Baitap

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

MÔ TẢ BÀI TOÁN TRÔNG XE

Một bãi trông gửi xe có 2 cổng (một cổng vào và một cổng ra). Người ta chia bãi thành 4 khu
dành cho 4 loại xe khác nhau: xe máy, xe buýt, xe tải và xe công- ten-nơ.

Khi khách đến gửi xe, người coi xe nhận dạng xe theo bảng phân loại, sau đó kiểm tra chỗ
trống trong bãi. Nếu chỗ dành cho loại xe đó hết thì thông báo cho khách. Ngược lại thì ghi vé
xe cho khách và hướng dẫn xe vào bãi, đồng thời ghi những thông tin trên vé vào sổ xe vào.

Khi khách lấy xe, người coi xe kiểm tra vé xem vé thật hay giả, đối chiếu vé với xe. Nếu vé
giả hay không đúng xe thì không cho nhận xe. Ngược lại, thì viết phiếu thanh toán và thu tiền
của khách, đồng thời ghi các thông tin cần thiết vào sổ xe ra.

Khi khách đến báo có sự cố thì kiểm tra xe trong sổ xe vào và sổ xe ra để xác minh xe có gửi
hay không và đã lấy ra chưa. Nếu không dúng như vậy thì không giải quyết. Trong trường
hợp ngược lại, tiến hành kiểm tra xe ở hiện trường. Nếu đúng như sự việc xảy ra thì tiến hành
lập biên bản giải quyết và trong trường hợp cần thiết thì viết phiếu chi bồi thường cho khách.

Biểu đồ phân cấp chức năng của Quản lý bãi gửi xe xem slide 43 của bài giảng

1
BÀI TẬP 1: Hệ cung ứng vật tư nhà máy Z

Nhà máy Z là một nhà máy cơ khí lớn. Gần đây bộ phận cung ứng vật tư sản xuất
của nhà máy tỏ ra bất cập, không đáp ứng kịp thời các nhu cầu sản xuất tại các phân
xưởng. Vì vậy có yêu cầu cải tiến quản lý ở bộ phận này. Bộ phận cung ứng vật tư gồm
3 tổ, hoạt động tương đối độc lập với nhau:
Tổ thứ nhất: đảm nhiệm việc đặt hàng dựa trên các dự trù vật tư của các phân
xưởng. Tổ này có sử dụng 1 PC trên đó có một hệ chương trình gọi là hệ Đặt hàng (ĐH)
trợ giúp các việc chọn người cung cấp, làm đơn hàng và theo dõi sự hoàn tất của đơn
hàng.
Tổ thứ hai: đảm nhiệm việc nhận và phát hàng. Tổ này cũng có 1 PC trên đó có
một hệ chương trình gọi là hệ Phát hàng (PH) trợ giúp các việc ghi nhận hàng về và làm
thủ tục phát hàng cho các phân xưởng.
Tổ thứ ba: là tổ đối chiếu và kiểm tra. Sở dĩ có tổ này là vì 2 máy tính ở 2 tổ nói
trên không tương thích cho nên không nối ghép được với nhau. Vì vậy các thông tin về
đặt hàng và nhận hàng quản lý ở 2 máy tính hoàn toàn bị tách rời. Do đó hàng về mà
không xác định được là cho phân xưởng nào. Chính tổ đối chiếu sẽ lấy các thông tin của
đơn đặt hàng và của các đợt nhận hàng từ 2 tổ nói trên về, khớp lại để tìm ra phân xưởng
có hàng, giúp cho tổ thứ 2 thực hiện việc phát hàng. Tổ đối chiếu còn có nhiệm vụ phát
hiện các sai xót về hàng và tiền để khiếu nại với các nhà cung cấp nhằm chỉnh sửa lại
cho đúng. Tổ đối chiếu làm việc hoàn toàn thủ công.
Khi có nhu cầu vật tư, một phân xưởng sẽ lập một bảng dự trù gửi cho tổ đặt hàng,
trong đó có các mặt hàng yêu cầu tương ứng. Tổ đặt hàng trước hết chọn NCC để mua
các mặt hàng nói trên, nó dùng máy tính để tìm các thông tin về NCC lưu trong tệp
NCCAP. Sau đó tổ đặt hàng thương lượng trực tiếp với NCC được chọn (gặp mặt hoặc
thông qua điện thoại). Sau khi đã thỏa thuận, dùng hệ chương trình ĐH để in Đơn hàng.
Các thông tin trong đơn hàng được lưu lại để theo dõi trong tệp ĐƠN HÀNG, các đơn
hàng in ra thì gửi tới NCC. Cần lưu ý mối liên hệ giữa các dự trù của các phân xưởng
với các đơn hàng đã được phát đi trong một tệp gọi là DT-ĐH, ở đó đặt liên kết mỗi Số
hiệu dự trù và mỗi Số hiệu đơn hàng.
NCC căn cứ trên đơn đặt hàng để chuyển hàng đến nhà máy kèm phiếu giao hàng.
Tổ nhận và phát hàng đó. Hàng thì cất tạm vào một kho (có nhiều kho) còn thông tin
trên phiếu giao hàng cùng địa điểm cất hàng được lưu vào trong máy tính, trong tệp
NHẬN HÀNG. Trên phiếu giao hàng, mỗi mặt hàng được giao đều có ghi rõ Số hiệu đơn
hàng đã đặt mặt hàng đó. Như thế vẫn chưa rõ hàng đó là do phân xưởng nào yêu cầu đề
có thể phát hàng về phân xưởng ngay được. Để giải quyết vướng mắc này hàng tuần tổ
nhận hàng sử dụng hệ chương trình PH in ra một danh sách Nhận hàng trong tuần, gửi
cho tổ Đối chiếu, với nội dung: SH giao hàng – Tên NCCẤP – Số lượng nhận –SH Đơn
hàng.
Mặt khác, tổ Đặt hàng sử dụng hệ chương trình ĐH in ra 1 danh sách Đặt hàng
trong tuần, gửi cho tổ đối chiếu với nội dung: SH Đơn hàng – Tên NCCẤP – SH mặt
hàng – SH dự trù – Tên phân xưởng. Tổ đối chiếu khớp hai danh sách này tìm ra SH đơn
hàng chung và từ đó xác định được lượng hàng nào cần phải về phân xưởng nào. Danh
sách các địa chỉ phát hàng được lập và gửi lại cho tổ Nhận và Phát hàng, để tổ này
chuyển hàng kèm Phiếu phát hàng cho các phân xưởng.
Tổ đối chiếu và kiểm tra còn có nhiệm vụ tiếp nhận Hóa đơn từ nhà cung cấp gửi
đến, đối với hàng đã nhận, nếu chính xác thì xác nhận chi lên hóa đơn và gửi cho bộ
phận thanh toán để làm thủ tục trả tiền. Nếu phát hiện có sự không ăn khớp giữa hàng
đặt – hàng nhận và tiền phải trả, tổ đối chiếu và kiểm tra khiếu nại với NCC để chỉnh
sửa lại.
2
Việc kiểm tra thường có khó khăn: Nhiều khi NCC thiếu hàng chưa đáp ứng đủ
ngay mà còn nợ lại một phần để giao sau. Còn về phía nhà máy có khi chưa đủ tiền để
trả đủ theo hóa đơn mà còn nợ lại một phần để trả sau Mặt khác: Tổ Đặt hàng lại cũng
muốn biết đơn hàng do mình phát ra là đã hoàn tất hay chưa, cho nên tổ này đã yêu cầu
bộ phận thanh toán mỗi khi trả tiền công thì gửi cho tổ một bản ghi trả tiền. Thông tin
trả tiền này được cập nhật vào tệp Đơn hàng, nhờ đó biết đơn hàng nào là đã hoàn tất.
Để tiện theo dõi, người ta áp dụng nguyên tắc: Mỗi khoản đặt hàng trên mỗi đơn hàng
giải quyết trọn vẹn một khoản yêu cầu về một mặt hàng trên một bản dự trù. Tuy nhiên
một đơn hàng, gồm nhiều khoản có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều dự trù khác nhau.
Ngược lại các khoản yêu cầu trên một bản dự trù lại có thể được phân bố lên nhiều đơn
hàng khác nhau, gửi đến các NCC khác nhau.

YÊU CẦU:

1. Vẽ biểu đồ phân cấp chức năng cho hệ thống Quản lý vật tư nêu trên.
2. Mô tả chi tiết các chức năng mức lá của các chức năng con tương ứng.
3. Vẽ biểu đồ luồng DL mức khung cảnh, mức đỉnh và mức dưới đỉnh

BÀI TẬP 2: Hệ thống kinh doanh bán buôn

Một công ty kinh doanh bán buôn một số mặt hàng. Công ty tiếp nhận các Đơn
hàng của khách và sau đó kiểm tra tính hợp lệ của đơn hàng. Nếu đơn hàng hợp lệ thì
kiểm tra khách là cũ hay mới. Nếu khách cũ có nợ quá hạn (rà soát Sổ công nợ) hay
khách mới (đối chiếu với Danh sách khách hàng) thì chuyển đơn hàng sang bộ phận giải
quyết khách hàng, ngược lại chuyển đơn hàng sang cho bộ phận xử lý Đơn hàng.
Tại bộ phận giải quyết khách hàng, nếu là khách mới người ta sẽ trao đổi với
khách hàng nhằm hiểu rõ thêm về khách, sau đó thực hiện ký một hợp đồng nếu thấy cần
thiết. Còn đối với khách nợ quá hạn, người ta sẽ giải quyết nợ cũ và quyết định có cho
phép tiếp tục mua hàng mới hay không.
Tại bộ phận xử lý đơn hàng, người ta đối chiếu Đơn hàng với Thẻ kho để biết được
khả năng đáp ứng yêu cầu của khách. Trong trường hợp thiếu hàng hay các yêu cầu mặt
hàng mới, người ta sẽ thỏa thuận với khách, sau đó lập Phiếu giao hàng và Phiếu thu rồi
chuyển chúng sang cho bộ phận gom và gửi hàng.
Bộ phận gom và gửi hàng sẽ tổ chức gom hàng theo Phiếu giao hàng và gửi hàng
cho khách. Trước khi gửi hàng, người ta thỏa thuận với khách về phương thức gửi và
giao cho khách một Phiếu giao hàng kèm theo một Phiếu thu.

YÊU CẦU:

1. Vẽ biểu đồ phân cấp chức năng cho hệ thống kinh doanh bán buôn trên.
2. Mô tả chi tiết các chức năng mức lá của các chức năng con tương ứng.
3. Vẽ biểu đồ luồng DL mức khung cảnh, mức đỉnh và mức dưới đỉnh

3
BÀI TẬP 3: Mô tả hệ thống Quản lý bến xe:

Việc quản lý một bến xe bao gồm nhiều công việc: Quản lý khách hàng, quản lý
trật tự bến bãi, quản lý phương tiện xe máy, quản lý nhân sự của bến xe. Trước mắt hệ
thống tập trung quản lý hành khách và phương tiện xe máy. Khách hàng có thể gửi
yêu cầu xem thông tin hoặc đặt mua vé trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại. Khi nhận
được yêu cầu, bến xe phải có thông tin trả lời khách hàng. Nếu khách hàng muốn đặt vé,
hệ thống phải có khả năng tìm kiếm những điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng (loại
xe, chỗ ngồi,…) và thực hiện việc bán vé.
Các phương tiện chuyên chở phải được quản lý chặt chẽ từ khi mới nhập về đến
khi được thanh lý. Cụ thể khi kiểm tra thấy số lượng phương tiện không đủ đáp ứng yêu
cầu của khách hàng, bến xe sẽ liên hệ với nhà cung cấp đặt mua xe mới. Nhà quản lý căn
cứ vào báo cáo về phương tiện để xem xét. Khi tình trạng một xe không đảm bảo chấ t
lượng nhà quản lý yêu cầu bộ phần quản lý xe tiến hành thanh lý. Công việc điều động
xe được thực hiện khi có yêu cầu điều động xe từ nhà quản lý căn cứ vào báo cáo về vé
đã bán.
Hàng ngày các bộ phận phải có báo cáo cho người quản lý biết về tình trạng của
xe, vé đã bán đồng thời nhận các chỉ thị về điều động xe, thanh lý và nhập mới xe.

YÊU CẦU:

1. Vẽ biểu đồ phân cấp chức năng cho hệ thống quản lý bến xe trên.
2. Vẽ biểu đồ luồng DL mức khung cảnh, mức đỉnh và mức dưới đỉnh

BÀI TẬP 4: Hoạt động của Quỹ tín dụng:

Khách hàng muốn vay tiền ở Quỹ tín dụng phải làm đơn vay. Đơn này được
chuyển đến bộ phận cho vay của quỹ. Bộ phận này tiến hành duyệt đơn vay của khách
để trả lời giải quyết cho vay hoặc từ chối.
Căn cứ dể duyệt do Quỹ tín dụng qui định: khi một đơn được chấp nhận, Quĩ tín
dụng thực hiện cho khách hàng vay, đồng thời ghi thông tin vào sổ nợ.
Khi khách hàng mang tiền đến trả, bộ phận thu nợ tiến hành xác định để phân loại
khách trả đúng hạn và không đúng hạn để tính các lãi suất tương ứng và cập nhật vào sổ
ghi nợ.
Mục tiêu quản lý:
Theo dõi vay: Nhận đơn, duyệt vay, trả lời đơn
Theo dõi thu nợ: xác nhận trả đúng hạn, xác định kỳ hạn trả.

YÊU CẦU:

1. Vẽ biểu đồ phân cấp chức năng cho hệ thống quản lý tín dụng trên.
2. Vẽ biểu đồ luồng DL mức khung cảnh, mức đỉnh và mức dưới đỉnh.

You might also like