Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Tức giận là gì ? 2.Vì sao lại tức giận ? 3.Khi tức giận não ta tiết ra chất gì .

chất đó gây ra những


gì và có tác động như thế nào đến hành vi của ta. 4.Một người rất hay giận dữ là do bẩm sinh hay
di truyền

I. Tức giận là gì

Theo Medicinenet, tức giận hay giận dữ (anger có nguồn gốc từ ngôn ngữ cổ Bắc Âu) là một
phản ứng cảm xúc liên quan đến việc tâm lý con người phản ứng khi đang bị đe dọa.

Theo nghiên cứu của những chuyên gia về tâm lý học thì họ định nghĩa cảm xúc giận dữ là sự
biến đổi trạng thái theo tùy từng cường độ, mức độ, từ hơi hơi khó chịu đến cảm giác bực mình,
khó chịu rồi đến mức điên tiết và phẫn nộ.

Phân tích theo ba phương thức

1. Nhận thức

2. Phản ứng- tình cảm

3. Hành vi.

Anon

(2022). Retrieved 23 September 2022, from https://suckhoedoisong.vn/su-tuc-gian-cua-con-


nguoi-duoi-goc-nhin-y-hoc-169159133.htm

II. Tại sao lại nảy sinh cảm xúc tức giận

Tức giận trở thành cảm giác chủ yếu về các mặt ứng xử, nhận thức và sinh lý khi một người lựa
chọn có ý thức để hành động ngăn chặn ngay hành vi đe dọa của một thế lực bên ngoài.

Nguyên nhân bên ngoài

Chúng ta có thể tức giận khi gặp phải các hoàn cảnh như:

• Bị tấn công hoặc bị đe doạ

• Bị lừa dối

• Thất vọng, tuyệt vọng hoặc bất lực

• Bị đối xử bất công

• Không được tôn trọng


Nơi cảm xúc bắt đầu là từ não bộ của chúng ta. Trong cấu trúc bộ não của chúng ta có một hệ
thống được gọi là limbic. Hệ thống này sẽ phân tích, diễn giải những tình huống phát sinh của
chúng ta để thiết lập lên giai điệu của cảm xúc và gửi thông tin đến vỏ não để định hướng về cảm
xúc và hành vi dẫn tới hành động của chúng ta. Cảm xúc được hình thành sơ khai từ cách chúng
ta phân tích, suy nghĩ về tình huống, trải nghiệm của bản thân trong quá khứ lẫn hiện tại. Khi hệ
thống limbic phân tích yếu tố, tình huống đó là tiêu cực thì trạng thái cảm xúc giận dữ sẽ được
bật công tắc hoạt động.

Hiểu theo cách của bản thân mình thì tức giận như là một cơ chế mà cơ thể tạo ra dùng để bạo vệ
những lợi ích của bản thân mình

chủ, T., & khỏe, T. (2022). Vì sao có cảm xúc giận dữ? Cách kiểm soát cơn giận dữ như thế
nào?. Retrieved 23 September 2022, from https://medlatec.vn/tin-tuc/vi-sao-co-cam-xuc-gian-
du-cach-kiem-soat-con-gian-du-nhu-the-nao-s195-n23373

Nguyên nhân bên trong

Có nhiều bệnh lý tiềm ẩn làm cho người bệnh khó kiểm soát được cơn giận, bao gồm

• Tự kỷ: Người mắc chứng tự kỷ rất dễ phản ứng thái quá với các thay đổi dù là nhỏ nhất
ví dụ như tiếng ồn, sự thay đổi kế hoạch.

• Trầm cảm: Trầm cảm thường đi kèm với tức giận, người bệnh có thể cảm thấy thất vọng
không vì bất kỳ lý do gì.

• Tiền mãn kinh: Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh có thể gây ra
nhiều vấn đề, bao gồm cả tức giận khó kiểm soát.

Điều gì làm bạn tức giận?

Điều gì làm bạn tức giận?. (2022). Retrieved 23 September 2022, from
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/dieu-gi-lam-ban-tuc-gian/

III. Những chất được tạo ra do cơn giận

Adrenalin và noradrenalin nồng độ trong máu tăng

Adrenalin là một hormon có tác dụng trên thần kinh giao cảm, được sản xuất bởi cơ thể khi bạn
sợ hãi, tức giận hay thích thú, cái làm cho nhịp tim của bạn đập nhanh hơn và cơ thể chuẩn bị
cho những phản ứng chống lại nguy hiểm. Adrenaline tác dụng trong cơ thể con người lên cái
gọi là adrenoceptor. Nó mở rộng đường hô hấp, có nghĩa là có thể hấp thụ nhiều oxy hơn. Hít thở
nhanh, làm nhịp tim trở nên nhanh hơn và huyết áp tăng lên, do đó có thể bơm máu nhiều hơn
qua cơ thể. Vì vậy, các cơ quan như tim, não, phổi và cơ được kích thích để làm việc mạnh mẽ
hơn trong khi các cơ quan tiêu tốn nhiều năng lượng khác như đường tiêu hóa, da và các chi
được giữ lại một thời gian.

Trong não, norepinephrine (hay được gọi là Noradrenalin) làm tăng hưng phấn và tỉnh táo, thúc
đẩy sự cảnh giác, tăng cường sự hình thành và phục hồi trí nhớ, và tập trung sự chú ý; nó cũng
làm tăng sự bồn chồn và lo lắng.

4.Một người rất hay giận dữ là do giáo dục hay di truyền.

quan điểm của triết học Macxit cho rằng, trong con người, yếu tố sinh học và xã hội không đối
lập mà thống nhất nhau. Điều này đã được khoa học ngày nay chứng minh là đúng. Tuy nhiên,
có thể khẳng định yếu tố bẩm sinh – di truyền đóng vai trò quan trọng, nó đóng vai trò như là
tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách cá nhân.

Có thể thấy rằng, nhân cách con người không tự nhiên sinh ra mà nó được hình thành và phát
triển trong suốt cuộc đời của mỗi người trong đó các yếu tố giáo dục, hoạt động, giao tiếp giữ vai
trò quyết định và tạo thành những con đường cơ bản nhất, còn yếu tố bẩm sinh đóng vai trò là
tiền đề vật chất để hình thành nhân cách. Các yếu tố này phải được xây dựng theo một hướng
nhất định nhằm hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người.

Trẻ hay nóng tính, cáu giận và dễ kích động có thể do môi trường sống, sự giáo dục, bản tính
bẩm sinh do gene MAOA quy định.

gene MAO-A được nhà nghiên cứu chú ý nhiều nhất bởi nó điều chỉnh chất dẫn truyền
thần kinh serotonin trong não, một tác nhân được biết đến với khả năng điều chỉnh tâm trạng của
một người (Hagerty, 2010).

Các nhà khoa học tin rằng nếu một người mang một phiên bản nhất định của gene MAO-A, não
của họ sẽ không phản ứng nhiều với tác dụng điều hoà tâm trạng và làm dịu căng thẳng của
serotonin. Chi tiết hơn, gene MAOA mã hoá monoamine oxidase A - một loại enzyme làm suy
giảm chất dẫn truyền thần kinh amin như dopamine, noradrenalin và serotonin. Hơn thế nữa, một
chứng rối loạn di truyền hiếm gặp do đột biến gene MAO-A gây ra dẫn đến sự thiếu hụt MAOA ,
từ đó thừa chất dẫn truyền thần kinh monoamine. Điều này có thể gây ra các hành vi bốc đồng
quá mức. Đặc biệt đối với gen biến thể biểu hiện thấp hơn của MAO-A là MAOA-L, đây là biến
thể gene gây chú ý với khả năng tăng nguy cơ xuất hiện và phát triển các hành vi bạo lư.c và
hung hăng. Tuy nhiên, không giống với hội chứng Brunner với các dấu hiệu hung hăng, biến
thá.i quá mức và đặc biệt là rất hiếm người mắc phải, thì gene MAOA-L được tìm thấy ở rất
nhiều người trong xã hội (theo nghiên cứu thì có đến gần 40%), tuy nhiên rất nhiều người mang
gene này vẫn sống bình yên và chưa bao giờ thực hiện bất kì hành vi phạ.m tội nào. Những
người mang gene MAOA-L có khả năng sở hữu một hệ limbic nhỏ hơn.
 Một người có tính cách dễ cáu giận yếu tố bẩm sinh- di truyền dữ vai trò quan trọng trong
việc hình thành tính cách đó nhưng đồng thời không thể phủ nhận được vai trò định hướng của
xã hội.

Gene “chiến binh” Mao-A là gì?

Gene “chiến binh” Mao-A là gì?. (2022). Retrieved 23 September 2022, from
https://vovankienthuc.com/blog/gene-chien-binh-mao-a-la-gi-.2847

Nghe có vẻ hư cấu, nhưng báo cáo mang tên Global State of Emotions (Trạng thái cảm xúc
Toàn cầu), điều này có thật. Đây là báo cáo phiên bản 2018, do công ty phân tích Gallup thực
hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn ở hơn 151.000 người thuộc trên 140 quốc gia.

Đây là nhóm người trưởng thành, họ được hỏi về tần suất sau khi trải qua cả cảm xúc tích cực và
tiêu cực. Kết quả được công bố năm 2019, theo đó, nhóm người nói rằng họ phải chịu đựng nỗi
buồn và lo lắng tăng thêm 1 phần trăm so với năm trước và sự tức giận đã tăng tới 2 phần trăm.

Cả ba cảm xúc tiêu cực đều đứng ở đầu bảng, điều này cho thấy số người lo lắng và giận dữ
đang có chiều hướng đông hơn.Những hệ lụy từ sự tức giận đều là mối nguy thảm họa.

Tức giận hay giận dữ, một trong những cảm xúc tiêu cực gây hại nhiều hơn lợi

5. Khi tức giận não ta tiết ra chất gì . chất đó gây ra những gì và có tác động như thế nào
đến hành vi của ta.
 Những tác động đến hành vi: Khiến ta cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bực tức và khó có thể
suy nghĩ kĩ trước ki thực hện 1 hành động nào đó.
6. Khi một người tức giận họ tác động như thế nào đến bản thân và những người xung
quanh.
 Khi một người tức giận, sự tức giận đó không chỉ có tác động lên bản thân họ mà nó còn
có sự tác động đến những người xung quanh.
 Đối với bản thân: Tức giận ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như:
 Tức giận gây hại giấc ngủ. Cảm giác căng thẳng và nặng nề từ những cơn tức giận
sẽ kích thích phản ứng chiến-hay-chạy (fight-or-flight) khiến bạn tỉnh táo. Khi đó
bạn sẽ càng khó đi ngủ hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giấc ngủ bị gián đoạn sẽ
khiến cơn tức giận càng tăng thêm khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức thay vì tươi
mới. Đây là một vòng tuần hoàn khiến bạn vô cùng mệt mỏi.
 Tức giận ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: Lượng huyết dịch về tim khi tức
giận sẽ chuyển rất nhiều lên não và phần mặt (mặt đỏ, nóng), do đó, lượng huyết
dịch cần thiết cho vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây ra hiện
tượng thiếu oxy lên tim, làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng như bình thường
nữa, có thể gián tiếp dẫn đến bệnh mạch vành hoặc bệnh cơ tim. Trong một giờ sau cơn
giận dữ bùng phát, có thể khiến nguy cơ bị đau tim cao gấp 2 lần người không trải qua
cảm xúc tức giận.
 Gây tổn thương cho gan: Có thể chưa biết, khi ta nóng giận, tự khắc cơ thể sẽ sản sinh
ra chất “catecholamine”, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, khi đó,
lượng đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên rất cao, từ đó axit béo, độc tố gây hại
cho gan và huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên.
 Khiến não nhanh chóng “già” đi: Khi tức giận, não sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ
lượng huyết dịch ngày càng đổ rất nhiều về đây, điều này khiến cho lượng huyết
dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, gây hại cho não.
 Tổn thương dạ dày: Khi tức giận, tim sẽ tác động cùng với huyết quản, khiến cho
lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng
và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.
 Tức giận làm tăng nguy cơ đột quỵ: Một nghiên cứu cho thấy có nguy cơ bị đột
quỵ từ cục máu đông lên não hoặc chảy máu trong não cao gấp ba lần trong hai
giờ sau khi cơn giận dữ bùng phát. Đối với những người bị phình động mạch ở một
trong các động mạch của não, có nguy cơ vỡ phình động mạch này cao gấp sáu lần sau
khi bộc phát giận dữ.
 Làm suy yếu hệ thống miễn dịch: Khi tức giận cơ thể cũng sẽ tiết ra chất cortisol, nếu
không kiềm chế được cơn tức giận, cơ thể sẽ liên tục tạo ra chất này và tích tụ trong
một thời gian dài, gây ra vết thương cho hệ thống miễn dịch của bạn, khi đó sức đề
kháng đối với các loại bệnh tật sẽ giảm đi, cơ thể sẽ yếu hơn, dẫn đến tăng nguy cơ
nhiễm trùng và thậm chí cả ung thư.
 Tức giận có thể làm cho sự lo lắng tồi tệ hơn: các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự
tức giận có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát (GAD),
một tình trạng đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức và không thể kiểm soát được gây cản
trở cuộc sống hàng ngày của một người. Không chỉ mức độ giận dữ cao hơn được tìm
thấy ở những người bị GAD, mà cả sự thù địch – cùng với sự tức giận chưa được giải
thích, đặc biệt – đã góp phần rất lớn vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
GAD.
 Tức giận liên quan đến trầm cảm: Nhiều nghiên cứu đã liên kết trầm cảm với sự hung
hăng và bùng phát giận dữ, đặc biệt là ở nam giới. Trong trầm cảm, sự tức giận thụ
động – nơi bạn ngẫm nghĩ về nó nhưng không bao giờ hành động – là điều phổ biến.
 Tức giận có thể làm tổn thương phổi: Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng sự gia
tăng các hormone gây căng thẳng, có liên quan đến cảm giác tức giận, tạo ra tình trạng
viêm trong đường thở từ đó gây tổn thương phổi.
 Sự tức giận có thể rút ngắn cuộc sống: Căng thẳng có liên quan rất chặt chẽ đến sức
khỏe nói chung. Nếu bạn căng thẳng và tức giận, bạn sẽ rút ngắn tuổi thọ của mình.
Một nghiên cứu của Đại học Michigan được thực hiện trong khoảng thời gian 17 năm
cho thấy các cặp vợ chồng giận dữ có tuổi thọ ngắn hơn so với những người sẵn sàng
nói khi họ điên.
 Ví dụ:
+ Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy những người có biểu hiện giận dữ như một đặc
điểm tính cách có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp đôi so với những người cùng
tuổi ít giận dữ.
+ Một nhóm các nhà khoa học của Đại học Harvard đã nghiên cứu 670 người đàn ông
trong 8 năm bằng cách sử dụng phương pháp tính điểm theo thang điểm thù địch để
đo mức độ tức giận và đánh giá bất kỳ thay đổi nào trong chức năng phổi của nam
giới. Những người đàn ông có xếp hạng thù địch cao nhất có dung tích phổi kém hơn
đáng kể, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp
 Đối vơi mọi người xung quanh:
 Tức giận ảnh hưởng các mối quan hệ: Cãi vã rồi ôm tức giận mà không có lời giải thích
chắc chắn sẽ làm hỏng tâm trạng cũng như tạo ra một thói quen độc hại.Nếu điều này
được lặp lại một cách thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng xấu, tạo khoảng cách và phá
hoại các mối quan hệ xã hội.
 Truyền thông điệp tiêu cực tới mọi người: Nếu giữa một cuộc tranh cãi mà bạn quyết
định im lặng, không giải thích hay không lắng nghe người khác nói thì bạn đang truyền tải
thông điệp rằng bạn coi trọng thắng thua trong cuộc tranh cãi hơn là giữ gìn một mối quan
hệ tốt đẹp với đối phương.
 Tạo cảm xúc tiêu cực cho ngày mới: Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng khả năng ức
chế cảm xúc tiêu cực của chúng ta sẽ càng giảm đi sau khi ngủ so với trước đó.Giấc ngủ
phóng đại mọi cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề. Khi chúng ta ngủ, bộ não của chúng ta xử lý
thông tin mới và lưu trữ nó vào bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn của chúng ta. Trong khi ngủ,
sự tức giận đi vào trí nhớ dài hạn của chúng ta và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho ngày
mới cũng như về lâu dài. Những cảm xúc tiêu cực sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta đang
thức, còn giấc ngủ lại "bảo lưu" cảm xúc tiêu cực. Khi cảm xúc tồi tệ đã được củng cố
trong trí nhớ sẽ khó có thể kìm nén chúng trong tương lai.
7. Khi một người giận dữ thì họ thường sẽ thể hiện như thế nào về mặt sinh lý cũng như
hành vi và ở phương diện nhận thức thì bạn cảm thấy khi giận dữ bạn sẽ cảm thấy như
thế nào?
 Sinh lý: các thay đổi về sinh lý học; cụ thể, khi bạn nóng giận, nhịp tim, huyết áp,
hormone, adrenaline và noradrenaline đều tăng lên rất nhanh chóng.
 Hành động: Sự tức giận có thể khiến chúng ta thực hiện các hành động tiêu cực, như bạo
lực thể xác hoặc thô bạo bằng lời nói.
 Nhận thức: Khi bản thân tức giận ta cảm thấy mọi thứ xung quanh đều mang một năng
lượng khiến chúng ta cảm thấy bực tức, khó chịu và thù địch,bất kể chuyện gì đã và đang
xảy ra xung quanh bản thân mình đều được bản thân nhìn theo chiều hướng tiêu cực và
khiến sự tức giận tăng lên, không dễ bình tĩnh và kiểm soát bản thân.
8. Màu sắc xúc cảm của giận dữ là màu gì?
 Các màu như đỏ, vàng, cam được coi là màu nóng và kích thích những cảm xúc hưng
phấn
 Màu sắc xúc cảm của giận dữ thường là những màu nóng như:
 Màu đỏ gắn với năng lượng, chiến tranh, nguy hiểm, sức mạnh, quyền lực, đam mê
mãnh liệt, tình yêu, ấm áp, giận dữ, hứng thú, tốc độ, sức mạnh và can đảm. màu đỏ
thẫm lại tượng trưng cho sức mạnh, sự tức giận, lãnh đạo, khao khát, hận thù, phẫn nộ.
 Màu vàng gắn liền với hạnh phúc, niềm hân hoan, sự thông minh, năng lượng, thoải
mái, can đảm, giận dữ, lạc quan, kiệt sức và mâu thuẫn.
9. Giận dữ và xúc động khá tương đồng. tại sao?
 Xúc động là gì?
 Là dạng cảm xúc có cường độ rất nhanh, diễn ra trong một thời gian ngắn, kèm theo
những thể hiện nội tạng và vận động rõ rệt. Khi XĐ, con người thường ít làm chủ được
bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình (hoạt động của bộ phận dưới
vỏ não trội hơn hoạt động của vỏ não, sự kiểm soát của vỏ não bị suy yếu). XĐ diễn ra
dưới hình thức những quá trình ngắn, theo từng "cơn" ("cơn giận", "cơn ghen", vv.).
Nội dung và tính chất của XĐ ở người có thể nhờ sự tự kiềm chế mà biến đổi cho phù
hợp với yêu cầu của tình hình (giáo viên, điệp viên, vv.)
 Giận giữ và xúc động khá tương đồng vì:
 Khi có 2 cảm xúc này, chúng ta đều có những biến đổi về cảm mặt tâm lý, hành động,
sinh lý
 Khó kiểm soát, kiềm chế, làm chủ hành động của bản thân mình
9.Giận dữ có phải là một loại tâm trạng hay không?

10.Làm cách nào để ta có thể kiểm soát được cơn giận?

11.Giận dữ có lợi và có hại như thế nào? Khi không thể kiềm chế cơn giận thì ta nên thể
hiện nó như thế nào?

9. Giận dữ là 1 loại tâm trạng, vì

Theo nghiên cứu của những chuyên gia về tâm lý học thì họ định nghĩa cảm xúc giận dữ là
sự biến đổi trạng thái theo tùy từng cường độ, mức độ, từ hơi hơi khó chịu đến cảm giác
bực mình, khó chịu rồi đến mức điên tiết và phẫn nộ.

• Khi mà trạng thái cảm xúc của chúng ta thay đổi thì nó cũng đi kèm theo đó những thay
đổi cảm nhận về mặt sinh học như nhịp tim tăng nhanh, nóng người, huyết áp tăng cao, một
số chỉ số loại hooc – môn sẽ tăng cao một cách nhanh chóng

https://medlatec.vn/tin-tuc/vi-sao-co-cam-xuc-gian-du-cach-kiem-soat-con-gian-du-nhu-
the-nao-s195-n23373

10. Những cách giúp kiểm soát cơn giận

• Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên
trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn
nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi
cho người khác. Hãy nghĩ tới: “Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên
làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

• Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm
căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc
phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc
này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt
tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

• Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi
Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức
giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được
vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau
trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

• Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và
thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của
cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu
của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

• Hít thở sâu trong vòng 10 giây

Nghe có vẻ đơn giản nhưng đây lại được đánh giá là một trong những biện pháp khá hiệu
quả trong việc kiềm chế sự nóng giận. Khi cảm thấy bức xúc đang tăng lên, hãy dừng lại
mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm
xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.

• Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để
trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà
bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với
họ và với cả bản thân chúng ta.

• Học cách đối mặt với khó khăn

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian
sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng. Hãy tập tranh luận để khi vào
tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

• Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì
vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó
khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn
nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không
nhận ra những hạn chế ở chính mình.

• Học cách nhìn nhận lại


Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận.
Hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn
giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

• Chia sẻ với người khác

Thay vì cố gắng “dằn mặt” kẻ thù, hãy nói chuyện, tâm sự với người bạn thân của mình, có
thể sự tức giận sẽ giảm đi nhanh chóng và bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu
ích từ bạn bè mình đấy.

• Tìm niềm vui

Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy tìm đến những
gì bạn thích, xem một bộ phim hài hước, nghe bản nhạc tủ, bạn sẽ thấy yêu đời hơn.

• Xem lại bản thân

Giảm cái tôi của mình xuống: Trong nhiều trường hợp, người khác chỉ muốn điều tốt cho
bạn nhưng bạn lại có thể chưa hiểu và nghĩ rằng họ đang bêu xấu mình. Hãy xem lại thái
độ, tác phong của bản thân mình xem mình có nên và có đáng tức giận với họ hay không.
Nói chung, tức giận là điều không tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng với những tác hại mà
nó đem đến cho cơ thể thì việc hóa giải thực sự nên hóa giải ngay, hay cố gắng tìm cách
kiềm chế theo cách của riêng bản thân.

• Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn
tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm
cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!

Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là
bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…

Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn
kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ
quá mức bình thường.

Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài
hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ
giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.

Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn
giảm bớt những điều này một cách tối đa.
Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là
một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải
thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học
cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo”
nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm
soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công
trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong
chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất
lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và
kiểm chế cảm xúc của mình.

Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn
không phải hối tiếc:“Phải chi lúc ấy tôi đừng quá nóng giận”.

http://giaiphapdaotaovnnp.edu.vn/day-ky-nang-mem/day-ky-nang-lam-viec-hieu-qua/414-
ky-nang-kiem-che-cam-xuc-va-lam-chu-ban-than

http://vieclam.ou.edu.vn/hoat-dong/huan-luyen-ky-nang/10-cach-kiem-che-cam-xuc-tuc-
gian-va-lam-chu-ban-than.35a530e8/vi

https://suckhoedoisong.vn/7-su-ton-hai-nang-ne-doi-voi-co-the-khi-nong-gian-
169139711.htm

11.Giận dữ có lợi và có hại như thế nào? Khi không thể kiềm chế cơn giận thì ta nên thể
hiện nó như thế nào?

 Lợi ích

- Giận dữ giúp ích cho cuộc thương lượng

Tất cả những tương tác cá nhân đều hoạt động trên một mức độ cảm xúc và trí tuệ nhất
định. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đôi khi nổi giận cũng có thể đem đến lợi ích không ngờ

Bởi lẽ chúng ta có xu hướng thận trọng hơn khi có ai đó nổi giận. Do vậy nếu bạn có thể
thể hiện thái độ không hài lòng và bực mình một tẹo, điều này sẽ khiến đối phương cố gắng
đưa thêm những quyền lợi và nhượng bộ bạn hơn.

- Sự giận dữ có lợi cho sự nghiệp của bạn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người hay thể hiện sự tức giận ra ngoài thường có sự nghiệp
và cuộc sống tốt đẹp hơn những ai kìm nén cảm xúc vào bên trong.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi bạn tỏ thái độ giận dữ, mọi người sẽ nghĩ bạn xứng
đáng với vị trí tốt hơn và mức lương cao hơn…

 Quy tắc này cũng có thể áp dụng khi bạn đi phỏng vấn xin việc, cho dù mức độ
cao thấp của vị trí đó tới đâu, chỉ cần tỏ “thái độ”, bạn hoàn tòan có cơ hội được nhận.

- Giận dữ giúp bạn sống lâu hơn

Ít ai ngờ rằng, những cư dân Ý sôi nổi và người Tây Ban Nha nóng nảy lại có tuổi thọ trung
bình cao hơn 2 năm so với dân Anh điềm tĩnh. Từ đó có thể suy ra rằng, việc hay giận dữ
thực chất lại có lợi cho sức khỏe của bạn.

Nghiên cứu cho thấy những người hay nén sự tức giận và thất vọng thường dễ chết hơn bởi
việc làm này khiến huyết áp của bạn tăng cao. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc tất cả
cácloại bệnh, từ bệnh tim cho tới ung thư.

Những người có mức độ cáu giận vừa phải có nguy cơ đau tim giảm một nửa và nguy cơ
đột quỵ thấp đáng kể so với những quý ông ít tỏ ra cáu giận.

- Giận dữ giảm tỉ lệ tội phạm

Các nhà tâm lý học và phụ huynh đều cho rằng, những trò chơi bạo lực sẽ làm tăng xu
hướng bạo lực ở trẻ. Tuy nhiên chứng minh cho thấy trò chơi điện tử thực tế lại có thể làm
giảm khả năng phạm tội 80% nam sinh trung học chơi các trò bạo lực đẫm máu và cũng
trong cùng thời gian đó, tỷ lệ tội phạm có dấu hiệu giảm. Số lượng thanh thiếu niên phạm
tội giảm hơn một nửa kể từ năm 1994.

Nghiên cứu tập trung vào đối tượng trẻ em có dấu hiệu trầm cảm đã phát hiện ra rằng trò
chơi điện tử bạo lực có tác dụng nhẹ trong việc giúp con người trở nên bình tĩnh hơn, làm
giảm xu hướng bạo lực và các hành vi bắt nạt.

- Giận dữ giúp tăng tính sáng tạo

Các nhà khoa học cho rằng, nhờ việc phát triển khả năng tức giận mà người cổ đại có thể
đưa ra những giải pháp nhanh chóng và sáng tạo khi phải đối mặt với những tình huống
nguy hiểm trong cuộc sống.

Việc cáu giận vừa có thể tiếp thêm sức mạnh và mang lại cho con người một quá trình suy
nghĩ linh hoạt và bớt cứng nhắc. Về cơ bản, trạng thái giận dữ sẽ khiến bạn giải quyết cùng
một vấn đề nhưng với phương pháp hoàn toàn khác so với khi bình tĩnh.

Chính vì vậy, việc giận dữ và không thể suy nghĩ một cách rõ ràng, thông suốt đôi khi lại là
một điều tốt.

- Tranh cãi tốt cho mối quan hệ của bạn


Đôi khi việc tha thứ không thể chữa lành nỗi đau mà chỉ khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết nếu bạn vô tư ban phát sự tha thứ của mình cho mọi người thì
dù muốn hay không, một trong số đó sẽ lợi dụng điều này và tiếp tục đối xử tệ với bạn.

Những người nổi điên lên sẽ cho đối phương biết rằng, hành vi của họ là không thể chấp
nhận và họ cần chấm dứt việc đó. Những cặp đôi giận ở trong lòng lại có khả năng chết
sớm cao gấp đôi. Chính vì vậy việc cãi nhau không có gì là xấu cả, điều đó thực ra lại có
lợi cho bạn.

- Cơn giận giúp bạn giải phóng đầu óc

Khi bạn phải đối mặt với một tình huống căng thẳng, việc giận dữ sẽ giúp bạn có cảm giác
mình đang nằm trong tầm kiểm soát và thấy lạc quan hơn về tương lai.

Tức giận có hiệu quả tích cực hơn là sợ hãi, nếu bạn phản ứng bằng sự lo sợ, bạn sẽ chỉ
càng cảm thấy chán nản và điều này không giúp bạn giải quyết được vấn đề.

Điều này có thể áp dụng cho cả đàn ông và phụ nữ, những người phản ứng lại một cách
giận dữ sẽ cảm thấy chắc chắn và kiểm soát được tình huống tốt hơn.

- Cơn giận giúp bạn lạc quan hơn

Nghiên cứu từ ĐH Carnegie Mellon cho thấy, khi bạn ở một tình huống căng thẳng, một
chút giận dữ sẽ giúp bạn giữ mọi thứ trong tầm kiểm soát và cuối cùng sẽ giúp bạn lạc quan
hơn trong tương lai.

Đó thực sự là cách phản ứng có lợi cho sức khỏe hơn là chỉ biết sợ hãi. Và nó hiệu quả trên
cả nam giới lẫn nữ giới. Một nghiên cứu khác được thực hiện chỉ ra, những người thể hiện
thái độ tức giận từng trải qua cảm xúc chắc chắn và kiểm soát. Giận dữ có thể giúp chúng
ta xử lí tốt trong những tình huống cực kì căng thẳng

https://genk.vn/loi-ich-khong-ngo-khi-con-nguoi-tuc-gian-
20141023232134123.chn#:~:text=C%C3%A1c%20nh%C3%A0%20khoa%20h%E1%BB
%8Dc%20cho,ho%E1%BA%A1t%20v%C3%A0%20b%E1%BB%9Bt%20c%E1%BB
%A9ng%20nh%E1%BA%AFc.

 Tác hại

- Tức giận gây hại giấc ngủ

Cảm giác căng thẳng và nặng nề từ những cơn tức giận sẽ kích thích phản ứng chiến-hay-
chạy (fight-or-flight) khiến bạn tỉnh táo. Khi đó bạn sẽ càng khó đi ngủ hơn.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh giấc ngủ bị gián đoạn sẽ khiến cơn tức giận
càng tăng thêm. Bạn có thể sẽ tỉnh dậy với cảm giác mệt mỏi, kiệt sức thay vì tươi mới.
Đây là một vòng tuần hoàn khiến bạn vô cùng mệt mỏi.

- Tức giận gây nguy hiểm cho sức khỏe

Các nhà khoa học đã xác định rằng chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể
của mỗi người.

Thông thường, giấc ngủ đóng vai trò như một “liệu pháp” vào ban đêm giúp chúng ta ổn
định cảm xúc để có thể đối phó tốt hơn với cảm xúc của mình vào ngày hôm sau.

Sự tức giận và căng thẳng dữ dội có thể gây nguy hiểm cho quá trình này. Bởi cảm xúc tiêu
cực giải phóng hormone căng thẳng, khiến bạn trở nên cáu kỉnh hơn và rất nhiều triệu
chứng đáng lo ngại có thể đi kèm theo đó.

Về lâu dài, nó có thể dẫn đến mất ngủ, đau nửa đầu, ngủ không ngon giấc, gặp ác mộng
hoặc trong trường hợp xấu nhất là các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm.

Hơn hết, sự giận dữ ảnh hưởng rất lớn đến tim, gan, dạ dày, phổi, khiến não nhanh lão hoá,
hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

- Tức giận ảnh hưởng các mối quan hệ

Buổi tối, trước giờ đi ngủ thường là thời gian vàng cho sự thân mật của các cặp đôi. Cãi vã
rồi ôm tức giận đi ngủ chắc chắn sẽ làm hỏng tâm trạng cũng như tạo ra một thói quen độc
hại.

Nếu điều này được lặp lại một cách thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng xấu, tạo khoảng
cách và phá hoại mối quan hệ của cặp đôi.

- Truyền thông điệp tiêu cực tới bạn đời

Nếu giữa một cuộc tranh cãi mà bạn quyết định trùm chăn đi ngủ thì bạn đang truyền tải
thông điệp rằng bạn coi trọng thắng thua trong cuộc tranh cãi hơn là giữ gìn một mối quan
hệ tốt đẹp với đối phương.

Vậy nên, thay vì ôm tức giận đi ngủ, bạn nên giải quyết mâu thuẫn đó một cách hợp lý.
Cách giải quyết mâu thuẫn của bạn có thể củng cố cho mối quan hệ của bạn.
- Tạo cảm xúc tiêu cực cho ngày mới

Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng khả năng ức chế cảm xúc tiêu cực của chúng ta sẽ
càng giảm đi sau khi ngủ so với trước đó.

Giấc ngủ phóng đại mọi cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề. Khi chúng ta ngủ, bộ não của chúng
ta xử lý thông tin mới và lưu trữ nó vào bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn của chúng ta.

Trong khi ngủ, sự tức giận đi vào trí nhớ dài hạn của chúng ta và có thể gây ảnh hưởng tiêu
cực cho ngày mới cũng như về lâu dài.

Những cảm xúc tiêu cực sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta đang thức, còn giấc ngủ lại “bảo
lưu” cảm xúc tiêu cực. Khi cảm xúc tồi tệ đã được củng cố trong trí nhớ sẽ khó có thể kìm
nén chúng trong tương lai.

- Tức giận ảnh hưởng công việc

Khi nóng giận chính là lúc bạn suy nghĩ không còn được thấu đáo mà tâm trí chỉ toàn giận
dữ, bực bội và khó chịu. Điều này làm xao nhãng sự tập trung trong công việc, làm bậy,
làm sai, thiếu trách nhiệm với việc được giao.

Bên cạnh đó, không một nhà tuyển dụng nào mong muốn tuyển một nhân viên luôn nóng
nảy, hành xử cảm tính chỉ tùy tiện theo cảm xúc. Họ cần một người điềm tĩnh xử lý vấn đề
và biết kiểm soát cảm xúc với công việc, đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.

https://laodong.vn/suc-khoe/5-tac-hai-khong-ngo-voi-co-the-khi-tuc-gian-847509.ldo

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tac-hai-doi-voi-
suc-khoe-khi-thuong-xuyen-tuc-gian-1114

You might also like