Bản dịch cam 10 test 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bản dịch cam 10 test 2

Bài đọc số 1
Trà và Cách mạng công nghiệp
Một giáo sư ở Cambridge nói rằng sự thay đổi trong   thói quen uống rượu
là lý do của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh,  Anjana Ahuja cho biết.
A. Alan Macfarlane, giáo sư khoa học ngành Nhân học tại trường King’s College, Cambridge,
như các nhà sử học khác, đã trải qua nhiều thập kỷ vật lộn với những điều bí ẩn xoay quanh
Cách mạng Công nghiệp. Tại sao “Vụ nổ lớn” này - sự ra đời mang tính bước ngoặt thế giới
của ngành công nghiệp – lại xảy ra ở Anh? Và tại sao nó nổ ra vào cuối thế kỷ 18?
 
B. Macfarlane so sánh vấn đề nan giải này như một ổ khóa hóc hiểm. "Có khoảng 20 yếu tố khác
nhau và tất cả cần phải xuất hiện trước khi cuộc cách mạng có thể xảy ra", ông nói. Để ngành
công nghiệp có thể bắt đầu phát triển, cần có công nghệ và năng lượng để thúc đẩy các nhà máy,
quần thể đô thị lớn cung cấp lao động giá rẻ, sự thuận tiện trong vận chuyển để di chuyển hàng
hóa, một tầng lớp trung lưu giàu có sẵn sàng mua các sản phẩm sản xuất hàng loạt, một nền
kinh tế thị trường tự do và một hệ thống chính trị cho phép điều này xảy ra. Trong khi đây
đúng là trường hợp của Anh, nhưng các quốc gia khác như Nhật Bản, Hà Lan và Pháp cũng đáp
ứng được một số tiêu chí này nhưng không trải qua sự công nghiệp hóa. “Tất cả những yếu tố
này đều cần thiết nhưng không đủ để gây ra cuộc cách mạng”, Macfarlane nói. “Xét cho cùng,
Hà Lan có mọi thứ trừ than đá, trong khi Trung Quốc cũng có nhiều yếu tố. Hầu hết các sử gia
đều bị thuyết phục rằng có một hoặc hai yếu tố còn thiếu mà bạn cần để mở khóa.”
 
C. Các yếu tố còn thiếu, ông gợi ý rằng, được tìm thấy trong hầu hết các tủ bếp. Trà và bia, hai
loại đồ uống ưa thích của quốc gia này, đã thúc đẩy cuộc cách mạng. Các đặc tính khử
trùng của tannin, thành phần hoạt tính trong trà, và hoa bia trong bia - cộng với thực tế là cả hai
đều được làm bằng nước đun sôi - cho phép các cộng đồng đô thị phát triển mạnh ở các khu vực
lân cận mà không gây ra các bệnh do nước như bệnh lỵ. Giả thuyết này nghe có vẻ điên
rồ nhưng một khi ông bắt đầu giải thích quá trình điều tra đã dẫn đến kết luận của ông, sự hoài
nghi nhường chỗ cho sự ngưỡng mộ thận trọng. Trường hợp của Macfarlane đã được củng cố
nhờ sự hỗ trợ từ các khu vực đáng chú ý - Roy Porter, nhà sử học y học nổi tiếng, gần đây đã viết
một bài đánh giá  mang tính ủng hộ nghiên cứu của ông.
 
D. Macfarlane đã tự hỏi trong một thời gian dài Cách mạng công nghiệp đã xảy ra bằng cách
nào. Các sử gia đã tìm ra một yếu tố thú vị vào khoảng giữa thế kỷ 18 mà cần sự giải thích. Giữa
khoảng 1650 và 1740, dân số ở Anh là ổn định. Nhưng sau đó có một sự bùng nổ về tăng trưởng
dân số. Macfarlane nói: "Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm đi một nửa trong thời gian 20 năm, và
điều này xảy ra ở cả khu vực nông thôn và thành phố, và ở tất cả các tầng lớp. Họ đề xuất bốn
nguyên nhân khả thi. Liệu có sự thay đổi đột ngột về vi-rút và vi khuẩn xung quanh không? Khả
năng nhiều là không. Liệu có một cuộc cách mạng trong khoa học y tế? Nhưng đây là một thế kỷ
trước cuộc cách mạng Lister *. Liệu có sự thay đổi trong điều kiện môi trường không? Đúng là
những cải tiến trong nông nghiệp đã xóa sạch bệnh sốt rét, nhưng đây chỉ là những lợi ích nhỏ.
Vấn đề vệ sinh không phổ biến cho đến thế kỷ 19. Lựa chọn duy nhất còn lại là thức ăn. Nhưng
số liệu thống kê chiều cao và trọng lượng cho thấy sự suy giảm. Thực phẩm vì vậy hẳn đã trở
nên tồi tệ hơn. Nỗ lực giải thích sự sụt giảm đột ngột này trong tỉ lệ tử vong ở trẻ em dường như
không đem lại kết quả.”
(*) Joseph Lister là bác sĩ đầu tiên sử dụng các kỹ thuật sát trùng trong phẫu thuật để ngăn ngừa tình
trạng nhiễm trùng.
 
E. Sự bùng nổ dân số này dường như xảy ra vào đúng thời điểm để cung cấp lao động cho Cuộc
Cách mạng Công nghiệp. "Khi bạn bắt đầu tiến tới một cuộc cách mạng công nghiệp, có dân cư
sống gần nhau sẽ mang lại hiệu quả kinh tế", Macfarlane nói. "Nhưng sau đó bạn lại bị bệnh,
nhất là từ chất thải của con người." Đào bới hồ sơ lịch sử cho thấy có sự thay đổi trong tỷ lệ mắc
các bệnh gây ra bởi nước vào thời điểm đó, đặc biệt là bệnh lỵ. Macfarlane suy luận rằng bất cứ
thứ gì người Anh uống chắc chắn phải có vai trò quan trọng trong việc điều hòa bệnh tật. Ông
nói, 'Chúng tôi uống bia. Trong một thời gian dài, người Anh được bảo vệ bởi tác nhân kháng
khuẩn mạnh mẽ trong hoa bia, chất thêm vào để giúp bảo quản bia. Nhưng vào cuối thế kỷ 17,
mạch nha bị đánh một khoản thuế, và nó là thành phần cơ bản của bia. Người nghèo chuyển
sang nước và rượu gin và trong những năm 1720 tỷ lệ tử vong bắt đầu tăng trở lại. Sau đó, nó
đột ngột giảm xuống một lần nữa. Điều gì gây ra điều này?
 
F. Macfarlane điều tra Nhật Bản, một đất nước cũng phát triển các thành phố lớn cùng một thời
điểm, và cũng không để ý vấn đề vệ sinh. Các bệnh gây ra do nước có ảnh hưởng ít hơn nhiều
với dân số Nhật Bản so với dân số Anh. Phải chăng nó là do sự phổ biến của trà trong văn hóa
của họ? Macfarlane sau đó lưu ý rằng lịch sử của trà ở Anh cho thấy một sự trùng hợp ngẫu
nhiên về thời gian. Trà tương đối đắt tiền cho đến khi Anh bắt đầu một giao dịch buôn bán trực
tiếp với Trung Quốc vào đầu thế kỷ 18. Đến những năm 1740, khoảng thời gian mà tỉ lệ tử vong
ở trẻ sơ sinh giảm xuống, thức uống này tương đối phổ biến. Macfarlane đoán rằng chính thực tế
nước phải được đun sôi, cùng với các đặc tính làm sạch dạ dày của trà đồng nghĩa với việc sữa
mẹ của các bà mẹ có lợi hơn bao giờ hết. Không một quốc gia châu Âu nào khác nhâm nhi trà
như người Anh, mà theo lý luận của Macfarlane, điều này đã đẩy các nước khác ra khỏi sự tranh
chấp cho cuộc cách mạng.
 
G. Nhưng, nếu trà là một yếu tố trong ổ khóa bí ẩn, tại sao Nhật Bản không tiến lên trước trong
một cuộc cách mạng công nghiệp liên quan đến trà? Macfarlane lưu ý rằng mặc dù thế kỷ 17
Nhật Bản có thành phố lớn, tỷ lệ biết chữ cao, thậm chí là thị trường kỳ hạn, nó đã quay lưng lại
với bản chất của bất kỳ cuộc cách mạng nào mà dựa trên công việc nào bằng cách từ bỏ các
phương tiện tiết kiệm lao động như động vật, sợ rằng điều này sẽ khiến mọi người mất việc. Vì
vậy, quốc gia mà chúng ta bây giờ nghĩ là một trong những nước có công nghệ tiên tiến nhất đã
bước vào thế kỷ 19 bằng việc 'bỏ rơi bánh xe'.
 
 
Bài đọc số 2
Trẻ em có năng khiếu và học tập
A. Trên quốc tế, 'tài năng' thường được xác định bởi điểm số trong bài kiểm tra trí thông minh
chung, được gọi là bài kiểm tra IQ, một điểm số cao hơn điểm chuẩn, thường ở khoảng top 2-
5%. Môi trường giáo dục của trẻ em đóng vai trò quyết định số điểm IQ và cách sử dụng trí
thông minh. Ví dụ, một mối quan hệ tích cực rất gần gũi đã được phát hiện khi điểm số IQ của
trẻ em được so sánh với sự chuẩn bị giáo dục ở nhà (Freeman, 2010). Điểm số IQ của trẻ em cao
hơn, đặc biệt là trên IQ 130, thì chất lượng giáo dục tại nhà của các em càng tốt, và được đo
lường bằng sự tương tác bằng lời nói với cha mẹ, số lượng sách và hoạt động trong nhà của đứa
trẻ, vv. Vì bài kiểm tra IQ được ảnh hưởng quyết định bởi những gì trẻ em đã học được, bài IQ
ở một mức độ nào đó là sự đo lường của các thành tựu hiện tại ở các em dựa trên độ tuổi; nghĩa
là, những đứa trẻ đã học được cách sử dụng kiến thức và áp dụng nó tốt đến đâu trong phạm vi
của bài kiểm tra. Ví dụ, khía cạnh từ vựng phụ thuộc vào việc đã được nghe những từ đó. Nhưng
bài kiểm tra IQ không thể xác định được quá trình học tập và suy nghĩ cũng như không dự đoán
được sự sáng tạo.
 
B. Sự xuất chúng không xuất hiện nếu không có sự trợ giúp thích hợp. Để đạt được một trình độ
đặc biệt cao trong bất kỳ lĩnh vực nào, những đứa trẻ có năng lực cần phương tiện để học, bao
gồm tài liệu để sử dụng và một sự giảng dạy tập trung đầy thách thức - và sự khuyến khích theo
đuổi ước mơ của các em. Dường như có một sự khác biệt định tính trong cách những đứa trẻ có 
trí tuệ cao suy nghĩ, so với các học sinh có năng lực trung bình hoặc lớn hơn, những em mà sự
ảnh hưởng bên ngoài từ qui định của giáo viên thường bù đắp cho việc thiếu mục tiêu xuất phát
từ bản thân. Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc tự điều chỉnh, có thể giúp tất cả trẻ em xác định
các cách học của riêng mình - siêu nhận thức - bao gồm các chiến lược lập kế hoạch, giám sát,
đánh giá và lựa chọn những gì cần học. Nhận thức về cảm xúc cũng là một phần của khả năng
siêu nhận thức, vì vậy trẻ em cần được giúp đỡ để nhận thức được cảm xúc của mình xung quanh
vấn đề cần phải học, ví dụ như cảm giác tò mò hoặc tự tin.
 
C. Những người đạt thành tích cao được phát hiện sử dụng các chiến lược tự quản lý thường
xuyên hơn và hiệu quả hơn những người đạt thành tích thấp hơn, và có khả năng truyền những
chiến lược này để đối phó với các nhiệm vụ không quen thuộc. Điều này xảy ra với mức độ cao
đến nỗi ở một số trẻ em mà các em dường như thể hiện tài năng trong các lĩnh vực cụ thể.
Nghiên cứu tổng quan về quá trình suy nghĩ của trẻ em có năng lực cao, (Shore và Kanevsky,
1993) nói về vấn đề người chỉ dẫn một cách ngắn gọn: "Nếu chúng [những đứa trẻ có năng
khiếu] chỉ nghĩ nhanh hơn, thì chúng ta chỉ cần dạy nhanh hơn. Nếu chúng chỉ mắc vài lỗi, thì
chúng ta có thể rút ngắn quá trình thực hành ". Nhưng tất nhiên, trường hợp này không phải hoàn
toàn như vậy; điều chỉnh phải được thực hiện trong các phương pháp học và dạy để tính đến rất
nhiều cách mà mỗi cá nhân nghĩ.
 
D. Tuy nhiên, để có thể tự học, người có năng khiếu cần số sự hỗ trợ từ giáo viên. Ngược lại, các
giáo viên có khuynh hướng ‘hướng dẫn quá nhiều’ có thể làm giảm sự tự chủ trong học tập ở
học sinh có năng khiếu. Mặc dù 'việc dâng đến tận mồm' có thể dẫn đến kết quả kiểm tra cực kỳ
cao, nhưng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với những thành công tương đương trong cuộc
sống. Phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên có thể làm mất khả năng tự lập và động lực để khám
phá. Tuy nhiên, khi giáo viên giúp học sinh suy ngẫm về các hoạt động học tập và tư duy của
mình, các em sẽ tăng sự tự chủ của một người hoc sinh. Đối với một đứa trẻ, nó có thể chỉ là câu
hỏi đơn giản 'Hôm nay bạn đã học được gì?' để giúp các em nhận ra những gì các em đang làm.
Vì mục tiêu cơ bản của giáo dục là chuyển giao quyền kiểm soát học tập từ giáo viên cho học
sinh, nâng cao việc học của học sinh để học các kỹ năng nên là kết quả chính của quá trình học,
đặc biệt đối với những học sinh có khả năng. Có một số phương pháp mới có thể giúp, chẳng hạn
như cho   trẻ em khởi xướng việc học, dạy kèm theo năng lực, vv. Các việc làm như vậy đã
được chứng minh là đặc biệt hữu ích cho trẻ em thông minh từ các khu vực khó khăn.
 
E. Nhưng tiến bộ khoa học không chỉ mang tính lý thuyết, kiến thức cũng quan trọng đối với sự
thể hiện nổi bật: những cá nhân biết nhiều về một lĩnh vực cụ thể sẽ đạt được thành tựu ở cấp độ
cao hơn những người không như vậy (Elshout, 1995). Nghiên cứu với các nhà khoa học sáng tạo
của Simonton (1988) đưa ông đến kết luận rằng sau một mức độ cao nhất định, các đặc điểm như
tính độc lập dường như đóng góp nhiều hơn trong việc đạt được trình độ chuyên môn cao nhất so
với các kỹ năng trí tuệ, do nhu cầu lớn và thời gian cần thiết cho việc học và thực hành. Sáng
tạo trong mọi các hình thức có thể được xem như là chuyên môn pha trộn với động lực ở một
mức độ cao hơn (Weisberg, 1993).
 
F. Tóm lại, việc học tập bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của cả cá nhân và những người quan trọng
khác. Cảm xúc tích cực tạo điều kiện cho các khía cạnh sáng tạo của học tập và cảm xúc tiêu cực
sẽ ức chế nó. Ví dụ, sợ hãi, có thể hạn chế sự phát triển của sự tò mò, một yếu tố quyết định
mạnh mẽ trong tiến bộ khoa học, bởi vì nó thúc đẩy hành vi giải quyết vấn đề. Trong đánh giá
của Boekaerts '(1991) về cảm xúc trong việc học tập của những đứa trẻ có chỉ số IQ và thành tích
cao, cô ấy đã phát hiện sự khai thác trong sức mạnh của cảm xúc. Chúng không chỉ tò mò, nhưng
thường có một mong muốn mạnh mẽ để kiểm soát môi trường của họ, cải thiện hiệu quả học
tập của mình, và tăng nguồn lực học tập của mình.
 
 
Bài đọc số 3
Bảo tàng mỹ thuật và công chúng
Sự thực rằng mọi người đến bảo tàng Louvre ở
Paris để xem bức tranh gốc Mona Lisa khi họ có thể thấy chiêm ngưỡng một phiên bản mô phỏng ở bất cứ
nơi nào khác khiến chúng ta chất vấn một số giả thuyết về vai trò của bảo tàng mỹ thuật trong thế giới
ngày nay
Một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất trên thế giới là Mona Lisa của Leonardo da
Vinci. Gần như tất cả những người đi xem bản gốc đều đã quen thuộc với nó từ các bản sao
chép, nhưng họ cho rằng bức tranh nghệ thuật đó đáng xem hơn khi nó là bức tranh gốc.
 
Tuy nhiên, nếu Mona Lisa là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, rất ít người sẽ cần đến một viện bảo
tàng để đọc bản thảo gốc của nhà văn thay vì một bản sao chép được in. Điều này có thể được
giải thích bởi thực tế là cuốn tiểu thuyết đã phát triển chính vì sự phát triển công nghệ cho
phép nó có thể in ra số lượng lớn các bản sao, trong khi bức tranh sơn dầu luôn được sản xuất
như những vật thể độc đáo. Ngoài ra, có thể lập luận rằng việc diễn giải hoặc 'đọc' mỗi bức lại
tuân theo các quy ước khác nhau. Với tiểu thuyết, người đọc tham dự chủ yếu vào ý nghĩa của từ
hơn là cách họ được in trên trang, trong khi 'người đọc' của một bức tranh phải chú ý đặc biệt tới
hình thức vật liệu của các biểu tượng và hình dạng trong bức tranh để hiểu bất kì ý nghĩa nào mà
nó tượng trưng.
 
Tuy nhiên, luôn luôn có thể tạo ra các bản sao rất chính xác của gần như bất kỳ tác phẩm nghệ
thuật nào. Bảy phiên bản còn sót lại của tranh Mona Lisa là bằng chứng của sự thật rằng vào thế
kỷ 16, các nghệ sĩ dường như hoàn toàn hài lòng khi phân công việc sao chép tranh của mình cho
những người học nghề của họ như một công việc 'bánh mì và bơ' thông thường. Và ngày nay
việc tái tạo hình ảnh đơn giản và đáng tin cậy hơn rất nhiều, với kỹ thuật của công nghệ sao
chép tranh cho phép sản xuất các bản in chất lượng cao được thực hiện chính xác với bản gốc,
với các tiêu chí màu sắc chính xác và thậm chí có sự sao chép bề mặt của bức tranh.
 
Nhưng mặc dù có một sự công nhận ngầm rằng sự lan rộng của các bản sao tốt có thể có giá trị
về mặt văn hóa, các bảo tàng vẫn tiếp tục phổ biến tình trạng đặc biệt của tác phẩm gốc.
 
Thật không may, điều này dường như đặt ra những hạn chế nghiêm trọng với loại trải nghiệm
được cung cấp cho khách.
 
Một hạn chế có mối quan hệ với cách bảo tàng trình bày các cuộc triển lãm. Là kho chứa các vật
thể lịch sử độc đáo, bảo tàng nghệ thuật thường được gọi là 'kho báu'. Chúng ta được gợi nhắc về
điều này ngay cả trước khi chúng ta xem một bộ sưu tập bởi sự hiện diện của các nhân viên bảo
vệ, tiếp viên, dây thừng và các khuôn trưng bày để giữ chúng ta tránh xa khỏi hiện vật. Trong
nhiều trường hợp, phong cách kiến trúc của tòa nhà tiếp tục góp phần củng cố suy nghĩ đó.
Ngoài ra, một bộ sưu tập lớn như Nation Callery của London được đặt trong nhiều phòng, mỗi
phòng với hàng chục tác phẩm, bất kỳ bức nào trong số đó nhiều khả năng có giá trị hơn tất cả vị
khách tham quan sở hữu. Trong một xã hội đánh giá phần lớn tình trạng cá nhân của một người
bởi giá trị vật chất của họ, do đó, rất khó tránh khỏi cảm giác 'vô giá trị' của mình trong môi
trường như vậy.
 
Hơn nữa, việc xem xét 'giá trị' của tác phẩm gốc trong khung cảnh kho báu của nó gây ấn
tượng đối với người xem rằng, vì những tác phẩm này được sản xuât chính gốc, họ đã được một
người hay một tổ chức mạnh hơn bản thân gán một giá trị tiền tệ khổng lồ. Rõ ràng, không có gì
người xem nghĩ về tác phẩm sẽ thay đổi giá trị đó, và vì vậy người xem ngày hôm nay không
muốn cố gắng mở rộng cách đọc tự nhiên, nhanh chóng, tự chủ vốn đã đáp ứng được nhu cầu.
 
Khách truy cập sau đó có thể bị ấn tượng bởi sự kỳ lạ khi thấy những bức tranh, bản vẽ và tác
phẩm điêu khắc đa dạng cùng được đưa vào trong một môi trường mà không phải là môi trường
trước đây chúng được tạo ra. 'Hiệu ứng chuyển dịch' này tiếp tục được tăng lên bởi khối lượng
lớn các cuộc triển lãm. Trong trường hợp một bộ sưu tập lớn, nhiều khả năng sẽ có nhiều tác
phẩm được trưng bày hơn số lượng chúng ta thực sự có thể xem trong vài tuần hoặc thậm chí
hàng tháng.
 
Điều này đặc biệt đáng buồn vì thời gian dường như là một yếu tố quan trọng trong việc thưởng
thức tất cả các hình thức nghệ thuật. Một sự khác biệt cơ bản giữa các tranh và các hình thức
nghệ thuật khác là không có thời gian quy định một bức tranh được xem trong bao lâu. Ngược
lại, khán giả xem một vở opera hoặc một vở kịch trong một thời gian cụ thể, và đó là khoảng
thời gian biểu diễn. Tương tự như vậy, tiểu thuyết và thơ được đọc theo trình tự thời gian có quy
định, trong khi tranh không có vị trí rõ ràng để bắt đầu xem hoặc thời điểm để kết thúc. Vì vậy,
tác phẩm nghệ thuật tự khuyến khích chúng ta chỉ xem chúng trên bề nổi, mà không thực sự cảm
nhận sự phong phú của chi tiết và công sức dẫn đến nó.
 
Do đó, cách tiếp cận đánh giá chiếm ưu thế lớn lại là của các nhà sử học nghệ thuật, một cách
tiếp cận học thuật chuyên biệt dành cho việc 'khám phá ý nghĩa' của tác phẩm nghệ thuật trong
bối cảnh văn hóa của thời đại của nó.  Đây là sự hòa hợp hoàn hảo với chức năng của bảo tàng,
vì cách tiếp cận này được dành riêng để tìm kiếm và bảo tồn các bài đọc 'đích thực', 'nguyên
bản' của các cuộc triển lãm. Một lần nữa, điều này dường như phá hoại những lời chỉ trích tự
phát, mang tính tham gia có thể tìm thấy rất nhiều trong các bài nhận xeys các tác phẩm văn học
cổ điển, nhưng lại vắng mặt trong hầu hết lịch sử nghệ thuật.
 
Triển lãm của các bảo tàng nghệ thuật như là sự cảnh báo về việc đánh giá nào có thể xuất hiện
khi những lời chỉ trích tự phát bị đàn áp. Công chúng của bảo tàng, giống như bất kỳ đối tượng
nào khác, trải nghiệm nghệ thuật có ý nghĩa hơn khi được tự tin thể hiện quan điểm của họ. Nếu
công chúng có thể tiếp cận các tác phẩm nghệ thuật phù hợp lâu dài bằng phương tiện tái tạo
độ trung thực cao, như cách văn học và âm nhạc đã làm, công chúng có thể cảm thấy
bớt choáng ngợp bởi chúng. Thật không may, điều đó có thể yêu cầu quá nhiều từ những người
tìm cách duy trì và kiểm soát những tác phẩm nghệ thuật.
Từ vựng

Reading Passage 1
 to wrestile with: vật lộn với
 enigma: sự bí ẩn, điều khó hiểu
 world-changing: mang tính bước ngoặt/ thay đổi  thế giới
 mass-produced: sản xuất hàng loạt
 market-driven economy: nền kinh tế thị trường tự do
 antiseptic: mang tính  khử trùng
 to succumb to: bị khuất phục trước
 water-borne diseases: các bệnh do nước
 dysentery: bệnh lị
 eccentric: lập dị, điên rồ
 to give way to: nhường chỗ cho
 alight on: đỗ xuống/ kết luận
 static: bất động, ổn định
 infant mortality rate: tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh
 wipe out: xóa sạch
 to draw a blank: không đem lại kết quả
 population burst: sự bùng nổ dân số
 to regulate: điều hòa
 to turn to: chuyển sang
 the prevalence of: sự phổ biến của
 to push these other countries out of contention for: đẩy các nước khác ra khỏi sự tranh
chấp cho
 to forge ahead: dẫn đầu
 high literacy rates: tỷ lệ biết chữ cao
 labour-saving devices: phương tiện tiết kiệm lao động
 technologically advanced: tiên tiến về mặt công nghệ
Reading Passage 2
 determined by: được quyết định bởi
 contribute to: đóng góp/ góp phần
 verbal interactions: sự tương tác bằng lời nói
 decidedly influenced by: bị ảnh hưởng quyết định bởi
 to some extent: ở mức độ nào đó
 know-how: bí quyết, cách áp dụng kiến thức
 emerege: xuất hiện/nổi lên
 tuition: sự giảng dạy/học phí
 qualitative: định tính
 compensate for: đền bù cho
 self-regulation: tự điều chỉnh
 metacognition: siêu nhận thức
 emotional awareness: nhận thức về cảm xúc
 high achievers: những người đạt thành tích cao
 succinctly: một cách ngắn gọn
 to take account of: tính đến
 to have a tendency to: có khuynh hướng làm gì
 autonomy: sự tự chủ
 spoon-feeding:việc dâng đến tận mồm
 followed by: kèm theo, theo sau
 reflect on: suy ngẫm về
 to transfer sth to sb: giao, chuyển cái gì cho ai
 child- initiated learning: việc học do trẻ em khởi xướng
 the great demands of: yêu cầu cao về
 to inhibit: hạn chế
 harness: sự khai thác
 to havea strong desire to: có một mong muốn mạnh mẽ để
 improve their learning efficiency: cải thiện hiệu quả học tập của mình
 increase their own learning resources:  tăng nguồn lực học tập của mình
Reading Passage 3
 original: chính gốc, ban đầu
 reproduction: bản sao chép/ sự sinh sản
 assumption: giả định
 rewardingly viewed: đáng xem
 technological developments: sự phát triển công nghệ
 to make sth possible: cho phép cái gì..
 huge numbers of: số lượng lớn
 conventions: quy ước
 to signify: tượng trưng
 facsimiles: bản sao
 to be content to: bằng lòng với
 assign sth to sb: giao cái gì cho ai đó
 apprentice: người học việc
 incomparably: một cách đáng kể
 reprographic techniques: kỹ thuật của công nghệ sao chép tranh
 duplication: sự sao chép
 culturally valuable: giá trị về mặt văn hóa
 place severe limitations on: đặt ra những hạn chế nghiêm trọng với
 repositories: kho chứa
 to reinforce: gia cố, làm mạnh thêm
 personal status: tình trạng cá nhân
 material worth: giá trị vật chất
 worthlessness: sự vô giá trị
 to impress upon: gây ấn tượng với
 spontaneous: tự phát
 distressing: đáng buồn
 by contrast: ngược lại
 dominant: phần lớn, chiếm ưu thế
 to devote to: cống hiến với, đắm say
 to  be dedicated to: tận tụy với
 to put paid to: tiêu diệt, làm mất đi
 to render: làm cho
 high-fidelity: độ chân thực cao
 in awe of: kinh ngạc với
 art establishment: tác phẩm nghệ thuật

You might also like