BÀI TẬP BỔ SUNG CHƯƠNG 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

BÀI TẬP BỔ SUNG CHƯƠNG 3

KẾ TOÁN TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH


1/ Doanh nghiệp mua mộtTSCĐ hữu hình thanh toán bằngTGNH với giá mua ghi
trên hoá đơn gồm 10% thuế GTGT là 105.600.000.Chi phí vận chuyển bốc dỡ chi
bằng tiền mặt theo giá thanh toán là 4.400.000, VAT 10%.TSCĐ được đưa vào sử
dụng ngay. Cho biết TSCĐ trên được đầu tư bằng:
- Quỹ đầu tư phát triển: 40%
- Nguồn vốn đầu tư XDCB: 60%
NỢ 211
NỢ 133
CÓ 112
NỢ 211: 4.000.000/ NỢ 133: 400.000 CÓ 111: 4.400.000
NỢ 414/NỢ 441/ CÓ 411
2/ Doanh nghiệp mua một TSCĐ hữu hình thanh toán bằng TGNH với giá mua
chưa thuế 34.000.000 thuế GTGT là 10%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền
mặt theo giá thanh toán là 1.100.000 trong đó thuế GTGT là 10%. TSCĐ được đưa
vào sử dụng ngay. Cho biết TSCĐ trên được đầu tư bằng quỹ phúc lợi phục vụ cho
hoạt động phúc lợi.
NỢ 211/ NỢ 133/CÓ 112
NỢ 211/NỢ 133/ CÓ 111
NỢ 3532/CÓ 3533
3/ Doanh nghiệp mua một mảnh đất thanh toán bằng tiền vay dài hạn ngân hàng
với giá mua chưa thuế 400.000.000 thuế GTGT là 10%. Chi phí thủ tục giấy tờ
theo giá thanh toán là 5.500.000 trong đó thuế GTGT là 10%. Đã ra sổ hồng tên
doanh nghiệp.
NỢ 213/NỢ 133/CÓ 341
NỢ 213/NỢ 133/CÓ 331
4/ Doanh nghiệp mua một TSCĐ hữu hình dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh giá mua chưa thuế là 190.000.000, thuế GTGT là 10% thanh toán bằng
TGNH. Chi phí vận chuyển bốc vác chưa thanh toán cho nhà cung cấp theo giá
thanh toán là
4.400.000 trong đó thuế GTGT là 10%.TSCĐ này cần phải qua giai đoạn lắp đặt,
chạy thử trước khi chính thức dưa vào hoạt động. Chi phí phát sinh như sau:
- Vật liệu: 1.000.000
- Công cụ 400.000
- Tiền mặt 4.600.000
NỢ 211/NỢ 133/CÓ 112
NỢ 211/NỢ 133/CÓ 331
NỢ 2411/CÓ 152/CÓ 153/CÓ 111
2 tuần sau, Công trình đã lắp đặt xong và đưa vào sử dụng. Cho biết nguồn vốn đầu
tư là Nguồn vốn đầu tư XDCB.
NỢ 441/CÓ 411
5/ Doanh nghiệp mua trả chậm một TSCĐ hữu hình với giá mua trả ngay chưa
có thuế GTGT là 60.000.000, thuế GTGT 6.000.000. Giá mua trả chậm là
70.000.000, đã trả 20tr tại thời điểm mua, còn lại trả chậm trong 10 tháng, bắt đầu
vào tháng sau.
Hạch toán tại thời điểm mua và tại thời điểm trả góp lần đầu ở tháng sau bằng tiền
mặt, đồng thời kết chuyển lãi trả chậm vào chi phí tài chính trong kì sau.
NỢ 211 : 60.000.000
NỢ 133: 6.000.000
NỢ 242: 4.000.000 (CHÊNH LỆCH TRẢ NGAY VÀ TRẢ CHẬM)
CÓ 331: 70.000.000
NỢ 331/CÓ 111 : 20.000.000
NỢ 635/CÓ 242: 4.000.000/10 = 400.000
6/ Doanh nghiệp mua lại một cửa hàng giới thiệu sản phẩm có giá mua chưa thuế
là 1.000.000.000, thuế GTGT là 10% thanh toán bằng TGNH 1 nửa, 1 nửa bằng
nguồn vốn vay. Giá mua cửa hàng được phân tích như sau: Bản thân cửa hàng
400.000.000, quyền sử dụng đất là 600.000.000. Chi phí thủ tục giấy tờ sang tên
đất là 7.770.000, trong đó VAT 700.000đ và các khoản chi phí trước khi sử
dụng chi bằng tiền mặt10.000.000 ( Gắn bảng hiệu,đèn chiếu sáng..). Cửa hàng
đã đi vào hoạt động.
NỢ 211: 400.000.000
NỢ 133: 4.000.000
CÓ 112
CÓ 341:
NỢ 213: 600.000.000
NỢ 133: 6.000.000
CÓ 112/341
NỢ 213/NỢ 133/CÓ 111
NỢ 211/ CÓ 111: 10.000.000
7/ Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp một máy móc thiết bị chuyên dùng của Công
ty Đài Loan với gía CIF/HCM 40.000 USD, thuế nhập khẩu là 20%,thuế GTGT là
10%. Tỉ giá ngoại tệ là 25.000 VND/USD. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền tạm
ứng theo gía thanh toán là 14.960.000 trong đó thuế GTGT là 10%. Cho biết nguồn
đầu tư là 60% nguồn vốn Đầu tư XDCB, phần còn lại là quỹ đầu tư phát triển.
Máy móc đã đưa vào phân xưởng hoạt động.
8/ Nhận bàn giao 1 phân xưởng sản xuất từ bộ phận XDCB, giá thành thực tế
được quyết toán 480.000.000đ. Thuế trước bạ phải nộp 20.000.000. Tài sản này
được xây dựng bằng nguồn vốn XDCB.
NỢ 211 : 480.000.000
CÓ 2412( XÂY DỰNG CƠ BẢN): 480.000.0000
NỢ 211/ CÓ 3339 : 20.000.000
9/ Doanh nghiệp xuất kho một số sản phẩm trị giá 32.000.000 để sử dụng làm
TSCĐ hữu hình. Chi phí lắp đặt chi bằng tiền mặt 400.000.
NỢ 211/CÓ 155: 32.000.000
NỢ 211/CÓ 111
10/ Doanh nghiệp được công ty X tặng một TSCĐ hữu hình trị giá xác định theo
giá thị trường là 100.000.000. Chi phí vận chuyển( 811) chi bằng tiền mặt là
2.200.000 trong đó thuế GTGT là 10%.
NỢ 211/ CÓ 711
NỢ 811/ NỢ 133/ CÓ 111
11/ Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 200.000.000 đã khấu
hao là 50.000.000 để trao đổi lấy một TSCĐ hữu hình tương tự. Hai bên đã trao đổi
xong.
NỢ 811: 150.000.000
NỢ 214: 50.000.000
CÓ 211: 200.000.000
12/ Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 400.000.000 đã khấu
hao là 100.000.000 để trao đổi lấy một TSCĐ hữu hình không tương tự theo hợp
đồng trao đổi với công ty H.Trị giá hợp đồng chưa thuế của tài sản đem đi trao đổi
là 350.000.000, thuế GTGT là 35.000.000. Trị giá hợp lý chưa thuế của tài sản
nhận về là 380.000.000, thuế GTGT là 38.000.000. Hai bên đã bù trừ phần chênh
lệch bằng TGNH. Tài sản đã trao đổi xong và đưa vào
sử dụng.

A.NỢ 811: 300.000.000


NỢ 214: 100.000.000

CÓ 211: 400.000.000

B.NỢ 131: 385.000.000


CÓ 511: 350.000.000

CÓ 33311: 35.000.000

NỢ 211 : 380.000.000

C.NỢ 133: 38.000.000

CÓ 131: 418.000.000

D NỢ 131: 418.000.000- 385.000.000


CÓ 111
KẾ TOÁN CÁC TRƯỜNG HỢP GIẢM TSCĐ
1/ Doanh nghiệp quyết định nhượng bán một TSCĐ hữu hình đang hoạt động sản
xuất kinh doanh có nguyên giá 200.000.000, đã hao mòn 120.000.000 với gía chưa
thuế là 100.000.000, thuế GTGT là 10% thu bằng TGNH.Chi phí nhượng bán
TSCĐ chi bằng tiền mặt theo giá thanh toán là 1.100.000
2/ Doanh nghiệp quyết định nhượng bán một TSCĐ vô hình đang phục vụ cho
hoạt động phúc lợi có nguyên giá 50.000.000, đã hao mòn 20.000.000 với gía
chưa thuế là 40.000.000, thuế GTGT là 10% thu bằng TGNH.Chi phí nhượng bán
TSCĐ chi bằng tiền mặt theo giá thanh toán là 660.000 trong đó thuế GTGT là
10%.
3/ Doanh nghiệp quyết định thanh lý một TSCĐ hữu hình có nguyên giá
50.000.000, đã khấu hao hết.Chi phí thanh lý gồm: Vật liệu: 500.000, Công cụ:
200.000,Tiền mặt: 300.000. Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho 2.000.000.
4/ Doanh nghiệp quyết định thanh lý một TSCĐ hữu hình có nguyên giá
80.000.000, đã khấu hao 70.000.000. Chi phí thanh lý gồm: Vật liệu: 1.000.000,
Công cụ: 400.000,Tiền mặt: 200.000. Giá trị phế liệu bán thu bằng tiền mặt theo
giá chưa thuế 6.000.000, thuế GTGT: 600.000.
5/ Doanh nghiệp quyết định chuyển một TSCĐ hữu hình tại bộ phận bán hàng có
nguyên giá 45.000.000, đã khấu hao là 27.000.000 thành Công cụ – dụng cụ. Vì
giá trị còn lại lớn nên doanh nghiệp quyết định phân bổ trong 5 tháng kể từ
tháng này.
NỢ 242
NỢ 214
CÓ 211
NỢ 641/ CÓ 242
6/ Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 1.000.000.000 đã khấu
hao 200.000.000 góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát Q. Hội
đồng liên doanh Q xác định giá trị vốn góp của tài sản trên là 900.000.000, cho biết
tỉ lệ vốn góp của doanh nghiệp vào liên doanh là 20%, thời gian sử dụng của
TSCĐ được bên liên doanh xác định là còn 4 năm.
7/ Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 600.000.000 đã khấu hao
100.000.000 góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát P. Hội đồng
liên doanh P xác định giá trị vốn góp của tài sản trên là 450.000.000,
8/ Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 700.000.000 đã khấu hao
100.000.000 đầu tư vào công ty liên kết R. Hội đồng công ty R xác định giá trị của
tài sản trên là 650.000.000.
9/ Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 800.000.000 đã khấu hao
160.000.000 đầu tư vào công ty liên kết S. Hội đồng công ty S xác định giá trị của
tài sản trên là 600.000.000.
10/ Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 400.000.000, đã hao
mòn 100.000.000 đem cầm cố vay ngân hàng.

BÀI TẬP 1:
Tại 1 DN có tình hình tăng giảm TSCĐ như sau:
1. Ngày 1/3: Mua 1 chiếc xe tải cũ dùng để giao hàng, có giá mua chưa thuế
100.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí sửa chữa
tân trang xe trước khi sử dụng 4.200.000đ, trong đó thuế 200.000đ trả bằng TM.
Công việc sửa chữa chưa xong. Biết tỷ lệ khấu hao của xe là 5%.
NỢ 2411
2. Ngày 15/3: Mua trả góp 1 chiếc xe hơi, giá mua chưa thuế thanh toán ngay
400.000.000đ, thuế suất VAT 10%, tổng giá mua trả góp 465.000.000đ. Tiền thuế
trước bạ 16.000.000đ đã nộp bằng TGNH. Ngay khi nhận xe, DN đã trả ½ bằng
TGNH, số còn lại trả góp trong 1 năm. Giả sử doanh nghiệp trả góp tháng thứ nhất
bằng tiền mặt, đồng thời kết chuyển lãi trả góp. Biết tỷ lệ khấu hao của xe là 4%.
Xe dùng để phục vụ ban giám đốc.
3. Ngày 18/3: tiến hành sửa chữa nâng cấp 1 TSCĐ dùng ở bộ phận sản xuất có
nguyên giá 40.000.000đ, đã hao mòn 10.000.000đ, chi phí mua vật tư sửa chữa đã
chi bằng TGNH là 16.500.000đ, đã bao gồm VAT 10%. Dự kiến sửa chữa trong 2
tháng. Biết TSCĐ này đang áp dụng TLKH 10%.
4. Ngày 23/3: Nhận 1 TSCĐ góp vốn liên doanh dùng ở BPSX, hội đồng liên
doanh đánh giá vốn góp 100.000.000đ. Biết tỷ lệ khấu hao tài sản này là 8%.
5. Ngày 26/3: Chiếc xe tải đã sửa chữa xong, chi phí chạy thử 200.000đ trả bằng
TM, xe được đưa vào sử dụng ở bộ phận bán hàng. Tài sản này được mua bằng
Quỹ đầu tư phát triển. Dự kiến thời hạn sử dụng 10 năm. ( NV 1)
NỢ 211
CÓ 2411;
CÓ 111;
6. Ngày 28/3: Doanh nghiệp mua và đưa vào sử dụng một TSCĐ hữu hình bằng
quỹ phúc lợi dùng cho hoạt động phúc lợi có giá mua chưa thuế là
36.000.000,thuế GTGT 10%.Chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền mặt
1.400.000. Cho biết thời gian sử dụng là 6 năm.
NỢ 3532/ CÓ 3533
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản.
2. Tình và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 3/N và phản ánh vào bảng tính và
phân bổ khấu hao.

Biết số khấu hao TSCĐ ở tháng 2/N: 56.000 (giả siử trong tháng 2 không có
tăng, giảm TSCĐ); trong đó:
- Khấu hao TSCĐ ở phận sản xuất: 40.000
- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp: 7.000
- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng: 9.000
BÀI TẬP 2:
I. Số dư của 1 số tài khoản tại 1 đơn vị đầu tháng 4/N như sau :
- Tài khoản 211: 5.000.000.000
- Tài khoản 214: 1.250.000.000
- Tài khoản 411: 3.000.000.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau (đồng)
Tại 1 DN có tình hình tăng giảm TSCĐ như sau:
1. Ngày 2/4: Doanh nghiệp đem một ô tô đang dùng ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp, có nguyên giá 800.000.000 đã khấu hao là 300.000.000 góp vốn liên doanh
vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát T. Hội đồng liên doanh công ty T xác định
giá trị vốn góp của tài sản trên là 600.000.000. Cho biết tỉ lệ vốn góp của doanh
nghiệp trong liên doanh là 30%, biết tài sản này có TLKH 10%.
2. Ngày 3/4: Doanh nghiệp nhận một TSCĐ hữu hình do cấp trên cấp dùng ở bộ
phận bán hàng có giá trị hợp lý là 500.000.000. Chi phí lắp đặt chi bằng tiền mặt
theo giá thanh toán là 2.200.000 trong đó thuế GTGT là 10%. Tài sản đã đưa vào
sử dụng, dự kiến thời gian sử dụng là 20 năm.
3. Ngày 10/4: Doanh nghiệp thanh lý một kệ trưng bày ở bộ phận bán hàng có
nguyên giá 32.000.000, TLKH 20%, đã trích khấu hao 28.000.000. Giá trị thanh lý
thu hồi bằng tiền mặt là 4.500.000.
4. Ngàu 17/4: Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 400.000.000
đã khấu hao là 80.000.000, TLKH 5%, đi đầu tư vào công ty liên kết R. Hội đồng
liên kết xác định giá trị vốn góp của tài sản trên là 300.000.000. Chi phí vận
chuyển tài sản đi đầu tư chi bằng tiền mặt theo giá thanh toán là 1.100.000 trong đó
thuế GTGT là 10%.
5. Ngày 21/4: Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình có nguyên giá 100.000.000
đã khấu hao là 20.000.000 để trao đổi lấy một TSCĐ hữu hình tương tự. Chi phí
vận
chuyển tài sản nhận về bằng tiền mặt là 1.100.000. Tài sản đang được sử dụng ở bộ
phận quản lý, dự kiến sử dụng trong 8 năm.
6. Ngày 25/4: Doanh nghiệp đem một TSCĐ hữu hình dùng ở bộ phận bán hàng có
nguyên giá 300.000.000 đã khấu hao là 50.000.000 để trao đổi lấy một TSCĐ vô
hình dùng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp theo hợp đồng trao đổi không tương tự
với công ty K. Chi phí vận chuyển tài sản nhận về bằng tiền mặt là 1.100.000. Trị
giá hợp đồng chưa thuế của tài sản đem đi trao đổi là 90.000.000, thuế GTGT là
9.000.000. Trị giá hợp lý chưa thuế của tài sản nhận về là 95.000.000, thuế GTGT
là 9.500.000. Chi phí vận chuyển tài sản đem đi bằng tiền mặt là 880.000 trong đó
thuế GTGT là 10%. Việc giao nhận tài sản đã hoàn tất, hai bên đã thanh lý hợp
đồng và quyết toán công nợ bằng tiền mặt. Biết tài sản mang đi và nhận về đều có
TLKH là 10%
7. Ngày 26/4: Nhận vốn góp liên doanh của công ty L: một máy móc thiết bị sử
dụng cho bộ phận bán hàng, theo đánh gía của Hội đồng lện doanh tài sản này trị
giá 500.000.000. Chi phí lắp đặt chạy thử tài sản này là 550.000đ, đã bao gồm VAT
10%. Tài sản đã đưa vào sử dụng, dự kiến thời gian sử dụng là 15 năm.
8. Ngày 29/4: Vay dài hạn để mua một thiết bị văn phòng theo giá mua chưa thuế là
120.000.000, thuế GTGT 10%. Chi phí trước khi sử dụng chi bằng tiền mặt là
1.100.0 trong đó thuế GTGT là 10%. Tài sản có TLKH 10%.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản.
2. Tình và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 4/N và phản ánh vào bảng tính
và phân bổ khấu hao.
Biết số khấu hao TSCĐ ở tháng 3/N: 25.000 (giả siử trong tháng 3 không có
tăng, giảm TSCĐ); trong đó:
- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp: 14.000
- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng: 11.000

BÀI TẬP 3:
I. Số dư của 1 số tài khoản tại 1 đơn vị đầu tháng 8/N như sau :
- Tài khoản 211: 1.200.000
- Tài khoản 214: 250.000
- Tài khoản 411: 3.000.000.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau (1.000đồng)
1. Ngày 1: Doanh nghiệp quyết định bán một TSCĐ hữu hình không cần dùng ở
bộ phận quản lý, có nguyên giá 200.000, đã khấu hao 100.000. Đã bán với giá
110.000, VAT 10%, thu bằng TGNH. Chi phí giấy tờ thủ tục đã chi bằng tiền
mặt là 1.500, VAT 10%. Biết tài sản này có TLKH 10%.
2. Ngày 3: Mua sắm và đem vào sử dụng một máy phát điện ở phân xưởng sản
xuất. Giá mua (chưa có thuế ) 350.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng đã thanh
toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Các chi phí trước khi dùng chi bằng
tiền mặt 5.000. Được biêt tỷ lệ khấu hao TSCĐ này là 15% năm và tài sản cố
định này được đầu tư bằng NV XDCB.
3. Ngày 7: Theo kế hoạch. Bàn giao của đơn vị thuê ngoài sửa chữa nâng cấp một
TSCĐ dùng cho QLDN với số tiền trả cho người nhận thầu (Công ty Y) gồm cả
thuế GTGT 5% là 42.000. Được biết nguyên giá TSCĐ trước khi sửa chữa là
400.000, giá trị hao mòn luỹ kế 250.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm là 12%.
Dự kiến thời gian sử dụng sau khi sửa chữa xong là 5 năm.
4. Ngày 11: Nhượng bán một thiết bị sản xuất, nguyên giá 300.000, đã khấu hao
90.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Giá bán (cả thuế GTGT 10%) của
thiết bị là 264.000, đã nhận giấy báo có người mua thanh toán.
5. Ngày 16: Đơn vị đem góp vốn liên doanh dài hạn với doanh nghiệp X một
TSCĐ của phân xưởng sản xuất. Nguyên giá 150.000, đã khấu hao 20.000, tỷ lệ
khấu hao bình quân năm 10%. Hội đồng liên doanh thống nhất xác định giá trị
vốn góp của TSCĐ này là 155.000.
6. Ngày19: Người nhận thầu T bàn giao 1 dãy nhà văn phòng dành cho bộ phận
quản lý, dự kiến sử dụng trong 25 năm. Tổng số tiền phải trả cho Công ty T (cả
thuế GTGT 10%) là 363.000. TSCĐ này được đầu tư bằng vốn XDCB. Đơn vị
thanh toán cho Công ty T 95% bằng chuyển khoản, còn lại 5% giữ lại để bảo
hành sản phẩm trong vòng 1 năm.
7. Ngày 20: Mua 1 dụng cụ thể thao để sử dụng trong câu lạc bộ thể thao của
doanh nghiệp giá mua 60.000.000đ, thuế GTGT 6.000.000đ, đã thanh toán bằng
TM, thuộc quỹ phúc lợi. Thời gian sử dụng tính 5 năm.
8. Ngày 22: Mua sắm một số thiết bị của Công ty P dùng cho sản xuất, giá mua
(cả thuế GTGT 10%) 550.000. Số TSCĐ này được thanh toán bằng tiền vay dài
hạn 300.000, số còn lại thanh toán bằng TGNH (trong đó 100.000 thuộc quỹ
đầu tư phát triển) sau khi trừ chiết khấu thanh toán được hưởng 1% giá thanh
toán. Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của số thiết bị này là 10%
9. Ngày 27: Mua 1 dây chuyền sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất. Giá mua
phải trả cho DN Y theo hoá đơn (cả thuế GTGT 10%) 517.000; trong đó: giá trị
hữu hình của thiết bị sản xuất 330.000 (khấu hao trong 10 năm); giá trị vô hình
của công nghệ chuyển giao 187.000 (khấu hao trong 5năm). Nguồn vốn bù đắp
lấy từ quỹ đầu tư phát triển (đã thanh toán bằng chuyển khoản).
10.Ngày 28: Tiến hành thuê Công ty Y sửa chữa nâng cấp một TSCĐ của bộ phận
sản xuất và đã hoàn thành trong kỳ. Số tiền phải trả Công ty Y là 110.000 (trong
đó VAT 10.000). Doanh nghiệp đã trả bằng tiền mặt thuộc nguồn vốn kinh
doanh. Dự kiến sau khi sửa chữa, TSCĐ này sẽ sử dụng trong 5 năm. Được biết
nguyên giá của TSCĐ này trước lúc sửa 288.000, hao mòn luỹ kế 216.000.
11.Trích khâu hao TSCĐ tháng 8, biết mức trích KH tháng trước của đơn vị là
55.000; và tháng trước không có biến động tài sản, trong đó được phân bổ như
sau:
- Khấu hao TSCĐ của sản xuất: 30.000
- Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận QLDN: 25.000
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên lên tài khoản
2. Cho biết các chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị còn lại cuối tháng 8/N của TSCĐ hiện
có tại doanh nghiệp.

Bài tập 4:
Tình hình TSCĐ tại 1 đơn vị tháng 5/N như sau (đơn vị: 1.000 đ)
1. Ngày 1: Thuê ngắn hạn của Công ty M một thiết bị dùng cho hoạt động bán
hàng. Giá trị TSCĐ thuê 160.000. Thời gian thuê đến hết tháng 10/N. Tiền thuê đã
trả toàn bộ (kể cả thuế GTGT 10%) bằng tiền vay ngắn hạn 19.800.
2. Ngày 5: Nhượng bán 1 phương tiện vận tải thuộc bộ phận bán hàng, nguyên
giá 240.000, đã hao mòn 80.000. Khách hàng (Công ty F) chấp nhận mua với giá
(cả thuế GTGT 10%) là 165.000. Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của phương tiện
này là 10%.
3. Ngày 5: Bộ phận XDCB bàn giao môt khu nhà dùng làm văn phòng quản lý
đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Giá dự toán công trình được duyệt
là 1.400.000. Dự tính khu nhà sử dụng trong 20 năm
4. Ngày 8: Thanh lý một nhà kho của bộ phận sản xuất đã khấu hao hết từ
tháng 1/N, nguyên giá 180.000. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 3.000. Giá trị
phế liệu bán thu hồi bằng tiền mặt 11.000 (trong đó thuế GTGT 1.000). Biết tỷ lệ
khấu hao bình quân năm của nhà kho này là 8%.
5. Ngày 10: Nhượng bán 1 số TSCĐHH dùng cho bộ phận quản lý, nguyên giá
170.000, hao mòn 30.000. Giá bán được người mua (Công ty L) chấp nhận
120.000 (chưa bao gồm thuế GTGT 5%). Chi phí bỏ ra để sửa chữa thuê ngoài
trước khi
nhượng bán gồm giá trị phụ tùng xuất kho 10.000, tiền công sữa chữa (cả thuế
GTGT 10%) là 3.960 đã trả bằng tiền mặt. Biết tỷ lệ khấu hao bình quân năm của
tài sản này là 10%.
6. Ngày 10: Bộ phận xây dựng cơ bản tự làm bàn giao 1 dãy nhà văn phòng
dùng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, dự kiến sử dụng trong 25 năm. Giá
quyết toán của công trình được duyệt (chưa kể thuế GTGT 10%) là 1.000.000.
TSCĐ này đầu tư bằng vốn xây dựng cơ bản 50%, vốn vay dài hạn 50%.
7. Ngày 11: Mua sắm một số thiết bị dùng cho sản xuất, giá mua phải trả theo
hoá đơn (chưa thuế GTGT 10%) 1.200.000. Số tài sản cố định này đã được thanh
toán bằng tiền vay dài hạn 1.000.000 và bằng TGNH 320.000 (trong đó, 50.000
thuộc quỹ đầu tư phát triển).Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của thiết bị này là 10%.
8. Ngày 13: Dùng nguồn vốn XDCB mua một dây chuyền công nghệ sản xuất
của Công ty H theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 715.000 và hiện
đang thuê Công ty X tiến hành lắp đặt.
9. Ngày 19: Gửi 1 thiết bị thuộc bộ phân sản xuất đi tham gia liên kết với Công
ty M, nguyên giá 220.000, đã khấu hao 50.000. Theo đánh giá, giá trị vốn góp
được xác định là 160.000. Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của tài sản cố định này là
12%. 10.Ngày 20: Theo kế hoạch, đơn vị thuế Công ty N sửa chữa nâng cấp 1 thiết
bị của bộ phận quản lý doanh nghiệp. Công việc sửa chữa đã hoàn thành, bàn giao
trong kỳ với tổng số tiền trả cho người nhận thầu sửa chữa (cả thuế GTGT 5%) là
52.500. Biết nguyên giá của TSCĐ trước khi sửa chữa 360.000, đã khấu hao
trong 4 năm, tổng số 144.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Sau khi sửa
chữa TSCĐ này sẽ
sử dụng được 8 năm.
11. Ngày 22: Người nhận thầu sửa chữa lớn bàn giao một thiết bị sản xuất đã
sửa chữa xong theo giá phải trả (cả thuế GTGT 10%) là 22.000. Doanh nghiệp đã
thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết, việc sửa chữa TSCĐ này tiến hành theo
kế hoạch.
12. Ngày 25: Công ty X tiến hành bàn giao dây chuyền công nghệ đã lắp đặt
xong, đưa vào sử dụng. Chi phí lắp đặt phải trả theo giá chưa có thuế 15.000;
thuế VAT
1.500. Doanh nghiệp đã dùng tiền mặt thuộc quỹ đầu tư phát triển để thanh toán
cho Công ty X. Theo dự toán, TSCĐ này sẽ dùng trong vòng 20 năm.
13. Ngày 31: Cuối kỳ, kiểm kê phát hiện thiếu 1 thiết bị dùng ở bộ phận sản xuất.
Nguyên giá 120.000, đã khấu hao 80.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%
14. Ngày 31: Kiểm kê phát hiện thừa 1 thiết bị đang dùng cho quản lý doanh
nghiệp từ tháng 1/7/N do chưa ghi sổ. Tỷ lệ khấu hao bình quân năm 5%. Giá mua
cả thuế GTGT 10% là 396.000 (chưa thanh toán cho người bán), đầu tư bằng
nguồn vốn kinh doanh. Doanh nghiệp dự định trích bổ sung khấu hao các tháng đã
qua vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng 5.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào sở đồ tài khoản.
2. Tình và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng 5/N và phản ánh vào bảng tính
và phân bổ khấu hao.
Biết số khấu hao TSCĐ ở tháng 4/N: 50.000 (giả siử trong tháng 4 không có
tăng, giảm TSCĐ); trong đó:
- Khấu hao TSCĐ ở phận sản xuất: 40.000
- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp: 5.000
- Khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng: 5.000

Bài tập 5:
Tình hình về TSCĐ tại 1 doanh nghiệp:
1. Nhận góp vốn liên doanh bằng 01 số phương tiện vận tải đã hao mòn 70%, giá
mới trên thị trường 100.000.000đ. Hội đồng liên doanh đánh giá 40.000.000 đ.
2. Sửa chữa lớn định kỳ máy móc thiết bị, đã lập dự toán trích trước 36.000.000đ,
công trình sửa chữa hoàn thành số tiền phải trả cho người nhận thầu
34.500.000đ, đã xử lý khoản chênh lệch giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế
phát sinh.
3. Doanh nghiệp giao cho phân xưởng sản xuất phụ (sửa chữa) tiến hành sửa chữa
thường xuyên tài sản cố định trong doanh nghiệp. Chi phí sửa chữa thường xuyên
tập hợp được gồm:
- Vật liệu phụ: 100.000 đ
- Phụ tùng thay thế 1.200.000 đ
- Nhiên liệu: 120.000 đ
- Tiền lương: 2.400.000 đ
- Trích các khoản theo lương 456.000 đ
- Tạm ứng: 300.000 đ
- Tiền mặt: 250.000 đ
4. Thuê một kho chứa kho hàng có giá trị 300.000.000đ, trả trước 6 tháng tiền thuê
18.000.000đ bằng tiền mặt.
5. Sửa chữa 1 máy văn phòng bằng TM 4.500.000đ, công việc sửa chữa hoàn thành
phân bổ chi phí trong 9 tháng, bắt đàu từ tháng này.
6. Báo cáo của phân xưởng sửa chữa cuối tháng: Tổng số giờ công phục vụ sửa
chữa là 200 giờ công. Trong đó:
- Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất chính:
100 giờ công.
- Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thuộc bộ phận bán hàng: 30 giờ công
- Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp:
44 giờ công.
- Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định thuộc bộ phận xây dựng cơ bản: 26
giờ công.
Chi phí sửa chữa thường xuyên được tính phân bổ vào chi phí của đối tượng sử
dụng liên quan theo giờ công sửa chữa thực tế.
7. Nhận được biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành: Công ty
X bàn giao tài sản cố định hữu hình dùng ở phân xưởng sản xuất chính đã sửa chữa
lớn xong. Theo hợp đồng sửa chữa trị giá phải thanh toán là 8.000.000đ (Doanh
nghiệp đã ứng trước 50% trị giá hợp đồng bằng tiền gởi ngân hàng trong tháng
10/N). Doanh nghiệp đã vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán số còn nợ.
Kế toán đã phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí của đối
tượng sử dụng liên quan trong 10 tháng, bắt đầu từ tháng này.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ.

Bài tập 6:
Công ty SX M có tình hình liên quan đến bất động sản đầu tư như sau (ĐVT: 1.000
đồng):
SDDK TK 217: 2.000.000 (chi tiết nhà cho thuê), TK 2147: 50.000
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Hết hạn cho thuê nhà, Công ty chi tiền mặt trả lại tiền ký cược đã nhận 2
năm trước đây (tiền ký cược là 28.000) – sau khi trừ tiền cho thuê lần cuối (tháng
trước) là 20.000/tháng, thuế GTGT 10%.
2. Chi phí tân trang, sữa chữa nhà cho thuê đã thanh toán bằng tiền tạm ứng là
2.000, thuế GTGT 10%.
3. Tiếp tục ký hợp đồng cho thuê nhà với giá 15.000/tháng, VAT 10%. Nhận
tiền ký cược bằng TGNH 30.000. Đồng thời nhận trước tiền thuê 3 tháng theo hợp
đồng bằng TGNH.
4. Chuyển TGNH (VND) thanh toán tiền mua miếng đất với giá 100 lượng
vàng SJC, giá tính chuyển đổi 12.000/lượng. Chi phí khác đã chi bằng TM là
100.000. Uớc tính sẽ bán ở tháng sau.
5. Cuối tháng chuyển 1 nhà kho có nguyên giá 300.000, đã khấu hao 50.000
(tính khấu hao cả tháng này) đang dùng ở BPSX– cho thuê.
6. Xác định kết quả cho thuê nhà.
Yêu cầu: Tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

You might also like