Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI TẬP NHÓM

PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ


KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Tên nhóm: NHÓM 2

Môn học: LUẬT ĐẤT ĐAI

Giảng viên: ThS. LÊ THỊ THUỲ NHI

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2

1. TRỊNH THANH SƠN

2. TRẦN LÊ HOA MAI

3. NGUYỄN THỊ CHÂU TRINH

4. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

5. NGUYỄN PHAN NHẬT TIẾN

6. NGUYỄN TRỌNG CƯỜNG

7. NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀ

8. TẠ THỊ NHƯ Ý

9. CAO PHƯƠNG UYÊN

2
Mục Lục
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 4
1. Lời mở đầu...........................................................................................................4
2. Kết cấu của đề tài..............................................................................................5
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ
NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ......................................................................................6
1. Khái niệm về bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại
tỉnh TT Huế...................................................................................................6
2. Cơ sở pháp luật của việc quy định bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp tại TT Huế.....................................................................8
3. Ý nghĩa của việc bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp tại TT Huế..........................................................................................9
4. Các yếu tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế...............................................10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT…...............11
1. Thực trạng các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế..................................11
2.Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................22
1. Giải pháp…....................................................................................................22
2. Kiến nghị........................................................................................................26
CHƯƠNG 4: SO SÁNH DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI….................................28
KẾT LUẬN…............................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO…..............................................................................36

3
MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Việt Nam là một nước có nghề trồng lúa nước truyền thống với khoảng 70% dân số là nông
dân. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được trong sản xuất
nông, lâm nghiệp. Trong thế giới hiện đại, vấn đề an ninh lương thực đang là một trong những
thách thức mang tính toàn cầu. An ninh lương thực gắn liền với đất nông nghiệp. Vì vậy, việc
bảo vệ chặt chẽ đất nông nghiệp là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu khách quan đặt ra là phải chuyển một tỉ
lệ đất nông nghiệp thích hợp sang đất xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị
mới và xây dựng cơ sở hạ tầng,…phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Để giải quyết yêu cầu
này, Nhà nước thực hiện thu hồi đất của người sử dụng đất nông nghiệp. Thu hồi đất không
đơn giản chỉ là việc làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với
một diện tích đất nông nghiệp nhất định. Hành động này để lại những hậu quả về kinh tế - xã
hội cần kịp thời giải quyết nhằm duy trì sự ổn định chính trị, xã hội. Thực tế cho thấy đây là
công việc khó khăn, phức tạp và thường phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai gay gắt,
nóng bỏng. Bởi lẽ, nó “đụng chạm” trực tiếp đến những lợi ích thiết thực không chỉ của người
sử dụng đất mà còn của Nhà nước, của xã hội và lợi ích của các doanh nghiệp, chủ đầu tư. Chỉ
khi nào Nhà nước giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể này thì việc thu hồi đất mới không
tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài gây mất ổn định chính trị - xã hội. Dẫu vậy,
không phải trong bất kỳ trường hợp thu hồi đất nào, Nhà nước, người sử dụng đất và các nhà
đầu tư cũng tìm được “tiếng nói” đồng thuận; bởi lẽ, người bị thu hồi đất chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất từ việc thu hồi đất nông nghiệp, họ là người bị mất đất sản xuất nông nghiệp - mất tư
liệu sản xuất quan trọng nhất, trở thành người thất nghiệp và đời sống gia đình rơi vào hoàn
cảnh khó khăn, v.v.. Hơn nữa, thu hồi đất nông nghiệp còn đặt ra thách thức mà xã hội phải giải
quyết; đó là việc giảm sút diện tích đất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực
quốc gia, làm giảm sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm… Nhận thức được những thách thức do
việc thu hồi đất nông nghiệp gây ra cho sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà

4
nước ta đã có nhiều quan điểm, đường lối, chính sách và ban hành pháp luật về bồi thường khi
thu hồi đất nông nghiệp nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của người sử dụng đất, lợi ích của xã
hội và lợi ích của nhà đầu tư. Mặc dù vậy, thực tế thi hành pháp luật đất đai nói chung và thi
hành các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng vẫn bộc lộ những hạn chế,
thiếu sót. Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, khiếu kiện liên quan đến bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất vẫn chiếm khoảng 70% tổng số các vụ việc khiếu kiện về đất đai. Điều này có
nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về thu hồi đất và bồi thường có những nội dung còn chưa
phù hợp với thực tiễn, như các quy định về giá đất bồi thường; quy định về cơ chế thu hồi đất
sử dụng vào mục đích kinh tế; quy định về thời điểm xác định giá bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư v.v.. Để khắc phục những hạn chế này, cần có sự đánh giá một cách toàn diện cả về lý luận
và thực tiễn thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để đưa ra
các giải pháp hoàn thiện.

2. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tham khoả, đề tài đựơc cấu trúc thành 4
chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Pháp luật về bồi thương, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
qua thực tiễn thi hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chương 2: Thực trạng quy định của pháp luật

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị

Chương4: So sánh dự thảo Luật đất đai

5
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUA THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Khái niệm về bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại
tỉnh TT Huế
1.1 Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế
Khái niệm: Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là một chính sách của nhà
nước nhằm đền bù cho người dân, hộ gia đình, các tổ chức và doanh nghiệp có đất nông nghiệp
bị thu hồi.
Quy định về bồi thường trong trường hợp này được quy định trong Luật đất đai năm 2013
và các văn bản hướng dẫn liên quan khác.
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế, khái niệm chính liên quan đến việc
bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng là:
- Bồi thường đất: Đây là hình thức bồi thường mà Nhà nước cung cấp để đền bù cho người dân
bị ảnh hưởng khi đất của họ bị thu hồi. Bồi thường đất thường được tính dựa trên giá trị thị
trường của đất và được xác định bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người dân bị ảnh
hưởng có thể nhận được tiền bồi thường đất hoặc chọn lấy đất thay vì tiền.
- Bồi thường tài sản và công trình: Ngoài việc bồi thường đất, Nhà nước cũng sẽ bồi thường
cho người dân bị ảnh hưởng các tài sản và công trình mà họ đã xây dựng trên đất thu hồi. Các
tài sản và công trình này bao gồm nhà cửa, vườn cây, trang thiết bị, v.v. Bồi thường này cũng
được xác định dựa trên giá trị thị trường của tài sản và công trình.
Việc bồi thường giúp đền bù cho những thiệt hại mà người dân bị ảnh hưởng gánh chịu do
việc thu hồi đất nông nghiệp, đồng thời cũng là một trong những quy định pháp luật nhằm đảm
bảo quyền lợi cho người dân.
1.2 Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế:
Khái niệm: Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là một trong những chính sách của
Nhà nước nhằm đảm bảo cho người dân, hộ gia đình, các tổ chức và doanh nghiệp bị thu hồi
đất được hỗ trợ trong việc tái định cư và tái lập sản xuất, kinh doanh.

6
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế, có hai khái niệm chính liên quan đến
hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, đó là:
trợ tái định cư: Đây là hình thức hỗ trợ mà Nhà nước cung cấp để giúp người dân bị ảnh hưởng
có thể tái định cư và tìm kiếm nơi ở mới. Hỗ trợ tái định cư có thể bao gồm việc cung cấp khu
đất mới, xây dựng nhà ở mới, hỗ trợ vật chất, tài chính, giáo dục, y tế, v.v. Để đảm bảo việc tái
định cư diễn ra thuận lợi và đúng quy trình, Nhà nước cũng cung cấp các hướng dẫn, quy định
liên quan đến việc tái định cư.
- Hỗ trợ về tài chính: Người dân, hộ gia đình, các tổ chức và doanh nghiệp sở hữu đất nông
nghiệp bị thu hồi sẽ được hỗ trợ tài chính để tái định cư, xây dựng nhà ở và tái lập sản xuất,
kinh doanh. Hỗ trợ này bao gồm các khoản chi phí như chi phí xây dựng, mua sắm tài sản sản
xuất, chi phí thuê nhà tạm, chi phí giáo dục, tài chính để giải quyết các khoản nợ...
- Hỗ trợ về đất đai: Nhà nước cung cấp đất đai cho người dân, hộ gia đình, các tổ chức và
doanh nghiệp bị thu hồi đất để đáp ứng nhu cầu tái định cư và tái lập sản xuất, kinh doanh. Đất
đai này được cấp dưới các hình thức đất ở, đất sản xuất, đất kinh doanh...
- Hỗ trợ về công tác tư vấn, hướng dẫn: Nhà nước cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn và hướng
dẫn cho người dân, hộ gia đình, các tổ chức và doanh nghiệp về các quy định pháp luật liên
quan đến việc tái định cư, tái lập sản xuất, kinh doanh, giúp họ có thể thực hiện các quy định
này một cách đúng đắn và hiệu quả.
- Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là một trong những chính sách rất quan trọng
để đảm bảo quyền lợi cho người dân, hộ gia đình, các tổ chức và doanh nghiệp bị ảnh hưởng
bởi chính sách thu hồi đất của Nhà nước.
1.3 Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế :
Tái định cư là quá trình chuyển đổi địa điểm cư trú của một nhóm người hoặc cộng đồng do
các nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng cho mục đích
khác như xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng hoặc khu đô thị mới. Tại tỉnh Thừa
Thiên Huế, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, có ba khái niệm chính liên quan đến tái định
cư:
- Khu tái định cư: Đây là nơi cư trú mới được Nhà nước xây dựng và chuẩn bị để chuyển đến
cho những người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất nông nghiệp. Khu tái định cư thường có đầy
7
đủ các cơ sở hạ tầng như điện, nước, đường, trường học, bệnh viện, chợ, v.v. để đảm bảo cuộc
sống mới của người dân được thuận tiện hơn.
- Giá trị tái định cư: Là khoản tiền mà nhà nước trả cho người dân bị ảnh hưởng để giúp họ tái
định cư tại nơi khác. Giá trị tái định cư phải đảm bảo đủ để người dân có thể tái định cư và tiếp
tục cuộc sống mới ở nơi mới mà không bị thiếu thốn hoặc khó khăn.
- Điều kiện tái định cư: Là các điều kiện mà người dân bị ảnh hưởng phải đáp ứng để được
nhận giá trị tái định cư. Các điều kiện này thường bao gồm việc đăng ký địa chỉ tạm trú, nộp hồ
sơ đăng ký chuyển đổi đất, chấp nhận chuyển đổi nghề nghiệp, v.v. Các điều kiện này được
đưa ra để đảm bảo rằng quá trình tái định cư diễn ra đúng quy trình và mang lại hiệu quả tốt
nhất cho tất cả các bên liên quan.
2. Cơ sở pháp luật của việc quy định bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp tại TT Huế:
Việc quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại
tỉnh Thừa Thiên Huế dựa trên các nghị định và luật liên quan sau đây:
1. Luật Đất đai năm 2013: Luật quy định về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất và các
quyền liên quan đến đất. Điều 72 của Luật Đất đai năm 2013 quy định về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
2. Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
Nghị định này quy định chi tiết về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất.
3. Nghị định 65/2018/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp: Nghị định này quy định về
chính sách bảo vệ, sử dụng và quản lý đất nông nghiệp, bao gồm việc thu hồi đất nông nghiệp.
4. Quyết định số 100/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định mức
đất nông nghiệp cần bảo vệ và các biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp: Quyết định này quy định
về các biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp và mức đất cần bảo vệ trong tỉnh.
5. Quyết định số 60/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy
chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Quyết định này ban hành Quy chế
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

8
6. Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 của UBND tỉnh TT Huế về việc ban hành
Quy chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh TT Huế.
Trong đó, các văn bản quy định về chế độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất tại TT Huế được thực hiện dựa trên các nguyên tắc và tiêu chuẩn quy định trong Luật
Đất đai và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Các yếu tố cụ thể của từng trường hợp
thu hồi đất sẽ được xác định và thực hiện theo Quy chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh TT Huế.
3. Ý nghĩa của việc bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
tại TT Huế:
Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại Thừa Thiên
Huế có ý nghĩa quan trọng đối với cả người dân và chính quyền địa phương, bao gồm:
1. Bảo vệ quyền lợi của người dân: Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp bảo vệ
quyền lợi của người dân, đảm bảo cho họ nhận được giá trị công bằng khi phải chuyển đổi hoạt
động kinh doanh hoặc di chuyển khỏi địa bàn để nhường đất cho các dự án phát triển.
2. Khuyến khích sự phát triển kinh tế: Việc đền bù, hỗ trợ và tái định cư giúp tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho Nhà nước và các doanh nghiệp phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
3. Nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng: Việc áp dụng các quy định pháp luật liên quan
đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giúp nâng cao ý thức pháp luật của người dân, đồng thời
tăng cường tính minh bạch, công khai và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong quá
trình thực hiện.
4. Góp phần đảm bảo an ninh trật tự và trật tự xã hội: Việc đền bù, hỗ trợ và tái định cư giúp
giảm bớt những tác động tiêu cực lên tâm lý và đời sống của người dân, tăng cường ổn định an
ninh trật tự và trật tự xã hội tại địa phương.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án phát triển: Quy định về bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án phát triển, giúp đảm
bảo tiến độ và chất lượng các dự án.

9
4. Các yếu tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế:
4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp tại tỉnh TT Huế:
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp có thể bao gồm:
1. Tình trạng sử dụng đất: Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẽ khác nhau đối với các
trường hợp đất đang được sử dụng để làm nhà ở, sản xuất kinh doanh, trồng trọt hay cho thuê.
2. Quy định pháp luật: Quy định pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình thực hiện. Các văn bản pháp luật về đất đai, quy hoạch,
xây dựng, bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, ngư nghiệp và địa chất cũng có thể ảnh hưởng đến
quy trình này.
3. Giá trị đất: Giá trị đất và các tài sản trên đất là yếu tố quan trọng để xác định số tiền bồi
thường phù hợp. Giá trị đất ở Thừa Thiên Huế cũng phụ thuộc vào vị trí, khu vực và mục đích
sử dụng.
4. Tính chất của người dân: Các hộ gia đình có thể có tình trạng gia đình đông người, có người
già, trẻ em hay người khuyết tật, tình trạng kinh tế khác nhau, sức ảnh hưởng đến khả năng tái
định cư, tìm kiếm một nơi ở mới, đảm bảo sinh kế và đời sống.
5. Khả năng của địa phương: Các tài nguyên của địa phương, khả năng hỗ trợ, tái định cư cũng
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy trình này.
4.2 Sự cần thiết phải bồi thường ,hỗ trợ ,tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
tại tỉnh TT Huế
Tỉnh Thừa Thiên - Huế, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp là cần thiết và quan trọng. Có một số lý do chính sau đây:
1. Bảo vệ quyền lợi của người dân: Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, người dân chủ sở
hữu trên đó sẽ mất đi nguồn sinh kế và tài sản của mình. Việc bồi thường sẽ giúp bảo vệ quyền
lợi của người dân, đảm bảo họ không bị thiệt hại về kinh tế và tâm lý.
2. Giúp người dân tái định cư và tái lập cuộc sống: Nếu bồi thường được thực hiện đúng quy
trình và đầy đủ, người dân sẽ có nguồn tài chính để tái định cư và tái lập cuộc sống mới. Điều
10
này giúp họ giảm bớt sự khó khăn, lo lắng và tạo điều kiện cho họ để phát triển kinh tế, đóng
góp cho sự phát triển của đất nước.
3. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội: Việc bồi thường đầy đủ và hỗ trợ tái định cư sẽ
thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương. Điều này giúp tăng trưởng kinh tế, cải
thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao Tại đời sống vật chất và tinh thần của họ.
4. Đảm bảo sự ổn định chính trị và xã hội: Nếu không thực hiện bồi thường đầy đủ và hỗ trợ
tái định cư, việc thu hồi đất nông nghiệp có thể gây ra tranh chấp, phản đối và bất đồng quan
điểm của người dân. Điều này có thể dẫn đến sự bất ổn chính trị và xã hội, gây ảnh hưởng xấu
đến sự ổn định của đất nước.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT


2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Các quy định về điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp
Pháp luật về đất đai có những quy định cụ thể về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
thu hồi đất nông nghiệp cho các trường hợp đã đủ điều kiện sau:

Thứ nhất, Nhà nước bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng (Điều 75). Quy định này đã thu hẹp
phạm vi thu hồi đất về kinh tế so với quy định tại Luật đất đai năm 2003. Ở đây, Nhà nước thu
hồi đất để phát triển kinh tế với mục đích vì lợi ích công cộng và lợi ích quốc gia, điều này
tránh cho việc thu hồi đất phát triển kinh tế phục vụ cho lợi ích của nhà đầu tư còn người bị thu
hồi đất bị thiệt hại nghiêm trọng.

Ví dụ: Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để cho các nhà đầu tư xây dựng các khu chung cư
để bán lại với giá rất cao trong khi người bị thu hồi đất lại nhận được mức giá bồi thường rất
thấp.

11
Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2013 bổ sung thêm trường hợp Nhà nước thu hồi đất có bồi thường
ở những khu vực có nguy cơ đe dọa tính mạng con người như sạt lở, ô nhiễm môi trường,...
(Điều 65)

Thứ hai, người có đất bị thu hồi phải có căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp
của mình đối với diện tích đất bị thu hồi. Theo quy định tai Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì
chứng thư pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất ở đây
chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khoản 16 LĐất Đai 2013) . Căn cứ vào giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất Nhà nước mới xác định được các trường hợp đủ điều kiện bồi
thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên trong thực tế không phải người sử dụng đất nào
cũng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do vậy pháp luật cũng quy định các trường hợp
được nhận bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất nếu họ có đủ các điều kiện được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (Điều 75 luật Đất Đai 2013)

Thứ ba, xác định được nguồn gốc đất mà người sử dụng đất đang sử dụng. Như đã phân
tích ở trường hợp thứ hai thì không phải người đang sử dụng đất nào cũng có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc có đủ các điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật mà có thể là họ thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê do vậy
Luật Đất đai 2013 họ vẫn được bồi thường nếu số tiền của họ bỏ ra thuê đất không phải là tiền
từ ngân sách.

Do vậy việc xác định nguồn gốc đất cũng là một trong những căn cứ để xem người sử dụng
đất có đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất không.

Với những quy định về điều kiện bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất trên đây cho thấy pháp
luật của nước ta đã có những quy định khá chặt chẽ và nghiêm minh đồng thời còn có sự linh
hoạt phù hợp với điều kiện thực tế trong việc xem xét, xác định các điều kiện được bồi thường,
hỗ trợ khi thu hồi đất để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho người bị thu hồi.

12
2.1.2. Các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp
2.1.2.1. Các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất hết sức quan trọng trong đời sống của người dân ở nước
ta. Vì vậy vấn đề bồi thường khi thu hồi đất là một trong những vấn đề được quan tâm hàng
đầu khi NN xây dựng và ban hành các quy định của pháp luật về đất đai. Các quy định này
được quy định cụ thể, chi tiết trong Luật Đất đai 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của
Chính phủ và Thông tư số 37/2014/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường gồm các nội
dung sau:

* Đối với việc bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp

Thứ nhất, bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân. Nội dung này được quy định cụ thể trong Luật Đất đai
2013 (tại Điều 77, Điều 78) và được hướng dẫn thực hiện tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP
( Điều 4). Theo đó thì Nhà nước khi thu hồi đất nông nghiệp sẽ bồi thường về đất, chi phí đầu
tư vào đất còn lại cho hộ gia đình và đang sử dụng đất theo các quy định như sau:
Một là, Nhà nước chỉ bồi thường về đất đối với diện tích đất nông nghiệp được giao theo
hạn mức quy định (Điều 129, Điều 130) và diện tích đất do được nhận thừa kế.

Hai là, Nhà nước không bồi thường về đất đối với phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn
mức được giao theo quy định tại Điều 129, nhưng sẽ bồi thường chi phí đầu tư vào đất cho diện
tích đất đó. Đối với phần diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp thì
không được bồi thường về đất nhưng được xem xét hỗ trợ theo quy định tại Điều 25 Nghị định
số 47/2014/NĐ-CP.

Ba là, Nhà nước bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do
nhận chuyển quyền sử dụng đất trước khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành được quy định
như sau: Nhà nước bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước thu hồi đất đói

13
Nhà nước bồi thường, hỗ trợ theo diện tích thực tế mà Nhà nước THĐ đối với trường
hợp đất nông nghiệp vượt hạn mức do người sử dụng đất nhận chuyển quyền sử dụng đất
bằng các hình thức như tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật
và đủ điều kiện được bồi thường.
Đối với trường hợp đất nông nghiệp vượt hạn mức do người sử dụng đất nhận
chuyển quyền sử dụng đất bằng các hình thức như tặng cho, thừa kế, chuyển nhượng trước
ngày 1/7/2014 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều
kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Nhà nước chỉ bồi thường đối với
diện tích đất trong hạn mức giao đất.
Bốn là, Nhà nước bồi thường về đất đối với diện tích đất đang sử dụng thực tế nhưng
diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức đất nông nghiệp được giao. Quy định
này được áp dụng đối với trường hợp đất nông nghiệp được sử dụng trước ngày 1/7/2014
nhưng người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không đủ điều
kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai, bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp của các cơ quan, tổ chức. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 78 Luật
Đất đai 2013 như sau:
Một là, Khi thu hồi đất nếu đủ điều kiện được bồi thường, Nhà nước sẽ bồi thường về
đất và mức bồi thường được xác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại đối với các tổ chức
kinh tế đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho
thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hai là, Nhà nước sẽ bồi thường chi phi đầu tư vào đất cho các tổ chức kinh tế, tổ chức
sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp trả tiền thuê
đất hàng năm nếu chi phí đầu tư này không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trường
hợp các hộ gia đình, cá nhân nhận khoản đất nông nghiệp không phải là đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất của các tổ chức kinh tế thì cũng được nhận bồi thường
chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất
Ba là, Nhà nước sẽ bồi thường về đất cho các cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử
dụng đất nông nghiệp nếu đủ điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
14
Thứ ba, Nhà nước bồi thường, hỗ trợ về đất khi thu hồi đất đối với các trường hợp
được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 17/2014 nhưng người sử dung đất đã nộp
tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nội dung
này được quy định tại Điều 11 trong Nghị định số 47/2014 ND - CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (được sửa
đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính
phủ). Theo đó người sử dụng đất được bồi thường về đất đối với điện tích và loại đất được
giao nếu sử dụng đất trước ngày 15/10/1993, từ ngày 15/10/1993 trở đi đến trước ngày
1/7/2004 thì người sử dụng đất chi được bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất nông
nghiệp được giao trong hạn mức giao đất được quy định tại Khoản 2 Điều 83, Khoản 5
Điều 84 của Luật Đất đai 2003.
Thứ tư, Nhà nước bồi thường về đất khi thu hồi đất đối với các trường hợp mà diện
tích đo đạc thực tế không đúng với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất. Điều 11
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về trường hợp này như
sau:
Một là, Nhà nước sẽ bồi thường về đất theo diện tích thực tế khi thu hồi đất nếu diện
tích thực tế nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất;
Hai là, Nhà nước bồi thường về đất theo diện tích thực tế khi thu hồi đất nếu diện
tích thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà có nguyên nhân là
do việc do đạc trước đây thiếu chính xác hoặc do người kê khai không kê khai hết diện tích
mà ranh giới thừa đất không thay đổi, không do lấn chiếm và không có tranh chấp với
người sử dụng đất liền kê;
Ba là, Nhà nước bồi thường về đất theo diện tích thực tế khi thu hồi đất nếu diện tích
thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất mà được UBND cấp xã nơi
có đất xác nhận là đất do khai hoang hoặc đất nhận chuyển nhượng, đất sử dụng ổn định và
không có tranh chấp.
Bốn là, Nhà nước không bồi thường về đất khi thu hồi đất đối với phần diện tích đất
thực tế lớn hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nếu phần diện tích này là do
người sử dụng đất lấn chiếm.
15
* Đối với việc bồi thường về tài sản, về sản xuất kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp
Đất nông nghiệp không chỉ là tư liệu sản xuất, là tài nguyên thiên nhiên mà còn là
nguồn sống của người nông dân. Do vậy khi thu hồi đất nông nghiệp, nhà nước không chỉ
bồi thường về đất, mà còn bồi thường về tài sản và sản xuất kinh doanh trên đất. Các quy
định cụ thể về việc bồi thưởng này như sau:
Thứ nhất, bồi thường về cây trồng và vật nuôi. Nội dung này được quy định tại Khoản
1, Khoản 2 Điều 90 Luật Đất đai 2013.
Thứ hai, bồi thường về nhà và các công trình xây dựng trên đất. Đất nông nghiệp
ngoài việc dùng để trồng trọt, chăn nuôi thì còn có loại đất nông nghiệp khác như đất xây
dựng chuồng trại để chăn nuôi; đất xây dựng nhà kính để trồng trọt; đất ươm cây giống, con
giống và trồng hoa, cây cảnh; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích
học tập, nghiên cứu thí nghiệm (Điều 10 Luật Đất đai 2013). Do vậy khi Nhà nước thu hồi
các loại đất này, trong quá trình thu hồi xảy ra thiệt hại thì theo quy định tại Khoản 2 Điều
89 Luật Đất đai 2013, Nhà nước phải bồi thường về tài sản có trên đất như nhà kính,
chuồng trại. .. trong trường hợp phải di chuyển thì được Nhà nước bồi thường chi phí di
chuyển và được bồi thường thiệt hại trong quá trình tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt. Tuy
nhiên, Nhà nước sẽ không bồi thường các tài sản gắn liền với đất nếu thuộc các trường hợp
được quy định tại Điều 92 Luật Đất đai 2013 như do vi phạm pháp luật về đất đai, do trái
với mục đích sử dụng đất đã được quy hoạch, do các tài sản này không còn sử dụng.
Thứ ba, bồi thường về di chuyển mồ mả. Đất nước ta có nền văn hóa tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, từ xa xưa và cho đến tận bây giờ thì việc chôn cất, xây dụng mồ mả cho người
đã khuất đa phần đều được thực hiện trên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa. Do
vậy khi thu hồi đất nông nghiệp, Nhà nước không thể bỏ qua vấn đề bồi thường di chuyển
mồ mả bởi nó không chỉ mang tính bù đắp về vật chất mà còn có ý nghĩa lớn về tinh thần
đối với người dân. Điều 18 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định việc
bồi thường khi di chuyển mồ mã, theo đó thì người có mồ mả phải di chuyển được bố trí
đất để di dời mồ mã và được bồi thường chi phí đi dời, đào, bốc mộ, xây dựng mộ mới và
các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp.
16
2.1.2.2 Các quy định về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Căn cứ Điều 83 của Luật Đất đai 2013, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ngoài việc bồi
thường về đất thì Nhà nước còn có các chính sách hỗ trợ cho người bị thu hồi đất như sau:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh
doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;

- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

2.1.2.3. Các quy định về trình tự, thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp
Điều 69 Luật Đất đai 2013 có những quy định định cụ thể về các bước thực hiện về trình
tự, thủ tục liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và
đất nông nghiệp nói riêng:

Thứ nhất, việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát. đo đạc, kiểm
đếm. Đây là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện thu hồi, bồi thường khi thu hồi đất. Theo
đó, UBND cấp có thẩm quyền ra thông báo thu hồi đất, thông báo này được gửi tới người dân
có đất bị thu hồi và được công khai bằng nhiều hình thức. Tiếp đó thì người sử dụng đất cùng
với UBND cấp xã và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp cùng
nhau điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm diện tích đất và tài sản trên đất bị thu hồi. Nếu người
sử dụng đất không phối hợp sẽ bị cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc sau 10 ngày kể từ
ngày được vận động, thuyết phục mà không nhất trí, quyết định cưỡng chế do Chủ tịch UBND
cấp huyện ban hành.

Thứ hai, việc lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sau khi thực hiện
bước đầu tiên xong thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã tổ chức họp lấy ý kiến
của người bị thu hồi đất. Phương án này cũng được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã
17
và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi. Các ý kiến đóng góp của
nhân dân sẽ được tổng hợp lại để xây dựng một phương án hoàn chỉnh trình cơ quan có thẩm
quyền thẩm định phương án trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ ba, quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường hỗ
trợ, tái định cư. Sau khi hoàn thiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì trong cùng
một ngày UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối
hợp cùng UBND cấp xã niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất
bị thu hồi và gửi quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tới từng người bị thu hồi đất. Sau
đó sẽ thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt. Đối với
trường hợp người thu hồi đất không nhất trí bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì sẽ được vận động thuyết phục, nếu vẫn tiếp tục không đồng ý
thì sẽ bị cưỡng chế băng quyết định cưỡng chế do Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành.

Thứ tư, đất đã được giải phóng mặt bằng do tổ chức làm nhiệm vụ bởi thưởng, giải phóng
mặt bằng có trách nhiệm quản lý.

Như vậy có thể thấy, các quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã được pháp luật đất đai quy định khá chặt chẽ . Điểm đáng
chú ý nhất là việc thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ ở các bước khi thực hiện, điều này
sẽ giúp cho việc đảm bảo lợi ích hai hòa giữa các bên và hạn chế mức thấp nhất tình trạng
khiếu kiện của người dân có đất bị thu hồi.

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng
đến việc thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp

18
2.2.1.1 Thuận lợi
- Thừa Thiên Huế là tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 độ
vĩ Bắc và 107,8-108,2 độ kinh Đông. Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km². Thừa Thiên Huế giáp
tỉnh Quảng Trị về phía Bắc, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng,
tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp dãy Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thừa
Thiên Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km Với
vị trí thuận lơi, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng
giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và trên thế giới

- Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức đã khơi dậy và phát
huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong dân, tạo ra sự năng động sáng tạo,thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng.

- Tính đến năm 2021, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.153.795 người (571.245 nam; 582.550
nữ). Mật độ dân số: 233,2 người/km2. Về phân bố, có 609.377 người sinh sống ở thành thị và
544.418 người sinh sống ở vùng nông thôn.

2.2.1.2. Khó khăn


- Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai bão lũ xảy ra thường xuyên, địa hình phức tạp và bị chia cắt
mạnh. Rừng chưa được bảo vệ khắt khe,...gây ảnh hưởng đến đất đai.

- Tài nguyên đất đai da dạng nhưng sự phân bố diện tích đất không nhiều trên các địa hình khác
nhau làm cho sự canh tác manh mún, thủy lợi gặp khó khăn. Đất bị rửa trôi nặng nề.

- Nguồn thu ngân sách chưa ổn đinh, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư hạn hẹp.

- Cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 606/QĐ-UBND về việc phê
duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại thị xã Hương
Thủy. Theo đó, đến năm 2030 trên địa bàn thị xã Hương Thủy có diện tích đất nông nghiệp

19
khoảng 31.373 ha; diện tích đất phi nông nghiệp khoảng 11.260 ha; diện tích đất chưa sử dụng
khoảng 116 ha.

Trong diện tích đất phi nông nghiệp nêu trên, diện tích đất khu công nghiệp khoảng 743 ha;
đất thương mại, dịch vụ khoảng 428 ha; đất ở tại đô thị khoảng 1.235 ha; đất ở tại nông thôn
khoảng 169 ha.…

Cũng theo quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp khoảng
2.837 ha; diện tích đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở khoảng 46,2 ha.…

Quy hoạch cũng xác định những định hướng, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất thị xã Hương
Thủy đến năm 2050.

Trong đó có việc tranh thủ, đón đầu lợi thế các dự án lớn như mở rộng sân bay quốc tế Phú
Bài, khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 4, đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, khai thác tiềm
năng về quỹ đất, phát triển các dịch vụ đô thị và ven đô,…

Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp hiệu quả để thu hút đầu tư phát triển, nâng cao các loại
hình dịch vụ, nhất là các dịch vụ về thương mại, tài chính tín dụng, y tế, giáo dục đào tạo,…
trong khu đô thị mới An Vân Dương.

Cùng với đó là quy hoạch, kêu gọi các doanh nghiệp có thương hiệu, có kinh nghiệm và
nguồn lực đầu tư, khai thác các sản phẩm du lịch có thế mạnh như du lịch tâm linh, sinh thái,
du lịch cộng đồng,…

-Vấn đề công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn được người có đất bị thu hồi đặc biệt
quan tâm. Đây cũng là vấn đề dễ nảy sinh đơn thư khiến kiện phức tạp, kéo dài, liên quan đến
nhiều tổ chức lực lượng và quyền lợi của người dân, cụ thể dưới đây là các dự án nổi bật ở
Tỉnh TT Huế:

Theo quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp tại thành phố Huế
khoảng 12.667,20 ha; đất phi nông nghiệp là 13.729,19 ha; đất chưa sử dụng là 249,69 ha.

Cũng theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, diện tích đất nông nghiệp
chuyển sang đất phi nông nghiệp là 2.099,76 ha; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ
20
đất nông nghiệp là 142,0 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là
159,8 ha.

Song song với đó, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất nông nghiệp là 0,50 ha và
diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đất phi nông nghiệp là 169,82 ha.

Quy hoạch sử dụng đất vừa được phê duyệt cũng đã cho biết định hướng, tầm nhìn quy hoạch
sử dụng đất thành phố Huế đến năm 2050.

Với những dự án đầy tiềm năng tại tỉnh Thừa Thiên Huế được nêu trên, UBND Tỉnh Thừa
Thiên Huế cần bổ sung quy định về căn cứ xác định giá đất cụ thể:

Về bồi thường, hỗ trợ

Trong trường hợp sử dụng để tính tiền bồi thường cho người sử dụng đất theo hướng “dựa trên
mức giá trung bình của hai loại giá đất trước và sau khi bị thu hồi đất”. Điều này sẽ khắc phục
được thực trạng vấn đề người dân bị thu hồi đất nông nghiệp bị trả với mức giá quá thấp, sau
đó đất trao lại cho chủ đầu tư, chuyển mục đích thành đất thương mại, dịch vụ với sự tăng lên
giá trị của đất gấp nhiều lần bởi vì mức chênh lệch giữa giá đất nông nghiệp và giá đất phi nông
nghiệp là rất lớn

Giá đất được xác định dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị
trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai. Với những căn cứ này, việc xác định
giá đất mới chỉ đáp ứng sự phù hợp vào chính thời điểm bị thu hồi mà chưa giải quyết được sự
cân bằng về mặt lợi ích giữa các bên chủ thể. Vì thực tế, nhiều trường hợp thu hồi đất của
người sử dụng đất là đất nông nghiệp, sau đó trao lại cho các chủ đầu tư và chuyển thành đất
phi nông nghiệp.

Về tái định cư

Đối với công tác hỗ trợ tái định cư, thực tế tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được coi
là một nội dung quan trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của người sử dụng đất.
Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xem xét, sửa đổi một số quy định liên quan đến bồi thường hỗ trợ tái

21
định cư hướng tới đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể bị nhà nước thu hồi đất nói chung và đất
nông nghiệp nói riêng .

* Bất cập:

- UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế chưa tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật và hoạt động
giám sát hiện trạng xây dựng thực tế.

- Bên cạnh đó người dân chưa nắm được các quy định pháp luật về các mức bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư nên cơ quan tiến hành đề bù, giải phóng mặt bằng và người dân chưa có sự đồng
thuận cao. Bất cập trong việc định giá đất ở khi tiến hành bồi thường thiệt hại tài sản gắn liền
với đất khi nhà nước thu hồi đất.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ


3.1. Giải pháp
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế.
Xác định và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất
nông nghiệp và người hưởng lợi từ việc thu hồi đất trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh TT Huế.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, giải phóng
mặt bằng nói riêng phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ về nội dung của các quy định, cụ
thể:

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung quy định giá đất bồi thường được xác định tại thời điểm
bồi thường thay thế quy định hiện hành giá đất nông nghiệp bồi thường được xác định tại thời
điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất nông nghiệp. Việc xác định
thời điểm bồi thường là thời điểm có quyết định thu hồi là chưa hợp lý và chưa phù hợp với
thực tế vì các lý do sau đây:

+ Một là, trong việc bồi thường, giải tỏa, đa số các khiếu nại của người dân liên quan đến giá
đất. Theo quy định hiện hành, người dân được bồi thường theo phương án do cơ quan nhà nước

22
phê duyệt khi có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, từ lúc có quyết định thu hồi đất cho đến khi
cơ quan chức năng hoàn thành thủ tục để người dân nhận tiền bồi thường có khi là 3 năm hoặc
5 năm. Khi đó, giá đất tại thời điểm nhận tiền bồi thường đã khác xa so với giá đất tại thời điểm
có quyết định thu hồi đất. Vì vậy, người bị thu hồi đất luôn chịu thiệt thòi. Trong những năm
đó, giá đất và cả chính sách bồi thường về đất đai đã thay đổi, đồng tiền giảm giá trị, cơ hội đầu
tư kinh doanh hay có nhà ở của người dân cũng bị mất

+ Hai là, việc thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp (đặc
biệt là xây dựng các khu đô thị, xây dựng khu nhà ở thương mại), người bị thu hồi đất chỉ
được bồi thường theo giá đất nông nghiệp (thông thường giá đất này rất thấp chỉ vài chục ngàn
đến vài trăm ngàn đồng/m2). Sau đó, diện tích đất này được giao cho các công ty kinh doanh
xây dựng nhà ở. Họ tiến hành san lấp nền và xây dựng nhà để bán. Mỗi m2 đất lúc này có giá
trị lên đến vài triệu hoặc vài chục triệu đồng. Người bị thu hồi đất có sự so sánh về sự chênh
lệch giữa giá đất mình được bồi thường với giá đất mà các chủ đầu tư bán cho người mua nhà:
Giá đất được bồi thường quá thấp trong khi giá đất sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp lại quá cao. Người nông dân cho rằng dường như mình bị “ăn cướp” đất và không
được lợi gì từ việc bị thu hồi đất nên đã phát sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.

Để khắc phục những bất cập này, nên sửa đổi quy định về thời điểm tính giá bồi thường
cho người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất theo giải pháp sau đây: 1. Nên quy định việc
tính giá bồi thường theo thời điểm trả tiền bồi thường trên thực tế, đối với các cá nhân, hộ gia
đình bị thu hồi đất nông nghiệp thì UBND tỉnh TT Huế bồi thường bằng việc giao đất có cùng
mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì phải bồi thường
bằng tiền theo giá đất cụ thể của đất nông nghiệp

Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của nông dân thì ngoài việc họ được bồi
thường theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm thu hồi cần quy định một tỷ lệ hỗ trợ nhằm để
thưởng khuyến khích đối với những người bị thu hồi đất chấp hành nghiêm chỉnh, nhanh chóng
việc bàn giao mặt bằng cho các nhà đầu tư. Khoản hỗ trợ này được trích từ khoản chênh lệch
giữa giá đất bồi thường với giá đất sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Ví
dụ: Người bị thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường theo giá đất nông nghiệp 200.000
23
đồng/m2. Sau đó, đất này được giao cho nhà đầu tư xây dựng nhà ở chung cư thương mại và
được bán 10 triệu đồng/m2. Khoản thưởng cho người bị thu hồi đất nghiêm chỉnh chấp hành
việc bàn giao mặt bằng được trích từ sự chênh lệch giữa 2 loại giá đất này là 9.8 triệu đồng/m2.
Có như vậy mới hy vọng tạo thêm nhiều sự đồng thuận và giảm các khiếu kiện liên quan đến
việc bồi thường đất; do người bị thu hồi đất được hưởng lợi từ việc thu hồi đất nông nghiệp.

Thứ hai, bên cạnh các quy định hiện hành về giải quyết vấn đề công ăn, việc làm bảo đảm
đời sống của người nông dân bị mất đất sản xuất. Nhà nước nên xây dựng, bổ sung quy định về
việc thành lập quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất
nông nghiệp. Một phần kinh phí để thành lập các quỹ này do các doanh nghiêp được hưởng lợi
từ việc thu hồi đất của người nông dân đóng góp

Thứ ba, bổ sung các quy định về điều tiết một phần địa tô chênh lệch được tạo ra từ việc
chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các mục đích khác cho người bị thu hồi
đất được hưởng

3.1.2. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách về Bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Bên cạnh yêu cầu cần hoàn thiện Pháp luật, các quy định, chính sách kèm theo cũng cần sửa
đổi, bồ sung cho phù hợp với thực tế của địa phương, cụ thể:

Về Bồi thường: như đã phân tích từ trên, chính sách Bồi thường cho đất nông nghiệp bị thu
hồi, trong trường hợp cá nhân, hộ gia đình không có nơi nào để ở sẽ được xét cho mua đất tái
định cư, nhưng thực tế là giá bồi thường thấp, người dân không mua được suất tái định cư, nên
có thể điều chỉnh chính sách, cụ thể:

Với phần chênh lệch giữa số tiền bồi thường đất người dân nhận được và giá suất tái định cư,
hộ dân sẽ được tạo điều kiện vay với phương thức trả chậm không lãi suất. Hoặc Nhà nước có
thể ban hành chính sách cho những hộ dân này vay tiền mua suất tái định cư theo hình thức tín
chấp, thời hạn kéo dài từ 15 – 20 năm. Có như vậy người dân mới có cơ hội ổn định cuộc . Quy
định này cần cụ thể hơn cho từng quãng đường.

24
Về Hỗ trợ: mức hỗ trợ cho các hộ dân, cá nhân đang chờ nhà tái định cư còn quá thấp. Viêc
điều chỉnh quy định này là cần thiết để giúp người dân yên tâm giao đất, ở tạm để chờ nhà ở, cụ
thể, quy định này cần bổ sung thêm các trường hợp người dân chứng minh được chi phí ở nhà
tạm cao hơn mức Nhà nước hỗ trợ thì duyệt bổ sung hỗ trợ.

Về tái định cư: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần xem xét lại giá suất tái định cư được quy ra
bằng tiền để hỗ trợ cho người dân khi họ có thể tự lo chỗ ở. Với giá quy ra tiền hiện nay thì
người dân cần bù thêm từ 2 – 5 lần mới có thể mua được nền đất tương đương. Bên cạnh đó,
cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng nhà tái định cư và khu tái định cư không chỉ bảo đảm về
chỗ ở mà còn tạo môi trường quen thuộc, đảm bảo an ninh trật tự, ... để người dân yên tâm ở và
xây dựng cuộc sống mới.

3.1.3. Giải pháp tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, việc hoàn thiện những quy định pháp luật này nhằm giải
quyết bài toán tạo lập quỹ đất cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa bảo đảm sự phát
triển bền vững cần dựa trên những định hướng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB phải dựa trên quan điểm, đường lối,
chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa
mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người bị thu hồi đất

Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB phải chú trọng đảm bảo công ăn việc
làm, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết vấn đề tái định cư, vấn đề an sinh xã hội cho
người trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất khác để giao
cho họ tiếp tục sản xuất

25
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB phải gắn với việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phân công lại lao động ở khu
vực nông thôn, mở mang ngành nghề mới tăng thu nhập cho người nông dân

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB phải dựa trên quan điểm giá đất do
Nhà nước bồi thường, người bị thu hồi đất có thể mua được chỗ ở mới tương đương, có thể tốt
hơn chỗ ở cũ, chú trọng đến việc bố trí tái định cư tại chỗ, bóc tách phần chính sách xã hội ra
khỏi giá đất bồi thường

Thứ sáu, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, nói riêng.

Thứ tư, nếu xuất hiện bất đồng hoặc tranh chấp đất đai, cần cho người nông dân cơ hội lựa
chọn người đại diện độc lập của mình, từ đó tạo ra tiếng nói khách quan hơn trong các diễn đàn
thương lượng và hòa giải, tránh các vị đại diện phần lớn đều do chính quyền địa phương kiểm
soát.

Thứ năm, Chính phủ cần ban hành quy trình và hướng dẫn chi tiết, thGPMB phải dựa trên
nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng và đúng pháp luật, tạo lập cơ chế để người dân có
thể tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến vào toàn bộ quá trình thu hồi đất,bồi thường, GPMB
nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội với việc thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước

Thứ bảy, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB theo hướng chuyển việc bồi thường,
GPMB từ cơ chế hành chính do các cơ quan công quyền thực hiện sang cơ chế kinh tế do Tổ
chức phát triển quỹ đất hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ bồi thường, GPMB thực hiện

Thứ tám, hoàn thiện pháp luật về bồi thường, GPMB phải dựa trên sự nghiên cứu, tham
khảo có chọn lọc những kinh nghiệm bổ ích của nước ngoài về vấn đề này

3.2. Kiến nghị


Thứ nhất, cần bảo đảm các quyền tài sản chắc chắn cho người nông dân, thực hiện Luật Đất
đai 2013, thiết lập một hệ thống đăng ký bất động sản nhằm cấp giấy chủ quyền hợp pháp cho
người sử dụng đất nói chung và nông nghiệp nói riêng.

26
Thứ hai, tranh chấp thu hồi đất thường chỉ liên quan đến việc thực thi chính sách của chính
quyền các địa phương, nhất là các tỉnh và thành phố, thực tiễn là tỉnh TT Huế cần ưu tiên xây
dựng chính quyền minh bạch, có sự tham gia và giám sát của nhân dân, trước hết ở cấp chính
quyền địa phương.

Thứ ba, ngoài đảm bảo cho sự tham gia tích cực hơn của người nông dân trong quy hoạch và
sử dụng đất đai, trong thu hồi và chuyển đổi đất, cần làm rõ cơ chế sử dụng giá thị trường trong
xác định giá đất nổi bật ở đây là đất nông nghiệp. Tỉnh TT Huế cần thông báo cho người dân
khi thu hồi và chuyển đổi đất nói chung và đát nông nghiệp ống nhất, với những kinh nghiệm
và thực tế tốt nhất, áp dụng chung trong toàn quốc để việc thu hồi và bồi thường đất đai tuân
theo những chuẩn mực chung, minh bạch hơn.

Thứ sáu, để người nông dân tham gia tích cực hơn trong quy trình quy hoạch, sử dụng và
khai thác đất đai, các phương tiện truyền thông cần đóng một vai trò to lớn hơn nữa, từ đó thúc
đẩy quyền giám sát của người nông dân trong quy trình thu hồi đất nông nghiệp.

Thứ bảy, cho đến nay, các tòa hành chính có vai trò khá mờ nhạt trong giải quyết tranh chấp
đất đai. Để nâng cao vai trò của tòa án, cần thúc đẩy các tòa này độc lập hơn đối với chính
quyền các tỉnh, ví dụ hình thành các tòa chuyên trách theo khu vực, thay vì theo địa giới hành
chính như hiện nay.

Thứ tám, về lâu dài, tranh chấp thu hồi đất nông nghiệp chỉ có thể giảm, nếu Nhà nước cải
cách đáng kể cấu trúc tài chính công hiện thời bằng cách sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, tạo
cơ hội tìm kiếm các nguồn thu ổn định hơn cho ngân sách các tỉnh, ví dụ từ thuế tài sản đối với
nhà đất, thay vì các khoản thu từ tiền cho thuê đất như hiện nay.

27
CHƯƠNG 4: SO SÁNH DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI VỚI LUẬT ĐẤT ĐAI 2013 (SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG 2018)

Thay
Dự thảo Luật Đất đai Luật Đất đai 2013
đổi
Chương VI:Thu hồi đất,
trưng dụng đất, gồm 13
điều (từ Điều 66 đến Điều
78). Chương VI. Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường,
Mục /
Chương VII: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Chương
hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất,
gồm 22 điều (từ Điều 79
đến Điều
100).
(Theo Điều 78, Điều
108 và Điều 109 dự thảo
Luật Đất đai (sửa đổi))
Khoản 2, Điều 97, dự
Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định về việc bồi
thảo Luật quy định: “Việc
thường đất khi Nhà nước thu hồi đất là bằng việc giao
Điều bồi thường khi Nhà nước
đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc
thu hồi đất phải bảo đảm
bồi thường bằng tiền theo giá đất.
người có đất bị thu hồi có
chỗ ở, đảm bảo thu nhập
và điều kiện sống bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.

28
Điều 89. Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây
dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền
với đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định
Chương 7. Bồi thường,
cư ở nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất phải tháo dỡ
hỗ trợ, tái định cư khi
toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo
Nhà nước thu hồi đất
đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật
– Bổ sung quy định đối
thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường
với nhà ở, công trình
bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu
phục vụ sinh hoạt gắn
chuẩn kỹ thuật tương đương.
liền với đất của hộ gia
Trường hợp phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn bảo
đình, cá nhân thì được 1
đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật
thường theo bằng giá trị
thì bồi thường theo thiệt hại thực tế.
xây dựng mới của nhà ở,
2. Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với
công trình có tiêu chuẩn
đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
kỹ thuật tương đương mà
này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ toàn bộ
không phân biệt mức độ
hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu
bị thiệt hại nhà ở, công
chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được
trình và trách nhiệm ban
bồi thường thiệt hại theo quy định của Chính phủ.
hành bảng đơn giá bồi
3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
thường thiệt hại thực tế
gắn liền với đất đang sử dụng không thuộc trường hợp
về nhà, công trình xây
quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì mức bồi
dựng tại khoản 1, khoản 4
thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình
Điều 89 dự thảo Luật.
có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.

29
Điều 86. Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi
mà phải di chuyển chỗ ở
1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
– Bổ sung quy định tại
cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải
khoản 1, khoản 3 và
thông báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng
khoản 6 Điều 97 người có
phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái
đất ở thu hồi để thực hiện
định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ
dự án nhà ở dự án 1 cải
sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung
tạo chung cư cũ đồng bộ
của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư
với hệ thống kết cấu hạ
trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
phương án bố trí tái định cư.
hội, bảo vệ môi trường,
Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất,
dự án di dời các công
quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn
trình, cơ sở sản xuất kinh
hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định
doanh thuộc trường hợp
cư cho người có đất thu hồi.
phải di dời do ô nhiễm
2. Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ
môi trường theo quy định,
nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc
dự án tái định cư thì được
có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi
bố trí tái định cư tại chỗ;
cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng,
quy định trách nhiệm cho
người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.
chủ đầu tư các dự án nêu
Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải
trên phải dành quỹ đất,
được công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân
quỹ nhà để bố trí tái định
cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi
cư tại chỗ.
có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.
3. Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái
định cư, giá bán nhà ở tái định cư do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định.

30
4. Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định
cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một
suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền
đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.
Chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu
cho phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa
phương.

Thực hiện Nghị quyết 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với
dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và đến ngày 14 tháng 3 tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự
thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần thứ 2 . Theo đó, tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có những
điểm mới .

Về cơ bản, nhóm 2 thấy bố cục của dự thảo Luật được sắp xếp như Luật Đất đai hiện hành,
tăng thêm 02 chương (bổ sung thêm 01 chương quy định về phát triển quỹ đất và tách chương
thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 02 chương).

Chương VI:Thu hồi đất, trưng dụng đất, gồm 13 điều (từ Điều 66 đến Điều 78).

Chương VII: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gồm 22 điều (từ Điều
79 đến Điều 100).

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai
(sửa đổi).

Thứ nhất: Hạng mục đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn là đề tài nóng bỏng và mang tính thời
sự vì tính chất phức tạp của nó, cùng một lúc đảm bảo được lợi ích của nhiều chủ thể liên quan
là vấn đề nan giải và chưa có công cụ pháp lý hữu hiệu nào giải quyết tối ưu, hài hoà mối quan
hệ giữa Nhà nước, người dân và chủ đầu tư dự án.

31
Thực tế cho thấy, khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng là nhân tố trọng yếu
khiến nhiều dự án không đảm bảo tiến độ đã cam kết, đặc biệt là các dự án về bất động sản
công nghiệp. Ngoài những ảnh hưởng bNhóm 2 đồng tình với sự tách ra thêm chương đó vì làm
như vậy sẽ phân tích cụ thể hơn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất.

Theo đó, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu
chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng,
an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận để phát huy nguồn lực đất đai cho
phát triển kinh tế xã hội và các cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai, chỉnh
trang đô thị và khu dân cư nông thôn.

(Theo Điều 78, Điều 108 và Điều 109 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi))

Khoản 2, Điều 97, dự thảo Luật quy định: “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải
bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt
hơn nơi ở cũ”. Nhóm em rất đồng tình với quy định thêm này trong dự thảo:

Về mặt hình thức, quy định này có ý nghĩa hết sức nhân văn, đảm bảo sự công bằng và tạo
tâm lý vững tin vào chính sách của Nhà nước đối với những người dân có đất bị thu hồi. Do
vậy, việc tạo sinh kế bền vững, an cư ổn định và có điều kiện tương tự hoặc tốt hơn nơi ở cũ là
góp phần giảm thiểu khiếu nại, khiếu kiện về đất đai, tránh hiện tượng thiếu công bằng và gây
bất ổn cho xã hội. Là hoàn toàn đúng

Tuy nhiên, trong đó nhóm 2 thấy những quy định này có thực sự đi vào cuộc sống để điều
chỉnh hiệu quả mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân hay không khi không có tiêu chí cụ
thể để đánh giá thế nào là điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bằng hoặc tốt hơn nơi ở
cũ. Đặc biệt khi mỗi thành phần trong xã hội tuỳ thuộc vào nhu cầu, tính chất nghề nghiệp,
phương thức, khả năng canh tác, trình độ sử dụng công cụ sản xuất sẽ có mức thu nhập khác
nhau.

32
Vậy, nếu đảm bảo mức thu nhập bằng hoặc tốt hơn cho từng hộ gia đình, cá nhân cụ thể
liệu có cơ sở để thực hiện một cách khả thi và đảm bảo không mất cân bằng về thu nhập cho
từng đối tượng riêng rẽ trong một cộng đồng dân cư?

-Về vấn đề này, nhóm 2 đã nghiên cứu kĩ và có bình luận như sau:

Tác giả bài viết đề xuất dự thảo cần được bổ sung các tiêu chí cụ thể hơn về điều kiện, cấp độ
hạ tầng, tương quan thu nhập, mức sống tối thiểu tại vùng tái định cư để có cơ sở so sánh các
hạng mục “bằng hoặc tốt hơn” một cách rõ ràng, minh bạch và nhóm 2 thấy nên khuyến nghị
thành lập cơ quan kiểm tra, giám sát các vấn đề liên quan để một mặt đảm bảo tính khả thi khi
thực hiện, mặt khác bảo đảm quyền lợi của người dân bị thu hồi đất.

Tổng kết bình luận

Sau khi bình luận, mở rộng so sánh với dự thảo luật đất đai mới của bộ tài nguyên và môi
trường thì nhóm em thấy như sau :

Bởi các yếu tố tiêu cực phát sinh từ các chủ thể liên quan thì thời gian thực hiện dự án kéo dài
cũng dẫn đến tình trạng doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các chính sách pháp lý thay đổi
liên tục và thiếu ổn định.

Do đó, hệ quả của hiện tượng mặt bằng khu đất của dự án được giải phóng theo hình thức
“xôi đỗ”, “da báo” là chủ đầu tư dự án buộc phải linh hoạt tạo “luật riêng” với hệ sinh thái độc
lập nhằm mục đích triển khai dự án theo dạng “cuốn chiếu” để đảm bảo phần nào tiến độ của
dự án theo cam kết tại Giấy chứng nhận đầu tư. Điều này khiến cùng một dự án nhưng được
bàn giao đất trên thực địa vào các thời điểm khác nhau, chính sách pháp lý cũng được áp dụng
với từng thời điểm tương ứng, trong khi giá đền bù và chính sách hỗ trợ luôn có xu hướng tăng
dẫn đến hiệu quả của dự án giảm sút tương đối vì không thu xếp được kịp thời nguồn lực tài
chính để hoạch định kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm giảm thiểu những bất lợi phát sinh cũng
như đáp ứng được tiến độ thực hiện dự án. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc đất đai
bị hoang hoá do chậm đưa vào sử dụng đúng mục đích ban đầu.

33
Vậy nên nhóm 2 cũng có ý kiến cho rằng nên xây dựng cơ chế thu hồi đất ngay tại thời điểm
quy hoạch chung được phê duyệt, nguồn chi phí được trích lập từ ngân sách hoặc xây dựng lộ
trình cụ thể để tiến tới lập kế hoạch triển khai xã hội hoá công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng sao cho việc giao đất sẽ chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đấu giá. Thiết nghĩ,
nếu ý kiến trên được thông qua và được cập nhật trong dự thảo Luật thì ngoài việc có thể hoá
giải một phần những tồn đọng, vướng mắc, mặt khác sẽ tránh được hiện tượng đầu cơ đất do
nhóm đối tượng thiểu số lợi dụng cơ chế như hiện nay để thu gom quỹ đất chờ cơ hội “xả
hàng”, “lướt sóng” ngay sau khi quy hoạch được công

34
KẾT LUẬN
Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là một vấn
đề vô cùng quan trọng trong chế định thu hồi đất, vì vậy, cần phải nhận được sự quan tâm
nhiều hơn nữa từ các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Việc sửa đổi các quy định pháp luật
liên quan đến chính sách này là vấn đề vô cùng cấp bách, góp phần thúc đẩy các dự án được
thực hiện một cách nhanh chóng trên thực tế, giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện từ
người dân khi họ cảm thấy họ không được bồi thường thỏa đáng.

35
Tài Liệu Tham Khảo

1. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/chi-tiet-11-noi-dung-moi-quan-trong-trong-du-thao-luat-dat-dai-
sua-doi 119221102095125983.htm?
fbclid=IwAR3saViqZ61rUBm1MyoAGvH7ZytorTJcODMgXinBtvPCyD65O rx8IitwGqU
2. https://tlklawfirm.vn/nhung-diem-thay-doi-lon-cua-du-thao-luat-dat-dai-moi-so-voi-luat-dat-dai-nam-
2013
3. https://luatvietnam.vn/dat-dai/luat-dat-dai-2013-83386-d1.html
4. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-lay-y-kien-lan-hai-
11923010312182186.htm
5. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-
119220729070748081.htm
6. Dự thảo luật đất đai mới nhất của Bộ tài nguyên và môi trường
7. Luật Đất đai 2013

36

You might also like