03-huongdancham cuối kì 2 2022

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

UBND HUYỆN DIÊN KHÁNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – LỚP 9

TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI NĂM HỌC: 2022 – 2023


ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề kiểm tra có 02 trang) Ngày thi: 24/04/2023
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

I. YÊU CẦU CHUNG


1. Học sinh hiểu yêu cầu của đề, trình bày từng câu một cách cụ thể, rõ ràng, mạch lạc.
2. Giám khảo tránh đếm ý chấm điểm, nên trân trọng chất văn, sự sáng tạo ở những bài biết
vận dụng kiến thức, kỹ năng.
3. Điểm toàn bài là 10,0 và có thể chấm điểm lẻ đến 0,25đ (không làm tròn).
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
I. ĐỌC HS xác định và gọi tên đúng thành phần biệt lập 0,5
HIỂU 1 - Thành phần gọi đáp : Cuộc sống ơi.... 0,5
(3,0 (Gọi đúng tên TPBL 0,25đ , ghi đúng ngữ liệu 0,25đ)
điểm) HS trình bày đúng chính xác 0,5
2 Theo văn bản, hạnh phúc đến từ những trái tim biết rộng 0,5
mở để cảm nhận những thay đổi huyền diệu của cuộc sống.
HS xác định được hàm ý trong câu văn: 0,5
Hs có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản hiểu
được hàm ý:
- Con người thường có nhiều mong ước, nhiều tham vọng
nên không nhận ra những hạnh phúc bình dị, kỳ diệu đến
3 với mình.
Hoặc: Hạnh phúc vốn là những điều rất bình dị và kỳ diệu,
đến gần bên cạnh chúng ta nhưng con người không nhận ra,
không quan tâm đến vì cứ mãi kiếm tìm những điều quá lớn
lao.
(Tuỳ theo cách diễn đạt của học sinh, chấm điểm hợp lý)
4 HS trình bày tự do theo quan điểm của cá nhân, miễn 1,0
hợp lý và thuyết phục:
Có thể theo gợi ý sau:
- Em đồng tình với ý kiến trên, vì: Hạnh phúc là những điều
bình dị, luôn ở gần bên cạnh chúng ta. Chỉ cần ta có trái tim
biết rộng mở để cảm nhận, bằng lòng, trân trọng những
điều mình đang có thì cuộc sống sẽ luôn ngập tràn niềm
vui, hạnh phúc....
- Em không đồng tình/ em thấy ý kiến trên chưa hợp lý, vì:
hạnh phúc không chỉ là những điều nhỏ bé mà còn ở những
điều lớn lao trong cuộc sống. Khi chúng ta cố gắng, nổ lực
hết sức để đạt được những mơ ước khát vọng lớn của cuộc
đời mình thì lại càng hạnh phúc hơn nữa. Chính vì thế,
chúng ta không chỉ mở rộng trái tim để cảm nhận mà còn
phải biết cố gắng để đạt hạnh phúc mà mình mong muốn.
- Em vừa đồng tình vừa không đồng tình: Lý giải bằng cách
kết hợp hai quan điểm.
Lưu ý: Tuỳ theo cách diễn đạt của học sinh, chấm điểm hợp
lý. Nếu học sinh chỉ trả lời đồng tình/ không đồng tình/....
mà không có sự giải thích cụ thể thì không đạt điểm.
II. TẬP Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một 2,0
LÀM 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của em về
VĂN những việc mà mỗi người cần làm để cảm thấy cuộc
(7,00 sống của mình hạnh phúc hơn.
điểm) a) Đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn (mở đoạn, 0,25
phát triển đoạn, kết đoạn).
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận trong đoạn văn. 0,25
c) Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
Có thể viết đoạn theo định hướng sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận…
- Giải thích: “Hạnh phúc” là …
- Những việc mà mỗi người cần làm để cảm thấy cuộc sống
của mình hạnh phúc hơn:
+ Vui vẻ đón nhận và trân trọng những gì mình đang có 
ta sẽ hạnh phúc… 1,0
+ Mở rộng tâm hồn để cảm nhận những điều bình dị, tươi
đẹp nhất của cuộc sống ….
+ Nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người biết yêu thương, cởi mở,
biết lắng nghe để thấu hiểu người khác…
+ Tuy nhiên, ta cũng cần phải có ý chí, nghị lực, biết cố
gắng, vươn lên để đạt được ước mơ, hạnh phúc mà mình
mong muốn…
- Khẳng định giá trị hạnh phúc…Liên hệ bản thân …
d) Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0,25
vấn đề nghị luận.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những chuẩn chính
tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
*Hs có thể diễn đạt các ý khác, tùy vào bài làm cụ thể của
học sinh, giáo viên linh hoạt trong việc chấm điểm.
2 Cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài “Nói với con” 5,0
của Y Phương.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn luận: Mở bài giới 0,25
thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được các vấn
đề; Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về hai khổ 0,25
thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể
hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập
luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học
sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
c1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nội dung và
nghệ thuật của đoạn thơ.
- Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày….;. Thơ Y Phương là
tiếng hát ngợi ca con người của miền núi.….
- “Nói với con” – một bài thơ hay, lời người cha dạy con 0,5
tha thiết chân thành về tình cảm gia đình, niềm tự hào về
những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc mình, quê hương
mình…
- Nêu nội dung đoạn thơ  trích dẫn thơ.
c2. Nhận xét đánh giá cụ thể về nội dung và nghệ thuật của
đoạn thơ
- Nêu khái quát nội dung đoạn thơ trước (11 câu đầu): gợi
về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, đó chính là
gia đình và quê hương.
- Đoạn thơ (17 câu cuối): Những đức tính cao đẹp của
người đồng mình và mong ước của cha qua lời tâm tình với
con.
- Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt,
bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu quê hương còn nhiều cực
nhọc, đói nghèo “Người đồng mình thương lắm con ơi...
Không lo cực nhọc”
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình
bằng cách nói cụ thể của người miền núi “Cao đo…chí
lớn” Người đồng mình có thể có nỗi đau buồn rất lớn 2,5
nhưng luôn có ý chí, nghị lực vươn lên….
+ Điệp ngữ “không chê, không lo”  khẳng định sự chấp
nhận gian khổ…
+ So sánh “như sông, như suối”  mạnh mẽ, không nhục
chí…
 lời nhắn nhủ, khuyên răn con trân trọng nơi mình sinh
ra, nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và
vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin….
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin
“Người đồng mình thô sơ da thịt… Nghe con”
+ Người đồng mình không hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí xây
dựng quê hương…
+ Bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại hằng ngày họ đã làm
nên quê hương với truyền thống, phong tục tốt đẹp….
 Cha muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương,
tự tin vững bước trên đường đời…
- “Người đồng mình thô sơ da thịt” lặp lại đến hai lần. Lần
thứ nhất  con sức sống mạnh mẽ của quê hương đã trở
thành truyền thống. Lần thứ hai  cha nhắc lại để con khắc
cốt ghi xương: quê hương mình mộc mạc, chân chất, người
đồng mình thô sơ da thịt nhưng luôn sống cao đẹp, chí khí.
 con phải làm những điều lớn lao để xứng đáng là người
đồng mình…..
 Chốt đoạn thơ….
c3. Đánh giá chung
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự
nhiên, linh hoạt… ; Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh
thơ cụ thể, có tính khái quát,… 0,5
- Y Phương đã thành công ca ngợi vẻ đẹp của con người và
quê hương ông…
c4. Khẳng định lại vấn đề
- Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ... 0,5
- Liên hệ bản thân...
d) Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về 0,25
vần đề nghị luận
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, 0,25
chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ.
*Tùy vào bài làm cụ thể của học sinh, giám khảo linh hoạt
trong việc chấm điểm.

HẾT

You might also like