Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH-NV LỚP PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT

KHOA VIỆT NAM HỌC Môn: Đặc điểm từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt

BÀI KIỂM TRA (gửi đến 19vnh3@gmail.com) 0902.420.419


Tháng 4/2023
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I
Giải thích và cho ví dụ để phân biệt cách dùng các từ ngữ sau đây:
1) “ngon”, “ngon miệng” (2đ)
Ngon:
1. (thức ăn, thúc uống) gây được cảm giác thích thú, khiến người ăn/ uống không thấy chán,
VD: Mẹ tôi nấu ăn rất ngon
2. Ngủ say và yên giấc, đem lại cảm giác thoải mái cho cơ thể:
VD: Hôm qua tôi ngủ rất ngon.
Ngon miệng: (miệng ăn) rất ngon, miệng biết ngon
VD: Hôm nay có món canh chua mà nó thích nên nó ăn rất ngon miệng.

2) “cải tiến”, “cải thiện”, “cải cách” (2đ)


Cải thiện : làm cho tình hình có sự chuyển biến, có phần tốt hơn, liên quan đến tình hình (môi
trường), điểm, quan hệ.....

VD: Chị Lan không hài lòng với kết quả thi năm ngoái, năm nay chị muốn học lại để cải thiện
điểm.

Cải tiến: sửa đổi cho biến bộ hơn, liên quan đến các phương pháp làm việc, máy móc, thiết bị
công nghệ, kĩ thuật ..

VD: Tính đến nay, nhân loại đã trải qua nhiều lần cải tiến công cụ lao động.

Cải cách: sửa đổi cái cũ đã trở thành lạc hậu để cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của tình hình,
liên quan đến phạm vi, một lĩnh vực xã hội, thay đổi lớn, lĩnh vực vĩ mô.

VD: Chính phủ thực hiện cải cách giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

3) “to lớn”, “cao lớn” (2đ)


To lớn : to và lớn (rất lớn), thường để nói đến đối tượng mang tính trừu tượng.

VD: Việc làm này của anh ấy có ý nghĩa to lớn đối với xã hội.

Cao lớn: vừa cao vừa lớn, thường để nói về đối tượng cụ thể, người vừa cao vừa lớn.

VD: Anh ấy có dáng người cao lớn.


1
4) “ăn”, “ăn nói” (2đ)
Ăn:

1. thể hiện hành động tự cho vào cơ thể thức nuôi sống.

VD: Mẹ tôi không thích ăn cơm, mẹ tôi thích ăn phở.

Ăn nói: nói năng bày tỏ ý kiến, chứ không thể hiện hành động “ăn” (cho thức ăn vào cơ thể )

2. Ăn uống nhân dịp gì đó: ăn cưới, ăn liên hoan

3. Nhận lấy để hưởng: ăn hoa hồng

4. Gắn, dính chặt vào nhau: phanh không ăn, hồ dán không ăn.

Ăn nói: Nói năng bày tỏ ý kiến

VD: Chị Lan rất biết ăn nói.

VD : Bạn Hoa ăn nói có duyên nên được các bạn nam yêu thích.

5) “vui”, “mừng” (2đ)


Mừng:

1. tâm trạng thích thú vì đạt được , có được điều như mong muốn , thường lộ rõ ra bên ngoài.

VD: Bà Hoa mừng vì con đổ đại học .

2. bày tỏ tình cảm của mình bằng lời nói hay tặng phẩm trước niềm vui của người khác :

VD: Mừng tân gia, mừng đám cưới, mừng sinh nhật, mừng tuổi mẹ,...

VD: Loan mừng đám cưới em gái bằng một sợ dây chuyền vàng

Vui:

1. Có tâm trạng tích cực thích thú của người đang gặp chuyện hợp nguyện vọng hoặc điều làm
cho mình hài lòng, nghĩa này gần giống như mừng.

VD: Nghe tin con đỗ đại học, bà Hoa rất vui.

2. Có thể sử dụng như một danh từ -> niềm vui.

PHẦN II
I. Gạch dưới tất cả những từ được sử dụng như danh từ đơn vị trong các câu sau:
(2đ)
2
(1) Các vị bác sĩ này sẽ khám cho toàn bộ 60 bệnh nhân trong một buổi sáng.
(2) Cô ấy có hai tủ áo dài. Đây là bộ áo dài cô ấy thích mặc nhất.
(3) Chiếc điện thoại này chỉ có ba triệu đồng thôi.
(4) Đồ đạc chất thành đống ở ngoài trời, bất kể nắng mưa.
(5) Ba năm trước tôi bị rắn cắn. May mắn, thứ rắn đó không có nọc độc.

II. Đánh dấu X câu ĐÚNG trong các câu sau đây: (2đ)
(1) Chủ nhật nó bị ở nhà, vì chưa làm bài tập. ☐Đ
(2) Sống ở VN tôi có một vài khó khăn. ☒Đ
(3) Sống ở VN tôi có gặp sự khó khăn. ☐Đ
(4) Đối với tôi, được làm việc là một hạnh phúc. ☒Đ
(5) Một món ăn ngon nhất là món bánh xèo. . ☐Đ
(6) Ở đây có một ít người rất lười biếng. ☐Đ
(7) Nhà tôi có rất nhiều sách. Quyển thì hay, quyển thì dở. ☒Đ
(8) Chị ấy nuôi rất nhiều thú cưng: chó hai con, mèo ba con. ☐Đ
(9) Trong lớp, giáo viên cần tôn trọng ý kiến của những học sinh. ☐Đ
(10) Tối nay chắc trời mưa to quá! ☐Đ

III. Những ngữ đoạn gạch dưới có quan hệ phụ kết (PK), đẳng kết (ĐK) hay đề
thuyết (ĐT)? Đánh dấu X vào ô thích hợp. (2đ)
(1) Ai làm xong thì đi ra ngoài. ☐ PK ☐ ĐK ☒ ĐT
(2) Anh ấy đã dừng lại. ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(3) Bàn ghế ở phòng này rất cũ. ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(4) Ngoài đường có rất nhiều xe máy. ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(5) Cái ghế gỗ đó là của thầy giáo. ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(6) Chó sói dữ hơn chó nhà. ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(7) Cô ấy không nhớ ngày tháng gì cả. ☐ PK ☒ ĐK ☐ ĐT
(8) Cô ấy có nhiều nỗi niềm khó nói. ☐ PK ☒ ĐK ☐ ĐT
(9) Cô ấy mua sắm bằng tiền tiết kiệm. ☐ PK ☒ ĐK ☐ ĐT
(10) Con đường này đi đâu vậy? ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(11) Đường sá càng ngày càng xấu. ☐ PK ☒ ĐK ☐ ĐT
(12) Mẹ tôi mà biết chuyện này là tôi chết! ☐ PK ☐ ĐK ☒ ĐT
(13) Ngày mai cô ấy sẽ đi xa. ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(14) Ông ấy nhất định vượt qua khó khăn. ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(15) Ở Sài Gòn anh thường đi lại bằng gì? ☐ PK ☒ ĐK ☐ ĐT
3
(16) Tôi đã đọc quyển sách trong tủ rồi. ☒ PK ☐ ĐK ☐ ĐT
(17) Tờ báo Tuổi Trẻ giá ba ngàn đồng. ☐ PK ☐ ĐK ☒ ĐT
(18) Áo sơ mi và quần tây là lịch sự rồi. ☐ PK ☒ ĐK ☐ ĐT
(19) Tôi thấy nó đi chợ. ☐ PK ☐ ĐK ☒ ĐT
(20) Vào ngày lễ, đường phố Sài Gòn rất đẹp. ☐ PK ☒ ĐK ☐ ĐT

IV. Tìm và sửa chỗ sai (nếu có) trong các câu sau đây: (2đ)
(1) Trước khi chuyển nhà, ông ấy tặng cho tôi toàn bộ bàn ghế và đồ đạc.

-> Trước khi chuyển nhà, ông ấy tặng cho tôi toàn bộ bàn ghế và đồ đạc trong nhà

ông ấy.

(2) Alô, chào anh. Anh đang làm việc không? Đi uống cà phê nhé?

-> Alo, chào anh. Anh có làm việc không? Đi uống cà phê nhé?

(3) Những học sinh nữ cùng mặc cái áo màu xanh.

->Những học sinh nữ đó cùng mặc áo dài màu xanh.

(4) Một người đàn ông tốt là đàn ông biết làm nội trợ.

->Một người đàn ông tốt là người đàn ông biết làm nội trợ.

(5) Thổ Nhĩ Kỳ vừa khánh thành cầu dài nhất nối liền Á – Âu.

-> Thổ Nhĩ Kỳ vừa khánh thành cây cầu dài nhất nối liền Á -Âu

(6) Con bà Hai ở đầu hẻm, đứa thì học lớp 10, đứa thì học lớp 6.

........................................................................................................................

(7) Năm sau chúng ta đã gặp lại nhau, em đừng buồn!

->Năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau, em đừng buồn!

(8) Nhà hàng này đang cần tuyển tiếp viên có ngoại hình, tuổi từ 20 đến 25.

->Nhà hàng này đang cần tuyền tiếp viên có ngoại hình đẹp, tuổi từ 20 đến 25.

(9) Người ta nói bác sĩ mập đó rất mát tay.

->Người ta nói vị bác sĩ mập đó rất mát tay.

(10) Em cứ quần quần áo áo như thế này thì có thì giờ đâu mà lo việc nhà?
4
.........

V. Cho ví dụ và chỉ ra các trường hợp dùng của “…càng… càng…” (2đ)
VD1: Bài hát này càng nghe càng thấy hay./

Tôi thấy mình càng học càng ngu.

Thời tiết nóng bức, càng uống nước đá càng khát nước.

VD2: Đêm càng khuya, trăng càng sáng.

-> .. càng A càng B : (có thể dùng trong trường hợp có cùng chủ ngữ, cũng có thể khác chủ
ngữ) diễn đạt mức độ thay đổi của B sẽ phụ thuộc vào mức độ thay đổi của A

VD3: Thời tiết càng ngày càng nóng.

Kể từ khi nghỉ hưu, công Giang càng ngày càng khó tính.

Triệu chứng Covid ngày càng giống cúm.

-> .... càng ngày càng/ ngày càng ....: thể hiện mức độ thay đổi theo sự xoay chuyển của thời
gian.

------------------------------oOo---------------------------
Ghi chú: Học viên được sử dụng tài liệu khi làm bài.

You might also like