Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 - LỚP 10

I. TỰ LUẬN
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc VN (học phần 2)
Bài 14: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử VN (học phần 1)
II. TRẮC NGHIỆM (Học bài 12,13,14)
Câu 1. Nhận định nào dưới đây là không đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của
cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu.
B. Trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
C. Góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân.
D. Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng, tinh xảo.
Câu 2. Lĩnh vực nào sau đây không phải là nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Việt Nam?
A. Kinh tế. B. Môi trường. C. Xã hội. D. Văn hóa.
Câu 3. Năm 1149, để đẩy mạnh phát triển ngoại thương nhà Lý đã có chủ trương nào sau đây?
A. Phát triển Thăng Long với 36 phố phường.
B. Cho phát triển các chợ làng, chợ huyện.
C. Xây dựng một số địa điểm trao đổi hàng hóa ở biên giới.
D. Xây dựng cảng Vân Đồn (Quảng Ninh).
Câu 4. Các bia đá được dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thể hiện chính sách nào của Vương
triều Lê sơ?
A. Đề cao giáo dục, khoa cử.
B. Quan tâm đến biên soạn lịch sử.
C. Coi trọng nghề thủ công chạm khắc.
D. Phát triển các loại hình văn hoả dân gian.
Câu 5. Bữa ăn của người Kinh có thể được bổ sung các món ăn chế biến từ
A. thịt gia súc, gia cầm. B. cua biển.
C. tôm hùm. D. bào ngư.
Câu 6. Truyền thuyết nào sau đây chứng minh khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam đã có từ thuở bình minh
lịch sử?
A. Sơn tinh thủy tinh. B. Bánh chưng, bánh giầy.
C. Con rồng cháu Tiên. D. Sự tích trầu cau.
Câu 7. Các xưởng thủ công của nhà nước dưới các triều đại phong kiến Việt Nam còn được gọi là
A. Hàn lâm viện. B. Quốc sử quán. C. Cục bách tác. D. Quốc tử giám.
Câu 8. Chủ trương của Đảng trong chính sách về xã hội là tập trung vùng đồng bào
A. các dân tộc ở đồng bằng. B. các dân tộc ở trung du.
C. các dân tộc thiểu số. D. dân tộc Kinh.
Câu 9. Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô
A. làng, xóm, thôn, xã. B. bản, làng, phố, xóm.
C. phố, xóm, tộc người. D. làng, bản và tộc người.
Câu 10. Áo tứ thân là trang phục đặc trưng của vùng nào?
A. Bắc Bộ B. Nam Bộ C. Trung Bộ D. Tây Nguyên
Câu 11. Khối đoàn kết dân tộc Việt Nam đã được hình thành từ
A. thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. B. khi giành được nền độc lập tự chủ.
C. khi thắng lợi 1000 năm Bắc thuộc. D. khi giặc phương Bắc sang xâm lược.
Câu 12. Vì sao cư dân các dân tộc thiểu số ở miền núi (Việt Nam) chủ yếu đi bộ và vận chuyển đồ bằng gùi?
A. Có nhiều cây cối chặn các lối đi.

Mã đề 101 Trang 1/9


B. Địa hình phức tạp, độ dốc thấp, rộng.
C. Địa hình bằng phẳng, đi lại dễ dàng.
D. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, hẹp.
Câu 13. Dựa trên cơ sở nào cư dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam xây dựng mô hình nhà ở cho mình?
A. Địa bàn sinh sống. B. Phân hóa xã hội.
C. Thành phần dân cư. D. Yếu tố tâm lí.
Câu 14. So với dân tộc Kinh, điểm khác trong trang phục của các dân tộc thiểu số là gì?
A. Trang phục chủ yếu là áo và quần (hoặc váy).
B. Được may bằng nhiều loại vải có chất liệu tự nhiên.
C. Trang phục có sự thay đổi theo mùa.
D. Trang phục thường có hoa văn trang trí sặc sỡ.
Câu 15. Cùng với người Kinh, các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng thực hành nhiều phong tục, tập quán liên
quan đến
A. các tôn giáo lớn. B. văn hóa ẩm thực.
C. điều kiện tự nhiên. D. chu kì canh tác.
Câu 16. Cục Bách tác là tên gọi của
A. cơ quan biên soạn lịch sử. B. các đồn điền sản xuất nông nghiệp
C. các xưởng thủ công của Nhà nước D. cơ quan quản lí việc đắp đê.
Câu 17. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại Việt?
A. Không có nguồn gốc bản địa mà du nhập từ bên ngoài vào.
B. Trong kỷ nguyên Đại Việt, mọi lĩnh vực kinh tế đều phát triển.
C. Là nền văn minh phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á.
D. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã.
Câu 18. Nền văn minh Chăm-pa được phát triển dựa trên cơ sở văn hóa
A. Đông Sơn. B. Óc Eo. C. Đồng Nai. D. Sa Huỳnh.
Câu 19. Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau
đây?
A. Thời Đinh - Tiền Lê. B. Thời Trần.
C. Thời Lý. D. Thời Lê sơ.
Câu 20. Điểm tương đồng về phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam là
A. lễ hội được tổ chức tại cộng đồng làng, của vùng, quốc gia, quốc tế.
B. lễ hội chủ yếu được tổ chức với quy mô làng/bản và tộc người.
C. tổ chức nhiều nghi lễ cũng tế cầu mong cho cây trồng, vật nuôi tốt tươi.
D. không ngừng giao lưu, tiếp thu, phát triển văn hóa tiên tiến bên ngoài.
Câu 21. Nội dung nào sau đây là một trong những cơ sở của việc hình thành nền văn minh Đại Viêt?
A. Chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa qua ngàn năm Bắc thuộc.
B. Có cội nguồn từ các nền văn minh lâu đời tồn tại trên đất nước Việt Nam.
C. Hình thành từ việc lưu truyền các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
D. Có nguồn gốc từ việc tiếp thu hoàn toàn văn minh bên ngoài.
Câu 22. Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam?
A. Triều Ngô. B. Triều Tiền Lý. C. Triều Nguyễn. D. Triều Lê.
Câu 23. Tín ngưỡng phổ biến mang tính kế thừa trong các gia đình của người Việt Nam ngày nay là tín
ngưỡng
A. sùng bái tự nhiên. B. thờ cúng tổ tiên.
C. đa thần. D. phồn thực.
Câu 24. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác
dân tộc và chính sách dân tộc?
Mã đề 101 Trang 2/9
A. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng vùng miền.
B. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
D. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
Câu 25. Về thủ công nghiệp, sản phẩm của người Kinh rất đa dạng và tinh xảo, không những đáp ứng nhu
cầu trong nước mà còn
A. biếu, tặng. B. xuất khẩu. C. giao lưu. D. nhập khẩu.
Câu 26. Nhân tố quan trọng nào sau đây quyết định sự thành công các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo
về nền độc lập dân tộc ở Việt Nam?
A. Tinh thần đấu tranh anh dũng. B. Nghệ thuật quân sự độc đáo.
C. Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt. D. Khối Đại đoàn kết dân tộc.
Câu 27. Các nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng theo thể chế
A. Quân chủ lập hiến. B. Quân chủ chuyên chế.
C. Dân chủ chủ nô. D. Chiếm hữu nô lệ.
Câu 28. Hai loại hình văn học chính của Đại Việt dưới các triều đại phong kiến là
A. văn học viết và văn học truyền miệng.
B. văn học nhà nước và văn học tự do.
C. văn học nhà nước và văn học dân gian.
D. văn học dân gian và văn học viết.
Câu 29. Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc thiểu số đã làm gì?
A. Dẫn nước từ các dòng suối trên cao xuống.
B. Dẫn nước từ các đồng bằng lên các sườn núi.
C. Cho khoan nước tại chỗ phục vụ tưới tiêu.
D. Sử dụng máy bơm đưa nước từ đồng bằng lên.
Câu 30. Nhà ở chủ yếu của cư dân các dân tộc thiểu số Việt Nam là
A. Nhà đắp đất. B. Nhà xây. C. Nhà trệt. D. Nhà sàn.
Câu 31. Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt.
B. Vai trò của việc tiếp thu văn hóa Ấn Độ vào Đại Việt.
C. Thể hiện sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Tiền Lê.
D. Ảnh hưởng của việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam.
Câu 32. Dưới triều Lê sơ (thế kỉ XV), nhà nước cho dựng bia ghi danh tiến sĩ không mang ý nghĩa nào sau
đây?
A. Góp phần phát triển văn học – nghệ thuật.
B. Khuyến khích hoạt động học tập.
C. Ghi danh những người tài giỏi đỗ đạt.
D. Cổ vũ nhân dân tham gia thi cử.
Câu 33. Ở Việt Nam, Lế thổi tai (đặt tên) là nghi lễ phổ biến của hầu hết cư dân các dân tộc
A. Kinh. B. thiểu số. C. Thái. D. Nùng.
Câu 34. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh là
A. trung du. B. ven biển. C. đồi núi. D. đồng bằng.
Câu 35. Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng về tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh và cư dân các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
B. Tổ chức nhiều nghi lễ cũng tế cầu mong vật nuôi tốt tươi.
C. Đều đang duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh.
D. Tổ chức nhiều nghi lễ cũng tế cầu mong con người khỏe mạnh.

Mã đề 101 Trang 3/9


Câu 36. Những nguyên tắc nào sau đây là quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc xây dựng và
phát triển khối đại đoàn kết dân tộc?
A. Đoàn kết, giúp đỡ nhau để vượt qua mọi khó khăn.
B. Bình đẳng, hợp tác và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
C. Đoàn kết, bình đẳng và tương trợ cùng phát triển.
D. Hợp tác, tương trợ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Câu 37. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc thiểu số ở vùng cao (Việt Nam) có đặc điểm nổi
bật nào sau đây?
A. Phát triển nuôi trồng thủy - hải sản.
B. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt.
C. Phải thường xuyên thau chua rửa mặn.
D. Lúa nước được trồng ở ruộng bậc thang.
Câu 38. Dưới triều đại nhà Lê (thế kỉ XV), bộ luật thành văn nào sau đây được ban hành?
A. Quốc triều hình luật. B. Hình thư.
C. Hoàng Việt luật lệ. D. Hình luật.
Câu 39. Cùng với người Kinh, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thực hành nhiều phong tục, tập quán liên
quan đến
A. các tôn giáo lớn. B. văn hóa ẩm thực.
C. chu kì vòng đời. D. điều kiện tự nhiên.
Câu 40. Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là gì?
A. Tính tổng thể B. Có trọng điểm C. Tính hài hoà D. Tính toàn diện.
Câu 41. Trong thời kì cận - hiện đại, đoàn kết dân tộc Việt Nam được phát huy cao độ thông qua
A. hợp tác kinh tế với nước ngoài.
B. quá trình tiếp thu văn hoá bên ngoài.
C. các hình thức mặt trận.
D. kế thừa truyền thống của dân tộc.
Câu 42. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của nông nghiệp Việt Nam thời phong kiến?
A. Áp dụng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật.
B. Cải thiện kỹ thuật thâm canh lúa nước.
C. Mở rộng diện tích canh tác bằng nhiều biện pháp.
D. Du nhập và cải tạo các giống cây từ bên ngoài.
Câu 43. Noi theo lá cờ đại nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân các quận, huyện nhất tế nổi dậy hưởng ứng
“đánh phá các châu, quận” (Giao châu ngoại vực ki)... Khi Hai Bà Trưng “đánh hạ quận Giao Chỉ thì
người Man Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, cướp được 65 thành (Hậu Hán thư)...
Đoạn trích nói đến một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết đến sự thành công của công cuộc đấu
tranh chống giặc ngoại xâm trong lịch sử dân tộc là?
A. Truyền thống cần cù lao động. B. Truyền thống đoàn kết.
C. Lực lượng tham gia đông đảo. D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
Câu 44. Việc cho dựng bia ghi danh tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử giám thể hiện chính sách nào sau đây của
các triều đại phong kiến Việt Nam?
A. Ghi danh những anh hùng có công với nước.
B. Nhà nước coi trọng giáo dục, khoa cử.
C. Đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp.
D. Ghi lại tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Câu 45. "Những kẻ ăn trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con".
(Trích Chiếu cùa vua Lý Thánh Tông trong Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, NXB Khoa học xã hội, 1967, tr.
232).
Đoạn trích trên thề hiện chính sách nào của Vương triều Lý?

Mã đề 101 Trang 4/9


A. Bảo vệ nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công.
B. Bảo vệ trâu bò cho các gia đình nghèo.
C. Nhà nước độc quyền trong chăn nuôi trâu bò.
D. Quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
Câu 46. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, khối Đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế
nào?
A. Tương đối đặc biệt. B. Rất quan trọng.
C. Tương đối quan trọng D. Đặc biệt quan trọng.
Câu 47. Hệ tư tưởng tôn giáo nào sau đây giữ địa vị thống trị ở Việt Nam trong các thế kỉ XV - XIX?
A. Đạo giáo. B. Công giáo. C. Nho giáo. D. Phật giáo.
Câu 48. Yếu tố nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?
A. Yêu cầu làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
B. Yêu cầu hợp tác và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
C. Yêu cầu tập hợp lực lượng chống giặc ngoại xâm.
D. Yêu cầu trị thủy để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Câu 49. Để có nước canh tác trên ruộng bậc thang, cư dân các dân tộc thiểu số đã làm gì?
A. Sử dụng máy bơm đưa nước từ đồng bằng lên.
B. Tạo hồ hứng và chứa nước mưa trên đỉnh núi.
C. Dẫn nước từ các đồng bằng lên các sườn núi.
D. Cho khoan nước tại chỗ phục vụ tưới tiêu.
Câu 50. Ở Việt Nam, những nghề thủ công ra đời sớm và phát triển mạnh ở các dân tộc thiểu số là
A. nghề dệt và nghề đan. B. nghề gốm và làm đồ trang sức.
C. nghề rèn, đúc và nghề mộc. D. nghề gốm và nghề rèn đúc.
Câu 51. Chủ trương của Đảng trong chính sách về kinh tế là
A. phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
B. phát triển kinh tế đồng bằng, vùng đông dân cư.
C. phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
D. phát triển kinh tế vườn – ao – chuồng.
Câu 52. Nội dung bao trùm trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay về văn hóa
là xây dựng nền văn hóa
A. trên nên nền tảng dân tộc Kinh.
B. theo từng đặc điểm của vùng miền.
C. tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
D. hài hòa trên nền tảng nhiều dân tộc.
Câu 53. Ở Việt Nam, các lễ hội của dân tộc thiểu số chủ yếu được tổ chức với quy mô
A. diễn ra trên phạm vi cả nước. B. tập trung ở các đô thị lớn.
C. nhiều làng/bản hay cả khu vực. D. từng làng/bản và tộc người.
Câu 54. Khối Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được thể hiện tập trung trong Mặt trận nào sau đây?
A. Mặt trận dân chủ thống nhất Việt Nam.
B. Măt trận nhân dân thống nhất Việt Nam.
C. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.
D. Mặt trận dân tộc dân chủ Việt Nam.
Câu 55. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác
dân tộc và chính sách dân tộc?
A. Đề ra chủ trương chính sách hoạt động tôn giáo.
B. Kêu gọi toàn dân tham gia vào Mặt trận dân tộc.
C. Đề ra chủ trương chính sách phù hợp từng thời kỳ.
D. Nghiêm cấm mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Mã đề 101 Trang 5/9
Câu 56. Áo Bà ba là trang phục đặc trưng của vùng nào?
A. Bắc Bộ B. Trung Bộ C. Nam Bộ D. Tây Nguyên
Câu 57. Nhận định nào dưới đây là đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của cộng
đồng dân tộc Việt Nam?
A. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu.
B. Trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
C. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
D. Góp phần quyết định nâng cao đời sống của người dân.
Câu 58. Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế miền núi, vùng dân tộc thiểu số để từng bước khắc phục vấn
đề nào sau đây?
A. Tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm.
B. Cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ.
C. Tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ thuật.
D. Chênh lệch giữa các vùng, các dân tộc.
Câu 59. “Tam giáo đồng nguyên” là sự kết hợp hài hoà giữa các tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Nho giáo - Phật giáo - Công giáo.
B. Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo.
C. Phật giáo - Ấn Độ giáo - Công giáo.
D. Phật giáo - Bà La Môn giáo - Nho giáo.
Câu 60. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam mới ra đời có tên gọi là gì?
A. Hội phản đế Đồng minh. B. Hội phản đế Việt Nam.
C. Hội phản đế Đông Dương. D. Hội phản đế nhân dân.
Câu 61. Trong sản xuất nông nghiệp của dân tộc Kinh, hoạt động kinh tế chính là
A. chăn nuôi gia súc. B. trồng cây lúa nương.
C. canh tác lúa nước. D. nuôi trồng thủy sản.
Câu 62. Trước đây, ngoài đi bộ, người Kinh còn phát triển hình thức đi lại, vận chuyển bằng
A. thuyền bè, xe máy, xe đạp. B. xe trâu, ngựa, voi.
C. xe đạp, xe máy, ô tô. D. xe trâu, bò, ngựa, thuyền bè.
Câu 63. Vì sao hoạt động kinh tế chính của người Kinh là sản xuất nông nghiệp trồng cây lúa nước?
A. Do cư trú chủ yếu ở vùng đồng bằng.
B. Do cư trú ở các sườn núi và đồi cao.
C. Do cư trú chủ ở vùng có địa hình cao.
D. Do cú trú chủ yếu ở các thung lũng.
Câu 64. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh
A. Sa Huỳnh. B. Trống đồng. C. Phù Nam. D. Sông Hồng.
Câu 65. Ngày nay trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và giữ gìn ổn định xã hội, bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ và chủ quyền quốc gia, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò gì?
A. Bảo vệ chủ quyền quốc gia. B. Huy động sức mạnh toàn dân tộc.
C. Củng cố an ninh quốc phòng. D. Chống lại các thế lực thù địch.
Câu 66. Chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống của dân tộc Việt Nam dưới triều đại phong kiến nào sau
đây?
A. Nhà Lý. B. Lê sơ. C. Nhà Trần. D. Tây Sơn.
Câu 67. Cùng với người Kinh, các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng thực hành nhiều phong tục, tập quán liên
quan đến
A. chu kì thời gian. B. các tôn giáo lớn.
C. điều kiện tự nhiên. D. văn hóa ẩm thực.
Câu 68. Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại
nào sau đây?
Mã đề 101 Trang 6/9
A. Thời Lý. B. Thời Lê sơ. C. Thời Hồ. D. Thời Trần.
Câu 69. Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế Việt Nam thường thực hiện nghi lễ nào sau
đây?
A. Lễ đâm trâu. B. Lễ cầu mùa. C. Lễ cúng cơm mới. D. Lễ Tịch điền.
Câu 70. Cư dân các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đều đang duy trì
A. những người có công với dòng tộc, với bản làng.
B. tổ chức nhiều lễ nghi tôn giáo như lễ Giáng sinh.
C. nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo.
D. tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo.
Câu 71. Nhân tố nào sau đây quyết định thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng phát triển, bảo
vệ tổ quốc hiện nay?
A. Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam.
B. Sự liên kết chặt chẽ của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
C. Ý thức xây của toàn dân tham gia đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc.
D. Khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố và mở rộng.
Câu 72. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam không có loại hình nào sau đây?
A. Kịch nói. B. Ca trù. C. Chèo. D. Múa rối.
Câu 73. Dựa trên cơ sở nào để Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách xã hội trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số?
A. Đặc điểm và đường lối riêng biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
B. Đường lối chung và đặc điểm riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Đặc điểm chung và đường lối riêng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
D. Đường lối và đặc điểm hài hòa về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 74. Một trong những tín ngưỡng của người Kinh vẫn còn duy trì cho đến ngày nay là
thờ cúng
A. tổ tiên, những người có công với cộng đồng.
B. tổ tiên, vạn vật hữu linh, tô tem giáo.
C. những người có công với đất nước, sông suối.
D. cỏ cậy, sông suối, hòn đá, tổ tiên, Thành hoàng làng.
Câu 75. Hiện vật tiêu biểu thể hiện trình độ chế tác kim loại của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. Trống đồng Đông Sơn. B. Phù điêu Khương Mỹ.
C. Tượng phật Đông Dương. D. Tiền đồng Óc Eo.
Câu 76. Một trong những cơ sở hình thành khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam là từ yêu cầu
A. chế tạo công cụ lao động trong sinh hoạt hàng ngày.
B. tập hợp chống thú dữ khi cuộc sống còn sơ khai.
C. giúp đỡ, chia sẻ nhau trong trong cuộc sống.
D. tập hợp lực lượng đấu tranh chống ngoại xâm.
Câu 77. Văn minh Đại Việt thời Nguyễn có đặc điểm nào nổi bật sau đây?
A. Tính thống nhất. B. Tính đa dạng. C. Tính bản địa. D. Tính vùng miền.
Câu 78. Trung tâm chính trị - văn hóa và đô thị lớn nhất Đại Việt trong các thế kỷ X-XV là
A. Thăng Long. B. Hội An. C. Phố Hiến. D. Thanh Hà.
Câu 79. Tín ngưỡng, tôn giáo nào sau đây được người Việt tiếp thu từ bên ngoài?
A. Thờ anh hùng dân tộc. B. Thờ Phật.
C. Thờ Thành hoàng. D. Thờ cúng tổ tiên.
Câu 80. Ở Việt Nam, dân tộc thiểu số nào thường tổ chức các lễ hội liên quan đến chùa chiền?
A. Người Kinh. B. Người Chăm. C. Người Mường. D. Người Khơ-me.
Câu 81. Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Đinh-
Tiền lê?
Mã đề 101 Trang 7/9
A. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
B. Tổ chức còn đơn giản nhưng đã thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.
C. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, chặt chẽ, tính chuyên chế cao.
D. Đặt cơ sở cho sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau.
Câu 82. Nhận định nào dưới đây là đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của cộng
đồng dân tộc Việt Nam?
A. Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng, tinh xảo.
B. Góp phần quyết định nâng cao đời sống của người dân.
C. Trở thành hoạt động kinh tế chính của người Kinh.
D. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Câu 83. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người việt?
A. Thờ Mẫu. B. Thờ thần Đồng Cổ.
C. Thờ Thành Hoàng Làng. D. Thờ Phật.
Câu 84. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm trong hoạt động sản xuất chủ yếu của tộc người
Kinh ở Việt Nam?
A. Ngoài lúa nước còn trồng cây lương thực khác.
B. Phải thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt.
C. Phát triển ngành nuôi trồng thủy - hải sản.
D. Trồng lúa nước phổ biến ở ruộng bậc thang.
Câu 85. Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có điểm gì giống nhau?
A. Đều đánh bắt và nuôi trồng thủy – hải sản.
B. Đều canh tác lúa nước ở vùng đồng bằng.
C. Đều canh tác lúa nước ở vùng có địa hình dốc.
D. Đều sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
Câu 86. Nhận định nào dưới đây là không đúng về vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội của
cộng đồng dân tộc Việt Nam?
A. Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng, tinh xảo.
B. Sản phẩm chỉ để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
C. Góp phần nâng cao đời sống kinh tế của người dân.
D. Ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu.
Câu 87. Nhà ở truyền thống của người Kinh là
A. nhà trệt, xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất.
B. nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.
C. nhà nửa sàn, nửa trệt, xây tường.
D. nhà nhiều tầng được dựng bằng gỗ.
Câu 88. Hiện nay cơ quan nào giữ vai trò cao nhất tập trung khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong
mặt trận thống nhất?
A. Mặt trận Dân tộc Thống nhất. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C. Mặt trận Dân chủ Việt Nam. D. Mặt trận Dân tộc Dân chủ.
Câu 89. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”, là câu ca dao nói
về lễ hội nào ở Việt Nam
A. Lễ hội Đền Gióng (Hà Nội) B. Lễ hội Hoa Ban (Điện Biên).
C. Hội chùa Bái Đính (Ninh Bình). D. Lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ).
Câu 90. Kinh tế chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A. thủ công nghiệp. B. nông nghiệp lúa nước.
C. săn bắn, hái lượm. D. thương nghiệp.
Câu 91. Trong tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc Việt Nam, nền văn minh Đại Việt không mang ý
nghĩa nào sau đây?
Mã đề 101 Trang 8/9
A. Góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập.
B. Chứng minh sự phát triển của dân tộc Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
C. Thể hiện tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo của nhân dân.
D. Là nền tảng để Việt Nam sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
Câu 92. Dựa trên cơ sở nào cư dân các dân tộc trên đất nước Việt Nam xây dựng mô hình nhà ở cho mình?
A. Thành phần dân cư. B. Phân hóa xã hội.
C. Điều kiện tự nhiên. D. Yếu tố tâm lí.
Câu 93. Chữ Quốc ngữ ra đời xuất phát từ nhu cầu nào sau đây?
A. Sáng tác văn học. B. sử dụng trong cung đình.
C. Giáo dục. D. Truyền đạo.

------ HẾT ------

Mã đề 101 Trang 9/9

You might also like