KHUNG - Hóa lý 3 - Điện Hóa học

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA HÓA HỌC

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC


Hóa lí 3 (Điện hóa học)

1. Thông tin chung về môn học


1.1. Tên môn: Hóa lí 3 (Điện hóa học)
1.2. Tên môn học bằng tiếng Anh: Electrochemistry
1.3. Mã môn học:
1.4. Loại môn học: Bắt buộc
1.5. Thuộc chương trình đào tạo: Cử nhân Sư phạm Hóa học
1.6. Số tín chỉ: 2
1.7. Số tiết (Lý thuyết/Bài tập/Thảo luận/Thực hành): 20/10/0/0
1.8. Yêu cầu phục vụ cho môn học:
1.9. Thời khóa biểu môn học:
2. Mục tiêu môn học
- Kiến thức: Sau khi học môn này, người học được trang bị
+ quy luật nhiệt động lực học hóa học trong sự hình thành dung dịch điện phân, các loại
tương tác trong dung dịch điện phân.
+ kiến thức về sự dẫn điện của dung dịch và những yếu tố ảnh hưởng đến sự dẫn điện.
+ những hiện tượng xảy ra trên ranh giới pha điện cực / dung dịch ở trạng thái cân bằng.
+ các quá trình điện phân, nguồn điện hóa học, ăn mòn và bảo vệ kim loại.
- Kĩ năng: Sau khi học môn học này, người học sẽ
+ giải thích và vận dụng được các kiến thức về sự dẫn điện của dung dịch và hiện tượng
trên ranh giới pha điện cực/dung dịch để giải thích và dự đoán thực tiễn hóa học trong các
hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy, đời sống và sản xuất.
+ tóm tắt được các vấn đề thực tiễn như hiện tượng điện phân, ăn mòn và bảo vệ kim loại,
nguồn điện hóa học.
+ được tăng cường các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Thái độ: Khi học môn học này, người học sẽ
+ yêu thích hơn các môn hóa học nói chung.
+ có thái độ học tập và làm việc nghiêm túc, khoa học.
3. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực theo Khung chuẩn đầu ra của Trường
ĐHSPHN
Cụ thể về phẩm chất, năng lực theo Khung chuẩn đầu ra của Trường ĐHSPHN ở
mức độ (tối thiểu) cho trong bảng tổng hợp.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn Điện hóa học cung cấp cho người học:
- Cơ sở nhiệt động lực học về dung dịch điện phân, pin điện, thế điện cực.
- Những ứng dụng cơ bản của điện hóa học.
5. Nội dung chi tiết môn học
CHƯƠNG I. Nhiệt động lực học về dung dịch điện ly
Thời lượng: 5 tiết (3/2/0/0)
I.1. Thuyết điện ly Arrhenius
1. Những tiên đề cho sự ra đời của thuyết điện ly
2. Nội dung thuyết điện ly
3. Ưu và nhược điểm của thuyết điện ly
4. Cân bằng ion trong dung dịch
I.2. Sonvat hoá ion trong dung dịch
1. Sự hình thành dung dịch điện ly
2. Các đại lượng nhiệt động cơ bản của sự sonvat hóa: Gs, Hs, Ss
I.3. Tương tác ion trong dung dịch. Hoạt độ và hệ số hoạt độ
1. Cơ sở nhiệt động lực học của sự tương tác ion
2. Thuyết Debye-Huckel về dung dịch điện ly
3. Ứng dụng của thuyết Debye-Huckel

CHƯƠNG II. Sự dẫn điện của dung dịch điện ly


Thời lượng: 7 tiết (5/2/0/0)
II.1. Độ dẫn điện của dung dịch
1. Khái niệm (độ dẫn điện riêng, độ dẫn điện mol)
2. Phương pháp đo độ dẫn điện
3. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch tới độ dẫn điện riêng và độ dẫn điện mol
II.2. Linh độ ion và số tải
1. Tốc độ chuyển động của ion. Linh độ ion
2. Số tải
3. Phương pháp xác định số tải
II.3. Ứng dụng của sự đo độ dẫn điện

CHƯƠNG III: Cơ sở nhiệt động lực học về pin điện và thế điện cực
Thời lượng: 8 tiết (5/3/0/0)
III.1. Thế điện hoá và cân bằng trên ranh giới điện cực/dung dịch
1. Khái niệm thế điện hoá và sự liên hệ với thế hoá học
2. Áp dụng thế điện hoá vào cân bằng pha
III.2. Điện cực và thế điện cực
1. Khái niệm và quy ước
2. Xác định thế điện cực
3. Phương trình Nernst về thế điện cực
4. Phân loại điện cực
III.3. Pin điện và sức điện động
1. Khái niệm và quy ước
2. Sức điện động (cơ chế xuất hiện sức điện động, Pt Nernst)
3. Phương pháp đo sức điện động
4. Nhiệt động lực học về pin điện
5. Phân loại pin điện
6. Ứng dụng của sự đo sức điện động

CHƯƠNG IV. Sự điện phân


Thời lượng: 4 tiết (3/1/0/0)
IV.1. Khái niệm cơ bản về điện phân
IV.2. Thế phân huỷ
IV.3. Sự phân cực và quá thế. Quá thế hydrogen
IV.4. Ứng dụng của sự điện phân

CHƯƠNG V. Ăn mòn và bảo vệ kim loại


Thời lượng: 3 tiết (2/1/0/0)
V.1. Khái niệm về ăn mòn kim loại
V.2. Phân loại ăn mòn điện hoá
V.3. Bảo vệ kim loại chống ăn mòn

CHƯƠNG VI: Nguồn điện hóa học


Thời lượng: 3 tiết (2/1/0/0)
VI.1. Nguồn điện sơ cấp
VI.2. Nguồn điện thứ cấp
VI.3. Pin nhiên liệu

6. Học liệu:
6.1. Giáo trình môn học
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo
[1] Trần Hiệp Hải, Trần Kim Thanh. Giáo trình Hoá lý. NXBGD, Hà Nội, 1983 (có trong
thư viện Trường)
[2] Trần Hiệp Hải. Phản ứng điện hoá và ứng dụng. NXBGD, 2002.
[4] Nguyễn Văn Duệ, Trần Hiệp Hải. Bài tập Hoá lý, NXBGD, 2003.
[4] Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải, Nguyễn Thị Thu. Bài tập Hoá lý cơ sở, NXBKH-
KT, 2003.
[5] Trịnh Xuân Sén. Điện Hoá học. NXB ĐHQG, 2003.
[7] Peter Atkins, Julio de Paula. Physical Chemistry,. 8th Ed. Oxfort University Press 2006.
6.3. Trang web sử dụng cho môn học

7. Hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học:
7.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên (điểm chuyên cần)
- Hình thức: tham gia lớp học, chuẩn bị bài…
- Điểm: 0 hoặc 5 hoặc 10.
- Tỷ trọng: 10%.
7.2. Kiểm tra giữa kỳ (điểm kiểm tra bộ phận)
- Hình thức: Tự luận hoặc bài tập lớn
- Thời gian kiểm tra, đánh giá giữa kì: Giữa kỳ
- Điểm: từ 0 đến 10.
- Tỉ trọng: 30%
7.3. Thi hết môn
- Hình thức: Tự luận hoặc vấn đáp
- Thời gian tổ chức thi hết môn: Sau khi kết thúc môn học
- Điều kiện dự thi hết môn: Điểm chuyên cần là 5 hoặc10 và Điểm kiểm tra bộ phận
phải từ 3 điểm trở lên;
- Điểm: từ 0 đến 10;
- Tỷ trọng: 60%

Hiệu trưởng duyệt Trưởng Khoa


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like