1. Thông tin bất cân xứng: ● Chọn lựa đối nghịch

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

1.

Thông tin bất cân xứng (*)


a. Kn :
- Xảy ra khi một trong các bên giao dịch không biết tất cả và chính xác những thông
tin cần biết về bên kia để đưa ra quyết định đúng đắn trong giao dịch. Khi đó, giá cả
trên thị trường sẽ có thể quá thấp hoặc quá cao so với giá cân bằng của thị trường.
- Đối với các quốc gia, tính minh bạch của thông tin trên thị trường, khả năng tiếp cận
thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém thì thông tin bất cân xứng càng phổ biến
và càng trở nên trầm trọng hơn.
b. Đặc điểm cơ bản :
- Có sự khác biệt về thông tin giữa các bên giao dịch
- Nhiều trở ngại trong việc chuyển thông tin giữa các bên
- Trong hai bên có một bên có thông tin chính xác hơn.
c. Tác động :
Sự xuất hiện của thông tin bất cân xứng là yếu tố quan trọng kìm hãm giao dịch.

● Chọn lựa đối nghịch :


- Được tạo ra khi diễn ra cuộc giao dịch.
- Bất cân xứng thông tin càng lớn nguy cơ lựa chọn đối nghịch càng cao. Trên
thị trường tín dụng, chọn lựa đối nghịch xảy ra khi người đi vay có rủi ro cao
không trả được nợ nhưng lại tích cực đi vay nhất và có nhiều khả năng được
người cho vay lựa chọn nhất.

VD : trên thị trường chứng khoán, trong điều kiện bất cân xứng thông tin, những
người tham gia có thể đẩy thị trường đến một trạng thái lựa chọn đối nghịch, đó là
việc mua chứng khoán của những công ty hoạt động kém và đẩy khỏi thị trường
những chứng khoán có chất lượng cao. Thị trường chứng khoán sẽ mất dần tính thanh
khoản và ngày càng bị thu hẹp, hàng hóa chỉ còn những loại chứng khoán chất lượng
kém.

- Trên thực tế, chỉ những thị trường tài chính mạnh, có hệ thống thông tin và
giám sát thông tin tốt mới có khả năng hạn chế các chọn lựa đối nghịch, từ đó
tạo điều kiện cho thị trường phát triển.
● Rủi ro đạo đức :
- Xảy ra sau khi giao dịch diễn ra.
- Đặc điểm chính : Có sự xuất hiện những hoạt động không tích cực (thiếu đạo
đức) và các hoạt động trên làm tăng xác suất xảy ra hậu quả xấu.
- Trong thực tế, vấn đề rủi ro đạo đức xuất hiện trong rất nhiều thị trường và dễ
được nhận thấy như thị trường bảo hiểm (y tế, tài sản, tai nạn), thị trường cho
vay tín dụng, thị trường chứng khoán.

VD : trên thị trường tín dụng, sau khi vay tiền, người đi vay lại nảy sinh ý định sử
dụng vốn sang mục đích khác với thỏa thuận ban đầu làm cho món vay ít có khả năng
hoàn trả hơn.

VD : trên thị trường chứng khoán, dễ nhận thấy tình trạng của rủi ro đạo đức là tình
trạng thao túng các mặt hoạt động của công ty cổ phần và giá cổ phiếu.

Các cổ đông lớn hoặc những người nằm trong ban điều hành công ty do có được
thông tin về công ty hoặc tạo ra những sự kiện rồi liên kết mua bán để đẩy giá cổ
phiếu tăng cao, kéo những nhà đầu tư nhỏ, ít kinh nghiệm vào cuộc, khi những cổ
đông lớn đã rút ra khỏi thị trường thì những cổ đông nhỏ nắm giữ những cổ phiếu giá
cao.

d. Giải pháp :

- Tự sản xuất và bán thông tin;

- Tăng cường sự điều hành của chính phủ để tăng thông tin;

- Tăng cường vai trò của các trung gian tài chính để tăng chất lượng thông tin;

- Thực hiện cơ chế tự sàng lọc thông tin.

2. Khủng hoảng tài chính ở Thái Lan năm 1996 - 1997 (*)
- Đất nước khởi phát của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 - 1998
- Trước cuộc khủng hoảng năm 1997, TL là 1 đất nc đang rất pt và đã từng có 4
thập kỷ tăng trưởng KT ko gián đoạn, dần dần trở thành nền kinh tế năng động
hàng đầu châu Á.
+ Tốc độ tăng trưởng kt đạt mức 8,5% /năm
+ Tỷ lệ lạm phát mức trung bình 5% /năm
- Lúc này, TL đang rất thu hút các nhà đầu tư bđs, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng du
lịch
=> Bùng nổ đầu tư xây dựng bđs
-> Nền KT TL càng trở nên nóng hơn
- Cuối 1996, IMF đã cảnh báo nền KT TL đang tăng trưởng quá nóng và bong
bóng kt có thể ko giữ đc lâu.
- Năm 1997, khủng hoảng bắt đầu khi :
+ Bùng nổ xây dựng đạt đỉnh điểm, lượng cung quá lớn so vs lượng cầu
( hàng trăm nghìn căn hộ, dự án xây dựng nhà đất bị bỏ trống, ko có ng ở
và ko đc sd )
+ Cán cân thanh toán thâm hụt mạnh : do lượng đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
các khu công nghiệp tăng cao => lượng hàng nhập khẩu vào TL tăng đột
biến.
+ Đầu năm 1997, các quỹ đầu cơ tài chính sừng sỏ đã ký hàng loạt hợp
đồng mua bán ngoại tệ có thời hạn từ 6 tháng - 1 năm ở TL. NHNN coi
đây là 1 trong những pp hữu hiệu đảm bảo vốn lưu thông cho nền KT.
=> Nhận ra vào cuối năm nhg đã quá muộn.
- Ngày 14 - 15/5/1997, đồng Baht bị tấn công đầu cơ quy mô lớn.
+ NHTW cố duy trì tỷ giá hối đoái cố định ở mức 25 Baht /USD
+ Trong suốt 2 tuần đã chi ra 10 tỷ USD để mua đồng Baht, tuy nhiên làn
sóng rời bỏ đồng Baht càng ngày càng lan rộng trên khắp thế giới.
+ Chính quyền vx cố sống cố chết tuyên bố sẽ ko phá giá Baht
+ 2/7/1997 : đồng Baht mất giá gần 50%
+ Tháng 1/1998, xuống còn 56 Baht /USD
- Liên tục mất giá khiến chỉ số chứng khoán TL từ mức 1280 điểm cuối năm
1995 xuống còn 372 điểm cuối 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn từ
141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD.
- Hậu quả :
+ Cty Finance One - Cty tài chính lớn nhất TL tuyên bố phá sản
+ Nền KT TL suy sụp và nguy cơ lan rộng ra các nc khác là rất cao.
=> IMF lập tức tung ra gói cứu trợ 16 tỷ USD.
*Nguy cơ tiềm ẩn :
- Mô hình kt chủ yếu của các nước Đông Á giai đoạn này là theo mô hình chủ
nghĩa vị tiền hiện đại và có 2 đặc điểm đb cần lưu ý :
+ Sx tập trung vào xuất khẩu và quan tâm đặc biệt để đáp ứng nhu cầu trên
thị trường Mỹ
+ Gắn chặt đồng tiền quốc gia vào USD
=> Có cái hại :
+ Nhu cầu của thị trường nội địa gần như bị lãng quên, về lâu dài nền kt
quốc gia sẽ mất dần sự chủ động.
+ Đồng tiền quốc gia bắt buộc phải thay đổi theo đồng USD.
Chính vì TL cố giữ giá Baht nên ms xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính.
*Philippines :
- Gặp vấn đề tương tự nhg đã kịp thời hành động : thay vì trực tiếp ra mặt mua
đồng peso để giữ giá, Chính phủ đã cho tăng lãi suất ngắn hạn cho vay qua đêm.
=> Giảm thiểu tối đa thiệt hại
*Hậu quả pt.2 :
- Gây ra mất ổn định chính trị, tâm lý chống phương Tây nổi lên
- Dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Nga, Brasil. Các quốc gia khác trên thế giới
cx chịu ảnh hưởng.
=> Bài học :
- Sự cần thiết p có hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch
- Phát triển nền kt đồng đều, tránh tình trạng thiên lệch, mất cân đối.
- Tích cực, chủ động đổi mới công nghệ, kỹ thuật. Chú trọng cả 2 lĩnh vực xuất
nhập khẩu, đa mặt hàng.
- Duy trì sự cân đối trong cơ cấu đầu tư, nhất là đầu tư quốc tế
- Có sự mềm dẻo, linh hoạt trong chính sách tài chính tiền tệ. Tránh duy trì cơ
chế tỷ giá hối đoái cứng nhắc, phụ thuộc quá nhiều vào USD ( như TL )
- Kiểm soát, hạn chế bất ổn chính trị - xh, đb là đầu cơ ngoại tệ làm khủng
hoảng thêm trầm trọng.
- Tăng cường hợp tác khu vực…
Thực ra nguyên nhân khủng hoảng thì có nhiều, đến bây h vx còn thảo
luận
3. Chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay của TQ, VN (*)

4. Vấn đề về người ủy thác và người đại diện của Apple


5. Yêu cầu để phát hành chứng khoán đối với doanh nghiệp thông thường
6. Phương thức bầu dồn
7. Giá trần, giá sàn, giá niêm yết, giá mở cửa
8. Quyết FLC bị bắt, Tân Hoàng Minh sai phạm
9. Điều kiện để IPO
10. LIBO, TIBO

You might also like