TT ngoại hối.
-TGHĐ thực: Có tính đến yếu tố lạm phát, phản ánh tương quan về
sức mua giữa 2 đồng tiền.
(3) Dựa vào phương diện thanh toán quốc tế:
- TGHĐ tiền mặt.
- TGHĐ chuyển khoản: Là TG áp dụng cho các giao dịch thanh
toán qua NH.
- Tỷ giá séc : Là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ.
- Tỷ giá hối phiếu: Là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả ngay
hoặc hối phiếu trả chậm bằng ngoại tệ.

(4) Dựa vào phương thức chuyển ngoại hối:


+ TGHĐ điện hối: Là TG chuyển ngoại hối bằng điện.
+ TGHĐ thư hối: Là TG chuyện ngoại hối bằng thư.

(5) Dựa vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:


+ TG mua: Là TG mà NH mua vào ngoại hối, chính là tỷ giá bán của
khách hàng.
+ TG bán: Là TG mà NH bán ra ngoại hối, chính là tỷ giá mua của
khách hàng.

(6) Dựa vào thời điểm giao dịch ngoại hối:


+ TG mở cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại hối của giao dịch đầu tiên
trong ngày.
+ TG đóng cửa: Là tỷ giá mua bán ngoại hối của giao dịch cuối cùng
trong ngày.

(7) Dựa vào kỳ hạn thanh toán:


+(a) TG giao ngay: Áp dụng cho giao dịch hối đoái giao ngay (Spot
transaction):
● Việc mua hoặc bán ngoại hối mà việc chuyển giao được thực
hiện ngay hoặc chậm nhất 2 ngày làm việc từ khi thỏa thuận hợp
đồng mua bán.
● Nghiệp vụ này được xác định trên cơ sở tỷ giá hối đoái giao
ngay (spot exchange rate) tức là tỷ giá được xác định và có giá
trị tại thời điểm giao dịch.
(b) TG kỳ hạn: Áp dụng cho giao dịch hối đoái có kỳ hạn
(Forward transaction):
• Là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại
hối ngày hôm nay theo một mức tỷ giá xác
định – tỷ giá hối đoái kỳ hạn (forward exchange rate).
• Việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác
định trong tương lai.

(8) Dựa vào chế độ quản lý tỷ giá:


- Tỷ giá cố định: Là chế độ TG trong đó NHTƯ công bố và cam kết
can thiệp để duy trì một mức TG cố định, gọi là TG trung tâm trong
một biên độ hẹp đã được định trước.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là TG mua bán ngoại hối hình thành trên
II hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu của TT ngoại hối mà không
có bất cứ sự can thiệp nào của NHTƯ.
- Tỷ giá thả nổi có quản lý: Là TG hình thành trên IT căn cứ quan hệ
cung cầu về ngoại tệ và Nhà nước thực hiện can thiệp vào tỷ giá hối
đoái.

5. Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam

Forex là thị trường có tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Bạn muốn
thành công và phát triển lâu dài cần có kiến thức chuyên môn tốt. Việc
nắm rõ thực trạng thị trường ngoại hối phái sinh Việt Nam là một yếu
tố rất quan trọng. Từ đây, bạn có thể dự đoán được xu hướng thị
trường để bỏ vốn đầu tư đúng lúc, đúng thời điểm.

5.1. Giai đoạn phát triển của thị trường hối đoái Việt Nam

Thị trường ngoại hối Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm cho
đến vinh quang. Ngày từ lúc sơ khai, việc trao đổi ngoại tệ được xem
là quá dễ dàng. Nhưng thời gian trôi qua thì chúng ngày càng trở nên
phức tạp. Tuy nhiên, hiện giờ chúng đang ở thế bình ổn nhưng cũng
gặp không ít trở ngại.
● Trước năm 1991

Vào những năm trước 1991, nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó
khăn. Tất cả các vấn đề ngoại thương, ngoại hối cần được xét duyệt
qua cấp nhà nước. Lúc này, hội đồng bộ trưởng đã tách để trở thành
ngân hàng Việt Nam với 2 cấp rõ ràng: Ngân hàng nhà nước và ngân
hàng thương mại TW.

Khi đó, ngân hàng nhà nước giữ vai trò ban hành chính sách liên quan
đến tiền tệ và tín dụng. Còn ngân hàng thương mại TW thì giữ vai trò
kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Về sau, nhà nước thống nhất việc kiểm
soát ngoại hối bằng ngân hàng nhà nước.

● Năm 1994 - 2004

Lúc này, thị trường ngoại hối ở Việt Nam bắt đầu phát triển một cách
sôi nổi. Chúng có sự góp mặt của thị trường liên ngân hàng. Từ đây,
Forex có lượng giao dịch tăng nhanh chóng và đạt tính thanh khoản
cao nhất toàn cầu.

● Thị trường ngoại hối Việt Nam 2011

Ở thời kỳ này, thị trường ngoại hối ở nước ta tương đối ổn định. Đây
là một năm được đánh giá là thành công của chính sách quản lý Forex
cùng với tỷ giá rất ổn định. Mặc dù giá vàng có tăng nóng những
ngoại hối vẫn luôn bám sát với thị trường toàn cầu.

● Thị trường ngoại hối Việt Nam 2018

2018 đánh dấu một năm biến động mạnh của thị trường ngoại hối. Đặc
biệt là sự đi lên về giá rất cao của đồng USD. Một loạt các đồng tiền
khác trở nên mất giá so với USD.
● Thị trường ngoại hối Việt Nam 2019

Năm 2019, thế giới chịu sự bất ổn của thị trường Châu Âu. Các nước
có nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái. Đặc biệt là cuộc chiến Trung Mỹ
diễn ra căng thẳng. Đây là lý do khiến cho thực trạng thị trường ngoại
hối Việt Nam 2019 bị ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình toàn cầu. Tuy
nhiên, 2019 vẫn là một năm thành công của ngân hàng nhà nước với
tỷ giá ổn định. Đồng USD hứa hẹn còn lên cao hơn nữa.

+ Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay

Trong năm vừa qua, Việt Nam sở hữu dự trữ ngoại hối cao nhất từ
trước đến nay. Chúng đạt đến con số hơn 100 tỷ USD. Ở nước ta, tỷ
giá đồng đô la khá ổn định mặc dù nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến
động.

5.2. Quy định quản lý ngoại hối tại Việt Nam

Bạn có thể thấy vai trò của thị trường ngoại hối ở Việt Nam cũng khá
quan trọng trên toàn thế giới. Điều này được thể hiện bởi quy định
quản lý thị trường khá nghiêm ngặt nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư tham gia.

Hướng quản lý về hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài vào trong
nước được ban hành bởi ngân hàng nhà nước ngày 26/6/2019. Tất cả
đối tượng mở và dùng tài khoản vốn trực tiếp thuộc: doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các quy định về mở tài khoản bao
gồm:

● Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thông qua đồng ngoại tệ ở 1
ngân hàng được cấp phép tiến hành giao dịch.
● Chỉ được mở duy nhất tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại
tệ.
● Được phép mở duy nhất tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng
VNĐ.

You might also like