Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


⸺🙦🙤⸺

TOÀN VĂN NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH


Môn học: Triết học Mác – Lênin

Hồ Chí Minh – Năm 2023


MỤC LỤC
I. NỘI DUNG ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH 3
II. TOÀN VĂN NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH 3
1. Tìm hiểu lực lượng sản xuất? 3
2. Tìm hiểu quan hệ sản xuất là gì? 3
3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. 4
4. Có thể tạo ra khả năng quan hệ sản xuất đi trước một bước để mở đường
cho lực lượng sản xuất phát triển hay không? Vì sao? 5
5. Đảng và Nhà nước Việt Nam có những biện pháp gì nhằm cải tạo quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? 7
a.Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 8
b. Mở rộng thị trường bằng việc giao thương với nước ngoài 8
c.Tiếp thu những thành tựu về khoa học và công nghệ, về kinh tế tri thức8
III. THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN 9

I. NỘI DUNG ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH


Trình bày quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. Có thể tạo ra khả năng quan hệ sản xuất đi trước một bước
để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển hay không? Vì sao? Đảng và
Nhà nước Việt Nam có những biện pháp gì nhằm cải tạo quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất?

II. TOÀN VĂN NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH


1.  Tìm hiểu lực lượng sản xuất?
Vậy lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan
hệ giữa con người và giới tự nhiên trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật
chất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Là thước đo quan trọng trong sự tiến
bộ của xã hội loài người. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động
với tư liệu sản xuất.
Người lao động: là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao
động và năng lực sáng tạo trong quá trình sản xuất của xã hội, là chủ thể sáng
tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng mọi của cải vật chất xã hội. Tư liệu sản
xuất: Là toàn bộ điều kiện vật chất cần thiết để con người tiến hành quá trình
lao động sản xuất , được xem là yếu tố thiết yếu của lực lượng sản xuất. Nó bao
gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Đối tượng lao động: là một bộ phận của giới tự nhiên được con người
đưa vào sản xuất để tạo ra của cải, bao gồm cả những cái có sẵn trong tự nhiên
(tôm cá, gỗ, khoáng sản,...) và cả dạng nhân tạo (sắt, thép, vải,...). Tư liệu lao
động: là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người dùng để tác động lên đối
tượng lao động để tạo ra sản phẩm (cuốc, xẻng trong nông nghiệp, máy cưa cắt
gỗ, máy khâu may đồ,...). Gồm 2 yếu tố là phương tiện lao động và công cụ
lao động.
Phương tiện lao động: là yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụ
lao động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động. Công cụ
lao động: là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác
động vào đối tượng lao động. 
Trong toàn bộ yếu tố của lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tố
không thể thiếu, là chủ thể sáng tạo có vai trò quyết định nhất, sử dụng trí tuệ
để chế tạo và vận dụng công cụ lao động vào quá trình sản xuất.

2. Tìm hiểu quan hệ sản xuất là gì?


Còn quan hệ sản xuất là gì? Biểu hiện mối quan hệ giữa người với
người trong quá trình sản xuất. Cũng giống như lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống xã hội. Nó có tính khách quan và tồn tại độc
lập với ý muốn chủ quan của con người, thể hiện sự đặc trưng của mỗi hình
thái kinh tế - xã hội nhất định. 
Quan hệ sản xuất bao gồm các kết cấu sau: Quan hệ sở hữu về tư liệu
sản xuất, Quan hệ tổ chức quản lý, Quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Ba
mặt nói trên có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau, mỗi mặt đều có
tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm qua lại, trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất có ý nghĩa quyết định đối với những quan hệ khác.

3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại mối quan hệ biện
chứng chặt chẽ với nhau. Chúng phụ thuộc và tác động lẫn nhau tạo thành quy
luật xã hội cơ bản của lịch sử loài người. Quy luật thể hiện động lực và xu thế
phát triển của lịch sử.
 Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực
lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi của
quan hệ sản xuất. Nhưng chỉ làm biến đổi cục bộ chứ không thể thay đổi toàn
diện bởi quy luật này thể hiện sự cân đối hài hòa của bản chất mối quan hệ
trên. 
Lực lượng sản xuất được xem là nội dung của quá trình sản xuất có xu
hướng phát triển và biến đổi thường xuyên, còn quan hệ sản xuất là hình thức
xã hội của sản xuất có yếu tố tương đối ổn định và bảo thủ. Lực lượng sản xuất
vận động, phát triển không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối
của quan hệ sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất từ chỗ là “hình thức phù hợp”,
“tạo địa bàn” phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “xiềng xích” kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất. 
Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất
mới trong lịch sử, quyết định nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Bằng
năng lực nhận thức và thực tiễn, con người phát hiện và giải quyết mâu thuẫn,
thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới một nấc
thang cao hơn. 
Do đó, sự phù hợp giữa chúng tạo động lực giúp cho sản xuất phát triển
cân đối, có hiệu quả giữa các yếu tố, làm tăng năng suất lao động, đồng thời
giảm chi phí và thời gian sản xuất.
 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất
Trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ sản xuất giữ vai trò hình thức
kinh tế của quá trình sản xuất, là tiền đề tạo ra mục tiêu thích hợp cho lực
lượng sản xuất. Do đó, quan hệ sản xuất đã tác động trở lại, quy định mục đích,
cách thức sản xuất và phân phối những lợi ích từ quá trình sản xuất, gây ra tác
động trực tiếp tới thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng cũng như
hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động và ngược lại. Từ
đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. 
Sự phù hợp giữa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo động
lực và điều kiện giúp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 
Ngược lại, khi quan hệ sản xuất lỗi thời do tính chất ổn định không còn
phù hợp với tính chất vận động của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm, thậm chí
phá hoại lực lượng sản xuất.

Ý NGHĨA: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất có ý nghĩa phương pháp luận vô cùng quan trọng. Việc
nhận thức đúng đắn quy luật này sẽ giúp cho việc nắm bắt quan điểm, hoạch
định và vận dụng đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức rõ sự
đổi mới trong tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. => KẾT LUẬN: Đây
được xem là quy luật cơ bản, chi phối sự vận động của xã hội loài người và
không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp. Khi cả hai không đồng nhất, phù
hợp với nhau thì sẽ tạo ra mâu thuẫn về mặt xã hội được gọi là mâu thuẫn giai
cấp và chỉ mang tính chất tạm thời. Khi đó mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
mới và quan hệ sản xuất cũ sẽ được giải quyết bằng cách thay thế quan hệ sản
xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất.
4. Có thể tạo ra khả năng quan hệ sản xuất đi trước một bước
để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển hay không?
Vì sao?
Câu trả lời là không!
Đầu tiên ta quay lại bản chất của vật chất là gì: “Vật chất là phạm trù
triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”[2]. Từ khái niệm vật chất là gì, chúng ta có thể
thấy vật chất xuất hiện dưới rất nhiều hình dạng từ vật thể đến quy luật…Lực
lượng sản xuất nếu xét rõ ràng thì cũng gọi là vật chất.
Cụ thể hơn, xét về nhân tố con người, các yếu tố ảnh hưởng như tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng và sáng tạo sẽ rất đặc trưng ở mỗi người và cũng đặc
trưng trong quần thể. Tức là yếu tố con người có tính đặc trưng(cá nhân) nhưng
đây nếu không cẩn thận sẽ có tính chủ quan. Vậy cần xét tới những tính đặc
trưng thực sự khách quan, ví dụ mà có thể đưa ra như các bài đánh giá năng
lực, trình độ tiếng Anh, IQ…Vì nó có tính khách quan nên độc lập với nhận
thức, và có thể được nhận thức tác động lại, nó là vật chất.
Ngoài ra, tư liệu sản xuất gồm công cụ lao động, phương tiện lao động
và đối tượng lao động. Công cụ lao động có thể hiện đại hoặc thô sơ cũng như
phương tiện lao động tiện nghi hay lạc hậu, đối tượng lao động cũng rất đa
dạng. Nhưng nhìn chung tư liệu sản xuất mang tính khách quan và cũng tồn tại
độc lập với nhận thức, từ đó cho thấy tư liệu sản xuất cũng là một dạng vật
chất.
Ứng dụng biện chứng duy vật, quan hệ sản xuất ở đây đóng vai trò như
nhận thức, ý thức. Quan hệ sản xuất không thể thay đổi liền lực lượng sản xuất
nhưng có thể tác động ngược lại và thay đổi lực lượng sản xuất dần dần. Điều
này quả đúng vì ý thức theo Lênin cũng có khả năng tương tự và ý thức không
thể quyết định được vật chất(quan hệ sản xuất không thể đi trước để mở đường
cho lực lượng sản xuất được).
Phản chứng, nếu cho ý thức(quan hệ sản xuất) quyết định vật chất(lực
lượng sản xuất) thì tức là ngược lại với duy vật chính là duy tâm. Tuy nhiên
chủ nghĩa duy tâm căn bản có nhiều vấn đề vẫn luôn tồn đọng. Xét chủ nghĩa
duy tâm chủ quan, ta thấy góc nhìn rất chủ quan và mang tính cá nhân, không
đa dạng và linh hoạt như cách thế giới hoạt động. Ví dụ: mọi thứ đều tạo từ lửa
của Heraclitus là do ông nhìn thấy sự phát triển từ tro bụi. Còn chủ nghĩa duy
tâm khách quan lại mang tính quá phiến diện, ví dụ như Hội thánh Đức chúa
trời. 
Vốn dĩ lực lượng sản xuất thật sự rất đa dạng và liên tục thay đổi, nên
không thể dùng một cái khuôn(quan hệ sản xuất) để dẫn đường hay quyết định
lực lượng sản xuất phát triển. Song, quan hệ sản xuất lại phải luôn đi song song
thay đổi và linh hoạt với lực lượng sản xuất tạo nên sự vận động liên tục của
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Thêm nữa, nếu dùng quan hệ sản xuất
để áp đặt lực lượng sản xuất phát triển thì cũng sẽ đến thời điểm quan hệ sản
xuất đó bị loại trừ do tính thay đổi của lực lượng sản xuất. Vậy lúc đó chẳng lẽ
lại áp đặt thêm một cái quan hệ sản xuất mới vượt trước hay lạc hậu lực lượng
sản xuất, đó là đi ngược lại với phương thức sản xuất!
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động,
phát triển không ngừng sẽ mâu thuẫn với tính “đứng im" tương đối của quan hệ
sản xuất. Quan hệ sản xuất từ chỗ là "hình thức phù hợp", "tạo địa bàn" phát
triển của lực lượng sản xuất trở thành "xiềng xích" kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất xã hội là phải xoá bỏ quan
hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất đã phát triển. C.Mác đã nêu tư tưởng vai trò của sự phát triển
lực lượng sản xuất đối với việc thay đổi các quan hệ xã hội: “Những quan hệ xã
hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực
lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, và do
thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của minh, loài người thay đổi
tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội
có lãnh chúa các cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công
nghiệp."
Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất
mới trong lịch sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất.
Con người bằng năng lực nhận thức và thực tiễn, phát hiện và giải quyết mâu
thuẫn, thiết lập sự phù hợp mới làm cho quá trình sản xuất phát triển đạt tới
một nấc thang cao hơn.
Nếu quan hệ sản xuất “đi sau” hay “vượt trước" trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất đều là không phù hợp. Sự phù hợp không có nghĩa là đồng
nhất tuyệt đối mà chỉ là tương đối, trong đó chứa đựng cả sự khác biệt. Sự phù
hợp diễn ra trong sự vận động phát triển, là một quá trình thường xuyên nảy
sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn. [2]
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, do những điều kiện khách quan và chủ
quan quy định, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất có những đặc điểm tác động riêng. Sự phù hợp giữa quan hệ
sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi tất yếu thiện lập
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Phương thức sản xuất xã hội chủ
nghĩa dần dần loại trừ đối kháng xã hội. Sự phù hợp không diễn ra “tự động”,
đòi hỏi trình độ tự giác cao trong nhận thức và vận dụng quy luật. Quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ
nghĩa có thể bị "biến dạng" do nhận thức và vận dụng không đúng quy luật.
“Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ
sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có
những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.” [3]
Ví dụ: Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng miền Bắc, bước vào xây dựng
chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực” của quan
hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để
tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Có những nơi nông dân bị
bắt ép đi vào các hợp tác xã, mở rộng nông trường quốc doanh mà không tính
đến lực lượng sản xuất còn rất lạc hậu. Người lao động không được chú trọng
về cả trình độ và thái độ lao động, đáng ra là chủ thể của sản xuất nhưng lại trở
nên thụ động trong cơ chế quan liêu bao cấp. Nước ta quá nhấn mạnh sở hữu tư
liệu sản xuất theo hướng tập thể hóa, cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ
sản xuất mới, từ đó người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động. Quan hệ
sản xuất lên quá cao, tách rời với lực lượng sản xuất. Hậu quả là sản xuất bị
kìm hãm, đời sống nhân dân đi xuống nhanh chóng. Đến cuối năm 1985
(12/1985), giá bán lẻ hàng hóa tăng 845.3%), năng suất lao động quá thấp, kinh
tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. [4]
5. Đảng và Nhà nước Việt Nam có những biện pháp gì nhằm cải
tạo quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất?
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong gần 40 trở lại đây, đất
nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó, có thành tựu về sự phù hợp của quan hệ
sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta.Không chỉ
dừng lại ở đó, trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc nhanh
chóng phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với từng bước hoàn thiện quan hệ
sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế
đang càng là một yêu cầu cấp thiết.
Để thực hiện điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã, đang và sẽ phải tiếp tục
thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường. Xác định được
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam “có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng, minh bạch và lành mạnh.
Ví dụ: Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (3-1989), Đảng ta đã khẳng
định: “Thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, coi đây
là chính sách có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi
lên chủ nghĩa xã hội; trong đó mọi người được tự do làm ăn theo pháp luật; các
đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau,
bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp
luật”. 
a.  Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đảng ta đã đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một
số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô
thị lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa: 
Một số hoạt động tiêu biểu như:
     Xây dựng các tuyến cao tốc Bắc-Nam,Đông-Tây nối liền nền kinh tế trong
nước và thông thương với nước ngoài 
    Nhiều tuуến đường cao tốc t đã được хâу dựng như Hà Nội - Lào Cai,  Thành
phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu —> làm giảm đáng kể thời gian ᴠận chuуển, thời
gian lưu thông hàng hóa giảm 30-50%.  
    Nhiều câу cầu đã được хâу dựng như cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân, cầu Thanh
Trì —> hiện đại hóa nền kinh tế đất nước. 

b. Mở rộng thị trường bằng việc giao thương với nước ngoài
Để làm được điều đó thì Đảng và Nhà nước đã chú trọng việc
tham gia các tổ chức nhằm mang lại tính chủ động cho nền kinh tế Việt
Nam:
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước, Chính phủ luôn quan
tâm đến việc xây dựng đội ngũ nhân lực, đặc biệt việc đào tạo, thu hút,
trọng dụng nhân tài. Về cơ bản, chủ trương, luật và các chính sách về
phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và trọng dụng nhân tài đã khá đầy
đủ, phản ánh rõ nét nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trò, tầm
quan trọng của nhân tài và sự cần thiết phải thu hút, trọng dụng nhân tài
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để các chủ
trương, luật, chính sách về Hội nhập quốc tế
Ví dụ:Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các
quan hệ song phương và tổ chức đa phương, như ASEAN, APEC,
ASEM, WTO... Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư,,mở rộng thị
trường xuất nhập khẩu, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc
tế. 
c. Tiếp thu những thành tựu về khoa học và công nghệ, về kinh tế tri
thức
Khi thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá đất nước, chúng ta cần
hiểu rõ thời đại nói chung, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật của thế
kỷ XX nói riêng để có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc
tế.
Đảng ta rất chú trọng đến việc kế hợp chặt chẽ khoa học và công
nghệ, giáo dục và đào tạo theo các phương hướng chủ yếu sau: 
  Sản xuất và ứng dụng công nghệ mới tại Nhà máy thủy điện Sơn
La 
  Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp: tạo ra nhiều giống lúa
mới có năng suất cao... 
 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học tự nhiên
và công nghệ tiên tiến trong tất cả các ngành sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, quản lý và quốc phòng - an ninh"
⇒Áp dụng các biện pháp tích cực và có tính toàn cầu hóa, trong 37 năm qua đất
nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường
xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; trong đó có thành
tựu quan trọng về nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. 
 

You might also like