MD - He Thong Bai Tap

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Chương 2: Transformer (Máy biến áp)

2.1
Một máy biến áp 1 pha 10KVA, 2400 /240 V; có điện áp và công suất khi thí nghiệm ngắn mạch là
132 V và 205W. Khi máy phát 5KW cho tải có hệ số công suất 0,82 trễ ở điện áp 240V. Tính:
a/ Điện trở và điện kháng tương đương của mạch thay thế đơn giản của MBA.
b/ Điện áp vào sơ cấp và phần trăm biến thiên điện áp thứ cấp.
c/ Hiệu suất của máy biến áp với tải trên. Biết tổn hao lõi thép là 35W.

2.2.
Một máy biến áp 1 pha 1,5KVA, 220 / 110 V; có các thông số: R1=0,3Ω; R2=0,1Ω; X1=1,2Ω;
X2=0,4Ω. Khi máy phát 10A cho tải có hệ số công suất 0,85 trễ ở điện áp 110V. Tính:
a/ Điện trở và điện kháng tương đương, công suất ngắn mạch.
b/ Phần trăm biến thiên điện áp thứ cấp.
c/ Hiệu suất của máy biến áp nếu biết tổn hao lõi thép là 36W

2.3
Một máy biến áp 1 pha 25KVA, 440/220 V; được thử ngắn mạch và cho kết quả sau: điện áp ngắn
mạch=45V; công suất ngắn mạch=1000 W. Máy cung cấp công suất 21KVA cho tải có hệ số công
suất 0,86 sớm ở điện áp 220V. Tính:
a/ Điện trở và điện kháng ngắn mạch tương đương
b/ Phần trăm biến thiên điện áp thứ cấp

2.4
Cho máy biến áp 1 pha 100KVA, 2200V/110V, 50Hz có các thông số sau: R1=0,22; R2=0,5m;
X1=2; X2=5m, POC=880W, IOC =2% I1rated, USC=4% U1rated
a/ Tính các giá trị Req và Xeq, Rc, Xm của máy biến áp.
b/ Khi máy phát tải định mức ở hệ số công suất là 0,8 trễ ở điện áp 110V cho tải. Tính độ biến thiên
điện áp thứ cấp phần trăm.
c/ Tính hiệu suất ứng với tải ở câu b.

2.5
[1]: 2.4 (p.105)

2.6
[1]: 2.11 (p.106);

1
2.7
[1]: 2.15 (p.106)

2.8.
[5]: 6.10 (p.155)

2
2.9
[5]: 6.12 (p.156)

2.10.
[5]: 6.22 (p.157)

Chương 3: Induction Motor (Động cơ không đồng bộ)


3.1
Động cơ không đồng bộ 3 pha 6000W; 220V/380V - /Y; f = 50Hz; 4 cực, HSCS= 0,9; hiệu suất =
90%; tổn hao lõi thép = 200W; tổn hao cơ = 150W; điện trở mỗi pha stator R1 = 0,69. Khi điện áp
nguồn là 380V. Khi động cơ làm việc ở định mức.
a/ Tính công suất tác dụng và phản kháng động cơ tiêu thụ từ nguồn
b/ Tốc độ quay rotor và momen định mức

3.2
Cho một động cơ không đồng bộ 3 pha 8kW; 1440 vòng/phút; 380V; 50Hz; 4 cực; đấu hình Y; có
các thông số mạch tương đương như sau : R1 = 0,21 ; R2= 0,155; X1=X2=0,55: Xm=15,59 ;
Dùng mạch tương đương đơn giản của động cơ. Tính:
a/ Dòng định mức và momen định mức
b/ Dòng mở máy và momen mở máy trực tiếp
c/ Khi mở máy bằng biến áp tự ngẫu, tính tỉ số a của biến áp sao cho dòng mở máy bằng 2 lần dòng
định mức

3.3
Một động cơ không đồng bộ 3 pha rotor dây quấn có các thông số như sau:
R1 = 0,022Ω, R2 = 0,016Ω, X1 = X2 = 0,045Ω, Xm = 17Ω

3
Động cơ có 4 cực, các cuộn dây stator nối hình sao, tần số định mức 60Hz và điện áp định mức
380V, tốc độ định mức là 1710 vòng / phút. Tính:
a/ Dòng định mức
b/ Công suất điện từ và tổn hao đồng rotor

3.4
Một động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc 220V, 50Hz, 4 cực, đấu Y, có các thông số : R 1 = R2=
0,24; X1 = X2 = 0,25 : Xm = 9 . Bỏ qua tổn hao cơ và tổn hao lõi thép. Khi động cơ làm việc
ở hệ số trượt bằng 3%. Tính:
a/ Công suất điện từ và công suất có ích trên trục động cơ
b/ Momen cực đại và hệ số trượt tương ứng
c/ Dòng mở máy trực tiếp

3.5
Cho một động cơ không đồng bộ 3 pha 8kW; 1455 vòng/phút; 380V; 50Hz; 4 cực; đấu hình ; có
các thông số mạch tương đương như sau : R1 = 0,25 ; R2= 0,17; X1 = X2 = 0,6 : Xm = 15,5 ;
Dùng mạch tương đương đơn giản của động cơ. Tính :
a/ Dòng định mức
b/ Dòng mở máy và momen mở máy
c/ Tính dòng mở máy và momen mở máy khi dùng phương pháp đổi nối Y-

3.6
Cho một động cơ không đồng bộ 3 pha 1440 vòng/phút; 380V; 50Hz; 4 cực; đấu hình ; có các
thông số mạch tương đương như sau: R1 = 0,25 ; R2= 0,16; X1 = X2 = 0,5 : Xm = 19 . Khi
động cơ làm việc ở tốc độ định mức, tính :
a/ Dòng định mức và hệ số công suất định mức
b/ Công suất định mức, hiệu suất và momen định mức. Biết tổn hao cơ là 400W.
c/ Dòng mở máy trực tiếp.
d/ Tính điện trở mở máy Rm mắc nối tiếp với động cơ sao cho dòng mở máy giảm 1,5 lần.

3.7
Cho động cơ không đồng bộ 3 pha 4 cực, 50Hz, 460V, dây quấn stator đấu Y, có các thông số qui
đổi về stator như sau: R1=0,14; R2=0,12; X1=X2=0,75; Xm=22. Khi động cơ đang làm việc
ở tốc độ 1447 vòng/phút. Dùng mạch tương đương đơn giản, hãy tính:
a/ Dòng vào động cơ, hệ số công suất và công suất tác dụng động cơ tiêu thụ.
b/ Tính công suất ra và momen ra, biết tổn hao cơ là 200W.
c/ Momen cực đại và hệ số trượt tới hạn

3.8
Cho một động cơ không đồng bộ 3 pha; 1730 vòng/phút; 380V; 60Hz; 4 cực; đấu hình Y; có các
thông số mạch tương đương như sau: R1 = 0,15 ; R2= 0,18; X1 = X2 = 0,7 : Xm = 22 ; Dùng
mạch tương đương đơn giản của động cơ. Tính:
a/ Dòng tiêu thụ của động cơ và hệ số công suất
b/ Công suất ra và momen cản của tải. Bỏ qua tổn hao cơ
c/ Dòng mở máy và momen mở máy trực tiếp. Dòng và momen mở máy khi dùng qua biến áp tự
ngẫu có tỉ số biến áp a = 1.5

3.9

4
[1]: 6.3 (p.349)

3.10
[1]: 6.13(352)

3.11
[1]: 6.22(354)

3.12
[5]: 7.2 (p.202)

5
3.13
[5]: 7.23 (p.206)

3.14
[5]: 7.26 (p.206)

Chương 4: SYNCHRONOUS MACHINES (Máy điện đồng bộ)


4.1
Một động cơ đồng bộ 3 pha 380V, 4 cực, 50Hz, đấu Y. Người ta điều chỉnh dòng kích từ sao cho
điện áp dây lúc không tải bằng 450V và góc công suất bằng 12 độ điện. Điện trở phần ứng 0,6Ω/pha
và điện kháng đồng bộ 2,5Ω/pha. Tổng tổn hao ma sát + quạt gió + lõi thép + phụ là 700W. Tính:
a/ Dòng dây, hệ số công suất, xác định sớm hay trễ pha
b/ Công suất ra và hiệu suất

4.2
Một máy phát đồng bộ 120KVA, 380V, đấu Y, điện trở phần ứng 0,15  và điện kháng đồng bộ
1,25 . Khi máy phát làm việc ở định mức với hệ số công suất là 0,8 trễ. Tính:
a/ Dòng định mức của máy phát.
b/ Sức điện động phần ứng
c/ Độ biến thiên điện áp phần trăm

4.3
Một nhà máy có nhiều động cơ không đồng bộ với tổng công suất là 1100HP, với cos trung bình
là 0,78 và hiệu suất trung bình là 0,88. Tính công suất KVA của máy bù đồng bộ để nâng cos thành
1. Bỏ qua tổn hao của máy bù.

4.4
Một nhà máy tiêu thụ 160KW với hệ số công suất là 0,65 trễ. Người ta muốn nâng HSCS lên thành
0,9 trễ bằng cách dùng 1 động cơ đồng bộ làm việc ở chế độ không tải và quá kích từ.

6
a) Tính công suất biểu kiến của động cơ đồng bộ, biết rằng tổn hao không tải của nó là 10KW.

b) Khi đó, tính sức điện động pha E0 của động cơ, biết điện kháng đồng bộ là 3,5, điện áp định
mức là 380V, đấu hình Y (bỏ qua điện trở phần ứng).

4.5
Một máy phát đồng bộ 3 pha 320KVA, 660V, đấu Y có điện trở phần ứng 0,2/pha và điện kháng
đồng bộ 1,4. Khi máy phát ¾ tải với hệ số công suất bằng 0,8 trễ. Tính:
a/ Độ biến thiên điện áp phần trăm
b/ Hiệu suất của máy phát biết rằng tổn hao không tải = 10% công suất định mức và bỏ qua tổn hao
kích từ.

4.6
Một tải tiêu thụ 550KW với hệ số công suất bằng 0,85 trễ. Người ta muốn nâng hệ số công suất lên
bằng 0,95 trễ bằng cách dùng một động cơ đồng bộ chạy không tải và quá kích từ. Tính công suất
biểu kiến của của động cơ đồng bộ biết rằng tổn hao không tải của nó là 15KW

4.7
[5]: 8.8 (p.282)

4.8
[5]: 8.9 (p.206)

4.9
[5]: 8.12 (p.283)

4.10
[5]: 8.25 (p.295)

7
4.11. [5]: 8.26 (p.296)

Chương 5: DC MACHINES (Máy điện một chiều)

5.1
Động cơ DC hỗn hợp 110hp, 250V, 1700rpm. Cho điện trở phần ứng 0,02; điện trở cuộn kích từ
nối tiếp 0,06; điện trở kích từ song song 80. Hiệu suất đầy tải là 85%. Lúc đầy tải, tính:
a/ Dòng động cơ tiêu thụ từ lưới
b/ Công suất điện từ
c/ Tổn hao kích từ nối tiếp, kích từ song song, tổn hao phần ứng

5.2
Một động cơ DC kích từ song song 21HP, 220V, 1450 vòng/phút; hiệu suất = 95%, có điện trở mạch
kích từ = 100 ; điện trở phần ứng = 0,25 . Khi động cơ làm việc ở định mức. Tính:
a/ Dòng định mức của động cơ.
b/ Sức điện động phần ứng.
c/ Tốc độ mới của động cơ khi dòng vào giảm 2 lần. Biết dòng kích từ không đổi.
d/ Điện trở mở máy mắc nối tiếp với phần ứng để dòng mở máy bằng 3 lần dòng định mức.

5.3
Một động cơ DC kích từ hỗn hợp cộng 250V, vận hành ở 125A và 1860 vòng/phút. Điện trở phần
ứng 0,06Ω, điện trở cuộn kích từ song song 62Ω, và điện trở cuộn kích từ nối tiếp 0,04Ω. Biết tổn
hao quay là 1100W. Tính:
a/ Sức điện động phần ứng.
b/ Công suất có ích trên trục và hiệu suất động cơ.
c/ Momen không tải và momen ra.

5.4. Cho động cơ DC kích từ nối tiếp 15HP, 120V, có điện trở phần ứng = 0,22 . Điện trở cực từ phụ
= 0,06 ; điện trở cuộn kích từ nối tiếp = 0,09 ; hiệu suất lúc đầy tải là 90% và vận tốc đầy tải là
700 vòng / phút.

8
a/ Tính dòng và sức điện động lúc đầy tải.
b/ Tính vận tốc lúc dòng là 95 A.
c/ Tính điện trở mở máy sao cho momen mở máy bằng 200% momen định mức.
Biết mạch từ chưa bão hoà và bỏ qua momen không tải
5.5
Một máy phát DC kích từ hỗn hợp 65KW, 250V, có điện trở mạch kích từ song song là 80, điện
trở dây quấn phần ứng là 0,09, điện trở cuộn kích từ nối tiếp là 0,06. Tổn hao cơ, sắt từ và phụ
bằng 4% công suất định mức. Lúc máy làm việc định mức, tính:
a/ Sức điện động lúc đầy tải
b/ Hiệu suất lúc đầy tải

5.6
Một động cơ DC kích từ song song có các thông số : điện áp định mức 120V; điện trở phần ứng
0,15; điện trở phần cảm 250. Khi làm việc ở định mức động cơ tiêu thụ 2,5KW. Tính:
a/ Sức điện động phần ứng
b/ Tính điện trở Rm nối thêm vào mạch phần ứng để dòng mở máy bằng 3 lần dòng định mức

5.7
[1]: 7.9 (p.400);

5.8
[1]: 7.16 (p.402)

5.9
[5]: 9.9 (p.333)

5.10
[5]: 9.17(p.335)

9
5.11
[5]: 9.33(p.338)

5.12
[5]: 9.36 (p.338)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. A. E. Fitzgerald, Charles Kingsley Jr., Stephen D. Umans, [2003], Electric Machinery, 6e, Mc Graw
Hill.
[2]. Dino Zorbas, [2015], Electric Machines: Principles, Applications, and Control Schematics, 2e,
CengageLearning.
[3]. Theodore Wildi, [2003], Electrical Machines, Drives and Power Systems, 5e, Prentice Hall.
[4]. Nguyễn Hữu Phúc, [2010], Kỹ thuật điện 2 (Máy điện quay), Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp.
HCM.
[5]. Nguyễn Kim Đính, [2015], Kỹ thuật điện, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Tp. HCM.

10

You might also like