Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ĐẠI CƯƠNG VỀ

PHÂN TÍCH QUANG HỌC


Sự hấp thụ và tán sắc ánh sáng

Định luật về sự hấp thụ ánh sáng


và phổ hấp thụ của một chất

- Một MT đồng tính được giới hạn bởi 2


mặt phẳng // với bề dày l, chùm sáng có
cường độ I0 rọi vuông góc lên mặt trước
MT. Gọi cường độ của ánh sáng phát ra
mặt sau MT là I.

Bên trong MT tách ra một lớp mỏng bề dày dx , gọi


cường độ ánh sáng tại mặt trước là i, mặt sau là i + di (di
<0). Độ giảm cường độ di:
di = - k.i.dx
Trong đó: k là hệ số hấp thụ của môi trường
Tích phân 2 vế → I = Ioe-kl
→ Đây là biểu thức của định luật hấp thụ ánh sáng (Định
luật Lambert)

Khi nghiên cứu nhận thấy định luật Lambert:


Có thể bỏ qua phần ánh sáng tán xạ nhưng nhất thiết
phải tính đến phần ánh sáng phản xạ.
Cường độ sáng biến thiên khá rộng nhưng khi cường
độ lớn thì hệ số k hấp thụ sẽ giảm.
Hệ số k là cường độ tỉ đối do sự hấp thụ của môi
trường trên một đơn vị chiều dày. Đối với các chất
trong suốt khác nhau hệ số k có giá trị khác nhau rất
nhỏ. Phần lớn các chất gặp trên thực tế có hệ số k
biến thiên theo bước sóng.
• Đường cong biểu diễn khả năng hấp thụ của một chất
theo bước sóng đgl đường cong hấp thụ hay phổ hấp thụ
của chất.
ĐẠI CƯƠNG VỀ
PHÂN TÍCH QUANG HỌC
Sự hấp thụ và tán sắc ánh sáng

Môi trường có hệ số hấp thụ âm

• Thông thường hệ số hấp thụ k của MT


là dương và ás truyền qua MT bị làm
yếu đi.
• Một số môi trường có hệ số hấp thụ k
âm → khuếch đại ánh sáng. MT này là
cơ sở để thực hiện máy phát lượng tử
ánh sáng.
Ví dụ: Hồng ngọc (tinh thể Al2O3 có
một lượng nhỏ tạp Cr2+)

Sự giải tỏa năng lượng khi


hấp thụ ánh sáng

M + hυ → M*
Trong đó:
M: Các hạt cơ bản ở trạng thái cơ bản
M*: Các hạt cơ bản ở trạng thái kích thích

Sau khi ở trạng thái kích thích một thời gian rất
ngắn (~10-9 – 10-6 giây) tiểu phân ở trạng thái
kích thích phục hồi trở lại trạng thái cơ bản. Quá
trình này có thể xảy ra dưới các hình thức sau:
Khi hồi phục năng lượng thừa được chuyển cho
các phân tử của môi trường xung quanh làm môi
trường nóng lên: M* → M + nhiệt
Sự phục hồi thông qua sự phân hủy quang
hóa của M* thành chất mới hoặc bằng phát
huỳnh quang
Sự phục hồi có kèm theo phát xạ (huỳnh quang,
lân quang) đây là sự phục hồi có bức xạ
ĐẠI CƯƠNG VỀ
PHÂN TÍCH QUANG HỌC
Màu sắc của ánh sáng và một số
biện pháp tạo chùm tia đơn sắc

Màu sắc của ánh sáng

- Mỗi một màu sắc tương ứng với một


bước sóng ánh sáng khác nhau
- Vùng khả kiếm bao gồm 7 màu chính và
tổ hợp của chúng tạo nên ánh sáng trắng
- Một số cặp màu phụ nhau (bổ sung
nhau) ở bảng:

Tán sắc ánh sáng –


tạo tia đơn sắc bằng lăng kính

- Sau khi chùm ás trắng


đi qua lăng kính bị phân
tích thành nhiều chùm
tia có màu sắc khác
nhau.

- Nếu trên màn chắn M


đục 1 lỗ đủ hẹp thì tia đi
qua lỗ nhỏ này sẽ
không bị tán sắc qua
lăng kính P’.

- Dựa trên hiện tượng này người


ta sử dụng các lăng kính với các
chất liệu thích hợp để tạo ra các
chùm tia đơn sắc trong các máy
quang phổ.
ĐẠI CƯƠNG VỀ
PHÂN TÍCH QUANG HỌC
Màu sắc của ánh sáng và một số
biện pháp tạo chùm tia đơn sắc

hẹp &
Nhiễu xạ khe
tạo tia đơn sắc bằng cách tử

Khi ánh sáng chiếu qua khe hẹp dài


vô hạn thì ảnh nhiễu xạ của nguồn là
một hệ vân sáng tối xen kẽ

- Cách tử: màn chắn có N khe hẹp có cùng độ rộng


b và cách đều nhau những khoảng c.
Khoảng cách c+b đgl khoảng lặp hay hằng số
cách tử.
- Cách tử phân tích 1 chùm sáng tạp sắc thành
quang phổ, gọi là quang phổ cách tử.
- Một cách tử dùng trong vùng tử ngoại và khả
kiến chứa từ 300-2000 rãnh /mm
ĐẠI CƯƠNG VỀ
PHÂN TÍCH QUANG HỌC
Sự hấp thụ nguyên tử

Điều kiện để có sự hấp thụ nguyên tử

- Nguyên tử hấp thụ lượng năng lượng ΔE = hc


- Mỗi giá trị năng lượng ΔEi sẽ ứng với một giá trị λi
- Quang phổ hấp thụ nguyên tử là quang phổ vạch.
- Khi nguyên tử hấp thu năng lượng chuyển lên
trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng
thái cơ bản. (thay đổi mức năng lượng của e hoá trị)
- Các nguyên tử không hấp thu tất cả các bức xạ mà
nó có thể phát ra trong quá trình phát xạ. Quá trình
hấp thu chỉ xảy ra với các vạch phổ nhạy, các vạch
phổ đặc trưng và các vạch cuối cùng của nguyên tố.

Ứng dụng của sự hấp thụ nguyên tử

- Khi nguyên tử hấp thu năng lượng trở thành


trạng thái kích thích bị mất một phần năng lượng
trước khi trở về trạng thái cơ bản và phát ra các
bức xạ có năng lượng thấp hơn năng lượng mà nó
hấp thu.
- Nguồn năng lượng dùng để nguyên tử hóa mẫu
sẽ quyết định quá trình xảy ra
- Ứng dụng:
Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Quang phổ phát xạ nguyên tử (AES)
Quang phổ phát xạ ntử nguồn plasma (ICP)
Quang phổ huỳnh quang nguyên tử
ĐẠI CƯƠNG VỀ
PHÂN TÍCH QUANG HỌC
Sự hấp thụ nguyên tử

Sự hình thành các mức năng lượng


khác nhau trong phân tử

- Trong phân tử: Etổng = Et + Ee + Ev + Er


Trong đó:
Et: Năng lượng chuyển động tịnh tiến
Ee: Năng lượng của electron
Ev: Năng lượng của các dao động
Er: Năng lượng chuyển động quay
Ee >> Ev >> Er
- Trong phổ hấp thụ phân tử tạo ra các
dải hấp thụ hay đỉnh hấp thụ.

Ứng dụng của sự hấp thụ phân tử

• Quang phổ hấp thụ tử ngoại khả kiến


(UV – VIS)
• Quang phổ hồng ngoại (IR)
• Quang phổ huỳnh quang...
ĐẠI CƯƠNG VỀ
PHÂN TÍCH QUANG HỌC
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

CÂU 1
Các dụng cụ để tách riêng bức xạ đa sắc thành
những bức xạ đơn sắc là:
A. Lăng kính
B. Cách tử
C. Giao thoa kế
D. Cả A, B đúng

CÂU 2

Chọn phát biểu sai:


A. Khi bị kích thích với mức năng lượng E cao,
electron có thể nhảy xa hơn một mức năng lượng
B. Khi bị kích thích với mức năng lượng E cao hơn
nữa, có thể kéo mạnh electron ra xa hạt nhân
C. Nếu do hấp thụ năng lượng bức xạ cao,
electron nhảy xa hơn một mức năng lượng thì khi
electron trở về trạng thái cơ bản sẽ trải qua một
bước, đi trực tiếp từ trạng thái kích thích về trạng
thái cơ bản.
D. Phân tử chỉ hấp thụ những bức xạ tương ứng
chính xác với biến thiên giữa các mức năng lượng
của chúng

CÂU 3
Vùng ánh sáng khả kiến có bước sóng trong
khoảng:
A. 200-600 nm
B. 400-800 nm
C. 500-800 nm
D. 200-800 nm

1.D 2.C 3.B

You might also like