Chiếc lược ngà PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

CHIẾC LƯỢC NGÀ

(NGUYỄN QUANG SÁNG, 1966)

A-KHÁI QUÁT

I-TÁC GIẢ

Ảnh trong phim Cánh đồng hoang - một bộ


phim kinh điển của VN ra đời từ tài năng
của
nhà văn - biên kịch Nguyễn Quang Sáng và
đạo diễn Hồng Sến - Ảnh tư liệu

Nguyễn Quang Sáng và con trai


++ Quê: An Giang.
++ Tham gia quân đội từ khi còn rất trẻ => là người lính cầm súng trước khi là một nhà văn cầm bút =>
++ Tác giả của những tiểu thuyết “Đất lửa”, truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, “Quán rượu người
câm”, các kịch bản phim “Cánh đồng hoang”, “Mùa gió chướng”, “Chị Nhung”…
++ Đặc điểm truyện ngắn:
- Chất điện ảnh, màu sắc kịch tính, cốt truyện hấp dẫn (điểm nút, cao trào)
- Dẫn chuyện thoái mái, phóng khoáng; giọng điệu thân mật dân dã.
- Gắn bó sâu nặng với đất và người Nam Bộ => chuyên viết về cuộc sống và con người nơi
đây.
Trong thời kì chiến tranh: ông chuyên viết về con người và đời sống Nam Bộ trong kháng
chiến.
Nét độc đáo trong tác phẩm viết về chiến tranh (xu hướng tác phẩm viết về chiến tranh
ở giai đoạn này - Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình: ngùn ngụt ngọn lửa căm
thù; khí chất hào hùng => tác phẩm Chiếc lược ngà cùng nhiều sáng tác khác của NQS đã
ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^
rẽ một mạch riêng: khai thác những khoảng lặng, cung trầm của chiến tranh => tạo
chiều sâu giá trị nhân văn, nhân bản.
- Đậm đặc màu sắc Nam Bộ
Nhân vật: thẳng thắn, thật thà, bộc trực; phóng khoáng; mạnh mẽ, rạch ròi
Ngôn ngữ: dày đặc phương ngữ Nam Bộ.
++ Vị trí văn học sử
“Cây đại thụ của văn học Nam Bộ”
“Nhà văn của đồng bằng Nam Bộ”.
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ NGUYỄN QUANG SÁNG
- “Sống hết mình và viết hết mình, viết như từng sống”
- “Nhà văn Nam Bộ” không chỉ bởi tác phẩm của ông lấy bối cảnh Nam Bộ, giọng điệu
Nam Bộ, “không có cái nhàn nhạt chữ nghĩa dùng cho miền nào cũng được – Tô Hoài”,
mà các tác phẩm ấy còn mang đậm tính cách Nam Bộ: đã yêu thích cái gì, tin tưởng cái
gì, thì tin, yêu đến tận cùng.
- “Gần gũi chan hòa mà nghiêng ngửa phóng túng”
- “Một trong những con khủng long quý hiếm của nền văn học thời chiến trận mà tác
phẩm không có hận thù”. => Một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học thời
chiến mà tác phẩm ít hận thù => khai thác khoảng lặng của chiến tranh.
- “Nhà văn sinh ra vốn được mặc định phải gánh trên vai rất nhiều trọng trách. Riêng
ông Sáng chẳng chịu gánh cái gì nhưng mang lại một gánh sách cho đời”.
- "Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn
xuất sắc của Việt Nam. Các truyện ngắn của ông giản dị và dễ đi vào lòng người.
Nó chứa đựng tất cả các yếu tố để làm nên vẻ đẹp cho một cậu chuyện: ngôn
ngữ đối thoại, cách dựng truyện, lựa chọn nhân vật...Trong các tác phẩm ấy, ông
kể câu chuyện xúc động, thật đến mực giống như không phải ông đang viết văn
mà là kể cho chúng ta nghe những câu chuyện của chính cuộc đời của ông vậy"

(Nguyễn Quang Thiều)

- Nguyễn Quang Sáng có tài kể chuyện. Bằng một lối văn mộc mạc, anh cứ thủ thỉ kể hết cuộc tình
này đến cuộc tình khác như một người nông dân Nam bộ kể chuyện đời xưa và chuyện tiếu lâm.
Ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc này, Nguyễn Quang Sáng đã chạm tới những rung động
vi nhiệm của tình yêu. (Phan Đắc Lập)
- “Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao, tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó của một người
nông dân Nam Bộ ngang tàng, coi những chuyện nguy hiểm chết người cũng bông phèng như
trò chơi con trẻ, có thể chống xuồng lao ve vé giữa lúc bom đạn đang vây bủa mù mịt, cũng có
thể ngồi thì lì trong một cái quán rượu tạm bợ, dựng tồng tềnh bên vệ cỏ, ngoảnh ra phía sông
nước mà nhậu lai rai, nhậu tối ngày. Con người ấy hình như vừa đơn giản, lại vừa phức tạp đến
bí hiểm. Hình như đó là một phần của thiên nhiên Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc
hồn nhiên như cỏ dại, có lúc ương ngạnh như vách đá.” (Trần Đăng Khoa)

QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA NQS

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


- Văn chương phải phản ánh chân thực nhất những gì của đời sống. Để rồi qua đó người
ta biết yêu và thương hơn quê hương xứ sở của mình.
- Trong một dịp trò chuyện tại Hội nghị Những người viết văn trẻ TP.HCM lần thứ III ở Bến
Nhà Rồng năm 2011, lão nhà văn từng nhấn mạnh rằng, văn chương là đi đến tận cùng
cuộc sống, nhưng không phải bê nguyên xi cuộc sống, văn chương là sự sáng tạo nhưng
không phải là sự tô vẽ.
- “Một khi anh còn đi vào cuộc sống, còn lắng nghe những hơi thở của cuộc sống thực, thì
anh vẫn còn có thể viết văn được.”
- “Chính cuộc sống thôi thúc mình viết một cái gì đó cho đỡ buồn phiền” => viết để chơi.
- “Viết là chép ra cái đã nghĩ”
- “Tôi mê chi tiết” => kì công, tỉ mẩn trong sáng tạo chi tiết.

II-TÁC PHẨM

1- Hoàn cảnh ra đời

++ Hoàn cảnh thời đại: 1966, thời điểm khốc liệt của kháng chiến chống Mĩ
=> trong khi nhiều nhà văn tập trung viết “hịch” chống Mĩ, viết những vần
thơ “lửa cháy” thì NQS lại viết một câu chuyện giản dị, éo le, sâu lắng ><
nhưng dấu vết thời đại vẫn hằn in trong một số chi tiết (sự tàn khốc, sức mạnh
hủy hoại khủng khiếp được thể hiện qua vết THẸO trên má của người cha;
nhịp điệu gấp gáp của chiến tranh thể hiện qua nhịp điệu vội vã của cuộc gặp
gỡ; sức sống mãnh liệt, sự quả cảm của con người được thể hiện sức mạnh của
tình phụ tử - “hôn cả lên cả vết thẹo dài trên má của ba nó”; “hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được”).

++ Hoàn cảnh hẹp/ cụ thể (cú hích sáng tạo)

- Từ câu chuyện có thật của cô giao liên tên Thu mà ông được trực tiếp nghe
trên hành trình từ Bắc trở về Nam, quá xúc động, NQS đã viết rất nhanh,
liền mạch, gần như không chỉnh sửa => mộc mạc, chân thực.
- Kết hợp với những trải nghiệm, trăn trở, hiểu biết của ông về những cuộc
chia li khác mà ông đã chứng kiến trong chiến tranh.

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


Nếu truyện ngắn Chiếc lược ngà chỉ
viết trong một đêm

2 – Tóm tắt – Tình huống truyện

a/ Tóm tắt

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


3

1–3–2

+ SK1 khoảnh khắc đầu tiên ông Sáu trở về nhìn thấy và gặp con sau 8 năm
xa cách: đứa trẻ sợ hãi kêu thét lên (Đoạn 1: Từ đầu – “tay buông xuống như
bị gãy”) => BÉ THU KHÔNG CẦN PHÂN TÍCH

+ SK2 Trong 3 ngày ở nhà: ông Sáu càng vỗ về, nhẫn nại, mong chờ một tiếng
“ba” bao nhiêu thì bé Thu lại càng bướng bỉnh, quyết liệt chối từ bấy nhiêu –
từ đó đẩy tới xung đột cao trào – cha đánh con, con bỏ đi. (Tiếp – “cũng
không muốn bắt nó về”) => BÉ THU HIỆN LÊN RÕ NÉT Ở TÍNH CÁCH
(TÌNH YÊU VỚI CHA ĐƯỢC BIỂU HIỆN GIÁN TIẾP, NGHỊCH NGƯỢC)

+ SK3 Sáng hôm sau, lúc anh Sáu phải chia tay mọi người lên đường: bé Thu
(đêm hôm trước đã được bà ngoại giải thích, tháo gỡ hiểu lầm) cất lên tiếng
kêu thét – gọi “ba” cùng lưu luyến đầy xúc động của hai cha con, anh Sáu
nhận lời mua chiếc lược ngà cho con. (Tiếp - “từ từ tuột xuống”) => BÉ THU
ĐƯỢC KHẮC ĐẬM Ở TÌNH CẢM.

+ SK4 Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả ân hận, mong nhớ kì công làm chiếc
lược >< đến lúc hoàn thành, ông lại hi sinh, không kịp trao chiếc lược đến cho
con.

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


b/ Tình huống: 2 tình huống

Tình huống 1 (hậu phương):

Ông Sáu trở về nhà sau 8 năm xa cách biền biệt, mong gặp lại con và mong con
gọi một tiếng ba nhưng ông càng vỗ về, nhẫn nại >< con bé càng xa lánh, quyết liệt
chối từ một cách bưởng bỉnh;

cho đến lúc con nhận cha >< khoảnh khắc phải chia li.

Tình huống 2 (tiền phương, khu căn cứ)

Ông Sáu dồn mọi tâm huyết làm chiếc lược, nhưng khi chiếc lược hoàn thành ><
ông Sáu hi sinh, không kịp trao chiếc lược đến tận tay con.

=>Nhận xét: Éo le => khắc sâu hiện thực chiến tranh, hoàn cảnh thử thách của tình
phụ tử.

3/ Hình tượng

a/ Bé Thu: tình huống 1

++ Tính cách: bướng bỉnh, mạnh mẽ, quyết liệt, rạch ròi trong tình cảm.

++ Tình cảm: tình yêu mãnh liệt dành cho cha:

- Chối từ đến cùng (trước khi nhận ra cha)


- Yêu thương cuống quýt (khi nhận ra cha)

b/ Ông Sáu: cả 2 tình huống

Tình huống 1:

+ SK1: niềm mong nhớ, thái độ hấp tấp, vội vàng, không thể kiềm chế…

+ SK2: vỗ về, nhẫn nại chịu đựng ngang ngược, bướng bỉnh của con.

+ SK3: xúc động khóc => khá mờ.

+ SK4 (tình huống 2): cách tạo ra chiếc lược bằng yêu thương.

4/ Giá trị nổi bật về nghệ thuật

++ Tình huống truyện éo le.


ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^
++ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tinh tế trong khắc họa nội tâm cùng diễn biến
tâm lí phức tạp của nhân vật (đặc biệt của bé Thu)

++ Thủ pháp điện ảnh (quay chậm) tái hiện chân xác diễn biến tâm lí, biến đổi tinh
tế của nhân vật.

++ Ngôn ngữ: sắc thái Nam Bộ.

++ Cấu trúc truyện lồng trong truyện, người kể chuyện xưng Tôi (bác Ba) => + tự
nhiên, sống động, gần gũi, dễ khơi gợi sự đồng cảm.

+ Tạo lời bình luận, phán đoán:

- Nhấn mạnh tính chất bất ngờ, nghịch ngược => sức hấp dẫn cho tình huống.
- Làm nổi bật câu chuyện tình phụ tử rất éo le, đi ngược suy lí thông thường.

MỞ RỘNG VỀ TÁC PHẨM


- Ngày 23/09/1966 tại Tháp Mười, Nguyễn Quang Sáng hoàn thành
truyện ngắn “Chiếc lược ngà” trong thời gian vỏn vẹn nửa ngày. Trong
bút ký “Nhà văn về làng”, nhà văn chia sẻ:

“Cũng trong mùa nước này, tôi viết “Chiếc lược ngà”. Tôi viết trên xuồng.
Châu Thanh kiếm cho tôi miếng ván kê lên hai đầu gối làm bàn viết. Từ ngày
rời khỏi cái bàn viết trong căn phòng nhà số 2 Cổ Tân ở Hà Nội, đã hơn nửa
năm tôi không viết một chữ nào, có thể nói tôi đói viết. Đói ăn thì ăn ngấu
nghiến, đói viết thì chữ trong ngòi bút cứ trào ra. Khi viết tôi như
không nghe tiếng rít của máy bay, như không nghe tiếng bom nổ và
rất lạ, có bạn trẻ Châu Thanh bên cạnh, tôi thấy yên tâm, tôi viết một
mạch từ sáng đến trưa thì xong. Đó là truyện ngắn đầu tiên tôi trình làng
qua Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam trong buổi “Đọc truyện đêm khuya”.”

- "Chỉ mãi đến cuối năm 1977, về làm việc ở Tuổi Trẻ, tôi mới "bắt đầu" tìm
hiểu nền văn học cách mạng qua những cuốn sách ở thư viện, với
những Mẫn và tôi (Phan Tử), Hòn Đất (Anh Đức), Dấu chân người
lính (Nguyễn Minh Châu), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)...Trong
các truyện tôi thích Chiếc Lược Ngà nhứt, vì lối viết đơn giản như kể chuyện,
thật tình, đẫm chất Nam Bộ. Nhân vật trong các truyện đều gần gũi, giản dị,
sống phóng khoáng, rất anh hùng mà cũng rất đời thường..."
(Nguyễn Đông Thức)

https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri/bai-phong-van-cuoi-cung-cua-nha-van-nguyen-
quang-sang-danh-cho-tcth-123785.htm

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


https://vanvn.vn/nguyen-quang-sang-tai-san-cua-nuoc-my/

https://cand.com.vn/Nhan-vat/Nha-van-Nguyen-Quang-Sang-Chi-tiet-nho-cho-
cuoc-doi-lon-i454961/

https://kilopad.com/truyen-ngan-c197/chiec-luoc-nga-b10999/chuong-1

B- Đọc hiểu đoạn trích

Ví dụ: Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới
đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên
anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông
của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ
lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì
nó bỗng kêu thét lên:
- Ba...a...a...ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó
là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng
nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ôm chặt lấy
cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo
dài bên má của ba nó nữa...

Đoạn trích tái dựng khoảnh khắc bé Thu nhận cha. Làm sao để tái hiện chính xác,
chân thật, tự nhiên tiếng “ba” vốn đã đè nén trong lòng nhiều năm, một tiếng gọi
thiêng liêng mà con bé luôn ấp iu chờ đợi? Nguyễn Quang Sáng đã giải quyết nan
đề này một cách tinh tế, tài hoa.

1. Trước khi tiếng gọi ba bật ra:

+ Tả đôi mắt cha và con: nghệ thuật sóng đôi Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn
rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. Nhà văn dùng hai tính từ “trìu mến”,
“buồn rầu” cho đôi mắt cha; hai tính từ “mênh mông”, “xôn xao: tả đôi mắt con. Mối quan hệ
cha con đã không còn đối lập “Anh càng vỗ về, con bé càng đẩy ra” nữa mà đã chuyển thành đối
ứng, đối xứng. Nguyễn Quang Sáng tập trung vào đôi mắt – cửa số tâm hồn để thu bắt biến vi
trong tâm hồn đứa trẻ.

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


+ Nhưng như vậy chưa đủ, cần một cú hích cuối cùng. Ấy là lúc tác giả tạo tác chi tiết lời từ biệt
của người cha “Thôi! Ba đi nghe con!”. Nếu không phải lúc này thì không còn lúc nào nữa. Thời
khắc ấy khiến tiếng Ba được giải phóng.
2. Đặc tả tiếng Ba: xem ở dưới.
3. Chuỗi cử chỉ, hành động đi kèm và đi sau tiếng Ba: xem ở dưới.
C-GIẢI ĐỀ

DẠNG 3: PHÂN TÍCH MỘT VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG ĐOẠN TRÍCH/


TÁC PHẨM

Đề 1 (Bé Thu, nhận cha):Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu
trong đoạn trích:“Đến lúc chia tay… Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi
rồi”

Vấn đề nghị luận: diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong đoạn trích
Phân tích vấn đề cụ thể (phân tích theo định hướng cho sẵn ở đề bài) khác với
phân tích đoạn trích như thế nào? Khác ở chỗ: quá trình phân tích cần bám
vào vấn đề, thông qua các từ ngữ láy đi tỉa lại.
I. ĐVĐ: (0.25 điểm)

- Dẫn trọn vẹn vấn đề: “diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu”

- Dẫn đoạn trích: “Đến lúc chia tay…đến lúc phải ra đi rồi.”

II. GQVĐ

1. Khái quát (0.25 điểm)

- Tác giả, tác phẩm: Nếu đã dùng cho Mở bài thì đến đây chỉ cần nêu hoàn cảnh ra
đời (1 câu):

- Vấn đề trong tác phẩm, Vị trí đoạn trích và Vấn đề trong đoạn trích:

Tác phẩm tái hiện tinh tế tâm lí phức tạp, tình cảm mãnh liệt của bé Thu
trong hai thời điểm trước và sau khi nhận ra cha. Đoạn trích nằm ở giữa văn bản,
kể lại sự việc anh Sáu phải chia tay lên đường với khoảnh khắc đột biến, dẫn đến
cao trào tâm lí và tình cảm của bé Thu: từ “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng
xôn xao”, đến điểm nút “nó bỗng kêu thét lên”, đằm lại trạng thái “nằm im lăn
lộn”.

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


2. Phân tích cụ thể vấn đề: diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu (ở đây hệ
thống ý không thực sự rõ ràng, buộc em phải chia mạch đoạn trích một cách tương
đối. Lấy chi tiết bước ngoặt – “bỗng kêu thét lên” làm tâm, có thể định hình 3
phần)

a. Tâm lí bắt đầu xáo động:

Khi anh Sáu “nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” thì “Tôi thấy đôi mắt
mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Bằng quan sát tinh tế, bác Ba đã chạm sâu
vào tâm hồn trẻ thơ sống động “mênh mông” để nhận ra biến đổi đột ngột trong ba
chữ “bỗng xôn xao”. Đôi mắt ấy giờ đây là bể chứa bao nỗi niềm, khắc hiện một
tâm lí cự kì xáo động, dự cảm một cơn bão cảm xúc sắp bật trào.

b. Sự bật trào, nghẹn ngào của yêu thương:

Cú hích trực tiếp vào tâm lí: lời chào của ông Sáu: “Thôi! Ba đi nghe con”.
=> van mở ra thác cảm xúc bị kìm nén, dồn chứa, mãnh liệt, được diễn tả bởi một
chuỗi các hành động:

+ Tâm lí, hành động được đặt trong một tương phản với phán đoán của mọi người:
“Chúng tôi, mọi người – kể cả anh đều tưởng”, “trong lúc không ai ngờ đến” =>
đậm tô sự bất ngờ trong phản ứng của Thu.

+ Hành động: “bỗng kêu thét lên”; “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng
và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè
nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ lòng nó, nó vừa kêu
vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt
lấy cổ ba nó.”

Tiếng thét như được giải tỏa, bung vỡ, tràn trào tất cả cảm xúc bị đè nén bấy
lâu. Âm thanh của tiếng thét chính là chiều sâu nội tâm trong bé. Nguyên âm “a”
cùng với độ vang, ngân dài đưa âm vực rộng mở đến tối đa. Dấu “…” bộc lộ sự
nghẹn ngào, xúc động mạnh mẽ. Đặc biệt, Nguyễn Quang Sáng đặc tả tiếng kêu
bằng phép so sánh độc đáo “tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan
của mọi người”. “Xé” vốn là động từ gắn liền với các đối tượng vật chất, cụ thể,
hữu hình lại đi liền “im lặng”, “ruột gan”- trạng thái, tâm tư, biện pháp ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác đã thu lại bằng ngôn ngữ nỗi xúc động thiêng liêng, dồn tụ
trong khoảnh khắc diệu kì. Điệp từ “xé” lặp lại ba lần, cùng lượng chữ tăng tiếng

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


“tiếng xé”, “xé sự im lặng”, “xé cả ruột gan mọi người” càng khắc sâu hơn cao trào
cảm xúc. Chuỗi hành động đi kèm nối tiếp, vồ vập, hối hả “vừa kêu vừa chạy xô
tới”, “chạy thót lên”, “dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó” đã diễn tả sinh động nét
tâm lí hồn nhiên, cùng tình yêu cha mãnh liệt trong tâm hồn cô bé.

+ “Vừa ôm chặt lấy cổ ba vừa nói trong tiếng khóc”: “Tiếng khóc” là một giải tỏa
tất yếu của tâm lí bị tích tụ dai dẳng. Đó là tiếng khóc của giải phóng ẩn ức, của
nỗi sợ cách xa, của yêu thương dạt dào.

+ “hôn ba cùng khắp”, “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má
của ba nó nữa”: Điệp từ “hôn” nhấn lại ba lần là biểu hiện dồn dập của những yêu
thương vô bờ. Đặc biệt “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó” là chi tiết cảm động
nhất. Nó đối lập hoàn toàn với phản ứng trước đây “khóc thét lên”, “giãy ra”. “Vết
thẹo” là dấu tích, sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, còn “nụ hôn” là biểu tượng
của tình cảm gia đình. Ở chi tiết ấy, ta cảm nhận được sức mạnh của tình yêu: tình
yêu sẽ vượt lên, chiến thắng sự hủy diệt.

c. “nằm im, lăn lộn, thở dài như người lớn”, “bảo ngoại đưa nó về”: khi đã hiểu
ra vấn đề, cô bé có những phản ứng trầm lắng, trăn trở khác hẳn cái ương bướng,
ngang ngạnh trước kia. Đó có thể là trạng thái của ăn năn, có thể là niềm tiếc nuối
không nguôi vì đã lỡ mất những khoảnh khắc ngắn ngủi bên cha…

d. Nhận xét chung (0.5 điểm): + Về nghệ thuật: Miêu tả sinh động những nét tâm lí
đối nghịch, phức tạp mà hồn nhiên, chân thật, biện chứng của một đứa trẻ; Dùng từ
mộc mạc nhưng chính xác, giàu sức gợi; Điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ nhất (Tôi
– vừa kể lại, vừa quan sát) khiến câu chuyện vừa sống động, vùa khách quan; Các
biện pháp tu từ đặc sắc…

+ Về nội dung: Thông qua diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu, người đọc thấy
được tính nhất quán của tính cách một cô bé Nam Bộ - mạnh mẽ, ngay thẳng, yêu
ghét đến cùng đồng thời cũng thấm thía tình con dành cho cha tha thiết, sâu nặng
giữa cái éo le ngặt nghèo của chiến tranh khốc liệt, cảm thấu sự chiến thắng của
tình gia đình thiêng liêng trước cái xấu, sự hủy diệt của đạn bom.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ (Đánh giá, mở rộng, nâng cao) (0.25 điểm)

- Đánh giá lại vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với việc tạo thành sức hấp dẫn, nét
độc đáo của tác phẩm và vị trí văn học sử của nhà văn: Quả thực, trong đoạn trích,

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện chân thực, tài hoa diễn biến tâm lí và tình cảm của
bé Thu. Điều này đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm, phong
cách nghệ thuật độc đáo của “nhà văn Nam Bộ”, để mỗi khi nhắc tới đề tài tình
phụ tử, ta không thể quên một “Chiếc lược ngà” sâu lắng, thiết tha.

- Có thể nêu ý nghĩa của vấn đề với chính em (hoặc người đọc nói chung) sau khi
trải nghiệm: Đọc đoạn trích, tôi thấm thía thế nào là tình cha con có thể vượt qua
mọi nghịch cảnh éo le, càng trân trọng hơn cuộc sống hòa bình cũng như tình cảm
gia đình mà tôi đang có. Dẫu thời gian có đổi thay, vẫn còn đó “Chiếc lược ngà”,
còn đó giá trị nhân văn sáng mãi, bất diệt…

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Cùng là những cây bút Nam Bộ, nếu Đoàn Giỏi dẫn dắt tôi vào miền quê
sông nước qua “Đất rừng phương Nam”, Anh Đức khiến tôi nhớ mãi bởi hình ảnh
những chiến sĩ giải phóng kiên cường qua tiểu thuyết “Hòn Đất”…thì Nguyễn
Quang Sáng lại đưa tôi vào một thế giới nghệ thuật đặc sắc, nơi tôi được chiêm
nghiệm về tình phụ tử thiêng liêng giữa hoàn cảnh chiến tranh éo le trong truyện
ngắn “Chiếc lược ngà”. Dấn sâu hơn vào tác phẩm, tôi cứ ấn tượng mãi về tài năng
tái hiện diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu, đặc biệt qua đoạn trích: “Đến lúc
chia tay…đã đến lúc phải đi rồi.”

Khởi tự từ khao khát “viết cái gì miền Bắc không tưởng tượng ra được”, kết
hợp với cơ duyên được gặp gỡ nguyên mẫu – cô giao liên tên Thu, Nguyễn Quang
Sáng đã chắp bút viết nên một bài ca đặc sắc về tình phụ tử. Tác phẩm miêu tả tinh
tế tâm lí phức tạp, tình cảm mãnh liệt của bé Thu trong hai thời điểm trước và sau
khi nhận ra cha. Đoạn trích nằm ở giữa văn bản, kể lại sự việc anh Sáu phải chia
tay lên đường với khoảnh khắc đột biến, dẫn đến cao trào tâm lí và tình cảm của bé
Thu: từ “đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”, đến điểm nút “nó bỗng
kêu thét lên”, đằm lại trong trạng thái “nằm im lăn lộn”.

Đầu tiên, đoạn trích mở đầu bằng tâm lí xáo động của bé Thu. Khi anh Sáu
“nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu” thì “Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con
bé bỗng xôn xao”. Bằng quan sát tinh tế, bác Ba đã chạm sâu vào tâm hồn trẻ thơ
sống động “mênh mông” để nhận ra biến đổi đột ngột trong ba chữ “bỗng xôn

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


xao”. Đôi mắt ấy giờ đây là bể chứa bao nỗi niềm, khắc hiện một tâm lí cự kì xáo
động, dự cảm một cơn bão cảm xúc sắp bật trào.

Bước ngoặt tâm lí được đánh dấu bởi cú hích trực tiếp: lời chào của ông Sáu:
“Thôi! Ba đi nghe con”. Lời chào ấy là chiếc van mở ra thác cảm xúc bị kìm nén,
dồn chứa, mãnh liệt, được diễn tả bởi một chuỗi các hành động. Có thể thấy, tâm lí,
hành động của nhân vật được đặt trong một tương phản với phán đoán của mọi
người: “Chúng tôi, mọi người – kể cả anh đều tưởng”, “trong lúc không ai ngờ
đến”. Dự tính trái nghịch này càng đậm tô sự bất ngờ trong phản ứng của Thu. Tôi
dừng lại trước hành động: “bỗng kêu thét lên”; “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé
sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà
nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ lòng nó, nó
vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay
ôm chặt lấy cổ ba nó.”. Tiếng thét giải tỏa, bung vỡ, tràn trào tất cả cảm xúc bị đè
nén bấy lâu. Âm thanh của tiếng thét chính là chiều sâu nội tâm trong bé. Nguyên
âm “a” cùng với độ vang, ngân dài đưa âm vực rộng mở đến tối đa. Dấu “…” bộc
lộ sự nghẹn ngào, xúc động mạnh mẽ. Nguyễn Quang Sáng đặc tả tiếng kêu bằng
phép so sánh độc đáo “tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của
mọi người”. “Xé” vốn là động từ gắn liền với các đối tượng vật chất, cụ thể, hữu
hình lại đi cùng “im lặng”, “ruột gan”- trạng thái, tâm tư vô hình, thuộc về thế giới
tinh thần. Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã thu lại bằng ngôn ngữ nỗi xúc
động thiêng liêng, dồn tụ trong khoảnh khắc diệu kì. Điệp từ “xé” lặp lại ba lần,
cùng lượng chữ tăng tiếng “tiếng xé”, “xé sự im lặng”, “xé cả ruột gan mọi người”
càng khắc sâu hơn cao trào cảm xúc. Chuỗi hành động đi kèm nối tiếp, vồ vập, hối
hả “vừa kêu vừa chạy xô tới”, “chạy thót lên”, “dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”
đã diễn tả sinh động nét tâm lí hồn nhiên, cùng tình yêu cha mãnh liệt trong tâm
hồn cô bé. Sau đó, Thu “Vừa ôm chặt lấy cổ ba vừa nói trong tiếng khóc”. “Tiếng
khóc” là một giải tỏa tất yếu của tâm lí bị tích tụ dai dẳng; là tiếng khóc của giải
phóng ẩn ức, của nỗi sợ cách xa, của yêu thương dạt dào. Bên cạnh đó, Nguyễn
Quang Sáng đã rất tinh tế khi tái hiện nụ hôn của cô bé: “hôn ba cùng khắp”, “Nó
hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Điệp từ
“hôn” nhấn lại ba lần là biểu hiện dồn dập của những yêu thương vô bờ. “hôn cả
vết thẹo dài bên má của ba nó” có thể xem như chi tiết cảm động nhất. Nó đối lập
hoàn toàn với phản ứng trước đây “khóc thét lên”, “giãy ra”. “Vết thẹo” là dấu
tích, sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, còn “nụ hôn” là biểu tượng của tình cảm
gia đình. Ở chi tiết ấy, ta cảm nhận được sức mạnh của tình yêu tình yêu sẽ vượt
ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^
lên, chiến thắng sự hủy diệt. Nguyễn Quang Sáng, bằng việc am hiểu sâu sắc tâm lí
con trẻ, bằng sự nhạy cảm của một người nghệ sĩ đã tạo nên một chi tiết thực sự
đắt giá, “chi tiết nhỏ” nhưng đủ tạo nên “nhà văn lớn”.

Cuối cùng, ta ngừng lại ở nét tâm lí lạ lùng của Thu khi thấu suốt nguyên cớ
vết sẹo trên mặt cha -“nằm im, lăn lộn, thở dài như người lớn”, “bảo ngoại đưa nó
về”. Khi đã hiểu ra vấn đề, cô bé có những phản ứng trầm lắng, trăn trở khác hẳn
cái ương bướng, ngang ngạnh trước kia. Đó có thể là trạng thái của ăn năn, có thể
là niềm tiếc nuối không nguôi vì đã lỡ mất những khoảnh khắc ngắn ngủi bên
cha… Ở chi tiết này, nhà văn đã họa thêm một nét mới vào bức tranh tinh thần của
cô bé Nam Bộ: bên cạnh sự mạnh mẽ dữ dội là cái thẳm sâu suy tư da diết.

Có thể thấy, bằng việc miêu tả sinh động những nét tâm lí đối nghịch, phức
tạp mà hồn nhiên, chân thật, biện chứng của một đứa trẻ; cách dùng từ mộc mạc
nhưng chính xác, giàu sức gợi; sáng tạo điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ nhất (Tôi
– vừa kể lại, vừa quan sát); phối hợp các biện pháp tu từ đặc sắc, Nguyễn Quang
Sáng đã tái hiện chân thực diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu. Qua đó, người
đọc thấy được tính nhất quán trong tính cách một cô bé Nam Bộ - mạnh mẽ, ngay
thẳng, yêu ghét đến cùng đồng thời cũng thấu tỏ tình con dành cho cha tha thiết
giữa cái éo le ngặt nghèo của chiến tranh khốc liệt, cảm nhận sự chiến thắng của
tình gia đình thiêng liêng trước cái xấu, sự hủy diệt của đạn bom.

Đi vào nội tâm nhân vật với diễn biến tâm lí và tình cảm là cách tác giả tạo
nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm, khắc ấn phong cách nghệ thuật độc đáo của
“nhà văn Nam Bộ”, để mỗi khi nhắc tới đề tài tình phụ tử, ta không thể quên một
“Chiếc lược ngà” sâu lắng, thiết tha.

Đọc đoạn trích, ta/tôi thấm thía thế nào là tình cha con có thể vượt qua mọi
nghịch cảnh éo le, càng trân trọng hơn cuộc sống hòa bình cũng như tình cảm gia
đình mà tôi/ta đang có. Dẫu thời gian có đổi thay, vẫn còn đó “Chiếc lược ngà”,
còn đó giá trị nhân văn sáng mãi, bất diệt…

Phân tích nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà”.

+ Tình yêu thương cha trong hoàn cảnh chiến tranh éo le:
ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^
- Khi chưa nhận ra cha do hiểu lầm (tình yêu được thể hiện ở mặt nghịch ngược:
quyết liệt chối từ đến bướng bỉnh sự quan tâm, gần gũi của ông Sáu => cho thấy nó
chỉ có một người ba duy nhất trong tim) =>phân tích lướt.

- Khi nhận ra cha: phân tích sâu – tập trung đoạn Thu nhận cha (Xem lại đề ở
dạng 3)

+ Tính cách Nam Bộ điển hình (ĐÂY LÀ Ý PHỤ, KHÔNG CẦN PHÂN TÍCH):
thẳng thắn, rạch ròi, mãnh liệt yêu thương.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật (Xem lại đề ở dạng 3)

Đề 6: Phân tích nhân vật ông Sáu trong “Chiếc lược ngà”.

Chủ yếu được khắc họa ở tình yêu thương con trong hoàn cảnh chiến tranh éo le.

+ Khoảnh khắc đầu tiên gặp lại con sau 8 năm xa cách: tình yêu con được thể
hiện qua nỗi mong nhớ, khao khát được ôm con vào lòng, bằng chuỗi hành động
luống cuống, hấp tấp, vội vã =>phân tích sâu (Xem đề ở Dạng 6)

+ Trong 3 ngày về phép: tình yêu con được đậm tô qua thái độ nhẫn nhịn rất mực
=>phân tích lướt.

+ Khi bé Thu nhận cha =>chỉ cần tập trung chi tiết giọt nước mắt (vì đoạn này
là “sân” của bé Thu ^^)

+ Ở khu căn cứ: ông dồn tâm sức để làm chiếc lược ngà =>phân tích sâu.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Sáu (Xem đề ở Dạng 6)

Đề 6: Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong hai đoạn văn sau, từ đó nhận
xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Quang Sáng trong tác phẩm.

(1)Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng
vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ
đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể
chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến
tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
- Thu! Con.

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ
rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa
khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó
ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động,
vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc
động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp
run run:
- Ba đây con !
- Ba đây con !
(2) Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng,
giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni
lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh
hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một
đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa
nhỏ, cửa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng
lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi
nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một
ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành.
Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây
lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng
lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu
nhớ tặng Thu con của ba".
Yêu cầu và vấn đề nghị luận:
+ Chính: Phân tích nhân vật ông Sáu trong hai đoạn trích.
+ Phụ: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm.
1. Giới thiệu tác giả NQS, tác phẩm CLN, dẫn vấn đề nghị luận – nhân vật
ông Sáu, hai đoạn trích, nghệ thuật xây dựng nhân vật
MB1: Nguyễn Quang Sáng là một trong những gương mặt nổi bật của văn
học Nam Bộ. Truyện của ông không hấp dẫn bởi chất thơ mượt mà mà in khắc
trong ta bằng cốt truyện giàu kịch tính và tài năng miêu tả tâm lí sắc sảo. Đến với
tác phẩm “Chiếc lược ngà”, sáng tác năm 1966, được chắp bút từ ám ảnh chia ly
trong hoàn cảnh chiến tranh và cơ duyên được gặp gỡ nguyên mẫu, cô giao liên tên
ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^
Thu, ta càng cảm thấm nét bút tài hoa của người con đất An Giang. Đọc truyện
ngắn, ta không sao quên được nhân vật ông Sáu cùng nghệ thuật xây dựng nhân
vật của tác giả, đặc biệt trong hai đoạn trích: “Đến lúc được về (…) Ba đây con”
và “Tôi hãy còn nhớ (…) tặng Thu con của ba.”

MB2: Từ cổ chí kim, tình cảm gia đình mãi mãi là mạch nguồn vô tận của
văn học. Đến với đề tài này, Nguyễn Quang Sáng, “nhà văn của đồng bằng Nam
Bộ”, một cây bút điển hình của văn học chiến tranh mà “tác phẩm không vương
mùi khói súng”, đã góp thêm một tác phẩm cảm động - “Chiếc lược ngà”. Truyện
ngắn được sáng tác năm 1966, là kết tinh của những ám ảnh chia ly trong hoàn
cảnh chiến tranh và cơ duyên được gặp gỡ nguyên mẫu – cô giao liên tên Thu. Đọc
tác phẩm, ta ấn tượng với nhân vật ông Sáu cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật
của tác giả, đặc biệt trong hai đoạn trích: “Đến lúc được về (…) Ba đây con” và
“Tôi hãy còn nhớ (…) tặng Thu con của ba.”

MB3:Cũng là những cây bút Nam Bộ, nếu Đoàn Giỏi dẫn dắt ta vào miền
quê sông nước qua “Đất rừng phương Nam”, Anh Đức khiến ta nhớ mãi bởi hình
ảnh người chiến sĩ kiên cường qua tiểu thuyết “Hòn Đất”, thì Nguyễn Quang Sáng
lại đưa người đọc vào một thế giới nghệ thuật giàu kịch tính, nơi tôi có thể chiêm
nghiệm tình phụ tử thiêng liêng qua tác phẩm “Chiếc lược ngà”. Truyện ngắn được
sáng tác năm 1966, là kết tinh của những ám ảnh chia ly trong hoàn cảnh chiến
tranh và cơ duyên được gặp gỡ nguyên mẫu – cô giao liên tên Thu. Đọc tác phẩm,
ta ấn tượng với nhân vật ông Sáu cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác
giả, đặc biệt trong hai đoạn trích: “Đến lúc được về (…) Ba đây con” và “Tôi
hãy còn nhớ (…) tặng Thu con của ba.”

2. Khái quát vấn đề nghị luận

Thông thường, cần khái quát: nhân vật ông Sáu và hai đoạn trích, nhưng có thể
đẩy khái quát hai đoạn trích xuống dưới phần phân tích cụ thể từng đoạn trích
=> vì vậy ở đây chỉ khái quát nhân vật ông Sáu (vị trí của nhân vật, đặc điểm
chung của nhân vật trong toàn bộ tác phẩm)

Khởi tự từ khao khát “viết cái gì để miền Bắc mãi nhớ về miền Nam”, nhà
văn của đồng bằng Nam Bộ đã kì công xây dựng hình tượng ông Sáu – một trong
hai nhân vật chính của câu chuyện. Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn sử dụng ngôi kể
thứ nhất theo điểm nhìn của bác Ba. Cũng từ đây, chân dung một người cha hiện

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


lên sinh động, tự nhiên. Càng hiểu cử chỉ, hành động, nội tâm của ông bao nhiêu ta
càng khâm phục tình phụ tử thiêng liêng vượt qua những éo le tàn khốc của chiến
tranh.

3. Phân tích cụ thể

3.1. Phân tích nhân vật ông Sáu trong đoạn 1

a. Cảm nhận diễn biến hành động, tâm lí, cảm xúc

Ở đoạn trích đầu tiên, ta bắt gặp diễn biến hành động, tâm lí, cảm xúc của
người cha trong khoảnh khắc đầu tiên gặp lại con sau 8 năm xa cách. Khi thoáng
nhìn thấy đứa trẻ chơi trên bờ, bằng sự nhạy cảm của một người cha, “đoán biết là
con”, “không chờ xuồng cập bến”, “nhảy thót lên”, “xô chiếc xuồng tạt ra”, “bước
vội vàng với những bước dài”, “dừng lại kêu to”. Thủ pháp liệt kê, các động từ
khắc họa sự vội vàng, nhịp văn ngắn, dồn dập. Từng dáng vẻ bên ngoài đều hằn in
nỗi khát cầu yêu thương mãnh liệt bên trong. Một người lính đã từng tôi qua lửa
đạn của chiến tranh, từng bình tĩnh trước biết bao cam go, ấy vậy mà giờ đây lại
hoàn toàn mất kiểm soát.

Khi mới nhìn thấy con, từng cử chỉ đều vô cùng nóng vội, thế nhưng khi
bước chân chạm lên bờ, chuỗi hành động trở nên chậm lại. Một loạt các từ ngữ
miêu tả dáng vẻ được huy động “vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con”,
“không ghìm nổi xúc động”, “chầm chầm bước tới”, “giọng lặp bặp run run”. Phải
chăng, khoảng cách không gian càng thu hẹp, nỗi khát mong ấp ủ 8 năm sắp trở
thành hiện thực, cảm xúc càng đậm đầy như muốn tràn dâng ra ngoài. Nguyễn
Quang Sáng thông qua cái nhìn của bác Ba đã tái hiện rõ nét sự nôn nóng, cao trào
cảm xúc kết tinh từ niềm mong nhớ khắc khoải trong trái tim người đồng đội.
Trong niềm hạnh phúc đoàn tụ, trong hy vọng da diết “con anh sẽ chạy xô vào lòng
anh, ôm chặt lấy cổ anh” đã khiến “vết thẹo dài bên má phải đỏ ửng lên, giần giật,
trông rất dễ sợ”. Sự xúc động tột độ hóa thành tiếng ba như muốn vỡ òa: “Ba đây
con! Ba đây con!”

b. Đánh giá nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của đoạn trích 1

Ở đề bài này, 2 đoạn trích có những nét riêng về nghệ thuật khá rõ nét
(bên cạnh những điểm chung về ngôn ngữ, cách tạo chi tiết…) nên sau khi

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


cảm nhận nhân vật ở từng đoạn có thể chốt lại dấu ấn nghệ thuật của từng
đoạn.

Có thể thấy, Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm
nhân vật một cách tinh tế. Bằng những yêu tố ngoại hiện như cử chỉ, dáng vẻ, hành
động đã khắc chạm được từng đường gân tâm lí bên trong, họa nên bức chân dung
tinh thần sắc nét, sống động. Bên cạnh đó, thủ pháp quay chậm của điện ảnh, thu
bắt được từng sắc diện, chuyển động nhỏ nhặt nhất trong tâm hồn; kết hợp thủ
pháp liệt kê được sử dụng triệt để nhằm tái hiện các hành động, trạng thái kết
chuỗi; đưa người đọc vào một hành trình cảm xúc chân thật.

3.2. Phân tích nhân vật ông Sáu trong đoạn 2

a. Cảm nhận tâm tư của ông Sáu trong quá trình tạo nên chiếc lược

Đoạn trích một khép lại, ta đến với đoạn trích thứ hai – kể về việc ông Sáu
đã dồn toàn bộ tâm sức làm ra chiếc lược ngà như thế nào. Chỉ đơn giản là việc tìm
ra nguyên liệu làm qùa cho con cũng khiến ông “hớn hở như một đứa trẻ được
quà”. Từ láy “hớn hở”, phép so sánh gợi mở niềm vui hồn nhiêu, sự háo hức vô bờ
của người cha. Đủ thấy rằng trong thâm tâm ông, việc làm ra chiếc lược thiêng
liêng đến mức nào. Bởi đó không chỉ là món quà, ấy là lời hứa của người cha, là
nỗi ân hận khôn khuây, là trùng điệp nhớ thương chất chồng đằng đẵng. Chẳng thế
mà, nhà văn nâng niu, ghi lại từng chút một quá trình tạo nên chiếc lược của ông
Sáu. Trường từ “cưa từng”, “nhỏ” kết hợp phép liệt kê, so sánh “thận trọng, tỉ mỉ
và cố công như một người thợ bạc” cho thấy sự nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ. Một
người lính can trường đã trở thành một nghệ nhân tài hoa – người nghệ nhân chỉ
sáng tạo duy nhất một tác phẩm – tác phẩm của yêu thương trong đời. Cho đến khi
món quà được hoàn thành, điệp “cây lược” da diết bật lên, ngòi bút nhà văn như đã
nhập vào niềm xúc động mênh mông của ông Sáu để luyến láy, ngập ngừng, say
sưa ngắm nghía “dài độ hơn một tấc”, “bề ngang độ ba phân rưỡi”, “cho con gái”,
“chải mái tóc”, “chỉ có một hàng răng thưa”. Cách miêu tả từng phân li thực lạ
lùng. Nhưng ấy là cái lạ lùng hợp lô-gic của yêu thương. Cây lược trở thành vật kí
thác, chứa chở tâm tư của ông Sáu với con gái: có ân hận, có thương nhớ, có tình
phụ tử mộc mạc mà sâu sắc. Dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” giản dị thôi
mà đã trở thành tiếng nói tình cảm gia đình thiêng liêng vượt trên hoàn cảnh chiến
tranh éo le.

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^


b. Đánh giá nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của đoạn trích 2

Sau tất cả, trong đoạn trích thứ hai này, bằng việc xây dựng thành công tình
huống tự nhiên, chặt chẽ; giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, tác giả đã kể ta nghe một câu
chuyện thật dung dị mà cảm động về tình cha con.

3.3. Đối sánh, nhận xét chung về nhân vật trong 2 đoạn trích và nghệ thuật
xây dựng nhân vật.

Nếu đoạn trích thứ nhất thiên về diễn biến tình cảm – mong chờ, nôn nóng
của người cha sau tám năm xa cách thì đoạn trích thứ hai tập trung vào hành
động và cảm xúc khi tạo ra chiếc lược ngà – vật mang chở yêu thương. Dù hai
hoàn cảnh, hai ngả hướng khác nhau, một đằng sôi nổi, mãnh liệt; một bên trầm
lắng, nhẹ nhàng; nhưng chung qui lại đều in đậm dấu ấn phong cách truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng- cách dùng từ mộc mạc, chính xác, đậm sắc thái Nam Bộ, chi
tiết đặc sắc, tình huống bất ngờ, giọng văn hồn hậu; từ đó cuốn ta vào tình phụ tử
thiêng liêng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt.

4. Kết bài

- Đánh giá lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ, mở rộng, nâng cao (có thể liên hệ nhận thức của bản thân hoặc nâng
lên thành lí luận văn học)

Quả vậy, “văn học là sự cất tiếng của yêu thương”. Hai đoạn trích nói riêng,
toàn bộ tác phẩm “Chiếc lược ngà” nói chung là sự cất tiếng của tình phụ tử ngàn
đời. Nhà văn phải chắt chiu bao nhiêu “quan hoài thường trực” để chắt lọc thành
từng “gram” chữ. Và mỗi chữ ấy “làm cho rung động”, “Triệu trái tim trong triệu
năm dài”.

Chú giải kết bài:

+ “quan hoài thường trực”: quan niệm của Nguyễn Minh Châu

+ “Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ/Mới thu về một chữ mà thôi/ Nhưng chữ ấy
làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.” (Chia sẻ của nhà thơ
Nga – Maiacopxki về nghề văn)

ĐỖ THỊ THÚY DƯƠNG 098.8491.933 ^^

You might also like