Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỒI KÌ 2 – SINH 9

(Ngày kiểm tra: Thứ 5/4/5/2023 vào tiết 2)


Câu 1.
- Thời kỳ nguyên thủy con người ít ảnh hưởng đến môi trường nhất.
- phục hồi và trồng rừng mới giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên là
- Hoạt động Đốt rừng làm xói mòn và thoái hóa đất?
- Mất cân bằng sinh thái là hậu quả của hoạt động Đốt rừng.
- “Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt” không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm
môi trường?
- Thuốc trừ sâu và các chất độc hóa học thải ra môi trường có thể làm ảnh hưởng
đến các sinh vật trong hệ sinh thái, trong đó nhóm “Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất” có
nguy cơ cao nhất
- Sử dụng nguồn năng lượng Năng lượng mặt trời, năng lượng gió không gây hại
cho môi trường?
- Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn các tính chất “Vật lí,
hóa học, sinh học” của môi trường?
- Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện
pháp: Trồng các cây họ Đậu.
- Sử dụng nước lãng phí không làm hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
- Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là: chặt phá rừng, đốt rừng
làm giảm diện tích rừng.
- Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành nhiệt năng
- Tác dụng “Từ” không phải do ánh sáng gây ra.
- Công việc “Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to” ta đã sử dụng tác dụng nhiệt
của ánh sáng?
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng “Nhiệt và sinh học”
- Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì
quần áo màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng
- Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra
“Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện”
- Hiện tượng “Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống
được bệnh còi xương” biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
- Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành năng lượng điện
- Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên.
- Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra đồng
thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện
- Nhận định sai: Các hoạt động của con người ở thời kỳ xã hội nông nghiệp
không gây ô nhiễm môi trường.
- Phát biểu sai về ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của
con người gây ra.
- “Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng, chăn thả gia súc, khai thác
khoáng sản, chiến tranh”. Số hoạt động làm xói mòn và thoái hóa đất là: 3
Câu 2.
a) Tài nguyên không tái sinh và tái sinh khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ?
- Tài nguyên không tái sinh: Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng bị
cạn kiệt dần, không có khả năng phục hồi.
VD: khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa.
- Tài nguyên tái sinh: Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng hợp lí có
thể phục hồi.
VD: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật.
b) Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên không tái sinh hay tái sinh? Vì sao?
- Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tài sinh.
- Vì tài nguyên tài rừng có thể phục hồi bằng cách trồng cây gây rừng.
Câu 3.
a) Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Lấy VD?
- Nguồn năng lượng vĩnh cửu khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. Đó là
năng lượng sạch.
VD: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng thủy
triều, năng lượng nhiệt từ trong lòng Trái đất.
b) Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Tại
sao?
- Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước.
- Tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tài sinh.
- Vì trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi cho cho tuần hoàn nước trên Trái Đất, tăng
lượng nước bốc hơi và tăng lượng nước ngầm.
Câu 4. Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ?
- Cần bảo vệ hệ sinh thái biển vì.
+ Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất. Các loài
động thực vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm cho con
người.
+ Hiện nay mức độ khai thác tài nguyên sinh vật biển tăng quá nhanh, nhiều loài
sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt. Do vậy chúng ta phải có biện pháp bảo vệ kịp
thời.
- Các biện pháp bảo vệ sinh thái biển.
+ Cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí, vừa phải và kết hợp
nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.
+ Bảo vệ nơi cư trú của sinh vật biển, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, nơi sinh
sống của nhiều sinh vật biển.
Câu 5. Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ?
- Cần bảo vệ hệ sinh thái rừng vì.
+ Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới, là môi trường sống của nhiều loài sinh
vật.
+ Bảo vệ rừng góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng
sinh thái của Trái Đất.
+ Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị khai thác quá mức, làm diện tích rừng bị thu
hẹp dần.
- Các biện pháp bảo vệ sinh thái rừng.
+ Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp. Xây dựng các
khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia.
+ Trồng rừng, phòng chống cháy rừng. Vận động đồng bào dân tộc ít người định
canh, định cư .
+ Phát triển dân số hợp lí, hạn chế di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng.
Câu 6. Nêu đặc điểm mối quan hệ kí sinh và sinh vật ăn sinh vật khác?
- Trong quan hệ kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật
khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,… từ sinh vật đó.
→ Vật kí sinh thường không giết chết vật chủ.
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: Gồm các trường hợp
+ Động vật ăn thực vật.
+ Động vật ăn thịt con mồi.
+ Thực vật bắt sâu bọ,…
→ Vật ăn thịt sẽ giết chết con mồi, số lượng vật ăn thịt và con mồi sẽ khống chế
lẫn nhau.

LƯU Ý:
- Xem thêm bài tập 4 (sgk/121).
- Xem lại bài tập về chuỗi thức ăn.

You might also like