Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE


-------***-------

TIỂU LUẬN
Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ TÀI SỐ 2: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp
trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Làm rõ trách
nhiệm của bản thân trong việc góp phần củng cố khối liên minh
giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Họ và tên SV: Trần Việt Anh


Lớp tín chỉ: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Lớp: Pohe - Quản trị kinh doanh Thương mại
Khóa: K62
Mã SV: 11200410

.
HÀ NỘI, NĂM 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................3

NỘI DUNG............................................................................................................... 4

I. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM................................................................4

1. Nội dung chính trị............................................................................................4

2. Nội dung kinh tế...............................................................................................4

3. Nội dung văn hóa, xã hội.................................................................................5

II. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH


GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN TỘC.............................................................................................................6

1. Phương hướng xây dựng.................................................................................6

2. Trách nhiệm của bản thân...............................................................................6

KẾT LUẬN..............................................................................................................8

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................8

2
MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa xã hội là con đường mà toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta lựa chọn và
quyết tâm thực hiện. Trải qua nhiều khó khăn thử thách, đất nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu vẻ vang, đang có bước phát triển nhanh về mọi mặt, vững chắc trên con đường
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự phát triển của các
liên minh giai cấp, tầng lớp đóng một vai trò quyết định. Đề án sẽ đề cập đến những vấn
đề: Phân tích nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Làm rõ trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần củng
cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiểu
luận này sẽ khái quát kiến thức nền tảng về liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Giúp sinh viên có kỹ năng nhận diện những biến đổi
trong nội dung liên minh giai cấp ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ
đó nhận thức được về tầm quan trọng và thấy được sự cần thiết phải góp sức tăng cường
xây dựng khổi liên minh giai cấp vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế còn
ít nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây em rất mong
nhận được sự chỉ bảo góp ý của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

3
NỘI DUNG

I. LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ


LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Nội dung chính trị:

+ Nội dung chính trị thể hiện phải giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp
công nhân, đồng thời giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
khối liên minh và đối với toàn xã hội để xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ chính trị,
kiên định mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

+ Xét dưới góc độ chính trị, những hệ tư tưởng cũ lạc hậu vẫn còn ảnh hưởng trong đời
sống xã hội; thế lực thù địch đang tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng,
chống phá chính quyền cách mạng, chống phá chế độ mới. Do đó, phải từng bước xây
dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; động viên các lực lượng trong khối liên
minh gương mẫu chấp hành đường lối chính trị của Đảng, pháp luật và chính sách của
nhà nước; sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét
lại; chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và phản động.

2. Nội dung kinh tế:

+ Nội dung này thực chất là sự hợp tác giữa các giai tầng, đồng thời mở rộng liên kết hợp
tác với các lực lượng khác, đặc biệt là đội ngũ doanh nhân để xây dựng nền kinh tế mới
xã hội chủ nghĩa hiện đại; nội dung kinh tế xuyên suốt của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam là thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Xác định đúng tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh tế của công nhân, nông dân, tri thức và
toàn xã hội, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đầu tư và tổ chức triển khai các hoạt động
kinh tế đúng trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên và tránh sự đầu tư không hiệu
quả, lãng phí.

4
+ Xác định đúng cơ cấu kinh tế để gắn kết chặt chẽ giữa công nghiệp, nông nghiệp, với
dịch vụ và khoa học – công nghệ. Từ đó, tăng cường hơn nữa khối liên minh, đồng thời
mở rộng liên kết với các lực lượng khác trong cơ cấu xã hội – giai cấp.

+ Tổ chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa công nghiệp - nông
nghiệp – khoa học và công nghệ - dịch vụ; giữa các ngành kinh tế; các thành phần kinh
tế, các vùng kinh tế; giữa trong nước và quốc tế, để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng
cao đời sống cho công nhân, nông dân, trí thức và toàn xã hội.

+ Chuyển giao và ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ
cao vào quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ nhằm gắn kết
chặt chẽ các lĩnh vực cơ bản của quốc gia, qua đó gắn bó chặt chẽ công nhân, nông dân,
trí thức và các lực lượng khác trong xã hội làm cơ sở kinh tế - xã hội cho sự phát triển
của quốc gia.

3. Nội dung văn hóa, xã hội:

+ Phải đảm bảo kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công
bằng xã hội; xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa; bảo vệ môi trường sinh thái;
xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thực hiện xóa đói giảm nghèo; thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với công nhân,
nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân; chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng
sống cho nhân dân; nâng cao dân trí, thực hiện tốt an sinh xã hội.

+ Phải phát triển giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công
nghệ cao hiện đại; chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội.

+ Xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển khu công nghiệp, khu đô thị phải gắn với
đảm bảo phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững.

5
II. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ KHỐI LIÊN MINH
GIAI CẤP, TẦNG LỚP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN
DÂN TỘC

1. Phương hướng xây dựng:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến
đoi cơ cấu xã hội - giai cấp theo hướng tích cực.

- Hai là, xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác động tạo sự
biến đoi tích cực cơ cấu xã hội, nhất là các chính sách liên quan đến cơ cấu xã hội - giai
cấp

- Ba là, tạo sự đồng thuận và phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất giữa các lực lượng
trong khối liên minh và toàn xã hội.

- Bốn là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đay mạnh
phát triển khoa học và công nghệ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để phát huy vai
trò của các chủ thể trong khối liên minh.

- Năm là, đổi mới hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm tăng
cường khối liên minh và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

2. Trách nhiệm của bản thân:

- Nhận thức được tính đa dạng, phức tạp của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội. Từ tính đa dạng, phức tạp đó do cơ cấu kinh tế nhiều thành phần,
nhiều hình thức sở hữu, tổ chức quản lý, phân phối mang lại, sinh viên cần hiểu biết về
CNDVLS để phân tích các hiện tượng đó, tránh rơi vào duy tâm, siêu hình khi giải thích
các hiện tượng xã hội.

6
- Nhận thức được nội dung của liên minh diễn ra toàn diện. Mỗi sinh viên phải chủ động,
tích cực học tập, nghiên cứu để làm tốt nội dung văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế của
liên minh bằng các hành động cụ thể như: hoạt động tình nguyện hè, thực tập, thiện
nguyện, cứu trợ, … đến các vùng khó khăn, nông thôn để hỗ trợ ( ví dụ như giải cứu
nông sản vải thiều, khoai lang tím, bắp cải, su hào,…), giúp đỡ chuyển giao kĩ thuật, xóa
đói giảm nghèo đối với nông dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống.

- Mỗi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của khối liên minh ở Việt Nam. Nhờ khối
liên minh C-N-T giải phóng dân tộc, hiện nay khối liên minh này là nền tảng của Nhà
nước pháp quyền XHCN và của khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó, mỗi sinh viên phải
kiên quyết đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và
phản động phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc.

- Trong nội dung của liên minh, nội dung kinh tế có vai trò quan trọng nhất nên mỗi sinh
viên phải chủ động và có khát vọng làm giàu, trực tiếp tham gia phong trào khởi nghiệp
trong sinh viên, phải xác định học đại học không phải là để đi xin việc làm mà là để tạo
việc làm, học để trở thành ông chủ, tạo công ăn việc làm, góp phần làm giàu quê hương,
đất nước.

7
KẾT LUẬN

Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự liên
kết, hợp tác, hỗ trợ nhau giữa các giai cấp, tầng lớp nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích của
các chủ thể trong khối liên minh, đồng thời tạo động lực xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng
lớp ngày càng được khẳng định. Việt Nam đã và đang triển khai những chính sách,
phương hướng để tăng cường củng cố khối liên minh giai cấp, tầng lớp và xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bên cạnh đó, mỗi sinh viên cần nỗ lực phấn đấu đóng góp vào công cuộc xây dựng
quê hương đất nước, cùng với Đảng, nhà nước và nhân dân đưa Việt Nam thoát khỏi tình
trạng nghèo nàn lạc hậu để làm cho vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày
càng tốt hơn. Làm tốt những điều trên sẽ củng cố, tạo nền tảng vững chắc cho việc xây
dựng và phát triển xã hội, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Trường Đại học KTQD - Nhà xuất bản
Giáo dục.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển 2011), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.156-166
4. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
5. Tạp chí Cộng sản – Tháng 11/2016

You might also like