Đề Cương LV Hoàng Ngọc Toàn - 21.10.2019 Sau Thông Qua Đề Cương

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG NGỌC TOẢN

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI


CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG NGỌC TOẢN

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI


CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG


Mã số: Thí điểm

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TỪ ĐỨC VĂN

HÀ NỘI - 2019
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

CB : Cán bộ

CBQL : Cán bộ quản lý

CMHS : Cha mẹ học sinh

GDMT : Giáo dục môi trường

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

HSTH : Học sinh tiểu học

NXB : Nhà xuất bản


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với
nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạmvi toàn cầu. Sự tương
tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định.
Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm
trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt
động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống.
Trong thời đại hiện nay môi trường sinh thái đang bị hủy hoại và ô nhiễm nghiêm
trọng. Sự ô nhiễm môi trường sinh thái làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự
phát triển bền vững của mỗi đất nước. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang
là vấn đề nóng bỏng trên phạm vi toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Một
trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng ô nhiễm, phá vỡ sự cân bằng sinh
thái là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường sinh thái là một vấn đề cấp bách. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái là một biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm giúp cho cộng
đồng hiểu được tính phức tạp của môi trường sinh thái, có những hiểu biết và hành vi
đối xử “thân thiện” với môi trường sinh thái để bảo vệ cuộc sống của chính mình.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái, Đảng
và Nhà nước ta đã cho triển khai giáo dục bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
trong các nhà trường. Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân
loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm
nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn
thế giới” [1]. Chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải
pháp đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp
sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”.
Trên quan điểm đó ngày 17/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án
“Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; Thực hiện chủ

1
trương của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức chỉ đạo triển khai hoạt động giáo
dục môi trường ở tất cả các cấp học, bậc học.
Tiểu học là bậc học cơ bản, ban đầu hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ
em trở thành những công dân phát triển toàn diện. "Mục đích giáo dục môi trường làm
cho các em hiểu rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và hình thành thói quen,
hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường”[19].
Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng đã có định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục,
„đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội
vào phát triển giáo dục và đào tạo“ [7], góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Điểu lệ trường tiểu học khẳng định: “Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của
cộng đồng góp phần xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục của nhà trường, chăm lo
cho sự nghiệp giáo dục,…” [3].
Muốn giáo dục cho HSTH ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cần có sự thống
nhất tác động của toàn xã hội, sự đồng thuận của các lực lượng cộng đồng. Để từ đó
xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh và thống nhất. Một trong các con
đường thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho HSTH là huy động
các LLCĐ cùng tham gia, tạo nên một môi trường giáo dục tích cực, giám sát rộng
khắp ở mọi nơi, mọi lúc. Có như vậy mới có thể nâng cao được hiệu quả giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái cho HSTH.
Thực tiễn tại huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La trong những năm qua cho thấy,
hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học (HSTH)
dựa vào cộng đồng từng bướ được quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định,
song còn nhiều tồn tại. Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do
các trường tiểu học trên địa bàn huyện chưa tìm ra được những biện pháp mang tính
phù hợp và hiệu quả trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
dựa vào cộng đồng. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hoạt động giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái cho HSTH dựa vào cộng đồng là vấn đề có tính cấp
thiết hiện nay.

2
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học huyện Quỳnh
Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái cho học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng, đề
xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho
học sinh tiểu học tại địa bàn nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học huyện
Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng.
4. Gỉa thuyết khoa học
Trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
cho học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng ngày càng
được quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn
nhiều tồn tại cần được giải quyết. Nếu phân tích rõ các nguyên nhân của những tồn tại, có
thể đề xuất được các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng có cơ sở khoa học và thực
tiễn thì kết quả hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu
học trên địa bàn huyện sẽ được cải thiện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh
Sơn La dựa vào cộng đồng.

3
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng và tiến hành khảo nghiệm
mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
cho học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La với nhiều lực lượng giáo dục
cùng tham gia, trong đó, chủ thể giữ vai trò chủ đạo là cán bộ quản lý (CBQL), giáo
viên (GV) trường Tiểu học; các chủ thể tham gia phối hợp là cha mẹ học sinh
(CMHS), cán bộ (CB các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Quỳnh
Nhai, tỉnh Sơn La
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát các CBQL, giáo viên GV, CMHS, cán bộ các cơ quan,
ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc, phân tích, khái quát và hệ thống hóa các tài liệu, sách chuyên khảo, các
bài báo bàn về môi trường, môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sinh thái, giáo
dục, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học dựa vào cộng
đồng để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Xây dựng và sử dụng các phiếu hỏi để xin ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên,
cha mẹ học sinh, đại diện cộng đồng và học sinh để đánh giá về thực trạng giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường sinh thái, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu
học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng.

4
Sử dụng phiểu hỏi xin ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi của các
biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học huyện Quỳnh
Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành các cuộc phỏng vấn các cán bộ quản lý địa phương, cán bộ quản lý
nhà trường, cha mẹ học sinh về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn
La dựa vào cộng đồng.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu
học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của chuyên gia về các vấn đề liên quan đến giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường sinh thái và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng thống kê tính điểm trung bình và tính phần trăm để xử lý và phân tích
kết quả thu được từ phiếu hỏi.
8. Dự kiến cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học
sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng
Chương 3: Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng.

5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH
THÁI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề


1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.2. Môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sinh thái và ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái
1.2.1. Môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái
1.2.1.1. Môi trường sinh thái
1.2.1.2. Bảo vệ môi trường sinh thái
1.2.2. Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
1.2.2.1. Nhận thức về môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái
1.2.2.2. Thái độ đối với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái
1.2.2.3. Những hành động bảo vệ môi trường sinh thái
1.3. Giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
1.3.1. Học sinh tiểu học
1.3.2. Giáo dục
1.3.3. Hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
1.3.3.1.Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
1.3.3.2. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
1.3.4.3. Các con đường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
1.3.3.4. Các lực lượng tham gia giáo dục bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
1.3.3.5. Kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
1.4. Cộng đồng và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu
học dựa vào cộng đồng
1.4.1. Cộng đồng, giáo dục dựa vào cộng đồng
1.4.1.1. Cộng đồng
1.4.1.2. Giáo dục dựa vào cộng đồng

6
1.4.2. Hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
dựa vào cộng đồng
1.4.2.1. Nguyên tắc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
dựa vào cộng đồng
1.4.2.2. Mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
dựa vào cộng đồng
1.4.2.3. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
dựa vào cộng đồng
1.4.2.4. Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
dựa vào cộng đồng
1.4.2.5. Lực lượng tham gia giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
tiểu học dựa vào cộng đồng
1.4.2.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho
học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho
học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
Kết luận chương 1

7
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

2.1. Khái quát về huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La


2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Nhai
2.1.2. Vài nét về giáo dục tiểu học huyện Quỳnh Nhai
2.2. Tổ chức tiến hành khảo sát thực trạng
- Mục đích khảo sát
- Nội dung khảo sát
- Phương pháp khảo sát
- Khách thể khảo sát
- Địa bàn và thời gian khảo sát
- Thu thập, xử lý, phân tích số liệu khảo sát
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
2.3.1. Thực trạng ý thức về môi trường sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái của
học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
2.3.1.1. Nhận thức của học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai về môi trường sinh thái và
bảo vệ môi trường sinh thái
2.3.1.2. Thái độ của học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai đối với vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái
2.3.1.3. Những hành động bảo vệ môi trường của học sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai
2.3.2. Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
2.3.2.1.Thực trạng mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
tiểu học
2.3.2.2. Thực trạng nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
tiểu học
2.3.2.3. Thực trạng các con đường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học
sinh tiểu học

8
2.3.2.4. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
cho học sinh tiểu học
2.3.2.5. Thực trạng kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh
tiểu học
2.3.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học
sinh tiểu học huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La
2.3.3.1. Nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái cho học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
2.3.3.2. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho
học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
2.3.3.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học
sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
2.3.3.4. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
cho học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
2.3.3.5. Các hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học
dựa vào cộng đồng
2.3.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học
sinh tiểu học dựa vào cộng đồng
2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học
sinh tiểu học, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Kết luận chương 2

9
Chương 3
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

3.1. Nguyên tắc dề xuất biện pháp


3.2. Các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho học sinh tiểu học,
huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La dựa vào cộng đồng
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận
2. Khuyến nghị

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về
“Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2004), Nghị  quyết  số  41-NQ/TW  ngày 15/11/2004 của Bộ
Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2010), Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo
Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Hà Nội.
4. Chính phủ (2008), Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích
xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể
thao, môi trường, Hà Nội
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tiễn, Hà Nội.
6. Phạm Tất Dong, (2014), Thuật ngữ về giáo dục người lớn và XHHT, NXB
Dân trí.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11
năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáo ứng yêu cầu CNH,
HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, Hà
Nội.
9 .Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hóa công tác giáo dục, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
10. Tô Duy Hợp – Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng, Lý thuyết
và vận dụng, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
11. Dương Diệu Hoa (2010), Tâm lý học phát triển, NXB ĐH Sư phạm HN.
12. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB ĐHQG Hà Nội.

11
13. Nguyễn Kim Liên (2008), Giáo trình phát triển cộng đồng, NXB Lao động -
Xã hội, Hà Nội.
14. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời
kỳ CNH-HĐH đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001
15. Luật sửa đổi một số điều của luật giáo dục số 38/2005/QH11 (2009), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang (1999), Một số phương pháp tiếp
cận giáo dục môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Trần Tuyết Oanh (Chủ biên, 2006), Giáo trình Giáo dục học, NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
18. Hoàng Phê ()1998, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
19. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
20. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Giáo dục
2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
22. Thủ tướng chính phủ (2003), Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày
02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
23. Thủ tướng chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg
ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát
triển bền vững của Việt Nam” .
24. Phan Thị Hồng Vinh - Trần Thị Tuyết Oanh - Từ Đức Văn - Vũ Lệ Hoa -
Nguyễn Thị Tình - Trịnh Thúy Giang - Nguyễn Thị Thanh Hồng (2017), Giáo trình
Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm.
25 Phạm Viết Vương (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học NXB Đại
học Quốc gia, Hà Nội
26. Phạm Viết Vượng (2014), Giáo dục học, NXB Đại học Sư pham, Hà Nội.

12

You might also like