1.3.1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ PHẦN 8 - Bản in

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

VẤN ĐỀ 1: ORBITAL, LỚP VÀ PHÂN LỚP ELECTRON

1) Orbital nguyên tử
- Orbital nguyên tử (viết tắt AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác
suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%).
- Các AO thường gặp: s, p, d, f.
a) Hình dạng orbital nguyên tử
Các AO có hình dạng khác nhau: AO s có hình cầu, AO p có dạng hình số 8 nổi, AO d, f có hình dạng
phức tạp.

b) Ô orbital nguyên tử

- 1 AO được biểu diễn bằng 1 ô vuông, gọi là ô orbital


- Nguyên lí Pauli: Mỗi AO chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau

+ Nếu AO chỉ chứa 1 electron thì đó gọi là electron độc thân (kí hiệu mũi tên hướng lên trên: )

+ Nếu AO chứa 2 electron thì được biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược chiều nhau

2) Lớp và phân lớp electron


a) Tên lớp
- Các electron trong cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau
n 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp K L M N O P Q
b) Phân lớp electron
- Phân lớp electron kí hiệu là s, p, d, f
- Các electron trong cùng 1 phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- Số phân lớp trong mỗi lớp = số thứ tự của lớp
+ Lớp thứ nhất, n = 1: có 1 phân lớp 1s
+ Lớp thứ 2, n = 2: có 2 phân lớp 2s và 2p
+ Lớp thứ 3, n = 3: có 3 phân lớp 3s, 3p và 3d
+ Lớp thứ 4, n = 4: có 4 phân lớp 4s, 4p, 4d và 4f.
- Số AO và số electron tối đa của các lớp n = 1 đến n = 4.
n 1 2 3 4
Tên lớp K L M N
Tên phân lớp 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


Số AO tối đa (n2) 1 1 3 1 3 5 1 3 5 7
Số e tối đa trong 1
2 2 6 2 6 10 2 6 10 14
phân lớp (2n2)
Số e tối đa trong 1 lớp 2 8 18 32
3) Cấu hình electron nguyên tử
a) Nguyên lí vững bền: Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các orbital có
mức năng lượng từ thấp đến cao.

- Phân lớp bão hòa: chứa số electron tối đa trong phân lớp: s2, p6, d10, f14.
- Phân lớp nửa bão hòa: s1, p3, d5, f7.
- Phân lớp chưa bão hòa: trong phân lớp chưa đủ số electron tối đa.
b) Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao
cho số electron độc thân là tối đa.
c) Cách viết cấu hình electron:
+ Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử.
+ Bước 2: Điền electron theo thứ tự các AO có mức năng lượng tăng dần: 1s2s2p3s3p4s3d….
+ Bước 3: Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và theo thứ tự của các lớp
electron: 1s2s2p3s3p3d4s4p….

- Ví dụ 1: Ca (Z = 20) → Thứ tự năng lượng AO: 1s22s22p63s23p64s2


→ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s2 hoặc [Ar]4s2

- Ví dụ 2: Fe (Z = 26) → Thứ tự năng lượng AO: 1s22s22p63s23p64s23d6


→ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc [Ar]3d64s2

d) Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng


Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố (kim loại, phi kim, khí
hiếm).
Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng đều rất bền vững, chúng hầu như không tham gia vào các
phản ứng hoá học, đó là các nguyên tử khí hiếm (riêng He có số electron lớp ngoài cùng là 2).

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng là kim loại (trừ H, He, B) .
Các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là phi kim.
Các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.

Câu 1: Hãy cho biết tổng số electron tối đa chứa trong:


a) Phân lớp p. b) Phân lớp d.

Câu 2: Cho nguyên tố X có 2 lớp electron, lớp thứ 2 có 6 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X.

Câu 3: Trong các cách biểu diễn electron vào các orbital của phân lớp 2p ở trạng thái cơ bản, hãy chọn
cách phân bố đúng:

Câu 4: Biểu diễn cấu hình electron của các nguyên tử có Z=8 và Z=11theo ô orbital.

Câu 5: Silicon được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp: gốm, men sứ, thủy tinh, luyện thép, vật
liệu bán dẫn,… Hãy biểu diễn cấu hình electron của nguyên tử silicon (Z=14) theo ô orbital,
chỉ rõ việc áp dụng các nguyên lí vững bền, nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.

Câu 6: Chlorine (Z=17) thường được sử dụng để khử trùng nước máy trong sinh hoạt. Viết cấu hình
electron của nguyên tử chlorine và cho biết tại sao chlorine là phi kim?

Câu 7: Viết cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử các nguyên tố có Z=9, Z=14 và Z=21.
Chúng là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Câu 10: Orbital nguyên tử là


A. đám mây chứa electron có dạng hình cầu.
B. đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi.
C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất.
D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác
định.

Câu 11: Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây?
A. Nguyên lí vững bền. B. Quy tắc Hund. C. Nguyên lí Pauli. D. Quy tắc Pauli.

Câu 12: Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lý hay quy tắc
nào sau đây?
A. Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli.
B. Nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.
C. Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.
D. Nguyên lí vững bền và quy tắc Pauli.

Câu 13: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào
A. nguyên tử khối tăng dần.
B. điện tích hạt nhân tăng dần.
C. số khối tăng dần.
D. mức năng lượng electron.

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


Câu 14: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, electron lần lượt chiếm các mức năng lượng
A. lần lượt từ cao đến thấp. B. lần lượt từ thấp đến cao.
C. bất kì. D. từ mức thứ hai trở đi.

Câu 15: Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương: n=1,2,3,… với tên
gọi là các chữ cái in hoa là
A. K, L, M, O,…. B. L, M, N, O,…. C. K, L, M, N, …. D. K, M, N, O, ….

Câu 16: Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường theo thứ tự là
A. s, d, p, f,…. B. s, p, d, f,…. C. s, p, f, d,…. D. f, d, p, s,….

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất.
C. Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s.
D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.

Câu 18: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa


A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron.

Câu 19: Lớp electron có số e tối đa là 18 là


A. lớp K. B. lớp L. C. lớp M. D. Lớp N.

Câu 20: Tổng số electron trong lớp N là


A. 18. B. 8. C. 32. D. 50.

Câu 21: Tổng số electron trong lớp L là


A. 18. B. 8. C. 32. D. 50.

Câu 22: Tổng số electron trong lớp K là


A. 2. B. 8. C. 18. D. 32.

Câu 23: Nguyên tử X có 4 electron ở lớp L. Số hạt proton của nguyên tử X là


A. 4. B. 6. C. 8. D. 12.

Câu 24: Nguyên tử X có 6 electron ở lớp M. Số hạt proton của nguyên tử X là


A. 6. B. 8. C. 14. D. 16.

Câu 25: Lớp thứ 3 (n = 3) có số phân lớp là


A. 7. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 26: Nguyên tử X có 5 electron ở lớp L. Số hạt proton của nguyên tử X là


A. 13. B. 7. C. 23. D. 9.

Câu 27: Nguyên tử X có tối đa số electron ở lớp M, có 5 electron ở lớp N. Số hạt proton của nguyên tử
X là
A. 13. B. 7. C. 33. D. 26.

Câu 28: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 5 electron ở lớp M. Số proton có trong 1
nguyên tử X là
A. 5. B. 7. C. 15. D. 17.

Câu 29: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân?

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


A. Lớp N. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp K.

Câu 30: Lớp thứ n có số electron tối đa là


A. n. B. 2n. C. n2. D. 2n2.

Câu 31: Ở phân lớp 3d, số AO là


A. 3. B. 5. C. 7. D. 1.

Câu 32: Số electron tối đa có thể có ở phân lớp p là


A. 2. B. 6. C. 10. D. 14.

Câu 33: Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng?
A. 1s. B. 2p. C. 3s. D. 2d.

Câu 34: Dãy gồm các phân lớp electron đã bão hòa là
A. s1, p3, d7, f12. B. s2, p5, d9, f13. C. s2, p4, d10, f11. D. s2, p6, d10, f14.

Câu 35: Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng
A. 1,3,5. B. 1,2,4. C. 3,5,7. D. 1,2,3.

Câu 36: Phân lớp 3d có số electron tối đa là


A. 6. B. 18. C. 14. D. 10.

Câu 37: Lớp L có số phân lớp electron bằng


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 38: Lớp M có số orbital tối đa bằng


A. 3. B. 4. C. 9. D. 18.

Câu 39: Lớp M có số electron tối đa bằng


A. 3. B. 4. C. 9. D. 18.

Câu 40: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên ba lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số
đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là
A. 6. B. 8. C. 14. D. 16.

Câu 41: Nguyên tố X có Z=17. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp
A. K. B. L. C. M. D. N

Câu 42: Theo mô hình nguyên tử Rutherford – Bohr, vị trí nào trong số các vị trí A, B, C, D trong hình
sau mà electron không xuất hiện?

A. Vị trí A B. Vị trí B C. Vị trí C D. Vị trí D

Câu 43: Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp?


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 44: Phát biểu nào sao đây đúng?


A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4.
B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4.

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


C. Số orbital có trong lớp N là 9.
D. Số orbital có trong lớp M là 8.

Câu 45: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất.
B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
C. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
D. Lớp N có 4 orbital.

Câu 46: Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron?
A. Có cùng sự định hướng không gian.
B. Có cùng mức năng lượng.
C. Khác nhau về mức năng lượng.
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Lớp M có 9 phân lớp.
B. Lớp L có 4 orbital.
C. Phân lớp p có 3 orbital.
D. Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất.

Câu 48: Cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 1s²2s²2p5. B. 1s²2s²2p 3s²3p64s¹.
C. 1s 2s 2p 3s²3p64s²4p5. D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d³4s².

Câu 49: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng 1s22s22p63s23p3. Phát biểu nào sau đây là
sai?
A. X có 3 electron độc thân.
B. X là một phi kim.
C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p.
D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp electron.

Câu 50: Nguyên tử Fe có kí hiệu . Cho các phát biểu sau về Fe:
(1) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 30 neutron trong hạt nhân.
(3) Fe là một phi kim.
(4) Fe là nguyên tố d.

Câu 51: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 20. B. 19. C. 39. D. 18.

Câu 52: Nguyên tử 23X có cấu hình e là: 1s22s22p63s1. X có


A. 11 nơtron, 12 proton. B. 11 proton, 12 nơtron.
C. 13 proton, 10 nơtron. D. 11 proton, 12 electron.

Câu 53: Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là 1s22s22p63s23p64s2. Nguyên tố đó là
A. Ca. B. Ba. C. Sr. D. Mg.

Câu 54: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu
nguyên tử của nguyên tố X là

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


A. 14. B. 12. C. 13. D. 11.

Câu 55: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử Fe?
A. [Ar]3d64s2. B. [Ar]4s23d6. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1.

Câu 56: Cấu hình electron nào dưới đây viết sai?
A. 1s22s22p63s23p64s23d6. B. 1s2 2s22p5.
C. 1s2 2s22p63s1. D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 57: Cấu hình electron nào dưới đây sai?


A. 1s22s2 2p63s1. B. 1s2 2s22p5. C. 1s22s22p63s13p3. D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 58: Cấu hình electron của nguyên tử He (Z = 2) là


A. 1s1. B. 1s12s1. C. 2s2. D. 1s2.

Câu 59: Cấu hình electron của nguyên tử Li (Z = 3) là


A. 1s3. B. 1s22p1. C. 1s22s1. D. 2s22p1.

Câu 60: Cấu hình electron của nguyên tử N (Z = 7) là


A. 1s22s22p6. B. 1s22s22p3. C. 1s22s22p4. D. 2s22p4.

Câu 61: Cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9) là


A. 1s22s22p2. B. 1s22s22p3. C. 1s22s22p5. D. 1s22s22p7.

Câu 62: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là
A. 1s22s22p53s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p43s1.

Câu 63: Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z = 13) là


A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s23p1. D. 1s22s22p63s23p3.

Câu 64: Cấu hình electron của nguyên tử P (Z = 15) là


A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s23p5.

C. 1s22s22p63s23p13d2. D. 1s22s22p63s23p23d1.

Câu 65: Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17) là


A. 1s22s22p63s23p6. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p4.

Câu 66: Cấu hình electron của nguyên tử Ca (Z = 20) là


A. 1s22s22p63s23p64s1. B. 1s22s22p63s23p64s2.

C. 1s22s22p63s23p64s24p1. D. 1s22s22p63s23p64p2.

Câu 67: Nguyên tử của nguyên tố 11X có cấu hình electron là


A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p53s2.

Câu 68: Nguyên tử 27X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p1. Hạt nhân nguyên tử X có
A. 13 proton và 14 nơtron. B. 13 proton và 14 electron.
C. 14 proton và 13 nơtron. D. 14 proton và 14 electron.

Câu 69: Cấu hình electron nào dưới đây là của nguyên tử nguyên tố X (Z=24)?
A. [Ar] 3d54s1. B. [Ar] 3d44s2. C. [Ar] 4s24p6. D. [Ar] 4s14p5.

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


Câu 70: Số e ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (Z=16) (ở trạng thái cơ bản) là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.

Câu 71: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp p là 13 electron. Số electron độc thân
của X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 72: Nguyên tố có Z = 27 thuộc loại nguyên tố nào


A. s. B. p. C. d. D. f.

Câu 73: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc khối nguyên tố p?
A. Fe (Z = 26). B. Na (Z=11). C. Ca (Z=20). D. Cl (Z=17).

Câu 74: Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 22. Cấu hình electron nguyên tử
nguyên tố M là
A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p3.

Câu 75: Trong nguyên tử 17Cl, số e ở phân mức năng lượng cao nhất là
A. 5. B. 5. C. 9. D. 11.

Câu 76: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số
đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. 6. B. 8. C. 14. D. 16.

Câu 77: Một nguyên tử có tổng cộng 7 electron ở các phân lớp p. Số proton của nguyên tử đó là
A. 10. B. 11. C. 12. D. 13.

Câu 78: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố có tổng số electron trên các phân lớp p bằng 11 là
A. 13. B. 15. C. 19. D. 17.

Câu 79: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là
6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. Oxi (Z = 8). B. Lưu huỳnh (Z = 16).C. Flo (Z = 9). D. Clo (Z = 17)

Câu 80: Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là
A. 14. B. 10. C. 15. D. 18.

Câu 81: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z=19) là
A. 4s1. B. 3s1. C. 2s1. D. 3d1.

Câu 82: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p5. X là nguyên tố
A. kim loại. B. phi kim. C. kim loại hoặc phi kim. D. khí hiếm.

Câu 83: Nguyên tố X có Z = 17. Số electron độc thân của X là


A. 1. B. 5. C. 3. D. 7.

Câu 84: Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X phân bố vào phân lớp 3d6. X là
A. Zn (Z = 30). B. Fe (Z = 26). C. Ni (Z = 28). D. S (Z = 16).

Câu 85: Nguyên tử có Z = 15 có số eletron độc thân là


A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 86: Nguyên tử M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p5. Nguyên tử M là
A. 11Na. B. 18Ar. C. 17Cl. D. 19K.

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


Câu 87: Nguyên tử của nguyên tố Cr có 24e. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cr là
A. 3d64s1. B. 3d54s1. C. 3d64s0. D. 3d44s2.

Câu 88: Cho các nguyên tử Na (Z = 11); K (Z = 19), Sc (Z = 21), Cr (Z = 24), Cu (Z = 29). Số nguyên tử có
số electron lớp ngoài cùng bằng nhau là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 89: Nguyên tử nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 13, số khối bằng 27 thì số electron
hoá trị là
A. 13. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 90: Một nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng
là 7. X là nguyên tố nào sau đây?
A. F (Z = 9). B. P (Z = 15). C. Cl (Z = 17). D. S (Z = 16).

Câu 91: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các
phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. O (Z=8). B. Cl (Z=17). C. Al (Z=13). D. Si (Z=14).

Câu 92: Electron cuối cùng phân bố trong nguyên tử X là 3d8. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.

Câu 93: Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử của nó có phân lớp electron lớp ngoài cùng là 4s1
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 94: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử của nó có electron cuối cùng điền vào phân lớp 4s
A. 9. B. 3. C. 12. D. 2.

Câu 95: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p1. Số hiệu nguyên tử của
nguyên tố X là
A. 13. B. 14. C. 12. D. 11.

Câu 96: Nguyên tử X có tổng số electron trong phân lớp p là 7; nguyên tử Y có tổng số hạt mang điện
nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. Nguyên tử X và Y lần lượt là
A. Na và Cl. B. Fe và Cl. C. Al và Cl. D. Mg và F.

Câu 97: Nguyên tử X có 6 electron ở phân lớp p là phân lớp ngoài cùng. Nguyên tố X có bao nhiêu
electron ở lớp ngoài cùng?
A. 5. B. 8. C. 7. D. 6.

Câu 98: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y
có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện trong X là 10 hạt. X, Y là các nguyên tố
A. 13Al và 35Br. B. 13Al và 17Cl. C. 17Cl và 12Mg. D. 14Si và 35Br.

Câu 99: Nguyên tử X và Y có cấu hình electron ngoài cùng lần lượt là 3sx và 3py. Biết phân lớp 3s của
hai nguyên tử hơn kém nhau một electron và x + y = 2. Cấu hình electron ngoài cùng của X và
Y lần lượt là:
A. 3s2 và 3s23p1. B. 3s1 và 3s23p1. C. 3s2 và 3s23p2. D. 3s1 và 3s23p2.

Câu 100: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang
điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và cấu hình electron là
A. Na, 1s2 2s2 2p6 3s1. B. Mg, 1s2 2s2 2p6 3s2. C. F, 1s2 2s2 2p5.

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995


D. Ne, 1s2 2s2 2p6

Câu 101: Các nguyên tử X; Y; Z; T có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là 4s2; 3d54s2; 3s23p5;
2s22p6. Những nguyên tố kim loại là
A. X; Y; T. B. X và Y. C. Z và T. D. X; Y; Z.

Câu 102: Các nguyên tử X, Y, Z, T có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là: 3s23p5; 3d64s2; 2s22p6 ;
3s23p4. Những nguyên tố phi kim là
A. X ; Y ; Z. B. X và Y. C. X ; Y ; T. D. X và T

Thầy Trần Hồng Quang – 0963 88 9995

You might also like