Bài Tập Tình Huống Khái Niệm Về Vật Chất

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhóm 1

Tôn Võ Quỳnh Diệp

Lê Trần Quốc Toàn

Nguyễn Ngọc Cẩm Tú

Phan Cát Tường

Trương Triệu Vi

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG KHÁI NIỆM VỀ VẬT CHẤT


Đề: Trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất hãy giải
đáp thắc mắc của Thành “tại sao thầy dạy Triết học lại nói “ đất, nước, không
khí,lửa … đều là vật chất” và dựa theo Tuấn nói thì vật chất cũng là tinh thần ?”
Bài làm
Để giải đáp thắc mắc, trước hết cần giúp Thành hiểu rõ về định nghĩa phạm trù
vật chất. Từ đó cần tìm hiểu và nắm rõ cơ sở quan niệm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng về vật chất: Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, Chủ nghĩa duy vật biện
chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen
xây dựng. Theo Ph.Ăngghen: “ Vậtchất với tính cách là vật chất không có sự tồn
tại của cảm tính, nghĩa là, cần phân biệt vật chất với tính cách là một phạm trù
của triết học, một sáng tạo của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện
thực với các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất.”Kế thừa và phát triển
quan điểm của Ph.ĂngghenV.I.Lênin, ông đã đưa ra khái niệm về vật chất: “Vật
chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin
cho thấy:
- Thứ nhất, vật chất là thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật
chất, là thuộc tính tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ
thuộc vào ý thức con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận
thức được nó. Do đó, dù con người có nhận thức được vật chất hay không, nó vẫn
tồn tại. Đất, nước, lửa, không khí vẫn tồn tại dù con người không xuất hiện hay
không nhận thức được chúng. Chúng tồn tại một cách độc lập với cảm giác, ý thức
của con người
- Thứ hai, vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác
ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý
thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý thức
phản ánh. Vì vậy, thông qua các giác quan, chúng ta có thể nhận thức được đất,
nước, lửa, không khí.
Từ đây, ta có thể rút ra được ý nghĩa quan trọng của vật chất đối sự phát triển của
chủ nghĩa duy vật: Việc chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa khái niệm vật chất trong tư
cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất trong tư cách là phạm trù của các
khoa học chuyên ngành đã khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất
của chủ nghĩa duy vật cũ

You might also like