Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 105

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


──────── * ───────

ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH II
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TUA BIN GIÓ TRỤC NGANG
CÔNG SUẤT 1 kW VẬN TỐC GIÓ 5 m/s.

Họ và tên MSSV Lớp


Phạm Văn Hợp 20185996 CKĐL01

Giảng viên hướng dẫn: T.S Ngô Ích Long

HÀ NỘI 08-2022
Đề tài: Thiết kế tua bin gió trục ngang
* Thông số ban đầu:
 Vận tốc gió: v = 5 m/s

 Công suất tua bin: P = 1 kW

* Yêu cầu:
a. Bản vẽ lắp tua bin gió trục ngang
b. Bản vẽ thiết kế cánh tua bin
c. Bản vẽ lắp hộp tăng tốc
d. Bản vẽ chế tạo trục của tua bin
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................


CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG........................................................................
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu năng lượng tái tạo...............................9
1.2. Năng lượng gió.........................................................................................10
1.2.1. Năng lượng gió là gì?..........................................................................10
1.2.2. Sự hình thành năng lượng gió.............................................................10
1.2.3. Sử dụng năng lượng gió......................................................................10
1.3. Tình hình năng lượng gió trên thế giới.....................................................11
1.4. Tình hình năng lượng gió ở Việt Nam......................................................12
1.4.1. Tình hình cung- cầu điện năng ở Việt Nam........................................12
1.4.2. Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam..............................................13
1.4.3. Các trạm năng lượng gió đã và đang được xây dựng ở Việt Nam......13
1.5. Lợi ích của việc lắp đặt tua bin gió...........................................................14
1.6. Mặt hạn chế khi sử dụng năng lượng gió..................................................15
1.7. Các kiểu tua bin gió hiện nay....................................................................16
1.7.1. Tua bin gió trục ngang.....................................................................17
1.7.2. Tua bin gió trục đứng.......................................................................19
1.8. Nguyên lý hoạt động.................................................................................20
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.....................................................................
2.1. Biểu thức năng lượng gió..........................................................................22
2.2. Khái niệm hoạt động thực của rotor.........................................................23
2.3. Thuyết lượng và hệ số công suất của rotor...............................................24
2.4. Số Betz giới hạn........................................................................................25
2.5. Lý thuyết phân tố cánh..............................................................................26
2.6. Thuyết động học phân tố cánh..................................................................28
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TUABIN GIÓ TRỤC NGANG CÔNG SUẤT
1kW Ở VẬN TỐC GIÓ 5m/s................................................................................
3.1. Yêu cầu kỹ thuật.......................................................................................30
3.2. Xác định bán kính cánh quạt roto.............................................................30
3.3. Lựa chọn số cánh cho tua bin gió.............................................................31
3.3.1. Cân bằng giữa hiệu quả và ổn định.....................................................31
3.3.2. Khí động học.......................................................................................32
3.4. Tỷ số vận tốc đầu cánh TSR (Tip speed radio).........................................37
3.5. Lựa chọn profile cánh...............................................................................39
3.5.1. Cánh là gì?..........................................................................................39
3.5.2. Biên dạng cánh là gì?..........................................................................39
3.5.3. Hệ số lực nâng, hệ số lực cản, số Reynolds........................................40
3.5.4. Lựa chọn profile cánh cho tua bin gió................................................42
3.6. Độ dài dây cung cánh c.............................................................................45
3.7. Xác định góc đặt cánh...............................................................................49
3.8. Lực dòng chảy P tác động lên tua bin cánh..............................................51
3.9. Kiểm tra lại biên dạng cánh......................................................................53
3.10. Chọn vật liệu làm cánh của tua bin.........................................................55
3.10.1. Đặc tính của GRP.............................................................................55
3.10.2. Ứng dụng của GRP...........................................................................55
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN CỦA
TUABIN..................................................................................................................
4.1. Chọn máy phát..........................................................................................57
4.1.1 Xác định công suất cần thiết của trục máy phát..................................57
4.1.2 Xác định tốc độ quay của máy phát.....................................................58
4.1.3 Chọn máy phát.....................................................................................59
4.1.4. Phân phối tỷ số truyền........................................................................60
4.1.5. Tính các thông số trên trục.................................................................60
4.1.6. Lập bảng các thông số động học.........................................................61
4.2. Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng.............................................62
4.2.1. Chọn vật liệu bánh răng......................................................................62
4.2.2. Xác định ứng suất cho phép................................................................63
4.2.3. Tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng thẳng.....................................66
4.2.4. Bảng thông số của bộ truyền bánh răng..............................................68
4.3. Tính toán trục. ổ lăn. then. khớp nối.........................................................69
4.3.1. Tính toán khớp nối..............................................................................69
4.3.2. Tính trục...........................................................................................71
4.3.3. Tính chọn then..................................................................................82
4.3.4. Kiểm nghiệm trục.............................................................................84
4.3.5. Tính chọn ổ lăn.................................................................................91
4.4. Tính toán khối lượng tua bin..................................................................93
4.4.1. Khối lượng máy phát điện................................................................93
4.4.2. Tính toán khối lượng cánh tua bin...................................................93
4.4.3. Tính toán khối lượng trục; roto; ổ lăn; vỏ........................................93
4.5. Tháp..........................................................................................................94
4.6. Nền (móng)...............................................................................................95
4.7. Lựa chọn địa điểm cho tua bin gió............................................................96
4.8. Ứng dụng hệ thống thủy lực để điều khiển tua bin gió.............................99
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI........100
5.1. Kết luận...................................................................................................100
5.2. Định hướng phát triển.............................................................................101
5.3. Giải quyết khó khăn................................................................................102
5.4. Chính sách hỗ trợ của chính phủ.............................................................103
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 2: Một vài ứng dụng của năng lượng gió........................................................11
Hình 1. 3: Sơ đồ tua bin gió với tốc độ cố định...........................................................16
Hình 1. 4: Sơ đồ tua bin gió với tốc độ thay đổi..........................................................17
Hình 1. 5: Tua bin gió trục đứng; Hình 1. 6:Tua bin gió trục ngang..........................17
Hình 1. 7: Cấu tạo của tua bin gió trục ngang..............................................................18
Hình 1. 8: Các loại tua bin gió trục đứng.....................................................................19
Hình 1. 9: Điều khiển góc tấn của cánh quạt tua bin....................................................20
Hình 1. 10: Điều khiển tua bin quay quanh trục tháp...................................................21
Hình 1. 11: Điện năng tạo ra được truyền tải lên điện lưới..........................................21
Hình 1. 12: Hệ thống ác-quy để lưu trữ.......................................................................21

Hình 2. 1: Công suất của một khối gió........................................................................22


Hình 2. 2: Sự thay đổi áp suất và vận tốc gió qua turbine............................................23
Hình 2. 3: Đồ thị đường cong công suất của tua bin theo định luật Betz.....................25
Hình 2. 4: Phân tố cánh...............................................................................................26

Hình 3. 1: Tua bin gió trục ngang hai cánh..................................................................33


Hình 3. 2: Tua bin gió trục ngang ba cánh...................................................................35
Hình 3. 3: Tua bin gió trục ngang không cánh.............................................................36
Hình 3. 4: Đồ thị liên hệ số cánh và tỉ số vận tốc đầu mút cánh..................................38
Hình 3. 5: Một vài hình ảnh ví dụ về cánh...................................................................39
Hình 3. 6: NACA 4412................................................................................................42
Hình 3. 7: Đồ thị phụ thuộc CL vào góc tấn của NACA 4412......................................43
Hình 3. 8: Đồ thị phụ thuộc vào CD vào góc tấn của NACA 4412...............................43
Hình 3. 9: Đồ thị phụ thuộc k = CL / CD vào góc tấn của NACA 4412.........................44
Hình 3. 10: Profile cánh...............................................................................................46
Hình 3. 11: Đồ thị quan hệ giữa tỷ số bán kín theo tỷ số dây cung..............................47
Hình 3. 12: Lực tác dụng lên cánh...............................................................................51
Hình 3. 13: Chi phí ước tính một số vật liệu sợi gia cường.........................................56
Hình 3. 14: Các thành phần của vật liệu E-glass..........................................................56

Hình 4. 1: Các thông số hình học của máy phát...........................................................59


Hình 4. 2: Kết cấu nối trục đàn hồi..............................................................................69
Hình 4. 3: Trục I, II.....................................................................................................72
Hình 4. 4: Sơ đồ đặt lực...............................................................................................74
Hình 4. 5: Thông số hình học của ổ đũa côn................................................................91
Hình 4. 6: Các loại tháp tua bin gió.............................................................................94
Hình 4. 7: Quá trình xây dựng nền (móng) tua bin điện gió dự án điện gió Hướng Tân
– Tân Linh...................................................................................................................95
Hình 4. 8: Lựa chọn địa điểm cho tua bin gió..............................................................96

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3. 1: Bảng liên hệ tỷ số vận tốc đầu cánh với số cánh........................................38
Bảng 3. 2: Giá trị cR và x chưa tuyến tính...................................................................46
Bảng 3. 3: Độ dài dây cung cánh.................................................................................48
Bảng 3. 4: Góc tấn, góc tới, góc đặt cánh....................................................................50
Bảng 3. 5: Lực nâng trung bình trên các profile cánh..................................................53
Bảng 3. 6: Mô men trung bình trên các profile cánh....................................................54

Bảng 4. 1: Bảng thông số của máy phát.......................................................................59


Bảng 4. 2: Bảng các thông số động học.......................................................................61
Bảng 4. 3: Bảng thông số của bộ truyền bánh răng......................................................68
Bảng 4. 4: Kích thước cơ bản của nối trục vòng đàn hồi.............................................70
Bảng 4. 5: Thông số hình học của then tại các tiết diện...............................................83
Bảng 4. 6: Bảng thông số ổ lăn cho gối 10..................................................................91
Bảng 4. 7: Bảng thông số ổ lăn cho gối 11..................................................................92
Bảng 4. 8: Bảng thông số ổ lăn cho gối 20 và 21.........................................................92
LỜI CẢM ƠN

Đồ án chuyên ngành 2 là một trong số những đồ án chuyên ngành của sinh


viên ngành Máy & Tự động thủy khí. Việc tính toán thiết kế những phần kiến
thức liên quan đến cánh dẫn là nội dung không thể thiếu trong chương trình đào
đạo nhằm cung cấp các kiến thức quan trọng cho sinh viên.
Nội dung đồ án bao gồm những vấn đề cơ bản về tua bin gió: tính toán thiết
kế cánh, hệ thống dẫn động, tính toán thiết kế chi tiết máy và phương pháp trình
bày bản vẽ. Thuật ngữ và kí hiệu dùng trong đồ án dựa theo tiêu chuẩn Việt
Nam, phù hợp với thuật ngữ và kí hiệu Quốc Tế.
Trong quá trình tính toán và thiết kế em tham khảo từ các giáo trình như: các
bài báo liên quan đến tua bin gió; giáo trình: chi tiết máy, tính toán hệ thống dẫn
động cơ khí…qua đó từng bước làm quen với công việc thiết kế phục vụ nghề
nghiệp của mình khi ra trường.
Qua nghiên cứu tính toán thiết kế cánh tua bin gió em thấy tua bin gió là
một năng lượng sạch và thực tế, có thể phát triển nó trong tương lai gần và có
tiềm năng phát triển rất lớn ở Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn T.S Ngô Ích Long đã hướng dẫn tận tình và
dành nhiều sự đóng góp, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án để em
có thể hoàn thành đồ án này.
Trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh khỏi sai sót, do đó em mong
được sự góp ý thêm từ phía các thầy để có thể rút ra được những kinh nghiệm,
phục vụ cho công việc thiết kế sau này. Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu năng lượng tái tạo
Ngày nay xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng (NL) cũng
ngày càng cao. Thế giới đang phải đối đầu với cuộc khủng hoảng năng lượng
nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, an ninh năng lượng được các quốc gia
đặt lên hàng đầu. Trong khi đó, các nguồn NL truyền thống trên thế giới như
dầu mỏ, than đá, thủy điện, hạt nhân đang ngày một cạn kiệt; tuy nhiên nhu cầu
sử dụng NL đang tăng cao. Thêm vào đó, việc sử dụng các nguồn NL hóa thạch
đang gây ra những tác động xấu đến môi trường và là nguyên nhân chính gây
nên biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm họa tự nhiên đe dọa đến sự sống của
con người.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học trên thế giới đã và đang hướng
đến những nguồn năng lượng mới, NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (NLTT), trong
đó có năng lượng gió.

Từ vài năm nay, giá dầu mỏ tăng và triển vọng các nguồn năng lượng cổ
truyền bị cạn kiệt đã tạo ra một đà tiến mới cho các dự án khai thác năng lượng
gió. Năng lượng gió có hai đặc tính đáng chú ý, thu hút các chuyên gia nghiên
cứu khai thác nó, đó là khả năng tái sinh và không gây ô nhiễm môi trường. Có
nghĩa là, đây là nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt và là nguồn năng
lượng sạch. Ưu thế này khác hẳn các nguồn năng lượng truyền thống đã và đang
được sử dụng từ trước tới nay. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng năng lượng
gió cũng đặt ra những vấn đề rất phức tạp. Cũng giống như các nguồn năng
lượng khác của môi trường, năng lượng Mặt Trời hay địa nhiệt, năng lượng biển
phân tán trên bề mặt Trái Đất, đồng thời mật độ năng lượng không ổn định theo
không gian và thời gian. Việc khai thác nó thường gặp rất nhiều khó khăn về
mặt kỹ thuật và triển vọng về hiệu quả kinh tế vẫn còn chưa thật chắc chắn. Dù
vậy, hiện nay nhiều dự án sử dụng năng lượng gió vẫn đang được nghiên cứu ở
nhiều nước trên thế giới.
1.2. Năng lượng gió
1.2.1. Năng lượng gió là gì?
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái
Đất. Năng lượng gió là một dạng năng lượng của Mặt Trời. Sử dụng năng lượng
gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất.

1.2.2. Sự hình thành năng lượng gió


- Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm cho bầu
khí quyển, nước và không khí nóng không đồng đều. Một nửa bề mặt của Trái
Đất, ban đêm, bị che khuất không nhận bức xạ của Mặt Trời và thêm vào đó là
bức xạ Mặt Trời gần xích đạo nhiều hơn ở các cực, đó có sự khác nhau về nhiệt
độ và vì thế có sự khác nhau về áp suất mà không khí ở xích đạo và hai cực,
cũng như không khí giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo
thành gió. Trái Đất xoáy tròn cũng góp phần vào việc làm xoáy không khí và vì
trục quay của Trái Đất nghiêng đi nên cũng tạo không khí theo mùa.

- Do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Coriolis được tạo thành từ sự quay quanh trục
của Trái Đất nên không khí đi từ vùng áp cao đến áp thấp không chuyển động
năng thắng mà tạo thành các cơn gió xoáy khác nhau từ Bắc bán cầu về Nam
bán cầu.

- Ngoài các yếu tố có tính toàn cầu trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi từng địa hình
của từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban ngày đất
nóng nhanh hơn nước, tạo nên sự khác biệt về áp suất và vì thế có gió thổi từ
biển hay sông, hồ vào đất liền. Vào ban đêm nước nguội đi nhanh hơn nước và
hiệu ứng này có chiều ngược lại.

1.2.3. Sử dụng năng lượng gió


Năng lượng gió đã được sử dụng hàng trăm năm nay. Con người đã dùng năng
lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu. Ngoài ra năng lượng
gió còn được sử dụng tạo công cơ học để làm quay cối xay gió hay điện năng
tua bin-gió, xe chạy bằng năng lương gió…
Hình 1. 1: Một vài ứng dụng của năng lượng gió

1.3. Tình hình năng lượng gió trên thế giới


- Cuối thể kỉ 20 và đầu thể kỉ 21 này vấn đề về nguồn năng lượng cung cấp cần
phải xem xét lại: hiện nay nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn dần, đồng thời
vấn đề gây ô nhiễm môi trường do việc đốt nhiên liệu hóa thạch càng trở nên
trầm trọng. Vấn đề năng lượng sạch đang được quan tâm nhiều và là một sự lựa
chọn cho ngành năng lượng thay thế trong tương lai. Nguồn năng lượng sạch
đang được quan tâm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa
nhiệt, năng lượng sóng biển, năng lượng thủy triều… Tất cả những loại năng
lượng sạch này sẽ góp phần rất lớn vào việc cải tạo cuộc sống nhân loại và cải
thiện môi trường. Các hệ thống năng lượng này được xem như là một sự lựa
chọn thay thế cho các hệ thống cung cấp từ lưới điện quốc gia ở những vùng
nông thôn biệt lập, nơi mà việc phát triển lưới điện không khả thi về mặt kinh tế,
trong đó năng lượng gió được xem là nguồn năng lượng dễ khai thác với công
nghệ đơn giản và chi phí đầu tư và vận hành tương đối thấp.
- Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, năng lượng từ mặt trời đến trái đất
khoảng 173,000 tỉ KW còn năng lượng từ gió ước tính khoảng 3,500 tỉ KW.
Trên toàn bộ bề mặt hành tinh của chúng ta, năng lượng có thể khai thác được từ
gió lớn hơn năng lượng toàn bộ các dòng sông trên Trái Đất từ 10 đến 20 lần.
- Năng lượng gió đã được khai thác và ứng dụng từ rất lâu dùng để chạy bơm
nước, thuyền buồm, các cối xay gió đã xuất hiện từ thế kỉ 12. Từ đó đến nay
việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng năng lượng gió ngày càng phát
triển với tốc độ ngày càng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng tái sinh nói chung và năng
lượng gió nói riêng, chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang dốc tiền
của, nhân lực vào việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng thực tiễn năng lượng gió,
giúp giảm sự căng thẳng năng lượng ở các nước.
1.4. Tình hình năng lượng gió ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình cung- cầu điện năng ở Việt Nam
- Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm
trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13% /năm - tức là gần gấp đôi tốc độ tăng
trưởng GDP của nền kinh tế. Chiến lược công nghiệp hóa và duy trì tốc độ tăng
trưởng cao để thực hiện, dân giàu, nước mạnh và tránh nguy cơ tụt hậu sẽ còn
tiếp tục đặt lên vai ngành điện nhiều trọng trách và thách thức to lớn trong
những thập niên tới. Để hoàn thành được những trọng trách này, ngành điện
phải có khả năng dự báo nhu cầu về điện năng của nền kinh tế, trên cơ sở đó
hoạch định và phát triển năng lực cung ứng của mình.
- Việc ước lượng nhu cầu về điện không hề đơn giản, bởi vì nhu cầu về điện là
nhu cầu dẫn xuất. Chẳng hạn như nhu cầu về điện sinh hoạt tăng cao trong mùa
hè là do các hộ gia đình có nhu cầu điều hòa không khí, đá và nước mát. Tương
tự như vậy, các công ty sản xuất cần điện là do điện có thể được kết hợp với các
yếu tố đầu vào khác (như lao động, nguyên vật liệu,…) để sản xuất ra các sản
phẩm cuối cùng. Nói cách khác, chúng ta không thể ước lượng nhu cầu về điện
một cách trực tiếp mà phải thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc ước
lượng nhu cầu của các sản phẩm cuối cùng. Nhu cầu này, đến lượt nó, lại phụ
thuộc vào nhiều biến số kinh tế và xã hội khác. Bảng dưới đây cung cấp dữ liệu
lịch sử của một số biến số ảnh hưởng tới nhu cầu về điện ở Việt Nam trong
những năm qua.
- Nếu tốc độ phát triển nhu cầu về điện tiếp tục duy trì ở mức rất cao
14-15%/năm như mấy năm trở lại đây thì đến năm 2010 cầu về điện sẽ đạt mức
90,000 GWh, gấp đôi mức cầu của năm 2005. Theo dự báo của Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục được duy trì
ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm 2020 sẽ là
khoảng 200,000 GWh, vào năm 2030 là 327,000 GWh. Trong khi đó, ngay cả
khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa của
chúng ta cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165,000 GWh (năm 2020) và 208,000
GWh (năm 2030). Điều này có nghĩa là nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện một cách
nghiêm trọng, và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới 20-30% mỗi năm. Nếu dự báo này
của Tổng Công ty Điện lực trở thành hiện thực thì hoặc là chúng ta phải nhập
khẩu điện với giá đắt gấp 2-3 lần so với giá sản xuất trong nước, hoặc là hoạt
động sản xuất của nền kinh tế sẽ rơi vào đình trệ, còn đời sống của người dân sẽ
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đứng trước thách thức thiếu hụt điện năng, chúng ta
cần tìm ra một nguồn năng lượng mới, năng lượng gió.
1.4.2. Tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận
lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. Trong chương trình đánh giá năng
lượng cho châu Á, Ngân hàng thế giới có đã có một khảo sát chi tiết về năng
lượng gió khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Theo tính toán của
nghiên cứu này, trong bốn nước được khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió
lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia. Trong
khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt”
đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Thái Lan
là 0,2%, ở Lào là 2,9%, và ở Cam-pu-chia là 0,2%.
- Tổng điện năng điện gió của Việt Nam là 513,600 MW tức là bằng hơn 200
lần công suất của thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng dự báo ngành điện vào
năm 2020. Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ
cho phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện
tích nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ. Nếu so sánh con số này với
nước láng giềng thì Cam-pu-chia có 6%, Lào có 13% và Thái Lan có 9% diện
tích nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ. Đây quả thật là ưu đãi dành
cho Việt Nam mà chúng ta chưa nghĩ đến cách tận dụng.
1.4.3. Các trạm năng lượng gió đã và đang được xây dựng ở Việt
Nam
Hiện tại Việt Nam có tất cả 20 dự án diện gió với dự kiến sản xuất 20 GW.
Nguồn điện gió này sẽ kết nối với hệ thống điện lưới quốc gia và sẽ được phân
phối và quản lý bởi Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam. Trong thời gian qua
(tháng 4 năm 2004), Việt Nam đã lắp đặt trạm năng lượng gió công suất 858KW
trên đảo Bạch Long Vĩ do chính phù tài trợ và các tổ máy được chế tạo bởi hãng
Technology SA (Tây Ban Nha) . Ngoài ra Trung Tâm Năng Lượng Tái Tạo và
Thiết Bị Nhiệt (RECTARE) Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã lắp
đặt trên 800 tua bin gió trong hơn 40 tỉnh thành với sự tài trợ của Hiệp hội Việt
Nam – Thụy Sĩ tập trung nhiều nhất gần Nha Trang, trong đó có gần 140 tua bin
gió đã hoạt động. Ở Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của Pháp
cũng đã lắp đặt được 50 tua bin gió. Tuy nhiên những tua bin gió trên đều có
công suất nhỏ khoảng vài KW mức độ thành công không cao vì không được bảo
dưỡng thường xuyên theo đúng yêu cầu.
1.5. Lợi ích của việc lắp đặt tua bin gió
- Để thấy được lợi ích của việc lắp đặt năng lượng gió trước tiên chúng ta phải
tìm hiểu về những tác hại có thể có của các nguồn năng lượng truyền thống khác
- Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng sạch, nhưng nó là một nguồn năng
lượng tiềm tàng những hậu quả khôn lường. Thứ nhất là về công nghệ, hiện nay
con người cũng chỉ mới có kinh nghiệm vài chục năm trong việc xây dựng và
vận hành các nhà máy hạt nhân. Đằng sau việc vận hành sử dụng , thì việc xử lý,
khai tử các nhà máy hạt nhân sau thời gian sử dụng là một điều hoàn toàn mới
mẻ. Các sự cố về hạt nhân cũng có thể xảy ra và đem đến những hậu quả khôn
lường. Thứ hai là về mặt chính trị: con người đang sống ngay trên kho vũ khí
hạt nhân khổng lồ mà sức tàn phá của nó có thể phá hủy trái đất.
- Nhiệt điện là nguồn năng lượng chủ yếu của thế kỷ 20, là mạch máu của các
cuộc đại công nghiệp trong các thế kỷ vừa qua. Việc sử dụng các nguồn năng
lượng không tái sinh làm cạn kiệt tài nguyên dẫn đến tranh giành, chi phối để
tạo ảnh hưởng với các nguồn tài nguyên còn lại, phá hủy môi trường, trái đất ấm
lên, băng tan ở hai cực, thiên tai tàn khốc hơn, môi trường sống bị hủy hoại phát
sinh nhiều bệnh tật…
- Thủy điện đã từng được xem là cứu cánh cho vấn đề thiếu hụt năng lượng, cho
một loạt các vấn đề về xã hội như nông nghiệp, chăn nuôi. Nhưng giờ đây con
người đã có đủ tri thức để nhận ra rằng con người không phải sinh ra là để chinh
phục thiên nhiên mà con người được sinh ra trong thiên nhiên và phải sống hòa
hợp với thiên nhiên. Bất kỳ một hành động nào theo chủ quan con người mà
không đánh giá đến tác động của thiên nhiên đều là những hành động sai lầm;
những điều đó sẽ hủy hoại đời sống của con người. Qua nhiều năm phát triển
thủy điện một cách tràn lan giờ đây ta đang phải chịu đựng những mặt trái của
nó đối với môi trường. Đất canh tác bị thu hẹp, rừng bị tàn phá, thay đổi dòng
chảy của các sông, không còn rừng điều tiết nước làm cho các dòng sông cạn
vào mùa khô, lũ lụt về mùa mưa… Tất cả những điều đó để nói lên rằng phát
triển thủy điện ở nước ta không mang nhiều ý nghĩa nữa nếu xét một cách
nghiêm túc những lợi hại của nó. Có chăng việc phát triển thủy điện chỉ còn ý
nghĩa kinh tế đối với các tập đoàn kinh tế.
- Các nguồn năng lượng tái sinh mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều… là các
nguồn năng lượng mới hứa hẹn đem lại nhiều điều tốt đẹp cho xã hội loài người
trong tương lai. Một cách khách quan và tổng thể đối với Việt Nam thì năng
lượng mặt trời và năng lượng gió chính là những nguồn năng lượng dồi dào và
có thể nói là vô tận đối với Việt Nam. Chúng là những nguồn năng lượng có thể
giải quyết tốt và nhanh chóng các vấn đề năng lượng trong nước về hiện tại
cũng như là trong tương lai. Đánh giá đúng mực về năng lượng gió, chúng ta có
thể rút ra được mấy ưu điểm sau của năng lượng gió mà các nguồn năng lượng
khác khó có được:
- Tận dụng được các đồi trọc để xây các tua bin gió.
- Ảnh hưởng đến đất canh tác không đáng kể
- Ảnh hưởng của thiên nhiên nơi đặt các tua bin gió không đáng kể nếu so sánh
với nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân,…
- Là nguồn năng lượng sạch và vô tận đối với thiên nhiên. Điều đó là điều tiên
quyết đem lại lợi thế của năng lượng gió so với các nguồn năng lượng hóa thạch
vốn có hạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Với việc công nghệ
ngày càng tiến bộ, và việc sử dụng năng lượng gió ngày càng phổ biến hơn thì
giá thành của năng lượng gió ngày càng rẻ cộng với xu hướng ngày càng tăng
lên của các nguồn năng lượng hóa thạch phổ biến thì đây cũng là một lợi ích to
lớn của năng lượng gió.

1.6. Mặt hạn chế khi sử dụng năng lượng gió


- Phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, nên việc khảo sát từng vùng, lắp những
bản đồ gió chi tiết là một điều cực kì quan trọng để đem lại hiệu quả cho năng
lượng gió.
- Có thể thay đổi dòng không khí làm ảnh hưởng đến các loài chim cư trú.
- Thay đổi hoặc làm phá vỡ cảnh quan của vùng lắp đặt diện gió.
- Tiếng ồn có thể làm ảnh hưởng đến các loài động vật hoặc con người sống gần
nơi đặt các trạm năng lượng gió.
- Có thể ảnh hưởng đến các trạm thu phát sóng điện thoại, truyền hình. Đó là
những mặt hạn chế của năng lượng gió, nhưng cơ bản thì các hạn chế này rất
nhỏ so với các hạn chế của các nguồn năng lượng hóa thạch.
1.7. Các kiểu tua bin gió hiện nay
Việc phân loại tua bin gió theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như theo dải
công suất, số cánh quạt, cấu tạo hoạt động…

Nếu xét về tốc độ quay của tua bin thì ta có thể chia làm hai loại:
- Loại tua bin có tốc độ cố định: Fixed speed wind turbine.
- Loại tua bin có tốc độ thay đổi: Variable-speed wind turbine.

* Loại tua bin có tốc độ cố định: có máy phát không đồng bộ được nối trực
tiếp với lưới điện. Tuy nhiên hệ thống này có nhược điểm chính là do tốc độ
cố định nên không thể thu được năng lượng cực đại từ gió.

Hình 1. 2: Sơ đồ tua bin gió với tốc độ cố định


* Loại tua bin có tốc độ thay đổi: khắc phục được nhược điểm trên
của tua bin gió với tốc độ cố định, nhờ thay đổi được tốc độ nên có thể
thu được năng lượng cực đại từ gió. Nhưng bất lợi của loại tua bin này là
cần hệ thống điện phức tạp vì cần có bộ biến đổi điện tử công suất để
tạo ra khả năng hoạt động với tốc độ thay đổi. Điều này cũng là nguyên
nhân dẫn đến chi phí cho tua bin gió có tốc độ thay đổi lớn hơn so với
tua bin gió có tốc độ cố định.
Hình 1. 3: Sơ đồ tua bin gió với tốc độ thay đổi
Tuy nhiên người ta thường phân loại tua bin gió theo hai dạng cơ bản: Tua bin
gió trục ngang (quay quanh trục nằm ngang) và tua bin gió trục đứng (quay
quanh trục nằm thẳng đứng).

Hình 1. 4: Tua bin gió trục đứng; Hình 1. 5: Tua bin gió trục ngang.

1.7.1. Tua bin gió trục ngang


a. Một số đặc điểm của tua bin gió trục ngang:
- Đây là loại tua bin gió có hiệu suất cao nhất.
- Thích hợp với nhiều vận tốc gió khác nhau.
- Hình dạng và kích thước lớn nên đòi hỏi chỉ số an toàn cao.
Tuy có hệ thống điều chỉnh hướng để đón gió xong vẫn giới hạn ở 1 góc quay
nhất định nên chỉ thích hợp cho nhưng nơi có vận tốc gió ổn định.
b. Cấu tạo:

Hình 1. 6: Cấu tạo của tua bin gió trục ngang


Chú thích:
1. Blades: cánh quạt gió.
2. Rotor: bao gồm các cánh quạt và trục
3. Pitch: Mô tơ nhỏ để điều khiển góc tấn của cánh tua bin tùy theo tốc độ gió
4. Brake: Bộ hãm (phanh). Dùng để dừng roto trong tình trạng khẩn cấp bằng
điện, bằng sức nước hoặc bằng động cơ
5. Low speed shaft: Trục quay tốc độ thấp
6. Gear box: Hộp số bánh răng (Hộp tăng tốc). Bánh răng được nối trục có tốc
độ thấp với trục có tốc độ cao và tăng tốc độ quay từ 30 – 60 vòng/phút tới
1.200-1.500 vòng/phút.
7. Generator: Máy phát điện
8. Controller: Bộ điều khiển, bộ điều khiển sẽ khởi động động cơ ở tốc độ gió
khoảng 8 đến 16 dặm/ 1 giờ và tắt động cơ khoảng 65 dặm/ 1 giờ
9. Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điều
khiển
10.Wind vane: Cánh hướng gió để xử lý hướng gió và liên lạc với Yaw drive để
định hướng Tua bin 11. Nacelle: Vỏ, gồm Roto và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được
đặt trên đỉnh trụ. Dùng bảo vệ các thành phần trong vỏ.
12.Hight speed shaft: Trục truyền động tốc độ cao
13.Yaw drive: Dùng để giữ Roto luôn luôn hướng về hướng gió khi có sự thay
đổi hướng gió
14.Yaw motor: Động cơ cung cấp cho Yaw drive định hướng gió
15.Tower: Trụ đỡ. Được làm từ thép hình trụ hoặc lưới thép
Ngoài ra còn có các hệ thống làm mát, bôi trơn hộp số, hệ thống dây dẫn và các
hệ thống điều khiển điện tử khác.
1.7.2. Tua bin gió trục đứng

a. Đặc điểm:
- Dải vận tốc gió hoạt động là khá rộng.
- Tua bin hoạt động không phụ thuộc vào hướng của vận tốc dòng khí nên có
thể lắp đặt ở vị trí có vận tốc gió cao với dòng chảy không ổn định.
- Tuy nhiên hiệu suất của tua bin chỉ bằng 50% so với tua bin trục ngang khi
hoạt động ở cùng 1 vận tốc gió.
Có ba dạng tua bin gió trục đứng chính hiện nay trên thế giới đó là:
- Tua bin Savonius-Rotor.
- Tua bin Darrieus-Rotor.
- Tua bin H-Rotor.

Hình 1. 7: Các loại tua bin gió trục đứng


b. Cấu tạo của tua bin gió
Cấu tạo của tua bin gió gồm có 3 bộ phận chính: Rotor, hộp số và máy phát.
- Rotor: bao gồm các cánh quạt và trục. Khi có gió các cánh quạt quay làm
quay trục rotor dẫn động trục chính và làm quay trục máy phát.
- Hộp số: bao gồm các bộ bánh răng để thay đổi tốc độ quay của trục chính
phù hợp với tốc độ của máy phát.
- Máy phát: có nhiệm vụ biến đổi động năng của gió thành điện năng.
1.8. Nguyên lý hoạt động
- Các tua bin gió tạo ra điện như thế nào? Một cách đơn giản là một tua bin gió
làm việc trái ngược với một máy quạt điện, thay vì sử dụng điện để tạo ra gió
như quạt điện thì ngược lại tua bin gió lại sử dụng gió để tạo ra điện.
- Các tua bin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của
gió làm cho các cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính
và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.
- Cảm biến tốc độ gió 9 sẽ điều khiển góc tấn của cánh quạt tua bin theo tốc độ
gió. Khi gió to từ 90km/h trở lên thì góc tấn của cánh sẽ bằng 0 để tránh làm
cánh quạt quay tít và làm hư tua bin. (Tua bin điện gió hoạt động từ tốc độ gió
11 km/h trở lên).

Hình 1. 8: Điều khiển góc tấn của cánh quạt tua bin
- Cánh hướng gió ở phía đuôi của tua bin sẽ giúp điều khiển tua bin quay quanh
trục tháp để đón hướng gió thổi để quay cánh quạt tua bin.
Hình 1. 9: Điều khiển tua bin quay quanh trục tháp
- Điện tạo ra sau đó được truyền qua các dây cáp ở bên trong tháp  đi xuống
dưới đất  qua trạm biến áp để tăng hiệu điện thế lên hàng trăm ngàn Volt
(Vôn) (nhằm mục đích giảm điện năng hao phí trên đường truyền)  Sau đó
được truyền tải lên điện lưới.

Hình 1. 10: Điện năng tạo ra được truyền tải lên điện lưới

- Ngoài ra các tua bin có thể có thêm các hệ thống ác-quy để lưu trữ điện nhằm
đảm bảo nguồn cung.

Hình 1. 11: Hệ thống ác-quy để lưu trữ


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Biểu thức năng lượng gió
Như đã nói ở trên thì năng lượng gió là động năng của dòng không khí
chuyển động. Ta xét 1 khối khí có thể tích V chuyển động với vận tốc v:

Hình 2. 1: Công suất của một khối gió


ρ : tỉ trọng không khí
h : chiều cao hình trụ
Trong đó A : diện tích quy chiếu bề mặt khối gió đi qua.
r : bán kính hình trụ

-Động năng của gió:


𝐸 = 0,5.𝑚. 𝑣2111Equation Chapter (Next) Section 1
(2. 1)
-Công suất của gió:
𝑃 = ρ.r.h.𝑣3212Equation Chapter (Next) Section 1
(2. 2)
Từ công thức trên ta thấy công suất gió tỉ lệ với lũy thừa bậc ba của vận tốc.
Chính vì vậy, vận tốc của gió là yếu tố được quan tâm hàng đầu khi muốn sử
dụng năng lượng gió.
2.2. Khái niệm hoạt động thực của rotor

Hình 2. 2: Sự thay đổi áp suất và vận tốc gió qua turbine


Đây là sơ đồ miêu tả các biến đổi của dòng chảy khi đi qua đĩa rotor. Với
các thông số ∞ , d , w lần lượt đặc trưng cho dòng chảy ở xa vô cùng phía trước
rotor, tại rotor, và xa vô cùng ở phía sau rotor.
Xét định luật bảo toàn khối lượng cho dòng chảy qua rotor tại 3 tiết diện ở
xa vô cùng phía trước, phía sau và ngay tại rotor:
ρ . A ∞ .U ∞ = ρ . A d . U d = ρ . A w .U w (2. 3)
Đặt
U d =U ∞ ( 1−a) (2. 4)
Thay vào biểu thức trên ta được:
A∞ . U ∞ =( 1−a ) . A d . U ∞ (2. 5)
Ta thấy rằng với rotor có diện tích Ad thì tương ứng với phần diện tích
A∞ =( 1−a ) . Ad của dòng không khí là trao đổi năng lượng với rotor. Hệ số a được
gọi là hệ số thu hẹp của dòng chảy. Đây là 1 hệ số đặc trưng cho sự trao đổi
năng lượng giữa dòng không khí và rotor.
2.3. Thuyết lượng và hệ số công suất của rotor
Do mặt trước và mặt sau rotor có bước nhảy về áp suất nên suất hiện lực
và lực này là nguyên nhân thay đổi động lượng của dòng khí qua rotor.
F=¿ ¿= (U ∞ - U w ). ρ . A d . U d (2. 6)
Phương trình Bernoulli cho dòng chảy ta có:
2
1
. ρ .U + p+ ρ . g .h=constant (2. 7)
2

Áp dụng cho dòng chảy trước đĩa:


1 2 1 2 +¿+ρ .g . hd ¿
2
. ρ∞ .U ∞ + ρ ∞ . g . h∞ = . ρ d .U d + pd
2
d
(2. 8)
2
1 1 2 +¿ ¿
. ρU = ρ . U d + pd (2. 9)
2 ∞ 2

Tương tự như vậy cho dòng chảy sau đĩa:


2
1 1 2 −¿ ¿
. ρU = ρ .U d + pd (2. 10)
2 w 2

Kết hợp lại ta có :


¿¿ (2. 11)
Suy ra:
1
. ρ ( U 2∞ −U 2w ) . A d =( U ∞−U w ) . ρ . A d . U d (2. 12)
2

Mà U d =U ∞ ( 1−a) nên ta có
U w =( 1−2 a ) .U ∞ (2. 13)
Điều này có nghĩa là vận tốc vào rotor và vận tốc ở xa vô cùng phía sau rotor
đều giảm đi 1 lượng a . U ∞
Suy ra:
2
F=( U ∞ −U w ) . ρ . A d .U d=2. ρ . A d U ∞ a(1−a) (2. 14)
Công suất truyền cho rotor chính là công giãn nở của dòng khí
3
P=F .U d=2. ρ . A d U ∞ a ¿ (2. 15)
Hệ số công suất của rotor là tỉ số giữa công truyền cho rotor và động năng
dòng khí đi qua diện tích quét của rotor trong 1 đơn vị thời gian :
P
Cp=
1
. ρ. U 3∞ . A d (2.
2
16)
Thay vào trên ta có Cp=4 a ¿ (2. 17)

2.4. Số Betz giới hạn


Đạo hàm biểu thức (2.17) theo a ta có :
dCp
=4 (1−a ) ( 1−3. a ) =0 (2. 18)
da

Hình 2. 3: Đồ thị đường cong công suất của tua bin theo định luật Betz
1 16
Ta thấy rằng a= 3 → Cp max = 27 =0,593

Tức là hiệu suất của rotor max. Đây cũng chính là nội dung định luật Betz
được nhà vật lý người Đức Albert Betz tìm ra vào năm 1926. Với mọi loại tua
bin thì đều không thể đạt được hệ số công suất lớn nhất này. Không phải sự giới
hạn khi thiết kế mà là dòng chảy của không khí vào turbine bị thu hẹp đi so với
dòng chảy tự do qua bề mặt rotor.
Và điều này đã được chứng minh trong thực tế. Các tua bin gió hiện đại
ngày nay đều có hiệu suất chỉ đạt 30-45%.
2.5. Lý thuyết phân tố cánh
Lực tác dụng lên phân tố cánh phụ thuộc vào 2 yếu tố có thể thay đổi
được là kích thước cánh và góc tấn nhờ sự xác định vận tốc tương đối với cánh.
Thành phần vận tốc chuyển động dọc theo bán kính của cánh rotor coi như
không đáng kể.
Biết được hình dáng phân tố cánh ta có thể xác định được các hệ số lực
nâng và lực cản C l , C d và biến thiên của chúng theo góc tấn.
Xét tua bin gió quay với vận tốc góc là Ω và vận tốc dòng khí là U ∞ .
Tua bin có N cánh, bán kính R và chiều dài dây cung là c. Góc đặt cánh là
β là góc giữa đường khí động cánh và mặt phẳng quay của đĩa.

Cả 2 yếu tố c , β đều có thể biến thiên theo bán kính cánh quạt.

Hình 2. 4: Phân tố cánh


Tại 1 phân tố cánh r, vận tốc tiếp tuyến của phân tố cánh là Ωr và vận tốc
tiếp tuyến của vết là a ' Ωr . Do đó vận tốc tiếp tuyến tương đối của dòng khí với
phân tố cánh là:
(1+a¿ ¿' )Ωr ¿

Tam giác vận tốc cho ta vận tốc tương đối của dòng chảy với phân tố cánh
W =√U 2∞ ¿¿ (2. 19)
Và góc tới ϕ được xác định bởi biểu thức:
U ∞ .(1−a)
sin ϕ= (2. 20)
W
Ωr (1+ a ' )
cos ϕ= (2. 21)
W

Góc tấn của phân tố cánh:


α =ϕ−β (2. 22)
Khi đó lực nâng và lực cản lên phân tố cánh là:
1 2
L= . W . c . Cl . r
2
(2. 23)

1 2
D= . W . c . C d .r
2
(2. 24)
2.6. Thuyết động học phân tố cánh
Xem như hệ số dòng chảy a , a ' là không đổi trên diện tích quét của phân
tố. Và không có sự tương tác giữa các dòng gần kề nhau.
Thành phần lực khí động tác dụng lên N phân tố cánh theo chiều trục quay là:
1 2
L .cos ϕ + D .sin ϕ= .W . N . c . ( Cl . cos ϕ +C d . sin ϕ ) r (2. 25)
2

Thành phần lực tác dụng lên N phân tố cánh theo phương tiếp tuyến là:
1
L .sin Ф−D .cos Ф= . W 2 . N . c . ( C l .sin ϕ−Cd . cos ϕ ) r (2. 26)
2

Sự thay đổi động lượng theo trục của dòng khí đi qua diện tích quét là:
2
m . ∆ v=.U ∞ ( 1−a ) .2. π . r . r .2. a . U ∞=4 π .U ∞ a (1−a ) r . r (2. 27)
Sự mất áp suất nguyên nhân do vết quay
1
∆ p= .. ¿
2
(2. 28)

Áp suất này tạo ra 1 lực tác dụng theo phương trục quay là:
1
2
. .¿ (2. 29)

Do đó cân bằng lực theo phương trục quay:


L .cos Ф+ D .sin Ф=m. ∆ v +∆ p . s (2. 30)
Do thành phần ∆ p . s ≪ m . ∆ v nên để tiện cho tính toán ta coi ∆ p . s ≈ 0(2. 31)
Nên biểu thức trên trở thành:
1 2 2
. W . N . c . ( C l . cos ϕ+C d . sin ϕ ) r=4 π .U ∞ a ( 1−a ) r .r (2. 32)
2

W2 c
. N . . ( C l .cos ϕ+ Cd . sin ϕ ) =8 π . x . a . ( 1−a ) (2. 33)
2
U∞ R

Sự thay đổi động lượng góc của dòng khí truyền qua diện tích quét của phân tố:
' '
ρ . U ∞ . ( 1−a ) .Ω .2 a r .2 πr .r =4 π ρ . U ∞ . ( 1−a ) Ω . a r . r r (2. 34)
Cân bằng với lực khí động theo phương tiếp tuyến ở biểu thức (4.11), ta có:
L .sin ϕ−D .cos ϕ=4 π ρ . U ∞ . (1−a ) Ω . a' r . r r (2. 35)
Hay:
1 2 '
. W . N . c . ( C l . sin ϕ−C d . cos ϕ ) r =4 π ρ .U ∞ . ( 1−a ) Ω .a r . r r (2. 36)
2

W2 c
Suy ra : 2 . N . . ( C l . sin ϕ−C d .cos ϕ )=8 π . λ . x 2 a' (1−a ) (2. 37)
U∞ R

Trong đó: x=r /R . (2. 38)


Từ đó ta có:
C l . cos ϕ+C d . sin ϕ=C x (2. 39)
C l . sin ϕ−C d . cos ϕ=C y (2. 40)
Từ đó ta được :
a
=
r
1−a 4.sin ϕ 2
C x−
[ r
2
4. sin ϕ
2
Cy
] (2. 41)

a rCy
h ay : = (2. 42)
1+ a' 4. sin ϕ . cosϕ

Độ bền của cánh được xác định theo công thức :


N C N C
r= . = . (2. 43)
2 π r 2π .x R
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ TUABIN GIÓ TRỤC NGANG
CÔNG SUẤT 1kW Ở VẬN TỐC GIÓ 5m/s.
3.1. Yêu cầu kỹ thuật
- Tốc độ gió định mức: 5 m/s
- Công suất: 1kW
- Loại tua bin: trục ngang
3.2. Xác định bán kính cánh quạt roto
- Công suất của tua bin gió:

(3. 1)
- Công suất định mức:

(3. 2)
- Bánh kính quạt roto:

(3. 3)
Trong đó:
Công suất định mức (kW)

Khối lượng riêng của không khí ( )


Vận tốc gió định mức (m/s)
Hiệu suất turbine (%)
+ Hiệu suất theo định lý Belz (hệ số vận tốc suy giảm khi gió gặp vật cản – roto
(hiệu suất vào cánh và ra khỏi cánh): 16/27 = 0,593, nhưng các turbine gió ngày
nay thì chỉ đạt giá trị

+ Ở điều kiện thường:


+ P = 1 (kW) = 1000 (W)
- Thay số vào ta có:

Do đó ta chọn bán kính của roto:


3.3. Lựa chọn số cánh cho tua bin gió
https://givasolar.com/tai-sao-tuabin-gio-thuong-co-ba-canh/
3.3.1. Cân bằng giữa hiệu quả và ổn định
Số lượng cánh trên tua bin gió là kết quả của sự cân bằng giữa hiệu suất và độ
ổn định. Ít cánh hơn đồng nghĩa với hiệu quả cao hơn, nhưng kém ổn định hơn.
a. Tua bin một cánh: mang lại hiệu quả cao nhất về số lượng cánh, nhưng việc
cân bằng tua bin với một cánh là một thách thức. Các cánh quạt cần phải có đối
trọng, và thậm chí khi đó, việc quay có thể gây ra sự không ổn định về cấu trúc.
b. Tua bin hai cánh: mang lại hiệu quả cao hơn so với ba cánh, nhưng tua bin
hai cánh cũng có xu hướng không ổn định một chút. Một hiện tượng được gọi là
hiện tượng con quay hồi chuyển làm cho tua bin lắc lư khi nó quay. Điều này là
do sự thay đổi mô men động lượng từ các cánh được đặt ở hai đầu đối diện với
nhau.
c. Tua bin ba cánh: đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa hai yếu tố này.
Tua bin có ba cánh được tạo ra ổn định, vì khi một cánh ở đầu vòng quay của
nó, hai cánh còn lại tạo ra sự cân bằng. Điều này cho phép sự ổn định tối đa với
số lượng cánh thấp nhất có thể.
Số lượng cánh cũng có ảnh hưởng đến hộp số. Ít lưỡi quạt hơn với tốc độ
quay cao hơn làm giảm mô-men xoắn cực đại trên bánh răng. Điều này làm
giảm căng thẳng trên hệ thống truyền động, có thể giảm chi phí đáng kể.
Hộp số và máy phát điện thường là bộ phận lớn nhất trong chi phí vận
hành và bảo trì của tua bin gió, vì tải nặng đòi hỏi phải bảo trì liên tục.

3.3.2. Khí động học


Khí động học là khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế cánh quạt. Các cánh quạt
có hình dạng giống như một chiếc tàu bay, tương tự như cánh máy bay. Điều
này cho phép cánh quạt tạo ra lực nâng, sau đó quay roto. Đường cong ở mặt
sau của lưỡi kiếm tạo ra một số lực cản, làm cho không khí di chuyển nhanh hơn
ở mặt trước của lưỡi.
Các kỹ sư phải đảm bảo rằng các cánh quạt tạo ra lực cản phù hợp. Nếu chúng
tạo ra quá nhiều, nó sẽ tốn nhiều lực hơn để làm quay cánh quạt, và tua bin sẽ
mất hiệu suất. Nếu chúng không tạo đủ lực cản, các cánh quạt sẽ quay quá dễ,
có thể làm hỏng các linh kiện bên trong.
Hướng tương đối của gió cũng thay đổi do sự quay của các cánh quạt, do đó gió
sẽ đập vào cánh quạt ở một góc nhỏ. Các kỹ sư giải thích điều này bằng cách tạo
ra một đường xoắn dọc theo cánh quạt để tận dụng hiệu ứng này. Điều này cho
phép cánh quạt đạt được hiệu quả cao hơn.
Cánh quạt cũng phải nhẹ và bền. Trong khi phần lớn thân của tua bin gió được
làm bằng thép và nhôm, các cánh quạt được làm bằng vật liệu tổng hợp bao gồm
sợi carbon, vải thủy tinh và nhựa lỏng. Điều này tạo ra một vật liệu có mật độ
thấp, nhẹ và cực kỳ dai.
Trong khi số lượng cánh ảnh hưởng đến hiệu quả khí động học, các kỹ sư có thể
đạt được hiệu quả tương tự với bất kỳ số lượng lưỡi nào bằng cách thay đổi
chiều rộng của lưỡi và / hoặc tốc độ quay. Về mặt lý thuyết, tua bin gió với bất
kỳ số lượng cánh nào cũng có thể đạt được hiệu suất như nhau, cho dù đó là
một, ba hoặc thậm chí mười cánh. Trong thực tế, điều này không thực tế. Chi
phí vật liệu và tính toàn vẹn của cấu trúc đặt ra các giới hạn về kích thước, chiều
dài và vận tốc của các cánh.
a. Tua bin gió hai cánh
Những ưu và nhược điểm của tua bin hai cánh đã được ghi nhận đầy đủ, nhờ
vào một thí nghiệm của NASA và Bộ Năng lượng. NASA đã chế tạo bảy
nguyên mẫu hai cánh từ năm 1975 đến năm 1992. Cuộc thử nghiệm đã bị thúc
đẩy bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ, khi giá dầu tăng nhanh chóng khiến chính
phủ phải tài trợ cho nghiên cứu về năng lượng thay thế. Sự sụt giảm sau đó của
giá dầu vào giữa những năm 80 khiến năng lượng gió trở nên không kinh tế, và
nghiên cứu đã kết thúc. Bất chấp sự thất bại rõ ràng trong quá trình phát triển
năng lượng gió, chương trình chung của NASA / DOE đã tạo tiền đề cho các tua
bin gió ngày nay.
Có hai lưỡi mang lại một số lợi thế giống như có một. Họ thấy lực cản giảm,
hiệu suất cao hơn và tốc độ tối đa cao hơn. Chúng cũng đẹp hơn về mặt thẩm
mỹ so với các đối tác một lưỡi của chúng. Ít lưỡi hơn cũng có nghĩa là ít vật liệu
hơn và chi phí thấp hơn. Tua bin hai cánh có cùng tốc độ đầu với tua bin ba
cánh tạo ra ít tiếng ồn hơn. Tua bin hai cánh cũng tốn ít chi phí lắp đặt hơn, vì
hai cánh quạt có thể được sản xuất thành một bộ phận lớn.

Hình 3. 1: Tua bin gió trục ngang hai cánh


Thiết kế mặc định của tua bin hai cánh tạo ra các vấn đề về cấu trúc cố hữu. Các
cánh ở hai đầu đối diện của roto, tạo ra một dạng trọng lượng không đối xứng
khi các cánh quay. Điều này dẫn đến một hiện tượng được gọi là hiện tượng
chuyển động con quay hồi chuyển, trong đó thân của tua bin sẽ lắc lư theo
chuyển động quay của các cánh quạt. Điều này tương tự như sự dao động được
nhìn thấy trong con quay. Kết quả là sự chao đảo có thể gây ra các vấn đề về cấu
trúc và cuối cùng là hỏng hóc trong thời gian dài. Sự chao đảo này đặc biệt rõ
rệt khi tua bin phải quay mặt về hướng gió.
Mặc dù dường như đã bị loại bỏ vào đầu những năm 1990, tua bin hai cánh đã
quay trở lại một thời gian ngắn vào đầu những năm 2010. Một vài công ty,
chẳng hạn như Nordic Wind power, đã sản xuất tua bin hai cánh vào năm 2010.
Một công ty Trung Quốc có tên Ming Yang Wind Power đã thử nghiệm với tua
bin hai cánh công suất lớn 6 MW vào năm 2014. Cùng năm đó, Hitachi và Fuji
đã hợp tác chế tạo một vài Các tua bin gió xuôi chiều công suất 2 MW với hai
cánh.
Thậm chí ngày nay, một số công ty đang chú ý đến thiết kế hai cánh cho các
trang trại điện gió ngoài khơi. Các tua bin ngoài khơi thường lớn hơn, có nghĩa
là chúng tốn nhiều chi phí hơn để sản xuất, vận chuyển và lắp đặt. Chi phí tiết
kiệm được bằng cách giảm số lượng cánh quạt có thể lớn hơn chi phí của những
thách thức kỹ thuật bổ sung khi có hai cánh quạt.
b. Tua bin gió 3 cánh
Các kỹ sư quyết định trên ba cánh quạt như một sự thỏa hiệp giữa tính ổn định,
chi phí và hiệu quả. Đó là sự lựa chọn tốt nhất để đạt được hiệu suất cao nhất
với chi phí thấp nhất mà vẫn ổn định. Khi một cánh ở đầu vòng quay của nó, hai
cánh kia đóng vai trò như một đối trọng, ngăn chặn bất kỳ sự lắc lư nào trong
kết cấu của tua bin.
Trong khi chúng ta đã quen thuộc với bốn cánh buồm trên cối xay gió, lực cản
do cánh phụ tạo ra sẽ khiến tua bin mất một số điểm hiệu suất có giá trị. Điều
này có thể được khắc phục bằng cách tạo ra các lưỡi mỏng hơn quay chậm hơn,
nhưng điều đó sẽ tạo ra các lưỡi mỏng manh hơn vì các lưỡi mỏng hơn khó duy
trì độ cứng. Các kỹ sư sẽ phải củng cố cấu trúc bên trong của cánh quạt hoặc
hoán đổi hoàn toàn các vật liệu.
Cánh quạt phụ cũng sẽ tốn nhiều chi phí sản xuất và lắp đặt hơn. Việc vận
chuyển nhiều cánh quạt hơn tốn nhiều tiền và thời gian hơn. Và giờ đây, các
công ty điện gió đang gặp khó khăn trong việc tái chế các cánh tua bin cũ, thì
chắc chắn là ít hơn.
Hình 3. 2: Tua bin gió trục ngang ba cánh
c. Tua bin gió không cánh
Mặc dù số lượng cánh quạt có thể còn để tranh luận, nhưng điều gì không phải
là sự cần thiết của bản thân các cánh quạt để tạo ra năng lượng gió. Đó là cho
đến khi khái niệm về tua bin gió không cánh bắt đầu tạo sóng. Tua bin không
cánh gần như hoàn toàn xa lạ về mặt thiết kế. Nó giống một vật thể cùn lớn,
hoặc một cây gậy bóng chày khổng lồ, nhô lên khỏi mặt đất. Mặc dù nó trông
không giống thứ mà người ta mong đợi để tạo ra điện từ gió, nhưng tua bin
không cánh có khả năng trở thành tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp gió.
Tua bin gió không cánh hoạt động thông qua các rung động. Khi gió đập vào
một vật thể cùn, các xoáy được tạo ra. Các dòng xoáy này làm cho tua bin dao
động. Nhiều vòng xoáy gió hơn làm cho tua bin dao động mạnh hơn cho đến khi
nó đạt tần số cộng hưởng với gió. Đây được gọi là rung động do xoáy. Tua bin
không cánh tận dụng những dao động này bằng cách sử dụng một hệ thống máy
phát điện biến đổi năng lượng dao động thành điện năng.
Tua bin gió không cánh có ít bộ phận chuyển động nên chúng có lợi thế hơn tua
bin có cánh về chi phí bảo trì và chế tạo. Chúng cũng có trọng lượng nhẹ, với
trọng tâm gần mặt đất hơn nên dễ lắp đặt hơn. Chúng cũng chịu tải ứng suất
thấp hơn nhiều so với tua bin cánh quạt.
Mặc dù nghe có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng công nghệ này vẫn còn sơ
khai. Chúng ta vẫn chưa thấy các thiết kế ý tưởng không cánh nào sánh được với
hiệu suất và hiệu quả chi phí của các tua bin truyền thống. Các thiết kế hiện tại
yêu cầu tua bin phải rung ở tốc độ cao để tạo ra điện, điều này có thể gây ra các
vấn đề lớn về kết cấu và sự mất ổn định.
Hình 3. 3: Tua bin gió trục ngang không cánh
Phần kết luận
Ba cánh quạt mang lại sự cân bằng hoàn hảo giữa tính ổn định và hiệu quả. Tua
bin có hai cánh có thể trở nên không ổn định và tua bin có bốn cánh thì kém
hiệu quả hơn.
Thiết kế ba cánh tạo ra các tua bin gió ổn định, hiệu quả và thẩm mỹ. Chúng đã
trở thành tiêu chuẩn. Các thí nghiệm sử dụng tua bin hai và một cánh cho chúng
ta biết rằng điều đó đơn giản là không khả thi; những bất lợi lớn hơn lợi ích.
Mặc dù vậy, một số công ty điện gió đã cố gắng đưa tua bin hai cánh trở lại,
mặc dù có nhiều kết quả khác nhau. Hiện tại, có ba cánh quạt là tiêu chuẩn, ít
nhất là cho đến khi tua bin không cánh được hoàn thiện.
Thiết kế 3 cánh cung cấp sự cân bằng hoàn hảo giữa tính ổn định và hiệu quả,
do đó, đây là lý do tại sao nó là tiêu chuẩn công nghiệp. Nó chỉ đơn giản là thiết
kế hiệu quả nhất và được nghiên cứu kỹ lưỡng cho đến nay.

Từ những phân tích trên chọn tua bin gió có số


cánh:
3.4. Tỷ số vận tốc đầu cánh TSR (Tip speed radio)
a. Định nghĩa Lam đa: là tỷ số của vận tốc đầu cánh trên vận tốc gió tự do
vào tua bin

(3. 4)

b. Công thức thực nghiệm để tính chọn Lam đa dựa vào số cánh:

(3. 5)
Nhận xét:
- Số cánh càng lớn thì Lam đa càng nhỏ

- Dải Lam đa có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế tua bin gió

- Thông thường người ta sẽ xuất phát từ Lam đa để tối ưu hóa trong phòng
thí nghiệm tính toán các thông số khác trước khi đưa vào thực nghiệm

- Khi mới thiết kế tua bin, do số cánh, số vòng quay thực tế của tua bin
chúng ta chưa biết; chúng ta chỉ biết các vùng tối ưu của các hệ số thực
nghiệm.
c. Chọn tỉ số vận tốc mút cánh
Thông qua các đồ thị về thực nghiệm từ đó chọn được Lam đa  tính chọn ra
được các thông số khác của tua bin gió.

Hình 3. 4: Đồ thị liên hệ số cánh và tỉ số vận tốc đầu mút cánh


Hoặc dựa vào bảng bên dưới:
Bảng 3. 1: Bảng liên hệ tỷ số vận tốc đầu cánh với số cánh
Số cánh Hệ số λ
1 8-24
2 6-12
3 3-6
4 3-4
>4 1-3
(https://www.windynation.com/jzv/inf/tip-speed-ratio-how-calculate-and-apply-tsr-blade-selection)

Với số cánh là 3 tra bảng chọn: λ = 5.

Khi đó vận tốc quay của roto là:


3.5. Lựa chọn profile cánh
Thông thường người ta sử dụng profile NACA để nghiên cứu đặc tính khí động
học vì nó có rất nhiều giá trị thuận lợi của số Re, góc tấn, chiều dài dây cung, hệ
số lực nâng và lực đẩy, tỉ lệ trượt, hệ số áp suất, …
3.5.1. Cánh là gì?
Cánh là một dạng tấm, sinh ra lực nâng, chuyển động qua dòng không khí hoặc
lưu chất.

Hình 3. 5: Một vài hình ảnh ví dụ về cánh

3.5.2. Biên dạng cánh là gì?


Biên dạng cánh là hình dạng mặt cắt ngang của cánh, thiết kế biên dạng cánh là
một khía cạnh chính của khí động học.
Ví dụ: Biên dạng cánh máy bay, cánh chuồn chuồn, cánh chim, cánh buồm; …

3.5.3. Hệ số lực nâng, hệ số lực cản, số Reynolds


a. Hệ số lực nâng
(3. 6)
Trong đó:

: hệ số lực nâng

: áp suất động

: khối lượng riêng của không khí (ở nhiệt độ thường: 1,225kg/m3)

: vận tốc trung bình (vận tốc của không khí)

: diện tích tham khảo


b. Hệ số lực cản

(3. 7)
Trong đó:

: hệ số lực cản

: áp suất động

: khối lượng riêng của không khí (ở nhiệt độ thường:1,225kg/m3)

: vận tốc trung bình (vận tốc của không khí)

: diện tích tham khảo


c. Số Reynolds
Số Reynolds thường được ký hiệu là Re và được tính theo công thức:

(3. 8)
Trong đó:
: mật độ vật chất của môi trường đang xét ( )
: vận tốc đặc trưng của dòng chảy (m/s)
: quy mô tuyến tính (độ dài) đặc trưng của dòng chảy (m)
: độ nhớt động lực học của môi trường
: độ nhớt động học của môi trường
Số Reynolds có thể sử dụng như một tiêu chí để phân loại dòng chảy, tùy theo
các dạng dòng chảy mà ta có các giới hạn khác nhau của số Re
Dải số Reynolds đối với tuabin gió thương từ 0,5 triệu đến 10 triệu
(https://www.kimerius.com/app/download/5784795940/Computer-
aided+design+of+horizontal-axis+wind+turbine+blades.pdf)

* Chất lưu: không khí với 𝜌=1,225kg/m3, 𝜇 = 1,7894𝑒 − 05.

Hệ số Reynolds:

3.5.4. Lựa chọn profile cánh cho tua bin gió


Ở đây ta chọn profile NACA 4412 để nghiên cứu tính toán cho cánh tua bin do:
- Profile này tạo lực nâng tốt
- Có tâm áp gần tâm khí động đảm bảo độ ổn định.
- Được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới với nhiều ứng dụng cho cán máy bay,
cánh tua bin gió, …

Hình 3. 6: NACA 4412


a. Ý nghĩa của con số NACA 4412
Đi từ trái sang phải:
4: Độ cong theo phần trăm của dây cung cánh (1/100)
=> yc = (4/100)C = 0,04C
4: Vị trí của độ cong lớn nhất tính từ mép vào (1/10)
=> xc = (4/10)C = 0,4C
12: độ dày lớn nhất theo phần trăm của dây cung cánh (1/100)
=> tmax = (12/100)C = 0,12C hay tmax /C = 0,12
Trong đó: C là độ dài của dây cung cánh

b. Đồ thị: http://airfoiltools.com/airfoil/details?airfoil=naca4412-il
CL - Anpha
2

1.5

0.5
CL

0
-15 -10 -5 0 5 10 15 20
-0.5

-1
Anpha

Hình 3. 7: Đồ thị phụ thuộc CL vào góc tấn của NACA 4412

CD - Anpha
0.07

0.06

0.05

0.04
CD

0.03

0.02

0.01

0
-15 -10 -5 0 5 10 15 20
Anpha

Hình 3. 8: Đồ thị phụ thuộc vào CD vào góc tấn của NACA 4412
CL/CD - Anpha
140
120
100
80
60
CL/CD
40
20
0
-15 -10 -5 0 5 10 15 20
-20
-40
-60
Anpha

Hình 3. 9: Đồ thị phụ thuộc k = CL / CD vào góc tấn của NACA 4412

Từ hình 3.9, ta thấy tại .Ta chọn đây là điểm thiết kế


(Stall point) vì:

Khi tỷ số lớn
=> Lực nâng tăng lên; lực cản giảm đi
=> Cải thiện tính kinh tế nhiên liệu, hiệu năng cất cánh, lượn,…

Ứng với ,theo hình 5.3 ta có:

Tuyến tính hóa mối quan hệ giữa CL và α từ α =−50 đến α = 50 , ta được:

CL = 0,1097.α + 0,4768 (3. 9)


3.6. Độ dài dây cung cánh c
Xuất phát từ biểu thức liên quan tới mo men quay của ro to. Để tiện tính toán,
giả sử C D ≈ 0 , khi đó:
2 2
W c W c 2 '
. Z . . ( C L sin ϕ−C D cos ϕ ) ≈ 2 . Z . . C L sin ϕ=8 π . λ . x . a . ( 1−a )(3. 10)
2
U∞ R U∞ R

U ∞ .(1−a)
Thay sin ϕ= và W =√U 2∞ ¿¿ vào biểu thức trên, ta được:
W
c 2 U∞
Z. .C L=8 π . λ . x . a ' . (3. 11)
R W
2
c 8 π .λ. x .a'
Z. .C L=
√¿¿¿
(3. 12)
R

Vế phải của biểu thức trên phụ thuộc vào hệ số dòng a, a’. Để hiệu suất của cánh
max thì a, a’ phải thỏa mãn:
1 2
a= ; a ' = (3. 13)
3 2
9. λ . x
2

Thay giá trị của a và a’ vào biểu thức trên ta có:


c 16 π
Z. .C =


R L 4 (3. 14)
9. λ +¿ ¿ ¿
9

Với Z, CLmax như tính toán hệ số chất lượng khí động max ở trên ta có bảng
quan hệ giữa c/R và x:
c 16 π
=


R 4 (3. 15)
Z . C L .9 . λ +¿ ¿ ¿
9

Với số cánh quạt của tua bin gió là Z=3, λ=5 và CLdesign = 1,0518 ta xây dựng
c r
được sự biến thiên R theo x (tỷ số bán kính x¿ R ) ta chia đều thành 10 phần
bằng nhau theo bảng sau tại mỗi khoảng R/10 = 300/10 = 30 (cm) (Với R = 3m
= 300cm)
Hình 3. 10: Profile cánh

c
Bảng 3. 2: Giá trị R và x chưa tuyến tính

r c
Tỉ số bán kính x¿ R Tỉ số dây cung R theo tỉ số bán kính x

0,1 0,328
0,2 0,295
0,3 0,269
0,4 0,249
0,5 0,232
0,6 0,218
0,7 0,207
0,8 0,197
0,9 0,188
1 0,181
0.35
0.33
0.31
0.29
0.27
c/R 0.25
0.23
0.21
0.19
0.17
0.15
0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1
x

Hình 3. 11: Đồ thị quan hệ giữa tỷ số bán kín theo tỷ số dây cung

Ta thấy rằng càng gần phía trục quay thì dây cung của phân tố cánh càng lớn
dẫn đến vật liệu làm cánh tăng lên nhiều.

Việc chế tạo hình dáng cánh tua bin theo đường cong này là rất khó đạt độ chính
xác. Vì vậy với mục đích tiết kiệm vật liệu và thiết kế cánh dễ chế tạo. Ta xây
dựng dây cung cánh là một đường thẳng đi qua 70% và 90% bán kính, đường
thẳng này vẫn đảm bảo vùng hiệu suất cao của cánh tua bin vẫn có góc tấn tối
ưu và tiết kiệm vật liệu.

Vậy ta xây dựng được sự biến thiên tỉ số dây cung theo tỉ số bán kính:
c
R
=−7,7457. x +2,8232 (3. 16)

Bảng 3. 3: Độ dài dây cung cánh


r Độ dài dây cung cánh c (mm)
Tỉ số bán kính x¿ R

0,1 1157,5
0,2 1057,5
0,3 950
0,4 880
0,5 820
0,6 770
0,7 732,5
0,8 695
0,9 665
1 637,5
3.7. Xác định góc đặt cánh
Ta có:
16 π
C L=
9. λ . Z . .

c 4
R 9
+¿¿¿
(3. 17)

Kết hợp phương trình (3.16) ta có sự biến thiên của CL theo x :


16 π
C L=
9. λ . Z .(−7,7457. x +2,8232)
√ 4
9
+¿ ¿ ¿
(3. 18)

Lại có: CL = 0,1097.α + 0,4768 (3. 19)


Do đó ta có:
16 π
0,10 97 . α + 0 , 4768=
9. λ . Z .(−7,7457. x+2,8232)
√ 4
9
+ ¿¿ ¿
(3. 20)

Để tính góc đặt cánh β ta xác định góc tới φ của dòng khí theo công thức :
U ∞ (1−a) 2
tgϕ= =
Ωr(1+ a' )
3 λ . x+
2 (3.
3 λ. x
21)
Góc đặt cánh:
β=ϕ−α (3. 22)
Góc tấn, góc tới, góc đặt cánh của cánh theo bảng sau:

Bảng 3. 4: Góc tấn, góc tới, góc đặt cánh


Tỉ số bán kính Góc tấn α Góc tới ϕ Góc đặt cánh
x β
0,1 6,75 31,75 25
0,2 3,72 25,72 22
0,3 1,98 20,98 19
0,4 1,54 17,54 16
0,5 0,98 14,98 14
0,6 1,04 13,04 12
0,7 0,53 11,53 11
0,8 0,32 10,32 10
0,9 0,28 9,28 9
1 0,23 8,23 8
3.8. Lực dòng chảy P tác động lên tua bin cánh

Hình 3. 12: Lực tác dụng lên cánh


- Thành phần pháp tuyến:
PN = L.cos ϕ + D.sin ϕ (3. 23)

- Thành phần tiếp tuyến:


PT = L.sin ϕ – D.cosϕ (3. 24)

Trong đó:
L = 0,5.ρ.S.CL.V2 (3. 25)
D = 0,5.ρ.S.CD.V2 (3. 26)
- Xét 1 phân tố cánh ta có:
+ Lực tác dụng lên phân tố:
dT = Z.PN.dr (3. 27)
Suy ra:
dT = Z.(L.cos ϕ + D.sin ϕ)dr
= Z.( 0,5.ρ.c.CL.V2.cos ϕ + 0,5.ρ.c.CD.V2.sin ϕ)dr (3. 28)
+ Mômen tác dụng lên phân tố:
dM = r.Z.PT.dr (3. 29)
Suy ra: dM = r.Z.(L.sin ϕ – D.cos ϕ)dr (3. 30)

- Ta chia cánh làm 9 phần với 10 mặt cắt ta có:


M =∑ M i (3. 31)
Với: Mi = r.Z.(L.sin ϕ – D.cos ϕ).Ski (3. 32)
Trong đó:

L, D Lực nâng, lực cản của profile cánh ứng với góc tấn α
Z Số cánh tua bin (Z=3)
ΔSki Diện tích phân tố cánh của mỗi thành phần cánh tua bin

r i+ r i+1 ai +a i+1
r itb = ; Ski =Δ r itb . (3. 33)
2 2

Ta có công suất của tua bin:


P = M.ω (3. 34)
3.9. Kiểm tra lại biên dạng cánh
a. Ta cần kiểm tra lại biên dạng cánh sau khi dùng lý thuyết phân tố cánh
để xem liệu có đảm bảo lực nâng yêu cầu của cánh hay không?

Lực nâng: (3. 35)

Lại có: CL = 0,1097.α + 0,4768; (3. 36)

Do đó: (3. 37)


Từ đó ta lập được bảng:
Bảng 3. 5: Lực nâng trung bình trên các profile cánh
Tỉ số bán kính x Góc tấn α Hệ số lực Lực nâng L
nâng CL
0,1 6,750 2,017 873,482
0,2 3,720 1,791 775,448
0,3 1,980 1,506 652,342
0,4 1,540 1,306 565,903
0,5 0,980 1,176 509,522
0,6 1,040 1,095 474,423
0,7 0,530 1,051 455,135
0,8 0,320 1,036 448,900
0,9 0,280 1,051 455,023
1 0,230 1,096 474,793

Dựa vào bảng ta xác định được lực nâng trung bình trên các profile cánh là:

CL = 1,31;
Ở phần trước ta đã xác định được CLdesign = 1,0518. do đó lực nâng yêu cầu là:
Ta thấy L > Lyc . vậy lực nâng tạo ra trên cánh tua bin gió thiết kế đáp ứng
được lực nâng yêu cầu.
b. Xác định hệ số công suất Cp:
P
Cp=
1
. ρ. U 3∞ . A d (3.
2
38)
Trong đó: P là công suất của tua bin:
P = M.ω (3. 39)
Bảng 3. 6: Mô men trung bình trên các profile cánh
Với: Mi = Z.r.( Ltb.sin ϕ tb – Dtb.V2i.cos ϕ tb).(Ski/Ad) (3. 40)
r i+ r i+1 ai +a i+1 2
r itb = ; Ski =Δr itb . ; a= 2 2 (3. 41)
2 2 9. λ . x

Tỉ số bán Góc tới ϕ Bán ritb ai Ski Mi


kính x kính ri
0,1 31,750 0,300 0,450 0,888 0,742 111,402
0,2 25,720 0,600 0,750 0,222 0,166 13,225
0,3 20,980 0,900 1,050 0,098 0,057 3,010
0,4 17,540 1,200 1,350 0,055 0,019 0,788
0,5 14,980 1,500 1,650 0,035 0,004 0,129
0,6 13,040 1,800 1,950 0,024 0,004 0,093
0,7 11,530 2,100 2,250 0,018 0,007 0,169
0,8 10,320 2,400 2,550 0,013 0,009 0,189
0,9 9,280 2,700 2,850 0,011 0,011 0,187
1 8,230 3,000 3,000 0,009 0,054 0,085
Hệ số công suất:
3.10. Chọn vật liệu làm cánh của tua bin
- Các cánh quạt thường có màu trắng để có thể nhìn thấy được vào ban ngày từ
các máy bay.
- Thường có chiều dài từ 20 – 80 m. Cánh quạt dài nhất hiện này có thể lên đến
118 m.
- Cánh quạt tua bin gió đang được làm dài hơn để tăng hiệu suất làm việc của
tua bin. Điều này đòi hỏi chúng phải: cứng. chắc. nhẹ và có khả năng chống
mỏi.
Chọn vật liệu làm cánh là GRP (Glass Reinforced Plastic).
3.10.1. Đặc tính của GRP

- Vật liệu cách nhiệt. cách âm tốt


- Chống ăn mòn
- Kháng hóa chất
- Có khả năng chịu nhiệt lên đến 7000C
- An toàn chống trơn trượt
- Tỷ lệ chống chịu cao so với khối lượng của tấm
- Hấp thụ nguồn năng lượng cao

3.10.2. Ứng dụng của GRP

GRP được sử dụng trong một loạt những ứng dụng khác nhau. Trong nhiều
ngành công nghiệp. việc sử dụng một mẫu sản phẩm được sản xuất một phần
hoặc hàng loạt từ GRP. Chẳng hạn như:

- Ống nước hoặc ống thoát nước


- Bảo vệ chống trượt khi trang bị thêm sàn khô và ướt
- Cánh quạt máy bay trực thăng và cánh quạt gió
- Lan can
- Vỏ điện tử
- Lưới bảo đảm an toàn trong khu vực công nghiệp và công cộn

Trong số các sợi thủy tinh thì sợi E – glass được sử dụng phổ biến nhất.
Lựa chọn vật liệu E-Glass có giá thành rẻ hơn và khối lượng riêng là:
ρ E−glass =¿2,5g/cm3.

Hình 3. 13: Chi phí ước tính một số vật liệu sợi gia cường

Hình 3. 14: Các thành phần của vật liệu E-glass


CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC BỘ
PHẬN CƠ BẢN CỦA TUABIN
4.1. Chọn máy phát
Máy phát điện là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong tua bine
gió. vì nó có nhiệm vụ chuyển đổi cơ năng của tua bine thành điện năng. Trong
một hệ thống phát điện. việc thiết kế và chọn máy phát điện phải phù hợp với
loại tua bine đã được lựa chọn. Các tua bine này được thiết kế với việc ưu tiên
cho các phương pháp điều khiển mong muốn và điều kiện gió tại vùng đã được
quy hoạch. Các máy phát điện ở đây không chỉ được sử dụng để biến đổi năng
lượng mà còn dùng để điều khiển điện áp thông qua tốc độ quay của tua bine.

4.1.1 Xác định công suất cần thiết của trục máy phát
Công suất yêu cầu trên trục máy phát:

(4. 1)

là công suất trên trục của roto (kW)


Trong đó
là hiệu suất chung của toàn hệ thống

Ta có:

Hiệu suất chung của toàn hệ thống:

(4. 2)
ηi là hiệu suất của bộ truyền hay chi tiết trong hệ thống

k là số lượng bộ truyền hay chi tiết đó


Trong đó η ol là hiệu suất của một cặp ổ lăn

η k là hiệu suất của khớp nối

ηbr là hiệu suất của bộ truyền bánh răng


Tra bảng (2.3) [1] (trang 19):
Hiệu suất một cặp ổ lăn:

Hiệu suất khớp nối:

Hiệu suất bộ truyền bánh răng:

Do đó:

Thay các giá trị của và và công thức (1.1) ta được công suất
yêu cầu trên trục máy phát:

4.1.2 Xác định tốc độ quay của máy phát


Tốc độ quay sơ bộ của động cơ cần có:

(4. 3)

nsb là tốc độ quay sơ bộ mà máy phát cần có (vg/ph)


Trong đó nI là tốc độ quay của trục I (gắn với roto của tua bin ) (vg/ph)
usb là tỉ số truyền sơ bộ của hệ thống

Tỉ số truyền sơ bộ của hệ thống:


(4. 4)

Trong đó là tỉ số truyền sơ bộ của bộ truyền bánh răng


Tra bảng 2.4 [1] trang 21. ta chọn sơ bộ:
Tỉ số truyền sơ bộ của bộ truyền bánh răng:
Thay giá trị và vào công thức (4.4) ta có tốc độ quay sơ
bộ của máy phát:

Từ đó chọn tốc độ quay đồng bộ của máy phát là:


4.1.3 Chọn máy phát

Tra bảng với điều kiện:

Từ đó. lập được bảng thông số của máy phát:

Bảng 4. 1: Bảng thông số của máy phát


Công Hiệu Tốc độ Số Tần số Momen Điện Hiệu Khối
suất điện thế quay cực (Hz) xoắn áp (A) suất lượng
(kW) (V) (v/ph) (N.m) (%) (kg)
10 400 250 24 50 460 16,9 93,8 260
Các thông số hình học của máy phát:

Hình 4. 1: Các thông số hình học của máy phát


4.1.4. Phân phối tỷ số truyền
Tỉ số truyền chung của hệ thống:

4.1.5. Tính các thông số trên trục


a. Tỷ số truyền

Tỉ số truyền từ roto sang trục I (trục vào của hộp tăng tốc):

Tỉ số truyền từ trục I sang trục II của hộp tăng tốc:

Tỉ số truyền từ trục II sang trục máy phát:

b. Tốc độ quay trên các trục


Tốc độ quay của roto:

Tốc độ quay trên trục I (nối với roto của tua bin/ trục vào của hộp tăng tốc):

Tốc độ quay trên trục II (nối với trục của máy phát/ trục ra của hộp tăng tốc):

 Tốc độ quay trên trục máy phát:


c. Công suất trên các trục
Công suất trên trục bộ phận công tác (roto):

Công suất trên trục I (trục vào của hộp tăng tốc):

Công suất trên trục II (trục ra của hộp tăng tốc):

Công suất trên trục của máy phát:

4.1.6. Lập bảng các thông số động học


Bảng 4. 2: Bảng các thông số động học
Trục Trục roto Trục I Trục II Trục máy
phát

Thông số
Tỉ số truyền 1 3,14 1
Tốc độ quay 79,55 79,55 250 250

1 0,99 0,95 0,94


Công suất
Mô men xoắn 120050 118849,78 36290 35908
4.2. Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng
* Thông số đầu vào:

4.2.1. Chọn vật liệu bánh răng


Tra bảng (6.1) [1] (trang 92) ta có:

Vật liệu bánh lớn:

 Thép 45 thường hóa


 Độ cứng: HB1 = 170 ÷ 217
 Giới hạn bền: σb1 = 600 MPa
 Giới hạn chảy: σch1 = 340 MPa
Vật liệu bánh nhỏ:

 Thép 45 thường hóa


 Độ cứng: HB2 = 170 ÷ 217
 Giới hạn bền: σb2 = 600 Mpa
 Giới hạn chảy: σch2 = 340MPa
Chọn: Độ cứng bánh lớn: HB1 = 170 HB

Độ cứng bánh nhỏ: HB2 = HB1 + 20 = 170 + 20 = 190 HB


4.2.2. Xác định ứng suất cho phép
a. Xác định ứng suất tiếp xúc cho phép:
Ứng suất tiếp xúc cho phép:

(4. 5)

là ứng suất tiếp xúc cho phép (MPa)


Trong đó
là ứng suất tiếp xúc cho phép ứng với chu kì (MPa)

là hệ số tuổi thọ

σ 0H lim . K HL
[ σ H ]= S
H (Coi ZR.Zv.KxH = 1) (4. 6)
0
- σ H lim = 2.HB + 70 (MPa): Ứng suất tiếp xúc cho phép với chu kì cơ sở.

- SH: Hệ số an toàn về ứng suất tiếp xúc. (SH = 1.1)

 = 2.HB1 + 70 = 2.170 + 70 = 410 (MPa)

 = 2.HB2 + 70 = 2.190 + 70 = 450 (MPa)

- KHL: Hệ số tuổi thọ. xét đến ảnh hưởng của thời hạn phục vụ và chế độ tải
trọng của bộ truyền.

K HL=

mH N HO
N HE (4. 7)

+ mH: Bậc của đường cong mỏi khi thử về tiếp xúc. Vì HB < 350 nên mH = 6.

+ NHO: Số chu kì thay đổi ứng suất cơ sở khi thay đổi về tiếp xúc.
6.5
[1]
Theo công thức 93 ta có:
2,4
+ NHO = 30. H HB

→ NHO1 = 30. = 30.1702.4 = 67.106(Chu kì)

→ NHO2 = 30. = 30.1902.4 =88.106 (Chu kì)

+ NHE: Số chu kì thay đổi ứng suất tương đương. Bộ truyền chịu tải trọng tĩnh
nên:

NHE = 60.c.n.t∑ (4. 8)


 NHE1 = 60.c.n1.t∑1 = 60.1.3.3.44000 =87.106 (Chu kì)

 NHE2 = 60.c.n2.t∑2 = 60.1.33.44000 = 87.106 (Chu kì)

Ta có:

NHE1 > NHO1 → KHL1 = 1

NHE2 >NHO2 → KHL2 = 1

 (MPa)

 (MPa)

6.12
[ 1]
Đây là bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng. Theo công thức 95 ta có:

(MPa)
b. Xác định ứng suất uốn cho phép [σF]

6.2
[ 1]
Theo công thức 91 ta có:
0
σ F lim . K FL
[σ F ]= S
F (Coi YR.YS.KxF = 1) (4. 9)
6.2
[ 1]
Theo bảng 94 ta có:

- = 1,8HB1 = 1,8.170 = 306 (MPa)

- = 1,8HB2 = 1,8.190 = 342 (MPa)

-
K FL=

mF N FO
N FE (4. 10)
+ mF: Bậc của đường cong mỏi khi thử về uốn. Vì HB < 350 nên: mF = 6.

+ NFE: Số chu kì thay đổi ứng suất tương đương.

+ Bộ truyền chịu tải trọng tĩnh nên NFE = NHE (Đã tính toán ở phần trên)

+ NFO: Số chu kì thay đổi úng suất cơ sở khi thử về uốn. (NFO = 4.106)

Vậy ta có: NFE1 > NFO1 ⇒ KFL1 = 1; NFE2 > NFO2 ⇒ KFL2 = 1

 (MPa)
 (MPa)

4.2.3. Tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng thẳng


a. Xác định sơ bộ khoảng cách trục:


T 1 . K Hβ
a=K a ( u+1 ) 3 2
[ σH ] . u .ψ ba
(4. 11)
- Ka: Hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm bánh răng.

6.5
[1]
Theo bảng 96 ta có Ka = 49,5 (MPa1/3)

6.6
[1 ]
Theo bảng 97 . HB < 350 ta có ψba = 0.2

6.16
[1 ]
Theo công thức 97 ta có:

ψbd = 0,53.ψba.(u + 1) = 0,53.0.2.(3,14 +1) = 0.44

6.7
[1 ]
Tra bảng 98 . Với ψbd = 0,44 và sơ đồ bố trí 6 ta có:

KHβ = 1,01

KFβ = 1,03

⇒ (mm)

Chọn aw = 230 (mm)

b. Xác định các thông số ăn khớp:


- Xác định mô đun:
6.8
[1 ]
Theo bảng 99 chọn m = 2,5

- Xác định số răng:


6.19
[1 ]
Theo công thức 99 ta có:

Số răng bánh nhỏ: . Chọn z2 = 45 răng

Số răng bánh lớn: z1 = u.z2 = 3,14.45 = 141,3 (răng). Lấy z1 = 142 (răng)

Tỉ số truyền thực tế: ut =

Sai lệch tỉ số truyền: ∆u = < [∆u] = 4%

Tính lại khoảng cách trục:

Chọn và không cần dịch chỉnh


Các thông số khác của bộ truyền:
Đường kính chia: d2= m. z2= 2,5.45=112,5 (mm); d1=m.z1= 2,5.142= 355 (mm)
Đường kính đỉnh răng: da2= d2+2.m=112,5+2.2,5=117.5 (mm); da1= d1+2.m=
355+2.2,5=360 (mm)
Đường kính đáy răng: df2= d2-2,5.m= 112,5-2,5.2,5=106,25 (mm); df1= d1-
2,5.m=355-2,5.2,5=348,75 (mm)
Tính lại lực tác dụng lên răng:
- Lực vòng:

-Lực hướng tâm:


Fr =
-Lực dọc trục:
Fa = 0

4.2.4. Bảng thông số của bộ truyền bánh răng


Bảng 4. 3: Bảng thông số của bộ truyền bánh răng
Thông số Kí hiệu Bánh lớn Bánh nhỏ

Mô đun m 2,5

Khoảng cách tâm aw 234 mm

Góc profile gốc α TCVN 1065-71 α=20o

Hệ số trùng khớp ngang εα 1,81

Số răng Z (răng) z1 = 142 z2 = 45

Hệ số dịch chỉnh x x1 = 0 x2 = 0

Đường kính vòng chia d d1 =355 mm d2 = 112,5 mm

Đường kính đỉnh răng da da1 =360 mm da2 = 117,5 mm

Đường kính đáy răng df df1 = 348,75 mm df2 = 106,25 mm

Lực vòng cần truyền Ft Ft1 = 2113 N Ft2 = 2113 N

Lực hướng tâm Fr Fr1 = 769 N Fr2 = 769 N

Lực dọc trục Fa Fa1 = 0 N Fa2 = 0 N


4.3. Tính toán trục, ổ lăn, then, khớp nối
4.3.1. Tính toán khớp nối
- Chọn khớp nối: Ta sử dụng khớp nối vòng đàn hồi để nối trục

Hình 4. 2: Kết cấu nối trục đàn hồi.


- Đường kính sơ bộ trục II:


dsb2 =
3 T II

0,2[τ 2 ]
=
3 36290
0,2.20
= 20,86 chọn: dsb2 = 25 (mm)

Trong đó:
T : mô men xoắn

[τ 1 ].[τ ¿¿ 2]:¿ ứng suất xoắn cho phép với vật liệu trục là thép [] =
15...30(MPa)
{
¿ b =21
Theo bảng 10.2 [1] (trang 189) chọn chiều rộng ổ lăn: ¿ bo 1=17 (mm)
o2

{
cf
T ≤T
Chọn khớp nối theo điều kiện: t cfkn (4. 12)
d t ≤ d kn

Trong đó:
d t - Đường kính trục cần nối(d ¿¿ t 2=25 mm)¿

T t – Mô men xoắn tính toán T t=k .T

k - Hệ số chế độ làm việc tra TKHĐCK bảng 16.1Tr58 [2] lấy k=1,2
T- Mô men xoắn danh nghĩa trên trục:
T II =36290(N . mm)

Do vậy:
T t=k .T =1,2.36290=43548 ( N . mm )=43,5(N . m)

Tra bảng (16.10a) [2] (trang 68) với điều kiện:

{
cf
T t =43,5(N .m)≤ T kn
cf
d t =25(mm)≤ d kn

Ta được kích thước cơ bản của nối trục vòng đàn hồi như sau:
Bảng 4. 4: Kích thước cơ bản của nối trục vòng đàn hồi
T d D dm L I D1 Do Z nmax B B1 L1 D3 l2

63 25 100 50 124 60 45 71 6 5700 4 28 21 20 20


4.3.2. Tính trục

a. Chọn vật liệu

Vật liệu chế tạo trục:


- Nhãn hiệu thép: C45
- Chế độ nhiệt luyện: tôi cải thiện
- Giới hạn bền: σ b= 750 (MPa)
- Ứng suất xoắn cho phép: [ τ ] = ( 15 ÷ 30 ) (MPa)

b. Xác định lực từ các chi tiết tác dụng lên trục

- Trọng lực từ rô to và tua bin tác dụng lên trục:


P= m.g = 690,54.9.81= 6774,12 (N)
- Lực tác dụng lên bánh răng trụ răng thẳng:
 Lực vòng: Ft1 = Ft2 = 2113 (N)
 Lực hướng tâm: Fr1 = Fr2= 769 (N)
 Lực dọc trục: Fa1 = Fa2 = 0 (N)

- Lực từ khớp nối tác dụng lên trục II : Fk = 0,2. Ft2 (4. 13)
2T 2.36290
Với Ft2 = D = =1022 ( N )
0 71

 Fk = 0.2. Ft2= 0,2. 1022 = 204,4 (N)


- Lực từ khớp nối tác dụng lên trục I : Fg = 0,2. Ft1 (4. 14)
2T 2.118849,78
Với Ft1 = D = =2263 ( N )
0 105
 Fg = 0,2. Ft1= 0,2. 2263 = 452,6 (N)

c. Xác định khoảng các giữa các điểm đặt lực và gối đỡ

Hình 4. 3: Trục I, II

Theo bảng 10.3 [1] (trang 189) chọn:


 k1 = 10 là khoảng cách từ mặt mút chi tiết quay đến thành trong của hộp
 k2= 10 là khoảng từ mút ô đến thành trong của vỏ hộp
 k3= 5 là khoảng cách từ mặt mút chi tiết đến nắp ổ
 h n= 25 chiều cao nắp ổ và đầu bu lông
Chiều rộng ổ lăn: ¿ bo 1=17
o2
{¿ b =21

Trục II:
- Chiều dài moay ơ bánh nhỏ:
l m 2=(1,2÷ 1,5)d2 =(1,2 ÷1,5) .112,5=(135÷ 168,75)

Chọn lm 2=150 mm
- Chiều dài moay ơ nửa khớp nối (nối trục đàn hồi):
l mc 2=( 1,4 ÷ 2,5 ) d 2=( 1,4 ÷ 2,5 ) .112,5=(157,5 ÷ 281,25)

Chọn lmc 2=250 mm


l 2 c =0,5(l mc 2+ bo 2 )+ k 3 +h n=163,5 mm

l 22 =0,5(l m 2 +b o 2)+k 1+ k 2=103,5 mm


l 21 =2 l22=2.103,5=207 mm

Trục I:
- Chiều dài moay ơ tua bin:
l mc 1=( 1,2÷ 1,5 ) d 1=( 1,2 ÷1,5 ) .355=(426 ÷ 532,5)

Chọn lmc 1=500(mm)


- Chiều dài moay ơ bánh lớn:
l m 1=( 1,4 ÷ 2,5 ) d 1=( 1,4 ÷ 2,5 ) .355=(497 ÷ 887,5)

Chọn lm 1=700( mm)


l 1 c =0,5. ( l mc1 +b o 1) + k 3 +hn =290,5(mm)
l 11 =l 21=207 mm

l 12=0,5 , l 11=103,5 mm
Sơ đồ đặt lực:
Trục I:

Trục II:

Hình 4. 4: Sơ đồ đặt lực


Phương trình cân bằng lực trên:
Trục I:
¿(4. 15)

Ta có: Giải hệ ta được:


Fg = 452,6 (N) Fx10 = 31,3 (N)
Fr1 = 769 (N) Fx11 = -1691,7 (N)
Ft1 = 2113 (N) Fy10 = -16665,3 (N)
P = 6774,12 (N) Fy11 = - 9122,2 (N)

Trục II:
¿(4. 16)

Ta có: Giải hệ ta được:


Fk = 204,4 (N) Fx20 = 1217,9 (N)
Fr2 = 769 (N) Fx21 = 690,7 (N)
Ft2 = 2113 (N) Fy20 = 384,5 (N)
Fy21 = 384,5 (N)
Trục I:

Hình 4. 5: Biểu đồ mô men trục I


Trục II:

Hình 4. 6: Biểu đồ mô men trục II


Xác định chính xác đường kính trên trục:

Tính mô men uốn tổng Mij. mô men tương đương Mtđij và đường kính trục dij tại
tiết diện j trên trục thứ i. theo công thức 10.15 đến công thức 10.17 trang 195
[1]. ta có:
Mịj = √ M 2xij + M 2yij (4. 17)

Mtdij = √ M 2ij +0.75 T2ij (4. 18)

dịj =

3 M tdij
0.1× [ σ ]
(4. 19)

Với: [σ] tra bảng 10.05 trang 195 [1] ta được [σ] = 63 (Mpa) ; TI = 118849,78
(N.mm) ; TII = 36290 (N.mm)
* Trục I:
- Tại tiết diện (12):
Mô men uốn tổng cộng: M12 = 0
Mô men tương đương:
M tđ 12 =√ M 12+0,75. T I =102926,93( N . mm)
2 2


→ Đường kính trục: d 12= 3 102926,93 =25,37(mm)
0,1.63
- Tại tiết diện (10):
Mô men uốn tổng cộng:

M 10 =√ M 2x 0 + M 2y 0=1972269 (N.mm)

Mô men tương đương:


M tđ 10 =√ M 210+ 0,75.T 2I =1974953,2( N . mm)

→ Đường kính trục:


d 10 =

3

0,1. [δ ]
=

M tđ 10 3 1974953
0,1 .63
=67,9(mm)

- Tại tiết diện (11):


Mô men uốn tổng cộng: M11 = 0
Mô men tương đương:
M tđ 11 =√ M 11+0,75. T I =102926,93( N . mm)
2 2

→ Đường kính trục: d 11=



3 102926.93
=25,37(mm)
0,1.63
- Tại tiết diện (13):
Mô men uốn tổng cộng:
M 13=√ M 2x 3+ M 2y3 =960242,7 (N.mm)

Mô men tương đương:


M tđ 13 =√ M 213+ 0,75.T 2I =965743( N . mm)

→ Đường kính trục: d 13= 3


√ 0,1. [δ]
=

M tđ 13 3 965743
0,1 .63
=53,5(mm)

Xuất phát từ yêu cầu lắp ghép. yêu cầu về công nghệ và độ bền ta chọn
đường kính các đoạn trục như sau:
- d12 = 60 mm
- d11 = 65 mm
- d10 = 60 mm
- d13 = 70 mm
- Đường kính vai trục: dvt = 80 mm

* Trục II:
- Tại tiết diện (20):
Mô men uốn tổng cộng: M20 = 0
Mô men tương đương:
M tđ 20= √ M 20+ 0,75.T 20=31428( N . mm)
2 2
→ Đường kính trục: d 20=
3 31428


=17(mm)
0,1.63
- Tại tiết diện (23):
Mô men uốn tổng cộng:

M 23=√ M 223+ M 223=132185 (N.mm)

Mô men tương đương:


M tđ 23= √ M 223+ 0,75.T 2II =135870(N . mm)

→ Đường kính trục:


d 23=

3

0,1. [δ ]
=

M tđ 23 3 135870
0,1 .63
=27,8(mm)

- Tại tiết diện (21):


Mô men uốn tổng cộng: M 21=√ M 2x 2+ M 2y 2=33419,4 (N . mm)

Mô men tương đương:


M tđ 21 =√ M 21+0,75. T II =45876(N . mm)
2 2

→ Đường kính trục: d 21= 3


√ 0,1. [δ ]
=

M tđ 21 3 45876
0,1. 63
=19,4 (mm)

- Tại tiết diện (22):


Mô men uốn tổng cộng:
M 22=√ M 2x 22+ M 2y 22=0(N.mm)

Mô men tương đương:


M tđ 22 =√ M 222+0,75. T 222=31428( N . mm)

→ Đường kính trục: d 22 = 3


√ 0,1. [δ ]
=

M tđ 22 3 31428
0,1. 63
=17(mm)

Xuất phát từ yêu cầu lắp ghép. yêu cầu về công nghệ và độ bền ta chọn
đường kính các đoạn trục như sau:
- d22 = 25 mm
- d23 = 35 mm
- d20 = d21 = 30 mm
4.3.3. Tính chọn then

* Chọn then và kiểm nghiệm then:

Chọn then bằng đầu tròn. ứng suất dập và ứng suất cắt trên then thỏa mãn điều
kiện:

và (4. 20)

là mô men xoắn trên tiết diện lắp then ( N.mm)

là đường kính trục tại tiết diện lắp then (mm)

là chiều dài then (mm)

là chiều cao then (mm)

Trong đó là chiều sau của rãnh then trên trục (mm)

là ứng suất dập cho phép (Mpa)

là ứng suất cắt cho phép (Mpa)

85
Hình 4. 7: Thông số hình học của then
Tra bảng (9.1a) [1] (trang 173) ta có thông số của then như sau:

Bảng 4. 5: Thông số hình học của then tại các tiết diện
Tiết diện d b h lt t1 t2 (mm)
(mm) (mm) (mm) (mm) (mm)

1-3 70 18 11 16 7 4,4

2-3 35 10 8 14 5 3,3

+ (MPa) chọn = 60 (MPa)

+ Tra bảng (9.5) [1] (trang 178) chọn = 100 (MPa)

Tiết diện 1-3:

+ (MPa) < = 100 (MPa) (thỏa mãn)

+ < = 60 (MPa) (thỏa mãn)

Tiết diện 2-3:

+ (MPa) < = 100 (MPa) (thỏa mãn)

+ < = 60 (MPa) (thỏa mãn)

86
4.3.4. Kiểm nghiệm trục

a. Kiểm nghiệm trục I theo độ bền mỏi

Kết cấu trục đảm bảo được độ bền mỏi nếu hệ số an toàn tại các tiết diện nguy
hiểm thỏa mãn điều kiện sau:
10 .19
Theo công thức CT 195
[1]
ta có: sj = sj.sj / √ σj τj
s 2
+s 2
s (4. 21)
Trong đó:

s - hệ số an toàn cho phép. thông thường s = 1,5  2,5

sσj . sτj – hệ số an toàn chỉ xét riêng ứng suất pháp và ứng suất tiếp tại tiết diện j.
10.20 10.21
[1] [1]
195 195
Theo công thức CT và CT ta có:
σ−1
sj = k σdj σ aj +ψ σ σ mj (4. 22)
τ −1
sj = k τdj τ aj+ψ τ τ mj (4. 23)
Với:

- -1và -1là giới hạn mỏi uốn và xoắn với chu kỳ đối xứng.

Lấy gần đúng:-1 = 0,436×b = 0,436×750 = 327 (Mpa)

-1 = 0,58-1 = 0,58.327 = 189,66 (Mpa)

- aj.  mj – biên độ và trị số trung bình của ứng suất pháp. Theo công thức CT
10.22
[1]
196 thì:aj = maxj = Mj/wj và mj = 0 (4. 24)

87
- aj .mj – biên độ và trị số trung bình của ứng suất tiếp. Theo công thức CT
10.23 τ maxj T j
[1] =
196 thì:  =  = 2 2w 0j (4. 25)
aj mj

- và - hệ số kể đến ảnh hưởng của trị số ứng suất trung bình đến độ bền
10.7
[1]
197
mỏi. Tra bảng B ta có:  = 0,1 và  = 0,05
10 .25 10.26
[1] [1]
197 197
- kdj và kdj – hệ số được xác định theo CT và CT

+ k x−1
εσ
kdj = ky (4. 26)

+k x −1
ετ
kdj = ky (4. 27)
Trong đó:

 kx – hệ số tập trung ứng suất do trạng thái bề mặt. Theo bảng B


10.8
[1]
197 ta có kx = 1 (với phương pháp gia công bề mặt là mài. Ra =
0,32-0,16)
10.9
[1]
 ky – hệ số tăng bền bề mặt trục. Theo bảng B 197 ta có ky =1,6
(tôi bằng dòng điện cao tần).

  và  - hệ số kích thước kể đến ảnh hưởng của kích thước tiết


10 .10
[1]
diện trục đến giới hạn mỏi. theo bảng B 198
 k; k: Hệ số tập chung ứng suất thực tế khi uốn và xoắn. Trị số của
10.11
[ 1]
chúng được tra theo bảng B 198 dựa theo tỷ số k/ và k/.

88
 Đối với bề mặt trục lắp có độ dôi:

k/ =2,44 (kiểu lắp k6)

k/ =1,86 (kiểu lắp k6)


2, 44+1−1
1,6
kσdij = = 1,525

 Đối với trục có rãnh then:

.  phụ thuộc vào đường kính từng đoạn trục


1,86+1−1
1,6
Biết k = 2,01; k =1,88 ; kdij = = 1,1625
10.6
[1]
196
Tra bảng B ta được công thức tính Wij và Woij như sau:
3 3
πd ij πd ij
Trục tiết diện tròn: Wij = 32 và Woij = 16 (4. 28)
πd 3ij b. t 1 (d ij −t 1 )2

32 2d ij
Trục có 1 rãnh then: Wij = và
3 2
πd ij b. t 1 (d ij −t 1 )
Woij = 16 - 2d ij (4. 29)
Thay vào ta có:
σ −1 σ −1 τ −1 τ −1
= =
k σdij σ aij M ij k τdij τ aij T ij
k σdij k τdij
Sσij = W ij ; Sτij = 2W oij (4. 30)
Ta tiến hành kiểm nghiệm đối với tiết diện nguy hiểm nhất trên trục là tiết diện
có mô men uốn tổng cộng lớn nhất và tiết diện có rãnh then. Ta tiến hành kiểm
nghiệm tại 2 tiết diện (1-2); (1-3)

- Tại tiết diện 1-3 có d13 = 70 mm


89
10 .10
[1]
198
Với d13 = 70 (mm) Tra bảng B →  = 0,76 và  = 0,73
3
π . d13 π . 703
W 13= = =21205
32 32

2,01
+1−1 δ −1 327. 21205,7
0,92
k δ 13 =1 ,37 ¿> S δ 13= =
M 13 1,37. 960242,7
=5,27
1,6 k δd 13 .
= W 13

3
π .d 13 π . 703
W 013 = = =42411
16 16

1,88 τ −1
+1−1 ¿> S τ 13 = =
189,66. 2.42411
=12,69
0,89 M 13 1,32. 960242,7
=1, 32 k τd 13 .
1,6 2.W 013
Kτd13 =
S δ 13 . Sτ 13 5,72.12,69
Suy ra: S13= = =5,21> [s] = (1,5  2,5)
√S 2
δ 13 +S
2
τ 13 √5,722 +12,692
Vậy tiết diện (1-3) thỏa mãn điều kiện bền mỏi

Vậy trục I đảm bảo điều kiện bền mỏi.

b. Kiểm nghiệm trục II theo độ bền mỏi

Độ bền của trục được đảm bảo nếu hệ số an toàn tại các tiết diện nguy hiểm thỏa
mãn điều kiện:
sj .sj
s j= ≥ [s] (4. 31)
√s +s
2
j
2
j

Trong đó:
[s] - hệ số an toàn cho phép (thông thường [s] = 1,52,5 khi cần tăng độ cứng [s]
= 2,53. như vậy có thể không cần kiểm nghiệm về độ cứng của trục)
sj và sj - hệ số an toàn chỉ xét đến riêng ứng suất pháp và hệ số an toàn chỉ xét
riêng đến ứng suất tiếp tại tiết diện j:

90
❑−1 ❑−1
s j= ; s j= (4. 32)
K dj .aj +❑❑ .mj K dj .aj +❑τ . mj

Với: ❑−1 và ❑−1 - giới hạn mỏi uốn và xoắn với chu kỳ đối xứng. Có thể lấy gần
đúng
❑−1 = 0,436❑b = 0,436.750 = 327 MPa

❑−1 = 0,58❑−1 = 0,58. 327 = 189,66 MPa

❑aj .❑aj .❑mj .❑mjlà biên độ và trị số trung bình của ứng suất pháp và ứng suất tiếp
tại tiết diện j
Đối với trục quay. ứng suất uốn thay đổi theo chu kỳ đối xứng:
Mj
❑mj=0 ;❑aj=❑maxj=
Wj
(4. 33)

Do quay trục một chiều. ứng suất xoắn thay đổi theo chu kỳ mạch động:
❑maxj Tj
❑mj=❑aj =
2
=
2W 0 j
(4. 34)

Trong đó: Wj. W0j là mo men cản uốn và mo men cản xoắn tại tiết diện j của
trục
. d 3j . d 3j
- Với trục có tiết diện tròn: W j= ; W 0 j = (4. 35)
32 16

- Với trục có 1 rãnh then:


3 2 3 2
. d b . t 1 . ( d j −t 1 ) . d j b .t 1 . ( d j−t 1 )
W j=
j
− ; W 0 j= − (4. 36)
32 2.d j 16 2.dj

❑❑ .❑❑- hệ số kể đến ảnh hưởng của các trị số ứng suất trung bình đến độ bền
❑ =0,1
mỏi. tra bảng 10.7 trang 197 [1] với b = 750MPa. ta có: ❑ ❑=0,05

{
K dj . K dj - hệ số xác định theo công thức sau : K dj ; K dj

Trong đó :
Kx - hệ số tập trung ứng suất do trạng thái bề mặt. phụ thuộc vào phương pháp
gia công và độ nhẵn bề mặt cho trong bảng 10.8/T197 [1] . với phương pháp gia
công tiện. yêu cầu độ nhẵm Ra = 2,5...0,63 m. b = 750 MPa => lấy Kx = 1,14

91
Ky - hệ số tăng bề mặt trục. cho trong bảng 10.9/T197[1]. phụ thuộc vào phương
pháp tăng bền bề mặt. cơ tính vật liệu. Ở đây ta không dùng các phương pháp
tăng bền bề mặt nên Ky = 1
❑❑ .❑❑ - hệ số kích thước kể đến ảnh hưởng của kích thước tiết diện trục đến
giới hạn mỏi
K ❑ . K ❑ - hệ số tập trung ứng suất thực tế khi uốn và xoắn

- Kiểm nghiệm tại tiết diện bánh răng: d23

{
M br =132185( N . mm)
T br=36290 (N . mm)
d br =35(mm)

Ta có trục có 1 rãnh then:

{
2
d 3j b . t 1 . ( d j −t 1 ) .35 3 10.5 . ( 35−5 )2
W j= − = − =3566(N . mm)
32 2.d j 32 2.35
2
d j b . t 1 . ( d j−t 1 ) . 353 10.5 . ( 35−5 )2
3
W0 j= − = − =7776 (N .mm)
16 2. d j 16 2.35

{
M j 132185
❑aj =
= =37,07 MPa
Wj 3566
❑mj=0
Tj 36290
❑aj =❑mj= = =2,33 MPa
2. W 0 j 2.7776

Trang bảng 10.10/T198 [1]. với dbr = 35 mm => = 0,85;  = 0,78


Sự tập trung ứng suất tại bánh răng trục II là do rãnh then và lắp ghép có độ dôi:
Xét đến ảnh hưởng của độ dôi. tra bảng 10.11/T198 [1]. chọn kiểu lắp k6 với b

❑ ❑
{K /❑ =2,34
= 750 MPa. ta có: K❑ /❑❑=1,78

Xét đến ảnh hưởng của rãnh then. tra bảng 10.12/T199 [1]. với trục phay bằng
dao phay ngón:

{KK =1,93

=1,88

{K /❑ =2,38
=> K ❑/❑❑ =2,47
❑ ❑ ❑
{K /❑ =2,38
=> chọn K ❑/❑❑=2,47

Lại có:
92
{
K ❑ / ε ❑ + K x −1 2,38+1,14−1
K dj = = =2,52
Ky 1
K❑ /❑❑ + K x −1 2,47+1,14−1
K dj = = =2,61
Ky 1

{
❑−1 327
s j= = =3,5
K dj .aj +❑❑ .mj 2,52 .37,07+ 0,1.0
❑−1 189,66
s j= = =30,6
K dj .aj +❑❑. mj 2,61. 2,33+0,05 .2,33

sj .sj 3,5 . 30,6


s j= = =3,47>[s]=1,5 2,5 (Thỏa mãn)
√s +s 2
j
2
j √ 3,52+30,6 2

93
4.3.5. Tính chọn ổ lăn

* Trục I:
Ta có tải trọng hướng tâm tác dụng lên 2 đầu trục:

+Vị trí ổ lăn 1-0:


F r 10=√ F2x10 + F 2y 10=16665( N )

+ Vị trí ổ lăn 1-1:

F r 11=√ F x11 + F y11=9278( N )


2 2

Chọn loại ổ lăn là ổ bi đỡ chặn ở vị trí ổ lăn 10 và 11

Hình 4. 8: Thông số hình học của ổ đũa côn


Tra phụ lục 2.12 trang 263. tập 1. với d = 65 mm ta được thông số ổ lăn cho gối
10:
Bảng 4. 6: Bảng thông số ổ lăn cho gối 10
Kí hiệu d(mm) D(mm) b(mm) r(mm) r1(mm) C(kN) Co(kN)
46213 65 120 23 2,5 1,2 54,4 46,8

94
Tra phụ lục 2.12 trang 263. tập 1. với d = 60 mm ta được thông số ổ lăn cho gối
11:

Bảng 4. 7: Bảng thông số ổ lăn cho gối 11


Kí hiệu d(mm) D(mm) b(mm) r(mm) r1(mm) C(kN) Co(kN)
36212 60 110 22 2,5 1,2 48,2 40,1

* Trục II:
Ta có tải trọng hướng tâm tác dụng lên 2 đầu trục:

+Vị trí ổ lăn 2-0:


F r 20=√ F x 20+ F y 20 =1277( N )
2 2

+ Vị trí ổ lăn 2-1:

F r 21=√ F 2x21 + F2y21=791( N )

Chọn loại ổ lăn là ổ bi đỡ-chặn ở vị trí 0 và ở vị trí ổ lăn 1

Tra phụ lục 2.12 trang 263. tập 1. với d = 30 mm ta được thông số ổ lăn cho gối
20 và 21:
Bảng 4. 8: Bảng thông số ổ lăn cho gối 20 và 21
Kí hiệu d(mm) D(mm) b(mm) r(mm) r1(mm) C(kN) Co(kN)
46106 30 55 13 1,5 0,5 11,2 8,03

95
4.4. Tính toán khối lượng tua bin

4.4.1. Khối lượng máy phát điện

Khối lượng máy phát điện : Mmf =260kg

4.4.2. Tính toán khối lượng cánh tua bin

Vật liệu chế tạo cánh là E-Glass có khối lượng riêng là: ρ E−glass =¿2,5g/cm3.
Như vậy. tổng khối lượng 3 cánh của tua bin là
M blade =3.V blade . ρE −glass=690,54 (kg)

4.4.3. Tính toán khối lượng trục; roto; ổ lăn; vỏ

 Khối lượng trục: Mtruc =MtrucI +MtrụcII = 46+19= 65(kg)

 Khối lượng roto: Mroto = 23,62 (kg)

 Khối lượng ổ lăn: Molan = Molan11+ Molan10 +Molan21 +M-

lan20 =23,07+137,15+61,2+11,79=233,21 g = 0,2332kg

 Khối lượng vỏ hộp: Mvo=14,51 (kg)

 Khối lượng các bộ phận khác (bu lông. gioăng. phớt....): Mk=2(kg)

96
4.5. Tháp

https://khangducconst.com/knowledge-base/cau-tao-tuabin-dien-gio/

Tháp máy phát tua bin gió chiếm 15 – 20% chi phí và đóng một vai trò quan
trọng trong tính khả thi kinh tế của một dự án. Tuy nhiên. các tháp cao hơn cũng
làm tăng lợi nhuận thu lại. chiều cao của tháp hoặc chiều cao trung tâm là một
yếu tố quan trọng trong sản lượng năng lượng.

Các loại tháp tua bin gió:

Các loại tháp sau đây đều có thể được triển khai. Tuy nhiên. tháp bê tông và
thép là phổ biến hơn tháp lưới thép:

 Tháp thép thường bao gồm hai đến bốn phân đoạn.
 Các tháp bê tông với ván khuôn leo được xây dựng tại chỗ và giúp vận
chuyển và lắp đặt dễ dàng hơn (được gọi là bê tông đổ tại chỗ). Nhưng
phải hết sức cẩn thận khi ở độ cao đáng kể và vào mùa đông.
 Tháp bê tông đúc sẵn: Ở đây các phân đoạn được đặt chồng lên nhau tại
chỗ và được giằng bằng cáp thép trong tường.
 Tháp lưới thép rất phổ biến ở Ấn Độ. nhưng cũng có thể được tìm thấy ở
các nước khác. như ở Mỹ (các nhà máy phương Tây) và ở Đức.
 Tháp lai bao gồm các thành phần của các loại tháp nói trên.
 Trụ với gia cố dây rất phổ biến trong các máy phát điện gió nhỏ. vì một
mặt chúng nhẹ và mặt khác có thể được thiết lập mà không cần cần trục.

Hình 4. 9: Các loại tháp tua bin gió

97
4.6. Nền (móng)
https://khangducconst.com/knowledge-base/cau-tao-tuabin-dien-gio/

Để đảm bảo sự ổn định của tua bin gió. người ta sử dụng móng cọc hoặc nền
phẳng. tùy thuộc vào độ chắc chắn của nền bên dưới. Nền móng giúp neo tua
bin gió với mặt đất.

 Phần nền cố định máy phát điện gió (wind generator) vào lòng đất. Để
đảm bảo sự ổn định của máy phát điện gió. móng cọc hoặc móng nông
được xây dựng tùy thuộc vào mức độ ổn định của lớp đất dưới mặt đất.
Móng tấm / móng nông: Ở đây. một tấm bê tông cốt thép lớn nằm dưới
lòng đất tạo thành móng của máy phát điện. Nó là một trong những loại
nền được sử dụng phổ biến nhất.
 Móng cọc: các bản móng (móng bản) được cố định bằng cọc vào đất.
Điều này đặc biệt cần thiết ở vùng đất mềm.

Hình 4. 10: Quá trình xây dựng nền (móng) tua bin điện gió dự án điện gió
Hướng Tân – Tân Linh

98
4.7. Lựa chọn địa điểm cho tua bin gió
http://www.digtheheat.com/Wind/windturbine_site_selection.html

Tốc độ gió cũng sẽ thay đổi tùy theo khu vực xung quanh. Qua nhiều năm
kinh nghiệm. các nhà sản xuất tua bin và các chuyên gia đã khuyến cáo rằng
một tua-bin nên được cao hơn so với bất kỳ đối tượng trong vòng bán kính 500ft
≈ 152,4m ít nhất 30ft ≈ 9,2m. Các nguyên tắc này được sử dụng để tránh những
thay đổi nhanh chóng trong tốc độ và hướng gió. hoặc bất ổn.
Tốc độ gió phải được tối đa và liên tục tại các cánh của tua bin hướng để
tối đa hóa năng suất của tua bin gió. Giảm gió hỗn loạn cũng làm giảm mệt mỏi
trên các tua bin gió.

Hình 4. 11: Lựa chọn địa điểm cho tua bin gió

Theo quy định. độ cao nào phù hợp cho máy phát tua bin gió (WTG – wind
turbine generator) phụ thuộc vào một số yếu tố (ví dụ: chi phí) và phải được
quyết định riêng cho từng vị trí.

Tham khảo địa hình tại 1 số khu vực cụ thể. chọn chiều cao đặt tua bin là:
40m = 40000 mm

99
4.8. Tính toán số lượng bình ắc quy lưu trữ điện

Để lưu trữ điện từ tua bin gió phát ra ta dùng nhiều bình ắc quy khô nối tiếp nhau
dùng để dự trữ nguồn điện 1 chiều. Mỗi khi tua bin gió không hoạt động hay hoạt
động yếu. hệ thống này sẽ cung cấp điện cho bộ phận chuyển đổi điện 1 chiều
(DC) ra điện xoay chiều (AC). Bình ắc quy thường dùng loại ắc quy khô dể bảo
quản. bảo trì. an toàn hơn mặc dầu giá trị bình nhiều hơn ắc quy nước.
AH = (T . W)/ (V .pf) T (4. 37)
 W: Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống
 V: Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy
 AH: Dung lượng của bình ắc quy
 T: Thời gian cần có điện của hệ thống
 pf: Hệ số năng suất của bộ kích điện: thường là 0.7 hoặc 0.8
Để tính tổng dung lượng của ắc quy (AH) nếu xác định trước thời gian sử dụng
hệ thống T. tổng công suất của Inverter W. điện thế của bộ nạp V. pf = 0,7 hoặc
0,8 tuỳ vào từng loại Inverter
Một gia đình khi mất điện sử dụng 1 bóng đèn compact 20W + một quạt điện
60W.Khi đó ta có tổng công suất tiêu thụ là 80W
 T=8 giờ thời gian cần có điện của hệ thống
 pf=0,7 hệ số năng suất của bộ kích điện
 Hiệu điện thế 12 V
=> AH = 100 Ah

 Để đảm bảo công suất đầu ra ổn định đối với các bộ kích điện tiêu chuẩn
thường có điện áp đầu vào phải là 24V DC đối công suất từ 800W trở lên.
Điện áp 12V chỉ nên sử dụng với công suất nhỏ từ 600W trở xuống.
Với dung lượng ắc quy là 100Ah ta chọn 2 bình ắc quy loại ắc quy 12v/100Ah.
Thông số kỹ thuật ắc quy khô 100Ah:

- Điện thế: 12 (V)


- Dung lượng 100Ah
- Trọng lượng 32kg
- Bình ắc quy khô kín

100
4.9. Lựa chọn bộ điều khiển nạp sạc

Bộ điều khiển nạp sạc là một thiết bị trung gian giữa tua bine và hệ các bình ắc
quy lưu trữ. Nhiệm vụ chính của nó là "điều khiển" việc sạc bình ắc quy từ nguồn
điện sinh ra từ pin mặt trời. Nó làm nhiệm vụ bảo vệ ắc quy khi nạp đầy thì nó sẽ
ngắt nguồn điện không cho điện áo vào.
Trên thị trường có rất nhiều loại bộ nạp sạc cho ăc quy Hỉtech Power 12V -
100Ah nó có các đặc tính
 Sạc cho các loại bình ắc quy: từ 10A -100Ah
 Điện áp vào: từ 90 - 265 VAC.
 Điện áp ra: 12VDC
 Tần số: 50Hz.
 Sạc đầy tự ngắt
 Bình ắc quy yếu tự sạc
 Sạc và bảo vệ
 Bảo vệ chống đấu ngược cực
 Ổn định dòng sạc
 Ổn định điện áp sạc.

101
4.8. Ứng dụng hệ thống thủy lực để điều khiển tua bin gió

102
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG
TƯƠNG LAI
5.1. Kết luận
- Nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng. trong trung hạn Việt Nam
cần tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng truyền thống. Về dài hạn. Việt Nam
cần xây dựng chiến lược và lộ trình phát triển các nguồn năng lượng mới. Trong
chiến lược này. chi phí kinh tế (bao gồm cả chi chí trong và chi chí ngoài về môi
trường. xã hội) cần phải được phân tích một cách kỹ lưỡng. có tính đến những
phát triển mới về mặt công nghệ. cũng như trữ lượng và biến động giá của các
nguồn năng lượng thay thế. Trong các nguồn năng lượng mới này. năng lượng
gió nổi lên như một lựa chọn xứng đáng. và vì vậy cần được đánh giá một cách
đầy đủ. Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Việc không
đầu tư nghiên cứu và phát triển điện gió sẽ là một sự lãng phí rất lớn trong khi
nguy cơ thiếu điện luôn thường trực. ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và
năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong khi đó. hiện nay chiến lược quốc gia về điện
dường như mới chỉ quan tâm tới thủy điện lớn và điện hạt nhân – những nguồn
năng lượng có mức đầu tư ban đầu rất lớn và ẩn chứa nhiều rủi ro về cả mặt môi
trường và xã hội.

- Nếu nhìn ra thế giới thì việc phát triển điện gió đang là một xu thế lớn. thể hiện
ở mức tăng trưởng cao nhất so với các nguồn năng lượng khác. Khác với điện hạt
nhân vốn cần một quy trình kỹ thuật và giám sát hết sức nghiêm ngặt. việc xây
lắp điện gió không đòi hỏi quy trình khắt khe đó. Với kinh nghiệm phát triển điện
gió thành công của Ấn Độ. Trung Quốc. và Phi-lip-pin. và với những lợi thế về
mặt địa lý của Việt Nam. chúng ta hoàn toàn có thể phát triển năng lượng điện
gió để đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Liệu Việt Nam có thể đi
tắt. đón đầu trong phát triển nguồn năng lượng hay không phụ thuộc rất nhiều
vào các quyết sách ngày hôm nay.

103
5.2. Định hướng phát triển
- Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. ven biển nên lượng gió
tại nhiều vùng miền được cho là dồi dào. Theo một khảo sát đối với bốn quốc gia
Thái Lan. Việt Nam. Lào và Cam-pu-chia về năng lượng gió do Cơ quan Năng
Lượng Thế giới và Ngân hàng Thế giới tiến hành thì Việt Nam có tiềm năng lớn
nhất về loại năng lượng này.
- Kết quả khảo sát cho thấy có đến 8.6% diện tích của Việt Nam có tiềm năng
được đánh giá từ “tốt” đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn. Một số
vùng được cho là có tiềm năng lớn về điện gió có thể kể là Ninh Thuận. Bình
Thuận. Riêng tỉnh Bình Thuận có trên 75 nghìn ha diện tích có tiềm năng đưa
vào quy hoạch điện gió và tổng công suất lắp đặt có thể khoảng trên 50 nghìn
MW.
- Đánh giá về tiềm năng và lợi thế điện gió của Việt Nam so với các nguồn năng
lượng khác. ông Phạm Văn Minh. Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ
phần Tái tạo Năng lượng Việt Nam (REVN) và là Giám đốc Công ty TNHH một
thành viên tháp UBI chuyên sản xuất cột tháp tua bin điện gió. cho rằng Việt
Nam có lợi thế về điện gió vì xét trong khu vực thì Việt Nam và Phi-lip-pin là hai
nước có thể lợi dụng sức gió để sản xuất điện và chính sách của Chính phủ Việt
Nam trong vấn đề này là khá rõ ràng.
- Còn đối với những loại năng lượng tái tạo khác như năng lượng Mặt Trời. thủy
triều thì đầu tư là rất cao. chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam. và hiệu suất
của điện Mặt Trời và thủy điện thấp hơn so với điện gió.
5.3. Giải quyết khó khăn
- Tại Việt Nam hiện có khoảng 20 dự án điện gió tại một số tỉnh thành trên cả
nước. trong đó dự án tại Bạc Liêu có công suất 99.2 MW hồi tháng 5/2012 cũng
lắp đặt thành công hai tua bin gió đầu tiên trên biển. Những bộ tua bin này được
nhập của tập đoàn General Electric. Mỹ. Theo nhận xét của ông Phạm Khánh
Toàn. Viện trưởng Viện Năng lượng. thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. do phải
nhập thiết bị của nước ngoài nên dự án này có những khó khăn nhất định.
- Việc phát triển điện gió tại Bạc Liêu. Phú Quốc hiện nay gặp nhiều khó khăn
lớn trong chủ động về công nghệ dù đầu tư cao. Ở Phú Quý. Bạc Liêu. việc lắp
đặt đã xong mà không phát được điện lên lưới vì vướng mắc một số vấn đề kỹ
thuật. Theo ông Phạm Khánh Toàn đó không còn là trở ngại đối với công ty của
ông bởi công ty này hiện là đơn vị duy nhất ở Việt Nam không những giải quyết
được vấn đề mà còn chủ động về công nghệ. Công ty ông còn là đơn vị đầu tiên
có giấy phép tổng thầu về điện gió ở Việt Nam mà do phía châu Âu cấp.
- Bên cạnh đó. giá mua điện gió thấp so với mức đầu tư được cho là rất cao khiến
cho nhiều doanh nghiệp ngại ngần khi bước chân vào lĩnh vực điện gió. Tuy
nhiên. để tháo gỡ khó khăn này. Việt Nam cũng đã có chính sách trợ giá cho các
nhà máy sản xuất phong điện.
5.4. Chính sách hỗ trợ của chính phủ
- Các chính sách và cơ chế ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành cho lĩnh vực
điện gió thể hiện qua các chính sách pháp lý rõ ràng hơn trong thời gian gần đây.
Tháng 7 năm 2011. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
1208/2011/QĐ-TTg19 về phê duyệt Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia
2011-2020 và có xét đến 2030.Trong đó thể hiện mục tiêu của Chính phủ Việt
Nam là ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất diện. tăng tỉ lệ
điện năng sản xuất từ 3.5% năm 2010.lên 4.5% tổng điện năng sản xuất vào năm
2020 và 6% vào năm 2030.Cụ thể. riêng đối với nguồn năng lượng gió. đưa tổng
công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể hiện nay (khoảng 31 MW. một
con số rất khiêm tốn với nhiều nước trên thế giới) lên khoảng 1.000 MW (chiếm
khoảng 0.7% của tổng điện năng sản xuất) vao năm 2020. khoảng 6.200 MW
(chiếm khoảng 2.4%) vào năm 2030
- Sự cam kết của Chính phủ đến lĩnh vực tái tạo nói chung. và lĩnh vực điện gió
nói riêng ngày càng thể hiên rõ hơn khi mà trước đó Quyết định số 37/2011/QĐ-
TTg20 được ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2011 (có hiệu lực từ ngày 2/8/2011).
Quyết định dưa ra các cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Theo đó. dự án điện gió sẽ được hưởng các ưu đãi về vốn đầu tư. thuế và phí như
sau:
1) Huy động vốn đầu tư: nhà đầu tư được huy vốn dưới các hình thức pháp luật
cho phép từ các tổ chức. các cá nhân trong và ngoài nước; ưu đãi theo quy định
hiên hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước
2) Thuế nhập khẩu: được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để
tạo tài sản cố định của dự án. hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu. vật tư. bán
thành phẩm trong nước chưa xuất khẩu được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của
dự án theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu và các quy định
của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu. thuế nhập khẩu
3) Thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế suất. thuế thu nhập doanh nghiệp. việc
giảm. miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện gió được thực hiện
như đối với dự án lĩnh vực đặc biệt ưu đãi dầu tư tại Luật Đầu tư. Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư. Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp.
- Ngoài ra còn có các ưu đãi khác về hạ tầng đất đai cho các dự án điện gió
như sau:
4) Các dự án điện gió và các công trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với
lưới điện quốc gia được miễn. giảm tiền sử dụng đất. tiền thuê đất theo quy định
của pháp luật hiện hành áp dụng dối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu
tư.
5) Căn cứ vào quy hoạch được cấp có quyền phê duyệt. Ủy ban Nhân dân cấp
tỉnh có trách nhiệm giao đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện gió. Việc bồi
dưỡng. hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định hiện hành về
luật đất đai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí. tập 1 – Trịnh Chất. Lê Văn Uyển;
Nhà xuất bản Giáo dục (2006)
[2] Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí. tập 2 – Trịnh Chất. Lê Văn Uyển;
Nhà xuất bản Giáo dục (2006)
[3] Computer-aided design of horizontal-axis wind turbine blades
https://www.kimerius.com/app/download/5784795940/Computer-aided+design+of+horizontal-
axis+wind+turbine+blades.pdf
[4] TCVN5574-2018
[5] TCXD_229-1999
[6] Site Selection for Wind Turbines
http://www.digtheheat.com/Wind/windturbine_site_selection.html
[7] Materials for Wind Turbine Blades
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5706232/
https://www.comsol.com/blogs/analyzing-wind-turbine-blades-with-the-composite-materials-
module/
[8] Guidelines for Design of Wind Turbines
https://www.kimerius.com/app/download/5784679452/
Guidelines+for+design+of+wind+turbines.pdf
[9] Catalogue of small wind turbines
https://www.folkecenter.eu/PDF/Wind/353.Catalogue-of-small-wind-turbines-8th-edition.pdf

You might also like