Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA INFLUENCER MARKETING ĐẾN HOẠT ĐỘNG

MARKETING TRONG NGÀNH THỜI TRANG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO
DOANH NGHIỆP KINH DOANH THỜI TRANG NHỎ TẠI VIỆT NAM
Huỳnh Ngọc Thảo
Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM
*Tác giả liên hệ: Huỳnh Ngọc Thảo. Email: thaohn20@uef.edu.vn
Tóm tắt: Ngành thời trang là ngành công nghiệp toàn cầu, còn được mệnh danh là “ngành công
nghiệp tỷ đô”. Đồng thời cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, việc sử dụng Influencer
marketing dần trở thành xu hướng được các doanh nghiệp trong ngành thời trang lựa chọn. Trong
bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến những hiệu quả của Influencer marketing mang lại cho hoạt động
marketing của doanh nghiệp trong ngành thời trang. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra kiến
nghị về giải pháp cho doanh nghiệp kinh doanh thời trang với quy mô nhỏ tại Việt Nam. Nhằm giúp
doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa cơ hội và hiệu quả mà nguồn nhân lực này mang lại, đồng thời
có thể tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp trong hoạt động marketing.
Abstract: The fashion industry is a global industry, also known as the "billion dollar industry". Along
with the strong development of the digital economy, the use of Influencer marketing has gradually
become a trend chosen by businesses in the fashion industry. In this article, the author will mention
the effects of Influencer marketing for the marketing activities of businesses in the fashion industry.
From the research results, the author will make recommendations on solutions for small-scale fashion
businesses in Vietnam. In order to help businesses make the most of the opportunities and efficiency
that this human resource brings, and at the same time can optimize costs for businesses in marketing
activities.
Từ khóa: Influencer marketing; hoạt động marketing; ngành công nghiệp thời trang; doanh nghiệp
kinh doanh thời trang nhỏ.
1. Đặt vấn đề
Ngành thời trang là ngành công nghiệp toàn cầu, còn được mệnh danh là “ngành công nghiệp
tỷ đô”. Theo tờ Innovative Hub đưa tin: Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu ước tính có giá trị 3
nghìn tỷ đô, góp 2% vào GDP thế giới. Riêng đối với Việt Nam, ngành công nghiệp thời trang cũng
ước tính tăng lên mức 68 tỷ USD/năm. Qua đó thấy được ngành thời trang của thế giới và của Việt
Nam vô cùng có triển vọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, việc sử dụng Influencer
marketing dần trở thành xu hướng được các doanh nghiệp trong ngành thời trang sử dụng cho các
hoạt động marketing cho doanh nghiệp của mình. Tính đến tháng 01 năm 2023, Việt Nam có khoảng
70.00 triệu người đang sử dụng mạng xã hội (chiếm 71% dân số). Điều này càng tạo nhiều cơ hội để
doanh nghiệp có thể tận dụng triệt để nguồn nhân lực này cho việc xây dựng và mở rộng thương hiệu
trong ngành.
Tuy nhiên tại Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp kinh doanh thời trang có quy mô
nhỏ, thì việc sử dụng nguồn nhân lực này cho hoạt động marketing vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như
mong muốn. Các vấn đề về nguồn cung cấp Influencer marketing cho doanh nghiệp, chi phí thuê và
các vấn đề liên quan khác vẫn còn nhiều bất cập.
Vì vậy, bài viết này tác giả sẽ nghiên cứu những hiệu quả mà Influencer marketing mang lại
cho hoạt động xây dựng, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp với quy mô nhỏ. Đồng thời, tác giả
sẽ đưa ra kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp có thể sử dụng tốt nguồn nhân lực tiềm năng này.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm: Ngành công nghiệp thời trang
Theo Tạp chí SIU Review với bài viết “Ngành công nghiệp thời trang thế giới”, họ đã đưa ra
khái niệm về “Ngành công nghiệp thời trang” như sau: “Ngành công nghiệp thời trang là một ngành
công nghiệp toàn cầu, nơi mà các nhà thiết kế thời trang, các nhà sản xuất, nhà bán lẻ trên khắp thế
giới hợp tác để thiết kế, sản xuất và bán quần áo, giày dép, phụ kiện.”
2.1.2. Khái niệm: Hoạt động marketing
Hoạt động marketing là các hoạt động thu hút khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Nhằm
mở rộng phạm vi tiếp cận đến người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Các hoạt động marketing bao gồm việc: nghiên cứu, tiếp thị, bán và phân phối sản phẩm/ dịch vụ.
2.1.3. Khái niệm: Influencer
Theo Brown & Hayes (2008): Influencer (Người ảnh hưởng) là bên thứ ba có tác động đáng kể
đến quyết định mua của khách hàng và có thể phải chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng đó.
Cụ thể theo trang FPT Skillking, thì Influencer là những người có “tầm ảnh hưởng”, có khả
năng kết nối và tác động đến suy nghĩ, hành vi, quyết định mua hàng của mọi người. Họ là người có
khả năng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người khác do nhiều yếu tố mà bản thân họ sở hữu
hay được cộng đồng đánh giá và nhìn nhận như kiến thức, quyền lực, mối quan hệ hay địa vị.
Influencer được phân loại theo số lượng người theo dõi, gồm 5 nhóm sau:
- Nhóm Nano Influencer: có từ 3 – 10 ngàn người theo dõi
Đây là nhóm Influencer có số lượng đông đảo nhất. Họ thường là những người hoạt
động năng nổ trên mạng xã hội, chia sẻ những thông tin ở mọi lĩnh vực. Nano Influencer
sở hữu mức độ tương tác tốt với phần đa số những người theo dõi là người thân, bạn bè.
- Nhóm Micro Influencer: 10 – 50 ngàn người theo dõi
Micro Influencer thu hút được lượng người theo dõi đông đảo hơn Nano. Nhóm người
ảnh hưởng này bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nội dung đăng tải trên mạng xã hội của
mình. Những bài viết của họ có phần chỉn chu và tập trung khai thác những mục đích cụ
thể hơn là ngẫu nhiên.
- Nhóm Power Middle Influencer: 50 – 100 ngàn người theo dõi
Power Middle chính là nhóm Influencer chuyên nghiệp nhất. Phần lớn những
Influencer trong nhóm này đã bắt đầu xác định được hướng đi cụ thể và tập trung khai
thác sâu vào chúng. Họ có nhiều kiến thức trong cuộc sống và cả những kinh nghiệm làm
việc cùng các nhãn hàng. Đây chính là ưu điểm lớn vì lượng fan của Power Middle cũng
chính là đối tượng khách hàng mục tiêu mà nhãn hàng muốn hướng đến - những người
có nhu cầu sử dụng sản phẩm thay vì chọn KOL/Người nổi tiếng với những nhóm fan
riêng biệt và dàn trải. Với những hiệu quả đã được kiểm chứng qua nhiều chiến dịch,
Power Middle Influencer ngày càng được sử dụng phổ biến.
- Nhóm Macro Influencer: 100 – 500 ngàn người theo dõi
Macro Influencer là những “chuyên gia” nổi bật trong một lĩnh vực. Nhóm người ảnh
hưởng này sở hữu lượng người theo dõi khổng lồ, có khả năng tạo nên những xu hướng
mới và tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành vi của fan.
- Nhóm Mega Influencer: trên 500 ngàn người theo dõi
Mega Influencer sở hữu mức độ phổ biến lớn nhất trong các nhóm. Nhóm người ảnh
hưởng này thường là những nghệ sĩ nổi tiếng, ngôi sao truyền hình, CEO, nhà hoạt động
xã hội… Mega Influencer là lựa chọn hoàn hảo để nâng tầm giá trị thương hiệu, tạo độ
phủ sóng rộng rãi cũng như định hướng hành vi người tiêu dùng.
2.1.4. Khái niệm: Influencer marketing
Influencer Marketing là hình thức tiếp thị bằng cách sử dụng sức ảnh hưởng của người trong
xã hội để truyền tải thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu. Thay vì quảng cáo trực
tiếp, việc sử dụng hình thức Influencer Marketing sẽ là việc làm truyền cảm hứng và trả tiền cho người
ảnh hưởng để họ có thể lan tỏa thông điệp tích cực qua các trang mạng xã hội của họ. Nội dung thông
điệp có thể là do người ảnh hưởng tự viết hoặc cũng có thể được biên soạn từ trước.
2.1.5. Khái niệm: Doanh nghiệp nhỏ
Theo quy định tại Điều 2 và Khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì doanh nghiệp nhỏ được quy định cụ thể như sau:
Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí sau:
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp,
xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh
thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là
doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã
hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại Khoản
1 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
Kết luận: Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh thời trang nhỏ trong bài báo này sẽ được hiểu
là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang như cung cấp các sản phẩm thời trang bao
gồm quần áo, phụ kiện thời trang (mắt kính, túi xách,…) có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội
bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Tác giả đã thu nhập và sử dụng các
tài liệu, số liệu có nội dung liên quan đến hoạt động Influencer marketing trong thời gian 05
năm trở lại đây. Tác giả sử dụng phương pháp luận: phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh,
thống kê và đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan đến bài viết.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Hiệu quả của Influencer marketing đối với hoạt động marketing trong ngành thời trang

Daniel Wellington có lẽ là một trong những case study điển hình nhất về sự thành công
của Influencer Marketing. Có thể nói rằng, không có bất kỳ thương hiệu nào có thể “soán ngôi”
Daniel Wellington trong việc áp dụng hình thức Marketing cực kỳ hiệu quả này. Daniel
Wellington, rất giống với HiSmile, đã tận dụng hợp lý những nguồn lực mà họ có (khoảng 30
nghìn đô la) và tập trung vào những người Micro Influencer. Khi Instagram mới bắt đầu được
biết đến như một nền tảng truyền thông xã hội, Daniel Wellington tận dụng các phương tiện tài
chính của mình để tiếp cận Micro Influencer thay vì hợp tác với những celeb nổi tiếng. Thương
hiệu này đã gửi tặng những chiếc đồng hồ của mình đến Influencer để đổi lấy một bài đăng trên
tài khoản Instagram của họ. Mặt khác, thương hiệu này cũng đã yêu cầu các Influencer đề cập
đến chương trình nhận mã giảm giá 15% dành cho những người theo dõi. Chiến lược này không
chỉ cung cấp các giá trị bổ sung cho người tiêu dùng tiềm năng, mà còn có thể theo dõi hiệu quả
doanh số bán hàng mà từng Influencer đã đóng góp. Những số liệu này sẽ giúp cho Daniel
Wellington có thể theo dõi kết quả của chiến dịch và cải thiện những điểm chưa tốt. Trên thực
tế, các phương pháp quảng cáo truyền thống cũng có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng
người đáng kể, nhưng thông qua việc sử dụng Influencer Marketing, chi phí sẽ được giảm đi rất
nhiều. Hiện nay, Daniel Wellington đã trở thành thương hiệu được công nhận nhiều nhất trong
lĩnh vực kinh doanh đồng hồ. Họ có thể sử dụng khoản đầu tư ban đầu của mình để tiếp cận với
rất nhiều khách hàng tiềm năng với mức ngân sách hợp lý, tạo ra một lượng lớn doanh số bán
hàng (khoảng 228 triệu đô la) và ngày càng tập trung vào những Influencer đình đám hơn.
ASOS.com có lẽ là trang Web thương mại điện tử thời trang lớn nhất trên thế giới, doanh
thu của họ trong năm 2015 đã lên đến 2 tỷ USD. Và ASOS cũng là một trong những thương hiệu
áp dụng thành công chiến lược Influencer Marketing. ASOS hiểu rằng, để tiếp thị hiệu quả đến
đối tượng mục tiêu, họ cần tập trung vào nội dung thông điệp mà mình muốn truyền tải. Thay
vì sử dụng các bài đăng được tài trợ, “gã khổng lồ” thương mại điện tử ASOS đã tạo các tài
khoản được tài trợ dành cho các Influencer. Được biết đến với cái tên “ASOS insiders”, các bài
đăng trên Instagram của thương hiệu này đã giới thiệu rất nhiều sản phẩm quần áo ASOS, đi
kèm với các liên kết để người tiêu dùng có thể dễ dàng mua hàng hơn. ASOS tận dụng những
Influencer hiện có lượng người theo dõi đông đảo và có lượt tương tác cao. Bằng cách hợp tác
với các Influencer và khuyến khích họ hỗ trợ việc tạo dựng nên hệ thống khách hàng tiềm năng
một cách tự nhiên, ASOS đã có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của mình (và tạo sự tương tác lâu
dài) mà không cần chi trả quá nhiều cho các chiến dịch quảng cáo lớn.
3.2. Thị trường Influencer marketing tại Việt Nam
Chuyên trang Influencer Marketing Hub đã đăng tải báo cáo “The State of Influencer
Marketing 2023: Benchmark Report” vào ngày 07/02/2023 vừa qua. Bản báo cáo được thực hiện
trên 3500 marketing agency, brand và những chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan về sự
phát triển của thị trường influencer marketing, cùng một số dự đoán về xu hướng phát triển
trong năm mới cũng như trong tương lai. Đặc biệt là trong bản báo cáo này có 25% người tham
gia thực hiện đang hoạt động trong ngành Thời trang.

Theo bản báo cáo này thì thị trường Influencer marketing chỉ đạt 1,7 tỷ đô vào năm 2016
thì quy mô của thị trường này đã nhanh chóng phát triển và mở rộng đạt mức 16,4 tỷ đô vào
năm 2022. Chuyên trang đã đưa ra con số dự kiến cho quy mô của thị trường này vào năm 2023
sẽ ở khoảng 21,1 tỷ đô.

Hình 1. Quy mô thị trường Influencer Marketing từ năm 2016 đến năm 2023
(Nguồn: Influencer Marketing Hub)
Dự kiến quy mô của thị trường này đã đem lại nhiều cơ hội sử dụng nguồn nhân lực cho các
doanh nghiệp. Theo báo cáo này, còn cho biết có đến 80% doanh nghiệp tham gia đã cho biết họ vẫn
sẽ tiếp tục sử dụng ngân sách của mình cho việc sử dụng Influencer marketing và có 67% họ cho biết
có ý định tăng chi tiêu ngân sách cho việc tiếp thị bằng người có sức ảnh hưởng trong 12 tháng tới.
Theo trang Influencer Marketing Hub, kênh mạng xã hội đang chiếm vị trí đầu bảng những
nền tảng xã hội được sử dụng cho các chiến dịch Influencer marketing là nền tảng TikTok. Thay
vì cách tiếp cận truyền thống, các chiến dịch quảng cáo dưới dạng video ngắn trên TikTok kết
hợp tính năng hashtag challenge và các hiệu ứng phong phú giúp thu hút người dùng, kêu gọi
sự tham gia, tương tác và lan truyền thử thách, góp phần tạo nên hiệu ứng truyền thông lâu dài
với tỉ lệ chuyển đổi thực tốt hơn. Điều này đã mang lại hiệu quả cao quảng cáo, tiếp cận khách
hàng tiềm năng cao hơn cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là với xu hướng review sản phẩm như
ngày nay càng được nhiều người ưu chuộng.
Kết luận: Qua những thông số báo cáo trên, có thể thấy rằng thị trường Influencer marketing tại
Việt Nam đang vô cùng có tiềm năng. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn
nhân lực này cho việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho mình.
4. Khuyến nghị giải pháp
Thứ nhất, lựa chọn Influencer phù hợp với doanh nghiệp: với khoản ngân sách còn hạn
chế nhưng mong muốn đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý các tiêu chí sau khi
lựa chọn Influencer, bao gồm:

+ Reach - Độ phủ: được đo bằng lượng người hâm mộ, lượng người theo dõi Influencer
trên mạng xã hội.

+ Relevance - Sự liên quan: được đo bằng hình ảnh cá nhân mà Influencer đó xây dựng
thông qua quan điểm sống, phong cách sáng tạo nội dung; đặc điểm nhân khẩu học của người
hâm mộ/người theo dõi của Influencer đó. Chẳng hạn, nếu sản phẩm mỹ phẩm dành cho giới
trẻ thì Influencer phù hợp là các ca sĩ, diễn viên, người mẫu… thần tượng của giới trẻ, từ 18
đến 25 tuổi.

+ Resonance - Chỉ số cộng hưởng: đánh giá mức độ tương tác, hưởng ứng của người xem
với dạng nội dung mà Influencer tạo ra. Lĩnh vực nào có Resonance Score càng cao đồng
nghĩa với việc chủ đề mà Influencer gợi mở càng có sức hấp dẫn và thu hút followers và ngược
lại.

+ Sentiment - Chỉ số cảm xúc: Influencer có thể mang lại cảm giác tiêu cực hoặc tích cực
cho khách hàng mục tiêu của nhãn hàng, từ đó ảnh hưởng tới tình cảm dành cho thương hiệu
của nhóm đối tượng này. Do vậy, doanh nghiệp nên hạn chế hợp tác với những Influencer
thường có các sự cố dễ gây tranh cãi hoặc tai tiếng.

Thứ hai, sử dụng các nền tảng hỗ trợ tìm kiếm và liên hệ Influencer: Với số lượng
Influencer rất lớn hiện nay, các nhà marketing khó có thể nắm rõ tất cả các Influencer liên
quan đến nhãn hàng của mình hoặc các chỉ số đánh giá Influencer. Có rất nhiều nền tảng kết
nối giữa doanh nghiệp và các Influencer như Influencer Platform, Famus, OnInfluencer,
7Saturday… với đầy đủ thông tin về các Influencer như: nhân khẩu học, đặc điểm người theo
dõi, các chỉ số đánh giá, chiến dịch marketing đã thực hiện, bảng giá, cách thức liên hệ…
Những thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn được Influencer phù hợp
cũng như kết nối công việc mà không phải thông qua các công ty dịch vụ marketing sẽ phát
sinh thêm chi phí.

Thứ ba, hợp tác với Influencer trên cơ sở tôn trọng và đồng sáng tạo: mối quan hệ hợp tác
giữa doanh nghiệp và Influencer là cả hai bên đều có lợi. Thay vì áp đặt Influencer làm theo
ý mình, hai bên nên trao đổi, thống nhất trong cách quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Bởi
doanh nghiệp là người hiểu rõ về đặc tính sản phẩm trong khi Influencer lại hiểu rõ đặc điểm
của cộng đồng followers/subcribers - đối tượng người nghe mà doanh nghiệp muốn hướng
đến.

Thứ tư, ưu tiên sản phẩm mang lại giá trị: người tiêu dùng sẽ bỏ qua các nội dung chỉ đơn
thuần là quảng cáo và không mang lại thông tin hữu ích. Vì vậy, nhà marketing và Influencer
phải đảm bảo sản phẩm truyền thông cho người xem, trước hết là mang lại giá trị tích cực,
liên quan đến bất kỳ vấn đề nào trong đời sống hằng ngày, như cách chăm sóc sức khỏe, sắc
đẹp, xây dựng lối sống xanh, suy nghĩ tích cực, mẹo vặt hằng ngày, học tập… Còn hình ảnh
và thông điệp quảng cáo sản phẩm phải được lồng ghép khéo léo trong quá trình xem và không
chiếm quá nhiều thời lượng hay diện tích trình chiếu.

Thứ năm, xây dựng công cụ đo lường hiệu quả chiến dịch: một số tiêu chí mà doanh
nghiệp nên sử dụng bao gồm:

+ Affiliate links: là một URL cụ thể có chứa ID hoặc tên người dùng của liên kết, ghi lại
lưu lượng truy cập của người dùng và số lượng đơn hàng được bán thành công thông qua
affiliate link đó, giúp doanh nghiệp theo dõi lượng đơn hàng phát sinh qua bài đăng trên blog
hay mạng xã hội của Influencer.

+ Mã khuyến mãi: doanh nghiệp có thể tạo các khuyến mãi riêng để tặng cho người xem
của mỗi Influencer. Ví dụ, người hâm mộ của nghệ sĩ Trấn Thành khi mua đồng hồ và nhập
mã TRANTHANH sẽ được giảm giá 10%. Điều này vừa thúc đẩy gia tăng đơn hàng, vừa giúp
doanh nghiệp biết được đơn hàng đó từ nguồn nào.

+ Google Analytics: thiết lập Event goal trong Google Analytics giúp doanh nghiệp xác
định có bao nhiêu khách hàng đã truy cập vào landing page hoặc cửa hàng trực tuyến từ một
chiến dịch Influencer.

5. Kết luận
Influencer Marketing hiện đang phát triển mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục được sử dụng
rộng rãi trong những năm tiếp theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin về các
Influencer được yêu thích hay các nền tảng mạng xã hội dẫn đầu cùng với các xu hướng sáng
tạo thu hút khách hàng mục tiêu của mình để có thể hợp tác và cùng nhau mang lại các sản
phẩm sáng tạo, nhằm quảng bá sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp và mang lại nhiều giá
trị tích cực cho khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xác định rằng, Influencer
marketing chỉ là một phương án lựa chọn, một phần nhỏ trong một kế hoạch marketing tổng
thể. Chính vì vậy, về lâu dài, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự phối hợp khéo léo giữa các
công cụ marketing khi triển khai chiến dịch mới mang lại sự phát triển lâu dài và bền vững
cho doanh nghiệp.

6. Tài liệu tham khảo


1. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-hoat-dong-influencer-marketing-cho-cac-
doanh-nghiep-nho-tai-viet-nam-82463.htm
2. https://issuu.com/tuanha/docs/state_of_influencer_marketing_in_vietnam_2020_7sat
3. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-tac-dong-cua-marketing-dua-vao-nguoi-noi-
tieng-den-hanh-vi-tieu-dung-cua-gioi-tre-nghien-cuu-tai-bitis-81371.htm
4. https://advertisingvietnam.com/5-thuong-hieu-da-thu-duoc-doanh-so-khung-nho-vao-
influencer-marketing-p15945
5. https://www.brandsvietnam.com/library/doc/635f5364325f2-Bao-cao-Thi-truong-Influencer-
Marketing-2022-2023
6. https://theinfluencer.vn/the-state-of-influencer-marketing-2023-thi-truong-influencer-
marketing-du-kien-dat-211-ty-do-vao-nam-2023-phan-1
7. https://theinfluencer.vn/the-state-of-influencer-marketing-2023-tiktok-tro-thanh-nen-tang-
pho-bien-nhat-cho-chien-dich-influencer-marketing-phan-2
8. https://influencermarketinghub.com/influencer-marketing-benchmark-report/
9. https://www.insg.co/en/influencer-marketing-vietnam/
10. https://cleverads.vn/blog/influencer-marketing/
11. https://influencermarketinghub.com/influencer-rates/#toc-0
12. https://datareportal.com/reports/digital-2023-vietnam
13. https://www.vnetwork.vn/vi/news/internet-viet-nam-2023-so-lieu-moi-nhat-va-xu-huong-
phat-trien?jskey=tAQiZCbw0w1UHtQarXzytbav9O9JFcsn2O7tYAa%2F3hkB
14. https://review.siu.edu.vn/nhung-van-de-kinh-te/nganh-cong-nghiep-thoi-trang-the-
gioi/339/4824
15. https://vihoth.com/tin-tuc/nganh-cong-nghiep-thoi-trang-dang-phat-trien-the-nao
16. https://innovativehub.com.vn/tong-quan-ve-nganh-thoi-
trang/#:~:text=Ng%C3%A0nh%20c%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p%20th%E1%BB%
9Di%20trang,t%E1%BA%AFc%20ngh%E1%BA%BDn%20chu%E1%BB%97i%20cung%
20%E1%BB%A9ng.
17. https://cafef.vn/thi-truong-thoi-trang-viet-hap-dan-hon-ca-nganh-det-may-voi-gia-tri-uoc-
den-68-ty-usd-nam-va-con-rat-manh-nhun-20220531151426476.chn
18. Book: Influencer Marketing: Who Really Influences Your Customers? Của Duncan
Brown and Nick Hayes. (2008)
19. https://skillking.fpt.edu.vn/tin-tuc/influencer/#
20. https://advertisingvietnam.com/influencer-duoc-phan-loai-nhu-the-nao
21. https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2017/07/04.signed.pdf
22. https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2018/03/39.signed.pdf
23. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-influencer-marketing-trong-du-lich-hien-
nay-81489.htm

You might also like